Bạn đang xem bài viết Màu Sắc Cổ Điển Và Hiện Đại Trong Bài Thơ “Chiều Tối” Của Hồ Chí Minh được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh
Đề bài : Màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. Bài làm:
Bác ơi tim Bác mênh mông thếÔm cả non sông mọi kiếp người”(Tố Hữu)
Vâng! Đó là tiếng nói cất lên từ nơi sâu thẳm đáy lòng của nhà thơ Tố Hữu về Người- vị cha già kính yêu của dân tộc và có lẽ đó cũng chính là âm hưởng chung mà mỗi người con Việt Nam muốn góp cùng với nhà thơ. Đó là tình yêu thiết tha dành cho Hồ Chí Minh.
Bác không chỉ là “Người đi tìm hình của nước”, người chiến sĩ cách mạng mà còn là một thi nhân giàu xúc cảm. Trong sự nghiệp sáng tác của Người, “Nhật kí trong tù” là tập thơ nổi tiếng viết về những năm tháng trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Tập thơ với nhiều trang viết hay cùng nhiều thể loại nhưng ấn tượng nhất phải kể đến đó là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại. Một trong số tác phẩm tiêu biểu đó là “Chiều tối”.
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,lời thơ giản dị, chân thành, “Chiều tối” đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do, nhớ quê hương của Bác:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa tầng khôngCô em xóm núi say ngô tốiSay hết lò than đã rực hồng”
Điều đáng chú ý là thi nhân đã làm nên sự hòa hợp giữa chất cổ điển và chất hiện đại hấp dẫn độc giả. Ngay từ nhan đề “Chiều tối” ta có thể cảm nhân được sắc thái của thơ xưa. Mọi thi nhân đều lấy thi đề là khoảng thời gian của chiều tà, khi bóng lam chiều sa xuống để dệt nên những vần thơ của mình và Bác Hồ của chúng ta cũng được khơi nguồn từ khoảnh khắc ấy:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”(Quyện điểu quy lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên không)
Một lần nữa ta bắt gặp hình ảnh cánh chim chiều đang bay về và sa xuống.
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du từng viết:
“Chim hôm thoi thóp về rừngĐóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành”
Hay trong “Chiều hôm nhớ nhà”:
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏiDặm liễu sương sa khách bước dồn”(Bà huyện thanh quan)
Cũng viết về thi liệu xưa nhưng dường như cánh chim trong thơ Bác lại mang màu sắc mới. Không chỉ đơn thuần miêu tả sự vận động bên ngoài mà quan trọng hơn là nhà thơ đã nắm bắt được trạng thái bên trong, nắm được linh hồn của cảnh vật (cánh chim mỏi mệt) nhưng vẫn cố tìm về tổ ấm của mình. Ở đây đã có sự tương đồng về tâm cảnh. Cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn cũng như người tù đã kiệt sức sau một ngày chuyển lao vất vả. Sự đồng điệu ấy đã làm nên chất hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh.
Bên cạnh hình ảnh cánh chim, nhà thơ còn miêu tả chòm mây trôi lững lờ trên bầu trời. Đây cũng là một hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển: “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” (Thôi Hiệu). Nhưng, một lần nữa Bác không đơn thuần chỉ miêu tả những đám mây mơ hồ rồi tan vào huư ô mà còn cảm nhận được trạng thái của nó.
Từ “cô” trong bản nguyên tác có ý chỉ sự cô đơn, lẻ loi mà ý thơ trong bản dịch đã đánh mất. “Mạn mạn”là từ từ, lững lờ thể hiện sự chậm rãi. Đám mây lẻ loi đối lập với bầu trời , vụ trụ bao la càng khiến Bác thêm trạnh lòng, khao khát mái ấm hồi hương.
Không chỉ có vậy, hình ảnh trời chiều buông xuống mà đám mây vẫn còn trôi lững lờ chậm rãi, phải chăng cũng là sự đồng cảnh với người tù lê bước đường dài không biết đi đâu, về đâu? Hay sự lững lờ ấy lại là biểu hiện của phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cộng sản.
Hình ảnh như tương đồng trong bài thơ “Giải đi sớm” của Hồ Chí Minh:
“Người đi cất bước trên đường thẳmGiáp mặt đêm thâu trận gió hàn”
Bằng nghệ thuật đối lập giữa cái cô đơn lẻ loi với sự bao la của thiên nhiên vũ trụ, Bác đã đem đến cho bạn đọc những cảm xúc vừa liên tưởng về thơ ca cổ, vừa hòa chung với cung bậc tình cảm mang màu sắc hiện đại.
Hai câu thơ cuối bài là sự xuất hiện của con người. chất hiện đại ở đây là giữa thiên nhiên núi rừng rộng lớn, người phụ nữ hiện lên đầy khỏe khoắn mà không hề yếu ớt trong công việc xay ngô:
“Cô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng”(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng)
Ý thơ của Bác không hề nói đến chữ “tối” mà bằng lối văn uyên bác của mình với điệp ngữ liên hoàn “ma bao túc” gợi những vòng quay luân chuyển, thời gian vận động từ tối đến ánh sáng (ánh lửa hồng), người đọc có thể cảm nhân được bóng tối sa xuống. nhưng bản dịch lại dịch thừa mất chữ “tối”.
Như vậy, bằng lối viết với nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng”, “ý tại ngôn ngoại” màu sắc cổ điển thấm vào từng trang thơ mà không làm nhòa đi ý thơ hiện đại của Bác.
Có thể nói bài thơ ít chữ, câu thơ ít lời và sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với hiện đại, “Chiều tối” đã thể hiện được những tâm tư tình cảm của Bác với thiên nhiên, đất nước, con người.
Từ nahn đề, thể loại, nghệ thuật đến thi đề, thi liệu đều cổ điển nhưng đến với thơ Hồ Chí Minh màu sắc hiện đại vẫn giấy lên trên từng trang viết, vẫn là linh hồn của cảnh vật được Bác gửi vào trong thơ nhờ tâm hồn cao cả của người chiến sĩ cộng sản luôn có sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng, từ buồn đến vui.
Bài Văn: Sự Kết Hợp Cổ Điển Và Hiện Đại Trong Bài Thơ “Chiều Tối”
1. Cổ điển: ở chất thơ 1.1. Thể loại, đề tài, thi liệu và cấu tứ: a. Thể loại: * Nhà thơ đã sử dụng thể thơ nổi tiếng của Đường thi – thể thất ngôn tứ tuyệt – mỗi bài chỉ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Ngắn gọn là vậy song câu thơ nào của Hồ Chí Minh cũng hàm chứa ý nghĩa sâu xa. b. Đề tài: * Nhan đề Chiều tối đã cho thấy đề tài của bài thơ – khoảng thời gian dễ gợi sầu nhất trong ngày. Nói đề tài này quen thuộc vì nó đã trở đi trở lại trong thơ xưa. Cũng với đề tài chiều tối, Bà huyện Thanh Quan đã trải nỗi lòng “nhớ nước… thương nhà” dưới “bóng xế tà” bên Đèo Ngang. c. Thi liệu: * Chiều tối của Bác Hồ tái hiện bức tranh hoàng hôn bằng những hình ảnh thiên nhiên vô cùng quen thuộc trong thi ca phương Đông là cánh chim và chòm mây. Người ta đã bắt gặp những hình ảnh này trong: + Xuất tái – Lương Châu từ của Vương Chi Hoán: “Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian” (Xa xa, sông Hoàng Hà leo lên tận khoảnh mây trắng). + Lạng Châu vãn cảnh của Trần Nhân Tông: “Phong định vân nhàn hồng thụ sơ” (Gió im mây nhởn nhơ, cây lơ thơ lá đỏ). d. Cấu tứ: * Bốn câu thơ Mộ là sự kết hợp, lồng ghép những mối quan hệ tương phản mang phong vị Đường thi – giữa cái hữu hạn với vô hạn, lấy cái nhỏ bé của cánh chim, chòm mây tô đậm không gian rộng lớn, mênh mông của đất trời. Ngoài ra còn sự hoà quyện giữa những ánh sáng với bóng tối, Hồ Chí Minh miêu tả ánh “hồng” của lò than mà lột tả bóng tối đã bao trùm lên vạn vật. 1.2. Bút pháp miêu tả thiên nhiên: a. Bút pháp chấm phá: * Để đưa những thi liệu cổ xưa vào thơ, Hồ Chí Minh sử dụng bút pháp chấm phá – một nét đặc trưng trong nghệ thuật thơ Đường. Cánh chim và chòm mây hiện lên qua những cụm từ miêu tả ngắn gọn, cô đọng, hàm súc phù hợp với thể thất ngôn tứ tuyệt. Dù không nói dông dài, Người vẫn diễn tả trọn vẹn từng chuyển động, sắc thái của cảnh vật. * Nhìn lại Truyện Kiều của Nguyễn Du, người đọc cũng thấy sự xuất hiện của bút pháp chấm phá trong những câu thơ như: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
b. Bút pháp “tả cảnh ngụ tình”: *Những bậc tao nhân mặc khách xưa vẫn dùng thơ để thể hiện suy nghĩ cá nhân. Dù mang thân phận người tù xa xứ, Hồ Chí Minh vẫn chọn cách truyền tải cảm xúc đầy thanh tao và ý tứ. Người đã gửi tâm trạng buồn chán, cực nhọc của mình vào “quyện điểu”, “cô vân”,vừa để bộc lộ tâm tư tình cảm, vừa để làm dịu đi những mệt mỏi tinh thần trên đường chuyển lao. c. Bút pháp “hoạ vân hiển nguyệt”: * Người đọc thấy không gian như xa hơn, rộng hơn khi chòm mây cô độc chầm chậm trôi, thấy bóng tối hiện lên khi ánh lửa của lò than rực hồng. Đó chính là tác dụng của bút pháp hoạ vân hiển nguyệt mà tác giả Chiều tối đã sử dụng. * Bút pháp cổ điển này cũng được Huy Cận – một nhà thơ chịu ảnh hưởng lớn từ thơ Đường áp dụng: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả / Củi một cành khô lạc mấy dòng.” 1.3. Phong thái: * Phong vị Đường thi còn toát lên từ phong thái ung dung, tự tại của chủ thể trữ tình khi ngắm cánh chim, chòm mây, ngắm người lao động bên bếp lửa hồng. Thần thái điềm nhiên, tĩnh lặng bất chấp hoàn cảnh này cũng đã xuất hiện trong bài Vọng nguyệt (Ngắm trăng):
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Những câu này đúng với tinh thần của phần đề từ Nhật ký trong tù: “Thân thể ở trong lao / Tinh thần ở ngoài lao”, chúng khiến ta liên tưởng tới một bậc tao nhân mặc khách đang hưởng cuộc sống thanh tao, bình yên như Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài Nhàn chứ không phải một người tù xa xứ đi bộ “năm mươi ba cây số một ngày” từ lúc “gà gáy một lần đêm chửa tan.” 2. Hiện đại: ở hồn thơ 2.1. Sự vận động của hình tượng thơ: a. Hình ảnh thiên nhiên: [mục “nét hiện đại” trong Đề I – 1 – a, b]
b. Bức tranh đời sống: Hình ảnh “lò than đã rực hồng” cho thấy sự biến chuyển của bức tranh đời sống miền sơn cước. Nếu như ở hai câu trên của bài, người đọc cảm nhận được bóng chiều tà đang dần kéo xuống sau cánh chim bay về tổ, áng mây nhẹ trôi trên nền trời thì ở hai câu cuối, ta lại thấy rõ sắc màu buổi tối bao trùm lên vạn vật. Màu “hồng” của bếp lửa chỉ có thể rực lên khi phông nền xung quanh đã chìm trong sắc xanh thẫm. Từ đó ta khẳng định thời gian trong bài thơ đã chuyển mình, từ chiều sang tối. c. Bức tranh tâm trạng: Tinh thần hiện đại của Chiều tối còn thể hiện ở sự chuyển biến tâm trạng của chủ thể trữ tình, điều được thấy rõ qua sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ mệt mỏi đến tươi vui, từ cô đơn tới ấm áp. Độc giả sau khi thấm thía sự lẻ loi, hiu quạnh của người tù xa xứ ở hai câu đầu ngỡ rằng tâm trạng ấy cũng sẽ khép lại cả tứ thơ. Tuy nhiên, đoạn kết đi vào lòng người của tác phẩm lại là khung cảnh cuộc sống thanh bình, giản dị. 2.2. Sự vận động của tư duy nghệ thuật: a. Vẻ đẹp cuộc sống đời thường: [mục “gợi sức sống” trong Đề I – 2 – a, b] b. Vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ: * Tính hiện đại của tác phẩm bộc lộ qua tâm hồn của chủ thể trữ tình: tâm hồn luôn rộng mở đón nhận cái đẹp của thiên nhiên, con người dù ở trong hoàn cảnh nào. Ban đầu, độc giả nhận thấy vẻ mệt mỏi, buồn chán của người tù trên đường chuyển lao dưới nhịp bay của “quyện điểu”, “cô vân” nhưng những cảm xúc ấy không sâu đậm, rõ nét khi những cực nhọc, bế tắc dần chuyển hướng đến niềm tin, hi vọng. Nhưng tới khi tầm nhìn của nhà thơ thu lại nơi cô gái xóm núi xay ngô và lò than rực hồng, tinh thần ấy đã thăng hoa thành niềm vui, niềm lạc quan, bản lĩnh phi thường – bản lĩnh bỏ lại phía sau chặng đường đầy chông gai, vất vả, để tâm hồn tự do, giang cánh bay cùng cái hồn thi sĩ đầy thơ mộng. 3. Kết luận: Giống như mọi bài thơ thuộc tập Nhật ký trong tù, Mộ (Chiều tối) là sự kết hợp hài hoà giữa nét điển và nét hiện đại. Nhờ đó, bài thơ vừa mang phong vị Đường thi, vừa giữ được chất riêng của thơ Hồ Chí Minh – những vần thơ thép:
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn toả rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
a. Thể loại:* Nhà thơ đã sử dụng thể thơ nổi tiếng của Đường thi – thể thất ngôn tứ tuyệt – mỗi bài chỉ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Ngắn gọn là vậy song câu thơ nào của Hồ Chí Minh cũng hàm chứa ý nghĩa sâu xa.b. Đề tài:* Nhan đềđã cho thấy đề tài của bài thơ – khoảng thời gian dễ gợi sầu nhất trong ngày. Nói đề tài này quen thuộc vì nó đã trở đi trở lại trong thơ xưa. Cũng với đề tài chiều tối, Bà huyện Thanh Quan đã trải nỗi lòng “nhớ nước… thương nhà” dưới “bóng xế tà” bên Đèo Ngang.c. Thi liệu:của Bác Hồ tái hiện bức tranh hoàng hôn bằng những hình ảnh thiên nhiên vô cùng quen thuộc trong thi ca phương Đông là cánh chim và chòm mây. Người ta đã bắt gặp những hình ảnh này trong:của Vương Chi Hoán: “Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian” (Xa xa, sông Hoàng Hà leo lên tận khoảnh mây trắng).của Trần Nhân Tông: “Phong định vân nhàn hồng thụ sơ” (Gió im mây nhởn nhơ, cây lơ thơ lá đỏ).d. Cấu tứ:* Bốn câu thơlà sự kết hợp, lồng ghép những mối quan hệ tương phản mang phong vị Đường thi – giữa cái hữu hạn với vô hạn, lấy cái nhỏ bé của cánh chim, chòm mây tô đậm không gian rộng lớn, mênh mông của đất trời. Ngoài ra còn sự hoà quyện giữa những ánh sáng với bóng tối, Hồ Chí Minh miêu tả ánh “hồng” của lò than mà lột tả bóng tối đã bao trùm lên vạn vật.a. Bút pháp chấm phá:* Để đưa những thi liệu cổ xưa vào thơ, Hồ Chí Minh sử dụng bút pháp chấm phá – một nét đặc trưng trong nghệ thuật thơ Đường. Cánh chim và chòm mây hiện lên qua những cụm từ miêu tả ngắn gọn, cô đọng, hàm súc phù hợp với thể thất ngôn tứ tuyệt. Dù không nói dông dài, Người vẫn diễn tả trọn vẹn từng chuyển động, sắc thái của cảnh vật.* Nhìn lạicủa Nguyễn Du, người đọc cũng thấy sự xuất hiện của bút pháp chấm phá trong những câu thơ như: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”b. Bút pháp “tả cảnh ngụ tình”:*Những bậc tao nhân mặc khách xưa vẫn dùng thơ để thể hiện suy nghĩ cá nhân. Dù mang thân phận người tù xa xứ, Hồ Chí Minh vẫn chọn cách truyền tải cảm xúc đầy thanh tao và ý tứ. Người đã gửi tâm trạng buồn chán, cực nhọc của mình vào “quyện điểu”, “cô vân”,vừa để bộc lộ tâm tư tình cảm, vừa để làm dịu đi những mệt mỏi tinh thần trên đường chuyển lao.c. Bút pháp “hoạ vân hiển nguyệt”:* Người đọc thấy không gian như xa hơn, rộng hơn khi chòm mây cô độc chầm chậm trôi, thấy bóng tối hiện lên khi ánh lửa của lò than rực hồng. Đó chính là tác dụng của bút pháp hoạ vân hiển nguyệt mà tác giảđã sử dụng.* Bút pháp cổ điển này cũng được Huy Cận – một nhà thơ chịu ảnh hưởng lớn từ thơ Đường áp dụng: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả / Củi một cành khô lạc mấy dòng.”* Phong vị Đường thi còn toát lên từ phong thái ung dung, tự tại của chủ thể trữ tình khi ngắm cánh chim, chòm mây, ngắm người lao động bên bếp lửa hồng. Thần thái điềm nhiên, tĩnh lặng bất chấp hoàn cảnh này cũng đã xuất hiện trong bài(Ngắm trăng):Những câu này đúng với tinh thần của phần đề từ: “Thân thể ở trong lao / Tinh thần ở ngoài lao”, chúng khiến ta liên tưởng tới một bậc tao nhân mặc khách đang hưởng cuộc sống thanh tao, bình yên như Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bàichứ không phải một người tù xa xứ đi bộ “năm mươi ba cây số một ngày” từ lúc “gà gáy một lần đêm chửa tan.”a. Hình ảnh thiên nhiên: [mục “nét hiện đại” trong Đề I – 1 – a, b]b. Bức tranh đời sống: Hình ảnh “lò than đã rực hồng” cho thấy sự biến chuyển của bức tranh đời sống miền sơn cước. Nếu như ở hai câu trên của bài, người đọc cảm nhận được bóng chiều tà đang dần kéo xuống sau cánh chim bay về tổ, áng mây nhẹ trôi trên nền trời thì ở hai câu cuối, ta lại thấy rõ sắc màu buổi tối bao trùm lên vạn vật. Màu “hồng” của bếp lửa chỉ có thể rực lên khi phông nền xung quanh đã chìm trong sắc xanh thẫm. Từ đó ta khẳng định thời gian trong bài thơ đã chuyển mình, từ chiều sang tối.c. Bức tranh tâm trạng: Tinh thần hiện đại củacòn thể hiện ở sự chuyển biến tâm trạng của chủ thể trữ tình, điều được thấy rõ qua sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ mệt mỏi đến tươi vui, từ cô đơn tới ấm áp. Độc giả sau khi thấm thía sự lẻ loi, hiu quạnh của người tù xa xứ ở hai câu đầu ngỡ rằng tâm trạng ấy cũng sẽ khép lại cả tứ thơ. Tuy nhiên, đoạn kết đi vào lòng người của tác phẩm lại là khung cảnh cuộc sống thanh bình, giản dị.a. Vẻ đẹp cuộc sống đời thường: [mục “gợi sức sống” trong Đề I – 2 – a, b]b. Vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ:* Tính hiện đại của tác phẩm bộc lộ qua tâm hồn của chủ thể trữ tình: tâm hồn luôn rộng mở đón nhận cái đẹp của thiên nhiên, con người dù ở trong hoàn cảnh nào. Ban đầu, độc giả nhận thấy vẻ mệt mỏi, buồn chán của người tù trên đường chuyển lao dưới nhịp bay của “quyện điểu”, “cô vân” nhưng những cảm xúc ấy không sâu đậm, rõ nét khi những cực nhọc, bế tắc dần chuyển hướng đến niềm tin, hi vọng. Nhưng tới khi tầm nhìn của nhà thơ thu lại nơi cô gái xóm núi xay ngô và lò than rực hồng, tinh thần ấy đã thăng hoa thành niềm vui, niềm lạc quan, bản lĩnh phi thường – bản lĩnh bỏ lại phía sau chặng đường đầy chông gai, vất vả, để tâm hồn tự do, giang cánh bay cùng cái hồn thi sĩ đầy thơ mộng.Giống như mọi bài thơ thuộc tập(Chiều tối) là sự kết hợp hài hoà giữa nét điển và nét hiện đại. Nhờ đó, bài thơ vừa mang phong vị Đường thi, vừa giữ được chất riêng của thơ Hồ Chí Minh – những vần thơ thép:
Phân Tích Để Chỉ Ra Nét Cổ Điển Và Nét Hiện Đại Trong Bài Thơ Chiều Tối Của Hồ Chí Minh.
Phân tích để chỉ ra nét cổ điển và nét hiện đại trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
Tập Nhật kí trong tù được sáng tác trong quãng thời gian đặc biệt nhạy cảm đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, đó là thời điểm người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và đày ải đi khắp các nhà lao. Vì vậy, trong đó có nhiều bài nói về chuyện đi đường, cảnh chuyển lao, khi sáng sớm, lúc Chiều tối… nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bài thơ giải tù cũng làm sáng lên vẻ đẹp vẻ đẹp tâm hồn Bác. Bài thơ Chiều tối là một bài thơ trong tập Nhật ký trong tù nhưng lại mang một vẻ đẹp riêng. Đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, lạc quan và nhân hậu. Bài thơ cũng thể hiện vẻ đẹp trong phong cách thơ Hồ Chí Minh: sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
Ở bài thơ Chiều tối, mỗi hình ảnh thơ luôn có sự vận động trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại. Tuy mang dáng dấp của những hình ảnh trong thơ cổ nhưng ý thơ, cảm hứng thơ và nhân vật trữ tình lại hoàn toàn hướng về ánh sáng, hướng tới thiên nhiên và cuộc sống con người.
Hai câu thơ đầu mở ra không gian là cảnh núi rừng khi chiều tối:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không” (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Cảnh được gợi lên với bút pháp ước lệ quen thuộc trong thơ cổ đồng thời lại nói lên hoàn cảnh của Bác, mang những nét vẽ hiện đại. Vẽ lên nền trời chiều đang chuyển động, hình ảnh cánh chim bay về rừng tìm chốn ngủ là bút pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ xưa. Trong thơ cổ khi viết về buổi chiều, các tác giả thường điểm xuyết bằng hình ảnh cánh chim để gợi nỗi buồn hiu quạnh, lấy không gian để gợi tả thời gian.
Tuy sử dụng bút pháp ước lệ của thơ cổ nhưng hai câu thơ đầu bài thơ Chiều tối vẫn nói lên hoàn cảnh riêng của Bác. Người đọc có thể hình dung cảnh người tù bị áp giải quan sát cảnh vật, ngẩng mặt lên trời nhận ra hình ảnh cánh chim bay mỏi mệt và chòm mây trôi ngang qua bầu trời. Cảnh vật phảng phất một nỗi buồn hiu quạnh. Điều này được thể hiện rõ trong nguyên bản chữ Hán:
“Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Một chòm mây đơn lẻ chậm chạp trôi ngang qua bầu trời).
Nét vẽ hiện đại còn được thể hiện quan tâm trạng của người tù. Ở đây không phải là cánh chim bay bình thường mà là cánh chim bay mỏi mệt (quyện điểu), có thể có nhiều chòm mây nhưng khi đi vào thơ Bác chỉ còn lại chòm mây cô đơn. Dường như cánh chim cũng mỏi mệt sau một ngày bay đi kiếm ăn về rừng tìm nơi ngủ cũng như người tù mỏi mệt sau một ngày lê bước trên đường xa cần chỗ nghỉ chân. Chòm mây cô đơn như tâm trạng của con người nơi đất khách đang nhớ về quê hương. Vẻ đẹp tâm hồn Bác ở hai câu thơ đầu trước hết là lòng yêu thiên nhiên. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Người cũng tìm đến thiên nhiên trong sự hòa hợp. Giữa cảnh và người có sự hòa hợp cảm thông.
Vẻ đẹp tâm hồn Bác còn thể hiện tấm lòng nhớ nước thương dân. Trong hai câu thơ đầu cảnh và tâm trạng đều phảng phất buồn. Buồn vì Người đang xa Tổ quốc, nhớ tới đồng chí đồng bào, bao công việc cách mạng đang chờ vậy mà Người cứ bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Tâm trạng ấy lại gặp cảnh núi rừng khi Chiều tối không buồn sao được. Tâm hồn Bác mang vẻ đẹp của một tấm lòng luôn gắn bó với cuộc đời.
Cánh chim trong thơ Bác không bay đi hết, nó chỉ chuyển trạng thái từ bay sang nghỉ để rồi lại tiếp tục cái vòng tuần hoàn của sự sống. Một con người luôn hướng tới cuộc sống thì không chỉ cảm nhận cảnh núi rừng hiu quạnh mà còn nhận ra nơi xóm núi vẻ đẹp của cuộc sống con người. Chính vì vậy, hai câu thơ sau có sự chuyển hướng bất ngờ mà vẫn tự nhiên:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng)
Cảnh trong Chiều tối vừa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa mang nét vẽ hiện đại. Trong thơ xưa, dưới cánh chim ngàn mây nổi thường xuất hiện hình ảnh những ẩn sĩ, những đạo sĩ. Trong thơ Bác tuy cũng xuất hiện những cô sơn nữ nhưng là người lao động với công việc hàng ngày tuy vất vả mà vẫn ấm cúng. Hình ảnh ấy đã mang đến cho bức tranh cuộc sống nơi xóm núi một nét vẽ hiện đại. Hình ảnh cô em xóm núi xay ngô tối đã đem đến cho bức tranh buổi chiều tối một vẻ đẹp khỏe khoắn lạc quan. Đặc biệt là hình ảnh “lò than rực hồng” đã trở thành tâm điểm của bức tranh. Chính hình ảnh này đã làm cho bức tranh cuộc sống không còn u tịch, tĩnh lặng như những bức họa về cuộc sống trong thơ cổ. Chữ “hồng” đã trở thành nhãn tự của bài thơ. Một chữ “hồng” mà đem đến ánh sáng, hơi ấm, niềm vui để xua tan bóng đêm, không khí lạnh và nỗi buồn hiu quạnh.
Bút pháp nghệ thuật của Bác ở hai câu cuối có một nét đặc sắc rất đáng lưu ý. Trong nguyên văn chữ Hán Bác không dùng từ nào nói về tối nhưng vẫn gợi lên được thời gian dịch chuyển từ chiều đến tối một cách tự nhiên. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối. Lò than rực hồng từ trước nhưng khi trời còn sáng nhìn chưa rõ, khi bóng đêm buông xuống thì ánh lửa lò than bỗng rực rỡ hẳn lên. Bản dịch bài thơ Chiều tối đã đưa thêm vào một chữ tối làm mất đi khá nhiều vẻ đẹp của thơ Hồ Chí Minh. Giữa câu 3 và câu 4 có những cụm từ lặp lại theo hình thức đảo: “ma bao túc” và “bao túc ma hoàn”. Hình thức này đã tạo nên kết cấu vòng tròn giữa hai câu thơ, gợi lên sự cảm nhận về vòng quay đều đều của chiếc cối xay ngô và từ vòng quay ấy gợi lên sự luân chuyển tuần hoàn của thời gian.
Hai câu thơ ghi lại cảnh cuộc sống gia đình nơi xóm núi điều đó chứng tỏ trên bước đường hoạt động cách mạng, một con người hi sinh tất cả vì dân vì nước thì trong trái tim vẫn có một khoảng tâm trạng dành cho tình cảm gia đình. Về tấm lòng yêu đời của Bác ở hai câu thơ cuối, Hoài Thanh đã nhận xét: “Một hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời thiếu thốn, vất vả mà vẫn ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Những hình ảnh như thế không thiếu gì chung quanh ta nhưng thường nó vẫn trôi qua đi. Không có một tấm lòng yêu đời sâu sắc không thể nào ghi lại được”. Tâm hồn Bác còn là tâm hồn lạc quan nhân hậu. Hình ảnh lò than rực hồng là cảnh thực nhưng thể hiện tấm lòng lạc quan của Người. Nếu một tâm hồn không hướng về ánh sáng thì không thể nào ghi lại được hình ảnh ngọn lửa lò than rực hồng đẹp đến thế, sáng đến thế đưa vào thơ.
Bài thơ Chiều tối viết ở thời điểm khi chiều tối mà như ta đã nói đằng sau lưng là một ngày đi đường vất vả có khi tới 53 cây số một ngày, trước mặt lại là những gian lao nguy hiểm mới đang chờ, đói rét, muỗi rệp. Thơ viết trong hoàn cảnh ấy nếu xuất phát từ cảnh ngộ cá nhân thì chỉ có thể là buồn. Nhưng ở Chiều tối, tứ thơ lại chuyển từ buồn sang vui. Điều này chỉ có thể giải thích những vui buồn sướng khổ của Hồ Chí Minh không chỉ xuất phát từ cảnh ngộ cá nhân mà còn xuất phát từ cuộc sống của người khác. Bác đã quên cảnh ngộ của người tù để vui với niềm vui cuộc sống nơi xóm núi. Vì vậy, có thể nói bài thơ Chiều tối đã thể hiện một tấm lòng nhân đạo tới mức quên mình.
Như vậy, bài thơ Chiều tối chỉ có bốn câu song đã thể hiện rõ nét chất thép trong vẻ đẹp tâm hồn Bác. Đồng thời, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại đã mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại. Đây chính là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, thơ Bác không sa vào sự cũ kĩ về bút pháp, sự đơn điệu về hình ảnh, sự chuyển tải hiệu quả những biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn Bác tuy ở hoàn cảnh gian khổ tù đày nhưng Người luôn hướng về thiên nhiên và cuộc sống con người với sự đồng cảm, đồng điệu và quên đi hoàn cảnh riêng của mình. Đó chính là tinh thần thép vượt lên trên hoàn cảnh của Hồ Chí Minh.
Từ khóa tìm kiếm
Chuyện Cổ Tích Thời Hiện Đại
Một nam sinh lớp 12 vào một cửa hàng photocopy, dốc hết số tiền tiết kiệm từ chơi game mua bộ “phao” Văn – Sử – Địa nhỏ bằng lòng bàn tay.
Trên đường về, qua hồ Suối Cam, thình lình một cơn gió mạnh thổi bộ phao của chàng bay tòm xuống hồ. Phao chìm nghỉm! Xót của, tiếc hơn trăm nghìn đồng tiền mua phao, chàng ôm mặt ngồi khóc hu hu.
Thủy thần nghe tiếng khóc, động lòng thương, lấy từ dưới hồ lên cho chàng một bộ sách gốc, cỡ khổ 20x28cm và hỏi:
-Sách của cháu đây có phải không?
Chàng buồn rầu:
-No, đây không phải sách của cháu. Sách của cháu nhỏ hơn cơ!
Thủy thần lại mang lên cho chàng một bộ sách khác, cỡ khổ 10x14cm.
Chàng vẫn buồn rầu nói:
-Không phải sách của cháu đâu! Sách của cháu nhỏ hơn nữa cơ!
Khi ấy, thủy thần mới đưa lên bộ “phao” của chàng.
Chàng ta mừng quá chộp lấy:
-Vâng, đây mới đúng là sách của cháu!
Thủy thần ngỏ ý tặng chàng cả hai bộ sách trước để thưởng cho sự trung thực của chàng, nhưng chàng kiên quyết không nhận, cười tít mắt phóng xe đi.
Thủy thần gật gù hài lòng: “Chà, bọn trẻ thời nay ngoan quá, không tham sách to, chỉ chuộng sách nhỏ! Thật đáng khen! Đáng khen!”
Quay về trang chủ:
Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:
Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Truyện xem nhiều nhất
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Màu Sắc Cổ Điển Và Hiện Đại Trong Bài Thơ “Chiều Tối” Của Hồ Chí Minh trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!