Bạn đang xem bài viết Nàng Công Chúa Tham Lam được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nàng công chúa tham lam – Truyện cổ Andersen
Một nhà vua trẻ được cha để lại cho ba báu vật. Sau nhà vua trẻ ấy cưới một nàng công chúa xinh đẹp nhưng không ngờ nàng ta rất tham lam. Nàng đã lén lấy ba báu vật và nhốt nhà vua vào ngục giam. Khi được một người lính cứu ra nhà vua trẻ đã có cách trị con người tham lam kia…….
Ngày xưa, có một vị vua già trước khi chết để lại cho con trai mình ba bảo vật: Một túi thần lắc ra tiền vàng, một ống sáo thổi ra binh lính và một thắt lưng đưa người đi theo ý muốn.
Lúc ấy, ở nước láng giềng có một nàng công chúa rất xinh đẹp. Vị vua trẻ liền sang cầu hôn. Trước sắc đẹp của nàng, nhà vua trẻ đã đem ra khoe chiếc túi màu nhiệm của mình.
Không ngờ, công chúa nổi lòng tham, đêm đến nàng tráo lấy cái túi thần. Sáng hôm sau, trên đường về, vị vua trẻ phát hiện ra sự việc, chàng nổi giận lấy sáo thần thổi ra một đạo quân, ở lại đòi báu vật. Sợ hãi, công chúa vờ lượm được, đem trả lại túi thần, rồi dùng lời ngon ngọt khiến nhà vua trẻ, một lần nữa lại xiêu lòng và tiết lộ bí mật cả hai báu vật còn lại cho nàng biết.
Đêm ấy, công chúa lén lấy cả ba báu vật và giam chàng vào ngục. May thay, một tên lính chịu ơn cha chàng khi xưa, đã cứu chàng thoát ra khỏi ngục để đền ơn.
Chàng trai mải miết chạy vào rừng, chàng chạy đến khi đói lả, thất vọng và mệt mỏi chàng định lao xuống vực sâu tìm cái chết, nhưng chàng không chết. Khi đang rơi chàng bị vướng vào một cành cây đầy trái chín. Đói quá chàng liền hái ăn và bỗng nhiên cái mũi của chàng bỗng hóa dài ra như cái vòi voi.
Chàng sợ quá vội chạy đến dòng suối dưới gốc cây rửa mặt thì lạ thay cái mũi chàng vụt ngắn lại như xưa. Nhà vua trẻ vui mừng nghĩ: “Ta đã tìm được liều thuốc cho con người tham lam, gian ác kia rồi”.
Thế là chàng bèn hái nhiều quả chín đem về hoàng cung bán. Thấy quả ngon, cả hoàng cung tranh nhau mua ăn, nhưng ngờ đâu sau khi ăn xong mọi người đều bị cái căn bệnh mũi dài kì lạ như nhà vua trẻ…
Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.
Quay về trang chủ:
Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:
Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Truyện xem nhiều nhất
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Nàng Công Chúa Chăn Ngỗng
Nàng công chúa chăn ngỗng – Truyện cổ Grimm
Cô công chúa xinh đẹp chia tay mẹ đến nước xa lạ để kết hôn với hoàng tử. Trên đường đi nàng bị thị nữ hãm hại, khi đến nơi nàng phải đi chăn ngỗng. Nhưng cuối cùng nàng công chúa đã được kết hôn cùng hoàng tử, còn thị nữ độc ác kia bị xử phạt thích đáng.
Truyện cổ tích Nàng công chúa chăn ngỗng
Ngày xưa có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã lâu. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi lớn lên, nàng được hứa hôn với một chàng Hoàng tử con vua một nước xa xôi.
Đến ngày tổ chức lễ cưới, nàng công chúa sửa soạn đi đến nước xa lạ. Mẹ nàng gói ghém cho nàng những vật quí giá: đồ trang sức, vàng, bạc, cốc, châu ngọc , tóm lại là tất cả những gì xứng đáng làm của hồi môn cho một công chúa, vì mẹ nàng rất mực thương nàng. Mẹ nàng gửi gắm nàng cho một thị nữ có nhiệm vụ dẫn nàng đi đến chỗ ở người chồng chưa cưới. Mỗi người cưỡi một con ngựa. Ngựa công chúa cưỡi tên là Phalađa, biết nói.
Đến lúc chia tay, bà hoàng vào trong phòng ngủ, lấy một con dao nhỏ trích ngón tay, để chảy ba giọt máu. Bà cho máu thấm xuống một cái khăn trắng nhỏ, đưa cho cô gái và dặn: “Con thân yêu, con hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, nó sẽ có ích cho con trên đường đi”.
Hai mẹ con buồn bã từ biệt nhau. Công chúa áp cái khăn lên ngực, nhảy lên yên ngựa để đi đến nơi ở của người yêu. Sau khi đã đi một tiếng, cô cảm thấy khát khô họng, bèn bảo thị nữ:
– “Em hãy xuống ngựa, lấy cốc của ta múc nước suối kia và mang lại đây cho ta, ta khát nước lắm”.
– “Nếu cô khát, thị nữ trả lời, thì hãy tự nhảy xuống, rồi vươn người ra trên mặt nước mà uống. Tôi không phải là đầy tớ của cô”.
Công chúa khát lắm, bèn xuống ngựa, cúi xuống dòng nước suối để uống nước. Nàng không dám uống nước bằng cốc vàng. “Trời ơi!” nàng kêu to. Ba giọt máu bảo cô: “Nếu mẹ cô biết sự tình thế này, thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực”.
Nhưng công chúa là người can đảm. Nàng không nói gì và lại nhảy lên ngựa. Ngựa phi được vài dặm. Trời thì nóng nực, chẳng mấy chốc nàng lại khát nước.
Tới một con sông, nàng bảo thị nữ: “Em hãy xuống ngựa và cho ta uống nước bằng cái cốc vàng”. Cô đã quên đứt những lời độc ác của thị nữ. Nhưng thị nữ lại trả lời ngạo mạn hơn: “Nếu cô khát thì tự đi uống nước một mình, tôi không phải là đầy tớ của cô”.
Công chúa khát quá, nhảy xuống ngựa, cúi xuống dòng nước chảy xiết, khóc và kêu lên: “Trời ơi!” Ba giọt máu liền đáp lại: “Nếu mẹ cô biết sự tình thế này, thì hẳn tim bà tan nát trong ngực”. Trong khi cô cúi xuống để uống thì cái khăn có thấm ba giọt máu, tuột khỏi ngực cô và trôi theo dòng nước mà cô không hay biết, vì lúc đó cô rất sợ hãi.
Thị nữ thì lại trông thấy hết và nó rất vui mừng từ giờ trở đi công chúa sẽ bị nó trả thù. Từ lúc đánh mất ba giọt máu, công chúa trở nên yếu đuối, không đủ sức tự vệ nữa. Khi nàng định trèo lên con ngựa Phalađa thì thị nữ bảo: “Tôi sẽ cưỡi con Phalađa, còn cô, cô hãy cưỡi con ngựa tồi của tôi”.
Công chúa đành làm như vậy. Tiếp đó thị nữ ra lệnh, lời lẽ gay gắt, bắt nàng phải cởi quần áo hoàng cung ra và mặc quần áo của nó vào. Cô lại phải thề với trời đất là khi đến cung điện sẽ không nói lộ ra. Nếu cô không chịu thề thì nó sẽ giết cô tại chỗ. Nhưng con Phalađa đã quan sát tất cả và ghi nhớ tất cả. Thị nữ cưỡi con Phalađa, còn công chúa thì cưỡi con ngựa tồi. Nó lại tiếp tục đi, cuối cùng đến lâu đài nhà vua. Ở đấy, mọi người rất vui mừng khi họ tới, và Hoàng tử vội chạy tới tận nơi đón họ, đỡ thị nữ xuống ngựa, vì tưởng rằng đó là vợ chưa cưới của mình. Thị nữ đi lên bậc thềm lâu đài, còn nàng công chúa thì phải đứng lại ngoài sân.
Vua cha nhìn ra, qua cửa sổ thấy nàng duyên dáng và tuyệt đẹp. Người vào trong cung hỏi cô gái được coi là vợ chưa cưới của Hoàng tử xem cô gái đứng ngoài sân là ai. “Tâu vua cha, con đã gặp cô gái đó trên đường đi và con đưa cô ta đi cùng để đỡ lẻ loi một mình. Xin vua cha cho cô ta làm việc để cô ta khỏi phải vô công rồi nghề”. Nhưng vua cha không có việc gì giao cho cô làm cả.
Người bảo: “Ở ngoài kia, ta có một anh chàng chăn ngỗng, hãy để cô ta giúp việc vậy”. Chàng trai tên là Cuốc. Vợ chưa cưới của Hoàng tử phải giúp anh chăn ngỗng.
Ít lâu sau, vợ chưa cưới giả tâu với hoàng tử: “Chàng thân yêu ơi, em muốn một điều, chàng hãy làm vui lòng em”. Hoàng tử nói: “Được thôi!” “Chàng hãy cho gọi người thợ lột da đến đập chết con ngựa em đang cưỡi đến đây, vì trong khi đi đường nó làm em bực tức”.
Thật ra thì nó sợ con ngựa kể lại cách nó đã đối xử với công chúa. Đến lúc con ngựa trung thành Phalađa phải chết thì công chúa được tin. Nàng hứa với người thợ lột da là sẽ bí mật biếu anh một đồng tiền bằng bạc nếu anh giúp nàng một việc nhỏ. Trong đô thị có một cái cổng to rất tối, hàng ngày, sớm tối nàng phải dẫn đàn ngỗng đi qua. Nàng xin người thợ lột da hãy đóng đanh treo đầu con Phalađa vào cái cổng ấy để nàng có thể luôn luôn trông thấy nó.
Người thợ lột da hứa sẽ làm và bác đóng chặt đanh treo đầu ngựa vào dưới cái cổng tối om. Sáng sớm, khi cùng Cuốc đi qua cổng, cô bảo cái đầu: “Ôi, Phalađa, mày bị treo ở đây ư!” Cái đầu trả lời: “Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này tim mẹ sẽ vỡ tan tành”. Lặng lẽ, cô đi khỏi đô thị, dẫn đàn ngỗng ra cánh đồng.
Đến đồng cỏ, cô ngồi xuống và rũ tóc ra. Tóc cô óng ánh như vàng nguyên chất và Cuốc rất thích nhìn mớ tóc ấy lóe sáng. Anh muốn nhổ vài sợi tóc. Công chúa bèn nói: “Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ. Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải và tết xong”. Tức thì gió thổi mạnh cuốn đi cái mũ của Cuốc. Anh ta chạy theo ngay. Khi anh trở về thì công chúa đã chải đầu xong và anh không nhổ được sợi tóc nào. Anh rất bực và không nói năng gì với cô nữa.
Họ lại tiếp tục chăn ngỗng đến chiều, rồi cùng về nhà. Sáng sớm hôm sau, khi lùa ngỗng qua cổng, cô gái nói: “Ôi, Phalađa, mày bị treo ở đây ư!”
Cái đầu trả lời: “Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này, tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.
Đi ra khỏi đô thị, cô lại ngồi trên đồng cỏ và lại rũ tóc ra chải. Cuốc muốn nắm lấy mớ tóc. Cô vội vàng nói: “Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ, hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải và tết xong”. Gió nổi lên, cuốn cái mũ đi. Cuốc phải chạy theo. Khi anh trở về thì công chúa đã chải đầu xong từ lâu và anh không nắm được mớ tóc ấy. Và rồi hai người lại cùng chăn ngỗng đến chiều.
Nhưng chiều hôm ấy, về tới nhà, Cuốc đến gặp vua cha và tâu: “Kính thưa hoàng thượng, con không thể chăn ngỗng cùng cô gái này nữa” – “Tại sao vậy?”, vua hỏi. “Suốt ngày, cô ta làm con bực mình!” – Vua cha bảo anh kể lại sự việc đã xảy ra. Cuốc nói: “Buổi sáng, chúng con dẫn đàn ngỗng qua cái cổng tối om, ở đấy có một cái đầu ngựa treo trên tường. Cô ta nói với nó: “Ôi, Phalađa, mày bị treo ở đây ư!” Cái đầu trả lời: “Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này tim mẹ sẽ vỡ tan tành.” Và Cuốc kể các sự việc đã xảy ra ở cánh đồng chăn ngỗng và tại sao anh ta lại phải chạy theo cái mũ. Vua cha dặn anh ta ngày hôm sau cứ đi chăn ngỗng như thường lệ.
Sáng sớm ngài thân chinh đến dưới cái cổng tối om và nghe được những câu cô gái nói với cái đầu Phalađa. Ông theo ra cánh đồng và nấp vào một bụi cây. Chính mắt ngài trông thấy anh thanh niên và cô gái lùa ngỗng thế nào và sau một lúc, cô gái ngồi xuống gỡ mớ tóc vàng lóe sáng. Rồi cô lại nói: “Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ, hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải và tết xong”. Một cơn gió thổi mạnh, cuốn cái mũ đội đầu của Cuốc đi. Anh phải chạy theo rất xa. Cô gái chăn ngỗng chải tóc và cuốn thành từng búp. Vua cha nhìn thấy tất cả. Không ai nhận ra ngài khi ngài rời khỏi đó.
Chiều đến, cô gái về nhà, ngài cho gọi cô đến và hỏi tại sao cô lại làm như thế. “Tâu bệ hạ, con không thể nói được”, – cô trả lời. – “Con không thể kể nỗi khổ của con với bất cứ ai trên thế gian này, con đã thề như vậy để khỏi bị người ta giết”. Vua cha cô ép cô nói, nhưng ngài không biết được gì thêm bèn nói: “Nếu con không muốn nói với ta, thì con hãy kể nỗi khổ của con với cái bếp lò này”. Rồi ông bỏ đi.
Cô đến ngồi gần cái bếp lò, than khóc, thổ lộ tâm can: “Ta ngồi đây, bị cả thế gian ruồng bỏ, dù ta là con vua. Một tên thị nữ độc ác đã áp chế ta, bắt ta đổi cho nó quần áo hoàng cung. Nó thay thế ta để làm vợ chưa cưới của người yêu ta, và ta bắt buộc phải làm công việc bình thường của người chăn ngỗng. Nếu mẹ ta biết nông nỗi này, tim bà sẽ tan nát”.
Vua cha đứng ở phía tường bên kia gần ống thông hơi, ngài đã nghe thấy hết. Ngài trở về và gọi cô hãy rời cái lò đến gặp ngài. Người ta mang đến cho cô quần áo hoàng cung, cô mặc vào đẹp như là có phép lạ. Vua cha cho gọi con trai đến và bảo cho con biết về cô vợ chưa cưới giả mạo. Cô người yêu thật đứng trước chàng, đấy là cô gái chăn ngỗng.
Hoàng tử thấy cô rất đẹp và phúc hậu nên lòng tràn ngập niềm vui. Một bữa tiệc được sửa soạn để mời tất cả các bạn bè thân thuộc. Hoàng tử và công chúa ngồi ở đầu bàn, trước mặt họ là con thị nữ. Nó bị choáng ngợp và không nhận ra cô chủ trang sức lộng lẫy. Khi họ đang ăn uống vui vẻ, vua cha ra một câu đố cho thị nữ. Nó phải trả lời là một người đàn bà lừa dối chủ thì sẽ bị xử tội như thế nào. Ngài kể các sự việc đã xảy ra và hỏi nó: “Như thế sẽ xứng đáng với hình phạt gì”. – “Nó xứng đáng phải đuổi đi khỏi đất nước” – “Kẻ ấy chính là mày, mày sẽ bị xử tội như mày nói”. Sau khi hình phạt được thi hành, Hoàng tử cưới nàng công chúa làm vợ và họ trị vì đất nước trong hòa bình và hạnh phúc.
Nguồn: Truyện cổ tích Grimm
12 Nàng Công Chúa Thích Khiêu Vũ
12 nàng công chúa thích khiêu vũ – Truyện cổ tích Grimm về mười hai công chúa chốn đi khiêu vũ lúc nửa đêm mặc dù nhà vua đóng cửa, cài then rất cẩn thận.
12 nàng công chúa thích khiêu vũ – Truyện cổ tích Grimm
Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua có mười hai cô con gái, cô nào cũng xinh đẹp hơn người. Mười hai cô cùng ngủ trong một căn phòng lớn, giường kê liền nhau thành một dãy. Tối tối, khi các cô đi ngủ, vua thân chinh đóng cửa, cài then rất cẩn thận. Nhưng cứ đến sáng hôm sau, vừa mở cửa thì vua nhìn thấy giày của các cô đã hỏng, rách và không ai đoán được sự tình ra sao.
Vua cho loan báo khắp nơi: ai tìm được chỗ các cô đêm đêm thường tới nhảy thì sẽ được phép chọn một cô làm vợ, sau khi vua băng hà thì sẽ được nối ngôi. Nhưng vua lại ra thêm điều kiện cho kẻ tình nguyện nội trong ba ngày đêm phải tìm ra, nếu không sẽ mất mạng.
Không bao lâu sau, có một hoàng tử đến xin sẵn sàng làm việc mạo hiểm ấy. Hoàng tử được tiếp đón rất niềm nở. Tối đến, người ta dẫn chàng tới căn phòng nhỏ ăn thông với phòng ngủ của các công chúa. Giường chàng được kê sát bên cửa và cửa phòng ngủ của các công chúa để ngỏ, chàng phải theo dõi, rình xem các công chúa đi nhảy ở đâu hoặc lẻn trốn đi chơi ở một nơi nào đó.
Đêm khuya, cơn buồn ngủ làm cho mí mắt nặng như chì, chàng ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sớm hôm sau, khi chàng thức giấc tỉnh dậy thì cả mười hai cô đi nhảy đã về rồi, giày vứt lỏng chỏng dưới gầm giường, đôi nào cũng rách, gót thủng lỗ chỗ.
Đêm thứ hai, rồi đêm thứ ba cũng đều như vậy. Không chút tiếc thương, người ta lôi chàng ra pháp trường xử trảm.
Ít lâu sau có một số người khác cũng xin thử sức mình trong trò chơi mạo hiểm ấy nhưng tất cả đều bỏ mạng.
Cuối cùng có một người lính đáng thương, bị tàn phế nên phải giải ngũ, đang trên đường đi về kinh đô. Anh gặp một bà cụ, bà hỏi:
– Anh định đi đâu?
Anh trả lời:
– Chính con cũng chẳng biết nên đi đâu nữa!
Anh còn nói giỡn cho vui:
– Con đang khoái được thử sức mình cố tìm xem mấy nàng công chúa nhảy ở đâu để con còn lên làm vua chứ!
Bà cụ nói:
– Chuyện đó đâu có khó! Tối, nếu con được mời rượu thì con đừng uống và con giả đò như đang ngủ say.
Sau đó bà cho anh một chiếc áo khoác nhỏ và dặn:
– Mỗi khi mặc áo này vào, con sẽ có phép tàng hình, lúc đó con có thể lẻn đi theo mười hai công chúa.
Được bày kế hay, anh lính trở nên nghiêm túc và quyết tâm làm thật. Anh xin yết kiến nhà vua, tình nguyện làm việc tìm kiếm. Anh cũng được tiếp đón ân cần như những người trước đây và được vua ban áo quần đẹp để mặc.
Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, anh được dẫn vào căn phòng ngoài. Trong lúc anh đang định lên giường ngủ thì nàng công chúa cả bưng vào mời anh một cốc rượu vang. Nhưng anh đã buộc sẵn khăn dưới cằm, làm như uống thật nhưng thật tình thì anh đã để rượu chảy xuống qua cằm thấm vào khăn mà không hề uống lấy một giọt, rồi anh đi nằm, chỉ một lát sau là anh ngáy làm như đã ngủ say lắm rồi. Mười hai cô nghe tiếng ngáy, đắc chí cười. Cô cả nói:
– Nếu hắn không uống thì chắc đâu đã mất mạng.
Rồi các cô dậy mở tủ, mở hòm, lấy ra những bộ xiêm áo lộng lẫy, ngắm vuốt trước gương, chạy tung tăng trong phòng, hớn hở vì lại sắp được đi nhảy. Chỉ có cô út nói:
– Không hiểu sao, các chị vui mà em thấy lần này nó cứ khác lạ thế nào ấy. Có thể có chuyện chẳng lành sẽ đến với chị em chúng ta.
Chị cả mắng:
– Em như con thiên nga ấy, lúc nào cũng sợ hãi. Em không nhớ hay sao, biết bao hoàng tử đã đến đây mà đều công toi. Đối với tên lính ấy, đáng lẽ chị chẳng cần cho nó uống thuốc ngủ làm gì. Cái thằng thô lỗ ấy chắc sẽ không thức giấc nổi đâu!
Khi xiêm áo trang điểm đã xong, các cô còn ngoái nhìn xem người lính có động tĩnh gì không. Nhưng anh ta nằm nhắm mắt, không hề nhúc nhích. Các cô cứ tưởng như vậy là có thể yên trí làm theo ý mình. Cô cả quay vào giường, khẽ gõ mấy cái. Chiếc giường từ từ tụt sâu dưới đất, các cô theo nhau chui qua cửa hầm, đi đầu là cô công chúa cả.
Người lính quan sát thấy hết mọi chuyện, không chút bàng hoàng do dự, anh khoác áo tàng hình vào, lần theo gót cô út mà đi xuống. Xuống được nửa cầu thang, bất thần anh giẫm phải gấu áo của cô út. Cô sợ hãi la lên:
– Cái gì thế này? Ai kéo áo tôi đấy?
Chị cả bảo:
– Em chỉ hay nghĩ vẩn vơ! Áo em bị vướng móc đấy mà.
Xuống hết thang thì cả mười hai chị em đứng trước một con đường hai bên là hai hàng cây tuyệt đẹp, lá cây bằng bạc, lấp lánh phản chiếu ánh sáng. Người lính nghĩ bụng:
– Mình phải lấy một vật gì để làm chứng.
Rồi anh ngắt một nhánh lá bên đường, tiếng nhánh cây gãy kêu răng rắc. Cô út lại la lên:
– Không biết có đúng không, hình như có tiếng cây gãy, các chị có nghe thấy không?
Nhưng chị cả bảo:
– Đó là tiếng súng mừng vui, vì chúng ta sắp giải thoát cho những hoàng tử của chúng ta.
Đoàn người lại tới một con đường hai bên trồng cây, lá toàn là vàng ròng, lại tiếp đến một con đường khác nữa, nơi đây là cây óng ánh toàn kim cương. Tại nơi nào cũng vậy, người lính đều bẻ lấy một nhánh cây và lần nào tiếng cây gãy kêu răng rắc cũng làm cho cô út sợ co rúm người lại nhưng cô chị cả bảo rằng đó là tiếng súng mừng.
Đi tiếp tục, họ tới một con sông lớn, trên sông có mười hai chiếc thuyền, mỗi thuyền có một hoàng tử rất đẹp trai. Các hoàng tử đợi sẵn các cô, mỗi người đón một cô lên thuyền. Người lính xuống cùng thuyền với cô út. Hoàng tử ở trên thuyền ấy kêu:
– Chẳng hiểu thuyền hôm nay sao lại nặng hơn mọi hôm? Anh phải ráng sức chèo, thuyền mới lướt đi.
Cô út nói:
– Tại sao lại có chuyện đó nhỉ? Hay tại trời oi bức? Hôm nay em không hiểu sao thấy người nóng ran.
Bên kia sông có tòa lâu đài tráng lệ, đèn nến sáng trưng, rộn rã tiếng kèn trống. Họ ghé thuyền vào bờ, tất cả bước vào lâu đài, mỗi hoàng tử nhảy với người yêu của mình. Người lính cũng nhảy trong đám ấy nhưng không một ai nhìn thấy anh. Mỗi khi có cô nào cầm cốc rượu vang định uống thì anh lẻn tới uống cạn, lúc các cô đưa cốc tới miệng thì chỉ còn cốc không. Cô út thấy chuyện khác thường nên lo sợ, chị cả lại an ủi để cô yên lòng.
Họ nhảy tới ba giờ sáng ngày hôm sau, giày đã rách hỏng khiến họ phải ngưng cuộc vui. Các hoàng tử lại đưa các cô trở về. Lần về, người lính ngồi cùng thuyền với cô cả. Thuyền ghé bờ, các hoàng tử và các nàng công chúa tạm biệt nhau, hẹn tối hôm sau gặp lại. Khi các nàng công chúa tới chân cầu thang thì người lính vụt chạy lên trước, về giường mình nằm. Khi các cô mệt mỏi uể oải về tới nơi, thấy người lính vẫn đang ngáy o o. Cả mười hai cô đều nghe rõ mồn một tiếng anh ngáy, các cô bảo nhau:
– Chúng ta có thể yên tâm, không sợ tên lính này.
Rồi các cô cởi xiêm áo, đem cất đi, để giày nhảy đã hỏng xuống dưới gầm giường và đi ngủ.
Sáng hôm sau, người lính vẫn im hơi lặng tiếng. Anh muốn được thấy lại cảnh thần tiên ấy nên đêm sau và đêm sau nữa anh vẫn đi theo các cô. Vẫn như đêm đầu tiên, các cô vui nhảy cho đến khi giày rách hỏng mới chịu thôi. Để có vật làm chứng, đêm thứ ba, người lính lấy một cái cốc mang về.
Đúng giờ hẹn đến trả lời, người lính cầm theo mấy nhánh cây và cái cốc, rồi đến yết kiến vua. Mười hai cô nấp sau cửa để nghe xem anh ta nói gì. Lúc vua hỏi:
– Mười hai cô con gái của ta đã nhảy ở đâu mà đến nỗi giày rách hỏng cả vậy?
Anh tâu:
– Mười hai cô nhảy với mười hai vị hoàng tử trong một lâu đài ngầm dưới đất.
Anh kể lại cho vua nghe câu chuyện diễn biến như thế nào và lấy những vật chứng ra. Vua cha cho gọi các cô tới, hỏi các cô rằng người lính nói có đúng sự thật không. Lúc đó, cả mười hai cô đều thấy chuyện đã lộ, có chối cãi cũng chẳng xong, nên đành thú thật tất cả. Sau đó, vua hỏi người lính muốn lấy cô nào. Anh đáp:
– Thần cũng chẳng còn trẻ trung gì nữa. Xin bệ hạ cho lấy cô cả.
Lễ cưới được tổ chức ngay ngày hôm ấy. Vua hứa khi sắp băng hà sẽ truyền ngôi cho anh. Còn các hoàng tử kia lại bị phù phép sống kiếp súc vật một số ngày bằng số đêm họ đã nhảy với mười hai công chúa.
Ý nghĩa truyện cổ tích 12 nàng công chúa thích khiêu vũ
1) Khi làm việc quan trọng bạn cần phải cẩn thận và tỉnh táo
Trong truyện cổ tích 12 nàng công chúa thích khiêu vũ, các hoàng tử đều thất bại là vì họ đã không cẩn thận. Các hoàng tử đã bị công chúa cả mời rượu, mà trong rượu có thuốc mê nên khi uống vào các hoàng tử đều lần lượt ngủ say và quên mất nhiệm vụ của mình.
Các em thấy đó, khi làm việc quan trọng các em cần nhớ phải luôn giữ cho đầu óc mình được minh mẫn và tỉnh táo. Ví dụ như để có được kết quả thi tốt thì ngoài việc phải chăm chỉ học tập hàng ngày, các em nhớ buổi tối hôm trước khi đi thi, các em cần đi ngủ sớm. Có như vậy ngày hôm sau đi thi các em sẽ giữ được đầu óc mình minh mẫn nhất để làm bài thi.
2) Để người khác tin bạn, thì bạn phải có bằng chứng
Cũng trong truyện cổ tích mười hai nàng công chúa thích khiêu vũ, các em thấy người lính đã khéo léo không uống rượu mời của các công chúa để giữ đầu óc mình được tỉnh táo. Mặc dù được bà lão tặng chiếu áo tàng hình để đi theo các công chúa. Nhưng nếu người lính không có vật chứng thì ai sẽ tin rằng anh ta đã tìm ra nơi các công chúa khiêu vũ nhỉ?
Trong câu chuyện người lính đã rất cẩn thận lưu lại các bằng chứng. Khi đi qua các con đường có hàng cây bằng bạc, bằng vàng, bằng kim cương, người lính đều cẩn thận bẻ lấy các nhánh cây bằng bạc, bằng vàng và bằng kim cương để làm chứng. Thậm chí tại buổi khiêu vũ, người lính còn cầm một cái cốc mang về nữa.
Nhờ đức tính cẩn thận, kiên trì và nhẫn nại, nên người lính thật xứng đáng để trở thành hoàng tử, được cưới công chúa xinh đẹp và được nhà vua truyền lại ngôi báu.
– Truyện cổ tích bác nông dân và con gấu – Sự mưu trí và cần cù lao động của bác nông dân đã chiến thắng con gấu lười biếng và tham lam
– – Truyện cổ tích nổi tiếng thế giới của nhà văn Andersen
– Trẻ em Mỹ học được gì qua truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem
– – Truyện cổ tích về người anh Văn Linh chịu khó dùi mài kinh sử và mụ dì ghẻ gian ác
Truyện Cổ Tích Nàng Công Chúa Bán Than
Ngày xưa có một ông vua sinh được ba nàng công chúa. Ba nàng đều xinh đẹp như nhau, nhưng tính tình lại rất khác nhau. Hai công chúa lớn chỉ sống ỷ lại. Cả hai đều lấy được chồng con nhà quan, giàu có. Sẵn có vàng bạc của cải, ngày ngày hai nàng chỉ ngồi ăn chơi. Công việc nhà cửa đều phó thác cho người làm, người ở. Còn công chúa Ba thì nghĩ và làm khác hai chị. Nàng không sống dựa vào giàu có mà trái lại rất siêng năng làm việc và nhất định không chịu lấy chồng con nhà giàu.
Một hôm, vì không nhận lời con trai quan tể tướng nên công chúa Ba bị vua cha đuổi ra khỏi cung. Nhà vua sai người trao cho nàng một con ngựa mù và nói: – Con đã không muốn sống giàu có thì hãy đi ra khỏi nhà này. Ta muốn xem con làm giàu cách nào bằng hai bàn tay kia và cấm không được trở lại cung điện chừng nào chưa có nhiều tiền bạc của cải hơn hai chị gái. Công chúa Ba không chút buồn rầu, nàng vỗ về con ngựa mù và nói: – Sau này ta sẽ trở nên giàu có và chữa cho ngựa khỏi mù. Nói rồi nàng nhảy lên lưng ngựa, lặng lẽ lên đường. Con ngựa tuy mù cả hai mắt nhưng đi rất đều chân. Đến lúc xẩm tối, ngựa dừng lại trước một túp lều nho nhỏ ven đường mòn bên một cánh rừng. Công chúa xuống ngựa và bước vào lều. Nàng hỏi ra mới biết đây là nhà của một bà già goá chồng. Bà cụ đã ngoài sáu mươi tuổi, có một người con trai vừa tròn ba mươi, chuyên làm nghề đốt than. Vì vậy người ta quen gọi chàng là chàng Đốt Than.
Sau một hồi chuyện trò thăm hỏi, công chúa tự xưng tên và hoàn cảnh của mình và nàng có ý xin ở lại làm dâu bà cụ. Nghe nói vậy bà cụ sợ hãi chắp tay vái lạy công chúa và hết lời từ chối. Chàng Đốt Than cũng không dám nhận lời. Chàng mời công chúa nghỉ lại một đêm rồi sáng sớm mai công chúa định đến đâu chàng dẫn đi đến đó. Công chúa Ba hết sức thành thực xin ở lại làm dâu bà cụ và làm vợ chàng Đốt Than. Bà cụ không còn cách nào từ chối, đành phải nhận lời. Sau bữa cơn rau bình thường, công chúa hỏi han mọi việc làm ăn và mọi sinh hoạt sớm tối ở trong nhà. Ba mẹ con thân mật trò chuyện mãi tới khuya.
Sáng hôm sau, hai mẹ con bà cụ lại mỗi người mỗi việc như thường lệ. Bà cụ dậy sớm nấu cơm cho con trai ăn trước khi đi làm. Chàng Đốt Than cũng dậy rất sớm quẩy sẵn hai gánh nước cho mẹ. Công chúa cũng bắt tay vào công việc. Nàng dậy sớm hơn mọi hôm ở trong cung điện để dọn dẹp nhà cửa, quét tước sân ngõ, thả ngựa đi ăn cỏ. Sau bữa cơm sáng, chàng Đốt Than lại đeo dao, quẩy sọt vào rừng. Công chúa Ba ngỏ ý muốn đi theo nhưng bà cụ bảo nàng ở lại cùng cuốc vườn để kịp trồng ngô đúng ngày đúng vụ. Nàng làm việc suốt từ sáng đến chiều nên rất mệt. Đến cuối buổi nàng còn tranh thủ cắt thêm một gánh cỏ cho ngựa ăn đêm. Chiều tối, chàng Đốt Than quẩy một gánh than về. Công chúa ra tận ngõ đón chồng.
Từ khi có vợ, chàng không phải đi chợ bán than như mọi khi nữa. Việc bán than đã có vợ giúp nên chàng có nhiều thì giờ vào rừng và đốt ngày càng được nhiều than hơn.
Công chúa Ba đã quen đần với công việc. Sau mỗi buổi đi chợ về, nàng lại vác cuốc ra làm vườn. Một hôm, nàng cuốc phải một vật rất cứng màu vàng, to bằng quả trứng, nhặt lên xem thì đó là một cục vàng, thấy con dâu nhặt hòn đá cho vào túi bà cụ phì cười cho là người cung các muốn chơi đá làm cảnh và cũng không hỏi nàng. Sáng hôm sau công chúa lại cuốc được một cục vàng giống như hôm trước, nàng lại nhặt bỏ vào túi rồi đem cất vào đầu giường nằm. Ngày ngày nàng vẫn cùng mẹ chồng cuốc đất rồi tiếp tục cùng bà cụ gieo trồng. Chàng Đốt Than vẫn vào rừng làm than và quẩy về mỗi ngày một gánh nặng.
Tuy bận việc suốt ngày nhưng công chúa không lúc nào quên con ngựa. Hôm nào nàng cũng dành thì giờ cắt thêm cỏ, hái thêm lá rừng cho ngựa ăn đêm. Một hôm dắt ngựa đi uống nước nàng gặp một đạo sĩ. Thấy con ngựa béo đẹp nhưng lại mù, đạo sĩ đứng lại hỏi chuyện. Công chúa ngỏ ý muốn chữa mắt cho ngựa. Đạo sĩ mách, muốn chữa cho ngựa khỏi mù thì phải lấy lá mản ở trên đỉnh núi Tiên cho ăn và lấy nước giếng phun ở trên đỉnh núi Tiên cho uống trong ba tháng liền. Công chúa cảm ơn đạo sĩ. Rồi từ đấy, chiều nào, sau khi làm vườn xong nàng cũng nhanh chân leo lên đỉnh núi Tiên hái lá mản và múc nước thần về cho ngựa. Nàng kiên trì làm công việc này trong suốt ba tháng ròng. Quả nhiên con ngựa đã khỏi mù.
Một hôm, nàng ngỏ ý muốn theo chồng vào rừng đốt than nhưng chồng không ưng vì sợ vợ không leo được lên dốc. Chờ chồng đi khỏi, nàng lén theo sau. Tới nơi, công chúa hỏi chồng cách đốn cây chặt cành rồi nàng bắt tay vào công việc. Công việc chặt cây rồi cũng quen dần. Chẳng bao lâu những khúc cây chặt xếp đống chật xung quanh lò than. Công chúa bàn với chồng đào thêm một hai cái lò nữa.
Sáng hôm sau, vừa coi lò, chàng Đốt Than vừa cùng vợ đào thêm cái lò thứ hai. Đang đào, chợt công chúa thấy hai cục vàng, rồi bới lại được thêm hai, ba cục nữa. Nàng kêu lên sung sướng. Sau đó hai vợ chồng còn tìm thêm được rất nhiều vàng nữa. Công chúa dặn chồng phải giữ kín chuyện và tìm cách chuyển vàng dần về nhà. Từ hôm ấy, chiều nào hai vợ chồng cũng gánh về một gánh than và cho ngựa thồ thêm một gánh. Trong thồ và gánh than nào cũng có mươi, mười lăm cục vàng. Suốt ba tháng trời, hai vợ chồng nàng đã chuyển hết hang vàng về nhà, chôn giấu cẩn thận. Vườn ngô do hai bàn tay nàng và bà mẹ vun trồng đã tới vụ bẻ. Nàng phải cùng chồng dựng thêm lều chứa ngô thu hái về. Từ đấy, trong nhà đã có đủ ngô ăn quanh năm và có vàng chi dùng.
Thấy trong nhà đã có vàng gấp năm gấp mười kho vàng của vua cha, công chúa bàn với chồng và mẹ dựng nhà tậu trâu, mua ruộng. Nàng bảo chồng vào cung đo nhà của nhà vua để làm một cái nhà y như thế. Chàng Đốt Than theo lời vợ dặn vào cung đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của cung vua. Nhà vua thấy vậy liền quát hỏi chàng Đốt Than. Chàng không chút sợ hãi đáp: – Tôi là người đốt than, chồng của nàng công chúa Ba, là con rể của nhà vua. Theo lời công chúa, tôi vào đây đo đạc cung vua để về dựng một cái nhà to cao như vậy. Nghe xong nhà vua giận lắm, lớn tiếng quát tháo và sai lính đuổi chàng Đốt Than. Hai công chúa lớn cũng ra sân xỉa xói, xỉ vả mắng nhiếc chàng thậm tệ. Chàng Đốt Than không nói không rằng, bình thản đi ra cổng thành. Về đến nhà, chàng kể lại cho vợ nghe câu chuyện vừa xảy ra ở trong cung điện. Công chúa an ủi chồng: – Sau này ta sẽ làm vua cha và hai chị biết. Bây giờ chàng hãy chịu khó ít lâu.
Chàng Đốt Than vào thành thuê một đoàn thợ về xây nhà. Đoàn thợ làm ngày làm đêm, chỉ trong vòng hai tháng, tòa nhà đã dựng xong. Ngày về nhà mới, nàng bảo chồng sang mời vua cha và hoàng hậu sang chơi. Lần này vua không quát như trước nhưng vua mỉa mai bảo chàng Đốt Than về làm kiệu bằng vàng và võng vàng sang đón thì vua và hoàng hậu mới đi. Công chúa Ba cho thợ đúc ngay một cái kiệu vàng và một cái võng vàng sang đón vua và hoàng hậu.
Thấy vậy nhà vua lấy làm lạ lắm. Tuy vua không ưa gì nàng công chúa ngang ngạnh, khó bảo nhưng cũng muốn đến tận nơi, xem công chúa làm ăn như thế nào. Vua cùng hoàng hậu và hai công chúa lớn sang bên công chúa Ba.
Bốn người đến nhà công chúa Ba giữa lúc trong nhà đang đông nghịt những khách đến chúc mừng nhà mới. Ngắm nhìn toà nhà đồ sộ, cột, kèo, xà đều chạm trổ rồng phượng công phu, lại sơn son thiếp vàng sáng chói, nhà vua càng ngạc nhiên. Hai công chúa chị ngẩn người, hết ngắm nhà cửa lại nhìn mâm bàn rồi cùng nhau gật gù thầm khen em gái mãi. Cùng lúc ấy, con ngựa trong tàu hý vang. Chàng Đốt Than dắt con ngựa ra sân. Con ngựa ngẩng cao đầu, vểnh đôi tai, đập bốn vó thình thịch, hý vang như có ý chào mừng nhà vua, hoàng hậu và hai công chúa chị. Nhìn con ngựa tốt, khoẻ mạnh, hai mắt lành lặn và sáng ngời, nhà vua vô cùng cảm động, đến bên ôm lấy cổ ngựa vỗ về.
Sau ba ngày ăn uống linh đình mừng ngôi nhà mới, nhà Vua cùng hoàng hậu và hai công chúa chị ở lại chơi thêm vài ngày. Người rào cũng hỏi han đủ điều. Nghe công chúa Ba kể đầu đuôi mọi công việc làm ăn trong những tháng năm qua, nhà vua hết lời khen ngợi. Biết hai công chúa chị ngồi ăn núi lở, vốn liếng đã cạn nhiều, công chúa Ba tặng mỗi chị vài chục cục vàng. Nàng tha thiết khẩn khoản mời hoàng hậu ở lại với nàng cho vui. Từ đó vợ chồng nàng cùng sống với hai bà mẹ những ngày tháng yên ấm, hạnh phúc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nàng Công Chúa Tham Lam trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!