Bạn đang xem bài viết Nàng Công Chúa Bị Mất Tích được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
27/01/2021
Ngày xửa ngày xưa, tại gia đình nọ có bảy chị em gái. Cô cả xinh đẹp, nhưng cô hai còn xinh đẹp hơn, cô thứ ba xinh nhất, cô thứ tư biết đi mây về gió, cô thứ năm có tài ngủ mà như không ngủ, cô thứ sáu có mái tóc như những dùi trống, và cô thứ bảy hiền lành nhất hay được gọi là Lãng Quên. Sở dĩ cô thứ bảy bị gọi là Lãng Quên vì cô không thể tranh giành được với các chị, luôn bị các chị hắt hủi. Trong một lần Lãng Quên mải đi tìm chút gì đó để ăn, cô đã đi miết và dừng lại bên hồ nước, gặp một người đi câu vừa câu được một con cá vàng… Sau khi con cá vàng được Lãng Quên cứu giúp, họ trở thành bạn tốt của nhau. Nhưng 6 người chị gái của Lãng Quên luôn tìm cách chia rẽ tình bạn của nàng với cá vàng. Lãng Quên cần phải làm gì để bảo vệ bạn cá vàng mình?
Thu gọn
Nàng Công Chúa Ngủ Trong Rừng
Nàng công chúa ngủ trong rừng (hay còn gọi truyện người đẹp ngủ trong rừng) kể về một công chúa xinh đẹp bị lời nguyền ác độc chìm vào giấc ngủ kéo dài hàng trăm năm và được chàng hoàng tử dũng cảm đánh thức.
Nàng công chúa ngủ trong rừng Phần một: Công chú bị phù phép
Thuở xưa có một vương quốc hùng mạnh, dân chúng được sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng mọi người vẫn không được vui bởi đức vua anh minh của họ mãi vẫn chưa sinh được mụn con nào.
Đứa vua và hoàng hậu đêm ngày cầu xin Thượng đế ban cho họ một đứa con.
Những lời khẩn cầu của vua và hoàng hậu chắc đã khiến Thượng đế động lòng, nên một thời gian sau, hoàng hậu sinh hạ được một nàng công chúa vô cùng xinh đẹp.
Tin vui bay đi khắp nơi, ngay lập tức có bảy bà tiên tốt bụng đến hoàng cung chúc mừng.
Đức vua truyền bày một bữa tiệc thịnh soạn để thiết đãi các bà tiên.
Khi mọi người vừa định nâng cốc chúc mừng thì một làn khói đen ùa vào phòng và một mụ phù thủy độc ác, già nua xuất hiện.
Mụ cất giọng the thé, hằn học nói với đức vua và hoàng hậu:
– Tại sao các ngươi không mời ta dự tiệc? Vì lỗi lầm của cha mẹ mà con gái các ngươi sẽ phải chịu hậu họa!
Mặc cho mụ phù thủy già tức tối, các bà tiên bắt đầu ban phép màu cho công chúa.
Sáu bà lần lượt ban cho công chúa sắc đẹp, vẻ duyên dáng, tài nhảy múa, giọng nói dễ thương và năng khiếu âm nhạc.
Bà tiên thứ bảy chưa kịp lên tiếng thì mụ phù thủy đã vung cây gậy đầu lâu lên, không cho ai nói thêm một lời nào.
Rồi mụ cười độc ác và rít lên:
– Còn ta, ta chúc cô bé này sẽ bị một mũi suốt đâm chết…
Mụ chưa dứt lời thì bà tiên thứ bảy đã giơ cây đũa thần ra.
Bà nói ngay:
– Ta không thể xóa bỏ lời nguyền của mụ phù thủy, nhưng ta có thể thay đổi chút ít. Ta chúc công chúa dù có bị mũi suốt đâm cũng không chết. Nàng chỉ ngủ một giấc dài trăm năm, tới khi có một hoàng tử đẹp trai, dũng cảm tới đánh thức nàng dậy.
Dù bà tiên thứ bảy đã nói thế, nhưng đức vua vẫn bị lời nguyền của mụ phù thủy ám ảnh. Ngài truyền cho thần dân trong khắp vương quốc phải đốt hết các xa quay sợi.
Thời gian thấm thoắt đã trôi đi, công chúa lớn dần lên trở thành một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Đức vua và hoàng hậu sung sướng ngắm nhìn con và nghĩ rằng lời nguyền khủng khiếp của mụ phù thủy già đã được hóa giải.
Một hôm, công chúa đang dạo chơi trong hoàng cung, chợt phát hiện ra một cánh cửa nhỏ, phía sau có cầu thang dẫn đến một căn phòng bé tí.
Trong căn phòng ấy có một bà già đang ngồi quay sợi.
Công chúa chưa bao giờ được nhìn thấy cái xa quay sợi, nên nàng thích thú đứng xem.
Rồi nàng tò mò muốn được làm thử xem sao. Bà già đang quay sợi liền đứng ngay dậy nhường chỗ cho nàng. Nhưng công chúa vừa quay được mấy vòng, đã bị một cái suốt nhọn đâm vào tay và nàng lăn ra bất tỉnh.
Bà già quay sợi nghĩ nàng đã chết, liền hiện nguyên hình là mụ phù thủy già.
Mụ cười mãn nguyện, vừa bỏ đi vừa nói:
– Ha ha ha, thế là bây giờ cha mẹ ngươi sẽ phải ân hận vì đã dám xúc phạm tới ta!
Trong khi ấy, ở hoàng cung, mọi người không thấy công chúa đâu, vội đâm bổ đi tìm. Họ tìm khắp nơi mà vẫn không thấy bóng dáng nàng.
Mãi lâu sau, vua cha và hoàng hậu mới tìm thấy nàng trên căn phòng nhỏ. Đúng lúc đó, bà tiên thứ bảy hiện ra.
Bà sai đưa công chúa về căn phòng đẹp nhất hoàng cung. Ở đó nàng có thể ngủ yên tĩnh cho tới thời khắc nàng được tỉnh lại.
Bà tiên muốn sau một trăm năm nữa, công chúa không bị lẻ loi một mình, nên lại vung chiếc đũa thần, hóa phép cho mọi người trong lâu đài cùng ngủ như công chúa. Phải một trăm năm sau, tất cả họ mới cùng nhau tỉnh dậy.
Chỉ trong chốc lát, cả hoàng cung chìm trong yên lặng.
Để bảo vệ tòa lâu đài, bà tiên còn hóa phép tạo thành những bụi gai quây kín xung quanh. Đám cây gai ấy dày đặc đến nỗi không một vật gì có thể lọt qua được.
Nàng công chúa ngủ trong rừng Phần hai: Chàng hoàng tử dũng cảm
Và rồi một trăm năm cũng trôi qua. Một ngày kia có chàng hoàng tử trẻ trung, dũng cảm đi săn qua vùng ấy. Chàng nghe mọi người kể về nàng công chúa bị phù phép, liền muốn vào thăm tòa lâu đài cổ xem sao.
Chàng vung gươm chặt phá cây gai để lấy lối đi. Nhưng thật kỳ lạ, chàng chặt đến đâu, đám cây kia lại ngay lập tức liền lại như cũ.
Chàng chưa biết phải làm cách nào phá được đám cây gai kia, thì bà tiên thứ bảy bay tới. Bà tặng hoàng tử một thanh gươm sáng như ánh chớp. Nhờ có lưỡi gươm ấy, hoàng tử mới vượt qua được rừng cây gai, tiến vào lâu đài.
Trong khi đó, từ trên đỉnh một ngọn tháp cao, mụ phù thủy nhìn qua quả cầu phép thuật và biết hết mọi chuyện.
Mụ tức giận, đập quả cầu xuống bàn:
Con rồng hung dữ lao tới, ào ào phun lửa, hòng đốt cháy hoàng tử. Chàng vung lưỡi gươm thần quấn tròn ngọn lửa lại, rồi dùng khiêng hất lửa về phía con rồng.
Con rồng giận dữ nuốt gọn ngọn lửa và còn định nuốt luôn cả hoàng tử. Nhưng hoàng tử đã nhanh nhẹn tránh được lưỡi rồng và lao lưỡi gươm đâm trúng cổ nó.
Con rồng đau đớn quằn quại, quẫy nát cả một vùng cây cỏ, rồi hiện nguyên hình mụ phù thủy già. Mụ gắng gượng mở mắt bất lực nhìn hoàng tử dũng cảm. Giây lát sau, mụ thở hắt ra gục xuống chết.
Bỗng nhiên trời quang mây tạnh. Nắng vàng ấm áp tỏa khắp tòa lâu đài cổ. Tòa lâu đài im lìm hàng trăm năm qua chợt sống động trở lại.
Cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn loài hoa tranh nhau đua nở khoe sắc hương. Hoàng tử chạy nhanh vào cung, chàng đi đến đâu, mọi người, mọi vật đều bừng tỉnh đến đấy.
Không ai biết rằng họ đã ngủ qua một trăm năm.
Cuối cùng, hoàng tử tìm được đến căn phòng lộng lẫy, nơi công chúa vẫn đang thiêm thiếp giấc nồng.
Hoàng tử lặng người ngắm nàng công chúa kiều diễm, rồi từ từ cúi xuống dịu dàng hôn nàng.
Lời nguyền của mụ phù thủy ngay lập tức được hóa giải. Công chúa tỉnh giấc, ngỡ ngàng nhìn chàng trai lạ.
Hoàng tử mỉm cười đỡ công chúa dậy, kể cho nàng nghe mọi chuyện. Rồi chàng đưa công chúa tới gặp vua cha và hoàng hậu. Đức vua hết lời cảm tạ hoàng tử đã giúp vương triều của ngài tỉnh giấc và ngỏ ý muốn gả công chúa cho chàng.
Hoàng tử sung sướng liền quỳ ngay xuống trước ngai vàng xin được cầu hôn công chúa.
Mấy hôm sau, khắp vương quốc nhộn nhịp không khí lễ hội. Thần dân vui vẻ chuẩn bị cho lễ thành hôn của hoàng tử và công chúa.
Vào ngày cưới của họ, các vương quốc láng giềng lũ lượt kéo sang chúc mừng, tấp nập suốt đêm ngày.
Bảy bà tiên đỡ đầu cho công chúa xưa kia cũng đến dự. Các bà ban phép màu cho đôi uyên ương, chúc họ những điều tốt lành nhất.
Chín tháng mười ngày sau, hoàng tử và công chúa sinh hạ một hoàng tử con.
Hoàng tử con lớn lên, thông minh tuấn tú, dũng cảm như cha; nhân hậu, tài năng như mẹ.
Tòa lâu đài đã từng bị chìm trong giấc ngủ suốt một trăm năm, giờ đây tràn ngập niềm hạnh phúc.
Phỏng theo truyện của nhà văn Pháp Pe-rô (Perrault)
Nàng Công Chúa Bán Than
Ngày xưa có một ông vua sinh được ba nàng công chúa. Ba nàng đều xinh đẹp như nhau, nhưng tính tình lại rất khác nhau. Hai công chúa lớn chỉ sống ỷ lại. Cả hai đều lấy được chồng con nhà quan, giàu có. Sẵn có vàng bạc của cải, ngày ngày hai nàng chỉ ngồi ăn chơi. Công việc nhà cửa đều phó thác cho người làm, người ở. Còn công chúa Ba thì nghĩ và làm khác hai chị. Nàng không sống dựa vào giàu có mà trái lại rất siêng năng làm việc và nhất định không chịu lấy chồng con nhà giàu. Một hôm, vì không nhận lời con trai quan tể tướng nên công chúa Ba bị vua cha đuổi ra khỏi cung. Nhà vua sai người trao cho nàng một con ngựa mù và nói: – Con đã không muốn sống giàu có thì hãy đi ra khỏi nhà này. Ta muốn xem con làm giàu cách nào bằng hai bàn tay kia và cấm không được trở lại cung điện chừng nào chưa có nhiều tiền bạc của cải hơn hai chị gái. Công chúa Ba không chút buồn rầu, nàng vỗ về con ngựa mù và nói: – Sau này ta sẽ trở nên giàu có và chữa cho ngựa khỏi mù. Nói rồi nàng nhảy lên lưng ngựa, lặng lẽ lên đường. Con ngựa tuy mù cả hai mắt nhưng đi rất đều chân. Đến lúc xẩm tối, ngựa dừng lại trước một túp lều nho nhỏ ven đường mòn bên một cánh rừng. Công chúa xuống ngựa và bước vào lều. Nàng hỏi ra mới biết đây là nhà của một bà già goá chồng. Bà cụ đã ngoài sáu mươi tuổi, có một người con trai vừa tròn ba mươi, chuyên làm nghề đốt than. Vì vậy người ta quen gọi chàng là chàng Đốt Than.
Sau một hồi chuyện trò thăm hỏi, công chúa tự xưng tên và hoàn cảnh của mình và nàng có ý xin ở lại làm dâu bà cụ. Nghe nói vậy bà cụ sợ hãi chắp tay vái lạy công chúa và hết lời từ chối. Chàng Đốt Than cũng không dám nhận lời. Chàng mời công chúa nghỉ lại một đêm rồi sáng sớm mai công chúa định đến đâu chàng dẫn đi đến đó. Công chúa Ba hết sức thành thực xin ở lại làm dâu bà cụ và làm vợ chàng Đốt Than. Bà cụ không còn cách nào từ chối, đành phải nhận lời. Sau bữa cơn rau bình thường, công chúa hỏi han mọi việc làm ăn và mọi sinh hoạt sớm tối ở trong nhà. Ba mẹ con thân mật trò chuyện mãi tới khuya.
Sáng hôm sau, hai mẹ con bà cụ lại mỗi người mỗi việc như thường lệ. Bà cụ dậy sớm nấu cơm cho con trai ăn trước khi đi làm. Chàng Đốt Than cũng dậy rất sớm quẩy sẵn hai gánh nước cho mẹ. Công chúa cũng bắt tay vào công việc. Nàng dậy sớm hơn mọi hôm ở trong cung điện để dọn dẹp nhà cửa, quét tước sân ngõ, thả ngựa đi ăn cỏ. Sau bữa cơm sáng, chàng Đốt Than lại đeo dao, quẩy sọt vào rừng. Công chúa Ba ngỏ ý muốn đi theo nhưng bà cụ bảo nàng ở lại cùng cuốc vườn để kịp trồng ngô đúng ngày đúng vụ. Nàng làm việc suốt từ sáng đến chiều nên rất mệt. Đến cuối buổi nàng còn tranh thủ cắt thêm một gánh cỏ cho ngựa ăn đêm. Chiều tối, chàng Đốt Than quẩy một gánh than về. Công chúa ra tận ngõ đón chồng.
Từ khi có vợ, chàng không phải đi chợ bán than như mọi khi nữa. Việc bán than đã có vợ giúp nên chàng có nhiều thì giờ vào rừng và đốt ngày càng được nhiều than hơn.
Công chúa Ba đã quen đần với công việc. Sau mỗi buổi đi chợ về, nàng lại vác cuốc ra làm vườn. Một hôm, nàng cuốc phải một vật rất cứng màu vàng, to bằng quả trứng, nhặt lên xem thì đó là một cục vàng, thấy con dâu nhặt hòn đá cho vào túi bà cụ phì cười cho là người cung các muốn chơi đá làm cảnh và cũng không hỏi nàng. Sáng hôm sau công chúa lại cuốc được một cục vàng giống như hôm trước, nàng lại nhặt bỏ vào túi rồi đem cất vào đầu giường nằm. Ngày ngày nàng vẫn cùng mẹ chồng cuốc đất rồi tiếp tục cùng bà cụ gieo trồng. Chàng Đốt Than vẫn vào rừng làm than và quẩy về mỗi ngày một gánh nặng.
Tuy bận việc suốt ngày nhưng công chúa không lúc nào quên con ngựa. Hôm nào nàng cũng dành thì giờ cắt thêm cỏ, hái thêm lá rừng cho ngựa ăn đêm. Một hôm dắt ngựa đi uống nước nàng gặp một đạo sĩ. Thấy con ngựa béo đẹp nhưng lại mù, đạo sĩ đứng lại hỏi chuyện. Công chúa ngỏ ý muốn chữa mắt cho ngựa. Đạo sĩ mách, muốn chữa cho ngựa khỏi mù thì phải lấy lá mản ở trên đỉnh núi Tiên cho ăn và lấy nước giếng phun ở trên đỉnh núi Tiên cho uống trong ba tháng liền. Công chúa cảm ơn đạo sĩ. Rồi từ đấy, chiều nào, sau khi làm vườn xong nàng cũng nhanh chân leo lên đỉnh núi Tiên hái lá mản và múc nước thần về cho ngựa. Nàng kiên trì làm công việc này trong suốt ba tháng ròng. Quả nhiên con ngựa đã khỏi mù.
Một hôm, nàng ngỏ ý muốn theo chồng vào rừng đốt than nhưng chồng không ưng vì sợ vợ không leo được lên dốc. Chờ chồng đi khỏi, nàng lén theo sau. Tới nơi, công chúa hỏi chồng cách đốn cây chặt cành rồi nàng bắt tay vào công việc. Công việc chặt cây rồi cũng quen dần. Chẳng bao lâu những khúc cây chặt xếp đống chật xung quanh lò than. Công chúa bàn với chồng đào thêm một hai cái lò nữa.
Sáng hôm sau, vừa coi lò, chàng Đốt Than vừa cùng vợ đào thêm cái lò thứ hai. Đang đào, chợt công chúa thấy hai cục vàng, rồi bới lại được thêm hai, ba cục nữa. Nàng kêu lên sung sướng. Sau đó hai vợ chồng còn tìm thêm được rất nhiều vàng nữa. Công chúa dặn chồng phải giữ kín chuyện và tìm cách chuyển vàng dần về nhà. Từ hôm ấy, chiều nào hai vợ chồng cũng gánh về một gánh than và cho ngựa thồ thêm một gánh. Trong thồ và gánh than nào cũng có mươi, mười lăm cục vàng. Suốt ba tháng trời, hai vợ chồng nàng đã chuyển hết hang vàng về nhà, chôn giấu cẩn thận. Vườn ngô do hai bàn tay nàng và bà mẹ vun trồng đã tới vụ bẻ. Nàng phải cùng chồng dựng thêm lều chứa ngô thu hái về. Từ đấy, trong nhà đã có đủ ngô ăn quanh năm và có vàng chi dùng.
Thấy trong nhà đã có vàng gấp năm gấp mười kho vàng của vua cha, công chúa bàn với chồng và mẹ dựng nhà tậu trâu, mua ruộng. Nàng bảo chồng vào cung đo nhà của nhà vua để làm một cái nhà y như thế. Chàng Đốt Than theo lời vợ dặn vào cung đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của cung vua. Nhà vua thấy vậy liền quát hỏi chàng Đốt Than. Chàng không chút sợ hãi đáp: – Tôi là người đốt than, chồng của nàng công chúa Ba, là con rể của nhà vua. Theo lời công chúa, tôi vào đây đo đạc cung vua để về dựng một cái nhà to cao như vậy. Nghe xong nhà vua giận lắm, lớn tiếng quát tháo và sai lính đuổi chàng Đốt Than. Hai công chúa lớn cũng ra sân xỉa xói, xỉ vả mắng nhiếc chàng thậm tệ. Chàng Đốt Than không nói không rằng, bình thản đi ra cổng thành. Về đến nhà, chàng kể lại cho vợ nghe câu chuyện vừa xảy ra ở trong cung điện. Công chúa an ủi chồng: – Sau này ta sẽ làm vua cha và hai chị biết. Bây giờ chàng hãy chịu khó ít lâu.
Chàng Đốt Than vào thành thuê một đoàn thợ về xây nhà. Đoàn thợ làm ngày làm đêm, chỉ trong vòng hai tháng, tòa nhà đã dựng xong. Ngày về nhà mới, nàng bảo chồng sang mời vua cha và hoàng hậu sang chơi. Lần này vua không quát như trước nhưng vua mỉa mai bảo chàng Đốt Than về làm kiệu bằng vàng và võng vàng sang đón thì vua và hoàng hậu mới đi. Công chúa Ba cho thợ đúc ngay một cái kiệu vàng và một cái võng vàng sang đón vua và hoàng hậu.
Thấy vậy nhà vua lấy làm lạ lắm. Tuy vua không ưa gì nàng công chúa ngang ngạnh, khó bảo nhưng cũng muốn đến tận nơi, xem công chúa làm ăn như thế nào. Vua cùng hoàng hậu và hai công chúa lớn sang bên công chúa Ba.
Bốn người đến nhà công chúa Ba giữa lúc trong nhà đang đông nghịt những khách đến chúc mừng nhà mới. Ngắm nhìn toà nhà đồ sộ, cột, kèo, xà đều chạm trổ rồng phượng công phu, lại sơn son thiếp vàng sáng chói, nhà vua càng ngạc nhiên. Hai công chúa chị ngẩn người, hết ngắm nhà cửa lại nhìn mâm bàn rồi cùng nhau gật gù thầm khen em gái mãi. Cùng lúc ấy, con ngựa trong tàu hý vang. Chàng Đốt Than dắt con ngựa ra sân. Con ngựa ngẩng cao đầu, vểnh đôi tai, đập bốn vó thình thịch, hý vang như có ý chào mừng nhà vua, hoàng hậu và hai công chúa chị. Nhìn con ngựa tốt, khoẻ mạnh, hai mắt lành lặn và sáng ngời, nhà vua vô cùng cảm động, đến bên ôm lấy cổ ngựa vỗ về.
Sau ba ngày ăn uống linh đình mừng ngôi nhà mới, nhà Vua cùng hoàng hậu và hai công chúa chị ở lại chơi thêm vài ngày. Người rào cũng hỏi han đủ điều. Nghe công chúa Ba kể đầu đuôi mọi công việc làm ăn trong những tháng năm qua, nhà vua hết lời khen ngợi. Biết hai công chúa chị ngồi ăn núi lở, vốn liếng đã cạn nhiều, công chúa Ba tặng mỗi chị vài chục cục vàng. Nàng tha thiết khẩn khoản mời hoàng hậu ở lại với nàng cho vui. Từ đó vợ chồng nàng cùng sống với hai bà mẹ những ngày tháng yên ấm, hạnh phúc.
Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.
12 Nàng Công Chúa Thích Khiêu Vũ
12 nàng công chúa thích khiêu vũ – Truyện cổ tích Grimm về mười hai công chúa chốn đi khiêu vũ lúc nửa đêm mặc dù nhà vua đóng cửa, cài then rất cẩn thận.
12 nàng công chúa thích khiêu vũ – Truyện cổ tích Grimm
Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua có mười hai cô con gái, cô nào cũng xinh đẹp hơn người. Mười hai cô cùng ngủ trong một căn phòng lớn, giường kê liền nhau thành một dãy. Tối tối, khi các cô đi ngủ, vua thân chinh đóng cửa, cài then rất cẩn thận. Nhưng cứ đến sáng hôm sau, vừa mở cửa thì vua nhìn thấy giày của các cô đã hỏng, rách và không ai đoán được sự tình ra sao.
Vua cho loan báo khắp nơi: ai tìm được chỗ các cô đêm đêm thường tới nhảy thì sẽ được phép chọn một cô làm vợ, sau khi vua băng hà thì sẽ được nối ngôi. Nhưng vua lại ra thêm điều kiện cho kẻ tình nguyện nội trong ba ngày đêm phải tìm ra, nếu không sẽ mất mạng.
Không bao lâu sau, có một hoàng tử đến xin sẵn sàng làm việc mạo hiểm ấy. Hoàng tử được tiếp đón rất niềm nở. Tối đến, người ta dẫn chàng tới căn phòng nhỏ ăn thông với phòng ngủ của các công chúa. Giường chàng được kê sát bên cửa và cửa phòng ngủ của các công chúa để ngỏ, chàng phải theo dõi, rình xem các công chúa đi nhảy ở đâu hoặc lẻn trốn đi chơi ở một nơi nào đó.
Đêm khuya, cơn buồn ngủ làm cho mí mắt nặng như chì, chàng ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sớm hôm sau, khi chàng thức giấc tỉnh dậy thì cả mười hai cô đi nhảy đã về rồi, giày vứt lỏng chỏng dưới gầm giường, đôi nào cũng rách, gót thủng lỗ chỗ.
Đêm thứ hai, rồi đêm thứ ba cũng đều như vậy. Không chút tiếc thương, người ta lôi chàng ra pháp trường xử trảm.
Ít lâu sau có một số người khác cũng xin thử sức mình trong trò chơi mạo hiểm ấy nhưng tất cả đều bỏ mạng.
Cuối cùng có một người lính đáng thương, bị tàn phế nên phải giải ngũ, đang trên đường đi về kinh đô. Anh gặp một bà cụ, bà hỏi:
– Anh định đi đâu?
Anh trả lời:
– Chính con cũng chẳng biết nên đi đâu nữa!
Anh còn nói giỡn cho vui:
– Con đang khoái được thử sức mình cố tìm xem mấy nàng công chúa nhảy ở đâu để con còn lên làm vua chứ!
Bà cụ nói:
– Chuyện đó đâu có khó! Tối, nếu con được mời rượu thì con đừng uống và con giả đò như đang ngủ say.
Sau đó bà cho anh một chiếc áo khoác nhỏ và dặn:
– Mỗi khi mặc áo này vào, con sẽ có phép tàng hình, lúc đó con có thể lẻn đi theo mười hai công chúa.
Được bày kế hay, anh lính trở nên nghiêm túc và quyết tâm làm thật. Anh xin yết kiến nhà vua, tình nguyện làm việc tìm kiếm. Anh cũng được tiếp đón ân cần như những người trước đây và được vua ban áo quần đẹp để mặc.
Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, anh được dẫn vào căn phòng ngoài. Trong lúc anh đang định lên giường ngủ thì nàng công chúa cả bưng vào mời anh một cốc rượu vang. Nhưng anh đã buộc sẵn khăn dưới cằm, làm như uống thật nhưng thật tình thì anh đã để rượu chảy xuống qua cằm thấm vào khăn mà không hề uống lấy một giọt, rồi anh đi nằm, chỉ một lát sau là anh ngáy làm như đã ngủ say lắm rồi. Mười hai cô nghe tiếng ngáy, đắc chí cười. Cô cả nói:
– Nếu hắn không uống thì chắc đâu đã mất mạng.
Rồi các cô dậy mở tủ, mở hòm, lấy ra những bộ xiêm áo lộng lẫy, ngắm vuốt trước gương, chạy tung tăng trong phòng, hớn hở vì lại sắp được đi nhảy. Chỉ có cô út nói:
– Không hiểu sao, các chị vui mà em thấy lần này nó cứ khác lạ thế nào ấy. Có thể có chuyện chẳng lành sẽ đến với chị em chúng ta.
Chị cả mắng:
– Em như con thiên nga ấy, lúc nào cũng sợ hãi. Em không nhớ hay sao, biết bao hoàng tử đã đến đây mà đều công toi. Đối với tên lính ấy, đáng lẽ chị chẳng cần cho nó uống thuốc ngủ làm gì. Cái thằng thô lỗ ấy chắc sẽ không thức giấc nổi đâu!
Khi xiêm áo trang điểm đã xong, các cô còn ngoái nhìn xem người lính có động tĩnh gì không. Nhưng anh ta nằm nhắm mắt, không hề nhúc nhích. Các cô cứ tưởng như vậy là có thể yên trí làm theo ý mình. Cô cả quay vào giường, khẽ gõ mấy cái. Chiếc giường từ từ tụt sâu dưới đất, các cô theo nhau chui qua cửa hầm, đi đầu là cô công chúa cả.
Người lính quan sát thấy hết mọi chuyện, không chút bàng hoàng do dự, anh khoác áo tàng hình vào, lần theo gót cô út mà đi xuống. Xuống được nửa cầu thang, bất thần anh giẫm phải gấu áo của cô út. Cô sợ hãi la lên:
– Cái gì thế này? Ai kéo áo tôi đấy?
Chị cả bảo:
– Em chỉ hay nghĩ vẩn vơ! Áo em bị vướng móc đấy mà.
Xuống hết thang thì cả mười hai chị em đứng trước một con đường hai bên là hai hàng cây tuyệt đẹp, lá cây bằng bạc, lấp lánh phản chiếu ánh sáng. Người lính nghĩ bụng:
– Mình phải lấy một vật gì để làm chứng.
Rồi anh ngắt một nhánh lá bên đường, tiếng nhánh cây gãy kêu răng rắc. Cô út lại la lên:
– Không biết có đúng không, hình như có tiếng cây gãy, các chị có nghe thấy không?
Nhưng chị cả bảo:
– Đó là tiếng súng mừng vui, vì chúng ta sắp giải thoát cho những hoàng tử của chúng ta.
Đoàn người lại tới một con đường hai bên trồng cây, lá toàn là vàng ròng, lại tiếp đến một con đường khác nữa, nơi đây là cây óng ánh toàn kim cương. Tại nơi nào cũng vậy, người lính đều bẻ lấy một nhánh cây và lần nào tiếng cây gãy kêu răng rắc cũng làm cho cô út sợ co rúm người lại nhưng cô chị cả bảo rằng đó là tiếng súng mừng.
Đi tiếp tục, họ tới một con sông lớn, trên sông có mười hai chiếc thuyền, mỗi thuyền có một hoàng tử rất đẹp trai. Các hoàng tử đợi sẵn các cô, mỗi người đón một cô lên thuyền. Người lính xuống cùng thuyền với cô út. Hoàng tử ở trên thuyền ấy kêu:
– Chẳng hiểu thuyền hôm nay sao lại nặng hơn mọi hôm? Anh phải ráng sức chèo, thuyền mới lướt đi.
Cô út nói:
– Tại sao lại có chuyện đó nhỉ? Hay tại trời oi bức? Hôm nay em không hiểu sao thấy người nóng ran.
Bên kia sông có tòa lâu đài tráng lệ, đèn nến sáng trưng, rộn rã tiếng kèn trống. Họ ghé thuyền vào bờ, tất cả bước vào lâu đài, mỗi hoàng tử nhảy với người yêu của mình. Người lính cũng nhảy trong đám ấy nhưng không một ai nhìn thấy anh. Mỗi khi có cô nào cầm cốc rượu vang định uống thì anh lẻn tới uống cạn, lúc các cô đưa cốc tới miệng thì chỉ còn cốc không. Cô út thấy chuyện khác thường nên lo sợ, chị cả lại an ủi để cô yên lòng.
Họ nhảy tới ba giờ sáng ngày hôm sau, giày đã rách hỏng khiến họ phải ngưng cuộc vui. Các hoàng tử lại đưa các cô trở về. Lần về, người lính ngồi cùng thuyền với cô cả. Thuyền ghé bờ, các hoàng tử và các nàng công chúa tạm biệt nhau, hẹn tối hôm sau gặp lại. Khi các nàng công chúa tới chân cầu thang thì người lính vụt chạy lên trước, về giường mình nằm. Khi các cô mệt mỏi uể oải về tới nơi, thấy người lính vẫn đang ngáy o o. Cả mười hai cô đều nghe rõ mồn một tiếng anh ngáy, các cô bảo nhau:
– Chúng ta có thể yên tâm, không sợ tên lính này.
Rồi các cô cởi xiêm áo, đem cất đi, để giày nhảy đã hỏng xuống dưới gầm giường và đi ngủ.
Sáng hôm sau, người lính vẫn im hơi lặng tiếng. Anh muốn được thấy lại cảnh thần tiên ấy nên đêm sau và đêm sau nữa anh vẫn đi theo các cô. Vẫn như đêm đầu tiên, các cô vui nhảy cho đến khi giày rách hỏng mới chịu thôi. Để có vật làm chứng, đêm thứ ba, người lính lấy một cái cốc mang về.
Đúng giờ hẹn đến trả lời, người lính cầm theo mấy nhánh cây và cái cốc, rồi đến yết kiến vua. Mười hai cô nấp sau cửa để nghe xem anh ta nói gì. Lúc vua hỏi:
– Mười hai cô con gái của ta đã nhảy ở đâu mà đến nỗi giày rách hỏng cả vậy?
Anh tâu:
– Mười hai cô nhảy với mười hai vị hoàng tử trong một lâu đài ngầm dưới đất.
Anh kể lại cho vua nghe câu chuyện diễn biến như thế nào và lấy những vật chứng ra. Vua cha cho gọi các cô tới, hỏi các cô rằng người lính nói có đúng sự thật không. Lúc đó, cả mười hai cô đều thấy chuyện đã lộ, có chối cãi cũng chẳng xong, nên đành thú thật tất cả. Sau đó, vua hỏi người lính muốn lấy cô nào. Anh đáp:
– Thần cũng chẳng còn trẻ trung gì nữa. Xin bệ hạ cho lấy cô cả.
Lễ cưới được tổ chức ngay ngày hôm ấy. Vua hứa khi sắp băng hà sẽ truyền ngôi cho anh. Còn các hoàng tử kia lại bị phù phép sống kiếp súc vật một số ngày bằng số đêm họ đã nhảy với mười hai công chúa.
Ý nghĩa truyện cổ tích 12 nàng công chúa thích khiêu vũ
1) Khi làm việc quan trọng bạn cần phải cẩn thận và tỉnh táo
Trong truyện cổ tích 12 nàng công chúa thích khiêu vũ, các hoàng tử đều thất bại là vì họ đã không cẩn thận. Các hoàng tử đã bị công chúa cả mời rượu, mà trong rượu có thuốc mê nên khi uống vào các hoàng tử đều lần lượt ngủ say và quên mất nhiệm vụ của mình.
Các em thấy đó, khi làm việc quan trọng các em cần nhớ phải luôn giữ cho đầu óc mình được minh mẫn và tỉnh táo. Ví dụ như để có được kết quả thi tốt thì ngoài việc phải chăm chỉ học tập hàng ngày, các em nhớ buổi tối hôm trước khi đi thi, các em cần đi ngủ sớm. Có như vậy ngày hôm sau đi thi các em sẽ giữ được đầu óc mình minh mẫn nhất để làm bài thi.
2) Để người khác tin bạn, thì bạn phải có bằng chứng
Cũng trong truyện cổ tích mười hai nàng công chúa thích khiêu vũ, các em thấy người lính đã khéo léo không uống rượu mời của các công chúa để giữ đầu óc mình được tỉnh táo. Mặc dù được bà lão tặng chiếu áo tàng hình để đi theo các công chúa. Nhưng nếu người lính không có vật chứng thì ai sẽ tin rằng anh ta đã tìm ra nơi các công chúa khiêu vũ nhỉ?
Trong câu chuyện người lính đã rất cẩn thận lưu lại các bằng chứng. Khi đi qua các con đường có hàng cây bằng bạc, bằng vàng, bằng kim cương, người lính đều cẩn thận bẻ lấy các nhánh cây bằng bạc, bằng vàng và bằng kim cương để làm chứng. Thậm chí tại buổi khiêu vũ, người lính còn cầm một cái cốc mang về nữa.
Nhờ đức tính cẩn thận, kiên trì và nhẫn nại, nên người lính thật xứng đáng để trở thành hoàng tử, được cưới công chúa xinh đẹp và được nhà vua truyền lại ngôi báu.
– Truyện cổ tích bác nông dân và con gấu – Sự mưu trí và cần cù lao động của bác nông dân đã chiến thắng con gấu lười biếng và tham lam
– – Truyện cổ tích nổi tiếng thế giới của nhà văn Andersen
– Trẻ em Mỹ học được gì qua truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem
– – Truyện cổ tích về người anh Văn Linh chịu khó dùi mài kinh sử và mụ dì ghẻ gian ác
Cập nhật thông tin chi tiết về Nàng Công Chúa Bị Mất Tích trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!