Xu Hướng 3/2023 # Làm Sáng Tỏ Nhận Định “Vào Thơ Hay, Dù Là Điệu Kiên Cường Hay Làn Êm Ái Đều Là Vào Thế Giới Của Cái Đẹp” # Top 7 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Làm Sáng Tỏ Nhận Định “Vào Thơ Hay, Dù Là Điệu Kiên Cường Hay Làn Êm Ái Đều Là Vào Thế Giới Của Cái Đẹp” # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Làm Sáng Tỏ Nhận Định “Vào Thơ Hay, Dù Là Điệu Kiên Cường Hay Làn Êm Ái Đều Là Vào Thế Giới Của Cái Đẹp” được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong cuốn Đến với thơ hay, Lê Chí Viễn cho rằng: ” Vào thơ hay, dù là điệu kiên cường hay làn êm ái đều là vào thế giới của cái đẹp”

Suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên. Hãy làm sáng tỏ “thế giới của cái đẹp” trong tác phẩm ” Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.

* Giải thích nhận định:

– Thơ hay: hiểu chung là chỉnh thể thẩm mĩ, có khả năng khơi gợi ở người đọc những rung động thẩm mĩ, góp phần hoàn thiện con người, nâng con người lên…

– Điệu kiên cường hay làn êm ái: nội dung muôn màu muôn vẻ, phong phú vô cùng của thơ ca, “kiên cường”: thơ nói chí, tỏ lòng, trào phúng hay “làn êm ái”: thơ trữ tình, thơ lãng mạn.

– Thế giới của cái đẹp: “cái đẹp” là một phạm trù thẩm mĩ thể hiện ở nhiều phương diện: vẻ đẹp của tâm hồn, tấm lòng, tài năng người nghệ sĩ, cái đẹp toát lên từ nội dung và hình thức của thơ, cái đẹp khơi gợi những rung động thẩm mĩ, bồi đắp tâm hồn con người.

⇒ Cả nhận định: Nói về giá trị thẩm mĩ của thơ ca.

* Bàn luận

Ý kiến đúng đắn vì:

– Đối tượng của văn học nói chung, thơ ca nói riêng là đối tượng thẩm mĩ, được khám phá ở chiều sâu thẩm mĩ (mỗi hiện tượng của đời sống bước vào thơ đều được nhìn, được miêu tả dưới góc độ thẩm mĩ – VD: con đường đi vào thơ Xuân Diệu “nhỏ nhỏ xiêu xiêu” của một chiều thu…)

– Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc thăng hoa mãnh liệt, được ý thức nhưng đó cũng là những tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ giàu chất nhân văn (niềm vui, nỗi buồn, khát khao, phẫn nộ …đều phải mang tính thẩm mĩ. VD: nỗi căm giận của con hổ trong vườn bách thú trong thơ Thế Lữ, nỗi buồn khi đứng trước cảnh sông nước trong thơ Huy Cận …)

– Thơ hay thực hiện được mục đích thiên chức của người nghệ sĩ là hướng con người tới chân, thiện, mĩ; nâng con người lên, làm cho lòng người phong phú thanh sạch hơn, khiến con người sống đẹp hơn, nhân văn hơn.

– Tiếp nhận văn học, trong đó có việc tiếp nhận thơ và thơ hay thực chất là tiếp nhận thẩm mĩ, lấy cái trong trẻo, tinh tế và tri âm mà cảm nhận, không bao giờ chấp nhận cái vụ lợi tầm thường, lấy hồn ta để hiểu hồn người.

* Chứng minh:

Cần làm rõ bài thơ “Đọc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du là “thế giới của cái đẹp”:

– Cái đẹp của cảnh vật, con người được miêu tả.

– Cái đẹp của tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ

– Cái đẹp trong cấu tứ, cách cảm, cách nói, cách dùng từ ngữ…

– Cái đẹp ở khả năng gợi lên những rung cảm thẩm mĩ, khơi luyện những tình cảm thẩm mĩ trong lòng người đọc.

– Dẫn chứng mở rộng: Những tác phẩm khác của Nguyễn Du và tác phẩm của những nhà thơ khác như Hồ Xuân Hương, Đặng Trần Côn, Nguyễn Đình Chiểu …

* Đánh giá:

– Thơ ca là thế giới của cái đẹp, đó chính là đặc trưng thẩm mĩ của thơ ca, cũng là nội dung mục đích của văn học nói chung: văn học cần hướng đến khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp con người cuộc sống, nhà thơ, nhà văn cũng cần viết về những điều tốt đẹp để khơi gợi tình yêu, lòng lạc quan cho người đọc.

– Không phải thơ ca lúc nào cũng miêu tả cái đẹp. Thơ ca có quyền miêu tả những cái xấu xa, độc ác, để sự thật cuộc đời được chân thực hơn.

– Nhà thơ phải là người sống sâu sắc, tinh tế để cảm xúc thăng hoa trên trang thơ, người đọc cũng cần rung động và hiểu đời, hiểu người để cảm nhận hết được thế giới cái đẹp mà nhà thơ miêu tả và muốn hướng tới.

“Thơ đưa con người đến với cái đẹp. Cái đẹp của muôn loài và vạn vật, cái đẹp của cuộc sống con người. Đến với cái đẹp của lòng đồng cảm và vị tha, của những phẩm chất nhân văn là đáng quý. Cái đẹp đó dù với cảm xúc mãnh liệt hay nhẹ nhàng, êm đềm cũng đều để lại cho người đọc những trăn trở, suy nghĩ và bâng khuâng. Bàn về thơ hay, trong “đến với thơ hay” Lê Chí Viễn đã cho rằng ” Vào thơ hay, dù là điệu kiên cường hay làn êm ái đều là vào thế giới của cái đẹp” “cái đẹp” đó đã được thể hiện sâu sắc qua bài thơ ” Đọc tiểu thanh kí” của Nguyễn Du.

Ý kiến của Lê Chí Viễn đã để lại cho người đọc nhiều băn khoăn và trăn trở, suy nghĩ. “Thơ” là những sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tình cảm, cảm xúc mãnh liệt thông qua ngôn từ cô đọng, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Một bài ” thơ hay” là một bài thơ phải sử dụng ngôn ngữ tinh vi và đặc sắc, hình ảnh gợi cảm, hàm xúc và đa nghĩa; một bài thơ xuất phát từ chính tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ, là bài thơ đã kiến người đọc đồng cảm với chính tác giả, thấu hiểu triết lý, hiện thực cả một tầng lớp, một giai đoạn dân tộc.

Hay nói cách khác một bài “thơ hay” là bài thơ phải kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp đăc sắc nghệ thuật. “điệu kiên cường” và “làn êm ái” là những dọng điệu, tình cảm và cảm súc của tác giả gửi gắm trong bài thơ, một bài thơ hay, là chiếc cầu nối đồng điệu giữa tâm hồn độc giả với tiếng nói trái tim của người nghệ sĩ. Để rồi, qua đó, người đọc bước vào “thế giới của cái đẹp”, cái đẹp về tư tưởng, tình cảm, cái đẹp về nội dung và hình thức nghệ thuật được tác giả gửi gắm qua bài thơ. Có thể thấy, ý kiến của Lê Chí Viễn đã xuất phát từ đặc trưng và giá trị thẩm mĩ của thơ ca, tác động sâu sắc vào suy nghĩ và cách nhìn nhận của độc giả khi đến với vẻ đẹp tinh tế, đặc sắc của văn chương muôn đời.

Một “bài thơ hay” là bài thơ của tiếng nói tình cảm và tâm hồn của những triết lý nhân sinh và sâu sắc. Những gì đã đi vào trong thơ đều là những trăn trở, suy nghĩ chân thành, là những ấn tượng đặc sắc về thế giới quan của tác giả. Nó phải mạnh mẽ, thăng hoa và mãnh liệt đến nỗi nếu không bộc lộ, người nghệ sĩ sẽ trăn trở và băn khoăn, day dứt. Bởi vậy thế giới của cái đẹp mà nhà thơ sáng tạo lên không đơn thuần là hiện thực cuộc sống bàng quang và vô vị, mặt khác, thế giới đó phải là hình ảnh khách quan trong thế giới chủ quan, nghĩa là phải mang những cảm xúc mãnh liệt, những chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả.

Cái đẹp đó phải khiến độc giả phải đồng điệu trong từng tâm trạng, từng nhịp đập với nhà thơ. “Thế giới của cái đẹp” trong một bài thơ hay được kết nối đến người đọc qua những “điệu kiên cường”, là tình cảm mãnh liệt, lên án và phê phán đanh thép của tác giả, qua những “làn êm ái”, là sự vị tha, đồng cảm, tri tâm, là giọng thơ khắc khoải, ưu sầu của chính tâm hồn người nghệ sĩ. Bởi vậy, một bài “thơ hay” dù xuất phát hay thể hiện bằng bất kỳ ngôn ngữ hay giọng điệu nào để hướng người đọc đến cái đẹp, để cảm nhận “thế giới của cái đẹp”, nét đẹp về nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

Nguyễn Du đã đưa người đọc đến với cái đẹp về nội dung bài thơ, cái đẹp của lòng đồng cảm và tri ân, cái đẹp của sự nhân đạo và xót xa cho bao kiếp người bạc mệnh.

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu“Cổ kim hận sự thiên nan vấn“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”. Theo chúng tôi Phong vận kì oan ngã tự cư”. Văn chương vô mệnh lụy phần dư”. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”.

Tây Hồ là hình ảnh cụ thể, một địa danh có thật, tuyệt đẹp xuất hiện trong bài nhưng nay đã hoá thành gò hoang, trống vắng và hoang tàn. Từ hình ảnh cụ thể đó nhà thơ đã liên tưởng đến sự thay đổi khắc nghiệt của cuộc đời con người. Sự thay đổi giữa cảnh đẹp nay thành gò hoang, giữa hiện tại và quá khứ, giữa vẻ đẹp chỉ còn trong hoài niệm mà nay đã biến mất rồi. Để từ đó là sự thay đổi trong cuộc đời nàng Tiểu Thanh. Từ một người con gái nhan sắc đẹp đẽ, tài năng tuyệt diệu mà nay chỉ còn là một nấm mồ. Nàng chết trong cô đơn và lẻ loi, để lại những ước mơ và thanh xuân tươi đep. Một cuộc đời, một con người tài hoa mà bạc mệnh.

“Tẫn” là sự huỷ diệt, đổi thay đến triệt để và tận cùng của thời gian. Để từ đó nêu ra sự thay đổi đến khắc nghiệt của cuộc đời. Dường như trong câu thơ, người đọc vẫn bắt gặp sự ngậm ngùi, xót xa của Nguyễn Du cho người con gái, cho một số phận bạc mệnh, đắng cay. Qua đó, tấm lòng của Nguyễn Du đã được thể hiện qua tâm thế tri ân cùng nàng. Nhà thơ nhớ người xưa trong khung cảnh “độc điến”, một mình ngắm nàng. Hình ảnh đó như kéo ngắn lại không gian và thời gian, cho hai con người sống ở hai giai đoạn khác nhau cùng đồng cảm và tri ân. Hình ảnh đó là sự xót xa, là niềm cay đắng cho kiếp tài tử phong lưu, là tìm được một người bạn cùng thuyền, cùng sẻ chia và cùng tâm sự. Cái đẹp về nhân cách của tác giả chính là biểu hiện ở chỗ đó.

Hai câu thơ đã sử dụng nghệ thuật đối, làm lớp nghĩa được xét đa chiều suy nghĩ khác nhau. Son phấn có thần nên khi đốt vẫn ngậm ngùi, xót xa; văn chương không mệnh nhưng đốt vẫn để lại cho lòng người nhiều cay đắng. “Son phấn” là vẻ đẹp về nhan sắc, ngoại hình. “văn chương” là vẻ đẹp về tài năng và trí tuệ. “Son phấn” hay “văn chương” dù khi đã đốt vẫn để lại xót xa cho hậu thế. Là vẻ đẹp về tài năng và nhan sắc tồn tại vĩnh cửu, không bao giờ bị phai mờ. Dù khi đã hoá tro tàn nhưng luôn khiến những người đời sau phải đau đớn, trăn trở và suy nghĩ. Suy nghĩ cho người phụ nữ, tài hoa mà bất hạnh, suy nghĩ cho kiếp tài tử phong lưu đầy xót xa và cay đắng. Để rồi qua đó cái đẹp mà người đọc thấy được ở Nguyễn Du là cái đẹp của lòng đồng cảm, cái đẹp của sự thấu hiểu và tri ân, cái đẹp vẫn văng vẳng trong lòng độc giả.

Nỗi hận ở đây là nỗi hận không có lời giải đáp, nỗi hận mà trời cao cũng không thể trả lời: Tại sao kiếp “Tài tử giai nhân” luôn phải chịu những cay đắng, bi kịch, không bao giờ có lối thoát? Là sự xót xa cho một kiếp người. Nỗi hận đó không ai thấu hiểu, chỉ có những con người đồng cảnh ngộ mới có thể đồng cảm và sẻ chia.. Để rồi Nguyễn Du cũng thấu hiểu cái nỗi oan lạ lùng đó. Xót thương, cay đắng cho một kiếp người nay thành xót thương cho chính mình. Một kiếp người tài năng và trí tuệ nay cuối cùng phải chôn vùi trong tấm bi kịch, để rồi kết thúc là một nấm mồ hoang sơ, lẻ loi và cô đơn theo năm tháng. Nỗi hận đó của Nguyễn Du đã đi vào lòng người đọc, đầy u oán và trách cứ, làm cho tâm hồn phải thổn thức, làm trái tim độc giả phải băn khoăn và suy nghĩ.

Tác giả đã xưng tên mình vào trong thơ, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng và cảm xúc của mình. Câu hỏi tu từ vang lên không chỉ là nỗi cay đắng xót thương cho nàng Tiểu Thanh mà còn xót thương cho chính bản thân Nguyễn Du. Tiểu Thanh còn có người đồng cảm và tri ân vậy ba trăm năm nữa, ai sẽ rơi lệ mà đồng cảm mà xót xa cho kiếp người “Cánh bèo mạn nước” như Nguyễn Du. Câu hỏi u sầu đó như ám ảnh người đọc, như trăn trở và băn khoăn.

Nguyễn Du còn dẫn độc giả đến “thế giới của cái đẹp” và nghệ thuật qua thể thơ Đường luật đặc sắc, sử dụng thành công nghệ thuật đối, nhân hoá và câu hỏi tu từ. Ngôn ngữ và giọng thơ thấm đượm buồn bã, u sầu và xót xa như gieo vào tâm trí độc giả những bâng khuâng và trăn trở.

Như vậy một bài thơ hay sẽ đưa con người vào “thế giới của cái đẹp”, của những tình cảm, cảm xúc, của vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Thế giới đó sẽ là chiếc cầu nối giữa người nghệ sĩ và người đọc. Qua đó người nghệ sĩ phải biết xây dựng lên những “thế giới cái đẹp” trong lòng người đọc, viết bằng cảm xúc chân thật nhất, còn người đọc phải biết mở rộng tâm hồn để thưởng thức cái đẹp. Có thể thấy, ý kiến của Lê Chí Viễn đã đưa người đọc đến giá trị và đặc trưng của thơ ca, đến với “thế giới cái đẹp”.

Trình Bày Cảm Nhận Về Hình Tượng Người Lính Tây Tiến Trong Bài Thơ Tây Tiến Để Làm Sáng Tỏ Những Nhận Định

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Quang Dũng là một nhà thơ chiến sĩ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu của một con người tài hoa, đa tài. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, là kết tinh của những trải nghiệm trong cuộc đấu tranh chống Pháp cùng những người đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến.

2. Thân bài

– “Dáng dấp của tráng sĩ thuở trước” là những nét đẹp lí tưởng mang tính ước lệ của văn chương trung đại.

– “Mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp” lại hướng đến những nét đẹp hiện đại của những người chiến sĩ vệ quốc quân thời kháng chiến chống Pháp.

– Trước tiên, hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt cùng tinh thần xả thân tự nguyện, tư thế ngang tàng, ngạo nghễ coi cái chết nhẹ tựa hồng mao.

+ Hình tượng người lính Tây Tiến được đặt trong không gian đầy hào hùng, cổ xưa gợi cho độc giả liên tưởng đến không gian bi hùng cổ xưa.

+ Quang Dũng đã sử dụng hàng loạt những từ ngữ Hán Việt “biên cương”, “mồ viễn sứ”, “áo bào” để làm tăng tính trang trọng.

+ Không gian chiến trường trong bài thơ Tây Tiến hiện lên là miền viễn xứ chốn biên ải, đây là nơi chiến đấu, cũng là nơi mãi mãi nằm xuống của những người lính vô danh.

+ Nói về cái mất mát, hi sinh nhưng nhờ sử dụng ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ mà sự hi sinh ấy trở nên thật thiêng liêng, cao đẹp.

– Người lính Tây Tiến còn mang trong mình vẻ đẹp của những người chiến sĩ giải phóng của thời chống Pháp, hào hùng, kiên cường nhưng rất đỗi hào hoa, lãng mạn:

+ Chiến đấu với tinh thần vệ quốc, quyết hi sinh, dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp lớn của đất nước

+ luôn lạc quan, vui vẻ thể hiện được sức sống căng tràn của những chàng trai Hà Thành lãng mạn, mộng mơ.

+ Những người lính trong tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng của những người lính vệ quốc nhưng cũng thể hiện những nét đẹp tươi trẻ, nghịch ngợm của những chàng trai đôi mươi đầy lãng mạn, mộng mơ.

3. Kết bài

Hai ý kiến nhận định về bài thơ Tây Tiến nhìn bên ngoài có vẻ đối lập nhưng hoàn toàn thống nhất vì cùng hoàn thiện cho vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, vừa kiên cường, quả cảm vừa lãng mạn hào hoa.

II. Bài tham khảo cho đề cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến

Quang Dũng là một nhà thơ chiến sĩ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu của một con người tài hoa, đa tài. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, là kết tinh của những trải nghiệm trong cuộc đấu tranh chống Pháp cùng những người đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến. Thành công nổi bật của của bài thơ là xây dựng được hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang dáng dấp của những người chiến sĩ thuở trước, vừa mang những vẻ đẹp hiện đại của những người chiến sĩ chống Pháp, kiên cường nhưng cũng rất đỗi hào hoa, phong nhã.

Đọc Tây Tiến, có ý kiến cho rằng “người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”. Hai ý kiến tưởng chừng đối lập nhưng hoàn toàn thống nhất bởi nó đều là những nét đẹp đặc trưng trong hình tượng của những người lính Tây Tiến. “Dáng dấp của tráng sĩ thuở trước” là những nét đẹp lí tưởng mang tính ước lệ của văn chương trung đại. “mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp” lại hướng đến những nét đẹp hiện đại của những người chiến sĩ vệ quốc quân thời kháng chiến chống Pháp.

Trước tiên, hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt cùng tinh thần xả thân tự nguyện, tư thế ngang tàng, ngạo nghễ coi cái chết nhẹ tựa hồng mao:

“Rải rác biên cương mồ viễn sứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Hình tượng người lính Tây Tiến được đặt trong không gian đầy hào hùng, cổ xưa gợi cho độc giả liên tưởng đến không gian bi hùng cổ xưa, nơi những chiến binh anh hùng ra đi vào cuộc trường trinh, vào nơi lam chướng nghìn trùng. Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã sử dụng hàng loạt những từ ngữ Hán Việt “biên cương”, “mồ viễn sứ”, “áo bào” để làm tăng tính trang trọng, để làm cho sự ra đi của người lính giảm bớt đau thương, thiêng liêng hóa cho sự hi sinh thầm lặng đó.

Không gian chiến trường trong bài thơ Tây Tiến hiện lên là miền viễn xứ chốn biên ải, đây là nơi chiến đấu, cũng là nơi mãi mãi nằm xuống của những người lính vô danh, họ đã dâng hiến cả cuộc đời, cả tuổi xanh cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Trong sự thiếu thốn của hoàn cảnh, manh áo không lành lặn trên người của những người lính ấy cũng chính là “áo bào”để “thay chiếu anh về đấy”. Tuy nói về cái mất mát, hi sinh đấy nhưng nhờ sử dụng ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ mà sự hi sinh ấy trở nên thật thiêng liêng, cao đẹp.

Không chỉ mang vẻ đẹp của những người chiến binh xưa mà những người lính Tây Tiến còn mang trong mình vẻ đẹp của những người chiến sĩ giải phóng của thời chống Pháp, hào hùng, kiên cường nhưng rất đỗi hào hoa, lãng mạn. Những người lính trong binh đoàn Tây Tiến chiến đấu với tinh thần vệ quốc của cuộc kháng chiến chống Pháp, quyết hi sinh, dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp lớn của đất nước:

“Người đi Tây Tiến không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi”

Sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thiếu thốn về vật chất, hiểm nguy trong chiến đấu với cái chết kề cận nhưng những người lính ấy chưa từng thoái chí, sờn lòng mà luôn lạc quan, vui vẻ thể hiện được sức sống căng tràn của những chàng trai Hà Thành lãng mạn, mộng mơ:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Cuộc sống quân ngũ gian khổ nhưng những người lính vẫn một lòng hướng về biên giới với tinh thần đấu tranh quyết liệt, mạnh mẽ với kẻ thù. Cùng với sự kiên cường, quả cảm trong chiến đấu là những phút lãng mạn, hào hoa của những chàng trai khi nhớ về bóng dáng kiều thơm. Những người lính trong tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng của những người lính vệ quốc nhưng cũng thể hiện những nét đẹp tươi trẻ, nghịch ngợm của những chàng trai đôi mươi đầy lãng mạn, mộng mơ. Cũng chính tinh thần lạc quan, yêu đời cùng những cảm xúc hào hoa, lãng mạn ấy đã mang đến doanh trại – nơi vốn trang nghiêm với những kỉ luật thép trở nên thật rực rỡ, ấn tượng với “hội đuốc hoa”.

Hình tượng những người lính Tây Tiến cũng được gắn liền với sự kiện lịch sử có thật, đó chính là cuộc hành binh của những người lính Tây Tiến, những địa danh xuất hiện trong bài thơ cũng là những địa danh có thực, ngôn ngữ thơ cũng thật bình dị như lời thì thầm tâm sự của những người lính.

Như vậy, hai ý kiến nhận định về bài thơ Tây Tiến nhìn bên ngoài có vẻ đối lập nhưng hoàn toàn thống nhất vì cùng hoàn thiện cho vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, vừa kiên cường, quả cảm vừa lãng mạn hào hoa.

Nhà Thơ Xuân Diệu Viết: “Nguyễn Khuyến Là Nhà Thơ Của Làng Cảnh Việt Nam”. Hãy Làm Sáng Tỏ Nhận Định Trên Bằng Việc Phân Tích Ba Bài Thơ Thu Của Ông

Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên ờ một vùng quê yên ả. Trừ hơn 10 năm làm quan phải sống xa quê, còn lại phần lớn cuộc đời ông gắn bó với lũy tre làng Yên Đổ quê ông. Hình ảnh làng quê ấy đã in đậm trong thơ ông với những nét hết sức tiêu biểu và điển hình khiến Nguyễn Khuyến trở thành: “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” như Xuân Diệu đã từng nhận xét. Chỉ cần qua ba bài thơ thu của ông, ta cũng thấy rõ được điều này.

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Cần trúc lơ phơ gió hất hiu

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào…”

Thế là có trời thu, cây thu, trăng thu, nước thu, lại có cả gió mùa thu nữa. Bầu trời trong thơ Nguyễn Khuyến cao vút, trong trẻo đến rợn ngợp bởi hai chữ xanh ngắt. Cây mua thu ít lá lơ phơ, gió mùa thu hắt hiu, vừa nhẹ nhàng, vừa se lạnh, trời thu xanh ngắt soi bòng xuống nền nước thu tạo thành soi biếc mờ ảo, mông lung như làn khói lam bao phủ mặt ao, hổ. Tường như thế ta đã có trọn vẹn một bức tranh thu. Thế mà nhà thơ còn đặt thêm vào đò hình ảnh một chùm “hoa năm ngoải”, thả vào đó một âm thanh đơn độc: “Một tiếng trên không ngóng nước nào”, cả không gian và thời gian càng mông lung, không xác định khiến mùa thu thêm mơ màng hơn, người đọc càng bâng khuâng hơn. Bài Thu điếu (câu cá mùa thu) cũng là một bức tranh quê rất có hồn. Bao trùm lên toàn bộ bức tranh ấy là một bầu không khí tĩnh lặng, yên ắng, một không gian làng quê nên thơ mà lặng lẽ, đượm buồn. Trong thế giới “ao thu” ấy, cái gì cũng nhỏ bé, nhẹ nhàng. Từ “một chiếc thuyên câu bé tẻo teo” đến làn sóng lăn tăn “gơn tí”, từ chiếc lá “khẽ đưa vèo” đến cái ngõ trúc lối nhỏ quanh co không một bóng người “khách vắng teo”. Đọc bài thơ, cả một vùng thôn quê yên ả hiện về. Đó chính là vùng quê hương của nhà thơ nói riêng và đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Những làng quê ấy có rất nhiều ao, chuôm không lớn nhưng nước “trong veo”. Vào tiết thu khí hậu ở miền Bắc đã bắt đầu chớm lạnh, ngổi trên chiếc “thuyên câu bé tẻo teo” giữa ao thu “nước trong veo” ấy lại càng thấy lạnh lẽo hơn. Một. chiếc lá vàng rơi cũng là hình ành rất thu. Câu thơ ấy nhắc ta nhớ một vần thơ có:

“Ngô đồng nhất diệp lạc

Thiên hạ cộng tri thu”

(Ngô đồng một lá rời cành

Báo cho thiên hạ tin lành thu sang)

“Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối, đêm sâu, đóm lập loè”

Đích thị đó là cành sắc của một làng quê. ở thành thị, phố phường có nhà cao cửa rộng, có đường rộng thênh thang, sáng sủa làm gì có những ngôi nhà thấp bé, có “ngõ tối, đêm sâu” và “dóm lập lòe”. phái là cái “ngỗ tối, đêm sâu” thì mới có thể thấy đóm “lập lòe”, và ngược lại cái lập lòe của con đom đóm ấy càng làm cho ngõ tối hơn phải sống ở nông thôn, làng quê, phải có óc quan sát tinh tế mới viết được những câu thơ như thế. Hai câu tiếp theo:

“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”

Đúng là cảnh đêm khuya thanh vắng, sương khói bốc lên từ mặt đất, vương vấn, phất phơ lưng giậu. Và trăng khuya chiếu xuống mặt ao hổ, không biết có phải vì sương mù lan tỏa mà trở thành “ánh trăng loe”, hay là vì con mắt nhà thơ đang chuếnh choáng hơi men mà nhìn ra thế:

“Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy

Độ năm ba chén đã say nhè”.

Bài thơ, ở từng chi tiết, thật khó phân tích cho rành mạch. Xuân Diệu cho bài thơ này là “Sự tổng hợp nhiều cảnh thuộc nhiều thời điểm”. Nhưng quà là thu ẩm đã truyền được cái linh hồn rất đỗi tĩnh mịch của xóm làng Việt Nam, vùng đồng bằng Bắc Bộ trong những đêm thu khuya khoắt.

Ba bài thơ là ba bức tranh thu hết sức tiêu biểu cho phong cánh làng quê Việt Nam được vờn vẽ bằng những nét thủy mạc hết sức tình tế và tài hoa. Không yêu quí quê hương mình, không đặt cả tâm hồn vào cảnh vật, không thể vẽ nên được những bức tranh chân thật và thú vị đến thế Nguyễn Khuyến thật xứng đáng với danh hiệu mà Xuân Diệu đã đặt cho ông “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.

Thơ: Làm Bác Sĩ(Sáng Tác: Lê Ngân)

– Cô cùng trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”

– Hát xong cô hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát có tên là gì?

+ Trong bài hát nói đến ai?

+ Chú công nhân làm gì? Cô công nhân làm gì?

+ Các con có yêu cô chú công nhân không? Vì sao?

+ Ngoài nghề thợ xây, dệt may con còn biết nghề nào nữa?

+ Cô có một bài thơ nói đến một nghề chữa bệnh cứu người và trong bài thơ đó một bạn nhỏ đã thể hiện đóng vai làm nghề đó. Đó là bài thơ: Làm bác sĩ của tác giả Lê Ngân.

* HĐ 2. Dạy trẻ thơ: Làm bác sĩ

+ Đọc thơ trẻ nghe

– Cô đọc bài thơ lần 1: Đọc diễn cảm bằng cử chỉ, điệu bộ

– Cm vừa nghe cô đọc bài thơ gì ? do ai sáng tác?

– Bạn nhỏ trong bài thơ đang chơi trò gì?

” Mời mẹ ngồi yên lặng

Để bác sĩ khám cho”

– Vậy bác sĩ nói mẹ bị bệnh gì?

Bạn nhỏ trong bài thơ đang cùng mẹ chơi làm bác sĩ khám bệnh.

Chắc là đi đầu nắng

Bệnh này là bệnh ho”.

– Bác sĩ dặn mẹ uống thuốc ntn ?

– Nếu Mẹ không uống thuốc thì điều gì sẽ xảy ra?

Khi khám xong bác sĩ dặn mẹ uống thuốc với nước sôi để nguội, mẹ lười không uống thuốc thì sẽ bị tiêm là đau hơn đấy?

” Thuốc ngọt chứ không đắng

Phải uống với nước sôi

Nếu tiêm thì đau lắm

Mẹ lại khóc nhè thôi”.

– Mẹ đã hỏi bác sĩ điều gì?

– Bác sĩ đã trả lời mẹ ra sao?

– À đúng rồi ngoài đau đầu ra mẹ còn bị sổ mũi nữa phải không? Và mẹ hỏi là phải uống thêm thuốc gì nữa thì bác sĩ nói là uống sữa với bánh mì là hết ngay thôi.

– Trích đoạn ” Mẹ bỗng hỏi bác sĩ

Sổ mũi uống thuốc gì

Bác sĩ chừng hiểu ý

Uống sữa với bánh mì”.

Sau này lớn lên các con thích làm nghề gì? Vì sao?

– Giáo dục trẻ: Nghề bác sĩ là một nghề khám chữa bệnh cho mọi người, giúp mọi người có sức khỏe tốt đó là một nghề cao quý trong xã hội. Những người làm nghề bác sĩ cũng được kính trọng và yêu quý

+,Dạy trẻ đọc thơ

– Cả lớp đọc cùng cô 3 – 4 lần

– Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ.

– Cô chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ đọc

– Củng cố hỏi lại tên bài thơ và cho trẻ đọc lại 1 lần.

* HĐ 3: Trò chơi: Cùng bé đọc thơ

Luật chơi: Trẻ đọc được đoạn thơ theo nội dung bức tranh trẻ vừa chọn.

– Cách chơi: Trẻ chia làm 3nhóm, cô có các bức tranh nền của bài thơ nhiệm vụ trẻ lên chọn bức tranh cho đội của mình và cùng hội ý, sau đó cử một bạn đại diện lên đọc đoạn thơ theo nội dung bức tranh vừa chọn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sáng Tỏ Nhận Định “Vào Thơ Hay, Dù Là Điệu Kiên Cường Hay Làn Êm Ái Đều Là Vào Thế Giới Của Cái Đẹp” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!