Bạn đang xem bài viết Mẹ Kể Bé Nghe:truyện Cổ Tích Cây Bút Thần được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.
Mẹ Kể Bé Nghe:truyện Cổ Tích Tấm Cám
Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ là Tấm và Cám. Khi cha mất Tấm sống với dì ghẻ là mẹ của Cám.Bà mẹ ghẻ là người cay nghiệt, hàng ngày bắt Tấm làm hết mọi công việc trong nhà còn Cám thì lêu lổng vui chơịMột hôm bà mẹ bảo 2 chị em Tấm và Cám ra đồng bắt cá. Bà mẹ dặn: “Hễ đứa nào bắt được nhiều cá sẽ được thưởng”. Ra đồng Tấm siêng năng và quen làm việc nên bắt được nhiều hơn, Cám biếng nhác nên không được con nào. Trên đường về nhà Cám tìm cách đánh lừa Tấm. Ngang chỗ ao kia Cám nói với Tấm :Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu chị lấm, chị tắm ao sâu kẻo về mẹ mắng.Tấm tin lời em, để giỏ cá nhờ em coi, lội xuống ao gội đầu. Trên bờ Cám trút giỏ cá của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà trước. Khi Tấm bước lên thì giỏ cá không còn. Tấm ngồi Tấm khóc, Bụt hiện lên hỏi:Cám lừa Tấm, trút hết cá từ giỏ của Tấm sang giỏ của mìnhTại sao con khóc.Tấm kể chuyện cho Bụt nghe, Bụt nói :- Thôi con hãy nín đi, trong giỏ còn một con cá bống. Con đem về bỏ xuống giếng nuôi, mỗi ngày đem cơm thừa cho ăn và nhớ gọi: “Bống bống bang bang, Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.Nói xong Bụt biến mất. Tấm nghe lời Bụt dặn đem Bống về bỏ xuống giếng nuôi. Hàng ngày Tấm nhịn ăn nuôi Bống. Cá mỗi ngày mỗi lớn, người với cá quen nhaụThấy Tấm mỗi ngày đem cơm ra giếng, Cám sinh nghi rình theo. Cám nghe và thấy được đem về báo lại cho mẹ biết.Sáng ngày hôm sau mẹ ghẻ cho Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, bà ngọt ngào dặn Tấm :- Con ơi, làng mình cấm đồng. Con hãy mang trâu ra đồng xa cho ăn, chớ cho ăn đồng nhà làng bắt mất trâu.Tấm nghe lời mẹ dẫn trâu đi ăn. Ở nhà mẹ con bà mẹ ghẻ ra giếng gọi y như Tấm, cá nghe tiếng trồi lên miệng giếng, hai mẹ con Cám bắt bống đem vô nhà làm thịt.Đến chiều chăn trâu về, Tấm đem cơm ra giếng kêu mãi không thấy Bống lên biết chuyện chẳng lành Tấm ngồi khóc. Bụt lại hiện ra hỏi :- Tại sao con khóc.Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt nói :- Bống của con bị người ta ăn thịt rồi. Thôi con hãy nín đị! Về nhà lượm lấy xương cá bỏ vào bốn cái hũ và chôn dưới bốn chân giường của con.Tấm vào nhà tìm xương cá, nhưng tìm mãi không thấỵ Có một con gà thấy như vậy nói :- Cục ta cục tát ! Cho tao nắm thóc, ta bới xương cho.Tấm lấy nắm lúa cho gà, con gà vô bếp bới ra đống xương cá Bống, Tấm lượm lấy đem bỏ vào hũ chôn dưới bốn chân giường.Ít lâu sau trong nước có hội, Vua cho phép dân chúng vui chơi, trai gái trong làng nô nức đi chơi. Mẹ ghẻ không muốn cho Tấm đi chơi nên đem ra một đống lúa trộn chung với gạo bắt Tấm lựa cho xong. Tấm buồn quá nhưng cũng phải làm cố cho mau để còn thì giờ đi dự hội.Khi Tấm đang làm việc có bầy chim sẻ bay sà xuống, Tấm liền kêu bầy sẻ xuống giúp mình. Bầy sẻ giúp Tấm lựa chẳng mấy lúc lúa ra lúa, gạo ra gạo.Nhưng khi xong việc Tấm ngồi khóc, Bụt hiện ra :- Tại sao con khóc?Tấm kể :- Con rách rưới quá làm sao đi xem hội.Bụt nói:- Con hãy vào đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường thì có đủ, nhưng con phải trở về nhà trước khi gà gáy sáng.Tấm vâng lời đào lên. Lọ thứ nhất là quần áo, khăn, nón trâm cài; lọ thứ hai đôi hài thêu, lọ thứ ba bốn con ngựa bé tí, khi đặt xuống đất biến ra bốn con ngựa thật; lọ thứ tư một chiếc xe ngựa.Tấm vui mừng khôn xiết, vội vàng tắm gội thay quần áo lên xe đi dự hội. Hôm nay Hoàng tử mở hội kén vợ. Hoàng tử giả dạng thường dân đi cùng đoàn tùy tùng len lỏi vào dân chúng để xem. Hoàng tử gặp Tấm. Nhan sắc lộng lẫy, quần áo ngựa xe như một bà hoàng, Hoàng Tử nghĩ rằng đây là con một vị quan trong triều hay là con một đại phú trong nước. Hai người nói chuyện ý hợp tâm đầu nhưng khi trời về khuya Tấm chợt nhớ lời dặn của Bụt nên vội vã cáo từ đánh xe về nhà.Hoàng Tử chưa kịp hỏi tên họ chỗ ở nên sai quân hầu theo dấu. Trong lúc vội vã Tấm đánh rơi lại một chiếc giày. Quân hầu liền đem về cho Hoàng tử.Ngày hôm sau Vua cho một vị quan mang giày đi khắp xứ để cho tất cả đàn bà con gái thử, nếu ai thử vừa sẽ làm vợ Hoàng Tử. Khi quan quân đến nhà Tấm, bà mẹ ghẻ cho Cám ra thử, nhưng không vừa. Vị quan kêu hết trong nhà ra thử, khi Tấm nhìn thấy, nàng biết đó là giày của mình, nàng bước đến ướm thử. Khi đặt chân vào vừa khít khao,Tấm còn đem ra chiếc thứ hai. Quân lính hò reo đem kiệu rước nàng về cung trước sự ghen ghét của hai mẹ con Cám.Sau khi thử giày vừa như in, Tấm được Hoàng tử rước vào cung.Ngày giỗ cha Tấm xin phép về giỗ. Thấy Tấm về mẹ con Cám sẵn bụng không ưa nên bày mưu giết Tấm. Mẹ ghẻ bảo Tấm :Con hãy trèo lên cây cau hái xuống một buồng để cúng cha con.Tấm vâng lời trèo lên cây cau, ở dưới bà mẹ ghẻ đốn gốc, Tấm ngã xuống ao chết chìm. Bà mẹ ghẻ đem quần áo của Tấm cho Cám mặc về cung nói dối Vua rằng.Chị Tấm không may rớt xuống ao chết. Nay Cám là em vào thế chị.Hoàng Tử không vui nhưng không nói.Khi Tấm chết đuối dưới ao, Tấm thành con chim Hoàng Anh bay về tận hoàng thành. Một ngày, Cám đang giặt đồ ngoài sân, chim bay đến đậu trên cành hót: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch. Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao”.Nghe tiếng chim hót Cám tái mặt.Hoàng Anh ở trong hoàng thành hót rất vui tai, khi hoàng tử đi đâu nó bay theo đó. Thấy chim quyến luyến theo mình Hoàng Tử bảo:Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo.Chim bay đến đậu trên tay Hoàng Tử rồi chui vào tay áo. Từ ngày đó Hoàng tử quyến luyến với chim bỏ quên Cám.Cám tức lắm hỏi ý mẹ, bà mẹ ghẻ xúi Cám bắt chim ăn thịt rồi nói dối hoàng tử. Lông chim Hoàng Anh chôn ở góc vườn hoá ra hai cây xoan đào. Khi hoàng tử ra vườn ngự, cành lá sà xuống che thành vòng như hai cái lọng, hàng ngày Hoàng Tử ra đó nằm nghỉ ngơi.Cám biết chuyện sai người chặt cây đi rồi dối vua. Cây đem đốt ra tro đổ ở ngoài đồng xa. Nơi đó lại mọc lên cây thị cành lá xum xuê nhưng chỉ có một trái thơm ngát một vùng. Một hôm có bà lão ăn mày đi ngang qua đó thấy trái thị trên cao lấy cái bị ra và nói: “Thị ơi, thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn”.Bà lão nói xong thị rụng vào bị của bà. Bà đem về nhà để trong buồng cho thơm. Hàng ngày bà đi ăn xin, từ trong trái thị chui ra một cô gái nhỏ biến thành cô Tấm. Tấm dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm giúp cho bà lão. Lần nào đi về bà lão cũng thấy nhà cửa đã được dọn dẹp gọn gàng. Một hôm bà giả bộ đi chợ nhưng quay trở về núp ở cánh cửa xem sự thể. Như mọi hôm Tấm chui ra làm việc, bà lão thấy mừng quá chạy lại ôm Tấm rồi xé cái vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà giúp bà làm lụng. Bà lão có Tấm giúp nên dành dụm làm một quán nước bên đường bán cho khách. Tấm giỏi têm trầu ngon nên hàng quán đắt khách.Một hôm nọ, Hoàng tử đi ngang qua làng thấy quán sạch sẽ ghé uống nước ăn trầu. Thấy trầu têm cánh phượng giống vợ mình làm thuở trước nên hỏi:Trầu nầy ai têm ?Bà lão đáp :Trầu nầy con gái già têm.Con gái bà đâu cho xem mặt.Bà lão gọi Tấm ra. Khi Tấm xuất hiện Hoàng Tử nhận ra vợ mình. Mừng rỡ hỏi sự tình rồi cho kiệu đón Tấm về chúng tôi cha truyền ngôi cho Hoàng Tử và phong Tấm làm Hoàng Hậu. Còn mẹ con Cám gian ác Vua truyền đem ra xử chém để răn đời. Nhưng Tấm thương mẹ ghẻ và thương em nên xin vua tha tội. Vua chuẩn tấu nhưng đuổi hai mẹ con ra khỏi hoàng cung về làm dân giả.Hai mẹ con ra khỏi hoàng thành, trời bỗng nổi cơn giông tố, sấm chớp nổi lên đùng đùng, sét đánh hai mẹ con Cám chết giữa cánh đồng.
Bài Giảng Cây Bút Thần (Truyện Cổ Tích Trung Quốc)
Cây bút thần ( Truyện cổ tích Trung Quốc) I, Tìm hiểu chung II, Tìm hiểu truyện cổ tích “Cây bút thần” 1. Kiểu nhân vật Mã Lương Mã Lương thuộc kiểu nhân vật mồ côi. Cuộc đời, số phận của chàng diễn biến xoay quanh tài năng đặc biệt của chàng nên có thê coi Mã Lương là nhân vật có tài năng kì lạ. Nhờ tài năng đó, nhân vật vượt qua được những thử thách, thực hiện những ước mơ và chiến thắng cái ác. 2. Những yếu tố giúp Mã Lương vẽ giỏi Khả năng rèn luyện và niềm say mê Yếu tố Thứ nhất Mã Lương học vẽ bằng cách Khi kiếm củi trên núi, em lấy que vạch xuống đất, vẽ theo những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc lên tường, bốn bức dày đặc hình vẽ. Mã Lương đã cho thấy tinh thần học tập miệt mài, không ngại khó, ngại khổ. Không có bút thì cậu sáng tạo ra những phương tiện riêng của con nhà nghèo: bút là que củi, ngón tay, giấy là mặt nước, mặt đất… Chẳng mấy chốc cậu tiến bộ rất nhanh : vẽ chim cá giống như hệt, ngưởi ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Tinh thần học tập, rèn luyện của Mã Lương thật đáng khâm phục, đó là cách khắc phục khó khăn, vươn lên của nhiều trẻ em nông thôn xưa. Yếu tố thứ hai Yếu tố thần kì trợ giúp Một cụ già râu tóc bạc phơ hiền từ như ông Bụt hiện ra, ban thưởng cho Mã Lương cây bút thần. Cây bút thần giúp cậu vẽ nên những điều kì diệu, cứu giúp dân làng, thay đổi cuộc đời. Cây bút thần vẽ thành sự thật mọi điều mơ ước: vẽ con chim có cánh bay lên trời, cất tiếng hót; vẽ con cá vẫy đuôi, trườn xuống sông… Sự xuất hiện kịp thời của yếu tố thần kì trợ giúp cho nhân vật nhưng đó cũng là phần thưởng xứng đáng cho cậu bé. Qua đó cho thấy vai trò to lớn của nghệ thuật: nghệ thuật phải có sự khổ luyện và tài năng, phải bắt nguồn từ lao động chân chính, người nghệ sĩ phải có tấm lòng trong sáng, hướng thiện, nghệ thuật phải phục vụ cuộc sống. 3. Mã Lương sử dụng cây bút thần Đối với những người dân lương thiện Đối với tên địa chủ Đối với tên vua gian ác Không thể khuất phục được Mã Lương, vua cướp lấy cây bút. Nhưng cây bút trong tay bọn độc ác, tham lam đócũng chẳng vẽ được thứ gì: chúng vẽ núi vàng thì thành núi đá, vẽ thỏi vàng thì thành mãng xà…Điều đó cho thấy, nghệ thuật không thể bắt nguồn từ gian ác, xấu xa, nghệ thuật cũng không phải thỏa mãn lòng tham, sự ích kỉ của một số cá nhân. Cuối cùng 4. Cây bút thần – chi tiết nghệ thuật độc đáo Cây bút thần không chỉ là một đồ vật thần kì mà nó còn thể hiện ước mơ nhiều mặt của nhân dân lao động. Cây tút thần có khả năng to lớn như vị thần đèn (Alađanh và cây đèn thần) giúp cho con người muốn gì được nấy. Cây bút thần có ý nghĩa quan trọng Trong việc thể hiện nội dung cũng Như tiến trình phát triển cốt truyện.
Tưởng Tượng Đoạn Kết Mới Cho Truyện Cổ Tích “Cây Bút Thần”
Đề bài: Tưởng tượng đoạn kết mới cho truyện cổ tích “Cây bút thần”
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Từ khóa tìm kiếm
nhung ket thuc khac cho cau chuyen cay but than
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Kể Bé Nghe:truyện Cổ Tích Cây Bút Thần trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!