Bạn đang xem bài viết Nên Học Ở Miền Bắc Hay … Miền Nam? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quê em ở Thái Bình. Mọi người ở quê em hay lên Hà Nội học và ba mẹ cũng muốn em như thế. Tuy nhiên, em thích cuộc sống thoải mái trong Sài Gòn và dường như nơi đây dễ xin việc hơn thủ đô.
Mọi người cho em xin ý kiến xem học ở đâu tốt và dễ xin việc hơn với ạ. Em cũng sợ ba mẹ phản đối nữa nên phải xem xét thật kỹ mới dám quyết định. Nếu vào Sài Gòn có lẽ một năm em chỉ về 2 lần thăm gia đình thôi vì chi phí và việc học cũng tốn kém. Như vậy cũng thấy thương ba mẹ. Em khó nghĩ quá.
Nhân thể cho em hỏi, khối A1 nên thi trường gì để dễ xin việc ạ? Các ngành kế toán, quản trị kinh doanh, công nghệ thực phẩm, du lịch, ngôn ngữ nếu học dân lập thì nên vào trường nào? Em mong nhận được sự góp ý của mọi người. Em xin cảm ơn trước.
Học sở Sài Gòn hay Hà Nội có thành công hay không là do bản thân mình thôi bạn à. Cứ cố gắng phấn đấu là ở đâu bạn cũng sẽ có cơ hội để thành công. Nhưng cách làm việc thì có lẽ Sài Gòn rộng mở hơn một chút so với Hà Nội và cơ hội cũng có thể nhiều hơn Hà Nội một chút. Nhưng quan trọng nhất là ý chí vươn lên của mình thôi em. Khối A thì rất nhiều ngành và nhiều trường để chọn. Quan trọng nhất là mình có niềm đam mê với ngành nào thôi, vì có đam mê mới có thành công được. Chúc em học và thi tốt với niềm đam mê của mình.
nếu em muốn học cái khôn’ lõi’ thì nên ra Hà Nội học. còn nếu học để ngày mai lập nghiệp bằng sức lực của mình thì e nên học ở Sài gòn, việc e thương ba mẹ là điều rất tốt, song hảy biến sự ” thương ” đó thành hành động, đó là cố gắng học tốt và tranh thủ làm thêm để phụ gia đình. đó mới là thương thực sự và đừng sợ ba mẹ phản đối vì mình có lý của mình. không thể sồng vì sự kỳ vọng của người khác, Hãy sống vì sự kỳ vọng của chính bản thân mình, như thế bố mẹ mới yên tâm về mình (trong tương lai)
Học ở đâu cái chính là do em. Tuy nhiên theo cảm nhận bản thân của anh bởi anh có cơ hội học ở cả hai nơi cũng như làm việc ở cả hai nơi thì dường như Sài Gòn năng động và chuộng người tài hơn Hà Nội. Hà Nội có nhiều cơ chế hơn. Và cơ bản là Hà Nội đông đúc quá xét cả nghĩa đen và bóng. Nên theo anh nếu em có đủ năng lực và thích sự náo nhiệt em nên chọn Sài Gòn. Em có thể chọn Kinh tế – Luật, là trường rất tốt thầy cô rất nghiêm và yêu nghề. Về dân lập em có thể chọn nhiều trường như Tin học – Ngoại ngữ, Văn Lang. Có 1 trường công mà rất tốt đó là Đại học Quốc tế, Đại học QGTPHCM môi trường học tập lý tưởng đó em. Trường công lập giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng anh. Chúc em có lựa chọn tốt.
Anh là người miền trung, đã từng học ở Hà Nội và sau khi nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp đúng 2 ngày, a liền về quê làm hồ sơ xin việc và vào chúng tôi ngay sau đó (Vì thực sự môi trường, con người, văn hóa ở Hà Nội khắc nghiệt quá). Anh cũng đã từng sống ở nhiều thành phố lớn và nhiều tỉnh thành trong nước anh thấy chúng tôi là nơi đáng sống nhất (xét về mọi mặt) nhưng nó dành cho những người năng động.Nếu thực sự em cũng là một người năng động có chí hướng phấn đấu và quyết tâm lập nghiệp ở chúng tôi thì em nên vào ngay lúc học (ý anh là học ở chúng tôi cơ hội thành công của em sẽ nhiều hơn đó. Còn nếu em dự định học ở chúng tôi rồi tốt nghiệp về quê làm việc thì theo anh nghĩ học ở Hà Nội hơn (vì gần nhà em).Trước đây anh cũng đã sai lầm khi không vào thành phố HCM học tập vì chỉ nghĩ đơn giản là: xa xôi, tốn kém. Nhưng anh cũng xem học/sống ở Hà Nội là một sự trải nghiệm. Còn vấn đề điểm đầu vào, xin việc khó dễ anh không đề cập tới.Chúc em có sự lựa chọn đúng đắn.
Những Bài Thơ Viết Về Vụ Cá Chết Ở Miền Trung
thương cảm cảnh đời cơ cực của ngư dân, bạn Lại Huyền Châu sáng tác bài thơ gửi tặng quê hương miền Trung với lời thơ rất tha thiết:
“Ai khóc dùm cho Biển một lời không? Ai trả lời đi ! Biển quê mình sao vậy ??? Ai thấy gì không? Biển đang chết đấy ! Biển oằn mình, vọng mãi tiếng cầu van !
Miền Trung ơi, nắng cháy mưa ngàn Biển bạc thân thương cho vàn thứ cá Đánh bắt gần xa, cá về ấm dạ Giờ chết bạt ngàn. Cá chết bởi vì đâu ???
Dân chết trong lòng, đỏ mắt nhìn nhau Thuyền đậu,tàu neo,lưới chài đem cất Cá gom về chôn đầy trong lòng đất Bến cá thuyền về không í ới chào mua
Biển Miền Trung cá nằm chết, đau chưa ! Oan ức lắm, dân làm chi nên tội Ai ? Ai ? Ai ?…gây ra bao tội lỗi Không lẽ trời???… gây nông nỗi… ai lo?
Ai lập đàn trời kêu cúng để cho Nước sạch lại như thời vua từng lập Ai sẽ kêu oan, nói lên điều đau nhất Hay dân mình nói mãi để mình nghe!”
Tiếp nối tâm trạng thương cảm trước cảnh đời cơ cực của người dân, cô giáo Trần Thị Lam, dạy tại trường chuyên PTTH Hà Tĩnh đã sáng tác bài thơ: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” với những lời thơ chất vấn nhàCầm quyền vì sự lãnh đạo yếu kém của họ:
“Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…”
Bài thơ này nhanh chóng được truyền đi trên mạng xã hội và đã được nhiều nhạc sĩ ngay lập tức phổ nhạc. Có một bạn đã gởi cho trang GNsP của chúng tôi bản nhạc dựa theo lời thơ của Cô giáo Lam:
Có tin đồn cho rằng sau đó cô giáo Lam bị bắt, tuy nhiên theo nguồn tin của những người bạn thân với Cô cho biết: chiều ngày 27.04 cô chỉ bị Sở Giáo dục mời lên động viên yêu cầu gỡ bỏ bài viết.
Sáng nay (28.04) rất đông công an, CSCĐ, CSGT, chó nghiệp vụ… đứng “canh gác” trước khu công nghiệp Formosa vào lúc 10 giờ sáng ngày 28.04.2023.
Cũng sáng nay một số bà con ngư dân làng biển Cảnh Dương thuộc huyện Quảng Trạch, Quảng Bình đã xuống đường biểu tình phản đối nhà máy Formosa.Ảnh: internet
BÀI THƠ: THƯƠNG VỀ QUÊ MẸ
Thơ: Lê Lan
Chút buồn chia sẻ miền Trung
Bao nhiêu gian khổ vẫn cùng đuổi theo
Nơi đây nắng cháy, đất nghèo
Nhờ nơi biển cả để neo từng ngày.
Ngờ đâu cơ sự đắng cay
Biển đang yên ả từ rày khóc than
Sóng xô vô bãi bạt ngàn
Trắng phau cá chết tỏa lan khắp bờ.
Còn đâu vẻ đẹp nên thơ
Còn đâu hạnh phúc đợi chờ của con
Người dân lòng dạ héo mòn
Vắng chân bọn trẻ lon ton biển chiều.
Biển sầu mang nỗi cô liêu
Xóa tan mơ ước thật nhiếu ấm no
Biển hoang lạnh lẽo mịt mờ
Ngư dân yên lặng, thẩn thờ trắng tay.
” Ai ơi!” hiểu được điều này
Tìm ra những kẻ đã gây sự tình
Trả dân cuộc sống mưu sinh,
Niềm vui trọn vẹn an bình ” Ai ơi! “
nguon: http://www.iini.net
Share this:
In
Thích
Đang tải…
Thơ Bác Hồ Ở Việt Bắc
Chúng ta nhớ mãi khi về Việt Bắc, Tố Hữu đã có câu thơ rất hay: “Suối dài xanh mát nương ngô/Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn”. Những năm kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc đã trở thành “Thủ đô gió ngàn” của dân tộc Việt Nam.
Năm 1941, Bác từ Trung Quốc về Pác Bó, lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau thời gian đi công tác ở Liễu Châu, năm 1943, Bác lại tiếp tục về nước lãnh đạo cách mạng, tiến hành Hội nghị Quốc dân ở Tân Trào, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa… Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác về Thủ đô đọc Tuyên ngôn độc lập, tiến hành tổng tuyển cử rồi làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khi giặc Pháp quay trở lại gây hấn, Bác đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946). Sau đó, suốt chín năm ở Việt Bắc cho đến Hội nghị Giơ-ne-vơ được ký kết (1954), Bác mới trở lại Thủ đô.
Những nơi Bác ở, giờ đã thành những di tích lịch sử thiêng liêng của đất nước. Đó là lán Nà Lừa ở Tuyên Quang, là khu di tích Pác Bó ở Cao Bằng, khu di tích Tân Trào ở Tuyên Quang, Định Hóa ở Thái Nguyên.
Hình ảnh của Bác Hồ ở Việt Bắc đã được các nhà nhiếp ảnh, quay phim ghi lại, là những bức ảnh, đoạn phim rất quý, xúc động như: Bác Hồ cưỡi ngựa đi công tác, Bác Hồ ngồi quan sát trận địa ở chiến dịch Biên giới năm 1950,… Việt Bắc với Bác thực sự là một quê hương cách mạng, quê hương kháng chiến, xiết bao sâu nặng… Và, thơ Bác Hồ viết về Việt Bắc cũng có những nét riêng, độc đáo!
Trong “Pác Bó hùng vĩ”, Bác viết:
“Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà”.
Chỉ một bài tứ tuyệt, người ta đã thấy tâm hồn thanh cao của người làm thơ, một nhà cách mạng vĩ đại, trong gian khổ chừng ấy mà lòng vẫn thanh thản, ung dung… Cũng vì thế mà sau này có người gọi Bác Hồ là một ông tiên là vậy.
Chùm thơ về Việt Bắc có rất nhiều bài thơ hay khác, kể cả thơ chữ Hán và thơ Việt.
Trước hết, phải kể đến chùm thơ tứ tuyệt chữ Hán, có lẽ Bác viết ở Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Bài “Rằm Tháng Giêng”, sau này Ngày Hội thơ của các nhà thơ Việt Nam (các nhà văn nói chung ở Việt Nam), thường chọn ngâm trong những buổi khai mạc hàng năm. Cảnh trời, sông nước và người trong thơ, một lần nữa, đẹp như cảnh thần tiên:
“Nguyên tiêu, đêm đẹp, trăng tròn,
Trời xuân, sông nước hòa cùng vẻ xuân”.
Nơi khói sóng, bàn việc quân,
Nửa đêm về lán, thuyền trăng tròn đầy”.
(Rằm Tháng Giêng – bản dịch của Ngô Văn Phú).
Núi sông hùng vĩ của thiên nhiên đã vào trong thơ Bác. Rằm Xuân thường hiếm khi trăng sáng, lại đúng đêm rằm, trời lại càng đẹp. Đêm Xuân khuya, hẳn trời lạnh lắm. Chỉ có những người thức cùng trăng khuya mới được hưởng cảnh đó. Huống chi con thuyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ tối cao của cuộc kháng chiến chống Pháp lại đi trên con thuyền trăng đó. Bài thơ đâu chỉ tả trăng mà còn gửi gắm tâm hồn thơ thới của người nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của núi sông, của đất nước mình, mà mình và đồng bào, đồng chí của mình đang chiến đấu hết mình cho núi sông ấy. Và cảnh khuya đẹp của đêm rằm tháng Giêng cũng chính là quà tặng của núi sông, trời đất cho những người tâm huyết đó.
Bác lại viết về một cảnh vui ở A.T.K (An toàn khu) – nơi ấy là nơi làm việc của Bác, nơi “thủ đô gió ngàn”. “Thủ đô” Việt Bắc, nơi mênh mông bát ngát đất trời nghe báo tin thắng trận:
“Trăng òa vào cửa, thơ chưa có
Lỡ hẹn thơ rồi, bận việc quân
Lầu núi chuông thu, kinh giấc mộng
Liên khu tin thắng đã truyền lan”.
(Tin thắng trận – bản dịch của Ngô Văn Phú).
Khởi đầu bài thơ là trăng. Trăng đòi thơ, chắc cũng đẹp lắm. Nhưng thi nhân thì quá bận… Chính khi đó cũng là lúc chuông (reo) báo tin thắng trận. Thế là tứ thơ đến và bài thơ đã thành. Trăng đang ở thế chủ động bỗng thành nhân chứng của nhà thơ. Và thơ Hồ Chí Minh càng không quên trăng đẹp. Bài thơ này chính là để đền đáp lại tình trăng đã “đẩy cửa đòi thơ”.
Tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh là thế, lúc nào cũng canh cánh hết lòng vì việc nước, nhưng cũng chu đáo những việc khác… Và hơn một lần, trăng lại xuất hiện trong thơ Bác ở Việt Bắc:
“Cửa ngoài trăng sáng, cây lồng bóng
Hình cây bên cửa loáng trăng ngàn
Việc quân việc nước bàn xong cả
Đầu gối bên rèm, ngủ trước trăng”.
(Trước trăng – bản dịch của Ngô Văn Phú)
Trăng trong bài thơ này, không đòi thơ, nhưng khung cảnh vị Chủ tịch nước sau khi lo xong hết việc quân việc nước, trước cảnh đêm trăng đẹp, đã đem gối ngủ trước trăng thì thơ biết mấy! Và cũng qua những bài thơ trăng ở Việt Bắc trên, mà ta được biết tâm hồn thi sĩ luôn ẩn náu trong Bác Hồ, dù người bận trăm công ngàn việc.
Thơ chữ Hán viết ở Việt Bắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhiều bài hay khác như bài “Vô đề”:
“Đường non khách tới hoa đầy,
Rừng sâu chim đến, tung bay chim ngàn,
Việc quân, việc nước đã bàn
Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”.
(bản dịch của Xuân Thủy)
Thơ cho thấy thêm cảnh sinh hoạt của cơ quan kháng chiến ở Việt Bắc thời kháng chiến gian khổ nhưng cực kỳ hào hùng. Đến vị Chủ tịch nước, xong việc cũng tham gia tăng gia sản xuất như bất cứ người cán bộ nào. Cảnh bình thường, việc bình thường nhưng vào thơ thì lại đầy tâm thế ung dung tự tại. Còn đây là bài thơ viết ngay tại trận, trong Chiến dịch Biên giới 1950 ở Cao Bằng, khi Bác đi thị sát mặt trận:
“Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy…”
(Lên núi – bản dịch của Xuân Diệu).
Thơ như vẽ được cảnh núi non hiểm trở, hơi thơ hùng tráng, đầy khí thế… Thơ tứ tuyệt của Bác hay, sâu sắc. Đúng như nhà văn Trung Quốc Quách Mạc Nhược từng nhận xét: “Thơ của Hồ Chủ tịch đặt bên những bài thơ Đường, không biết bài nào hay hơn…”.
Những bài thơ tiếng Việt của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ở Việt Bắc lại có những nét độc đáo riêng. Trước hết là những bài thơ chúc Tết, thơ thay thư động viên các đoàn thể, đồng bào, đồng chí. Nhiều bài gọn, đã trở thành những cái hướng đến, những châm ngôn: “Thơ chúc Tết năm 1948”, Bác viết:
“Cờ đỏ sao vàng bay trước gió
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng!
Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi
Thống nhất độc lập, nhất định thành công”
Với ba lão du kích Cao Bằng, năm 1947 xung phong hăng hái cùng nhân dân giết giặc khiến quân Pháp không vào trong làng được, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tặng những câu thơ rất trân trọng sau đây:
“Tuổi cao chí khí càng cao
Múa gươm giết giặc ào ào gió thu.
Sẵn sàng tiêu diệt quân thù
Tiếng thơm Việt Bắc nghìn thu lẫy lừng!”
(Tặng các cụ Lão du kích).
Với các cháu nhi đồng, thơ Bác gửi tặng, tình cảm lại càng thắm thiết:
“Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh
Tính các cháu ngoan ngoãn
Mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình
Đi tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hòa bình
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh”.
(Ngày 25-9-1952)
(Thơ Trung Thu).
Thơ chúc mừng, động viên đầy chất công dân mà người người đều thuộc, bởi vì thơ rất gần gũi với nhiệm vụ, công việc của họ, mà tình cảm người viết thì vô cùng thân mật, đầm ấm như những người thân trong gia đình nói với nhau… Thơ giản dị, súc tích, lắm câu đã như phương ngôn, tục ngữ…
Việt Bắc là thế, những gì mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đãi khách chỉ là ngô nếp nướng, chè tươi, sang hơn một chút thì có thịt rừng quay và một chút rượu quê…, những thứ mà một nhà trung lưu nào ở Việt Bắc cũng có thể mời khách được. Nhiều bài thơ làm ta cảm động biết bao, vì những năm tháng kháng chiến trường kỳ gian khổ, Bác Hồ và những đồng chí của mình thường đồng cam cộng khổ với chung quanh, với mọi người.
Những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ở Việt Bắc, tiếp với mạch thơ “Nhật ký trong tù”, mãi mãi còn là tài sản quý giá của nhân dân ta, đất nước ta.
Đọc lại những bài thơ hay của Bác, vừa là để nhớ Bác những tháng ngày ở “Thủ đô gió ngàn”, vừa là để chiêm nghiệm và học tập tấm gương Bác trong cuộc sống, để sống càng đẹp hơn và có ích hơn.
Cá Chết Ở Miền Trung & Thơ Từ Những Cây Viết Không Chuyên
Your browser does not support the audio element.
Chỉ trong vòng một tuần lễ sau vụ cá chết trắng ở 4 tỉnh miền Trung, trên hệ thống mạng xã hội xuất hiện hàng chục bài thơ của những cây bút không chuyên viết những dòng tự sự về tình trạng hoi hóp này và liên tưởng đến những cái chết trắng khác đang dần dần trở thành hiện thực.
“Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”Từ Hà Tĩnh, nơi có Vũng Áng và Formosa khi mọi con mắt đổ dồn vào nó với những bức xúc không cần che dấu đã xuất hiện bài thơ của một cô giáo trường chuyên. Bài thơ ngay lập tức được tải rộng khắp trên mạng xã hội, bài thơ được share hàng ngàn lần và người chơi Facebook gần như đi đâu cũng gặp bài thơ này.
Bài thơ hay mặc dù nó rất bình thường, nó nói ra những điều mà mọi người đều thấy. Nó nhắc tới nỗi ngây thơ đến dại dột của người dân khi bị chèn ép, ngược đãi thậm chí lừa dối nhưng vẫn bình chân như vại và cảm thấy đấy không phải là việc của mình. Sự ngây thơ ấy được tác giả bài thơ là cô giáo Trần Thị Lam nén lại trong hình ảnh của một em bé bốn ngàn tuổi rồi mà vẫn thích bú mớm không chịu đứng dậy trên đôi chân của mình.
Em bé Việt Nam khập khểnh và bệnh tật trên khắp cơ thể. Hình ảnh cá chết đầy mặt biển là một tiếng chuông gọi hồn cuối cùng cho những chiếc thuyền nhớ biển khơi và người ngư dân nhớ sóng. Cô giáo Lam không khóc mà nước mắt lưng tròng. Cô viết những dòng chữ mang nỗi ngậm ngùi cay đắng của tất cả chúng ta, những người nói tiếng Việt trên khắp thế giới.
Người trong nước bất lực, người bên ngoài lại càng bất lực hơn. Bài thơ của cô diễn tả sự bất lực ấy bằng một câu cũng bất lực không kém: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”
Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Câu hỏi “Đất nước mình rồi sẽ về đâu” được một cây bút nghiệp dư từ Oregon trả lời vài giờ sau khi bài thơ được cô giáo Lam post trên Facebook của mình. Bài thơ mang tên: “Anh trả lời liền…”
Anh trả lời liền. . .
Anh trả lời liền đất nước sẽ về sau
Khi thế giới đã về từ lâu lắm
Bởi cả nước được đảng bồng, đảng ẳm
Nên nhân dân hạnh phúc quá còn gì?
Đất nước mình vì thế chẳng chịu đi
Bởi đôi chân đã trở thành đất sét
Tiến sĩ giấy ngồi nhìn nhau lấm lét
Sợ đảng không tin nên phải viết điều thừa
Đất nước mình biển vẫn bạc như xưa
Chỉ có điều là bạc mầu cá chết
Rừng còn đó không bao giờ cháy hết
Dù đảng ta vẫn nhiệt liệt phá rừng
Em đừng hỏi chiếc bánh chưng to thế
Để làm gì khi dân chúng đói meo
Nhưng em ơi đấy chỉ là bánh vẽ
Thì dẫu to hay bé có hết nghèo?
Em đừng buồn khi dân không chịu lớn
Bởi lớn lên dân sẽ bị đảng “đì”
Dân khôn lắm họ núp sau bóng đảng
Giả ngu si cho đảng khỏi tự ti
Đảng yêu dân nên làm điều sai quấy
Cũng chẳng qua sợ dân chọn sai đường
Dân cõng nợ là yêu thương cõng đảng
Xét cho cùng thì cũng chỉ trơ xương
Đất nước mình tuy có ngộ đấy em
Nhưng nghĩ lại không có gì khó hiểu
Dân vẫn thấy nồi cơm to hơn văn miếu
Thì em ơi mấy ngàn năm nữa vẫn bị đảng lừa…
Bài thơ chấm dứt bằng câu khẳng định: sự lừa dối của đảng vẫn thế nếu dân mình cứ xem nồi cơm hơn mọi thứ khác, trong đó có văn hóa, lịch sử, chính trị cũng như ý niệm về tự do dân chủ. Ý nghĩa của bài thơ lồng chéo đan nhau làm thành chiếc võng chắc chắn cho người đọc nó nằm lên tha hồ suy gẫm.
Cũng viết về đảng khi trả lời cho cô giáo Lam, một tác giả không nêu tên khẳng định đảng là ánh sáng soi đường, soi cả đường đi lối về của dân chúng. Soi như con cò cần mẫn soi mồi cho đàn cò con đang lóp ngóp chờ cò mẹ ở nhà. Có điều là giống với nhiều tác giả khác, bài thơ kết lại với sự hối hận âm ỉ và tiếng than cháy bỏng của người viết về những câu hỏi đáng ra mọi người đều phải trằn trọc với những cách trả lời khác nhau.
Bài thơ mà cô giáo Lam đưa ra, lại nhận được từ những tác giả khác với những câu trả lời mà chính cô cũng không ngờ tới.
Đảng ta ánh sáng soi đường.
Đất nước mình chẳng có ngộ đâu em
Năm ngàn năm dân cũng không cần lớn
Bởi ngày ngày đảng chăm lo bú mớm
Dân đói dài, đảng nhà nước phải “no”
Đất nước mình chẳng có lạ đâu em
Nồi lẩu, bánh chưng…hay tượng đài nghìn tỷ
Từ biển rộng, sông dài và non sông hùng vĩ
Cả 90 triệu con người là của “đảng” mà em
Đất nước mình vui quá chứ em
Biển giao “bạn vàng”, rừng cho Tàu thuê nốt
Rừng chẳng cần, biển chết thì cứ chết
Khẩu hiệu bây giờ là “còn đảng, còn ta”
Đất nước mình sao em lại phải thương
Lũ trẻ kia làm mầm non của đảng
Một số đứa sẽ được sang tư bản
Cứ cúi đầu. . . tiếp bước đảng quang vinh
Đừng hỏi anh, đất nước sẽ về đâu?
Mỗi lời em, như một đường dao cắt
Lưỡi dao ấy không bằng đồng, sắt
Mà thấu tận tim mình. . .
Hãy hỏi “đảng”
. . . Nghe em
“Đất nước mình không ngộ quá đâu em”Và rồi một bài thơ khác lại xuất hiện, trả lời cho cô giáo Lam với cái tựa khá hấp dẫn: “Đất nước mình không ngộ quá đâu em”.
Cá chết ở bờ biển huyện Quảng Trạch, Quảng Bình hôm 20/4/2023. AFP
Tác giả Baron Trịnh tỏ ra nghiêm túc khi dùng những điển tích được lịch sử hóa thành rồng thành tiên trong suốt một chặng dài của lịch sử dân tộc. Bài thơ họa lại ý chính của cô giáo Lam ở từ “ngộ”. Ngộ có thể được xem là ngộ nghĩnh hay một trạng từ chỉ sự ngạc nhiên. Không ngạc nhiên sao được khi chúng ta cùng ngồi chung con thuyền của thế kỷ 21 nhưng tâm thế thì cứ như người của thế kỷ thứ nhất khi mà con người còn tiếp cận với nhau như các siêu nhân để từ đó mọi biến động nhân quần đều đổ vấy cho lịch sử. Đất nước mình cũng thế, từ thời chúng ta còn là những chiếc trứng đã nảy sinh chuyện chia đôi cũng như huyền thoại thánh Gióng chưa bao giờ được chúng ta xem là tâm lý AQ đầy trắc ẩn.
Một đất nước quá nhiều huyền thoại thì sản sinh ra những kẻ hoạt đầu là điều không nên hối tiếc than van. Baron Trịnh thẳng thắn trả lời cái mấu chốt ấy cho cô giáo Lam bằng 4 câu kết đầy sức hút: Em hỏi đất nước mình rồi sẽ về đâu? / Anh chưa biết nhưng có một điều rất tuyệt / Chưa biết về đâu nhưng cứ đi tắt đón đầu là duyệt / Chưa biết về đâu nhưng cứ phải tiến lên đầu!
Đất nước mình không ngộ quá đâu em Dù bốn nghìn năm dân vẫn không chịu lớn Bởi tổ tiên ta sinh ra không là con mà là trứng Khi cha mẹ ly hôn nào có dám kêu đòi
Đất nước mình không lạ quá đâu em Thánh Gióng lên ba đã ăn cơm nong cà thúng Chử Đồng Tử úp nón thành cung điện nguy nga sừng sững Cùng một cha, Tấm làm mắm Cám rất bình thường
Đất nước mình không buồn quá đâu em Dù biển bạc rừng vàng giờ đây đang cạn kiệt Nhưng có nồi cơm Thạch Sanh ăn mãi không bao giờ hết Nàng Tô Thị chờ chồng nghìn năm lẻ có gì đâu
Đất nước mình có gì mà phải thương đau Vì đến tiều phu cũng mơ làm hoàng đế Nên chút nợ nần là chuyện nhỏ như con dế Đánh thắng ba siêu cường sợ gì đám năm châu
Em hỏi đất nước mình rồi sẽ về đâu? Anh chưa biết nhưng có một điều rất tuyệt Chưa biết về đâu nhưng cứ đi tắt đón đầu là duyệt Chưa biết về đâu nhưng cứ phải tiến lên đầu!
Một tác giả khác, Cương Biên, viết những dòng thơ nhẹ nhàng hơn gửi cho cô gáo Lam, và tác giả biết rằng cô giáo ấy hôm nay không thể ngủ.
Với tựa bài thơ: “Uất hận quá rồi nước mắt chảy vào tim” Cương Biên thay cô giáo Lam viết tiếp những trăn trở quanh mình. Những hình ảnh tan nát của quê hương chập chờn trong giấc ngủ của cô cũng như nỗi ám ảnh của hàng loạt cá tôm chết trắng bờ biển đã làm tác giả phải thảng thốt:
Cô không thể soạn tiếp bài Bởi hồn lạc về Hà Tĩnh Nơi nước mắt nhân dân đang chảy dài về phía biển Và biển chiều ứa máu oan khiên
Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm Chập chờn bãi bờ phủ đầy tôm cá chết Chập chờn tiếng thở dài thấu đêm đen những con thuyền cắm sào trên bến Chẳng dám ra khơi ngay giữa biển quê mình
Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm Chập chờn lúa chết khô giữa thì con gái Chập chờn ruộng đồng nứt nẻ hoang bờ bãi Những đàn bò ăn cả bao nilon
Có lẽ đên nay cô lại trắng đêm Bởi giật mình Đền Hùng thất thủ Bao nhiêu tượng đài ngổn ngang đổ vỡ Xoang xoảng nứt niềm tin
Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm Bởi bóng ma những chợ trời hóa chất Cứ lượn dọc lượn ngang giữa những đàn gia súc Toác miệng cười trên những cánh đồng xanh
Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm Mơ thấy con cháu mình biến đổi gen mang hình thù kỳ quái Thấy dải đất chữ S co rúm lại Rồi bay ra khỏi bản đồ…
Đêm đã khuya rồi căm phẫn chẳng thành thơ Chắc nhiều người cũng như cô thêm một đêm khó ngủ Học trò ơi đất nước này là của ai hãy nhìn cho tỏ Uất hận quá rồi, nước mắt ngược vào tim…
Chỉ một bài thơ ngắn lại có sức mạnh lay động hàng triệu con tim trên mạng xã hội cho chúng ta thấy được nhiều điều, đó là niềm tuyệt vọng nào cũng có giới hạn của nó. Chảy tới đâu thì nước cũng vẫn là nước, chỉ có con người là tồn tại và ngay cả tồn tại trong nỗi đau đớn bất lực nhất mà thượng đế đã ban cho.
Cô giáo Lam mới đây có tin bị công an mời làm việc để yêu cầu gỡ bỏ bài thơ khỏi trang Facebook của cô. Cộng đồng mạng lại một phen bàn ra tán vào trước cách hành xử kỳ lạ này, bởi, không một thế lực nào có thể làm thay đổi dòng chảy của thơ khi nó được viết với tâm thế của sự trăn trở chứ không phải theo đơn đặt hàng như các nhà thơ lớn nhỏ đang xếp hàng chờ để được ghi tên vào Hội nhà thơ các loại…
Ðọc “Thương Nhớ Mười Hai”, Thưởng Thức “Thời Trân” Miền Bắc
1,391
lượt xem
Trong gió rét những ngày đầu xuân mới này, không gì thi vị hơn là đọc “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng, để thưởng thức những thứ “thời trân” của miền Bắc trong mười hai tháng âm lịch. Ðọc để đồng cảm với nỗi niềm người viết và dấy lên trong lòng mình một tình yêu, một niềm thương nhớ.
Trong lời nói đầu của tác phẩm, Giáo sư Hoàng Như Mai đã viết cuốn tùy bút này “mời bạn đọc thưởng thức những thứ gọi là “thời trân” (ông giải thích “thời trân” là những vật sản quý đương thời”). Thật vậy! Vũ Bằng viết “Thương nhớ mười hai” cho người vợ ở miền Bắc trong khi nhà văn đang ở Sài Gòn và phải mười một năm, từ tháng Giêng năm 1960 đến hết năm 1971 mới hoàn thành tác phẩm. Mười một năm” nhớ không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này!”. Trải vào trong câu chữ nỗi nhớ thương quê hương và người vợ thân yêu, người con xa xứ đã khắc họa những nét đặc sắc nhất của thiên nhiên, con người, phong tục, đời sống, ẩm thực… của Hà Nội nói riêng, miền Bắc nói chung. Cuốn sách gồm 14 phần, trừ phần đầu tiên “Tự ngôn” và phần cuối viết riêng về tết “Tết, hỡi cô mặc cái yếm xanh”, còn lại viết về “mười hai tháng của mười hai cuộc đổi thay tiết trời, mười hai sự rung động uyển chuyển của năm tháng, của chim muông, của sắc đẹp, của hoa lá, của thương yêu, tình tứ”. Và, “mỗi tháng lại có những cái đẹp não nùng riêng, những nỗi nhớ nhung riêng”.
“Thương nhớ mười hai” ấy là: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt; Tháng Hai, tương tư hoa đào; Tháng Ba, rét nàng Bân; Tháng Tư, mơ đi tắm suối Mường; Tháng Năm, nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng; Tháng Sáu, thèm nhãn Hưng Yên; Tháng Bảy, ngày rằm xá tội vong nhân; Tháng Tám, ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu; Tháng Chín, gạo mới chim ngói; Tháng Mười, nhớ gió bấc mưa phùn; Tháng Một, thương về những ngày nhể bọng con rận rồng; Tháng Chạp, nhớ ơi chợ Tết. Như một cuốn lịch, lần giở qua từng tờ ta thấy hiện lên tất cả những gì thân thuộc nhất và đặc trưng nhất của mỗi tháng, như ông bà ta vẫn nói, “mùa nào thức ấy”.
Nào là cảnh tháng Giêng: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xăm có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…”. Tiết trời tháng Tư: “Vào cữ này, ở Bắc Việt, trời cũng bắt đầu nóng, nhưng không nóng như thế này. Cái nóng ở Bắc cũng làm cho rôm sảy nó đốt người ta một cách khó chịu, nhưng đương đi ngoài nắng mà vào chỗ râm thì da thịt ta cảm thấy bình thường ngay, chớ không điên cuồng, rồ dại lên”. Nào tháng Chín: “Nhìn ra thì thấy cái gì cũng vẫy chào, hẹn hò nhau, cái gì cũng tơ hồng quấn quít, cái gì cũng đủ lứa no đôi; hồng thì có cốm đẹp duyên, buổi thì có lòng ân ái, gió bấc có mưa phùn, cam vàng có quít xanh, ăn cái món rươi thế nào cũng phải có vỏ quít mới dậy mùi, thế thì tôi đố ai cầm lấy chén cơm mới đưa lên môi mà lại không nghĩ ngay đến chim ngói nhồi củ cải, thịt ba chỉ, hạt sen và miến?”
Ðó là cái hồn của đất Hà Nội, đất Bắc Việt kết tinh từ ngàn đời nay. Cái hồn ấy đã thấm sâu vào tâm hồn nhà văn, “một cảnh bầy ra trước mắt mình lại nói lên những niềm thương yêu cũ”. Cùng với tình cảm dạt dào, ngòi bút tài năng của Vũ Bằng càng làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm. Ngôn từ giàu hình ảnh, đậm chất thơ, biểu đạt rất sống động mọi trạng thái, cảnh vật, tình cảm bằng cách phối hợp nhuần nhuyễn một hệ thống những từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, những phép so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc. Lối kể, tả bằng giọng văn thấm đẫm hoài niệm, yêu thương chảy trôi theo dòng hồi ức ngọt ngào.
“Thương nhớ mười hai” là một tùy bút đẹp, ngây ngất và nhức nhối. Thưởng thức những “thời trân” tinh túy nhất của miền Bắc qua một áng văn nên thơ mà mỗi câu, mỗi chữ chất chứa bao tình cảm nhớ thương rất đỗi thiết tha của tác giả khiến cho bất cứ ai đọc cũng vừa ngất ngây trong tình yêu quê hương, xứ sở vừa nhức nhối đồng cảm với nỗi niềm người đi xa. “Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc Việt biết bao nhiêu!”.
Mai Hiền
Những Bài Thơ Hay Viết Về Miền Trung
Tuyển chọn những bài thơ hay viết về vẻ đẹp, cuộc sống, con người ở khu vực miền Trung nước ta..
NẮNG GIÓ MIỀN TRUNGTác giả: Văn Hải
Sát biển bão gió triền miên
Miền Trung yêu dấu vẫn kiên với đời
Ấy là quê Bác đầy vơi nghĩa tình
Vùng đất lịch sử ngàn chinh
Vang danh sử sách còn bình thơ ca
Nguyễn Du cụ ấy sinh ra nơi này
Đèo Ngang thắng cảnh đắm say
Để ai qua cũng nhớ ngày nghĩ đêm
Quảng Bình mưa bão như chêm
Đây miên cát trắng lại thêm biển vàng
Xông pha trận mạc sử vàng lưu danh
Quảng Trị Bạch Mã núi xanh
Nơi miền bom đạn vang danh một thời
Huế có sông Hương xanh ngời
Câu hò điệu ví bên trời thiết tha
Đà Nẵng sạch đẹp chan hòa
Là nơi đáng sống, lắm quà thiên nhiên
Quảng Nam nơi lắm điền viên
Bao nhiêu đồi núi triền miên Hồng Đào
Quảng Ngãi Dung Quất mời chào
Là khu công nghiệp tạo nhiều nhập thu
Bình Định miền đất thiên thu
Cổ truyển dân tộc võ vu với đời
Phú Yên miền đất thiên thời
Vang danh sử sách muôn đời vẫn ghi
Khởi nghĩa Yên Thế vẫn thì
Ngàn năm vang vọng còn đi với đời
Khánh Hòa có biển tuyệt vời
Nha Trang du lịch như đời lên tiên
Ninh Thuận nho trải khắp miền
Muối trắng ven biển cấp tiền cho dân
Bình Thuận Thanh Long rất cần
Dùng cho xuất khẩu một phần để ăn
Sơ qua thêm hiểu nhọc nhằn miền Trung
Mời bạn xem tiếp..
NGAO DU KHÚC RUỘT MIỀN TRUNGTác giả: Kẻ Bán Linh Hồn
Yêu lắm khúc ruột miền trung
Bao phen lũ lụt ung dung nổi chìm
Sầm sơn ,sông mã im lìm yên vui
Ghé rồi cũng phải rút lui
Nghệ An đứng đợi tiệc vui đón chào
Làng sen quê Bác ai nào lòng quên
Viếng mộ Nguyễn Du vòng lên Trần Phú
Nghe rừng xôn xao chuyện cũ
Ngã ba đồng lộc giặc lũ năm xưa
Quảng Bình cũng trải nắng mưa
Bây giờ đổi mới khác xưa hơn nhiều
Thiên nhiên cũng rất mĩ miều
Phong Nha, Đồng Hới đáng yêu không nào
Quảng Trị cát trắng gió lào đợi ta
Hiên ngang thành phố Đông Hà
Hiền Lương, Bến Hải tà tà ngắm chơi
Đền chùa lăng tẩm một thời vua quan
Sông Hương, Núi Ngự hân hoan
Tràng Tiền ngửa mặt than van răng buồn
Ghé vào Đà Nẵng thăm luôn
Thành phố rực rỡ với muôn sắc màu
Sáu quận, hai huyện đua nhau
Làm ăn kinh tế chóng giàu khen thay
Quảng Nam cũng đã vẫy tay
Hội An thật đẹp lung lay lòng người
Sông Thu Bồn mãi tươi cười
Tam Kỳ thành phố bao người ngợi ca
Cạnh bên Quảng Ngãi hiền hòa
Ngư dân đánh bắt bao la biển trời
Cũng vì vui vẻ người đời ghẹo nhau
Bình Định rồi bước thật mau
Làm vài ly rượu men bàu đá coi
Quy Nhơn lãng mạn đứng coi quên về
Mỏi chân thôi bước lê thê
Phú Yên yêu mến mải mê núi đồi
Tuy Hòa cũng đẹp lắm thôi
Lòng nghe xao xuyến, hỡi ôi ! Xin chào
Nha Trang phố biển ôi chao dịu dàng
Việc chi phải vội phải vàng
Mực tươi hải sản nhẹ nhàng nhậu chơi
Ninh Thuận nắng ghắt đỏ trời
Cây nho vẫn sống đời đời tốt tươi
Phan Rang chào đón mọi người
Tháp Chàm cổ kính bao người đắm say
Bình Thuận cũng phải đến ngay
Bao nhiêu cảnh đẹp thế này bỏ sao
Phan Thiết xin gửi lời chào
Sóng biển vẫn cứ ồn ào trong tim.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Học Ở Miền Bắc Hay … Miền Nam? trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!