Bạn đang xem bài viết Mùa Xuân Trong Thơ Của Các Tác Giả Nam Định được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mùa xuân trong thơ của các tác giả Nam Định
Mùa xuân là đề tài vô tận của thi ca. Bằng cảm xúc, sự rung động của mình, bao thế hệ làm thơ đã khắc hoạ những hình ảnh đẹp của cảnh sắc mùa xuân qua những vần thơ. Qua những bài thơ về mùa xuân, các nhà thơ đã thổi vào mùa xuân sức sống, gợi lên trong lòng người đọc những xúc động, bâng khuâng…
Nam Định tự hào có nhiều nhà thơ nổi tiếng sống trong thời kỳ đầu phong trào Thơ mới như: Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ… Trong đó, Nguyễn Bính được xem là “Thi sĩ của mùa xuân” với các bài thơ: “Xuân đến”, “Thơ xuân”, “Mùa xuân xanh”, “Tết của mẹ tôi”… Đến giai đoạn sau này, mùa xuân vẫn như mạch ngầm chảy mãi để ông viết nên những bài thơ: “Thư Tết”, “Xuân nhớ miền Nam”, “Tiếng trống đêm xuân”… Cảnh vật thiên nhiên, đất trời giao mùa, luôn làm bật lên những cảm xúc tươi mới trong tâm hồn thi sĩ Nguyễn Bính. Đối với ông, bao nhiêu tuổi đời là bấy nhiêu tuổi xuân, mỗi mùa xuân qua các tác phẩm thơ lại hiện lên đa sắc, muôn hình muôn vẻ. Nói đến mùa xuân của làng quê, thi sĩ không thể không nói đến cái mưa xuân nhè nhẹ làm rộn rã con tim yêu đương của những người đang yêu. Tác phẩm “Mưa xuân” của Nguyễn Bính là câu chuyện tình cảm của đôi trai gái với những hò hẹn: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay/ Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy/ Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ/ Mẹ bảo “Thôn Đoài hát tối nay”. Mùa xuân như có “duyên nợ” với Nguyễn Bính, bởi trong tình yêu tha thiết Nguyễn Bính dành cho con người, thiên nhiên, cuộc sống, từ ngõ xóm, đường làng, hàng cây, ruộng vườn, bến sông, con đò đều bừng tỉnh, dập dìu đầy sức xuân. Mùa xuân trong tác phẩm “Xuân về” được ông khắc hoạ thật sống động, người và cảnh thật gần gũi mà cũng thật lung linh, kỳ ảo. Những vần thơ mang những hạt mưa xuân của ngày hội làng khi hoa xoan rụng ngập tràn ngõ xóm giúp người đọc lạc vào cõi yên bình trong trẻo: “Đã thấy xuân về với gió Đông/ Với trên màu má gái chưa chồng/ Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm/ Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong”.
Nếu như Nguyễn Bính được xem là “Thi sĩ của mùa xuân” thì Đoàn Văn Cừ được coi là “Nhà thơ thôn ca”. Những tác phẩm viết về mùa xuân của ông là những hình ảnh mộc mạc, giản dị của thiên nhiên và đời sống thôn quê với những làn điệu chèo, nếp nhà tranh, xóm nhỏ, bữa cơm gia đình đã gắn liền vào tiềm thức của người Việt. Tiêu biểu là các bài thơ: “Chợ Tết”, “Đám cưới mùa xuân”, “Đám hội”, “Xuân xưa và nay”, “Xuân quê bà”… Với niềm yêu đời, cái nhìn bao dung, nhân ái, bài thơ “Chợ tết” là một bức tranh về khung cảnh thiên nhiên chan hoà, sống động, lung linh với đủ các sắc màu. Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống: “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa/ Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa/ Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh/ Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”. Và tiếp theo là cảnh nhộn nhịp phiên chợ hiện rõ dưới bầu trời đầy ánh sáng: “Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc/ Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon/ Vài cụ già chống gậy bước lom khom/ Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ/ Thằng em bé/ nép đầu bên yếm mẹ/ Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu/ Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau”. Trong thơ Đoàn Văn Cừ luôn đề cao “thi trung hữu hoạ”. Bức tranh nào của ông cũng đầy nhựa sống, là một thế giới linh hoạt. Bài thơ “Đám cưới mùa xuân” cũng là một bức tranh như thế: “Ngày ửng hồng sau màn sương gấm mỏng/ Nắng dát vàng trên bãi cỏ non xanh/ Dịp cầu xa lồng bóng nước long lanh/ Đàn cò trắng giăng hàng bay phấp phới”. Thơ của Đoàn Văn Cừ không chỉ là những bức tranh đầy màu sắc mà có thể còn được coi những “cuốn phim” sống động, do nhà thơ làm đạo diễn. Nhà thơ đã sắp xếp từng nhân vật, dàn từng cảnh trí cho “cuốn phim” của mình sinh động, hấp dẫn.
Lướt qua các trang thơ xuân của các tác giả Nam Định, ngoài những thế hệ nhà thơ lớp trước với những tác phẩm gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của họ thì ngày nay, nhiều nhà thơ đã có những tác phẩm viết về mùa xuân rất thành công. Tiêu biểu là các tác giả: Phạm Trọng Thanh, Trần Đắc Trung, Phạm Trường Thi, Nguyễn Hữu Tình, Bùi Công Tường, Vũ Minh Am, Đỗ Phú Nhuận, Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Hồng Vinh, Hoàng Trung Hiếu, Nguyễn Thấn, Phạm Ngọc Quang, Trần Văn Lợi… Mùa xuân là mùa của hội làng, là nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của quê hương. Sau một năm lao động vất vả, hội làng là dịp để mọi người dân quê tạm gác lại những lo toan, hòa mình vào không khí sum vầy và những sinh hoạt cộng đồng. Nguyễn Hồng Vinh đã rất thấu hiểu tâm tư, nỗi niềm của người dân khi viết những câu thơ đầy náo nức trong bài thơ “Đi chợ tầm xuân” với những ý thơ hay, liên tưởng đẹp, lãng mạn mà cũng hiện thực: “Chợ Viềng, năm có một phiên/ Trăm làng mồng tám tháng giêng hẹn hò/ Dập dìu người bán, người mua/ Dao với cuốc, giống cây vừa độ xuân”… Cũng chìm vào những suy tư, cảm nhận cái đẹp của xuân quê nhưng cảm nhận của nhà thơ Phạm Trọng Thanh trong tác phẩm “Thành Nam có một gác văn” trở nên sâu lắng hơn so với không khí của ngày hội các tác phẩm khác. Nhà thơ đã hóa thân vào những làn mưa xuân trên bến đò xưa cùng những âm thanh của tiếng gọi đò từ một thời xa vắng và làm cho tiếng gọi đò bỗng trở nên ảo diệu, động cả đất trời: “Gọi đò gọi cả nhân gian/ Câu thơ sông Lấp xanh làn mưa xuân”… Trần Văn Lợi là gương mặt thơ trẻ. Cảm xúc mùa xuân đã tạo thi hứng cho tác giả vẽ nên cảnh xuân vùng quê lãng mạn, thi vị và sâu lắng ghi dấu trong ký ức một thời. Mùa xuân trong thơ Trần Văn Lợi phần lớn là xuân ở các làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ gắn với những vẻ đẹp của những cô thôn nữ mộc mạc, thanh khiết. Tiêu biểu là bài thơ “Mùa xuân vào phố” với những ý thơ đầy cảm nhận: “Chị gánh mùa xuân đi dọc tháng ngày/ Những giò hoa chia niềm vui khắp ngả/ Trên vỉa hè bê tông bon chen ồn ã/ Hoa đến với người bằng sự lặng im… Mùa xuân nở bừng trên con đường của chị/ Hoa vừa đi, vừa thủ thỉ toả hương…”. Tác phẩm “Lặng lẽ” đã khắc hoạ được vẻ đẹp người thôn nữ được ví như những nét xuân mới chớm, chuyên cần mà khiêm nhường, âm thầm chịu đựng mà cứng cỏi, tin yêu, đẹp như cây mạ chiêm chờ đón nắng xuân: “Lặng lẽ đồng xa, đứng dầm chân/ Non tơ lúa bén nết chuyên cần/ Em như cây mạ, lòng đang Tết/ Rễ cuối mùa đông, nõn đã xuân…”.
Ngày xuân, được ngắm hoa lá khoe sắc cùng đất trời nhân gian, lắng nghe tâm hồn mình qua những vần thơ xuân, mỗi người đọc chúng ta ai cũng bùi ngùi xúc động trước những sâu thẳm nỗi lòng mỗi tác giả, những rung cảm, tình yêu tha thiết với mùa xuân. Mỗi nhà thơ, mỗi tâm hồn đều gửi gắm nỗi niềm của cuộc đời vào mỗi tác phẩm của mình. Với cái nhìn tinh tế của các tác giả Nam Định đã nêu bật được vẻ đẹp của mùa xuân, đó là vẻ đẹp của con người hoà cùng đất trời thiên nhiên, cảnh vật của mùa xuân. Hương sắc của mùa xuân trong các tác phẩm hiện lên không ồn ào, náo nhiệt, không khoa trương, ầm ĩ, mà chân thành và dung dị, đằm thắm, đẹp một cách mặn mà, lan tỏa trường tồn với thời gian. Qua nhiều thế hệ, sức sống mãnh liệt của thơ ca Nam Định vẫn trường tồn cùng mùa xuân./.
Bài và ảnh: Khánh Dũng
Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Tác Giả Thanh Hải
Đề bài: Phân tích bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải
Bài làm
Khát vọng cống hiến, khát vọng luôn luôn mong cho nước nhà thêm tươi đẹp đó cũng chính là khát vọng của nhiều nhà yêu nước, nhiều văn nghệ sĩ. Thanh Hải cũng đã thể hiện được khát vọng muôn thuở và nguyện dâng hiến cho đời thông qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
Ngay từ phần mở đầu người ta cũng đã có thể nhận thấy được hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả Thanh Hải mở đầu cho bài thơ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Người ta cũng nhận thấy được ở đây có một nét đặc trưng nơi xứ Huế là hình ảnh màu tím. Đó chính là một gam màu tím thật gợn nhẹ nhàng biết bao nhiêu, không gian lại như gợi mở ra đó chính là hình ảnh:
Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng
Có thể nhận thấy được chính trong không gian vang vang và vô cùng vui tươi của tiếng chim càng đậm đà chất Huế. Mùa xuân của đất trời được gợi nhắc lên đó chính là một bông hoa tím và tiếng hót của chim chiền chiện. Thông qua mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả Thanh Hải cũng thật tài tình biết bao nhiêu khi ông cũng tinh tế chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống, mùa xuân của nhân dân và đất nước. Không thể phủ nhận được chính với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” đây cũng chính là những biểu tượng của hai nhiệm vụ của con người đó chính là sự chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động tăng gia để xây dựng đất nước Việt Nam ta mà tác giả cũng đã sử dụng với những câu thơ giàu hình ảnh và mang tính gợi cảm nhất:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Thông qua khổ thơ ta nhận thấy được chính hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non. Hình ảnh của lộc non lúc này đây cũng đã theo người cầm súng và người ra đồng. Câu thơ cũng có thể hiểu được theo nghĩa đó chính là họ cũng đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của Tổ quốc thân yêu của chính họ.
Tác giả Thanh Hải cũng đã sử dụng biện pháp điệp từ, sử dụng biện pháp điệp ngữ như nhấn mạnh và đồng thời như cũng muốn kết thúc một khổ thơ bằng dấu ba chấm. Thanh Hải như muốn nói rằng chắc chắn rằng rồi sau này thì đất nước sẽ còn đi lên, cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều để có thể vươn đến một tầm cao mới không có sự dừng chân cũng như sự ngơi nghỉ chút nào cả. Trong khổ thơ còn gợi lại chính sức sống của mùa xuân đất nước nó còn tinh tế khi được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả. Mùa xuân của đất nước còn thể hiện được cả những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm. Đất nước bốn ngàn năm đó cũng đã phải trải qua biết bao vất vả và gian lao để có thể vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân luôn tươi đẹp. Với những hình ảnh so sánh hay hơn ta nhận thấy được đất nước thật đẹp và cũng hiên ngang:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Khổ thơ cho chúng ta nhận thấy được đó cũng chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải mà tác giả muốn đối với đất nước, dân tộc. Qủa thực chính với những giọng thơ ấy dường như cũng lại rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người biết bao nhiêu.
Ác giả Thanh Hải cũng thật tài tình, đó chính là từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước ta như cảm nhận thấy được mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm cũng như thể hiện được một sự tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Nhìn mùa xuân tươi đẹp như vậy nên tác giả cũng có mong ước được cống hiến cho mùa xuân của đất nước:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Người ta nhận thấy được ở đây có được một lời thơ như ngân lên thành lời ca. Thanh Hải đã thay từ “Tôi” sang “Ta” như muốn nói khát vọng dâng hiến, được cống hiến cho đất nước là trách nhiệm của mọi người chứ không phải của riêng một ai cả.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Khổ thơ cũng cho thấy được sự cống hiến không bao giờ phân biệt tuổi tác. Sức nhỏ cống hiến nhỏ để có thể phục vụ kháng chiến, góp phần xây dựng quê hương đất nước của chính mình.
Người đọc cảm nhận được ngay từ sự kết túc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế đó chính là những điệu Nam ai, Nam Bình như cứ ngân vang, ngân xa và mênh mang tha thiết chẳng khác gì là một bài ca ca đất nước. Thông qua đó cũng lại biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của chính người thi sĩ với đất nước, quê hương:
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế
Thông qua thi phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” thì nhà thơ Thanh Hải thể hiện một cách chân thành, cũng vô cùng thiết tha sâu lắng. Nhà thơ cũng đã có được những ước nguyện khiêm nhường để có thể đóng góp sức mình vào trong mùa xuân chung của đất nước.
Minh Nguyệt
Topics #Mùa xuân nho nhỏ #Phân tích bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ #tác giả Thanh Hải #văn phân tích
Bốn Mùa Thương Nhớ: Thơ Của 4 Tác Giả
Qúi 3 -2013, NXB Hội Nhà Văn phát hành cuốn thơ Bốn mùa thương nhớ của 4 tác giả cùng sinh năm 1939: Lê Hưng VKD – Trần Áng Sơn – Hồ Linh – Tùng Linh (trong đó “cụ” Tùng Linh vừa mất năm 2012). Ba người còn lại “giỗ đầu” nhớ bạn bằng cách “hùn vốn liếng THƠ” với nhau để “bốn mùa thương nhớ”. Bạn văn Hà Thủy (Đỗ Văn Phúc) gọi nhóm tác giả này là “bốn chàng lính ngự lâm”, vì họ đã là bạn thơ của nhau cách nay đã trên nửa thế kỷ.
Hồi đó, ở Sài Gòn (thập niên 50 thế kỷ XX) Lê Hưng VKD, Trần Áng Sơn, Hồ Linh và Tùng Linh là 4 cậu học sinh cấp 3 trung học (chuẩn bị thi Tú Tài 1 rồi Tú Tài 2) rất ham thích văn thơ. Thậm chí trong những buổi cùng nhau học tập, giải các bài toán khó nhưng vẫn “hăng hái” chia sẻ cho nhau các bài thơ tình ảo đầu đời. Bây giờ người còn người mất, họ vẫn trọn vẹn nhớ về nhau như ngày xưa!
Tôi là bạn vong niên của anh Lê Hưng VKD – quen nhau bởi cùng thích nghiên cứu về quốc sử Việt Nam, và cũng vì thích làm thơ nữa! Theo yêu cầu của anh, tôi có bài “điểm sách” này! Nội dung tập thơ Bốn mùa thương nhớ của 4 “cụ già” Lê Hưng VKD, Trần Áng Sơn, Hồ Linh và Tùng Linh là 4 tâm thức trải lòng với 4 ngữ khí thơ riêng biệt (4 tournures propres de la poésie pour chacun). Tôi giới thiệu bạn đọc thưởng thức “tạm” thơ của mỗi “cụ” một bài:
Tùng Linh:
Ngậm ngùi
Ngày xưa mộng ước nào xanh?
Em là con gái thị thành kiêu sa
Thơ ngây từ giấc ngọc ngà
Bến tình không ghé lại qua bến sầu
Nước hai lần chảy qua cầu,
Vì ai ai biết duyên đâu lỡ làng?
Chữ tình tri kỷ hồng nhan,
Cho anh đỡ gánh buồn sang bên này,
Để truyền hơi ấm trong tay
Mắt môi ai, lại đong đầy nhớ thương?
Ngược xuôi trong cõi vô thường …
Dấu yêu làm hẹn chung đường hoàng hôn
Từ đêm chung bóng, mình chôn ngậm ngùi.
(sáng tác khi bà Bích – vợ tác giả qua đời)
Hồ Linh:
*Duyên kiếp
Nhập hồn bướm, mộng đêm đêm,
Nàng Mai thấp thoáng bên thềm bỏ đi …
Hận tình trôi dạt bến mê,
Nghìn trùng xa cách đi về mãi sao ?
*Thế hệ
Ngàn xưa hiện diện bây giờ,
Ngàn sau chơi tiếp cuộc cờ dở dang …
Tình Anh hun đúc tâm can,
Đất trời thai nghén tình thương ngọc ngà …
* Ly biệt
Tuyết bay nhòe nhạt khăn tang,
Phù Sinh ghi dấu bên đường nấm hoa,
Người đi, linh khí vật vờ …
Thương yêu để lại một nhà hoang vu!
Trần Áng Sơn
Em – đom đóm và chiêm bao
Hỡi em trở giấc sao Hôm,
Bên hè trăng bạch hóa đom đóm trời?
Đất nằm thở đẫm sương nguôi,
Gió đi qua, để nụ cười vướng theo …
Chúng ta hơi thở chẳng đều …
Chiêm bao thấy ướt men chiều xuống thân.
Lê Hưng VKD
Âm Dương hàm ơn nhau (trích đoạn)
Này Em chùa khuya nhịp mõ
Này Em chuông sáng nhà thờ…
Hai TA chiêm bao nhịp thở,
Hai TA chiêm bao hư vô…
*
– Ông ơi, kìa xuân hoa nở !
– Bà ơi, hương tóc hẹn hò !
Em gọi TA: nhìn bến đỗ,
TA tặng EM: chuỗi tương tư…
*
Bây giờ trời cao đẹp đẽ ,
Lao xao nguồn phúc quanh nhà…
Bây giờ CHÁU – CON tươi trẻ,
Vui nhìn bướm lượn bên hoa…
*
TA cám ơn đời như thế
TA thêm nghiệm lý tuổi già :
– Gặp Em , như về quê MẸ !
– Yêu Em , như biết quê CHA ….
Nhân ngày 1.10.2013 – ngày “Người cao tuổi” mời bạn đọc nhàn lãm Bốn mùa thương nhớ của 4 tác gải ở tuổi 75 “xưa nay hiếm” như lời chúc sức khoẻ!
PV
Chia sẻ liên kết này…
Phân Tích Hình Tượng Sóng Trong Bài Thơ Sóng Của Tác Giả Xuân Quỳnh
Bài làm:
Là một trong những nhà thơ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước – Xuân Quỳnh là nhà thơ giàu vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn và hồn hậu, trân thực và luôn da diết khát vọng hạnh phúc trong cuộc sống và trong tình yêu. Được viết trong chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền – Thái Bình năm 1967 và in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, bài thơ “Sóng” là tiếng thơ tiêu biểu cho nhà thơ Xuân Quỳnh thuộc vào loại hay nhất của tác giả.
Có thể nói hình tượng “sóng” là một trong những sáng tạo vô cùng độc đáo của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ “Sóng” này hình tượng “sóng” và “em” là hai hình tượng luôn đi sonh hành với nhau không tách rời. “Sóng” là cơ sở để thi sĩ bày tỏ trạng thái bí ẩn của mình là tâm hồn của một ngời phụ nữ đang tràn đầy sức sống đang ở độ tuổi của tình yêu và tuổi trẻ, mọi trạnh thái mãnh liệt của tình yêu, một thứ tình cảm không bao giờ mất đi của cả nhân loại. Mở đầu bài thơ tác giả viết:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìn ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Tác giả như đang ví hình tượng của “sóng” giống như một người phụ nữ trong tình yêu có tình cảm hết sức thất thường, đôi khi còn không hiểu nổi mình. Hình ảnh sóng ở đây là người ohuj nữ sống trong một không gian chật là “sông” không thể hiểu được mình nên muốn vươn ra một không gian lớn hơn để có thể thấu hiểu được bản thân. Tình cảm của người phụ nữ ở đây là rất tran thành và da diết, thủy chung vẹn toàn từ ngày xưa thế nào thì cho đến bây giờ và ngày sau vẫn nhất nhất là một không thay đổi thao thời gian. Bài thơ là những hình tượng sóng vì vậy mà những khổ thơ cũng nối tiếp nhau như những lớp sóng vậy. “Sóng” ở đay là đói tượng để sẻ chia, để dãi bày và để cảm nhận, cách tính cách của “sóng” cũng như các cung bậc thăng trầm trong tình yêu của một người phụ nữ cụ thể ở đay chính là tác giả Xuân Quỳnh. Nối tiếp mạch cảm xúc của hai khổ thơ đàu thì đến khổ thơ thứ ba chính là hình tượng “sóng” trở thành hình tượng để ngẫm nghĩ:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
Hình tượng “sóng” như để suy tư để nguyện cái ngọn nguồn của tình yêu màu sắc nhiều cung bặc tình cảm khác nhau.TRong ba khổ thơ cuối từ đối tượng là sự suy tư thì hình tượng sóng trở thành đối tượng khát vọng của nhan vật em, nhân vật em và sóng như được hòa tan vào nhau để cùng chiêm nghiệm những thứ về cuộc sống.
Bài thơ là lời tự bạch của một người phụ nữ đang cháy bỏng trong ngọn lửa của tình yêu thể hiện qua hình ảnh của “sóng” rất khéo léo qua những cung bậc thăng thầm của tình yêu và của sóng. Mở đàu bằng hình tượng của “sóng” nhưng cũng là những tâm trạng của người phụ nữ đang yêu nồng cháy, người phụ nữ ở đây dám bộc bạch tình cảm của mình một cách táo bạo vô cùng nhưng không vì thế mà mất đi sự duyên dáng vốn có của mình trong tình yêu. Từ chuyện của con sóng ngoài sông, ngoài biển khơi tác giả chuyển sang câu chuyện về tình yêu đôi lứa, chuyển sóng là đối tượng cảm nhận, sóng là thứ để người phụ nữ trong tình yêu dãi bày tâm sự, trải lòng ra để suy tư và cảm nhận. Dòng suy tư ấy bắt đàu bằng nỗi băn khoăn, trăn trở, khát khao tìm đến ngọn nguồn của tình yêu mà nhân vật trữ tình đang thắc mắc:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua”
Nhưng thiên nhiên là vô tạn cũng như hình tượng “sóng” hết lớp này đến lớp khác mà không sao tìm được nguồn gốc là từ đâu, vì vậy mà nhân vật trữ tình ở đây cũng không thể tìm được ngườn gốc của tình yêu là vì thế đành phải quay trở lại để tự thấu hiểu nỗi lòng bản thân vừa say mê vừa dào dạt những cung bặc khác nhau trong tình yêu. Tuy cuộc đời hữu hạn và vô cùng trác trở nhưng tình yêu thì lại khác dù có xa cách đến mấy cuối cùng nó sẽ tìm được nhau, tìm được tâm hồn đồng điệu:
” Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
“Sóng” được viết theo thể thơ năm chữ nhưng số lượng các câu tromg các khổ là không đều nhau, nhịp thơ của tác giả đa dạng và linh hoạt vì thế mà bài thơ có được những nét nhỉ nhảnh, hồn nhiên của một người phụ nữ đàn yêu. Giọng điệu của bài thơ gắn liền với hình tượng của “sóng” rất tha thiết và trân thành nhưng cũng ẩn chứa nỗi phấp phỏng, lo âu, là nhịp đạp của trái tim hồn hậu giàu yêu thương, giàu khát vọng và đặc biệt nahjy cảm của tác giả Xuân Quỳnh.
Cùng với thực thể “em”, hình tượng “sóng” là hai hình tượng song song tồn tại trong nhau trong bài thơ “Sóng” được tác giả Xuân Quỳnh thể hiện thành tình cảm, khát vọng, tâm trạng của một người phụ nữ đang yêu, thất thường như những con sóng ngoài biển khơi và cũng không biết cội nguồn xuất phát từ đâu đến.
Hằng
Cập nhật thông tin chi tiết về Mùa Xuân Trong Thơ Của Các Tác Giả Nam Định trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!