Xu Hướng 6/2023 # Mẹ Kể Bé Nghe:truyện Cổ Tích Tấm Cám # Top 14 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Mẹ Kể Bé Nghe:truyện Cổ Tích Tấm Cám # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Mẹ Kể Bé Nghe:truyện Cổ Tích Tấm Cám được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ là Tấm và Cám. Khi cha mất Tấm sống với dì ghẻ là mẹ của Cám.Bà mẹ ghẻ là người cay nghiệt, hàng ngày bắt Tấm làm hết mọi công việc trong nhà còn Cám thì lêu lổng vui chơịMột hôm bà mẹ bảo 2 chị em Tấm và Cám ra đồng bắt cá. Bà mẹ dặn: “Hễ đứa nào bắt được nhiều cá sẽ được thưởng”. Ra đồng Tấm siêng năng và quen làm việc nên bắt được nhiều hơn, Cám biếng nhác nên không được con nào. Trên đường về nhà Cám tìm cách đánh lừa Tấm. Ngang chỗ ao kia Cám nói với Tấm :Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu chị lấm, chị tắm ao sâu kẻo về mẹ mắng.Tấm tin lời em, để giỏ cá nhờ em coi, lội xuống ao gội đầu. Trên bờ Cám trút giỏ cá của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà trước. Khi Tấm bước lên thì giỏ cá không còn. Tấm ngồi Tấm khóc, Bụt hiện lên hỏi:Cám lừa Tấm, trút hết cá từ giỏ của Tấm sang giỏ của mìnhTại sao con khóc.Tấm kể chuyện cho Bụt nghe, Bụt nói :- Thôi con hãy nín đi, trong giỏ còn một con cá bống. Con đem về bỏ xuống giếng nuôi, mỗi ngày đem cơm thừa cho ăn và nhớ gọi: “Bống bống bang bang, Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.Nói xong Bụt biến mất. Tấm nghe lời Bụt dặn đem Bống về bỏ xuống giếng nuôi. Hàng ngày Tấm nhịn ăn nuôi Bống. Cá mỗi ngày mỗi lớn, người với cá quen nhaụThấy Tấm mỗi ngày đem cơm ra giếng, Cám sinh nghi rình theo. Cám nghe và thấy được đem về báo lại cho mẹ biết.Sáng ngày hôm sau mẹ ghẻ cho Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, bà ngọt ngào dặn Tấm :- Con ơi, làng mình cấm đồng. Con hãy mang trâu ra đồng xa cho ăn, chớ cho ăn đồng nhà làng bắt mất trâu.Tấm nghe lời mẹ dẫn trâu đi ăn. Ở nhà mẹ con bà mẹ ghẻ ra giếng gọi y như Tấm, cá nghe tiếng trồi lên miệng giếng, hai mẹ con Cám bắt bống đem vô nhà làm thịt.Đến chiều chăn trâu về, Tấm đem cơm ra giếng kêu mãi không thấy Bống lên biết chuyện chẳng lành Tấm ngồi khóc. Bụt lại hiện ra hỏi :- Tại sao con khóc.Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt nói :- Bống của con bị người ta ăn thịt rồi. Thôi con hãy nín đị! Về nhà lượm lấy xương cá bỏ vào bốn cái hũ và chôn dưới bốn chân giường của con.Tấm vào nhà tìm xương cá, nhưng tìm mãi không thấỵ Có một con gà thấy như vậy nói :- Cục ta cục tát ! Cho tao nắm thóc, ta bới xương cho.Tấm lấy nắm lúa cho gà, con gà vô bếp bới ra đống xương cá Bống, Tấm lượm lấy đem bỏ vào hũ chôn dưới bốn chân giường.Ít lâu sau trong nước có hội, Vua cho phép dân chúng vui chơi, trai gái trong làng nô nức đi chơi. Mẹ ghẻ không muốn cho Tấm đi chơi nên đem ra một đống lúa trộn chung với gạo bắt Tấm lựa cho xong. Tấm buồn quá nhưng cũng phải làm cố cho mau để còn thì giờ đi dự hội.Khi Tấm đang làm việc có bầy chim sẻ bay sà xuống, Tấm liền kêu bầy sẻ xuống giúp mình. Bầy sẻ giúp Tấm lựa chẳng mấy lúc lúa ra lúa, gạo ra gạo.Nhưng khi xong việc Tấm ngồi khóc, Bụt hiện ra :- Tại sao con khóc?Tấm kể :- Con rách rưới quá làm sao đi xem hội.Bụt nói:- Con hãy vào đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường thì có đủ, nhưng con phải trở về nhà trước khi gà gáy sáng.Tấm vâng lời đào lên. Lọ thứ nhất là quần áo, khăn, nón trâm cài; lọ thứ hai đôi hài thêu, lọ thứ ba bốn con ngựa bé tí, khi đặt xuống đất biến ra bốn con ngựa thật; lọ thứ tư một chiếc xe ngựa.Tấm vui mừng khôn xiết, vội vàng tắm gội thay quần áo lên xe đi dự hội. Hôm nay Hoàng tử mở hội kén vợ. Hoàng tử giả dạng thường dân đi cùng đoàn tùy tùng len lỏi vào dân chúng để xem. Hoàng tử gặp Tấm. Nhan sắc lộng lẫy, quần áo ngựa xe như một bà hoàng, Hoàng Tử nghĩ rằng đây là con một vị quan trong triều hay là con một đại phú trong nước. Hai người nói chuyện ý hợp tâm đầu nhưng khi trời về khuya Tấm chợt nhớ lời dặn của Bụt nên vội vã cáo từ đánh xe về nhà.Hoàng Tử chưa kịp hỏi tên họ chỗ ở nên sai quân hầu theo dấu. Trong lúc vội vã Tấm đánh rơi lại một chiếc giày. Quân hầu liền đem về cho Hoàng tử.Ngày hôm sau Vua cho một vị quan mang giày đi khắp xứ để cho tất cả đàn bà con gái thử, nếu ai thử vừa sẽ làm vợ Hoàng Tử. Khi quan quân đến nhà Tấm, bà mẹ ghẻ cho Cám ra thử, nhưng không vừa. Vị quan kêu hết trong nhà ra thử, khi Tấm nhìn thấy, nàng biết đó là giày của mình, nàng bước đến ướm thử. Khi đặt chân vào vừa khít khao,Tấm còn đem ra chiếc thứ hai. Quân lính hò reo đem kiệu rước nàng về cung trước sự ghen ghét của hai mẹ con Cám.Sau khi thử giày vừa như in, Tấm được Hoàng tử rước vào cung.Ngày giỗ cha Tấm xin phép về giỗ. Thấy Tấm về mẹ con Cám sẵn bụng không ưa nên bày mưu giết Tấm. Mẹ ghẻ bảo Tấm :Con hãy trèo lên cây cau hái xuống một buồng để cúng cha con.Tấm vâng lời trèo lên cây cau, ở dưới bà mẹ ghẻ đốn gốc, Tấm ngã xuống ao chết chìm. Bà mẹ ghẻ đem quần áo của Tấm cho Cám mặc về cung nói dối Vua rằng.Chị Tấm không may rớt xuống ao chết. Nay Cám là em vào thế chị.Hoàng Tử không vui nhưng không nói.Khi Tấm chết đuối dưới ao, Tấm thành con chim Hoàng Anh bay về tận hoàng thành. Một ngày, Cám đang giặt đồ ngoài sân, chim bay đến đậu trên cành hót: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch. Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao”.Nghe tiếng chim hót Cám tái mặt.Hoàng Anh ở trong hoàng thành hót rất vui tai, khi hoàng tử đi đâu nó bay theo đó. Thấy chim quyến luyến theo mình Hoàng Tử bảo:Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo.Chim bay đến đậu trên tay Hoàng Tử rồi chui vào tay áo. Từ ngày đó Hoàng tử quyến luyến với chim bỏ quên Cám.Cám tức lắm hỏi ý mẹ, bà mẹ ghẻ xúi Cám bắt chim ăn thịt rồi nói dối hoàng tử. Lông chim Hoàng Anh chôn ở góc vườn hoá ra hai cây xoan đào. Khi hoàng tử ra vườn ngự, cành lá sà xuống che thành vòng như hai cái lọng, hàng ngày Hoàng Tử ra đó nằm nghỉ ngơi.Cám biết chuyện sai người chặt cây đi rồi dối vua. Cây đem đốt ra tro đổ ở ngoài đồng xa. Nơi đó lại mọc lên cây thị cành lá xum xuê nhưng chỉ có một trái thơm ngát một vùng. Một hôm có bà lão ăn mày đi ngang qua đó thấy trái thị trên cao lấy cái bị ra và nói: “Thị ơi, thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn”.Bà lão nói xong thị rụng vào bị của bà. Bà đem về nhà để trong buồng cho thơm. Hàng ngày bà đi ăn xin, từ trong trái thị chui ra một cô gái nhỏ biến thành cô Tấm. Tấm dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm giúp cho bà lão. Lần nào đi về bà lão cũng thấy nhà cửa đã được dọn dẹp gọn gàng. Một hôm bà giả bộ đi chợ nhưng quay trở về núp ở cánh cửa xem sự thể. Như mọi hôm Tấm chui ra làm việc, bà lão thấy mừng quá chạy lại ôm Tấm rồi xé cái vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà giúp bà làm lụng. Bà lão có Tấm giúp nên dành dụm làm một quán nước bên đường bán cho khách. Tấm giỏi têm trầu ngon nên hàng quán đắt khách.Một hôm nọ, Hoàng tử đi ngang qua làng thấy quán sạch sẽ ghé uống nước ăn trầu. Thấy trầu têm cánh phượng giống vợ mình làm thuở trước nên hỏi:Trầu nầy ai têm ?Bà lão đáp :Trầu nầy con gái già têm.Con gái bà đâu cho xem mặt.Bà lão gọi Tấm ra. Khi Tấm xuất hiện Hoàng Tử nhận ra vợ mình. Mừng rỡ hỏi sự tình rồi cho kiệu đón Tấm về chúng tôi cha truyền ngôi cho Hoàng Tử và phong Tấm làm Hoàng Hậu. Còn mẹ con Cám gian ác Vua truyền đem ra xử chém để răn đời. Nhưng Tấm thương mẹ ghẻ và thương em nên xin vua tha tội. Vua chuẩn tấu nhưng đuổi hai mẹ con ra khỏi hoàng cung về làm dân giả.Hai mẹ con ra khỏi hoàng thành, trời bỗng nổi cơn giông tố, sấm chớp nổi lên đùng đùng, sét đánh hai mẹ con Cám chết giữa cánh đồng.

Kể Tóm Tắt Truyện Cổ Tích Tấm Cám

Kể tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám

Ngày xửa, ngày xưa, có cô Tấm hiền lành, xinh đẹp, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám.

Bởi cha cũng đã qua đời, Tấm luôn luôn bị mẹ con Cám ghen ghét và ngược đãi. Một lần đi hớt tép, Tấm bị Cám lừa trút hết giỏ tép. Biết Tấm nuôi cá Bống, mẹ con Cám đã lừa Tấm giết chết cá Bống. Ngày hội, dì ghẻ trộn gạo lẫn thóc bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Mỗi lần mẹ con Cám gây chuyện ngược đãi đau khổ, Tấm đều được Bụt hiện lên an ủi, giúp đỡ. Bụt bảo Tấm nuôi con cá Bống cho có bạn. Bụt bảo Tấm chôn xương cá Bống để đến ngày hội Tấm có quần áo, giày đẹp đi chơi hội. Bụt sai chim sẻ nhặt giúp Tấm mớ gạo trộn lẫn thóc.

Nhờ thế mà Tấm có thể đi xem hội. Đến chỗ lội, do vội vã, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước. Nhờ chiếc giày đánh rơi Tấm được vua biết đến và lấy làm vợ.

Sau khi làm hoàng hậu, Tấm vẫn nhớ về quê cũ. Đến ngày giỗ cha, Tấm đích thân về. Mẹ con Cám đã lập mưu giết chết Tấm rồi đưa Cám vào thế chân Tấm.

Tấm chết đi hoá thành chim vàng anh. Chim vàng anh bị Cám giết lại hóa thành cây xoan đào. Khi Cám chặt cây xoan đào đóng thành khung cửi thì mỗi khi dệt cửi, con ác bằng gỗ trên khung cửi lại kêu “Cót ca cót két. Lấy tranh chồng chị. Chị khoét mắt ra”. Cám đốt khung cửi đổ tro ở nơi xa, từ đống tro mọc lên một cây thị lớn, chỉ có một quả. Một bà bán hàng nước được quả thị , mang về nhà.

Mỗi khi bà cụ đi vắng, một cô gái – tức là Tấm từ quả thị chui ra quét dọn, nấu ăn giúp bà cụ. Một hôm, vua đi chơi, ghé vào quán nước của bà cụ. Nhờ miếng trầu vua đã gặp lại Tấm và đưa Tấm về cung.

Tấm trở lại hạnh phúc bên vua còn mẹ con Cám phải trả giá một cách đích đáng: Cám bị dội nước sôi chết. Thấy Cám chết, mụ dì ghẻ cũng lăn đùng ra chết.

Truyện Cổ Tích Tấm Cám

Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám đã rất quen thuộc với nhiều người từ thủa còn nằm trong nôi, phản ánh mong ước thiết tha của nhân dân thời xưa: “Ở hiền gặp lành”. Câu chuyện ngợi ca sức sống bất diệt và sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người trước sự vùi dập của cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa.

Hiện nay trên internet có khá nhiều phiên bản khác nhau, Thế giới cổ tích xin giới thiệu bản kể có từ khá lâu, được trích nguồn trong “Văn học trích giảng lớp 7 – phổ thông” – năm 1973 của Đỗ Thận. Bản kể này được xem là gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ.

Lưu ý khi kể chuyện Tấm Cám

Do đối tượng độc giả của Thế giới cổ tích hướng đến là các bạn nhỏ, nên chúng tôi có sự sàng lọc kỹ lưỡng. Ở phần cuối của truyện cổ tích Tấm Cám không phải là một cái kết đầy “kinh dị” như trong phiên bản gốc.

Có thế vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm và tranh luận khác nhau về vấn đề này, nhưng những người biên tập của Thế giới cổ tích đã rất cân nhắc khi lựa chọn đoạn kết như vậy.

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Bố mất rồi, Tấm phải ở với dì ghẻ[1] là mẹ đẻ ra Cám.

Một hôm, dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ và bảo đi bắt tôm bắt tép. Mụ hứa rằng: “Đứa nào bắt được nhiều thì tao cho một cái yếm đỏ”.

Tấm và Cám cùng mang giỏ ra đồng. Tấm bắt được nhiều. Cám bắt được ít, Cám bảo chị:

Tấm tưởng thật, hụp xuống. Cám ở trên bờ trút lấy tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi mang về trước. Tấm lên dòm vào giỏ, thấy mất cả, mới khóc hu hu, Bụt[2] hiện lên rồi hỏi: “Làm sao con khóc?” Tấm kể hết sự tình cho Bụt nghe rồi lại khóc, Bụt bảo Tấm nhìn xem trong giỏ còn gì không? Thì ra còn lại một con cá bống. Bụt liền bảo Tấm đem cá bống về thả xuống giếng nuôi, và dặn mỗi ngày cho ăn hai lần, mỗi lần một bát cơm. Khi cho bống ăn, phải gọi:

“Bống bống bang bang, Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa[3] nhà người”.

Tấm nghe lời Bụt dặn, đem bống về nuôi. Cứ đến bữa cơm thì hớt một bát, giấu vào thùng gánh nước, mang ra cho bống. Nghe lời gọi dịu dàng của Tấm, bống lại ngoi lên mặt nước ăn cơm. Ít lâu sau, mụ dì ghẻ biết liền sai Cám đi rình. Cám đi rình xem hết đầu đuôi, học lỏm được câu gọi bống, rồi về mách mẹ. Một hôm, mụ dì ghẻ lừa bảo Tấm:

Tấm tưởng thật, nghe lời dì ghẻ, hôm sau dắt trâu đi chăn ở cánh đồng xa làng. Thừa dịp đó, mẹ con Cám đem cơm ra giếng, đổ xuống và cũng lặp lại câu mà Tấm thuoèng nói khi gọi bống. Bống cũng bơi lên mặt nước, thì bị mẹ con Cám bắt lấy mang về làm thịt ăn.

Đến bữa cơm, sau khi ăn xong, theo lệ thường, Tấm mang thùng đi gánh nước và đem cơm cho bống. Nhưng bận này, gọi mãi không thấy bống đâu mà chỉ có một cục máu nổi lên. Thấy vậy Tấm ngồi khóc hu hu. Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?” Tấm thưa lại sự việc xảy ra. Bụt liền bảo: “Người ta đã bắt bống của con ăn thịt mất rồi. Con về nhà nhặt xương nó, mua lấy bốn cía lọ bỏ vào đấy rồi đem chôn xuống bốn chân giường con nằm”.

Tấm nghe lời Bụt, về nhà tìm xương bống; tìm mãi không thấy. Bỗng có một con gà trông gáy lên rằng:

Tấm lấy nắm thóc ném cho gà. Gà bới một chỗ thì thấy ngay xương cá, Tấm vội nhặt lấy, cho vào bốn cái lọ và chôn xuống chân giường.

Được ít lâu, nhà vua mở hội[4]. Hai mẹ con Cám sắm sửa quàn lành áo tốt đi xem hội. Mụ dì ghẻ không muốn cho Tấm đi, liền trộn một đấu thóc với một đấu gạo, bắt Tấm ngồi nhặt kỳ xong mới được đi. Tấm ở nhà tủi thân lại ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi. Tấm kể đầu đuôi câu chuyện, Bụt liền bảo: “Để ta cho một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp cho con”. Tấm sợ chim ăn mất thóc gạo, sẽ phải đòn. Bụt biết ý, nói: “Rồi ta cấm chim không cho nó ăn thóc gạo của con. Con đừng sợ”.

Đàn chim sẻ sà xuống nhặt, chỉ nháy mắt là xong. Nhưng Tấm ngồi vào xó nhà, lại khóc. Bụt lại hỏi: “Làm sao con khóc?” Tấm thưa: “Con không có quần áo đẹp để mặc đi xem hội”. Bụt bảo: “Con đi đào những lọ chôn ở chân giường lên, muốn có quần áo đẹp như thế nào cũng có”. Tấm vui mừng đào các lọ lên, quả nhiên thấy chẳng những là có quần áo đẹp mà còn có cả một đôi giày thêu kim cương[5], một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm mừng quá, thắng bộ[6] vào, đi giày, cưỡi ngựa ra xem hội.

Từ đằng xa, Cám trông thấy Tấm ăn mặc đẹp đẽ, vội mách mẹ. Mụ dì ghẻ không tin, nói: “Con Tấm nhà mà mà thắng bộ như thế à? Nó đương ngồi nhặt thóc, còn lâu!”.

Lúc Tấm đi qua bờ hồ, vô ý sẩy chân, đánh rơi một chiếc giày xuống nước. Vừa lúc ấy, voi nhà vua đi qua, bỗng dừng lại kêu rầm rĩ. Vua sai lính lội xuống hồ xem có gì cản trở. Quân lính xuống hồ mò, tìm một lúc, vớt được một chiếc giày đàn bà thêu rất xinh, liền đưa lên trình vua. Vua ra lệnh truyền tin cho tất cả đàn bà, con gái, ai đi xem hội mà ướm[7] giày vừa chân thì vua lấy làm vợ. Các cô thi nhau ướm thủ. Chẳng ai đi vừa cả. Mãi sau đến lượt Tấm, thì giày với chân vừa như in. Vua mừng lắm, sai thị vệ lấy kiệu rước nàng về cung.

Đến ngày giỗ bố, Tấm về nhà làm giỗ. Mụ dì ghẻ lập tâm giết Tấm, bèn sai Tấm trèo lên hái cau để mang cúng bố. Tấm trèo lên gần tới ngọn, mụ ở dưới đẵn gốc cây. Thấy động, Tấm vội hỏi: “Dì làm gì ở dưới ấy thế?” Mụ liền nói dối: “Dì đuổi kiến cho con đấy” và cứ tiếp tục chặt. Tấm đang hái cau thì cây đổ, Tấm ngã xuống ao cạnh đấy, chết đuối. Mụ dì ghẻ vội lấy quần áo đẹp của Tấm mặc vào cho Cám và đưa Cám bào cung[8] thế chị.

Tấm chết hóa ra con vàng anh, bay đến đậu ở vườn nhà vua. Thấy Cám đang giặt quần áo cho vua, chim vàng anh liền hót:

Đến lúc Cám đem phơi, chim vàng anh lại hót:

Vua nghe thấy tiếng chim hót, lạ lắm, bèn nói với chim:

Vàng anh nghe thấy thế, tức khắc bay bào tay áo vua. Từ đó, vua thả chim vào một cái lồng sơn son thiếp vàng, hằng ngày vui chơi với chim, không đoái hoài gì đến Cám nữa.

Cám tức lắm, vội về nhà kể cho mẹ nghe. Mẹ nó xui bắt chim làm thịt ăn. Cám liền về cung sai lính giết chim ăn, rồi vứt lông ra vườn. Lông chim lại hóa ra hai cây xoan đào tươi tốt. Vua thấy cây đẹp, lấy làm thích, sai mắc võng đào[9] để nằm chơi hóng mát.

Cám lại về mách mẹ. Theo lời mẹ xui, Cám lại bắt lính đẵn hai cây xoan xuống, lấy gỗ đóng khung cửi. Nhưng cứ mỗi lần Cám ngồi vào dệt vải thì cái khung cửi lại kêu lên:

Cám sợ quá về nhà mách mẹ, mẹ lại xui sai lính đốt khung cửi đi, rồi đổ tro ra đường cái. Không ngờ đám tro lại hóa ra một cây thị xanh tươi, cây thị chỉ có một quả thật to, thơm nức.

Một hôm, có bà lão hàng nước qua đấy thấy quả thị liền nói:

Bà lão vừa dứt lời, quả thị rụng ngay vào bị. Bà vội vàng mang về nhà, để ở đầu giường, lấy làm quí lắm. Ngày nào bào lão cũng phải đi chợ mua hàng về bán. Cứ mỗi lần ở chợ về, bà lão đều ngạc nhiên, vì thấy có sẵn cơm canh để phần tươm tất, lại có cả chậu nước nữa… Cửa nhà rất sạch sẽ, gọn gàng.

Bà rắp tâm[10] rình xem. Một hôm, đi chợ được nửa đường, bà liền quay trở lại. Gần đến nhà, bà rón rén tới sát của, nhìn qua khe liếp[11], thấy một cô gái đẹp như tiên đang làm bếp. Bà lão mừng quá, chạy vào ôm chầm lấy. Vì lộ cơ[12], cô tiên không biến đi được nữa.

Bà lão tìm quả thị, thì chỉ thấy còn cái vỏ, liền xé vụn ra rồi giấu đi.

Từ bấy giờ, hai người sống với nhau và thương yêu nhau như hai mẹ con.

Một hôm, vua ra hồ dạo chơi, qua hàng nước, thấy có một bà lão phúc hậu, liền ghé vào. Vua bỗng nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo và đẹp, giống như những miếng trầu trước Tấm vẫn têm. Vua mới hỏi bà lão: “Trầu này ai têm?”. Bà lão bảo chính tay bà têm. Nhưng vua gặng hỏi[13] mãi, bà đành thú thật là con gái bà têm. Vua ước ao được xem mặt. Bà lão gọi con gái ra, thì chính là Tấm. Được gặp vợ, vua mừng rỡ, sai quân lính rước về cung.

Về đến cung, Tấm kể rõ sự tình cho nhà vua nghe, nhà vua tức giận sai người đem mẹ con Cám lên xử tội, nhưng Tấm thương cảm, xin nhà vua tha cho họ. Nhà vua truyền chỉ đuổi mẹ con Cám ra ngoài cung. Vừa ra khỏi thành, giông tố ập đến, mẹ con Cám bị sét đánh chết giữa đồng.[14]

Theo bản của Đỗ Thận Nguồn: Văn học trích giảng lớp 7 – phổ thông (1973)

Chú thích trong truyện cổ tích Tấm Cám

Dì ghẻ: cũng là mẹ ghẻ, mẹ kế, tức là người vợ sau của cha kế tiếp người vợ cả đã chết.

Bụt: tức Phật. Theo trí tưởng tượng của người đời xưa, Bụt thường hiện lên để giúp đỡ người tốt gặp phải hoạn nạn.

Cháo hoa: cháo trắng, nấu toàn bằng gạo, hạt gạo nở to ra.

Mở hội: ý nói tổ chức ngày hội vui.

Kim cương: một thứ đá quí, rất cứng và trong suốt, thường dùng làm đồ trang sức… Giày thêu kim cương: giày có đính các hạt kim cương lóng lánh trông rất đẹp.

Thắng bộ vào: ý nói diện quần áo đẹp.

Ướm: thử xem có vừa không.

Cung: chỉ nơi ở của vua, còn gọi là cung cấm, cung điện.

Võng đào: cũng nói võng điều, võng màu đỏ. Đời trước vua quan mới được dùng võng đào.

Rắp tâm: có ý định, lập tâm.

Liếp: phên đan bằng nứa hay tre.

Lộ cơ: ý nói lộ bị mật

Gặng hỏi: cũng nói hỏi gặng, hỏi đi hỏi lại cho kỳ được.

Để phù hợp với lứa tuổi độc giả, Ban Biên tập Thế giới cổ tích đã thay đổi lại nội dung đoạn kết.

Soạn bài Tấm Cám lớp 10

Truyện cổ tích Tấm Cám từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, tập 1. Đây là vừa là truyện cổ tích thần kỳ, vừa là truyện cổ tích thế sự tiêu biểu và đặc sắc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Cũng như phần lớn các truyện cổ tích thế sự khác, Tấm Cám đề cao công lí đồng thời là điều mong ước thiết tha của nhân dân lao động thời xưa trong mối quan hệ xã hội là: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

“Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.”

Về hình thức nghệ thuật, truyện Tấm Cám mang nhiều hình ảnh, chi tiết ý vị, đậm đà màu sắc dân tộc và dân gian: từ hình ảnh các loài vật gần gữi như con cá bống nuôi trong giếng, con gà mái bới xương, đàn chim sẻ nhặt thóc, con voi của nhà vua, con chim vàng anh biết nói… cho tới hình ảnh các loài cây cối quen thuộc như cây cau trong vườn nhà Tấm, cây xoan đào trong cung vua, cây thị bên bờ đường, quả thị của bà lão hàng nước… và cả những hình ảnh các đồ vật hàng ngày như chiếc giỏ xúc tép của Tấm, chiếc khung cửi bằng gỗ xoan đào, cái võng của nhà vua, miếng trầu têm cánh phượng của bà lão hàng nước, và đặc biệt là chiếc giày nạm kim cương xinh đẹp của Tấm, v.v… Tất cả với những hình ảnh đầy ý vị đó đều gắn bó rất mật thiết với từng bước phát triển số phận của Tấm – nhân vật trung tâm trong truyện, và đều để lại cho mọi người những ấn tượng sâu sắc, kì thú, khó có thể quên được.

Ngoài ra, những lời ăn tiếng nói có vần điệu của người và nhận vật trong truyện (gà, chim, khung cửi, quạ…) theo phong cách dân gian lại tạo cho câu chuyện một không khí giao cảm hài hòa giữa thế giới tự nhiên và con người trong thời cổ xưa, do đó có sức lôi cuốn lạ thường đối với người nghe truyện.

Phân tích nhân vật tấm trong truyện Tấm Cám

Mụ dì ghẻ: Cách bóc lột của mụ (dùng cái yếm đỏ để dử Tấm). Lòng độc địa nham hiểm của mụ (bắt bống của Tấm: bống tượng trưng cho cái gì? Lấy rựa đẵn gốc cau, để cho con mình thay Tấm làm Hoàng hậu, giết chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi, kỳ tiêu diệt được Tấm mới thôi).

Tấm: Tính cách hiền lành, chất phác, cần cù, nhẫn nại, yêu lao động, luôn luôn chịu đựng và hy vọng. Tấm đối với bà lão hàng nước, Tấm đối với chồng như thế nào?

Cám: Đại diện cho nhân vật phản diện, ghen ăn tức ở. Là chi em cùng cha khác mẹ, nhưng Cám đã dùng những thủ đoạn nào với Tấm?

Bụt: Bụt tượng trưng cho cái gì? Trong chuyện đời xưa, tại sao thường có sự can thiệp của Trời, Phật, Bụt?

Ông vua: Quan niệm của nông dân trong thời phong kiến đối với vua như thế nào? Tại sao? Tác phong của nhà vua trong truyện (vào quan uống nước, ăn trầu, lập hoàng hậu bất cứ với người giai cấp nào).

Những nhân vật phụ: Gà, Quạ cũng đứng về phe chính nghĩa.

Bố cục khi soạn bài Tấm Cám

Câu chuyện có thể chia làm 4 đoạn chính với nội dung cụ thể như sau:

Đoạn 1: Mẹ con Cám dối trá, cướp công của Tấm

Đoạn này bước đầu giới thiệu với chúng ta các nhân vật chính trong truyện (Tấm, Cám, mụ dì ghẻ và ông Bụt) trong cuộc tranh chấp đầu tiên mở đầu cho mối mâu thuẫn sẽ ngày càng phát triển gay gắt, quyết liệt trong các đoạn sau.

Đoạn 2: Tấm đi dự hội đánh rơi chiếc giày đẹp, được nhà vua kén làm vợ.

Ở đoạn này, kịch tính bắt đầu phát triển cao hơn, dồn dập hơn, chủ yếu qua hai tình tiết chính: một là việc Bụt tận tình giúp đỡ cho Tấm đi dự hội của nhà vua mở, hai là việc Tấm đánh rơi chiếc giày đẹp, là đầu mối cho toàn bộ diễn biến câu chuyện đầy kịch tính và đầy yếu tố kì lạ về sau.

Đoạn 3: Mẹ con Cám gian ác, nham hiểm, quyết tâm hãm Tấm để cướp đoạt hạnh phúc của Tấm.

Trọng tâm của truyện cổ tích Tấm Cám là ở đoạn này. Tình tiết của câu chuyện diễn biến mỗi lúc một phức tạp, sôi nổi, kịch tính của truyện cũng phát triển ngày càng cao hơn, thể hiện cuộc xung đột diễn ra hết sức gay gắt giữa một bên là mrj con mụ dì ghẻ quyết “hủy diệt” cuộc sống của Tấm để cướp đoạt bằng được hạnh phúc của nàng, và một bên là Tấm chống cự lại quyết liệt dã tâm nham hiểm của hai người họ (“Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”…); dù phải “hóa kiếp” tới bốn lần thành chim muông, cây cỏ, cuối cùng Tấm vẫn hiện trở lại thành người để giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc.

Đoạn 4: Mẹ con Cám bị trừng phạt đích đáng.

Tấm hiện hình trở lại thành người và lại được vua đón về cung. Nhưng vẫn còn Cám – đứa em cùng cha khác mẹ hết sức bất nhân bất nghĩa, vẫn còn mụ dì ghẻ cực kì độc ác, nham hiểm; nghĩa là vẫn còn mâu thuẫn và mâu thuẫn càng phát triển lên tới đỉnh cao. Sau bốn lần thất bại liên tiếp, liệu Tấm sẽ đối xử với mẹ con Cám như thế nào? Trừng trị hay khoan dung?

Mẹ Kể Bé Nghe Những Truyện Cổ Tích Việt Nam Cho Bé Ý Nghĩa

Vào một ngày rất lâu lâu rồi, năm nào cũng không rõ, năm ấy hạn hán nặng nề. Trên trời không đổ một giọt mưa, sông ngòi khô cạn kiệt, cây cối mùa màng vì không có nước tưới cũng vì thế mà khô cằn rồi chết khô. Không những vậy, các loài chim muông thú dữ cũng không có nước để uống, chũng đều nằm lè lưỡi, trực chờ cái chết tới. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài…

Dù chỉ có môt mình đi kiện ông trời những Cóc tía không hề nan lòng. Đi qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu. Cóc bèn kể rõ sự tình và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang, thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng. Nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc.

Đi được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp. Gấu đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Vì thiếu nước, Gấu và Cọp đều di chuyển chậm chạp.Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời. Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng:

– Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư?… Ta theo anh Cóc thôi. Anh Cua ngang như vậy mà vẫn còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo?

Gấu, Cọp cùng Cua và Cóc đều nhập lại thành đoàn. Đi thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị lửa nướng cháy xém lông. Thấy cả đoàn cùng nhau đi kiện trời thì cả hai con thấy vậy cũng xin nhập đoàn để theo cùng. Và đoàn loài vật ngày một đông thêm cùng nhau đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu.

Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:

– Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.

Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống đánh ba hồi ầm vang như sấm động.

Đang nằm ngủ trưa thư giãn, Ngọc Hoàng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực bội lắm, liền sai Thiên Lôi ra xem có chuyện gì. Thiên Lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên Lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên Lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá, đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên Lôi bèn chạy vào tâu Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia.

Khi con Gà trời vừa hung hăng bay ra, thì Cóc liền ra ám hiệu cho Cáo từ phía bên trái, lập tức anh Cáo liền nhảy ra cắn cổ Gà và tha đi mất. Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc Hoàng càng giận giữ sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Từ phía bên trái, anh Gấu bất ngờ xuất hiện khiến Chó không kịp trở tay, nhận ngay một đòn đánh trời giáng từ Gấu. Chó ngã lăn ra đất, không động đậy.

Sau đó, Cóc kiên trì lại thúc trống lôi đình thêm lần nữa để đánh thức Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bèn sai Thiên Lôi ra trị tội Gấu. Thiên Lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên Lôi không có ai bì được. Ngọc Hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên Lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên Lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc Hoàng lại lười biếng co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.

– Này ông kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha ngơ ngác suy nghĩ không biết trả lời quan sao cho phải, thì đứa con đã nhanh nhảu:

– Quan cho con hỏi quan trước đã: Nếu quan trả lời được ngựa của quan đi một ngày được mấy bước thì con sẽ cho quan biết trâu nhà con một ngày cày được mấy đường.

Dân làng nghe chiếu vua ban thì mừng ít mà lo thì nhiều, mừng vì làng cũng được vua để tâm tới, ắt sau này sẽ được hỗ trợ, nhưng ba trâu đực kia đẻ sao được chín trâu cái đây? Bao nhiêu cuộc họp làng mở ra, bao nhiêu ý kiến vẫn không giải quyết được vấn đề nhà vua ban, chưa bao giờ làng lại hối hả và sục sạo như thế, tất cả cho đó như là một tai vạ sắp xảy ra. Việc đến tai em bé con người thợ cày. Em liền bảo cha:

– Cha ơi, chẳng mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một trận cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng bán đi làm lệ phí cho hai cha con ta lên đường trẩy kinh.

– Trâu vua ban mà dám ăn thịt thì chẳng phải một năm nữa mà mai cả làng sẽ phải chịu tội luôn đấy con ạ. Con đừng có dại.

Cậu bé cười và quả quyết:

– Cha cứ tin ở con, con biết tự lo liệu mà, thế nào cũng xong xuôi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Kể Bé Nghe:truyện Cổ Tích Tấm Cám trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!