Bạn đang xem bài viết Ma Cà Rồng Ghé Thăm được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tại vùng thủ phủ Tây Bắc, xưa nay thường có nhiều tin đồn về các loài ma quỷ có tồn tại thật sự. Câu chuyện sau đây tôi kể lại, dựa trên một sự kiện có thật do bạn Mướp Đắng đóng góp. Một người đã trực tiếp trò chuyện với nạn nhân. Kể về giống loài ma cà rồng khiến người dân ở nơi này luôn luôn khiếp sợ…
***
Kết thúc giờ làm việc ở nhiệm sở, là Thanh đã nhanh chóng tạt qua khu chợ của phố huyện để mua một vài thứ đồ, chuẩn bị cho bữa ăn tối của gia đình.
Về tới nhà, là Thanh lại phải tất bật lau dọn, rồi chăm nom cho đứa con út còn nhỏ. Sau đó cô mới có thể đi tắm rửa. Cuộc sống của cô cứ ngày nay qua ngày khác như vậy, tuy không giàu có, nhưng rất đủ đầy cho một cuộc sống hạnh phúc của hai vợ chồng cô.
Chồng Thanh là Lương, là một người thợ làm nghề tôn, nên công việc của anh cũng khá bận rộn. Vì là làm việc theo thời gian không cố định, nên khoảng thời gian mà anh về nhà cũng khó mà đoán biết trước được.
Thanh làm xong hết mọi thứ, rồi mới ăn cơm và chuẩn bị đi ngủ. Cô toan tắt cái công tắc đèn ở trên cái cột gỗ, thì liền nghe thấy có tiếng gõ cửa vang dội từ bên ngoài vọng vào.
Thanh thu tay lại, đôi mắt cô tò mò nhìn về phía cửa, rồi liền đánh giọng dò hỏi:
– Ai đấy!
Nhưng không có tiếng trả lời, và tiếng gõ vào những thanh ván của cửa gỗ vẫn cứ vang lên như vậy. Thanh hơi sợ hãi, vì giờ này chỉ có một mình cô ở nhà, mà chồng cô thì chưa về. Thời buổi này trên báo lại có rất nhiều vụ việc táo tợn, như việc có kẻ nhân lúc nhà vắng người mà xông vào để cướp của giết người là không hiếm. Nghĩ đến những chuyện ấy, khiến Thanh càng quả quyết rằng trước khi mình mở cửa thì phải xác định rõ được người nào đang ở bên ngoài rồi mới tính tiếp. Cô bèn đưa mắt nhìn qua cái khe cửa gỗ, nhìn ra bên ngoài xem ai đang gõ cửa.
Trong nhà đèn sáng trưng, mà ngoài nhà thì tối tăm một khoảng, khiến cô chẳng thể nhìn rõ được. Cô phải nheo mắt liên tục cho mắt điều chỉnh được tự nhiên rồi mới có thể nom thấy khung cảnh bên ngoài.
Bên ngoài không hề có người, cái bụi cây bên kia đường vẫn cứ đong đưa theo từng nhịp gió, khiến Thanh phải nín hơi để cẩn thận chú ý.
Thanh nhẫn nại nhìn thêm một lúc, quét mắt về mọi góc trước nhà theo từng ánh nhìn mà chẳng thấy ai. Cô lại tiếp tục đánh động dò hỏi:
– Ai vậy?
Không có người nào trả lời cả.
Thanh thở phào một hơi, toan quay đầu đi trở lại vào giường, thì bất chợt thình lình đập vào mắt cô là một đôi con mắt đờ đẫn, khuôn mặt thất thần của một người đàn bà có khuôn mặt già nhăn nheo. Thanh sợ đến giật nảy mình mà ngã xuống đất, cô loạng choạng ú ớ định kêu lên, thì bên ngoài lại có tiếng âm thanh vang vào.
– Cô ơi, cô có thể giúp chúng tôi không? Cho chúng tôi ngủ nhờ đêm nay…
Giọng nói ấy phát ra từ người đàn bà đang đứng ngoài cửa, Thanh vẫn còn run lắm, nhưng lúc này nhận ra đấy là người chứ chẳng phải ma. Hơn nữa là một người đã lớn tuổi chứ chẳng phải kẻ cướp nào hết. Vậy mà bà ta cứ lẩn khuất như một bóng ma vậy, thử hỏi làm sao người ta lại không khiếp sợ cho được.
Thanh đứng dậy, chỉnh lại mớ quần áo xô lệch trên người, rồi mới từ từ đưa tay mở cái then cửa gỗ, rồi hé cánh cửa lộ ra. Cô chầm chậm nhìn ra bên ngoài, thì lúc này đã thấy một người đàn bà dân tộc Thái đen, trang phục thổ cẩm dân tộc với mái tóc tằng cẩu đang đứng ngước nhìn mình. Sau lưng bà ta là một đứa con gái, độ chừng mười bảy mười tám gì đó, ăn mặc trông cũng hết sức lôi thôi luộm thuộm, và có vẻ đang rất mệt mỏi.
Người đàn bà ấy thấy Thanh đã mở cửa thì liền nở nụ cười cứng ngắc, dùng giọng van nài nói:
– Cô ơi, hôm nay chúng tôi xuống thị trấn đi buôn, mà chẳng bán được hàng, giờ đã muộn rồi. Chúng tôi lại không có chỗ để nghỉ, con bé con tôi nó ốm quá, nên tôi đánh liều muốn xin ngủ nhờ nhà cô tá túc một đêm.
Thanh đảo mắt nhìn hết lượt khắp người hai mẹ con bà ta rồi mới nghỉ nhẩm tính toán. Hai người này đêm hôm khuya khoắt như vậy, lại còn là người lạ muốn đến xin ngủ nhờ, mình phải thật cẩn thận thì mới được. Nghĩ bụng, Thanh định lắc đầu, nhưng rồi gió lùa từ bên ngoài vào lạnh ngắt, khiến cô cũng thoáng phải gai người. Rồi lại nhìn đứa con gái tội nghiệp của bà ta, Thanh đành cắn răng tự nhủ: “Thôi vậy, người ta cũng rất khốn khó, cũng chỉ là ngủ nhờ một đêm mà thôi!”
Cô đành quyết định sẽ cho hai người này vào trong nhà ngủ nhờ đêm nay, cô nói:
– Được rồi, hai mẹ con bác cứ vào đây đi…
Thanh mở rộng cửa đón hai mẹ con họ vào nhà, mà chỉ thở dài lắc đầu. Sau khi hai người bọn họ vào trong nhà, Thanh vẫn còn ngước nhìn ra ngoài, hy vọng sẽ có bóng dáng chồng mình sớm xuất hiện, trở về nhà sớm để cô an tâm, không còn lo lắng vì chỉ ở với hai người lạ nữa.
Thanh kéo cái cửa gỗ lại, rồi nhanh chóng cài then thật chắc cho cẩn thận. Sau đó cô quay đầu lại vào trong nhà, đi tới gần chỗ mà hai mẹ con người đàn bà dân tộc Thái đen kia đang đứng. Cô nhìn người mẹ nói:
Hai mẹ con đó gật đầu không nói gì, chờ cho Thanh đi hẳn là hai mẹ con đó chợt nhìn nhau bằng một ánh mắt rất tà dị.
Thanh lui cui dọn đống chăn đệm, mà không để ý hai mẹ con nhà kia đang nhìn mình theo một cách hết sức tính toán.
Dọn chăn đệm lên chiếc giường xong, cô ra hiệu cho hai mẹ con bọn họ ngồi xuống rồi mới hỏi chuyện:
– Hai mẹ con bác tên là gì? Buôn bán gì mà lại đi về khuya vậy?
Hai người nọ ngồi xuống cái đệm, từ từ bỏ cái tay nải khoác ở trên lưng, đặt xuống dưới đất rồi thật thà trả lời:
– Tôi tên là Quàng Thị Nả, còn con gái tôi đây nó tên là Lường Thị Nênh. Chúng tôi sống ở mãi tận bản Hênh, cách đây độ hai chục cây số ở trong núi kia…
– Rồi hai mẹ con bác buôn bán gì vậy?
Thanh lại tiếp tục hỏi.
Hai mẹ con ấy vẫn tỏ vẻ rất thật thà mà trả lời:
– Mẹ con chúng tôi buôn vải, là hàng thổ cẩm tự tay làm. Hôm rồi trời mưa gió rét quá, mà nhà lại hết gạo nên chúng tôi vẫn phải cố xuống phố huyện để đem hàng đi bán. Mà hôm nay trời lạnh quá, lại mưa to nữa nên chẳng có ai ra đường. Trời đã đến tối mà chẳng bán được món hàng nào, nên mẹ con tối vẫn phải cố trụ lại… Mà đêm càng lạnh, con bé con nó lại ốm…
Nói đến đây, người đàn bà tên Nả đã rơm rớm nước mắt. Đứa con bà ta là Nênh thì cặp môi tím tái vì lạnh, người cũng đang run cầm cập ho sù sụ.
Thanh thương cảm, nhanh tay trùm lên người Nả một tấm chăn rồi hỏi tiếp:
– Vậy hai mẹ con nhà bác đã ăn uống gì chưa?
Bà Nả lắc đầu. Thanh liền thở dài, đem một phần cơm từ trong bếp cho hai mẹ con bọn họ ăn.
Hai mẹ con ấy ăn xong thì cũng đi ngủ, lúc này từ ngoài nhà lại có tiếng gọi vọng vào:
– Thanh ơi, mở cửa cho anh!
Là tiếng của Lương, chồng của Thanh. Hôm nay công việc hoàn thành muộn, nên Lương đến giờ này mới có thể về nhà. Nghe thấy tiếng chồng, Thanh mừng lắm, chạy ra mở cửa ngay để đón chồng cô vào nhà.
Lương vào trong nhà, cởi tấm áo ướt đẫm mồ hôi, dù trời đông rất lạnh nhưng anh vẫn đẫm mồ hôi chứng tỏ cho công việc của anh vất vả như thế nào.
Lương đi vô đến gian bếp, nhanh chóng ăn vội bữa cơm, chợt lại nom thấy hai mẹ con kia thì liền hỏi:
– Ai vậy em?
Thanh đang ru đứa nhỏ con mình ngủ, liền quay đầu trả lời đáp lại:
– Họ là hai người đi buôn, xin ngủ nhờ, nhìn họ khổ quá vì lạnh nên em thương…
Lương thoáng dùng cặp mắt dò xét nhìn hai mẹ con kia, nhưng cũng không nói gì. Chỉ tiếp tục ăn cơm. Hai mẹ con kia thì không biết đã ngủ hay chưa, nhưng người đều đã đơ như khúc gỗ và mắt nhắm tịt.
Lương ăn cơm xong, thì đi vô nhà tắm dội vài gáo nước cho sạch, sau đó mới chui lên giường ngủ.
Thanh thấy chồng đã ăn xong thì cũng quay ra dọn chén bát đũa rửa cho thật sạch sẽ. Rồi ngó qua đứa nhỏ con mình đang ngủ, thấy nó đang ngủ yên lành, cô mới thò tay tới tắt cái công tắc bóng điện gần cái cột gỗ.
Điện vừa phụt tắt, thì đã nghe thấy tiếng ngáy o o của Lương phát ra. Thanh chui vô nệm, nắm nép sát vào thân mình Lương, ôm chồng mình ngủ.
Thanh mắt lim dim, cô thở đều thả lỏng vì cuối cùng sau một ngày tất bật bận rộn cũng đã được có phút giây thoải mái ở bên cạnh chồng mình.
Màn đêm bao chùm dần xuống, tiếng ngáy của Lương cũng nhỏ dần khỏi tai Thanh. Thay vào đó là những âm thanh tĩnh lặng của buổi đêm, tiếng vo ve của côn trùng, của các loại sinh vật như ếch nhái kêu khục khặc vang ở bên ngoài khiến người ta có một loại cảm giác hết sức buông thả.
Thanh cũng đang thiu thiu ngủ, cô càng nép sát vào thân mình chồng mình hơn vì có cảm giác trời đêm càng lạnh. Gió rít qua khe cửa gỗ, lùa vào trong nhà khiến cho nhiệt độ trong căn nhà càng giảm xuống thấp. Thanh dù đã chui trong chăn ấm, nhưng vẫn có cảm giác không sao ngăn nổi cái lạnh.
Cô đang lui cui mò mẫm trong bóng đêm, theo trí nhớ trong đầu và không hề bật điện vì không muốn chồng cô tỉnh giấc và bị chói mắt.
Chợt cô lại có cảm giác như có ai đang nhìn chằm chằm sau lưng mình. Một cảm giác như bị một người nào đó dõi theo mà mình không biết nên rất khó chịu.
Cô lập tức quay đầu lại theo phản xạ tự nhiên, thì liền giật mình thảng thốt ú ớ không nói ra lời. Phía sau cô đang có một bóng người đen lùi lũi đứng trong đêm, bóng người ấy Thanh chỉ có thể nhìn thấy nó lờ mờ trong một chút ánh sáng heo hắt phát ra từ cái đèn leb ở bảng công tắc điện.
Thanh run lắm, nhưng thoáng nhìn kĩ lại thì liền phát hiện ra, cái bóng người đang đứng ở đó chính là người đàn bà tên Nênh. Bà ta đi lại lòng khòng và trong miệng đang không ngừng lẩm bẩm thứ tiếng dân tộc Thái. Thanh bèn hỏi:
– Bác chưa đi ngủ sao?
Người đàn bà tên Nênh chợt quay đầu ra nhìn cô, bà ta chợt im bặt không nói lời nào khiến Thanh đứng tim. Được một lúc thì bà ta mới cất giọng nói:
– Tôi khó ngủ quá nên đi lại một lúc…
Thanh thở phào một hơi rồi nói:
– Ôi trời, bác làm cháu thót cả tim vì tưởng có ai. Thôi bác lên giường đi ngủ đi…
Người đàn bà tên Nênh cũng nghe theo lời cô và trở về giường, nhưng chỉ ngồi xuống giường chứ không nằm, và bà ta đang suy nghĩ một thứ gì đó mà miệng cứ liên tục lẩm bẩm.
Thanh quá mệt, nên ngủ thiếp đi kệ cho bà ta làm gì thì làm.
Bẵng đi một khoảng thời gian, đột nhiên tới nửa đêm, có âm thanh trẻ con khóc ré lên làm Thanh bàng hoàng tỉnh giấc.
Thanh giật mình gạt tấm chăn đắp ở trên người, bật dậy nhìn về phía tiếng khóc đang phát ra. Thì hỡi ôi một cảnh tượng kinh hoàng đập vào mắt cô, người đàn bà tên Nênh giờ đây đã hóa thành một bộ dạng khủng khiếp. Mũi bà ta to đỏ như máu, cặp mắt đỏ tươi đang túm cổ nhấc bổng con trai cô lên trên cao, miệng liên tục lầm rầm những câu bằng tiếng dân tộc Thái. Bà ta nói chuyện với một giọng nói khát máu, và đứa con của bà ta cũng đang đứng ở bên cạnh, nhìn chằm chằm vào con trai cô như đang chuẩn bị làm một điều gì đó hết sức ác độc.
Hai kẻ đó vẫn không biết là Thanh đã tỉnh lại, mà vẫn tiếp tục hành động của mình. Thanh định lao ra giằng lấy đứa nhỏ, nhưng không hiểu sao cả thân mình cô cứ bị chôn chặt một chỗ mà không sao cử động nổi, như có một thứ thế lực vô hình nào đó đang níu giữ lấy cô khiến cô chẳng thể cử động được. Cô còn có cảm giác như thân thể này cũng chẳng phải của mình nữa.
Tận đến một lúc sau, Thanh mới có thể vùng vằng được cánh tay, rồi cả thân người mới trở lại linh hoạt. Cô kêu toáng lên lao người đến giằng lấy đứa bé từ trong tay hai người kia. Lúc này bóng đèn điện đã được bật lên, và chồng cô là Lương thì cũng đã choàng tỉnh dậy vì tiếng kêu của cô.
Thanh ú ớ chỉ về phía hai người kia rồi quay mặt về phía Lương giải thích:
– Bà ta, bà ta là ma!
Lương dụi mắt nhìn về phía hai mẹ con người Thái đen thì thấy hai người đó vẫn bình thường. Còn Thanh sau khi chỉ tay xong, quay lại nhìn bọn họ thì cũng thấy cái dáng vẻ lúc trước mà bọn họ hiện ra cũng không còn, chỉ hoàn toàn là hai mẹ con người dân tộc khổ sở vì cái lạnh mà thôi.
Thanh giải thích rõ ràng với Lương:
– Vừa rồi em thấy con khóc to quá, tỉnh lại thì thấy mụ ta… mụ ta là ma cà rồng đấy mình ơi…
Thanh khóc lóc giải thích, rằng cô đã tận mắt chứng kiến thấy cái mũi to đỏ, làn da trắng bệch, hàm răng nhấp nhô của bà ta sắp cắm vào cổ của đứa bé. Lương trước nay hết sức tin tưởng vợ, nên liền đồng tình với cô. Anh chạy vô cái góc nhà vớ lấy cây gậy, ép hai người kia lui vào góc tường rồi quát:
– Lui vào trong kia, không thì đừng trách tao đập cho một nhát rồi chúng mày chết luôn, lũ ma quỷ hại người!
Hai mẹ con kia run bần bật quỳ xuống van nài, rồi bị đẩy vào trong góc tường hết sức sợ hãi. Lúc này bọn chúng vẫn như một người bình thường và chẳng hề giống ma cà rồng như lời Thanh kể.
Lương đẩy lui hai người đó lại góc tường, rồi hối Thanh đi báo cho công an xã biết.
Thanh nhanh chóng chạy đến trụ sở công an xã báo tin, chỉ một lát sau thì đã có vài người trong kíp trực chạy đến nhà anh. Đi đầu là một ông công an xã độ tuổi chừng bốn mươi, ông ta nhìn khắp quang cảnh trong nhà rồi nói:
– Đâu, có chuyện gì thế?
Lương trỏ tay vào hai người kia rồi nói:
– Vợ chồng tôi phát hiện ra hai kẻ này là ma, nó định giết con chúng tôi trong lúc chúng tôi đang ngủ.
Ông công an xã cười nói:
– Vớ va vớ vẩn, ma quỷ cái gì. Ý của hai người là tố cáo bọn họ muốn giết con mình chứ gì? Được rồi, tất cả theo tôi về trụ sở viết bảng tường trình để lấy lời khai!
Sau đó hai mẹ con kia được dẫn về trụ sở công an xã, qua khám xét thì bọn chúng còn lấy trộm cắp một vài thứ trong nhà, có cả vàng bạc cũng đều lôi hết ra. Bọn chúng bị xử tội trộm cắp rồi để đấy, Thanh nhiều lần biện minh rằng chính mắt cô đã nhìn thấy bà ta là ma cà rồng như lời đồn đại mà không một ai tin.
Bẵng đi một thời gian thì chuyện ấy khép lại, và hai mẹ con nhà kia cũng chỉ bị khép vào tội trộm cắp vặt, và cho rằng những thứ mà Thanh nhìn thấy chỉ là tưởng tượng.
Thì bắt đầu từ đó, cô thấy con trai của cô lại có những hành động rất kì lạ. Những buổi cô vắng nhà, lại thấy nó trò chuyện với ai đó mà cứ như không vậy. Bởi cô đảo mắt nhìn quanh thì chẳng thấy ai cả, và con của cô vẫn chỉ đang nói chuyện một mình vẩn vơ, cô cố gặng hỏi:
– Con nói chuyện với ai vậy?
Con trai cô liền trả lời:
– Dạ, con nói chuyện với nó!
Con trai cô chỉ về một phía, nơi bên ngoài nhà khuất sâu sau những bụi cây. Thanh đảo mắt nhìn tới mà chẳng thấy ai, trong cái bụi cây kia vẫn im lìm như không. Cô cho rằng thằng bé chắc bị hoảng sợ từ sau khi hai mẹ con ma kia đến ám ảnh, nên sinh ra trí óc không tỉnh táo. Rồi cũng chẳng để ý đến chuyện ấy nữa.
Nhưng thời gian sau đó, những chuyện ly kỳ bắt đầu ập đến với gia đình cô. Ban đêm khi thanh đang ngủ, thường có tiếng động loảng xoảng, tiếng va chạm của bát đũa, rồi cả tiếng hàng rào như bị ai đó đang phá rách ở bên ngoài. Khi Thanh tỉnh lại và đứng lên đi xem xét thì những tiếng động đó cũng trở nên im bặt.
Và sau đó, cô thấy tần suất con trai của cô nói chuyện một mình, mỗi ngày một nhiều hơn. Và những câu nói không có chủ đích của nó, dần sâu chuỗi thành một vấn đề. Rằng hằng đêm, thường có người trò chuyện cùng nó, rồi khi lúc Thanh tỉnh lại, thì người đó lại hóa thành một con chó trắng lủi đi và biến mất.
Những chuyện như vậy cứ xảy ra tiếp diễn đến mức, Thanh và Lương chẳng thể ở trong căn nhà của mình nữa vì đã quá hoảng sợ.
Thanh bắt đầu đi tìm những bà thầy mo cao tay của người dân tộc, nhờ giải đáp về vấn đề này. Thì liền được một bà thầy mo giải thích:
– Mày gặp họa rồi con ơi! Ma cà rồng nó đã mò đến tận nhà mày như thế, thì nào có chuyện nó buông tha cho gia đình mày! Tao dám chắc rằng hai con mà cà rồng ấy vẫn lẩn khuất ở đâu đó… Muốn trị được chúng nó, chỉ có thể bắt được tận nơi rồi đem chúng đi thiêu, thì may ra chúng mới buống tha. Mà bây giờ chính quyền không cho làm việc ấy, nên sẽ phải tính cách khác.
Thanh liền hỏi:
– Vậy phải làm cách nào thưa thầy?
Bà thầy mo nói:
– Cách duy nhất là bỏ căn nhà đó đi, thì lũ ma cà rồng sẽ chẳng thể tìm được. Còn nếu chúng vẫn lần ra, thì nhà mày phải mổ trâu để tao cúng ma, sau đó nhờ ma rừng đuổi chúng nó đi thì mới được!
Thanh răm tắp làm theo, và kể từ sau khi đó, cô và chồng cô quyết định phải chuyển nhà. Căn nhà cũ thì nhờ một người khác trông hộ.
Sau này người trông hộ ở đấy cũng nói, ban đêm tại căn nhà ấy. Vẫn thi thoảng nghe thấy tiếng động loạt xoạt của người nào đó nói tiếng dân tộc thái lầm rầm. Và sáng ra thì vẫn thấy tường rào bị xé rách, mặc dù đã vá lại nhiều lần mà đêm nào cũng vẫn vậy. Người ta còn nhìn thấy thi thoảng có con chó trắng thấp thoáng, nó vẫn lưu luyến trong nhà này như đang chờ đợi một thứ gì đó từ đứa bé trước đó vẫn ở đây vậy.
Và cuối cùng là những tiếng chó tru rợn người vào đêm, sau cùng dọa cho người trông ở đấy cũng chẳng dám ở lại và phải bỏ đi.
Câu chuyện trên xảy ra ở huyện Phù Yên, cách nơi tôi sống khoảng hai trăm cây số. Tôi cũng đã từng kể một câu chuyện mang tên Bà Già Trong Bệnh Viện, chuyện này cũng kể về việc mà chính mẹ tôi đã gặp giống loài này thời còn trẻ, và câu chuyện còn có sức rùng rợn gấp nhiều lần so với câu chuyện này.
Tôi xin xâu chuỗi lại chuỗi sự kiện sự xuất hiện về loài ma cà rồng này để cho quý bạn đọc cùng được biết đến, qua lời kể của tôi, và nếu ai còn cảm thấy tò mò muốn biết thực hư về chuyện loài quỷ này có tồn tại thật hay không thì xin mời các bạn đến vùng đất Tây Bắc quê hương tôi để nghe những câu chuyện khác ly kỳ hơn về giống loài này.
Ngạ Quỷ
Tả Một Vườn Hoa Quả Mà Em Được Ghé Thăm
Bài làm
Kì nghỉ hè vừa rồi, ba mẹ dẫn chị và em đi lên nhà bà ngoại chơi. Và em được ngắm nhìn khu vườn của nhà ngoại, rất rộng, nhiều loại cây ăn quả và đặc biệt có rất nhiều cây đang có quả chín mọng. Một khu vườn hoa quả khiến em thích mê, không muốn rời chân bước đi.
Em cũng không biết khu vườn nhà ngoại rộng bao nhiêu, nhưng em đi mãi vẫn không hết. Vì nhà ngoại ở miền núi nên đất rộng. Trong khu vườn hoa quả mùa hè đó em đã đếm được nhiều loại cây ăn quả: cây mít, cây nhãn, cây vải, cây xoài, cây na…Lũ chim chóc nhảy nhót từ cành này sang cành khác và cất tiếng hót líu lo râm ran cả khu vườn. Vì đây là mùa hè nên cây nhãn và cây vải thiều đang độ quả chín. Cây nào cũng sai trĩu quả, những chùm nhãn chi chít nhau, quả bám lấy nhau trên cành cao chót vải. Cây vải thiều thấp hơn, quả to hơn nên nặng trĩu sà xuống mặt đấy. Quả to tròn, da trơn và đặc biệt không có sâu. Bà ngoại bảo không phun thuốc sâu nên em có thể hái ăn mà không sợ bị độc. Nhìn từng chùm vải thiều to, chắc nịch đang kéo căng cành cây bé xíu xuống mà em thích mê.
Ở dưới một số gốc vải có mấy tổ ong be bé, những chú ong cần mẫn rời tổ đi đâu xa để kiếm mật tới tối mới về. Bà bảo đó là ngôi nhà của chúng từ bao nhiêu năm nay.
Nhìn xa xa, ở chỗ có mấy cây na, em nhận ra na cũng đã ra quả to nhưng vẫn còn xanh. Mắt na đang khép chặt, chưa hé mở ra nên chưa ăn được. Quả na to bằng nắm tay của em, tròn tròn nằm vắt vẻo và đung đứa trên cây. Thi thoảng có tiếng lá khô rơi xuống mặt đất, ngheo xào xạc. Bỗng cơn gió từ đầu thổi về khiến những chiếc lá khô ấy theo gió cuốn về một gốc cây khác.
Ở thân hai cây nhãn, bà buộc một chiếc võng chắc chắn, trên võng còn có chiếc quạt mo. Em leo lên và đu mình trên cao, ngắm nắng tràn qua từng ngọn cây, ngắm khu vườn giữa trưa hè oi bức và nghe tiếng bước chân của bà đang chậm chạp đi trong khu vườn.
Mùa hè luôn là mùa sôi động nhất, chốc chốc lại râm ran tiếng ve sầu kêu lên nhức nhối. Những quả na, vải, nhãn vẫn cứ nằm im lìm trên cây như chờ đợi đến mùa thu hoạch. Bà chọn những chủm vải to nhất hái cho nhà em để mang về nhà làm quà quê. Bà vẫn luôn chu đáo như vậy.
Em rất thích thú và cứ muốn ở lại khu vườn trái cây của bà nội mãi mãi. Vì sẽ rất lâu nữa em mới được ba mẹ cho về đây chơi.
Về Thăm Quê Bác
Về thăm quê Bác – thơ Quang Huỳnh
admin100
2019-05-24T19:19:00-04:00
2019-05-24T19:19:00-04:00
http://nguyenduyxuan.net/tac-pham-cua-ban/ve-tham-que-bac-tho-quang-huynh-6085.html
Nguyễn Duy Xuân
Thứ sáu – 24/05/2019 19:19
Lang Sen
Làng Sen quê Bác đây rồi Lòng con xao xuyến, bồi hồi,nôn nao.
Từ Bình Dương, tận miền Nam Ra thăm quê Bác muôn vàn niềm vui Khoai lang xứ Nghệ ngọt bùi Câu hò “ví dặm”gọi mời, người ơi! Chắt từ bùi, ngọt ngàn đời Nơi sinh ra Bác …ngợi ngời chữ Nhân Trọn đời Bác sống vì dân Ka ki, dép lốp nào cần gấm, hoa Gấm hoa Bác tặng trẻ, già Tấm lòng của Bác bao la tình Người Làng Sen quê Bác đây rồi Lòng con xao xuyến, bồi hồi,nôn nao. Ngỡ là Bác biết con vào… Ra vườn hái ổi, Bác trao cháu quà Như về gặp lại mẹ cha Rưng rưng con đứng khóc òa, Bác ơi! Nguyễn Quang Huỳnh
Thăm Lúa (Trần Hữu Thung
Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn gió Sương lại càng long lanh.
Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao cùng hót Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng
Đứng chống cuộc em trông Em thấy lòng khấp khởi Bởi vì em nhớ lại Một buổi sớm mai ri
Anh tình nguyện ra đi Chiền chiện cao cùng hót Lúa cũng vừa sẫm hột Em tiễn anh lên đường Chiếc xắc mây anh mang
Em nách mo cơm nếp Lúa níu anh trật dép Anh cúi sửa vội vàng Vượt cánh đồng tắt ngang
Đến bờ ni anh bảo “Ruộng mình quên cày xáo Nên lúa chín không đều Nhớ lấy để mùa sau Nhà cố làm cho tốt”
Xa xa nghe tiếng hát Anh thấy rộn trong lòng Sắp đến chỗ người dông Anh bảo em ngoái lại
Cam ba lần ra trái Bưởi ba lần ra hoa Anh bước chân đi ra Từ ngày đầu phòng ngự
Bước qua kì cầm cự Anh có gửi lời về Cầm thư anh mân mê Bụng em giừ phấp phới
Anh đang mùa thắng lợi Lúa em cũng chín rồi Lúa tốt lắm anh ơi Giải thi đua em giật
Xoè bàn tay bấm đốt Tính cũng bốn năm ròng Ai cũng bảo đừng mong Riêng em thì vẫn nhớ
Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng được
Mùa sau kề mùa trước Em vác cuốc thăm đồng Lúa sây hạt nặng bông Thấy vui vẻ trong lòng Em mong ngày chiến thắng.
Trần Hữu Thung là tên thật. Ông sinh (1923) và mất (2000) tại quê gốc Diễn Châu, Nghệ An. Tham gia Việt Minh từ 1944. Trong kháng chiến chống Pháp là cán sự văn hóa, cán bộ tuyên truyền. Làm thơ, viết ca dao nhiều từ dạo đó. Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian. Thơ đối với ông, những ngày đầu cầm bút, chỉ là phương tiện công tác, ông viết để ca ngợi chiến công, phổ biến chủ trương chính sách, phản ánh đời sống người nông dân kháng chiến. Lời lẽ mộc mạc, tình cảm thật thà, phổ cập. Trần Hữu Thung không quan tâm lắm đến cái mà bây giờ ta gọi là trữ tình riêng tư . Ông không nói chuyện mình. Không vui buồn chuyện riêng. Đúng hơn, lòng ông vui buồn cùng vận nước, tình dân. Năm 1944, ông viết bài thơ dài Việt Nam ly khúc , theo thể song thất lục bát, mang hơi hướng thơ yêu nước của phong trào Đông Du, cổ động lòng yêu nước, thương dân, ý chí cách mạng. Thời kháng chiến chống Pháp, những bài thơ Cò trắng phát thanh, Hai Tộ hò khoan, Nhớ sông Lô … chưa thể coi là thơ, nhưng các văn phẩm ấy lại có sức phổ biến rộng, phù hợp với năng lực tiếp nhận của vùng quê kháng chiến Nghệ An, Thanh Hóa, những năm cuối 40, đầu 50. Đến bài Thăm lúa , viết 1- 1- 1950, mới là bài thơ khai sinh nhà thơ Trần Hữu Thung. Thăm lúa mang giọng thơ năm chữ, đôi chỗ gợi nhớ nhịp điệu hát dặm Nghệ An, nhưng đã đầy đủ cốt cách một thi phẩm mới mẻ của nền thơ cách mạng đang thời trứng nước:
Xòe bàn tay bấm đốt Tính đã bốn năm ròng Người ta bảo không trông Ai cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ
Tình cảm trong trẻo, đặc biệt chất cảm xúc mới, thật, khỏe khoắn . Không gian bay của con chim chiền chiện vẽ ra khoảng rộng xa của hồn người kháng chiến, bài thơ tình yêu thôn dã ấy đã thành dấu tích tâm hồn của kháng chiến chín năm. Hiện thực đời sống kết tinh thành tâm trạng nhân vật. Để từ tâm trạng người đọc luận ra đời sống. Đấy là chỗ tinh vi của thơ. Trần Hữu Thung cứ hồn nhiên mà đạt tới bút pháp tinh vi ấy (theo Võ Văn Trực, Trần Hữu Thung cao hứng viết bài thơ này trong buổi dự một đám cưới ở Đô Lương). Bài thơ liền một mạch cảm xúc sáng và trong. Hình ảnh chân thật như vốn có của đời sống nhưng rất nên thơ, nên thơ do cách nhìn của người trong cuộc, cách nhìn ấy do một tấm lòng đang hạnh phúc, nâng niu mọi nét đời…
Mười bốn năm sau, năm 1964, năm mở đầu miền Bắc đánh Mỹ, bài thơ Anh vẫn hành quân như một điệp khúc của Thăm lúa. Cũng thể thơ năm chữ. Cũng đề tài tình yêu xa cách. Cũng cảm xúc riêng chung hài hòa, trong sáng, đầy phẩm chất lý tưởng. Thơ Trần Hữu Thung giàu lý tưởng và mơ ước nhưng không lên gân nặng nề tư biện. Chất lý tưởng ấy rất giống với lòng mơ ước trong các truyện cổ tích: thiện thắng, ác thua, ở hiền gặp lành… Lý tưởng nhưng ấm áp đời thường. Chính cuộc sống, cách sống của tác giả tạo nên chất thơ ấy, chất tâm hồn ấy. Đã từng tham gia công tác ở các cơ quan chỉ đạo văn học nghệ thuật ở trung ương, từng có công tích cách mạng lẫn văn chương (giải thưởng thơ tại Liên hoan thanh niên thế giới ở Buy- ca- rét 1953), nhưng lại xin trở về quê nhà, sống như một nông dân, thanh bần, vất vả. Nghệ thuật thơ có thể chưa cao, nhưng những điều gan ruột bộc bạch thì lại hay cảm động lòng người. Bạn đọc, bạn viết yêu thơ Trần Hữu Thung cũng có lý do ấy.
Từ những năm 80 rồi 90, Trần Hữu Thung có ý hướng tới nhiều hơn những cảm xúc trữ tình cá thể: Thơ những dòng viết dở/ Đời nắng mưa vẫn còn . Cảm xúc có trầm xuống, lời thơ cũng mượt hơn, nhưng bao giờ cũng chất phác chân tình. Em ơi phải thú thực rằng/ Quên nhau khó lắm chi bằng nhớ nhau . Hoặc Đã buồn cái chuyện riêng ta/ Lại thêm lắm chuyện từ xa ập vê ö. Chính cái nỗi lắm chuyện từ xa ập vê ö ấy sẽ tạo cảm xúc cho thơ, tạo sự phong phú cả đề tài, cảm xúc lẫn bút pháp của Trần Hữu Thung. Bài thơ Chợ Tết sau chân núi như một thành công muộn mằn của đời thơ ông. Bài này ông dùng thơ bảy chữ cổ điển. Trần Hữu Thung thường quen dùng lục bát và ngũ ngôn gợi ca dao và hát dặm. Bài này hơi thơ cổ điển tạo những cảm xúc dư ba, lời hết mà tình chưa hết. Đây là nét mới của Trần Hữu Thung:
Tay nắm tay nhau tình chẳng ngỏ Để sáng sương mù năm ấy trôi.
Bên cạnh thơ, Trần Hữu Thung còn viết văn xuôi, chủ yếu là những ghi chép, giữ lại những năm tháng, những kỷ niệm của quê hương đánh giặc. Đáng trân trọng là những công trình sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian của vùng quê Nghệ Tĩnh: Vè, Dòng sữa quê hương, Sức biểu hiện của dân ca Nghệ Tĩnh … Ông còn soạn cả Từ điển tiếng Nghê û. Những chi tiết ấy càng cho thấy thêm hồn thơ ông dấy lên chính từ quê hương xứ sở. Cảm và nghĩ trong thơ ông bắt nguồn từ cuộc sống vật lộn nhỡn tiền của bà con làng xóm quanh ông. Hơn hai mươi năm cầm bút, là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam (1957) nhưng trước sau ông vẫn rõ là nhà thơ dân gian, với tất cả phẩm chất cao quý của từ này. Hà Nội, 28- 8- 2001.
“Lãi” cả đời từ một lần “thăm lúa” Võ Văn Trực Nhiều thế hệ học sinh của chúng ta đã học giảng văn bài “Thăm lúa” của Trần Hữu Thung. Đó là một trong những bài thơ hay hồi kháng chiến chống Pháp. Năm 1946, dự một đám cưới ở huyện Đô Lương, Nghệ An, Trần Hữu Thung đã viết và đọc tại chỗ bài này. Nhiều người chuyền tay nhau chép vào sổ. Sau đó, bài thơ được giải Nhất trong Festival Thanh Niên thế giới tại Đức.
“Thăm lúa” mang âm hưởng dân ca rất đậm, nhất là âm hưởng điệu hát giặm Nghệ Tĩnh. Ngay từ thời bài thơ mới ra đời, đã được phổ biến rộng rãi ở nông thôn vùng khu Bốn.
Một lần, đạp xe đi công tác với một người bạn, anh mải mê ngắm phong cảnh ruộng đồng, làng mạc. Quay lại, không thấy người bạn đâu cả. Anh đành vào quán nước chè xanh đợi bạn. Một chốc sau, người bạn hăm hở đạp xe đuổi theo anh và nói: “Thung ơi, tao nghe từ trong xóm vọng ra tiếng ru của cô gái bài hát giặm rất mới và hay như bài thơ. Tao dừng lại chép. Đây, mày xem!…” Trần Hữu Thung hối hả đọc, thì ra bài thơ “Thăm lúa” của mình. Bài thơ chưa được đăng báo mà đã có người thuộc.
Trong một chuyến đi ngược sông Lam, trăng thanh gió mát, người chen chúc nhau nằm trên ván thuyền, một người xướng lên: “Đề nghị cô lái đò hát cho vui”. Mọi người đồng thanh hưởng ứng. Cô lái đò cất giọng hát những bài dân ca Nghệ Tĩnh, rồi hát bài “Thăm lúa”. Ngỡ là Trần Hữu Thung đã ngủ một người bạn lách đám đông người và gánh gồng ngổn ngang, tìm đến chỗ Thung nằm: “Thung ơi, cô lái đò đang hát bài “Thăm lúa” của mày”. Thung giơ tay: “Im, im mà nghe”. Hai bạn ngồi tựa vào mạn thuyền, vừa hút thuốc lào vừa nghe. Cô lái đò hát xong bài “Thăm lúa” thì cũng vừa đến bến Rạng. Thung niềm nở chào cô lái đò và bước lên bờ. Một ông khách ghé tai cô nói nhỏ: “Anh ấy là Trần Hữu Thung, cô vừa hát bài của anh ấy”. Cô lái vội vã gọi to: “Anh là Trần Hữu Thung à, quay lại cho em xem mặt một tí!…”.
Bà con nông dân Nghệ Tĩnh thường hay uống nước chè xanh. Người ta dùng xe cút kít chở chè từ Anh Sơn, Đô Lương về bán ở các chợ miền xuôi… Trần Hữu Thung đang thong dong cuốc bộ từ trên đường số 7 thì gặp một đoàn xe chở chè vượt dốc Truông Kè. Mấy cậu con trai ra sức đẩy xe. Mấy cô gái vừa kéo xe vừa hát. Họ hát lẫn lộn bài “Thăm lúa” với những bài giặm vè quê hương. Cảm thấy vui trong lòng, anh Thung quàng xắc chéo qua vai, xúm tay cùng đẩy xe chè. Anh vừa đẩy vừa nhẩm thuộc những bài giặm vè mà anh chưa biết… Qua bên kia dốc, anh cùng vào uống nước chè xanh với đoàn người buôn chè. Một người cùng cơ quan đi qua, cũng dừng lại uống nước, chợt thấy Trần Hữu Thung đang phanh trần áo, mồ hôi đầm đìa, chuyện trò rôm rả, bèn gọi toáng lên: “Thung! Thung! Trầng Hữu Thung!”. Anh giật mình, quay ra. Cả phường buôn chè cũng nhìn anh, hỏi nhau: “Ông này là Trần Hữu Thung à?…”.
Trần Hữu Thung đã có lần bị bọn xấu trấn lột. Chuyện xảy ra thật buồn cười… Đi công tác các làng quê trong tỉnh, rất ít khi anh đi ô tô, mà thường dùng cái xe đạp cọc cạch. Lần ấy, đêm khuya gió mát, anh đạp xe một mình từ Đô Lương về Diễn Châu. Đến quãng đường vắng, hai cậu thanh niên cầm gậy ngáng lại. Trần Hữu Thung bình tĩnh dừng xe:
– Hai đứa mày muốn trấn lột tao chứ gì?
Anh móc túi và trao cho chúng:
– Đây, tao chỉ có 9.000 đồng, chúng mày cầm mà tiêu. Còn cái xe cọc cạch này đáng mấy xu, chúng mày lấy làm gì!
Hai cậu thanh niên cầm 9.000 đồng và giậy túi dết lục soát, thấy có nhiều cuốn sổ và ở bìa cuốn nào cũng ghi tên “Trần Hữu Thung”. Một cậu hỏi:
– Bác là Trần Hữu Thung à?
– Ấy!
– Có phải Trần Hữu Thung “Thăm lúa” không?
– Ấy!
– Thế thì chúng cháu xin lỗi bác!
Hai cậu thanh niên trao lại cho Trần Hữu Thung túi dết và 9.000 đồng, rồi bước đi và nói với nhau: “Nhà thơ mà nghèo quá!”.
Bài thơ “Thăm lúa” lặng lẽ ra đời và lặng đi sâu vào lòng người. Bạn bè hỏi chuyện, Trần Hữu Thung lặng lẽ trả lời: “Hồi đó mình có biết gì về lý luận văn nghệ hiện thực chủ nghĩa xã hội đâu. Được bà con mời dự đám cưới, mình biết cưới xong chú rể sẽ tòng quân, bỗng nhiên xúc động cầm bút viết thành thơ…”.
Thân Thị Diệp Nga @ 17:56 21/10/2010 Số lượt xem: 1413
Cập nhật thông tin chi tiết về Ma Cà Rồng Ghé Thăm trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!