Xu Hướng 11/2023 # Một Buổi Sáng Đọc Thơ Tuệ Sỹ # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Một Buổi Sáng Đọc Thơ Tuệ Sỹ được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ta làm kẻ rong chơi từ hỗn độnTreo gót hài trên mái tóc vào thuNgồi đếm mộng đi qua từng đọt láTuệ Sỹ

Hình như Tuệ Sỹ làm thơ rất nhiều. Nghe nói lúc băng rừng vượt núi trong thời gian đấu tranh bí mật để liên lạc giao kết với mặt trận rừng núi cao nguyên, trên những ngọn đèo trùng điệp của quê hương, Tuệ Sỹ đã làm rất nhiều thơ. Hình như có người đã giữ lại nhiều tập thơ chưa xuất bản và không chịu phổ biến. Tôi chỉ được đọc đi đọc lại hai bài thơ của Tuệ Sỹ. Hình như hai bài thơ này đã được làm trước lâu ngày cuối tháng 4 năm 1975 (và đã được phổ biến nhiều lần trên các báo chí hải ngoại hiện nay). Thơ của Tuệ Sỹ không phải chỉ có thế, hiển nhiên. Tuy nhiên, chỉ nội hai bài thơ cũng đủ nói lên thế giới thơ mộng lặng lẽ của Tuệ Sỹ.

Thế giới thơ mộng lặng lẽ của Tuệ Sỹ không có nhan đề: Hai bài thơ đều không có tựa. Một người đã từng quen biết Tuệ Sỹ nhiều chắc chắn phải ngạc nhiên: Tuệ Sỹ không để lộ ra bất cứ hình ảnh hay chi tiết gì có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với đời sống cá nhân thường nhật của mình. Có lẽ đặc tính thứ nhất của thơ Tuệ Sỹ là không có “cá tính”. Đi ngược lại với thói quen phê bình thơ văn của phần đông (ai cũng muốn đi tìm “cá tính” của mỗi thi sĩ), tôi nghĩ rằng cái việc thể hiện cái “không có cá tính” trong thơ là điều khó khăn nhất cho một người làm thơ. Cá tính được cụ thể hóa qua những hình ảnh chi tiết của đời sống cá nhân thường nhật: Ngay đến những bài thơ khách quan lạnh lùng của thi hào Hy Lạp hiện đại Cavaf cũng mở rộng rõ ràng tiểu sử đời sống cá nhân thường trực hàng ngày của chính đương sự; ngay cả những bài thơ tuyệt tác của thi hào thế kỷ XVI – XVII của Ana John Donne, gọi là nhà thơ “siêu hình” nhưng cũng để lộ những nét sâu đậm của đời sống cá nhân thường nhật. Trái lại với Tuệ Sỹ, đời sống cá nhân thường nhật đã vắng mặt, còn cá tính đã được bôi sạch hay đã được ẩn giấu nhẹ nhàng đâu đó. Về hai bài thơ không nhan đề, tôi xin gọi bài A và bài B để tiện điểm danh: Hai bài thì đều không chấm phết; trong bài A chỉ có dấu chấm hỏi bất ngờ duy nhất:

Chẳng một lần lầm lỡ không ư?

Câu hỏi mà cũng chẳng phải câu hỏi, câu hỏi trên chỉ để nhấn mạnh một cách tương phản một cái gì dứt khoát nhất nằm ở câu thơ thứ năm:

Một lần định như sao ngàn đã định

Chúng ta hãy để ý hai chữ “một lần” trong câu trên và trong câu hỏi; mấy chữ một lần mang tất cả sức nặng gợi nghĩa của chữ Đức “Einmai” (một lần) trong thơ của Rainer Maria Rilke. Tuệ Sỹ đã sử dụng bốn lần mấy chữ “một lần” trong bài thơ A (trong câu 5 câu 6, câu 11 và câu 12) và mỗi lần dùng một lần trong câu đầu thì câu kế tiếp cũng vang lên “một lần” nữa… Xin đọc một lần nữa:

Một lần định như sao ngàn đã địnhLại một lần nông nổi vết sa cơ (câu 5 và câu 6)

Một lần ngại trước thông già cung kỉnhChẳng một lần lầm lỡ không ư? (câu 11 và câu 12)

Chúng ta cũng cần để ý những chữ “định”, “nông nổi”, “lầm lỡ” đi theo sau mấy chữ “một lần”. Một lần định, một lần nông nổi, một lần ngại, một lần lầm lỡ… Như thế có nghĩa là gì? Không có gì than tiếc cả, ngược lại. “Định” chỉ có nghĩa là định mỗi khi “định” được thực hiện bi tráng giữa những nông nổi, những ngại ngùng, những lầm lỡ vô định. Đây chẳng phải là cái ngờ vực bất hủ của Descartes (đã được an nhiên xác định trước từ dự tưởng về nền tảng bất di dịch tuyệt đối về chân lý như là “xác thực tính”, tức là “certitudo” trong ý nghĩa siêu hình của tuyệt điểm triết lý Descates, nghĩa là “Fundamentum Absolutum Inconcussum Ventatis” (theo nghĩa vừa dịch trước khi dẫn). Cũng chẳng lưỡng lự theo diện đã được nuôi dưỡng trong tư tưởng Long Thọ thì không thể rơi vào Chủ Quan Tính hay Khách Quan Tính như thế mà Cá Tính chỉ là hậu quả tất yếu của Siêu Hình Học Tây Phương cận đại và hiện đại về Chủ Thể Tính; và Khách Quan Tính cũng chỉ là hậu quả đương nhiên của Chủ Thể Tính tương đối và tuyệt đối của Kant và Descarites và tuyệt đối nhất là của Hegel. Xin trở lại bài thơ A và xin đọc lại hai câu mở đầu:

Này đêm rộng như khe rừng của biểnHai bàn tay vén lại tóc xa xưa

Và xin đọc lại hai câu cuối của bài thơ:

Tất nhiên tôi phải ngạc nhiên và ngừng lại suy nghĩ: Tôi không bao giờ thấy Tuệ Sỹ có tóc (chỉ sau ngày cộng sản nhốt tù thì tóc mới mọc lên). Thầy tu không có tóc lại làm thơ với hình ảnh trữ tình lặp đi lặp lại hai lần trong bài A (vén lại tóc xa xưa) và một lần trong bài B (Treo gót hài trên mái tóc vào thu). Tóc ở đây là tóc của ai? Của một thiếu nữ? Tầm thường quá và không hẳn là thế. Dù là thầy tu đi nữa thì đôi lúc cũng mơ mộng như mọi người cho vui nhẹ trong không khí khổ hạnh? Tóc của đàn ông? Cũng không hẳn thế? Thôi thì cứ gọi tóc của thơ, đủ rồi. Có thể tạm chẻ tóc ra làm tư và gọi là tóc của tục đế, thế đế” theo tinh thần của Long Thọ “Chân đế hay Đệ nhất nghĩa đế” thì phải cần đến “Tục đế hay Thế đế”, vì “Niết Bàn không khác mảy may nào cả với Luân Hồi”, tuyệt đỉnh cao siêu nhất của Phật Giáo. Bỏ triết lý và tôn giáo qua một bên, và xin trở lại thế giới của Tuệ Sỹ và xin đọc lại từ đầu với sáu câu mở bài:

Này đêm rộng như khe rừng của biểnHai bàn tay vén lại tóc xa xưaMiền đất đỏ trăng đã gầy vĩnh viễnTừ vu vơ trong giấc ngủ mơ hồMột lần định như sao ngàn đã địnhLại một lần nông nổi vết sa cơ

Cách hạ vần cuối rất rộng rãi (…ưa, …ồ, …iễn, chúng tôi chữ “Này” bắt đầu câu thơ để gọi. Thơ là gọi: Gọi tên, hay đúng hơn: Gọi sự có mặt; gọi sự hiện diện. Thơ thường khi cũng gọi sự vắng mặt, làm cho sự vắng mặt thành có mặt. Đêm là sự vắng mặt của ban ngày.

Này đêm rộng như khe rừng cửa biển

“Đêm rộng” ở đây không có nghĩa là đêm lớn rộng có nghĩa là như khe mở rộng ra rừng và cửa mở rộng ra biển: Đêm rộng là đêm mở rộng ra ngày mai như câu 13 trước câu thơ cuối. Và câu cuối:

Nói rằng thơ của Tuệ Sỹ hay hoặc không hay thì lố bịch. Chỉ có thể nói rằng thơ của Tuệ Sỹ đang được chúng ta đọc đi đọc lại nhiều lần và suy nghĩ lan man hoặc cảm nhận tùy hứng. Ít nhất có một người làm thơ đáng cho ta đọc giữa “sống chết giữa điêu tàn vờ vĩnh”, để cho chúng ta còn có được “một buổi sáng nghe chim trời đổi giọng…”. Đặc tính thứ ba và cuối cùng của thơ Tuệ Sỹ chính là tiếng thơ đổi giọng của một loài chim đi từ cõi xa xưa của vô biên tế kiếp trong lòng sâu thẳm của Tính Mệnh Quê Hương…

Từ Bài Lao Xao Của Duy Khán, Em Hãy Tả Lại Khu Vườn Trong Một Buổi Sáng Đẹp Trời

Từ bài Lao Xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời – Bài làm 1

Tôi là người rất yêu cây cối, cứ đi đến đâu, thấy vườn cây um tùm, xanh tốt là tôi thấy hân hoan trong người. Tôi yêu vườn cây vì nhà tôi cũng có một khu vườn nhỏ, khu vườn đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm, giúp tôi khôn lớn trưởng thành.

Buổi sáng hôm nay tiết trời rất mát mẻ và dễ chịu. Cái mát của buổi sáng làm lòng người dễ chịu và khoan khoái vô cùng. Chạy ra vườn,tôi thoáng nhìn những tia nắng nhỏ nhảy múa lăn tăn trên lối đi, trượt xuống những tàu lá, trải dài trên những cánh hoa. Dường như nắng cũng muốn làm nhẹ lòng con người nên không hề gay gắt, nóng nảy mà ấm áp, nhẹ nhàng như những cô bé mến yêu. Dấu hiệu của một ngày bình yên đẹp đẽ!

Vì đêm qua có trận mưa, đất vừa mới tiếp thêm cho chúng nguồn nước mới – nguồn nhựa sống nóng hổi tràn trề đã làm cho hoa lá thêm hăng hái, phô bày hết vẻ đẹp của mình. Tôi ngước nhìn lên những tán dừa đong đưa. Xanh, xanh non, xanh óng ả, xanh đến kì lạ! Nắng mới trong trẻo càng làm cho màu non tươi thêm rực rỡ.

Ở góc vườn nhà tôi là một cây dừa cao chót vót, với chùm dừa trĩu quả trên ngọn. Dừa lớn tuổi hơn tôi nhiều lắm. Mẹ kể, trước khi tôi chào đời, lúc cha mẹ mua mảnh đất này thì ở đây đã sẵn có cái ao và mấy hàng dừa. Bên dưới hàng dừa là cái ao. Ao không lớn nhưng đủ chỗ cho chiếc xuống nhỏ. Tôi vẫn thường leo lên chiếc xuồng ấy, vớ lấy một khúc sào đủ dài và bắt đầu cuộc thám hiểm quanh… ao của mình. Ao nhà tôi nước không trong mà đục đục màu đất, hắc hắc mùi bùn. Chẳng thấy bóng dừa nào in xuống cả, cũng chẳng thấy được màu xanh ngắt của bầu trời – cái màu mẹ vẫn gọi là màu mắt xa xăm chờ đợi hoàng tử của nàng công chúa trong truyện cổ xưa.

Mặc dù vườn không rộng nhưng mẹ vẫn để một ít đất cho tôi trồng những gì mình thích. Và tôi trồng hoa, rất lạ, tôi chỉ yêu hoa dại. Tôi yêu đến vô cùng cái hoang sơ kì lạ, cái thu hút khó lí giải ở những loài hoa không tên này – những loài hoa mà hầu như con người ít chú ý đến, những loài hoa tuồng như chỉ có thể tìm thấy thi thoảng ở một vài hàng rào nơi nông thôn, hay ở vệ đường từ quê ra tình. Tôi đặt cho chúng cái tên riêng của tôi: Mặt trời và Mặt trăng. Hôm nay, rất nhiều, rất nhiều những bông hoa nhỏ nhắn xinh xinh nở rộ. Có hoa màu vàng, không nhạt nhẽo như cúc, mà vàng rực, đầy nhiệt huyết và sức nóng như mặt trời. Có màu hoa trắng, không quá kiêu sa như hoa li mà dịu dàng thanh khiết như mặt trăng. Hằng trăm Mặt trời, Mặt trăng tí hon nổi bật trên nền lá xanh rậm rì, điểm những giọt nước mắt của trời đêm qua lấp lánh, long lanh… Tấm thảm tuyệt vời của người thợ dệt thiên nhiên. Vẻ đẹp cuốn hút, đem đến cho con người sự say mê bình lặng đến không ngờ.

Khu vườn nhà tôi tuyệt đẹp như vậy đấy. Khi đi đâu một vài ngày tôi đã nhớ khu vườn như nhớ người bạn thân của mình. Khu vườn đã tiếp thêm sức sống cho gia đình tôi, che mát cho chúng tôi vào này hè nóng bức, cung cấp những trái quả thơm ngon cho chúng tôi thường thức, và nó còn chia sẻ những lúc vui buồn của tôi. Tôi sẽ nhớ mãi khu vườn nhà mình và sẽ làm khu vườn ngày càng đẹp và phong phú hơn.

Từ bài Lao Xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời – Bài làm 2

Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.

Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.

Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn đàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.

Cây cối lóng lánh sương đêm rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.

– Chào anh ổi! Khỏe chứ?

– Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?

Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.

Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa, hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.

Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi chim chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. “Chích! Chích! Chích!”. Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:

– Miếng này là của tớ mà! – Một con bồ câu kêu lên.

– Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! – Con còn lại nhanh nhảu.

Thì ra chúng đang cãi nhau về chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bổ mỏ lách cách.

Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một khung cảnh dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào…

Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi.

Từ bài Lao Xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời – Bài làm 3

Đám con nít trong xóm em có nhiều lúc ngồi với nhau và kể từ chuyện nọ sang chuyện kia. Có hôm chúng em bàn về khu vườn của gia đình mình và tả lại nó vào thời điểm đẹp nhất. Đối với em và với rất nhiều bạn khác nữa thì khu vườn đẹp nhất vào mỗi sáng mai thức dậy. Lúc đó cả khu vườn như căng tràn sức sống và vươn mình hít lấy ánh sáng mặt trời.

Mỗi sáng mai thức dậy, em bật tung cánh cửa sổ, hít hà lấy không khí trong lành và mát mẻ của một buổi sáng đẹp trời. Có lẽ buổi sáng nào cũng vậy, khu vườn luôn căng tràn nhựa sống và xinh đẹp như vậy. Những tán cây trong vườn, những loài hoa đang đua nhau nở với đầy đủ màu sắc. Hơn hết em thích ngắm nhìn những giọt sương còn đọng lại trên tán lá, khi mặt trởi lên cao, sương sẽ tự tan ra.

Những tia nắng ban mai đầu ngày bắt đầu rọi xuống, len lỏi qua từng tán lá. Những khóm cây đang co cụm vào nhau khi có mặt trời chiếu vào dường như cũng cố sức mà vươn dậy, mà bật mình tỉnh giấc. Những chiếc lá xanh mướt được mặt trời đâm ngang nhìn xanh đến lạ lùng.

Khóm hoa la cà dưới mặt đấy cũng ngoi lên và hướng về phía có ánh mặt trời trong lành, êm ả. Thi thoảng lại chụm đầu vào nhau như tâm tình thủ thỉ chuyện gì đó. Trên cành cây ổi cao chót vót, những quả ổi màu vàng chín mọng đang bị lũ chim bu vào và mổ tí tách. Tiếng chim hót, tiếng chim chuyển cành nghe thật là vui tai. Nó như làm bừng lên không gian, làm rộn lên sự yên tĩnh của khu vườn mỗi khi sáng mai thức dậy.

Nào là chim sẻ, chim chích, chim chào mào; mỗi con một thanh âm khác nhau. Nó tạo nên một bản nhạc nghe rất vui tai mỗi sáng mai thức dậy như thế này. Chốc chốc chú chim này lại bay sang cành cây khác khiến cho chú chim khác cũng bay theo.

Ngay buổi sáng mai mà em thấy thấy tấm lưng của mẹ lom khom ở trong vườn. Mẹ đang nhổ đám cỏ vừa mới mọc để cho những luống rau cải, rau xà lách vươn lên tươi tốt hơn nữa.

Thi thoảng mẹ lại mang nước tưới những khóm rau ấy, vì đây là lương thực cho gia đình em. Ăn rau do tay mẹ trồng vẫn ngon lành và an toàn nhất, vì không có thuốc trừ sâu. Đám rau màu xanh rì như đang thì thầm những điều gì mỗi sáng mai thức dậy.

Điều mà em thích nhất mỗi sáng mai khi nhìn thấy khu vườn chính là sự vui tươi, mới mẻ và căng tràn sức sống của mọi cảnh vật. Mọi thứ, kể cả con người cũng trở nên thấy thoải mái hơn.

Từ bài Lao Xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời – Bài làm 4

Từ ngay ông mất bố mẹ em có nhiệm vụ chăm sóc vườn.Khu vườn không rộng lắm nhưng được trồng nhiều loại cây khác nhau. Theo em có lẽ khu vườn đẹp nhất vào buổi sáng.

Vì em phải bận học nên ko theo bố mẹ vào vườn được. Nhưng hôm nay là ngày chủ nhật nên em cùng bố mẹ ra thăm vườn và phụ giúp bố mẹ làm vườn. Người mở cổng vườn đầu tiên là em. Sáng hôm đó ko khí trong lành mát mẻ, cảnh vật còn chìm trong màn sương đêm,bầu trời trong xanh cao vời vợi. Pha lẫn là những đám mây trắng đang trôi bồng bềnh. Trên những chiếc lá còn động lại những hạt sương sớm nó lấp lánh như kim cương. Những hàng cây đang đung đưa theo gió như nói chuyện với nhau. Những chú chim ríu rit líu lo gọi bầy. Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp sinh động.

Mới bước vào vườn em đã nghe tiếng sủa của chú chó vệnh lông vàng đang ngoe ngoẩy cái đuôi hít hít cái mũi. Chắc nó mừng vì sau một tuần gặp lại cô chủ xa cách. Bố mẹ trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau nào là: xoài, ổi, sầu riêng. Cây sầu riêng la loai cây cao nhất không biết nó được trồng từ bao giờ mà nó cao đến thế. Hoa sầu riêng mọc từng chùm nó có mùi thơm ngào ngạt khắp cả vườn. Cây sầu riêng đã vào mùa những quả như những chú nhím treo lủng lẳng trên cành. Nó lớn dần theo từng ngày. Dọc theo hàng ranh là những hàng cây mít. Thân nó sù xì to cao khỏe như những chàng sĩ canh giữ khu vườn. Mít đã ra quả non. Nhìn từ xa những quả mít như những chú heo con treo lủng lẳng trên cành rất dễ thương. Ở cuối vườn bố mẹ trồng cây măng cụt. Thân măng cụt không to lắm nhưng cành lá lại sum xuê, những tán lá của nó lớn to khép kín vào nhau còn ủ đầy sương. Quả của nó khi chưa chín thì nó phát lên một màu xanh non. Nhưng khi chín, quả tròn trịa khoác lên màu tím. Cầm trên tay, ta có thể biết được số múi của nó. Xung quanh nhà là cây đu đủ thân cây không to lắm, nhưng quả sum xuê. Quả đu đủ dài màu vàng nghệ treo lủng lẳng trên cành. Em thích nhất là ăn đu đủ.

Mặt trời càng lên cao xua đi màn sương đêm khu vườn càng nhộn nhịp hơn những chú sóc lông vàng mát dịu với những sọc đen dài trên lưng đang chuyền cành từ cành này sang cành nọ như đang tìm trái mít chín cây thơm lừng. Nó tranh dành một trái mít chín nó kêu chíp chíp khoái chí. Vì có một bữa sáng ngon lành. Chị chào mào hót líu lo như đón một buổi sáng bình minh. Tất cả đã tạo nên một âm thanh ” Lao Xao ” của khu vườn nhà em.

Khu vườn trong nắng mai của nhà em thật đẹp để lại cho em nhiều ấn tượng không bao giờ phai. Em sẽ chăm sóc khu vườn để nó luôn luôn tươi đẹp

Bài Văn Tả Cánh Đồng Lúa Quê Em Vào Buổi Sáng Sớm

Bài văn tả cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng sớm Bài văn mẫu 1: tả cảnh đồng lúa quê em vào buổi sáng sớm

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua , cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió.

Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: năm nay chắc được mùa to.

Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

Bài văn mẫu 2: tả cảnh đồng lúa quê em vào buổi sáng sớm

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.

Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.

Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Tìm kiếm từ khóa:

Tả cánh đồng lúa quê em sáng sớm

Bài văn ngắn tả cánh đồng lúa sáng sớm quê em

Văn tả cánh đồng lúa quê em buổi sáng sớm

Từ Bài Văn Lao Xao Của Duy Khán, Em Hãy Tả Lại Khu Vườn Nhà Em Trong Một Buổi Sáng Đẹp Trời

Home ” Lớp 6 ” Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn nhà em trong một buổi sáng đẹp trời

Từ ngày ông mất bố mẹ em có nhiệm vụ chăm sóc vườn. Khu vườn không rộng lắm nhưng được trồng nhiều loại cây khác nhau. Theo em có lẽ khu vườn đẹp nhất vào buổi sáng.

Vì em phải bận học nên ko theo bố mẹ vào vườn được. Nhưng hôm nay là ngày chủ nhật nên em cùng bố mẹ ra thăm vườn và phụ giúp bố mẹ làm vườn. Người mở cổng vườn đầu tiên là em. Sáng hôm đó ko khí trong lành mát mẻ, cảnh vật còn chìm trong màn sương đêm,bầu trời trong xanh cao vời vợi. Pha lẫn là những đám mây trắng đang trôi bồng bềnh. Trên những chiếc lá còn động lại những hạt sương sớm nó lấp lánh như kim cương. Những hàng cây đang đung đưa theo gió như nói chuyện với nhau. Những chú chim ríu rit líu lo gọi bầy. Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp sinh động.

Mới bước vào vườn em đã nghe tiếng sủa của chú chó vệnh lông vàng đang ngoe ngoẩy cái đuôi hít hít cái mũi. Chắc nó mừng vì sau một tuần gặp lại cô chủ xa cách. Bố mẹ trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau nào là: xoài, ổi, sầu riêng. Cây sầu riêng la loai cây cao nhất không biết nó được trồng từ bao giờ mà nó cao đến thế. Hoa sầu riêng mọc từng chùm nó có mùi thơm ngào ngạt khắp cả vườn. Cây sầu riêng đã vào mùa những quả như những chú nhím treo lủng lẳng trên cành. Nó lớn dần theo từng ngày. Dọc theo hàng ranh là những hàng cây mít. Thân nó sù xì to cao khỏe như những chàng sĩ canh giữ khu vườn. Mít đã ra quả non. Nhìn từ xa những quả mít như những chú heo con treo lủng lẳng trên cành rất dễ thương. Ở cuối vườn bố mẹ trồng cây măng cụt. Thân măng cụt không to lắm nhưng cành lá lại sum xuê, những tán lá của nó lớn to khép kín vào nhau còn ủ đầy sương. Quả của nó khi chưa chín thì nó phát lên một màu xanh non . Nhưng khi chín , quả tròn trịa khoác lên màu tím. Cầm trên tay, ta có thể biết được số múi của nó . Xung quanh nhà là cây đu đủ thân cây không to lắm, nhưng quả sum xuê. Quả đu đủ dài màu vàng nghệ treo lủng lẳng trên cành . Em thích nhất là ăn đu đủ.

Khu vườn trong nắng mai của nhà em thật đẹp để lại cho em nhiều ấn tượng không bao giờ phai. Em sẽ chăm sóc khu vườn để nó luôn luôn tươi đẹp.

Sáng Mãi Một Vầng Trăng Tuổi Thơ

Không biết từ bao giờ, ánh trăng đã trở thành người bạn thân thiết với tuổi thơ hồn nhiên, mơ ước. Trăng thắp sáng vào những đêm Trung thu phá cỗ, trăng soi chiếu cho các bạn nhỏ chơi trò trước sân, trăng lung linh in hình chú Cuội để thiếu nhi nghêu ngao hát khúc đồng dao khắp nẻo đường làng. Vì thế, ánh trăng đẹp nhiệm màu còn xuất phát từ cái nhìn ngây thơ, trong sáng; từ những khát khao thơ dại đầu đời. Nhà thơ Trần Đăng Khoa có nhiều bài thơ viết về trăng, nhưng xem ra Trăng ơi… từ đâu đến? vẫn là bài thơ hay nhất, thú vị nhất mà tác giả gửi đến bạn đọc.

Bài thơ có sáu khổ, viết bằng thể thơ năm chữ nhịp nhàng, câu thơ mở đầu “Trăng ơi…từ đâu đến?” được lặp lại ở năm khổ đầu nên cứ ngân nga, tha thiết. Đó cũng là điều kiện để tác giả thỏa sức tưởng tượng, so sánh ánh trăng với các sự vật khác trên đời.  Vì thế, Trăng ơi… từ đâu đến? vừa tạo cảm giác ngỡ ngàng, mê say, vừa thân thương, trìu mến. Có lẽ vậy chăng mà từ lúc bài thơ ra đời, thế hệ tuổi thơ nào cũng yêu thích và đọc thuộc.

Trong hai khổ thơ đầu, với sự liên tưởng thật diệu kỳ, Trần Đăng Khoa giúp các bạn nhỏ thấy được ánh trăng không xa lạ mà gần gũi như quả chín từ một cánh rừng. Quả chín có màu hồng, trăng tròn vừa lên cũng ửng hồng như quả chín: “Trăng hồng như quả chín/ Lửng lơ trước hiên nhà”. Thêm nữa, ánh trăng thường từ phía biển mọc lên, tròn vành vạnh, nên cũng giống như mắt cá “không bao giờ chớp mi”. Quả là tác giả đã có cái nhìn thật tinh tế, thông minh và trong sáng mới có những hình ảnh so sánh sống động và giàu chất thơ đến thế.

Tưởng tượng ánh trăng đến từ cánh rừng xa, từ biển xanh mênh mông sóng biếc, bởi quả chín là sản phẩm của những cánh rừng và mắt cá chỉ có thể đến từ biển cả. Nhờ đó, mạch cảm xúc của các khổ thơ tuôn chảy, ý thơ dạt dào liền mạch. Người đọc cũng nhận ra ở Trần Đăng Khoa, dù viết bài thơ này khi mới mười tuổi, song đã có một kỹ thuật thơ rất nhuần nhuyễn và tài hoa trong nghệ thuật liên tưởng và so sánh.

Từ mênh mông rừng biển khơi xa, ánh trăng được nhà thơ Trần Đăng Khoa di chuyển về không gian gần hơn với cuộc sống con người. Ở mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng lại được gắn cùng một đối tượng cụ thể. Trước hết, trăng hòa chung niềm vui với các bạn nhỏ ở một một góc sân, để rồi bất chợt bay lên hóa thành quả bóng tròn giữa bao la trời biếc: Trăng ơi… từ đâu đến?/Hay từ một sân chơi/ Trăng bay như quả bóng/Bạn nào đá lên trời.

Chưa dừng lại ở đó, từ sân chơi của các bạn nhỏ, vui tươi và hồn nhiên, ánh trăng được Trần Đăng Khoa nhớ đến lời ru dịu dàng của mẹ với hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa. Có lẽ xuất phát từ câu ca dao “Chú Cuội ngồi gốc cây đa/ Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời”, tác giả mới chạnh lòng thương Cuội không được học, đành phải đi chăn trâu. Mới đọc thoáng qua, ngỡ chỉ có nét hóm hỉnh, nhưng sâu xa là một Trần Đăng Khoa thương người hết mực: Trăng ơi… từ đâu đến?/Hay từ lời mẹ ru/Thương Cuội không được học/Hú gọi trâu đến giờ!

Từ “thương” chú Cuội trong những vần ca dao cổ tích, tác giả Trần Đăng Khoa đã liên tưởng đến một đối tượng rất được nhân dân yêu mến lúc này: chú bộ đội hành quân. Quả vậy, trong những năm đánh Mỹ cứu nước, người chiến sĩ luôn là hình ảnh đẹp được thơ văn ca ngợi và tự hào. Vầng trăng hiện lên từ con đường chú bộ đội hành quân là một cảm xúc có thật, đáng trân trọng ở tâm hồn của một thiếu nhi giàu tình cảm yêu nước: Trăng ơi… từ đâu đến?/Hay từ đường hành quân/Trăng soi chú bộ đội/Và soi vàng góc sân.

Từ ánh trăng soi trên những con đường người chiến sĩ hành quân đánh giặc, Trần Đăng Khoa đã khép lại bài thơ bằng niềm vui sướng, tự hào về vẻ đẹp thanh bình, sáng trong của vầng trăng đất nước. Suy cho cùng, trăng sáng ở không gian nào, núi rừng hay biển xa, góc sân hay đường hành quân vạn dặm… đều thiêng liêng và tươi đẹp lạ thường: Trăng từ đâu… từ đâu?/Trăng đi khắp mọi miền/Trăng ơi, có nơi nào/Sáng hơn đất nước em…

Bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến? ra đời đã hơn nửa thế kỷ, nhưng vẫn mãi đằm sâu trong tâm trí mỗi người, nhất là lớp tuổi thơ hồn nhiên, mơ ước. Từ vẻ đẹp của vầng trăng qua những miền không gian khác nhau, Trần Đăng Khoa đã khái quát thành vầng trăng của nước non thanh bình, tươi đẹp. Đặt trong hoàn cảnh ra đời giữa tháng năm Tổ quốc đầy bóng giặc, vầng trăng kia còn là bài ca ngợi ca sức sống diệu kỳ, khát vọng vươn lên của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, khát khao độc lập. 

LÊ THÀNH VĂN

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ trước hiên nhà.

Trăng ơi… từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kỳ Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi.

Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời.

Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ lời mẹ ru Thương Cuội không được học Hú gọi trâu đến giờ!

Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân.

Trăng từ đâu… từ đâu? Trăng đi khắp mọi miền Trăng ơi, có nơi nào Sáng hơn đất nước em…

TRẦN ĐĂNG KHOA

Tập Thơ Thích Tánh Tuệ

A

Ai Hay ! Ấm Áp Là Khi Ánh Trăng Tan Ẩn Trong Nhau

B

Bản Lai Vẹn Tuyền Bận lòng chi nữa

Bao Nhiêu … Bây Giờ Hoặc Không Bao Giờ Biết Mình

C

Cà Sa Mộng

Cảm ơn

Cho Bỏ Lúc Trăm Năm Cõi Không Mây . Cũng Chỉ Vì Thương Cùng Một Kiếp Mây Chỉ Là Mộng Thôi

Chiều bên sông Ni-Liên Chiều Tịch Liêu Chữ Tâm

Chưa… Chưa Hề Có “Tôi”

Chuyện Nhỏ, To

Có hề chi! Cõi Mộng Biết Chăng Là Cứ ngỡ… Cửa Thiền Chúc Xuân

Đ

Đành Quên Sao Đôi Bờ Tử Sinh Đạo Tỉnh Thức

Đột Nhiên Dưới Chân Từ Phụ Đất Mẹ Bao Tình Đêm con thức cùng Người Đôi Bàn Tay Yêu Thương Đường về Linh Thứu

Em Xin ” Vừa Đủ”

Gập Ghềnh Sông Mê Gọi tâm về Gương xưa (*) Giấc Thu HK

Hai Kiểu Im Lặng Hành hương Xứ Phật Hai mặt

Hai Ngọn Sóng Hai giọt lệ nhiệm màu (*) Hạnh Phúc Thật Gần

Hồ Như ”Hoa đốm”, nào thấy ai ! Hoa Vàng Tháng Giêng Hóa Thân

Hơi Thở Cho Con!!!

Hương Sen Đầu Hạ

Khoảng Cách Khoảnh Khắc Thiên Thu

Khép trần tâm Khỉ Vớt Trăng Khó, Dễ Trong Đời Khóc & Cười Khúc Nguyệt Quỳnh Kiếp Hư Vân

L

Là Ai? Lặng Nhìn

Lặng Nhìn Hư Tâm Làm sao giữ lại.. Lời Kinh hát trên sông Là Người Hạnh Phúc Lặng Về Lối Về Thênh Thang Lời Của Cá

MN

Mai Nở Hiên Trăng Miệng thoảng hương sen Mở Mắt, Nhắm Mắt Một Chút Thôi

Một Nắng Hai Sương Mấy Độ Nhân Gian Mơ Hoang… Một chữ “Duyên”

Một Miền Vô Ưu

Nếu Có Lúc Nếu Em Nhớ

Nếu Yêu Là Nghĩa Sống

Người Về

Nhiều Trong Một

Như Nhiên Những cõi mù trong ta

Nếu Không Còn Ngày Mai

N Nếu Mất Đi Nếu Không Còn Ngày Mai Nghĩ Cổ Ngón út Như Lòng Bụt Thương

Như Thế Là Tôi

Những Mảnh Giấy Cuộc Đời

Ở Chốn Không Lời

PQ

Phật Chất

Quá Cảnh Trần Gian

Qua Ngõ Phù Vân Quán Âm Tình Vô Lượng

RS

Rồi Có Một Chiều Rót Cho Nhau

SAYONARA (Xoay Vô Na Ra)

Sau Bức Màn Mây

Soi Gương

Soi Lòng Sơn Cư Sống An Vui Sống Chậm Sống Để Yêu Thương Sống Như Là.. T

Ta Về Tâm Hương Mùa Phật Đản

Tâm Ngôn Tâm Thiên Nhiên

Tâm Tình Gửi Huế Tâm Xuân Thầm Nhận

Tháp cổ trăng ngà Thắp nến hoàng hôn Thắp Sáng Tâm Đăng

Theo Dấu Như Lai Thiên thu đẹp mãi nụ cười Thở Và Cười Thư Gửi Quê Hương Thử Sống Cho Nhau

Thức Giấc Hoa Phai

Thoáng Trầm Tư

Thôi Kệ

Thôi Kiếp Đi Hoang

Thời Gian Nào Có Đợi Ai!

Tiếng Chuông Tiếng Ru Ngàn Đời Tĩnh Lặng Tỉnh Ngôn Tơ Sầu

Tôi Chỉ Là

Tôi Thấy Phật

Trả nợ quên về Trả Nốt Cho Duyên

Trăng sáng đầy cõi Tâm Trên Sóng

Trong Tầm Tay

Tự Nguyện Từng Giọt Thanh Lương

Tưởng như Huế trong lòng Tự Tình Xuân Tự Tri Tình Nguyện. Trở Về Với Tâm Trong Khoảnh Khắc Này Trước Khi… Tu Hạnh Cây Chổi

Tuy Gần Mà Xa…

Túy Sinh Tỷ Phú Thời Gian V

Vài Dòng Thơ Lớp 1

Vẫn Trong Nhau

Về dưới bóng mẹ hiền Về dưới bóng Từ Bi

Về Lại Nguồn Chân

Vô ngại

Vô ưu

Vườn xưa Vô Lượng Ân Tình Vội Vọng bình yên Vọng Mãi Lời Ru Vọng tiếng kinh xưa

Vừa

X Xin Sống Lại Một Lần Xuân Bên Cội Bồ Đề Xuân bên Đại Tháp nguyện cầu Xuân trên xứ Phật Xuân về trong cõi mộng Xuân Viễn Xứ

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Buổi Sáng Đọc Thơ Tuệ Sỹ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!