Xu Hướng 6/2023 # Lâu Đài Dưới Đáy Biển # Top 6 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Lâu Đài Dưới Đáy Biển # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Lâu Đài Dưới Đáy Biển được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

💙Assista a mais videos💙 Watch More Videos in Vietnamese 💙

► Ba Chú Heo Con – Three Little Pigs :

► Chó Sói và Bảy Chú Dê Con – Wolf And The Seven Kids :

► Cô bé lọ lem – Cinderella :

► Hansel và Gretel – Hansel And Gretel :

► Cô bé quàng khăn đỏ – Little Red Riding Hood :

► hoàng tử êch – The Frog Prince :

► Thumbelina :

► Người đẹp và qui vật – Beauty and the Beast :

► Rapunzel :

► Nàng Tiên Cá Nhỏ – The Little Mermaid :

► Đồ bỏ xó – Rumpelstiltskin :

► Công chúa ngủ trong rừng – Sleeping Beauty :

► Peter Pan :

► Aladdin và cây đèn thần – Aladdin and The Magic Lamp :

► 12 Nàng Công chúa thích Khiêu vũ – 12 Dancing Princesses :

► Câu chuyện về động vật – Animals Stories :

► Vịt con xấu xí – The Ugly Duckling :

► Sự tích mặt trời và mặt trăng – Sun and Moon :

► Thiên Nga Hoang – The Wild Swan :

► Alibaba và 40 tên cướp – Alibaba and 40 Thieves : #vietnamFairyTales

Parental guidance: Some material of this video may not be suitable for children’s Below 13 year’s of age.

Disclaimer ► The Vietnamese Fairy Tales Channel and all of its videos are not “directed to children” within the meaning of Title 16 C.F.R. § 312.2 of CHILDREN’S ONLINE PRIVACY PROTECTION ACT (USA) are not intended for children under 13 years of age. Vietnamese Fairy Tales CHANNEL and its owner(s), agents, representatives, and employees do not collect any information from children under 13 years of age and expressly deny permission to any third party seeking to collect information from children under 13 years of age on behalf of Vietnamese Fairy Tales CHANNEL. Further, Vietnamese Fairy Tales CHANNEL denies any and all liability or responsibility for the practices and policies of YouTube and its agents and subsidiaries, or any other affiliated third party, regarding data collection.

Nguồn: https://mjwein.net

Cách Học Nhanh Và Lâu Quên Bài

7 kĩ năng đơn giản giúp bạn học bài nhanh thuộc, nhớ lâu

Rất nhiều bạn cứ than thở rằng “sao mình học mãi vẫn không thuộc bài” và đôi khi vào phòng thi hồi hộp quá nên “chẳng nhớ gì”.

Để học tập đạt kết quả cao, bên cạnh trí thông minh, sự chăm chỉ, chịu khó thì những kỹ năng cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Mỗi một môn học yêu cầu những kỹ năng khác nhau, nhưng đối với tất cả các môn học, đặc biệt là những môn học xã hội điển hình như văn, sử, địa,… thì kỹ năng để học bài sao cho nhanh thuộc mà nhớ lâu đóng một vai trò quan trọng.

1. Hiểu rõ nội dung vấn đề bạn cần học thuộc

Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết giúp bạn thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn thuộc bài cũng chỉ như “học vẹt” mà thôi, suốt ngày cứ ê a “rắn là một loại bò, sát không chân” thì không những không đạt hiệu quả mà còn mất thời gian. Chính vì vậy, khi ở trên lớp, hãy cố gắng tiếp thu kiến thức được thầy cô truyền đạt, nắm rõ, hiểu đúng bản chất, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận. Làm như thế là bạn đã tiết kiệm được 50% thời gian học thuộc bài rồi đấy.

2. Trước khi học, hãy đọc một lượt nội dung từ trên xuống dưới, gạch dưới những từ, những ý quan trọng, có thể soạn lại bài và trình bày theo sở thích của bạn sao cho dễ học, dễ nhớ

Nắm được nội dung bài học một cách toàn diện và khái quát như thế sẽ giúp bạn học bài nhanh thuộc hơn rất nhiều vì trong đầu bạn đã hình dung ra được kết cấu, những kiến thức trọng tâm cần nắm.

3. Chia nội dung bài học thành những mục nhỏ

Có một điều chắc chắn rằng việc bạn phân bài học thành những mục nhỏ tương ứng với nội dung cụ thể sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và tập trung được nhiều thời gian cho những phần khó thuộc, khó nhớ. Đây chính là phương pháp “chia nhỏ mục tiêu”, bạn sẽ thấy sau khi học thuộc được 1 mục, 1 ý bạn sẽ có thêm động lực, sự hào hứng để học tiếp những phần khác.

4. Vừa học vừa liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức

Đặc biệt là những sự kiện, ngày tháng năm trong các môn lịch sử hay những đặc trưng cơ bản của các vùng địa lý. Bạn có thể liên tưởng các sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà bản thân bạn đã thuộc nằm lòng, hay nhớ về những chuyến du lịch, những ấn tượng mạnh mẽ của bạn về một vùng đất nào đó, nếu bạn ở Huế thì những đặc điểm về khí hậu, kinh tế, con người của vùng Bắc Trung Bộ là quá đơn giản với bạn rồi phải không nào, thêm vào đó những liên hệ thực tế còn cho bạn những ví dụ minh họa sinh động và sắc nét trong quá trình vận dụng làm bài nữa đấy.

5. Kết hợp vừa học vừa ghi

6. Tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học sau khi học xong

Một khi đã thuộc bài bạn sẽ nhớ được rất rõ những đặc điểm về thứ tự cách sắp xếp các ý, thậm chí cả dấu chấm, dấu phẩy, ngắt câu nữa đấy. Chính vì vậy, việc bạn tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học chỉ lấy đi của bạn vài phút nhưng lại giúp bạnnhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn, đây chính là cứu cánh rất hữu hiệu trong những trường hợp do bạn quá hồi hộp khi làm bài thi, bài kiểm tra mà quên mất đi những gì đã học. Một khi đã nhớ ra được hình ảnh bài học trong tưởng tượng ấybạn sẽ lần lượt nhớ lại từng câu từng chữ trong bài rất hiệu quả.

7. Không gian học đóng vai trò rất quan trọng

Đối với những môn học bài, một không gian học tập trung, không có người ra vào, yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ đóng một vai trò rất quan trọng. Để học bài nhanh thuộc bạn cần có sự tập trung cao độ, vừa nắm nội dung chính toàn bài, vừa nhẩm bài, vừa ghi chép, vừa khắc sâu những kiến thức quan trọng, nếu không gian học quá ồn ào, người ra vào liên tục, thiếu ánh sáng bạn sẽ mất tập trung và học mãi…nhưng chẳng thuộc chữ nào.

Mẹo học nhanh nhớ lâu những môn học thuộc

Đối với học sinh cuối cấp, việc học thuộc lòng càng khó khăn hơn vì họ gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian. Vậy có cách nào mau chóng thuộc bài mà không khiến ta nhàm chán?

Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học.

Phòng học, bàn học yên tĩnh:

Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ.

Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h – 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn.

Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng “ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu” mà thôi!

Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn. Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao. Hiệu quả lắm đấy!

Không nên quan trọng độ dài nội dung

Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông…

Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt.

Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan

Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng.

* Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.

* Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu.

* Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được.

* Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…)

* Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần.

Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau:

* Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi.

* Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian.

* Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.

* Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách.

* Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.

Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được.

Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn.

Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết!

Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ!

Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” thì nguy!

Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!

5 bí quyết giúp bạn học bài nhớ lâu

Ăn uống đủ chất giúp bạn học bài nhớ lâu

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự hoạt động của não bộ, bộ não chỉ có thể hoạt động tốt, hiệu quả khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, chính vì vậy để có thể học bài nhớ lâu, bạn cần cung cấp cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, đặc biệt cần bổ sung thêm những thực phẩm giúp bộ não làm việc hiệu quả hơn như cá, trứng, hàu, ngũ cốc, các loại quả mọng, rau lá xanh, thực phẩm chứa nhiều omega 3 (cá hồi, các loại hạt, súp lơ trắng, quả óc chó, bắp cải, đậu phụ,…).

Ăn uống đủ chất giúp bạn học bài nhớ lâu, an uong du chat giup ban hoc bai nho lau

Ngủ đủ giấc là điều cần thiết Tập hít thở sâu giúp bạn học bài nhớ lâu Không suy nghĩ lo lắng quá nhiều để học bài nhớ lâu hơn

Có Một Tượng Đài Mẹ Suốt Bằng Thơ

(QBĐT) – Tượng đài mẹ Suốt bằng đá cạnh bờ sông Nhật Lệ (gần chợ Đồng Hới) nhiều người đã thấy, nhưng để tạo nên một tượng đài bằng thơ về mẹ trong lòng người đọc thì hầu hết mới biết qua bài thơ “Mẹ Suốt” của nhà thơ Tố Hữu, trong khi đó thơ ca ngợi mẹ từ trước đến nay khá nhiều bài. Từ từng góc độ khác nhau, mỗi nhà thơ có cách nghĩ riêng của mình, góp một “viên gạch thơ” xây tượng đài mẹ Suốt.

Nhà thơ Trúc Chi cho ta tận mắt chứng kiến ngôi nhà của mẹ ở thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh ngày nào:

Nắng vào ấm cát trong sân mùa hè Ngõ ngoài cài mấy thân tre Vài cành hoa biển vàng hoe góc rào Một chum nước ngọt trong veo Đường ra giếng nhỏ còn leo bậc ghềnh

Đó là tổ ấm gia đình mẹ, nhờ cách mạng mà có, còn tuổi thơ và tuổi xuân thì như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Lớn lên ở bốn cửa người/Mười hai năm lẻ, một thời xuân qua.” Có nghĩa là hơn 12 năm làm con ở, làm thuê cho nhà giàu, đến khi lấy chồng thì “Tám lần đẻ, mấy lần sa”, khổ hết chỗ nói! Thế nhưng, mẹ vẫn sống lạc quan sau mỗi lần làm xong nhiệm vụ đưa đò, trở về với ngôi nhà thân yêu của mình:

Mẹ về sau những chuyến đò Hiên nhà rộn rịp đường tơ giăng hàng

Tượng đài mẹ Suốt bên sông Nhật Lệ. Ảnh: Đ.V

Nhà thơ Nguyễn Đình Hồng ca ngợi mẹ là “Bà mẹ Hải quân”, coi mẹ như là một chiến sỹ Hải quân thực thụ. Hình ảnh con đò của mẹ hiện lên trong thơ ông thật sống động:

Tuổi sáu mươi tâm hồn lan sóng biếc Đồng Hới-Bảo Ninh đôi bờ thân thiết Chiếc đò con của mẹ bắc cầu sang Đò hướng theo từng nhịp pháo phòng không Trăm con sóng nâng đò lên phía trước Lòng khoang con chở đạn nhỏ, đạn to Lao qua lửa và bom tung cột nước

Nhà thơ Trần Nhật Thu, người con rể của đất Bảo Ninh còn cho người đọc biết cụ thể:

Bến đò này ngày xưa không có tên Chỉ động cát rừng dương che mắt giặc Khách qua sông nay gọi thầm tên mẹ Lái con đò dưới tầm đạn bom Mẹ đưa xã viên đi làm nương Đưa bộ đội vào tiền phương

(Bến đò mẹ Suốt-Trần Nhật Thu)

Trong bài thơ “Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam”, nhà thơ Huy Cận cũng đã dành cho mẹ câu thơ đầy kiêu hãnh:

Chèo mẹ Suốt vang sông, chị Khíu giành lại biển Gái Quảng Bình phí khách đọ Trường Sơn

Nhà thơ Lê Đức Thọ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đã có thơ về mẹ như sau:

Trời khuya bến nước mênh mông Đạn bom trút xuống, dòng sông căm thù Vững chèo lướt sóng tới bờ Mẹ đưa con đến kịp giờ xuất quân Giữa làn bom đạn, xông pha Thương con, thương nước thiết tha cháy lòng

Con đò và mái chèo vừa là phương tiện hoạt động của mẹ vừa là hình ảnh biểu trưng cho phí phách anh hùng của mẹ. Chả thế mà nhà thơ Chế Lan Viên hạ bút viết:

Đêm thắng giặc, Bảo Ninh mẹ Suốt ngâm Kiều Mẹ đâu dám quên cái thuở khổ nghèo Nhật Lệ sông dài đò mẹ lại qua Một mái chèo trong lửa đạn xông pha

(Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ)

Nhà thơ Xuân Hoàng còn mở rộng liên tưởng ra thế giới:

Cả thế giới biết con đò mẹ Suốt Một con đò soi bóng vạn dòng sông

(Mẹ Suốt, mùa xuân và bó hoa của Bác)

Nhà thơ Cẩm Lai cảm nhận về tình cảm của mẹ đối với bộ đội: ” Tất cả các con đều là con mẹ/Tình mẹ bao la trời biển một màu ” (Mẹ Bảo Ninh).

Yêu quý bộ đội quên mình chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là thể hiện lòng yêu nước! Mẹ Suốt xuất phát từ tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương mà có những việc làm đầy ý nghĩa; có sức lan tỏa lớn đến mọi người. Vì thế mà khi mẹ bị bom Mỹ sát hại, ai cũng thương xót mẹ. Trong bài thơ “Mẹ vẫn đưa đò”, nhà thơ Văn Lợi khẳng định:

Mẹ không còn đưa đón khách sang Người qua bến thương mái chèo quen thuộc Mẹ mãi sống trong lòng đất nước Giữa dòng xanh lịch sử Việt Nam

Có nhiều bài thơ nữa ca ngợi mẹ, song tôi muốn dừng lại phân tích bài thơ “Mẹ Suốt” của Tố Hữu để thấy rõ toàn vẹn bức chân dung mẹ. Cái tài của Tố Hữu là biết xích lại gần mẹ, kéo mẹ lại gần phía mình và người đọc, nghe mẹ kể về cuộc đời thăng trầm của mẹ trên mảnh đất Bảo Ninh (Quảng Bình):

Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình Mẹ rằng: quê mẹ, Bảo Ninh Mênh mông sóng biển lênh đênh mạn thuyền

Tố Hữu lấy quê hương làm nền để xây tượng đài mẹ. Hình ảnh “nắng trưa, chang chang cồn cát” và “mênh mông sóng biển lênh đênh mạn thuyền” rất ấn tượng. Từ trên cái nền quê hương ấy tác giả cho hiện lên một mẹ Suốt ngày còn bé trong bóng đêm nô lệ thật tội nghiệp:

Sớm chiều, nước xuống triều lên Cực thân từ thuở mới lên chín, mười Mười hai năm lẻ một thời xuân qua

Thân phận làm vợ, làm mẹ cũng thật là gian truân:

Lấy chồng, cũng khổ con ra Tám lần đẻ, mấy lần sa tội tình! Nghĩ mà thương mẹ cha sinh Thương chồng con lại thương mình xót xa…

Chính từ nỗi khổ cực ấy mà mẹ ý thức sâu sắc quyền được làm người, được sống trong một chế độ xã hội tự do, hạnh phúc:

Đi khơi đi lộng thuyền ra thuyền vào Bây chừ biển rộng trời cao Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân!

Mẹ không chịu thua chồng trong việc tham gia chống Mỹ cứu nước:

Ông nhà theo bạn “xuất quân” Tui nay cũng được vô chân “sẵn sàng” Một tay lái chiếc đò ngang Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày

Lấy tinh thần thằng Pháp để đánh Mỹ, Mẹ bất chấp tuổi tác, không sợ gì sóng gió, đạn bom giặc:

Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!

Tố Hữu để mẹ hiện lên trong thơ mình thật đẹp và kỳ vĩ:

Ngẫng đầu, mái tóc mẹ rung Gió lay như sóng biển tung trắng bờ

Vừa chiêm ngưỡng mẹ, nhà thơ vừa đối thoại với mẹ như một nhà báo phỏng vấn bằng thơ và mẹ cũng trả lời bằng thơ với nhà thơ trong vai nhà báo.

Mẹ rằng: cứu nước mình chờ chi ai Chẳng bằng con gái con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò… – Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo? Mẹ rằng: Nói cứng phải xiêu Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông! Nghe ra ông cũng vui lòng Tui đi còn chạy ra sông dặn dò: “Coi chừng sóng lớn gió to Màn xanh đây mụ đắp cho kín mình!”

Người đọc nghe hai người đối đáp với nhau thật thú vị. Từng câu hỏi và câu trả lời đều sử dụng phương ngữ Quảng Bình: Tui, chi, rứa, cớ răng, nờ… làm rõ hơn đặc điểm vùng quê và tính cách của mẹ.

Cái kết của bài thơ đã mang đến cho người đọc sự ngất ngây khoái cảm:

Vui sao câu chuyện ân tình

Nắng trưa cồn cát Quảng Bình cũng say …

Nghệ sỹ Châu Loan với chất giọng đặc biệt, đã ngâm bài thơ này, phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, khiến ai nghe cũng thích! Mẹ Suốt cứ thế đi vào lòng người với niềm yêu kính. Nhân dân đã tạc tượng mẹ trong lòng mình nhờ hình tượng mẹ trong thơ của các nhà thơ!

Phương Pháp Đọc Sách Dành Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi

Đọc sách là một thói quen mà cha mẹ nên tạo lập và khuyến khích con trước khi bé được 1 tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đọc sách là cách tốt nhất để giúp con phát triển tư duy học hỏi một cách toàn diện nhất ( hơn cả đồ chơi trí tuệ hoặc TV).

Việc cha mẹ đọc sách cho con cũng là cách tuyệt vời để con phát triển ngôn ngữ đặc biệt luyện tập phát âm, bổ sung vốn từ, tạo thành nhịp điệu câu. Nghiên cứu mới nhất của ĐH Brown School of Medicine ở Providence, Rhode Island, cũng chỉ ra rằng trẻ từ 18 đến 25 tháng tuổi có cha mẹ thường xuyên đọc sách có khả năng nói và hiểu được nhiều từ hơn đến 50% so với những đứa trẻ không có thói quen này. Tiếp xúc càng sớm với sách và việc đọc bao nhiêu thì càng có lợi cho trí não của con bấy nhiêu.

Trẻ từ 7-12 tháng

Khi con được nửa năm, trẻ có thể bắt đầu nắm bắt được một số một số từ vựng cơ bản. Đọc sách lúc này là cách tốt nhất để con tiếp xúc thêm với những từ mới, luyện cách phát âm các từ này, hiểu được nghĩa của những từ này trong các hoàn cảnh cụ thể.

Làm thế nào để khuyến khích con đọc sách

Có rất nhiều cách thú vị để giúp con hứng thú với đọc sách hơn mà không cần phải dùng đến 1 cuốn sách nào.

Dùng sách để kể chuyện

Thay vì đọc sách theo cách truyền thống ( đọc rất các từ trong sách), cha mẹ có thể vận dụng trí tưởng tượng cùng khả năng kể chuyện của mình để cùng con thưởng thức một câu chuyện hấp dẫn dựa trên những hình vẽ sinh động trong sách.

Tạo thói quen đọc sách

Kể chuyện trước giờ đi ngủ là một trong những thói quen hay ho mà được nhiều cha mẹ áp dụng để giúp con làm quen với việc đọc sách hàng ngày. Bố mẹ có thể thiết lập các nghi thức mới như đọc sách ngày chủ nhật hoặc lúc con ngồi bô. Càng duy trì các thói quen này bao lâu thì trẻ càng có khả năng học hỏi nhiều hơn bấy nhiêu.

Chọn sách phù hợp với lứa tuổi

Bé thích những cuốn sách màu sắc rực rỡ,dễ cầm, lật trang. Những câu chuyện quá dài dòng hay nhiều chữ như Harry potter chắc chắn là không phù hợp với con bạn ở tuổi này. Lưu ý chọn những sách chất liệu dày dặn để tránh việc bé làm hỏng chúng từ ngay lần đầu tiên.

Lặp đi lặp lại 1 câu chuyện

Mặc dù mẹ có thể đã thuộc lòng câu chuyện về chú khủng long ăn hoa quả trong sách nhưng đối với con, đọc đi đọc lại một câu chuyện sẽ làm bé hứng thú hơn là chuyển sang câu chuyện mới.

Mẹ sẽ nhanh chóng nhận ra con đã thuộc lòng đoạn văn yêu thích và sử dụng chúng trong chính các câu nói của mình.

Trẻ đặc biệt yêu thích những tình tiết cao trào gay cấn như bất kỳ người lớn nào. Hãy làm cho con hứng thú bằng cách giả giọng con sói già gian ác, hoặc những con lợn con đáng yêu với âm điệu đặc biệt hơn bình thường. Thậm chí là khuyến khích con đóng vai nhân vật trong truyện.

Chọn sách theo sở thích của con

Bắt đầu với cuốn sách nói về những hoạt động con yêu thích như đi vườn thú, bơi lội, hay chơi đuổi bắt. Kết hợp cùng với đó là những video và chương trình TV dành cho trẻ em để con có thể có cơ hội tiếp xúc với nhiều trải nghiệm khác nhau.

Đi tới thư viện

Đưa một đứa trẻ tới thư viện không phải là ý kiến tồi bởi con sẽ có cơ hội được khám phá một môi trường mới nơi có vô vàn những cuốn sách minh họa tuyệt đẹp mà mẹ còn chưa biết đến.

Trải nghiệm mới với sách audio

Nếu bố mẹ không có tài kể chuyện hoặc một giọng đọc truyền cảm thì có thể tìm đến những cuốn sách audio. Những cuốn sách dạng này thường gây hứng thú cho con nhiều hơn bởi tính sinh động của âm thanh và nhạc.

Nhiều bố mẹ có thể sang tạo cách đọc sách mới cho con bằng cách ghi lại các câu chuyện bằng chính giọng đọc của mình và bật cho con nghe thay vì đọc sách theo cách thông thường.

Đừng coi sách như một phần thưởng

Cha mẹ không nên dùng sách như một phần thưởng hay công cụ để thay đổi hành vi của bé. Bởi một khi được gắn với việc thưởng phạt, đây sẽ không còn là một trải nghiệm tích cực đối với con nữa. Hãy cố gắng đưa việc đọc sách hàng ngày trở thành thói quen một cách thật tự nhiên.

Phương pháp cho bé hiếu động

Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc ngồi yên tại chỗ và đọc một cuốn sách từ đầu đến cuối thì mẹ nên áp dụng một vài phương pháp sau để có thể lôi kéo được bé vào hoạt động này.

Coi việc kể chuyện như một thói quen hàng ngày

Kể cả khi bạn đang trong bữa ăn hay trong lúc ra ngoài chơi hãy dùng những câu chuyện mà mẹ đọc được trong sách của con để nói lại cho con. Dùng các cuốn sách có những bức tranh rõ ràng và sặc sỡ để xem cùng bé hàng ngày, mỗi ngày có thể thay bằng một câu chuyện khác nhau hoặc khuyến khích con tự kể chuyện theo cách của mình.

Nói chuyện với con

Nói chuyện không chỉ là cách để con phát triển khả năng ngôn ngữ và gia tăng vốn từ vựng mà mẹ có thể tận dụng nó để kích thích trí tò mò và tạo thành thói quen đọc sách cho con.

Đơn giản đừng ngại dùng những cụm từ phức tạp khuyến khích các câu hỏi ” vì sao” về thế giới để từ đó dẫn dắt con đến việc đọc sách để tự giải đáp thắc mắc cho mình.

Muốn con yêu sách mẹ phải làm được điều đó trước

Trẻ con trưởng thành bằng cách bắt chước hành động cử chỉ của người lớn. Một khi bé nhận thấy rằng bố mẹ rất coi trọng sách và việc đọc sách cũng như luôn dành thời gian cho việc này. Tự nhiên việc con bắt đầu yêu thích công việc này cũng là điều đương nhiên.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lâu Đài Dưới Đáy Biển trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!