Xu Hướng 3/2023 # Lung Linh Bãi Biển Nhật Lệ (Quảng Bình) # Top 6 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Lung Linh Bãi Biển Nhật Lệ (Quảng Bình) # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Lung Linh Bãi Biển Nhật Lệ (Quảng Bình) được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

25/08/2012

Lung linh bãi biển Nhật Lệ – Ảnh: nguồn chúng tôi

HUYỀN THOẠI TÊN GỌI “NHẬT LỆ”

Từ đường Lý Thường Kiệt (quốc lộ 1A), du khách rẽ vào đường Hàn Mạc Tử rồi theo con đường Nguyễn Du và Trương Pháp dọc ven bờ sông Nhật Lệ để đến với cửa sông và bãi biển Nhật Lệ, đi qua những dấu tích hào hùng của một thời chinh chiến với ngôi nhà thờ Tam Tòa được xây dựng năm 1886, tuy đã bị sụp đổ năm 1965 sau bao lằn bom đạn vẫn còn nguyên vẹn tháp chuông, được tỉnh Quảng Bình giữ lại làm di tích lịch sử – văn hóa, chứng tích tội ác chiến tranh; với tượng đài Mẹ Suốt ghi dấu nỗ lực âm thầm và sức chịu đựng bền bỉ của những bà Mẹ Quảng Bình, trong mưa bom bão đạn vẫn kiên cường chở bộ đội qua lại trên dòng sông Nhật Lệ…

Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa – Ảnh: nguoicaotuoi (vnexpress.net)

Nhiều truyền thuyết, huyền thoại đã được thêu dệt nhằm giải mã cho cái tên “Nhật Lệ” nhiều duyên nợ. Có người viện dẫn việc vương phi Mỵ Ê của vua nước Chiêm Thành Xạ Đẩu đã trầm mình trên dòng sông để thủ tiết sau khi vua Lý Thái Tông thân hành đem binh chinh phạt Chiêm Thành năm 1044. Về sau này Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đã hứa gã công chúa Huyền Trân làm hoàng hậu Chiêm Thành và cuộc hôn nhân chính trị đã đưa về cho nước Đại Việt hai châu Ô, Lý nhưng trên dặm đường làm dâu xứ người, đã biết bao lần nước mắt nàng công chúa âm thầm rơi vào cửa sông?… Cảm thương cho bậc kiều nữ của hai đất nước đã lặng lẽ đánh rơi những giọt lệ buồn man mác mà người xưa đã gọi tên dòng sông là Nhật Lệ (!).

Tượng đài Mẹ Suốt bên bờ Nhật Lệ – Ảnh: nguồn chúng tôi

Người khác lại cho rằng trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1570 – 1786), khi dòng sông Gianh trở thành lằn ranh của hai bên chiến tuyến thì những lưu dân ở bờ Nam vẫn thường hướng về bờ Bắc, nhớ quê hương mà dòng lệ tuôn rơi. Lâu dần nước mắt chảy thành sông rồi từ sông chảy ra biển mà thành tên Nhật Lệ (!).

Có người còn mượn đến nghĩa Hán tự để giải thích. Theo đó “nhật” là ngày, “lệ” là điều được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen và “Nhật Lệ” được hiểu là ngày nào cũng có dòng nước chảy giống nhau, chỉ dòng sông Nhật Lệ. Cũng có người hiểu “lệ” theo nghĩa “đẹp” vì thiên nhiên đã kiến tạo nơi đây một vẻ đẹp hiếm thấy và ngày nay cùng với bàn tay xây dựng của con người mà trên đôi bờ Nhật Lệ hiện diện một đô thị trẻ lung linh…

Cầu Nhật Lệ bắc qua sông Nhật Lệ – Ảnh: nguồn chúng tôi

Theo sử cũ ghi lại thì tên sông “Nhật Lệ” có từ thời Lý và được đổi từ tên cũ Đại Uyên (khoảng 1069 – 1075). Cửa Nhật Lệ còn có các tên gọi khác như Trú Nhạ, Hà Cừ, Cửa Sài…, là một loại cửa lệch không rộng, không sâu, nước chảy đều thuận lợi cho các thuyền vừa và nhỏ vào, ra neo đậu.

Bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi trong dãy Trường Sơn, sông Nhật Lệ chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình rồi đổ ra biển Đông tại cửa Nhật Lệ với chiều dài 85km. Sông có hai nhánh chính: sông Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy rồi gặp nhau tại Trung Quán.

Sông Nhật Lệ lấp lánh rực rỡ – Ảnh: nguồn chúng tôi

Nhật Lệ là dòng sông mỹ miều của dải đất miền Trung, tên sông nói lên sự rực rỡ của vầng thái dương. Khi mặt trời nhô lên khỏi cồn cát Bảo Ninh, đứng từ bờ Nam sông Nhật Lệ nhìn về hướng biển sẽ thấy dòng sông lấp lánh rực rỡ suốt cả một quãng dài. Người Đồng Hới có thú vui ra bờ sông ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc, và cho dù đã biết bao lần chiêm ngắm thì vẫn cảm giác háo hức như mới lần đầu… Vào những ngày hè, khi ánh dương vừa khuất sau dãy núi Trường Sơn, du khách sẽ có dịp mục kích cảnh hùng vỹ của núi Đầu Mâu, núi Ba Rền gối đầu lên dòng sông Nhật Lệ thơ mộng, có lẽ vì vậy mà người Quảng Bình đã chọn ngọn núi Đầu Mâu và dòng Nhật Lệ làm biểu tượng cho cảnh quan quê mình, như đã từng được thể hiện sâu lắng qua ca dao:

Sông Nhật Lệ và dãy núi Đầu Mâu xa xa – Ảnh: C.M.T. (qbvn.com)

Cảnh đẹp cửa Nhật Lệ từ lâu đã đi vào thơ ca của không ít thi sĩ. Chỉ bằng mấy từ ngắn ngủi, Hồ Thiên Du đã vẻ nên bức tranh Nhật Lệ đầy cảnh sắc: “Nhật chi lệ bất vô chi chúc giả” (sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời thì không nơi nào là nó không chiếu đến được)… Thi hào Nguyễn Du khi làm cai bạ ở Quảng Bình (1809 – 1813), đứng trước cảnh đẹp của cửa Nhật Lệ đã trào dâng cảm xúc:

Cửa biển Nhật Lệ – Ảnh: nguồn chúng tôi

Nằm cạnh cửa sông Nhật Lệ, bãi biển Nhật Lệ còn mang một vẻ đẹp nguyên sơ. Nơi đây bãi cát trắng phau trải dài với làn nước biển trong xanh nhìn rõ tận đáy. Gần đó còn có Bàu Tró, một hồ nước ngọt chỉ cách bờ biển hơn 100m. Bàu Tró không chỉ là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho thành phố Đồng Hới, mà còn là di chỉ khảo cổ với dấu tích người nguyên thủy thời kỳ đồ đá có niên đại cách ngày nay khoảng 5.000 năm. Các nhà khảo cổ học đã lấy tên di chỉ Bàu Tró đặt tên cho nền văn hóa hậu kỳ đá mới phân bổ ở vùng ven biển Nghệ An kéo dài đến Thừa Thiên – Huế.

BIỂN NHẬT LỆ – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH

Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho biển Nhật Lệ một khung trời huyễn hoặc với bãi cát trắng trải dài, làn nước biển trong xanh và những cây rau Muống biển hoa tím (có nơi gọi là Lang biển) mọc tràn lan trên khắp bãi cát, tạo nên nét hoang sơ mà cũng lãng mạn lạ lùng. Từ ngoài khơi xa từng lớp sóng bạc tiến vào bờ tựa những chùm hoa sóng tung bọt trắng xóa… Những lúc trời thanh gió mát, bãi biển sạch như lớp nệm mới, nền cát mịn óng ánh được dầm nén chắc chắn, có thể đạp xe hay chơi các trò chơi thể thao một cách… vô tư.

Những chùm hoa sóng tung bọt trắng xóa – Ảnh: nguồn chúng tôi

Bãi tắm nơi đây thoai thoải sâu và rất an toàn, gió lồng lộng thổi mát hòa cùng tiếng sóng vỗ rì rào tạo nên một bản giao hưởng của tự nhiên giới với nhiều cung bậc du dương. Dạo chơi trên bãi cát trắng mịn và sạch sẽ, cảm giác thú vị khi từng đợt sóng dạt vào bờ, liếm vào chân rồi nhẹ nhàng rút đi sau khi đã xóa sạch những vết hằn một cách tài tình…

Bãi biển Nhật Lệ náo nhiệt từ khi bình minh ló dạng đến lúc mặt trời đứng bóng, với những tiếng cười đùa cùng những hoạt động sôi nổi của cả dân địa phương lẫn khách vãng lai… Ở Đồng Hới đa phần người dân đều thích đổ ra biển sau khi kết thúc ngày làm việc. Họ đến đây để tắm biển, để chơi thể thao, để ăn nhậu hay chỉ đơn giản là gặp bạn bè “bù khú” bên cốc càfé… Biển Nhật Lệ cũng có những khoảnh khắc thật lãng mạn khi hoàng hôn dần buông, đây là thời điểm lắng đọng cho những cuộc hẹn hò tình tứ… Khi màn đêm buông xuống, cả một vùng cửa biển với đủ loại tàu thuyền giăng đèn chấp chới, sáng rực như một thành phố thần tiên – du khách ngỡ như được nhìn thấy hàng ngàn vì sao đang tỏa sáng lung linh…

Hoàng hôn trên biển Nhật Lệ – Ảnh: nguồn chúng tôi

Thời điểm đẹp nhất để đến với biển Nhật Lệ là từ tháng 5 đến tháng 8. Du khách đến đây, ngoài việc thỏa sức tắm táp vẫy vùng cùng sóng biển, còn có dịp thưởng thức nhiều hải sản tươi ngon và đậm đà của vùng biển Quảng Bình, từ Hàu, Nghêu, sò Huyết, sò Lụa, sò Điệp, Ghẹ, tôm Hùm, Mực… đến các loại cá Mú, cá Hồ, cá Chim, cá Bả trầu, cá Hồng, cá Chình, cá Hanh… được các nhà hàng dọc con đường ven biển chế biến rất chuyên nghiệp. Nhưng ấn tượng nhất phải kể đến Đẻn biển, một món ăn độc đáo đã được nhắc đến đằm thắm trong thơ ca:

Nếu không quá cầu kỳ, khách cũng có thể thưởng thức ngay tại bãi biển bởi những gánh hàng rong mà chỉ với một bếp than nhỏ, vẫn có thể cung cấp đến khách những món nướng hay luộc đầy hấp dẫn. Điểm đặc biệt ở đây là khách không phải chờ lâu bởi luôn sẵn những món “khai vị” mang sắc màu địa phương như bánh Bột lọc, bánh Nậm chấm với nước mắm có hương vị rất riêng, vừa đủ nhâm nhi mà cũng đỡ sốt ruột…

Du khách bắt được mực trên bãi biển Nhật Lệ – Ảnh: Lê Hữu Hào (VnExpress.net – 23.2.2009)

Đã có lúc biển Nhật Lệ được nhiều người biết đến và ngán ngại với những cách kiếm tiền dễ dãi… Khi bóng ma của đói nghèo đã lùi xa và người dân bắt đầu biết đến chuyện làm giàu, thì “phú qúy sinh lễ nghĩa”, những biến thái của thời “quá độ” cũng dần mai một và bãi biển Nhật Lệ cũng được sóng biển thanh tẩy, gột rửa để ngày càng trở nên tươi tắn, lành mạnh trong mắt mọi người… Điểm đáng buồn là ngày nay lại phát sinh đội quân thiếu nhi đeo bám ăn xin quấy nhiễu khách du lịch. Nếu khách vì trắc ẩn hoặc muốn mua sự bình an mà lỡ “mở lòng” cho 1, 2 cháu, thì ngay lập tức sẽ bị hàng chục cháu khác vây lấy đòi hỏi với những lời chất vấn so bì rất khó chịu (!). Việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít đến cuộc vui và làm giảm bớt nhiệt tình mỗi khi khách nghĩ đến việc quay trở lại…

Biển Nhật Lệ nay đã khang trang hơn – Ảnh: nguồn chúng tôi

Dẫu sao, đã chọn biển Nhật Lệ du khách sẽ không phải ân hận, bởi Quảng Bình trước sau vẫn là một điểm đến đẹp, nhiều chỗ để tham quan, khám phá và giải trí… Điều tích cực đáng ghi nhận là cư dân biển hiền hòa, chất phác, thức ăn cũng rẻ và khách không cần phải mặc cả… Tưởng cũng cần biết Đồng Hới là quê hương của cố thi sĩ tài hoa mệnh bạc Hàn Mạc Tử, mà những vần thơ dung dị của ông vẫn còn bảng lảng qua không gian và thời gian:

Hy vọng những điều tồn động sẽ sớm được khắc phục để bãi biển Nhật Lệ mãi là thiên đường trong lòng khách du lịch, để Đồng Hới xứng danh “thành phố hoa Hồng”, hấp dẫn bạn bè khắp gần xa…

Nhật Lệ Một Thoáng Biển Xuân

Ánh dương hé lộ trên đầu những con sóng. Từ khách sạn Sài Gòn- Quảng Bình nhìn ra phía đông thấy một biển nước mênh mông pha chút sắc hồng huyền ảo, như tấm áo của cô dâu trong ngày cưới. Làn khói xuân mỏng manh mang theo sương đêm lành lạnh la đà trên mặt nước kỳ ảo, gợi nỗi nhớ về những câu chuyện tình đầy nước mắt của nàng Mỵ Ê và công chúa Huyền Trân. Chuyện hư thực tôi không muốn bàn sâu, sáng nay lang thang dọc dòng Nhật Lệ, thoáng nghe sóng nước tự tình.

Nàng tên Mỵ Ê, vương phi của vua nước Chiêm Thành Xạ Đẩu. Vào triều đại vua Lý Thái Tông (1028- 10540), Chiêm Thành không thuần phục Đại Việt, vua Lý Thái Tông thân hành đem binh đi chinh phạt. Xạ Đẩu bày trận ở sông Bố Chính nghinh đón nhưng bị đánh tan. Quân Đại Việt tiến sâu vào kinh đô Đồ Bàn, Chiêm Thành bắt được nàng Mỵ Ê cùng nhiều cung nhân, nhạc nữ đưa về bắc. Thuyền đang đi qua một cửa sông, vua Lý nghe nàng Mỵ Ê có một sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, sai quan Trung Sứ mời vào hầu hạ. 

Tượng đài Mẹ Suốt bên bờ Nhật Lệ

Nàng Mỵ Ê uất hận từ chối rằng: “Vợ phường mạn rợ quê mùa, y phục xấu xí, ngôn từ thô lỗ, không giống các phi tần Trung Hoa. Nay nước tan, chồng mất, chỉ mong một chết là thỏa lòng. Nếu cưỡng bức hợp hoan, ngại nỗi làm dơ mình rồng vậy!”.

Nói đoạn lấy khăn lông quấn chặt người, nhảy xuống sông. Chỉ nghe ầm một tiếng, dáng ngọc chìm sâu vào dòng nước xoáy. Mấy trăm năm sau, ngang qua dòng sông nơi nàng Mỵ Ê bạc mệnh trầm mình thủ tiết trinh, thi sỹ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu dệt lên những vần thơ khóc thương nàng cung phi Chiêm Thành: “Châu Giang một nhánh sông dài/ Thuyền ai than thở một người cung phi/ Đồ Bàn thành phá hủy/Ngọa Phật tháp thiên di/ Thành tan, tháp đổ/ Chàng tử biệt, thiếp sinh ly/ Sinh ký đau lòng kẻ tử quy/ Sóng bạc ngàn trùng/ Âm dương cách trở/ Chiên hồng một tấm/ Phu thê xướng lụy/ Ôi mây! Ôi nước! Ôi trời!/ Đũa ngọc, mâm vàng, giọt lụy rơi/ Nước sông trong đục/ Lệ thiếp đầy vơi/ Bể bể, dâu dâu, khóc nổi đời!/ Trời ơi! Nước hỡi! mây trời!/ Nước chảy, mây bay, trời ở lại/ Để thiếp theo chàng mấy dặm khơi”.

Vua Trần Nhân Tông sau khi truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông lên tu hành tại núi Yên Tử, ngài thường xuyên đi du ngoạn đây đó, có lúc vào đến đất Chiêm Thành. Vua Chế Mân biết người khách khoác áo cà sa ấy là Thái Thượng Hoàng xứ Đại Việt đã lấy tình bang giao ra mà tiếp đãi nồng hậu. Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông cảm mối thịnh tình ấy hứa gả công chúa Huyền Trân cho ông vua trẻ Chế Mân. Chế Mân cắt hai châu Ô, Lý làm của hồi môn, rước Huyền Trân về nam. Công chúa Huyền Trân làm hoàng hậu Chiêm Thành một năm thì Chế Mân mất.

Theo tục lệ Chiêm Thành, vua mất thì các cung phi cũng phải lên dàn hỏa thiêu tuẫn táng theo. Vua Trần Anh Tông hay tin, sợ em gái mình bị hại bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung sang Chiêm Thành tìm cách đưa công chúa Huyền Trân về. Sử sách ghi lại cuộc hôn nhân của nàng công chúa trẻ Huyền Trân và vua Chế Mân thực chất là một cuộc hôn nhân chính trị, nhờ đó mà hai châu Ô, Lý thuộc về Đại Việt.

Rồi nghi án về mối tình của Huyền Trân và quan Nhập nội hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung trên hành trình trốn chạy giữa biển đông ngót một năm trời mới về tới kinh thành Thăng Long. Nghi án xưa chìm sâu vào quá khứ. Nhưng trên dặm đường xa ngái làm dâu xứ người, nước mắt công chúa Huyền Trân âm thầm rơi vào cửa sông này cùng với những lời ai oán trong “Nước non ngàn dặm” được cho là lời của Huyền Trân công chúa: “Nước non ngàn dặm ra đi/ Mối tình chi! Mượn màu son phấn/ Đền nợ Ô, Ly/ Xót thay vì/ Đương độ xuân thì/ Số lao đao hay là nợ duyên gì?/ Má hồng da tuyết/ Cũng như liều hoa tàn trắng khuyết/ Vàng lộn theo chì/ Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì…”.

Cửa biển Nhật Lệ

Hai con người, hai bậc kiều nữ của hai đất nước lặng lẽ đánh rơi những giọt lệ buồn man mác. Cho bây giờ Nhật Lệ đẹp như nỗi buồn trên khóe mắt thiếu nữ, và biển cả mang vị mặn nồng của tình yêu. Có lẽ thế nên thi sĩ Hồ Thiên Du đã họa nên một bức tranh thơ trước cảnh sắc Nhật Lệ: “Nhật chi lệ bất vô chi chúc giả” (nghĩa là: sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời thì không nơi nào là nó không chiếu đến được).

Đến Nhật Lệ, thả hồn theo những bước chân trần trên cát, lãng du vào những câu chuyện cổ tích dạt dào tình yêu. Dọc theo con đường Nguyễn Du và Trương Pháp ven bờ Nhật Lệ chợt bắt gặp những dấu tích lịch sử hào hùng, trường tồn vĩnh cửu với thời gian. Đó là tượng đài Mẹ Suốt, người mẹ- chiến sĩ ngẩng cao đầu mặc mưa bom, bão đạn, chở bộ đội trên dòng Nhật Lệ huyền thoại; là Chứng tích tội ác chiến tranh tháp chuông nhà thờ Tam Tòa với nguyên vẹn ngôi tháp chuông.

Tại nhà thờ Tam Tòa, năm 1912, thi nhân Hàn Mặc Tử được rửa tội. Ông lớn lên cùng biển, sóng, nước Nhật Lệ mặn mòi, để có những vần thơ long lanh trên thi đàn Việt Nam: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Nhìn ra phía bắc, biển Quang Phú lập lờ dưới những tán dương xanh, cùng hương vị ngọt ngào Bàu Tró. Chỉ một khoảng cách rất ngắn… dường như, biển mặn và hồ nước ngọt liền mạch với nhau. Ấy thế, Bàu Tró vẫn là nguồn nước ngọt tự nhiên trên vùng đất “chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”.

Những năm 1809 – 1813, Đại thi hào Nguyễn Du làm cai bạ ở Quảng Bình, một chiều ông lang thang nơi cửa biển Nhật Lệ, thốt lên rằng: “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa’’. Những chiều muộn, tiếng sóng dội bờ thì thầm nhỏ to tâm sự như lời những đôi tình nhân. Trên biển, chúng ta say ngắm những chuyến tàu đi khơi, đi lộng, rồi mới thấu hiểu nỗi lòng của những người cha, người chồng, người anh ra biển khơi, vẫn đau đáu, thương nhớ về một mái ấm gia đình. Cảnh đẹp cửa Nhật Lệ, sông Nhật Lệ, biển Nhật Lệ đi vào thơ ca nhẹ nhàng, bình dị, người Quảng Bình lấy dòng Nhật Lệ niềm tự hào cho cảnh quan sông núi quê mình: “Sông Nhật Lệ dòng sâu biết mấy/Núi Đầu Mâu cao bấy nhiêu tầng.”

Mải mê lãng du, ai ngờ hoàng hôn đến tự bao giờ. Một ngày rong ruổi không đủ đi hết những triền cát trắng để thoả chí tang bồng, đành lỗi hẹn với Nhật Lệ, với biển, với cát, với tấm lòng của người dân biển. Thôi ta cùng cố nhân tìm vào một góc quán nhỏ bên bờ biển chiều. Chút mồi biển dân dã, cút rượu đế cay cay: “Cụng đầu tí chút mùi men/Lai rai hương đẻn mà nên bạn tình”.

Theo Báo Quảng Bình

Thơ Phái Đẹp Quảng Bình

(QBĐT) – Nhà thơ Huy Cận trong bài Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam đã viết: “Chèo mẹ Suốt vang sông, chị Khíu giành lại biển/ Gái Quảng Bình khí phách đọ Trường Sơn” để ca ngợi những tấm gương lao động và chiến đấu quên mình của phụ nữ Quảng Bình trong những năm tháng kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược.

Đó là những câu thơ làm náo nức trái tim nhiều thế hệ. Nhưng “gái Quảng Bình” không chỉ tay cày, tay súng, mà còn là những con người có tâm hồn rộng mở. Nhiều thế hệ phụ nữ Quảng Bình đã làm thơ. Với họ, đó là những tiếng thầm thì của trái tim mình. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ-nữ thi sỹ quê Quảng Bình trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bằng tất cả sự đằm thắm, dịu nhẹ và sâu sắc của mình đã sáng tác nhiều bài thơ đi cùng năm tháng.

Dù thời gian mải miết trôi, người Quảng Bình vẫn không quên hình ảnh những cô gái mở đường trong bài thơ Khoảng trời hố bom của bà: “Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”. Để rồi: “Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất/ Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh…”. 

Nhà thơ Trần Thị Thu Huề tại Ngày thơ Việt Nam “Hướng về biên cương Tổ quốc” năm 2019. Ảnh: Tiến Hành

Em-khoảng trời con gái-khoảng trời nằm yên trong lòng đất, không thấy khói lửa chiến tranh, không thấy mịt mù tang tóc, chỉ thấy sự hóa thân tuổi thanh xuân vào Tổ quốc vĩnh hằng.   Một nữ sỹ người Quảng Bình không thể không nhắc đến là nhà thơ Lê Thị Mây, tác giả của nhiều bài thơ viết về người phụ nữ. Trong bài thơ Đôi chim trong lồng ngực có đoạn: “Sâu thẳm tự nơi anh tiếng hát rót vào em/ Tháng ba xinh tươi tháng ba nồng thắm/ Tuổi trẻ anh trên chiến trường thầm lặng/ Cũng rót vào em tiếng hát yêu thương…

Rót vào em mãi mãi bài ca/ Có mùi cỏ cây cháy nồng ngoài trận địa/ Có mùi bùn non giữa đầm lầy truy kích/ Có mùi gỗ dầm lát bánh xe đêm…”. Chỉ một khổ ngắn, nhà thơ đã khắc họa rõ nét chân dung tình yêu đôi lứa thời kỳ cả nước xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ.  “Sâu thẳm tự nơi anh tiếng hát rót vào em” là tiếng hát về tình yêu đất nước. Người con gái hạnh phúc với tình yêu ấy.   Phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Quảng Bình cũng là những người vợ không hề tiếc nuối hạnh phúc riêng tư, lặng lẽ tiễn biệt người chồng ra trận: “Lặng lẽ tiễn chồng về nơi tiếng súng/ Lặng lẽ nhìn bóng núi khuất hoàng hôn/ Lặng lẽ sinh con đớn đau ruột thắt/ Lặng lẽ mẹ già ốm buốt mùa đông/ Lặng lẽ chờ chồng mỏi mòn con mắt/ Lặng lẽ bên con mười tám tuổi lại lên đường…”.

Đó là những dòng thơ được trích từ bài Lặng lẽ của nhà thơ Đặng Thị Kim Liên. Bài thơ là lời tự sự lắng sâu nhưng không hề ẩn chứa chút gì của thở than hay tiếc nuối. Tâm trạng của người vợ, người mẹ trước chia xa, trước thiệt thòi diễn ra trong sự bình thản đến không ngờ.

Nhưng những cụm từ “bóng núi khuất hoàng hôn”, “đớn đau ruột thắt”,  “ốm buốt mùa đông”, “mỏi mòn con mắt”… đủ cho ta thấu hiểu được những gì đang cồn cào trong nội tâm người phụ nữ. Có điều tất cả đều diễn ra trong lặng lẽ. Điều gì để những con người yếu đuối ấy vượt qua tất cả nỗi cô đơn, niềm thương nhớ và cả dằng dặc đợi mong kia nếu không phải là sự hy sinh vô điều kiện cho hòa bình của đất nước?   Nếu thế hệ các nhà thơ trưởng thành từ chiến tranh luôn sáng tác trong tâm thế thượng tôn Tổ quốc, ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ, thì lớp tác giả nữ xuất hiện trong giai đoạn từ sau tái lập tỉnh lại hướng đến cái tôi cá nhân với những cung bậc tình cảm riêng tư đa chiều.

Vẫn là những “người mẹ sớm chiều gánh nặng/ Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng”, nhưng người phụ nữ hôm nay đã dám bứt ra khỏi mọi ràng buộc nặng nề của ý thức hệ. Họ để cho trái tim mình lên tiếng. Hãy xem một người đàn bà có thân phận đa đoan làm thơ: “Bóng Thần Đinh ngã vào thung lũng/ Em quảy vừa một gánh đong đưa…” .

Tác giả Trương Thị Cúc với những câu thơ không ngờ ấy đã nói hộ tiếng lòng nhiều người đàn bà khao khát yêu và được yêu. Hình ảnh quê hương và tâm trạng tác giả tưởng chẳng hề ăn nhập lại được kết nối tinh tế đến bất ngờ. Tác giả Trần Thị Thu Huề cũng đã có những câu thơ viết bằng hết thảy cảm nhận sâu sắc của mình “Gốc bần neo đậu con đò/ Bóng trăng rớt xuống, giọng hò bay lên”.

Chỉ là cảnh làng quê mộc mạc và thân thuộc như ta vẫn gặp, thậm chí có lúc còn vô cảm lướt qua nhưng đi vào thơ bỗng trở nên lãng mạn và quyến rũ đến lạ. Đâu đó, thấp thoáng bóng dáng một tình yêu thơ mộng đang được nhen nhóm âm thầm. Chỉ có ánh trăng là hữu tình, đánh động cho giọng hò ai đó bay lên… Với cách cảm, cách nghĩ của người phụ nữ, cuộc sống trong thơ phái đẹp Quảng Bình luôn hiện ra thật dung dị nhưng lắng đọng. Không ồn ào, lên gân. Không cầu kỳ trình diễn. Các chị làm thơ là các chị đang thủ thỉ, tâm tình, đang giãi bày, chia sẻ, đang vỗ về, âu yếm tâm hồn nhau.

Cứ nghĩ chị đang dỗ dành mình đấy nên không thể không rưng rưng. Nhắn cho ai đó, nếu buồn hãy tìm đọc thơ của Hiếu, mắt sẽ ướt nhưng lòng sẽ nhẹ. Thơ phái đẹp không cần gì hơn thế ngoài một tâm hồn trong trẻo và một tấm lòng đôn hậu. Chỉ thế thôi là thơ đã đi vào lòng người. Trong dòng chảy chung của thơ ca đất nước, những năm gần đây thơ Quảng Bình cũng xuất hiện nhiều khuynh hướng sáng tác mới. Nhiều tác giả nữ đã bắt nhịp được với xu thế của thời đại.

Có thể kể đến Trần Thị Huê, Hoàng Thụy Anh, Hoàng Thúy. Không còn là những câu thơ dịu dàng, nữ tính và e ấp mà họ đã chuyển hướng thi pháp để cho ra đời những bài thơ theo lối cách tân, hiện đại và đi thẳng vào vấn đề. Trần Thị Huê viết: “Tôi gặp anh/ Anh xách tình đi nửa đêm qua bờ cát trắng/ Bàn chân in dấu có mười ngón đa tình/ Tôi học cách ghen mà không làm được…”.

Tất cả được đưa vào thơ rất thật. Người phụ nữ không còn âm thầm, không còn ẩn ức nữa mà bộc lộ tâm trạng trực diện, không né tránh và không giấu giếm điều gì. Như thế sẽ bớt day dứt hơn chăng?! Cũng như thế ở Hoàng Thụy Anh “Người đàn bà sinh ra từ mưa” nhưng không thật thà như thơ Huê. Hoàng Thụy Anh với những câu thơ ướt đẫm mà lạ kỳ thay càng đọc càng thấy lửa ngùn ngụt cháy. Tôi gọi đó là lửa khát. Không có gì lạ, người phụ nữ vốn vậy, luôn tham lam tình cảm, chỉ là lâu nay không có ai nói ra thôi.

Hoàng Thụy Anh nói hộ mọi người: “Em sẽ xé rách mọi khoảng cách/ buồn vui/ khổ đau hạnh phúc/ dối trá chân thành/ muôn trùng gần gũi/ đang nhảy múa nơi anh/ để anh thổn thức rực rỡ ấm nóng/ trên hình hài em/ trên nham thạch em/ suốt đời/ em tin như đã từng tin/ không ai dư thừa hồn nhiên mua hay trả góp dăm ba mớ trùng phức/ anh hãy tưới lên em/ một cách chân thành nhất có thể/ được không anh/ được không anh/được không anh”. Nếu Trần Thị Huê thật thà, Hoàng Thụy Anh tinh tế thì Hoàng Thúy là một giọng thơ hiền lành: “đôi khi chẳng biết lòng buồn hay vui/ chỉ thấy hạnh phúc mắc kẹt giữa bàn tay nhìn không ra năm ngón/ để lạc trái tim gầy và cả nỗi nhớ mong manh/ em muốn thương mình hơn sau những ngày chông chênh/ dẫu mùa đã khô khốc/ hoa cúc nào vừa chết trên nụ môi trinh nguyên/ Vẫn là những khóc, cười cứ đến rồi đi”. Đường đi của thơ bắt đầu từ trái tim và sẽ trở về rung cảm trái tim. 

Người con gái trong thơ Hoàng Thúy mong manh hình hài, mong manh tình yêu và đa chiều tâm cảm. Nhưng cuộc sống cứ trôi như khóc cười đến rồi đi và tình yêu của em cũng vậy. Không có gì lạ, bản nguyên của cuộc đời là hạnh phúc và khổ đau. Vậy nên, em vẫn sẽ yêu như đã từng yêu dẫu cho “hoa cúc nào vừa chết trên nụ môi trinh nguyên”. Phải chăng, đã yêu thì không cần thương lượng?! Thơ phái đẹp Quảng Bình là tiếng thầm thì của trái tim. Hình ảnh người phụ nữ với mọi cung bậc tình cảm được các tác giả bày tỏ thông qua những cảm nhận tinh tế và sâu sắc. Có hy sinh và mất mát. Có hạnh phúc và khổ đau. Có khát khao dâng hiến và thất vọng chìm sâu.

Nhưng vào thơ, tất cả hiện ra nhẹ nhõm và tinh khiết. Chỉ lắng lại rất dày trong người đọc sự trân trọng và những tình cảm mến yêu trong trẻo. Phụ nữ Quảng Bình trong thơ nữ Quảng Bình gan góc can trường, chịu thương, chịu khó và mênh mông yêu thương.

Trương Thu Hiền  

Bãi Biển Mỹ Khê Đà Nẵng Với Nét Đẹp Hoang Sơ Thơ Mộng

Bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng đã trở thành một trong những “dấu ấn riêng” cho thành phố biển Đà Nẵng. Với vẻ hoang sơ và quyến rũ, Mỹ Khê đã trở thành một điểm đến gây “sốt” cho khách du lịch Đà Nẵng trong suốt thời gian qua. Và cho đến nay, “cơn sốt” đó vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đôi nét về biển Mỹ Khê Đà Nẵng.

Biển Mỹ Khê ở đâu ?

Vị trí của bãi biển Mỹ Khê

Bãi biển Mỹ Khê có vị trí cực kì thuận lợi chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Đông. Vì vậy du khách có thể di chuyển dễ dàng đến Mỹ Khê bằng nhiều phương tiện khác nhau. Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài chừng 900m là bãi biển luôn luôn nhộn nhịp và rất quen thuộc với mọi người dân thành phố cũng như du khách quốc tế. Bãi biển Mỹ Khê thuận tiện về giao thông và bãi biển mở miễn phí cho tất cả du khách.

Bãi biển Mỹ Khê là một trong những bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh. Với các bãi tắm đẹp, cát trắng, dài và rộng, những hàng dừa xanh, thảm cỏ, cùng không gian thoáng đãng trông ra núi non, mây trời, biển xanh chan hòa nắng gió… rất lý tưởng cho kỳ nghỉ. Bãi biển Mỹ Khê nổi tiếng với cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa hòa lẫn với nước ấm quanh năm tạo nên khung cảnh đẹp tuyệt vời.

Nên đến đây vào mùa nào

Khách du lịch có thể đến đây quanh năm, nhưng thích hợp nhất là vào mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Ngoài ra vị trí bờ biển không sâu, khách sẽ có cảm giác an toàn khi vừa bơi lội vừa thư thái ngắm ngọn Ngũ Hành Sơn hùng vĩ và đảo Cù Lao Chàm ở phía xa.

Với độ mặn ở mức 60% và không bị ô nhiễm, nước được đánh giá có độ an toàn cao. Nơi đây có nhiều san hô, và nguồn động thực vật ven bờ và dưới bờ biển phong phú. Đặc biệt, còn có các loại rong tảo quí như: rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao.

Nét đặc trưng của biển Mỹ Khê Đà Nẵng

Hoàng hôn trên biển Mỹ Khê

Khi hoàng hôn buông xuống. Mỹ Khê khoác lên mình một tấm áo mới mang màu sắc trầm lặng và tĩnh mịch. Không gian của thời khắc giao hòa giữa ngày và đêm dường như cô đặc lại. Và vô tình khiến cho lòng người lữ khách có cảm giác bị chùng xuống bất chợt. Trên bãi biển còn có lực lượng cứu hộ túc trực ngày đêm. Sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có người bị nạn.

Vị trí của bãi tắm

Nút giao giữa đường Phạm Văn Đồng và đường Võ Nguyên Giáp. Là bãi tắm công viên Biển Đông, vừa phục vụ tắm biển ban ngày. Vừa có thể phục vụ tắm biển ban đêm. Đây cũng là một trong những bãi tắm đêm đầu tiên ở Việt Nam. Có hệ thống chiếu sáng hiện đại và được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn cho du khách.

Rẽ trái khoảng 300m là các bãi tắm được nối liền với công viên Biển Đông. Nó còn là bãi tắm chính của bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng. Nơi đây có bờ cát rộng thoáng, biển thoải và ít sóng cuốn. Tất hợp với các gia đình, trẻ nhỏ, người già.

Rẽ phải khoảng 500m là Bãi tắm T20-T18. Gắn với lịch sử hình thành của khu điều dưỡng quân đội T20-T18. Khu này có bờ cát ngắn, biển sâu và thường có sóng lớn. Thích hợp với các môn thể thao biển cảm giác mạnh.

Cơ sở hạ tầng

Lợi thế của bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng còn thể hiện ở sự chỉnh chu về cơ sở hạ tầng. Có đội cứu hộ, và các hoạt động kinh doanh. Hay các dịch vụ cho thuê phao, ghế ngồi, tắm nước ngọt, nhà vệ sinh… Thì đều có giá niêm yết công khai. Cộng với thái độ lịch sự, con người thân thiện. Đã tạo niềm tin cho du khách gần xa.

Chúng ta đã quen với hình ảnh rác ở bãi biển. Nhưng đối với bãi tắm Mỹ Khê Đà Nẵng lại là chuyện khác. Dù là cuối tuần hay vào dịp lễ có đông du khách đến tắm biển. Thì vẫn luôn sạch sẽ. Bởi quy định ở đây là không được phép bán đồ ăn, xả rác trên bãi biển. Có nhân viên dọn vệ sinh mỗi ngày và bố trí nhiều thùng đựng rác.

Sân chơi của các môn thể thao

Bên cạnh đó, các sân chơi thiếu nhi. Sân chơi thể thao ở bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng. Cũng được đầu tư đồng bộ. Như có lưới cầu môn cho bóng đá, lưới cho sân bóng chuyền, các dụng cụ tập thể dục… Đều phục vụ miễn phí. Cùng các hoạt động vui chơi trên biển như môtô nước, canô kéo dù bay, phao chuối… hấp dẫn du khách.

Đặc biệt, vào mùa hè du khách đến bãi biển Mỹ Khê còn được chứng kiến những cuộc thi ngang tài ngang sức. Màn trình diễn sôi nổi của các vận động viên như bơi lội, bóng nước, rowing ven biển, lướt ván diều… Hay tham gia thử sức với chèo thuyền kayak “vượt sóng Mỹ Khê”. Cổ vũ cho ngư dân thi ngoáy thúng, gánh cá, đan lưới, kéo co… Thưởng thức chương trình “đêm Mỹ Khê” diễn ra vào tối ngày rằm hàng tháng. Với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc…

Cập nhật thông tin chi tiết về Lung Linh Bãi Biển Nhật Lệ (Quảng Bình) trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!