Bạn đang xem bài viết Mỗi Bài Thơ Hay Là Một Định Nghĩa Về Thơ Hay được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quả vậy, nhân loại bắt đầu làm thơ từ lúc nào, có người đọc thơ từ lúc nào… thì cũng ngay lập tức câu hỏi này được đặt ra: Thế nào là một bài thơ hay?
Trên đời này có bao nhiêu bài thơ được người đọc thấy là hay thì cũng có bấy nhiêu câu trả lời cho câu hỏi trên và khi ta buộc phải viết hay nói ra những điều này thì ta đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng thừa, thừa mứa các suy nghĩ, các lý lẽ, các dẫn chứng… và ta biết khủng hoảng thừa cũng phiền phức chẳng kém gì khủng hoảng thiếu. Nói ngay như vậy để tự mình khỏi lăn tăn khi trả lời, cứ viết đến đâu… hết giấy thì ta dừng lại.
Vâng, câu trả lời giản dị nhất đời là thế này:
Một bài thơ hay là một bài thơ ít nhất được một người đọc trên đời thích nó theo cách thích một bài thơ. Thế thôi. Và rõ ràng, một bài thơ càng tự chứng tỏ được mình là hay bao nhiêu khi càng có nhiều người thích nó bấy nhiêu – nhưng đừng quên người thích nó là ai, khả năng cảm nhận thơ đến đâu, nên chính sự thích thú này lại phân hóa người đọc ra nhiều đẳng cấp.
Một ví von giản dị nữa: Tiếp nhận một bài thơ hay cũng tương tự như khi ta đối diện với một cô gái đẹp, hay nếm một món ăn ngon. Cả cái sự “đẹp” và “ngon” này vừa có tiêu chí chung, vừa có tiêu chí riêng tức cái “gu” hoặc “khẩu vị”, tức là những lý do bao la như nhân loại vậy.
Vì vậy, chúng ta đành khuôn nó vào những tiêu chí chung, bởi trong hệ thống tiêu chí chung này cũng đã là một biển cả những vấn đề nói mệt nghỉ rồi, vì chúng luôn bao gồm một mớ mâu thuẫn dính vào nhau như vạn sự trên đời đều có mặt phải, mặt trái.
Theo tôi, tạm đi vào vài tiêu chí phổ biến nhất trong các quan niệm xưa nay về thơ nói chung và thơ hay là thế này:
Trước tiên, thơ chỉ thuộc phạm trù cảm xúc hay gồm cả tư tưởng?
Nhà thơ nổi tiếng bậc nhất của thế kỷ 20 là Xuân Diệu từng tuyên bố: “Quy luật của thơ là quy luật của cảm xúc, như đã là nước thì có thể trong, có thể đục, có thể đầy, có thể vơi, nhưng không thể KHÔ”. Còn nhớ có lần được ngồi cạnh ông và nghe ông nhắc lại tuyên bố này cho nghe, tôi đã hỏi… vặn ông: “Vậy tư tưởng thì sao, thưa anh?”. Ông đáp lạnh tanh: “Quy luật là thời gian sẽ thanh toán nó trước tiên!”.
Thế là rõ: Với các nhà thơ lập danh từ thời thơ mới và vô số các nhà thơ Việt Nam và phương Đông nói chung, thơ là tiếng nói của cảm xúc và chỉ có cảm xúc mà thôi.
Vậy, trong trường thơ này, một bài thơ hay dĩ nhiên phải là bài thơ tràn đầy cảm xúc, dồn nén, truyền cảm, ám ảnh… Chúng ta không thể phản bác được các thi sĩ duy cảm này, bởi vì họ nói rất đúng. Một bài thơ mà chỉ toàn lý sự chay, bằng ngôn ngữ khái niệm… thì không có chỗ ở đây. Và bao năm trời, ta từng run rẩy với những kiệt tác “thơ duy cảm” của các nhà thời thơ mới và nhiều nhà thơ sau này nữa… Những bài thơ như “Tiếng thu”, “Tràng giang”, “Ngậm ngùi”, “Đây mùa thu tới”, “Tương tư chiều…”, “Mùa xuân chín”, “Chân quê”… mãi còn khiến ta xúc động, buồn vui theo chúng… Và với khả năng vượt thời gian như vậy – chúng đích thị là những bài thơ hay.
Và cái hay đó thuộc về nguồn mạch quá dào dạt của cảm xúc. Để dẫn chứng cho loại thơ hay do tràn đầy cảm xúc này, có thể nói cả ngày không hết: “Em không nghe rừng thu/Lá thu kêu xào xạc/Con nai vàng ngơ ngác/Đạp trên lá vàng khô”. Một bức tranh chấm phá với một vài âm thanh mơ hồ… là tất cả chất liệu của kiệt tác số 1 của thơ thế kỷ XX của chúng ta! “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa/Lòng quên dợn dợn vời con nước/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
Và: “Cây dài bóng xế ngẩn ngơ/Hồn em đã chín mấy mùa thương đau/Tay anh em hãy tựa đầu/Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi”. Đấy là nỗi buồn thiên cổ của nhà thơ sầu muộn nhất thế kỷ XX Huy Cận. Còn Xuân Diệu ư, chỉ một câu hỏi tuyệt đối vu vơ và duy cảm hoàn toàn đủ vẽ chân dung mình: “Hôm nay trời nhẹ lên cao/Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”… Không một chút lý do, chẳng phân tích, giảng giải…gì hết. Buồn vui đều vu vơ, khóc cười đều vô cớ… thì còn biết cắt nghĩa ra sao???
Chúng ta ngả mũ trước những câu thơ hay, những bài thơ hay duy cảm và chắc chắn không bao giờ phản đối tín điều này của các nhà thơ lớn ấy, vì nó là một phần vô cùng quan trọng làm nên chân lý về thơ.
Nhưng có thật trong chất liệu thơ hay chỉ có rặt duy cảm không thôi hay không?
Bởi vì đây cũng là Xuân Diệu: “Yêu là chết ở trong lòng một ít/Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu/Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu/Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết”. Và đây cũng là Huy Cận: “Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu/Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người”.
Còn với dòng thơ cách mạng thì càng khỏi nói, với một Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Đặc biệt là Tố Hữu: “Khóc là nhục, rên hèn, van – yếu đuối/Và dại khờ là những lũ người câm…”.
Và chẳng hạn, trong bài thơ nổi tiếng của nhà thơ – liệt sĩ thời chống Mỹ Nguyễn Mỹ, bài “Cuộc chia ly màu đỏ”, với những câu thơ một mình làm nên một cuộc tranh cãi, một cách dùng lý sự cố tình như khiêu khích: “Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy/Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy…/Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi/Như không hề có cuộc chia ly”…
Đó vẫn chắc là những câu thơ mà không ít người Việt thế kỷ XX vẫn thuộc nằm lòng, mà ta dễ dàng thấy chúng mang đầy lý tính, thậm chí còn triết lý chay bằng ngôn từ khái niệm như văn xuôi…
Nhiều nhà thơ, trong cuộc tìm kiếm để cách tân thi ca đã cảm thấy không còn vừa lòng với thứ thơ chỉ có duy cảm không thôi. Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu trong số này. Và vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước có một nhà thơ đã tích cực phá tung khuôn khổ của thơ duy cảm và đạt được một số thành tựu đáng kể – đó là nhà thơ Việt Phương với tập thơ “Cửa mở” gây tranh cãi một thời.
Trong lời đề từ của tập thơ này, ông đã nói một cách hình ảnh một vị thế mới của chủ thể con người nhỏ bé trước sự đè nén của thế giới ngoại cảnh từ hàng ngàn năm nay: “Ơi ngôi sao biếc trên trời/Sao long lanh thế vì người cần sao/Mai này ta đủ tầm cao/Sao cần ta lắm nên sao sáng ngời”.
Đó là một thái độ sống và cũng là một thái độ làm nghề của nhà thơ đã mang đầy chất tư tưởng, triết học vào trong thơ, với những câu thơ mang tính phản biện hiếm hoi trong nền thơ cách mạng, tuy một thời bị “lườm nguýt” nhưng nay thì đã hoàn toàn được chấp nhận!
Và đó là thứ thơ đã đặt một chân vào thơ duy lý.
Đây là một câu chuyện viết cả ngày không hết, mà nếu mở rộng ra thứ thơ đã được trang bị thêm đôi cánh của âm nhạc – tôi muốn nói đến kho ca từ vĩ đại của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một người đã đem triết học vào ca từ âm nhạc một cách “dễ như thò tay vào túi lấy đồ vật” … thì là một cuộc trò chuyện lý thú và bất tận luôn.
Nhưng thôi, một bài báo nhỏ không thể tham, xin nói tiếp một ý cũng rất bao la nữa: Thơ là để hiểu hay để cảm?
Thực ra vấn đề này rất gắn bó với điều vừa nói ở trên, nhưng không phải là một. Xưa nay, nhiều người đọc thơ đã quen khi đọc một bài thơ là phải tìm ra nó định nói một hay nhiều điều gì – ta quen dùng từ “thông điệp” để mô tả điều này một cách phổ quát nhất. Vâng, thơ là văn học, là nghệ thuật của ngôn ngữ, vậy thuộc tính của ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp với nhau, hiểu nhau, thông cảm với nhau… Vậy thơ phải cần được người đọc hiểu nó. Thế thôi!
Những câu thơ xưa thì “dĩ tải đạo”, nay thì tự nguyện làm một thứ “vũ khí trên mặt trận văn nghệ” để tham gia vào công cuộc chiến đấu và xây dựng thì dĩ nhiên phải được người đọc hiểu rõ nội dung, nghệ thuật của chúng, thậm chí chúng càng “đại chúng” bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Ấy thế, mà ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, khi cách mạng còn trứng nước, nhà thơ Nguyễn Đình Thi, một cán bộ cách mạng, một nhà lãnh đạo văn nghệ, lại tung ra thứ thơ… không hoàn toàn dễ hiểu, với một chủ trương mà lúc ấy đã gặp phải nhiều sự bất đồng. Đó là thứ quan niệm thơ vẫn phục vụ cách mạng và cuộc sống, dĩ nhiên, nhưng phải bằng cách của nó – và ở đây, thơ có những quy luật riêng, không thể bị đơn giản hóa thành một thứ văn học tuyên truyền có vần điệu thô sơ.
Từ đó, càng ngày các nhà thơ (chưa nói tới các nhà thơ sống ở vùng chính quyền không thuộc phía cách mạng) dần dần nhận ra rằng thơ là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn văn xuôi (và các loại văn khoa học), và trong thơ, ngôn ngữ không chỉ có tác dụng chở ngữ nghĩa thuần túy, mà nó còn truyền cảm xúc, tư tưởng bằng cái vỏ âm thanh – tức là phần không có nghĩa của nó.
Và với thứ thơ này, người đọc vừa có cả sự hiểu lẫn sự cảm. Ở đây chưa nói đến những người cực đoan cho rằng thơ thuần túy chỉ là để cảm, không cần hiểu – thậm chí có người thần thánh hóa thơ như một thứ tiếng nói của tiềm thức, tức là không cần có ý thức (có nhà thơ lúc ngủ cũng để bút giấy bên cạnh, trong mơ cũng làm thơ, tỉnh giấc phải ghi ngay, kẻo sáng ra… quên mất…).
Thú thực, chính tôi đã viết quá nhiều bài về điều này, giờ nhắc lại thấy mệt và thừa. Chỉ lấy vài ví dụ thôi. Chẳng hạn, những câu thơ: “Tài cao, phận mỏng, chí khí uất/Giang hồ mê chơi quên quê hương” (Tản Đà); “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi…” (Quang Dũng)
Đọc – đúng hơn là nghe những câu thơ như thế ngay người nước ngoài không biết tiếng Việt dù không hiểu nội dung cụ thể là gì, nhưng vẫn cảm nhận được hồn vía chúng nhất định gợi ta đến những gì… Và đó là cái mà Giáo sư Phan Ngọc gọi là “ngôn ngữ quái đản” của thơ, thứ ngôn ngữ lấy chính nó làm mục đích tự thân.
Tôi không thuộc số cực đoan đến mức chỉ đứng hẳn về một phía mà vẫn công nhận ngôn ngữ thơ vừa mang ngữ nghĩa cần thiết, vừa phải được hỗ trợ tích cực bởi những yếu tố phi ngữ nghĩa mà ta tạm gọi là nhạc tính.
Bài viết đã dài, để kết luận tạm thời xin kể một chi tiết nhỏ:
Nhân lúc viết bài này, vấn đề quá phong phú và thú vị nên tôi đã lăng xê lên cái trang mạng xã hội cá nhân của mình là facebook một cái “test”: Mời mọi người chọn một bài thơ mà mình cho là hay nhất mọi thời đại trong nền thơ Việt Nam. Khó đấy và sẽ rất phân tán. Nhưng nếu mọi người tham gia tích cực vào trò vui nay, ta sẽ phần nào hiểu được nhiều điều về cách hiểu và đọc thơ, yêu thơ của người Việt Nam, dù trong phạm vi bé tý của cái “tờ báo bỏ túi” của tôi.
Và thú thật, với tôi, tại thời điểm này, tôi cũng có một sự lựa chọn, nhưng có lẽ phải giữ bí mật đã, hy vọng có lúc sẽ bật mí tên bài thơ mà tôi chọn là hay nhất mọi thời đại của thơ ca Việt Nam!
Chỉ xin bật mí một tiêu chí để chọn của tôi là: Bài thơ hay nhất là bài thơ mang phẩm chất tinh túy nhất của thơ, nghĩa là nó đúng là thơ nhất. Vậy thôi!
Mỗi Ngày Là Một Món Quà
Anh rể tôi kéo cái ngăn dưới cùng của chiếc bàn nơi chị tôi vẫn thường ngồi làm việc và lấy ra một cái gói được bọc bằng giấy lụa. Anh xé lớp giấy bên ngoài và cho tôi xem một chiếc quần nhỏ được gói bên trong. Chiếc quần rất dễ thương: được may bằng lụa mềm có viền ren. Trên đó vẫn còn nguyên miếng nhãn ghi giá, một số tiền không nhỏ.
– Jan đã mua nó khi anh chị đến New York lần đầu tiên, cách đây đã 8, 9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc nó. Cô ấy định để dành chờ một dịp đặc biệt. Giờ thì ngoài dịp này ra, chẳng còn có dịp nào khác nữa.
Anh cầm lấy chiếc quần từ tay tôi, đặt nó lên giường cùng những quần áo khác mà chúng tôi định chôn theo chị tôi. Anh mân mê nó một lúc rồi đóng sầm ngăn kéo và quay về phía tôi nói:
– Đừng bao giờ giữ lại bất cứ điều gì để chờ một dịp đặc biệt. Mỗi ngày tồn tại trên cõi đời chính là một dịp đặc biệt rồi đó.
Những lời của anh cứ văng vẳng mãi bên tôi từ lúc đó đến những ngày kế tiếp, khi tôi giúp anh và đứa cháu thu xếp tang lễ cho chị tôi ổn thỏa. Chị tôi đã ra đi thật bất ngờ!
Trên chuyến bay quay về nhà sau đám tang chị, tôi cứ nghĩ về những lời nói ấy, về tất cả những ước mơ chưa trọn vẹn của chị tôi, về những điều chị đã làm mà không nhận ra rằng nó đặc biệt.
Và tôi nghiệm ra: cuộc sống chất chứa bao hương vị ngọt ngào để ta thưởng thức bất cứ khi nào có thể, chứ không phải để ta đối phó. Thế là tôi quyết định thay đổi!
Tôi bắt đầu đọc nhiều hơn và ít bận tâm đến những điều nhỏ nhặt. Tôi thích thú ngắm nhìn cảnh vật khi ngồi trên boong tàu và không rối lên khi thấy đám cỏ dại trong vườn. Tôi dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè hơn và hạn chế tham dự những cuộc gặp gỡ chẳng mấy bổ ích.
Tôi không để dành bất cứ điều gì nữa: tôi dùng tất cả những món đồ sứ và đồ pha lê xinh đẹp của mình vào mỗi dịp có ý nghĩa – chẳng hạn như giảm được một ký lô, bồn rửa chén hết bị nghẹt hay bông hoa trà đầu tiên hé nở.
Tôi mặc chiếc áo đẹp đi chợ nếu thấy thích. Khi tôi nghĩ mình trông sang trọng, tôi có thể trả nhiều tiền hơn cho một túi rau nhỏ mà không cau mày. Tôi sẽ không để dành lọ nước hoa thơm nhất của mình cho những dịp đặc biệt nào nữa, cho dù các cô bán hàng hay vài người nào đó xì xào bình phẩm.
Tôi đang bỏ dần những cụm từ “một ngày nào đó” hay “nội trong vài ngày” khỏi ngân hàng từ vựng của tôi. Nếu có điều gì đáng xem, đáng nghe hoặc đáng làm, tôi sẽ làm ngay.
Tôi không chắc chị tôi sẽ làm gì nếu biết rằng ngày hôm sau chị không còn trên cõi đời này nữa, cái ngày hôm sau mà tất cả chúng ta mặc nhiên nghĩ nó sẽ đến. Tôi nghĩ chị hẳn đã gọi điện cho những người trong gia đình và vài bạn bè thân. Có lẽ chị đã hẹn gặp một vài người bạn cũ để xin lỗi và xóa đi những chuyện không vui đã qua. Hoặc chị đã đi ra ngoài dùng một bữa cơm Tàu mà tôi đoán mình sẽ chẳng bao giờ được biết!
Những điều nhỏ nhoi chưa làm được sẽ khiến tôi bực bội nếu tôi biết thời gian của mình chỉ có giới hạn. Bực bội bởi tôi đã trì hoãn đi thăm những người bạn tốt mà tôi định sẽ liên lạc vào một ngày nào đó. Bực bội bởi tôi đã không viết những lá thư nào đó mà tôi đã định viết – nội trong vài ngày.
Tôi sẽ bực mình và nuối tiếc vì tôi đã không thường xuyên nói với chồng và con gái tôi rằng tôi yêu họ biết bao. Tôi đang cố gắng rất nhiều để không trì hoãn, giữ lại hay để dành bất cứ điều gì mang thêm tiếng cười và làm cho cuộc sống của chúng tôi thêm phong phú.
Và mỗi buổi sáng, khi thức dậy, tôi luôn tự nhủ: hôm nay là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi phút, mỗi hơi thở… đều là một món quà của cuộc sống.
Chúng ta không biết chuyện gì có thể sẽ xảy đến với mình trong chuỗi liên khúc lạ thường và bất ngờ của cuộc sống. Tuy nhiên, ta có thể quyết định những gì xảy ra bên trong con người mình, cách nhìn và cách ta đón nhận chúng cũng như ta sẽ làm gĩ với chúng – và đó mới chính là điểm.
Nguồn: Sưu tầm
Mỗi Ngày Một Bài Học Hay
Is it because there is no two-floor bus in Australia?
We only see part of the eyeball, although the whole eye is as big as a table tennis ball. Light enters the eye through the pupil and passes through the lens. (…) The retina sends the signal to the brain along to optic nerve. The image on the retina is actually upside-down, but the brain corrects it. As we get older our eyesight becomes worse. This happens because the lens isn’t as flexible as when we are young and the eye muscles are chúng tôi more
Đây thực sự là một Series phim thú vị và vô cùng hài hước. Extr@ đã dành được thành công ở nhiều nước trên thế giới, được đánh giá là một trong những series phim giáo dục hay nhất. Nội dung phim rất vui nhộn, nhiều tình tiết gây cười, luôn kích thích trí tò mò của người xem. Mỗi tập là một câu chuyện khác nhau, qua mỗi câu chuyện trong video, người xem sẽ học được vô số các từ và câu tiếng Anh đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp. Cách diễn đạt của diễn viên rất trực quan và sinh động nên người xem có thể hiểu ngay nội dung câu chuyện mà không cần giải thích bằng bất kỳ một ngôn ngữ nào khác.
Nội dung phim xoay quanh cuộc sống của Bridget, Hector, Nick và Annie. Mọi chuyện bắt đầu từ lúc Hector từ Agentina đến sống với Bridget và Annie. Hector là một người có vốn tiếng Anh rất khiêm tốn. Anh đến Anh quốc để tìm kiếm những người bạn thực thụ cũng như để học tiếng Anh.
Hôm nay mình xin vui mừng giới thiệu series phim học tiếng Anh nổi tiếng Extr@! English đã được thể hiện trên hệ thống dạng bài tương tác của Ucan. Nếu bạn đã từng xem bộ phim này, hãy thử xem lại một lần nữa trên Ucan để cảm nhận sự khác biệt khi mỗi tập phim được trình bày có hệ thống và được tích hợp các bài tập tương tác tại chỗ giúp bạn đạt được kết quả tối ưu của việc học tập.
http://ucan.vn/shark/public/library/study/try/id/581
Thơ Trữ Tình Là Gì? Đặc Điểm, Định Nghĩa Và Những Bài Thơ Trữ Tình Hay
Như thế nào là thơ trữ tình hay và có những bài thơ trữ tình nào nhỉ?
I)Định Nghĩa
•Đặc trưng của thơ trữ tình mà ta dễ dàng nhận thấy đầu tiên đó là sự lãng mạng,và hệ thống cảm xúc mà tác giả đã đặt vào bài thơ khác với các thể loại văn học khác như các tác phẩm văn xuôi đôi khi đó chỉ là lời diễn tả lại cảm xúc của tác giả,lời tự sự của tác giả thông qua những hình ảnh sự vật đã gắn liền với cảm xúc đó.Nhưng đối với thơ trữ tình đó lại là một sự truyền tải hoàn toàn khác đó chính là cảm xúc thật là bộc lộ trực tiếp của chính bản thân tác giả.Mỗi bài thơ trữ tình sẽ là một ‘’cánh cửa sổ tâm hồn’’Thực ra thơ trữ tình có thể là tiếng lòng của sâu thẳm của nhà thơ .Ở đây cảm xúc sẽ thông qua ngôn từ mà truyền tải đến người đọc người đọc sẽ cảm thụ bài thơ thông qua những ngôn từ này.Vì tính lãng mạng của thơ trữ tình nên các tác giả sẽ có xu hướng mượn cảnh vật thiên nhiên hữu tình để miêu tả cảm xúc.
II)Đặc điểm
•Đối với thơ trữ tình chú trọng rất nhiều về mặt cảm xúc thế nên phần nhịp thơ là vô cùng quan trọng,Đặc điểm của thơ trữ tình sẽ là có nhịp thơ ngân vang âm điệu làm bừng sáng hình ảnh thơ.Trong thơ trữ tình việc ngắt nhịp cũng rất quan trọng cũng giống như trong giao tiếp chúng ta sẽ có những khoảng nghĩ im bặt đi,hoặc gằng giọng để biểu cảm thái độ tạo nên ý nghĩa cho lời nói thì trong ngôn từ của thơ trữ tình sẽ có những khoảng ngắt nhịp thể hiện khi căm thù tột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn, buồn bã, lúc xúc động dâng trào…gieo vần trong thơ trữ tình sẽ lặp lại các vần hoặc những vần nghe giống nhau giữa các tiếng ở những vị trí nhất định..Có sự cách điệu và phối hợp giữa các vần thơ ,cộng hưởng của các âm có cùng một vần và cùng thanh bằng hoặc thanh trắc.
III)Các bài thơ trữ tình hay:
Thơ trữ tình hay 1:Lặng nhìn em
Tôi cay đắng nhìn em yêu người khác Sóng chợt buồn muốn xé nát con tim Niềm đau xót dâng lên đầy khóe mắt Anh cười vui ân tình tui vụt mất Cắn răng cười nước mắt đông trên mi
Đã bao lần trang tròn rồi lại khuyết Đã bao lần định viết rồi lại thôi Để hôm nay gục đầu trong nỗi nhớ Tay vô tình đặt bút viết tên em.
Thơ trữ tình buồn 2:Nhớ em
Trời tháng chín âm u trở lạnh Tiễn em đi lòng chạnh nhói đau Từ nay ta mãi mất nhau Em vui xứ mẹ, anh sầu quê ai Lòng nhớ lại bao ngày lãng mạng Dạ chưa quên những tháng ái ân Bao đêm chung sống ân cần Giờ tan theo gió, hóa vầng mây bay Em cất bước tim say mộng ước Anh dõi nhìn mắt ướt mơ màng Trời sao gieo nghiệp trái ngang Hoa vừa chớm nụ đã tàn héo rơi Thôi vĩnh biệt một đời vui vẽ Đành cách chia hai kẽ buồn đau Thủy chung ta bẽ đôi đầu Nghĩa tình chia nữa, âu sầu thành đôi
Thơ trữ tình hay 3:Kiếp tương tư
Ôm một kiếp hư vô tình lỡ Gối nữa đời dang dỡ duyên tan Sầu đau cơm lệ canh chan Nuốt từng mảnh vỡ, uống ngàn nhớ thương Nay cách biệt hai phương xa lạ Giờ chia ly đôi ngã không quen Người đi duyên mới xây nên Còn đây đơn bóng sầu bên vai sầu Mắt nhỏ ước canh thâu thức trắng Môi động khô đêm vắng lệ rơi Se duyên lầm lẫn do trời Hay do người tạo cho đời khổ đau ??? Đôi lần hứa yêu nhau mãi mãi Mấy bận thề ân ái luôn luôn Giờ sao chỉ có tôi buồn Tháng ngày nức nở lệ tuôn vai gầy Ngước hỏi trời nỡ đây cho khổ Cúi vặn đất nhẫn đó trao âu Người ta vui vẻ có nhau Sao ta đơn lẽ độc sầu năm canh ?
Thơ trữ tình hay 4:Định nghĩa yêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu; Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết . Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt . Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu, Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu! – Yêu là chết ở trong lòng một ít . Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt . Những người si theo dõi dấu chân yêu ; Và cảnh đời là sa mạc cô liêu Và tình ái là sợi dây vấn vít . Yêu, là chết ở trong lòng một ít .
Thơ trữ tình hay 5:Hôm nay tôi buồn
Hôm nay, trời nhẹ lên cao , Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn . Lá hồng rơi lặng ngõ thôn, Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương Phất phơ hồn của bông hường Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng . Nghe chừng gió nhớ qua sông, E bên lau lách thuyền không vắng bờ . Không gian như có dây tơ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu . Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều, Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn … Thơ trữ tình hay 6:Không đề Nước vốn sinh ra, chốn đại dương Sống đời yên ả vốn lẽ thường Một hôm nắng đến đùa vô ý Để nước giờ đây hóa khói sương… Sương theo gió cuốn tận trời xanh Hóa thành mây trắng, mộng yên lành Bay đi khắp chốn vui cùng gió Đêm về đùa giỡn với trăng thanh… Một hôm mây chợt nhớ quê nhà Nhớ chốn mà mây đã sinh ra Cõi lòng mây bỗng nghe nặng trĩu Rớt xuống trần gian hóa mưa sa… Đời ta cũng giống biển ngây thơ Cũng sống bình yên chẳng mộng mơ Vô tình em đến, xiêu hồn phách Để xác thân gầy cứ ngẩn ngơ. Hồn phách giờ đây lạc chốn nào? Lòng buồn, nỗi nhớ cũng xanh xao Mưa đêm trút xuống như hờn tủi Có phải em về tự chốn nao???
Thơ trữ tình hay 7:Đêm đơn côi
Màn đêm buông xuống, trời se lạnh Tôi ra đời, hai chữ giọt sương Chút vấn vương, đêm dài sẽ hết Bỗng thấy mong manh đến lạ thường. Sương mai rất đẹp, nào ai biết? Long lanh, tinh khiết buổi bình minh. Một chút thôi, tồn tại giữa đời Rồi tan biến khi mặt trời hiện rõ. Tôi nhẹ nhàng và luôn tĩnh lặng Không ồn ào, không mạnh mẽ như mưa Vậy mà sao cuộc đời ngắn ngủi Tôi phải về khi chưa thấy tình yêu. Tôi vội vàng nhìn em qua kẽ lá Ôi em ơi! Ánh mắt chạm nhau rồi Giọt sương nơi tôi là mộng mị Sao bây giờ hiện hữu ở bờ mi. Có phải em đang nhìn tôi say đắm Để rồi giọt lệ hóa giọt sương Ôi! giọt sương sao bây giờ mặn chát Hay là tôi đã ngậm giọt lệ em Sao không phải là giọt lệ ngọt ngào, Để tôi đây không tan vào dĩ vãng. Có ai biết giọt sương về nơi đâu? Khi mắt em không còn nhìn tôi nữa. Thì hỡi em! Hãy vì tôi trở lại Để giọt sương này hóa giọt lệ trên mi.
Thơ trữ tình hay 8:Vì sao trong lòng tôi
Đêm nay ngồi ngắm sao rơi Lòng buồn man mác nhớ người thương Người thương ơi giờ người ở đâu? Sao người nỡ lìa xa tôi Qua cầu bước sang sông Để mình tôi lẻ loi một mình Ôm mối tình vỡ, ôm sầu thiên thu
Thơ trữ tình hay 9:Ngày mai anh đi
ngày mai anh đi sao em còn đứng đó ? khúc vui tàn em vương vấn mà chi khóe mắt tràn cuốn đi tình tri kỉ quá muộn màng ta thành mối tình si muốn nói với mây sao mây không đứng lại xin gió đừng cuốn trôi mất tình yêu và cơn mưa xóa tan đi nổi nhớ giờ hết rồi , chẳng làm héo tình tôi rời xa em đơn côi và hy vọng đã hết rồi cái giây phút ngóng trông phút thật lòng nổi nhớ em càng lớn muốn quay về là hòn đá cô đơn
Thơ trữ tình hay 10:Đơn phương
Em biết rằng anh sẽ chẳng yêu em Nụ hôn ấy chỉ là phút giây nông nổi Em dại dột, em trẻ con, em yếu đuối Anh bỗng hóa thành người lớn bao dung Em biết rằng anh sẽ chẳng yêu em Bởi trái tim anh đã có thừa người khác Bản tình ca ở bên em anh hát Sẽ có người diễm phúc sau em Em biết rằng anh sẽ chẳng nhớ em Những gì thoảng qua mấy ai còn giữ lại Nhưng với em đó sẽ là mãi mãi Đừng bận lòng chi với một kẻ qua đường Đừng bận lòng vì lỡ nói yêu thương Ai cũng có phút yếu lòng như thế Em chẳng trách đâu vì tình yêu có thể Đến bên nhau bằng những phút dối lừa.
Thơ trữ tình hay 11:Nhỏ ơi
Nếu mà không có anh Nhỏ sẽ buồn biết mấy Như mùa thu chờ đợi Một chiếc lá bay bay Nếu mà không có anh Nhỏ chẳng ai đưa về Con đường ngày xưa ấy Nhỏ bỗng thấy dài ghê Ừ ! Nếu không có anh Nhỏ biết mình sẽ nhớ Một nụ cười quen thuộc Khiến nhỏ đến ngu ngơ Ừ ! Nếu không có anh Nhỏ sẽ ngồi mà khóc Mong ai lại dỗ dành Rồi sẽ nhớ nhiều hơn
Thơ trữ tình hay 12:Tựa vào vai anh
Anh có thể là chỗ dựa của em không? Em yếu đuối nên cần che chở Em hay vấp nên cần nâng đỡ Em dại khờ nên chẳng biết lo toan Em đem cả cuộc đời phó mặc cho anh Dù may rủi thôi cũng đành cam chịu Yêu thương ơi,chắc rồi anh sẽ biết Khi yêu em anh sẽ khổ rất nhiều Nếu có thể sương tan vào cỏ Thì em tin cỏ sẽ rất xanh Nếu có thể em tin vào anh Thì em tin anh cũng xanh nhu cỏ.
Thơ trữ tình hay 13:Nếu có thể
Nếu có thể… sống vô thường như gió Theo nắng mưa đi hết bốn phương trời Rồi mặc sức vẫy vùng trong bão tố Tự do mà phiêu lãng khắp muôn nơi. Nếu có thể… sống cho bao nguyện ước Dẫu mong manh hay nhỏ bé nhường nào Thanh xuân ấy chẳng một lần quay ngược Tháng năm này để hoang phí thôi sao? Nếu có thể… sống chân thành đơn giản Đừng đếm đong những toan tính lọc lừa Sau tất cả hơn thua và mất mát Đời cuối cùng chỉ còn lại giấc mơ…
Thơ trữ tình hay 14:Có những cuộc tình
Có những cuộc tình chỉ để nhớ thương thôi. Chẳng thể bờ môi gọi nhau câu chồng, vợ Đời trái ngang khuyết một phần duyên nợ Nên suốt đời dang dở một niềm thương. Có những cuộc tình không được bước chung đường. Nhưng sẽ hoài thương, thương thiệt nhiều… mãi mãi. Ta nâng niu giấu người trong ngực trái Để đêm về khắc khoải gọi thầm thôi. Có những cuộc tình, yêu đến chết không nguôi. Mà chẳng thể cùng cười, cùng khóc Cùng chia sớt khi buồn vui, khó nhọc Cùng đan tay những giây phút mặn nồng Có những cuộc tình, người ta mãi hoài mong Mong người kia suốt cuộc đời yên ả Mong vậy đấy, mà tim mình buốt giá Với tháng ngày vất vả để tìm quên… Có những cuộc tình… không được gọi thành tên!
Thơ trữ tình hay 15:Bình yên cạnh em rồi
Mệt mỏi lắm rồi em chỉ muốn lặng yên Gục vào vai anh rồi tự nhiên mà ngủ Cuộc đời tính toan biết bao nhiêu là đủ Và người với người có lường trước được đâu? Nắm lấy tay em cứ như thế thật lâu Chẳng cần ủi an hay vỗ về gì cả Anh cũng mệt nhoài một ngày dài vất vả Chỉ cần lặng im mà ta hiểu nhau rồi! Có phải nắng mai ở bên kia ngọn đồi? Mặt trời đội mây khoe màu vàng rực rỡ Hạnh phúc trong tay đừng bao giờ để lỡ Là phận, là duyên mới gặp gỡ phải không? Giữa cuộc đời giữa biển người mênh mông Em nhỏ bé nên nhiều khi chới với Chỉ cần anh kề bên em sẽ thôi nghĩ ngợi Bởi lẽ bình yên ở ngay cạnh em rồi!
Xem Thêm :
Tìm Một Định Nghĩa Cho Thơ
T ừ lâu nhiều người đi tìm một định nghĩa cho ‘Thơ’ nhưng vẫn chưa có định nghĩa nào thỏa đáng để mọi người chấp nhận, mặc dù thi ca đã có từ lâu, đã trải qua nhiều thời gian thăng trầm và thay đổi từng bước theo đà tiến hoá của nhân loại. Trong đó có sáng tạo, có phê bình, có từ bỏ, có sửa đổi, có tôn vinh.v.v…
Hôm nay tôi xin được bước vào lãnh vực thi ca để chúng ta cùng nhau đi tìm một định nghĩa khả dĩ trong vòm trời thi ca của thế kỷ 21th. Trong phạm vi bài này, tôi xin đưa ra vài ví dụ của một số nhà thơ trên thế giới để chúng ta tìm cho chính mình một định nghĩa “Thơ”.
Thơ xuất phát từ ý thức giàu tưởng tượng của kinh nghiệm được biểu thị bằng ý nghĩa, âm thanh, và nhịp điệu của ngôn ngữ. Tất cả với mục đích nói lên những cảm xúc từ tâm hồn. Thơ cũng được hiểu là sự đo vận (meter) để tạo nên vần điệu (Rhyme), nhưng thật sự công việc đó không nhất thiết phải có cho một bài thơ. Thơ là một dạng thức cổ được lưu truyền xuyên qua nhiều thời đại và tác động lâu dài lên thời gian. Thơ chính nó đã có tính tự nhiên của nguyên thủy và biểu thức riêng biệt. Cho nên, rất khó cho chúng ta định nghĩa thơ một cách chính xác.
Rất nhiều nhà thơ trên thế giới đã định nghĩa thơ qua nhiều cách khác nhau. Tôi xin tạm đưa ra vài ví dụ sau đây để chúng ta có một ý niệm trong cách định nghĩa. Nhà thơ Wordsworth đã định nghiã thơ như sau: “The spontaneous overflow of feelings” tạm dịch “Thơ là sự phát động tự nhiên từ nguồn cảm xúc dâng trào của tâm hồn ” còn nhà thơ Emily Dickinson thì nói: “If I read a book and it makes my body so cold no fire ever can warm me, I know that is poetry” tạm dịch“Khi tôi đọc một quyển sách mà quyển sách đó làm thân thể tôi lạnh buốt mà không có một ngọn lửa nào có thể sưởi ấm được đó chính là thơ” và Dylan Thomas thì định nghĩa: “Poetry is what makes me laugh or cry or yawn, what makes my toenails twinkle, what makes me want to do this or that or nothing” tạm dịch ” Thơ là cái gì làm tôi cười, tôi khóc, chán nản hay làm tim tôi đập mạnh, hay nó khiến tôi phải làm một điều này hay điều khác hay không muốn làm gì cả “.
Thơ là biểu thức tâm hồn của con người. Như vậy Thơ là gì?
Có lẽ, đặc tính của thơ là trừu tương cho nên rất khó để tìm ra một định nghĩa, chúng ta không thể miễn cưỡng để gắn cho nó một nhản hiệu, một hình tượng. Tuy nhiên không phải vì lý do này làm chúng ta phải dừng laị. Đây là lúc chúng ta phải đứng lên, phải thay đổi, phải làm sáng tỏ để mọi người nhìn thấy cái gì là thơ.
Thơ là một loại đá hoa cương của ngôn ngữ, như màu sắc trên một bức tranh, (nhưng với thơ nó dùng bằng ngôn ngữ). Thơ là vòng xoắn của tâm hồn cuộn tròn từng lớp cảm xúc của chính nó. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể đưa ra một định nghĩa về thơ một cách cơ bản với cái nhìn đơn giản trên hình thức và mục đích của nó.
Một trong hầu hết những đặc tính của hình thể thơ là sự tiết kiệm ngôn ngữ. Thơ thường dùng những ngôn ngữ ngắn gọn để diễn tả những ý tưởng, những cảm xúc của tâm hồn. Cho nên họ rất cẩn thận chọn lựa những ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, trong sáng và chuẩn mực, điều này không chỉ áp dụng trong lãnh vực thi ca mà còn cho văn xuôi nữa. Việc chọn lựa ngôn từ thường là các nhà thơ đạt được điều này khá cao. Những ngôn từ có giá trị gây được xúc động thường êm dịu và ẩn chứa nhạc điệu. Cho nên các nhà thơ thường tìm kiếm những sáng tạo trong sự lựa chọn ngôn từ lẫn dạng thức của thơ sao cho nhẹ nhàng, lơ lững, bàng bạc như sương khói.
Bây giờ chúng ta sẽ làm thế nào để đạt tới mục đích đó:
Một là sử dụng văn xuôi để kể lại, mô tả, tranh luận hay định nghĩa nó!?. Với tất cả những điều kiện trên cho phép chúng ta có thể làm được một bài thơ. Nhưng Thơ không phải là văn xuôi, thơ thông thường được nằm dưới một dạng thức cơ bản để nâng ý tưởng lên cao ra khỏi chỗ tầm thường. Thơ là sự gợi lên cảm xúc, là đặc trưng gợi nhớ tạo lên trong tâm hồn người đọc một cảm xúc mạnh: Niềm vui, nỗi đau đớn, sự giận dữ, niềm thanh thản hay yêu thương, v.v…, Thơ có khả năng làm người đọc ngạc nhiên thốt lên lời reo vui hay thất vọng từ đáy lòng qua kinh nghiệm cuộc sống, nỗi thầm kín chất chứa trong lòng hay thấu hiểu một chân lý. Điều đó chúng ta nghĩ như thế nào! Chúng ta có một định nghĩa chưa?.
Thơ có tính nghệ thuật tạo hình ngôn từ trong nhiều cách khác nhau để gợi lên cảm xúc mãnh liệt cho người đọc nhận biết một điều gì trong kinh nghiệm cuộc sống.
Chúng ta đừng xiềng xích thơ với những định nghĩa của mình. Thơ không phải là ủy mị, yếu đuối, dễ vỡ, vô tâm, không tầm thường nhỏ bé. Bạn đã biết, thơ mạnh mẽ và đậm hương sắc hơn những gì chúng ta đã nghĩ. Thơ là trí tưởng tượng tuyệt vời của nhân loại, thơ là một sức mạnh có thể bẻ gãy những xiềng xích nhanh hơn những gì bạn có thể nói. Chúng ta tạm định nghĩa thơ theo một cách sau đây: Thơ là sự bao trùm bí ẩn trong một sự việc khó hiểu được bao phủ trong một dạng thức đặc biệt hay bất cứ một cái gì đó vững chắc. Thật ra đây không phải là một định nghĩa mà chúng ta mong muốn và cũng không phải lý do để chúng ta né tránh nó. Nếu chúng ta thật sự muốn biết thơ là gì, thì chúng ta hãy đọc nó. Đọc một cách cẩn thận, dồn hết mọi tâm ý, hãy đoc nó lớn lên, hãy đọc nó nhiều lần. Đó chính là định nghĩa của chúng ta về thơ. Bởi vì việc định nghĩa thơ cũng giống như việc chụp lấy một cơn gió- nếu chúng ta bắt được nó, thì nó sẽ không còn là gió.
Trong thế giới khoa học tân tiến về vi tính hiện nay thơ đã được tương tác trong một liên mạng (website) để giới thiệu những nhà thơ và sinh hoạt của họ đến với moị người một cách rộng rãi. Những thi phẩm của họ được quảng bá nhanh chóng trên liên mạng miễn phí. Với đà tiến hóa hiện nay việc phổ biến một bài thơ không chỉ bằng chữ viết mà còn diễn tả bằng thanh đọc (ngâm) và phụ họa với âm nhạc, cho nên ý nghĩa một bài thơ càng gây nhiều cảm xúc đến người thưởng ngọan. Hệ thống trực tuyến liên mạng còn là nơi để những nhà thơ bàn luận về thi ca và giới thiệu những tài năng mới, những sáng kiến mới hay những cuộc bình phẩm thi ca lẫn nhau để trao đổi, học hỏi những điều mới lạ làm phong phú cho nền văn học. Chủ trương thi văn liên mạng với mục đích tạo một nhận thức của tinh thần và gúp đỡ những nghệ sĩ phát huy khả năng thiên phú của mình đến với mọi người không giới hạn thời gian, không gian hay tầng lớp. Đó là những bước tiến mới trên đường canh tân thi ca. Nhiều liên mạng thi ca (website) đã xuất hiện không ngừng với mục đích phát huy và tìm chiếc áo mới cho thi ca đã quá cũ. Điển hình website “Thơ Tân Hình Thức” là một khai phá mới, là những bước đi đầy can đảm trong vòm trời thơ văn. Theo tôi nghĩ trong cuộc đời này chẳng có gì tuyệt đối không thay đổi được. Văn hóa, xã hội, khoa học, nhân sinh, tôn giáo, chính trị.v.v đều tiến hóa theo thời gian và hoàn cảnh thích nghi của nhân loại. Đúng hay sai chỉ tính theo thời gian và thói quen nhân bản. Cho nên khi Website thơ “THT” ra đời đã làm cho nhiều người ngọng nghiệu đầy ngạc nhiên, đôi khi còn nặng lời chỉ trích. Với cá nhân tôi, chúng ta nên tìm kiếm một cái gì đó, hơn là ù lì cố giữ chiếc áo hơn bốn ngàn năm gần như mục nát. Hãy mạnh dạng đứng lên mở nhiều cánh cửa cho thi ca Việt tìm thấy được ánh sáng cuối đường hầm.
Trở lại vấn đề định nghĩa thơ. Thơ là những phương tiện bày tỏ ý tưởng hay cảm xúc của tâm hồn mình, đã được nhiều Thi Sĩ hay những tác giả chuyên nghiệp viết tràn ngập trên các báo chí hay những diễn đàn văn học. Thơ được tạo dựng bằng nhiều dạng thức khác nhau: Thơ tự do không vần điệu, thơ truyền thống, thơ Tân Hình Thức.vv. Nhưng hiện nay thơ tự do và thơ Tân Hình Thức được nhiều giới hâm mộ, nhất là giới trẻ đang trên đường khám phá đầy thích thú. Điều quan trọng trước mắt của thể thơ tự do hay Tân Hình Thức là tránh được mọi phiền phức tìm kiếm ngôn từ tạo nên vần điệu. Chính điều này đã làm suy giảm và cắt đứt dòng tư tuởng đang trào dâng trong tâm hồn. Y tưởng của bài thơ sẽ xa cách với đời thường, thiếu thực tế, chỉ là những nhóm từ rỗng tếch, máy móc, lập đi, lập laị đã trải qua bao thế hệ thi nhân xử dụng. Thi ca trong văn học là sự tìm kiếm những điều mới lạ để tạo khuông mặt mới cho thi ca. Vì thế chúng ta hãy mạnh dạng tiến lên và khám phá những điều mới lạ, những trầm hương cho thi ca hôm nay!!
Đi tìm một định nghĩa cho thơ. Khó có một định nghĩa đơn giản cho thơ để phù hợp với những cấu trúc khác nhau, những kiểu mẫu và chất liệu phụ thuộc của nó. Một tiêu biểu của sách thuật ngữ, chúng ta có thể định nghĩa, thơ là sự tổng hợp của văn học được viết trong dạng thức thi ca. Định nghĩa đơn giản này chỉ biểu thị một phần của thơ. Thơ còn mang một ý nghĩa rộng lớn hơn chứ không chỉ là những ngôn từ.
Thơ từ ngàn xưa là một cách thức để biểu lộ tình cảm qua truyền khẩu, trước khi con người có phương tiện ghi chép thơ trên giấy. Trong thời nguyên sơ, năng lực của thơ tạo nên sự truyền đạt trong nhiều lãnh vực như tôn giáo, lịch sử, và văn hóa. Điều này được tiếp tục không ngừng và nối tiếp xa hơn trong nhiều thế hệ sau này qua những bài thánh ca, thần chú, và những bài thơ theo lối tường thuật với những dạng thức khác nhau theo cảm xúc của từng người. Thơ luôn có một chỗ đứng riêng biệt của nó. Thơ là một phần quan trọng của văn học, là nền tảng của văn học nghệ thuật. Đó là lý do tại sao mà chúng ta nói rằng tiểu thuyết, tranh vẽ, âm nhạc, điện ảnh là… thơ ca.
“Prose = words in their best order;– poetry = the best words in the best order.”
“Văn xuôi = Ngôn từ được sắp xếp có lề lối nhất – Thi ca = Ngôn từ hay nhất được sắp xếp có lề lối nhất”.
Như vậy cái gì là thơ, theo bạn thì sao!!. Đó không phải là câu hỏi mà chúng ta có thể trả lời được trong một câu. Thi ca đã được tranh luận trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có câu giải thích thỏa đáng. Nếu một bài thơ không có một cấu trúc, không vần điệu thì đó có phải là thơ không? Nếu nó nằm trong dạng thức thơ tự do, thơ Tân Hình Thức, hay một dạng thức nào mới lạ thì đó có phải là thơ không? Hay những lời của nhạc trữ tình, hay nhạc Rap hiện nay đó có phải là thơ không? Với bao nhiêu câu hỏi đó chúng ta phải định nghĩa ra sao. Măc dù rất khó để tìm ra một định nghĩa nhưng chúng ta có thể giải thích điều đó bằng cách này hay cách khác miễn sao nhiều người có thể hiểu được một ý tưởng tổng quát là tạm đủ.
Thơ là phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong một cấu trúc để diễn tả cảm xúc, sự hồi tưởng, nơi chốn, thời gian, không gian hay một hành động, v.v… Ngôn từ sẽ mang chỗ mơ hồ thành hiện thực, một kết cấu trong sáng tự nhiên. Chính vì thế đã cho tôi một suy nghĩ là lời nhạc có thể là thơ. Tuy nhiên không phải là hoàn toàn bài Thơ nào cũng có thể đặt lời cho âm nhạc, và không phải tất cả lời nhạc đều là thơ.
Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem ngôn từ của nhạc Rap hiện nay có phải là thơ? Tôi có thể trả lời ngay “Vâng” nhưng chỉ một số ít, không phải là tất cả. Như những gì trước đây chúng ta đã nói, Nhạc Rap chỉ tạo ra vần, chứ không phải là một bài thơ, nhưng không phải vì thế mà nó không thể trở thành một bài thơ được. (Nếu qúi vị cần tìm hiểu thêm về lời nhạc Rap nên nghe qua những bản nhạc của Snoop Dawg, của 504 Boyz hay của Eminem, v.v…)
Để trả lời câu hỏi Thơ là gì? Tôi xin đưa ra một số định nghĩa của một số nhà thơ nổi tiếng để chúng ta suy luận và tìm cho chính mình câu trả lời khả dĩ hợp lý.
WORDSWORTH WILLIAM đã định nghĩa thơ như sau:
“Poetry is the spontaneous overflow of powerful feelings: it takes its origin from emotion recollected in tranquillity: the emotion is contemplated till, by a species of reaction, the tranquillity gradually disappears, and an emotion, kindred to that which was the subject of contemplation, is gradually produced, and does itself actually exist in the mind.” tạm dịch:
“Thi ca là một chuổi cảm nghĩ thanh thản trào ra và thoát đi từ cửa ngõ tâm hồn với những cảm xúc được hồi tưởng lại trong sự tỉnh lặng. Những xúc động đó ngừng lại bởi những nguyên tố phản ứng khiến cho sự tỉnh lặng dần dần tan biến và nguồn thơ được dâng lên từ tâm thức”
ROBERT FROST định nghĩa:.
“A poem begins with a lump in the throat, a home-sickness or a love-sickness. It is a reaching-out toward expression; an effort to find fulfillment. A complete poem is one where the emotion has found its thought and the thought has found the words.”
Tạm dịch:
” Sự thương nhớ quê hương, những xót xa trong tình trường là những hệ lụy bắt đầu từ những uất ức thoát ra bằng sự diễn đạt, một cố gắng để mưu tìm cho một sự toàn vẹn. Vầng thơ toàn vẹn là vần thơ trong đó đáp ứng được những suy tư và những suy tư đó biến thành ngôn từ của thơ”
ROBERT PINSKY thì định nghĩa
“Poetry…is an ancient art or technology: older than the computer, older than print, older than writing and indeed, though some may find this surprising, much older than prose. I presume that the technology of poetry, using the human body as its medium, evolved for specific uses; to hold things in memory, both within and beyond the individual life span; to achieve intensity and sensuous appeal; to express feelings and ideas rapidly and memorably. To share those feelings and ideas with companions, and also with the dead and with those to come after us.” Tạm dịch
” Thi ca…Là một nghệ thuật hoặc là một kỷ thuật cổ điển:Thơ có tuổi đời lâu hơn máy vi tính, già nua hơn nghề in, lão hơn sự viết lách và dĩ nhiên có người cảm thấy ngạc nhiên rằng thơ đã có từ lâu trước khi thể văn xuôi được chào đời. Tôi xin mạo muội nói ra rằng kỷ thuật thi ca là cách xử dụng thân xác làm chất xúc tác tạo ra những hư cấu để áp dụng vào những đặc thù riêng lẻ; Nắm bắt mọi sự thể trong trí nhớ suốt cả đời người;Tạo nên những giác quan và những xúc cảm mãnh liệt; Truyền đạt những cảm xúc cùng những tư tưởng một cách nhậm lẹ khó quên. Để chia xẻ những xúc cảm và tư tưởng với những người đương thời, những người đã chết và cho những người ở thế hệ sau”
BRYANT H. McGILL đã định nghĩa.
“Good poetry does not exist merely for the sake of itself, but rather, is a byproduct of yearning and growth; great poetry canonizes that yearning for the growth of others.” Tạm dịch:
“Thi ca trác tuyệt không tồn tại bởi chính thi ca, mà đó là thành quả của những khát khao và trưởng thành theo dòng đời. Đaị thi phẩm là sự thần thánh hoá được những khao khát và trưởng thành đó”
Vẫn là một câu hỏi Thơ là gì?.
Thơ thật khó tìm ra một định nghĩa đúng nhất. Có nhiều thể loại khác cũng được viết bằng những cảm xúc, nhưng chúng ta có thể tìm ra một định nghĩa dể dàng, nhưng thơ thì khác. Thơ được viết qua nhiều dạng thức và nhiều mục đích khác nhau, thơ có khi là những hình tượng mơ hồ, một tưởng tượng không bao giờ hiện thực.
Thơ được xử dụng loại ngôn ngữ đặc biệt hơn với ngôn ngữ bình thường và gây nhiều ấn tượng. Khi đọc nó lên sẽ gây nhiều cường điệu hơn ngôn ngữ bình thường, ngay cả lối phát âm cũng đặc biệt, phải đọc thế nào đễ hàm chứa một ngụ ý của bài thơ mặc dù chỉ một vài từ ngắn gọn. Thơ được sử dụng nhiều từ với những ý chính đậm vị. Tất cả những từ đó phải gợi lên được cảm xúc của người đọc. Ngôn ngữ thơ thường rất mạnh mẽ và gây nhiều ấn tượng.
Người ta còn có một định nghĩa khác về thơ: Thơ là văn học, là văn chương kết hợp của ngôn ngữ trong nhịp điệu hay mẫu thức riêng biệt. Thông thường, thơ là lối biên soạn thành hàng và những hàng được thu xếp thành những đoạn thơ, bài thơ. Tuy nhiên, không phải tất cả các bài thơ đều được sắp xếp thành những hàng và những đoạn thơ. Mỗi bài thơ đều có rõ ràng những vần điệu riêng nó, nhưng không phải mọi bài thơ bắt buộc phải theo vần điệu. Không hẳn thế, tuy nhiên bất cứ dạng thức thành lập nào của thơ đều cho chúng ta thấy được sự mới mẽ của nó và những ý tưởng muốn gởi gắm của tác giả.
Để đi xa hơn trong việc tìm kiếm một định nghĩa cho thơ, tôi xin nói qua về lịch sử thơ để chúng ta có thêm một vài ý niệm. Thơ là một dạng thức cỗ xưa của văn học. Chúng ta có thể quay laị thời cổ xưa đó để tìm những huyền thọai nói về dạng thức thơ. Khi nói về thơ là chúng ta đã bước vào thế giới vô cùng, đã đi từ nơi này đến nơi khác. Trước đây người ta đã dùng thơ để làm lời hát hay lời cầu kinh để phổ biến trong nhân gian. Trước khi những bài thơ được viết trên giấy (văn tự), thơ thường phổ biến qua truyền khẩu trong văn học..
Ngay cả sau này khi thơ được in thành sách vở, nhưng lời hát thơ vẫn được lưu hành trong nhân gian như loại thơ ca kể chuyện, loại nhạc dân ca chẳng hạn. Những thơ ca kể chuyện này được du nhập từ những cư dân đến lập nghiệp ở miền Bắc nước Mỹ thời sớm nhất và sau nhiều năm tháng đã biến thái thành những hình thể mới lạ hơn. (Chúng ta có thể tìm thấy những thơ ca kể chuyện quen thuộc của John Henry,” ” Casey Jones,” và ” Sweet Betsy “).Thi ca đã tạo thành lời hát và sáng tạo khôn ngừng trong suốt chiều dài lịch sử thế giới.
Bây giờ chúng ta bước vào từng phần của thơ để mở ra cánh cửa khác trong hướng đi tìm định nghĩa cho thơ. Thành phần của thơ:
Hình thể (Shapes): Một bài thơ thông thường được viết trong nhiều hàng. Nhiều hàng gồm laị thành nhiều đoạn thơ. Sự bắt đầu của một hàng hay một đoạn thơ không hẳn là sự bắt đầu của một câu mới. Thật ra, nhiều bài thơ hiện đại, họ không cần sử dụng thành câu kệ nào cả..
Trong nhiều bài thơ với mẫu thức bình thường với nhịp điệu và vần điệu là phương cách lặp lại nhịp và vần điệu trong mỗi đoạn thơ. Cũng có nhiều bài thơ hiện đại, họ sắp xếp những ngôn từ trên giấy thành những hình dạng khác nhau gợi ý thành một bức hình. Những bài thơ này tạm gọi là những bài thơ hình thể..
Ngôn ngữ (Language): Một nhà thơ thường chọn những từ rất cẩn thận cho ý nghĩa chính xác với những cảm xúc trong tâm hồn. Ngoài ra, mỗi bài thơ hầu như có nhiều cách diễn đạt ý tưởng của tác giả một cách riêng biệt. Tuy nhiên, những từ được lựa chọn không phải chỉ chú trọng đến ý nghĩa mà nó còn phải có âm điệu nữa. Nhịp điệu là một phần trọng yếu của thơ. Nhiều bài thơ đã sử dụng (trùng âm) sự lặp lại âm đầu, vần, và xen lẫn cả những hiệu ứng âm thanh khác lạ.
Nhân vật (Speaker). Mặc dù trong bài thơ được sử dụng chủ từ Tôi và đại danh từ Tôi (I & Me) tuy nhiên nhân vật đó không bắt buộc phải là tác giả. Thường thì nhà thơ tạo dựng một nhân vật riêng cho mình. Và người đọc phải hình dung hay tưỡng tượng ra những nhân vật đó theo ý tưởng của bài thơ diễn tả .
Tâm trạng (Mood). Tâm trạng là cảm xúc của chúng ta cảm nhận khi đọc một bài thơ. Có một số bài thơ nói lên sự buồn rầu, số khác diễn tả sự vui vẻ hay sự giận hờn, nhưng mục đích chính của một bài thơ vẫn là trạng thái tâm thức.
Làm sao để đọc một bài thơ.
1. Hãy đặt chính bạn vào bài thơ đó theo chiều hướng diễn tả của nó. Hãy tự mình như nhìn thấy, nghe thấy, ngưởi thấy, nếm thấy và cảm thấy được mọi thứ trong đó..
2. Đọc bài thơ đó lớn lên để cảm nhận âm thanh của nó. Thông thường âm thanh của một bài thơ sẽ làm cho người ta nghĩ về hay cốt nhấn mạnh ý nghĩa của nó..
3. Chắc chắn bạn phải hiểu mỗi từ trong bài thơ. Dồn mọi quan tâm đặc biệt để tạo nên âm thanh đọc của mình theo ý nghĩa của từng lời thơ.
4. Nhận dạng nhân vật trong thơ điều này có thể tạo sự sinh động của bài thơ.
Thêm một vài điều khác về thành phần của Thơ.
Hình ảnh của cảm giác (Sensory Images). Trong thơ, những hình tượng giác quan giúp người đọc nhìn thấy, nghe thấy hay cảm nhận được. Những hình ảnh của giác quan được gọi là hình tượng, những chi tiết về hình ảnh tạo người đọc sự nhận biết. Ví dụ một qủa táo chẳng hạn, chúng ta có thể diễn tả để người đọc có thể nếm, ngưởi hay nghĩ đến sự chua ngọt của nước táo, hay mùi vị thơm ngon của bánh táo. Hoặc những tiếng động ầm ầm, sự va chạm nghiêng ngã vào nhau tạo cho người đọc liên tưởng đến tiếng sấm, tiếng nỗ chẳng hạn.v.v Một bài thơ tác giả có thể xử dụng nhiều hình tượng của giác quan để tạo ý nghĩa bài thơ thêm phong phú và họ có cảm giác đang ở trong thơ như:
Thị giác (Sight)..
Thính giác (Hearing).
Xúc giác (Touch)..v.v
Nhịp điệu (Rhythm) Vần điệu (Rhyme).
Khi nhà thơ viết một bài thơ với vần điệu, tác giả thường suy nghĩ tìm từ với những vần điệu. Một trong số những từ này có thể mang một ý nghĩa ở chỗ cuối của hàng. Rồi vài vần khả dĩ dùng cho phần kết thúc của những hàng khác. Việc tìm vần thường dễ dàng hơn là tìm từ đúng ý nghĩa cho một bài thơ. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà thơ thích thú làm những công việc tìm kiếm những vần điệu đó.
Tóm laị, việc tìm kiếm một định nghĩa chung và chính xác cho thơ thật ư là khó. Theo tôi nghĩ, nên có một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: Đã biết gì về thơ, đã thấy gì về thơ? Chúng ta có thật sự sống với thơ, có chết với thơ. Và con tim có chứa vùng mênh mông trời đất, có hình tượng của tâm thức dâng trào…! Khi chúng ta đọc một bài thơ chính là lúc ta định nghĩa thơ là gì vậy.
Thơ Vui :Định Nghĩa Chồng Là Gì ??
Nghe định nghĩa vợ phàn nàn Thế thì thiếp định nghĩa chàng sao đây Chồng là can rượu nếp đầy Nhậu về quên đậy, mùi bay khắp nhà Chồng là cái máy mát-xa Chồng là tổ ấm, chồng là nắng xuân Chồng là nghệ sỹ nhân dân Chồng là một nửa những phần buồn vui Chồng là bợm nhậu, bạn đời
Chồng là thần tượng một đời thanh xuân Chồng là ong thợ chuyên cần Chồng là duyên nợ nửa phần đời ta Chồng là trụ cột trong nhà Chồng là chỗ dựa cho ta hàng ngày Chồng là chú cuội trên mây Lần nào về muộn cũng đầy lý do Chồng là một chú ngựa ô Là người lãng mạn thích bồ, yêu hoa
Chồng là cấp phó trong nhà Chồng là vệ sỹ, chồng là xe ôm Ra đường thích phở chê cơm Về nhà chê phở không hơn cơm nhà Chồng là bóng cả cây đa Chồng là bảo mẫu, là cha con mình Khi yêu vợ, nịnh: rất xinh
Khi giận lại bảo vợ mình “táo ta” Con ngoan thì nhận công cha Con hư lại bảo lỗi là mẹ cho Đêm ngủ thở ngáy o o Hút thuốc nhả khói như là nung vôi Nhìn gái thì mắt sáng ngời Nhìn vợ thì trợn con ngươi gờm gờm
Chồng là giận, chồng là thương Chồng là con nợ tiền lương tháng ngày Chồng là rượu ngọt men say Chồng là nỗi nhớ tháng ngày khó quên Chồng là bảo vệ đêm đêm Cho vợ được ngủ bình yên say nồng Chồng là thỏ đế mềm lòng Sợ vợ nổi giận, sợ dòng lệ rơi Chồng là kho báu trên đời
Chồng là lãng tử, là người đa đoan Chồng là chú học trò ngoan Lỗi nào cũng nhận nhưng làm lại quên Chồng là Phật, chồng là Tiên Chồng là cái máy in tiền cho ta
Chồng là cái máy điều hoà Chồng là con nghiện bỏ nhà lang thang Khi tỉnh, gọi vợ nữ hoàng Khi say đập ghế đập bàn nói mê Chồng là con cháu ông Đề Nếu không quản lý ra đê mà nằm Yêu thì yêu, bụng vẫn căm Hễ nghe có nhậu phăm phăm ra ngoài
Chồng là con đỉa bám dai Khuya rồi mà vẫn vật nài nỉ non Chồng là gương sáng cho con Chồng là đấu sỹ vàng son một thời Chồng là hoàng tử con trời Vì yêu nên mới làm người trần gian…
TƯ CHƠI(CẦU BA CẲNG)
(Upload,ai đóng góp quên rồi)
Share this:
Thích
Đang tải…
Cập nhật thông tin chi tiết về Mỗi Bài Thơ Hay Là Một Định Nghĩa Về Thơ Hay trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!