Xu Hướng 10/2023 # Kịch Bản Trung Thu Hài Hước: Chú Cuội # Top 15 Xem Nhiều | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Kịch Bản Trung Thu Hài Hước: Chú Cuội # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kịch Bản Trung Thu Hài Hước: Chú Cuội được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ trong cánh gà Cuội bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên: Ôi! Sao hôm nay lại có nhiều các bé thiếu nhi thế này nhỉ? Thế các bé có biết mình là ai không? Là ai? Là ai nào? À, đúng rồi, mình là chú Cuội !!!

– Alo ! Chị Hằng ạ ! Lại tắc đường à chị ??? Huhu

– Huhu Chị Hằng không chơi với em ! Huhu (ngồi khóc)

Chị Hằng xuất hiện: Cuội ơi, chị đây, sao lại khóc thế này ?

(Quay xuống các bé): Thôi đừng khóc nữa các bé lêu lêu kìa? Lêu lêu chú Cuội khóc nhè kìa !!!

– Thôi nín đi rồi chị sẽ dẫn e xuống trần gian.

Cuội: Xuống trần gian làm gì hả chị?

Chị Hằng: Xuống trần gian để dự đêm liên hoan “Vui Tết trung thu” cùng các bé thiếu nhi đấy e ạ!

Cuội: Ôi vui quá, vui quá! Thế là được đi chơi cùng các bé thiếu nhi à chị?

Chị Hằng: Đúng rồi em ạ, mình sẽ được chơi những trò chơi và được phá cỗ nữa…

(Cuội quay xuống khán giả): thế các bé có biết bạn Bờm không nào?

Vậy một tràng pháo tay thật lớn để chào mừng bạn Bờm nào? (Bờm ăn mặc hài hước, dáng đi gây cười)

Bờm (cầm kẹo mút trên tay): Thế các bé có muốn nghe hát không nào?

Chị Hằng: Hòa chung cùng niềm vui đó, hôm nay, các ông bà, bố mẹ của trường tiểu học kết hợp với Cung trăng của chị Hằng và chú Cuội tổ chức chương trình “Vui hội trăng rằm” cho các con ngoan ngoãn, học giỏi, xinh đẹp của trường tiểu học. Các con có thích không nào?

Cuội + chị Hằng: Đến dự với chương trình của chúng ta ngày hôm nay, chú Cuội và chị Hằng xin được trân trọng giới thiệu sự có mặt của các vị khách quý. (Giới thiệu các đại biểu)

Bên cạnh đó là sự có mặt của các bố, các mẹ và các bạn thiếu nhi trong hội trường lớn. Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật to để bắt đầu chương trình nào các bé.

Chị Hằng: Các bé thân mến, lúc sinh thời Bác Hồ có lời dạy thiếu nhi rằng:

” Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Vậy những bé nào trong hội trường của chúng ta đã biết ăn ngoan, ngủ say, học tập tốt, thường xuyên được ông bà cha mẹ và thầy cô khen khen thì giơ tay lên cho chị Hằng xem nào.

Cuội: Ồ, các bé giơ tay nhiều quá kìa chị Hằng. Như vậy chứng tỏ là các bạn nhỏ của chúng ta rất biết nghe lời Bác Hồ dạy phải không nào? Và em biết một bí mật này chị Hằng ạ. Trong năm học vừa qua, có hai em học sinh của Khoa Ngữ văn đã đạt được thành tích học tập cực kì đáng khen. Chị Hằng có biết 2 em ấy là ai không?

Chị Hằng: Ồ, chị Hằng không biết. Cuội mau nói tên hai em ấy cho chị Hằng và các bạn nhỏ biết đi.

Cuội: À, hai bạn ấy chính là bạn…. Hai bạn đã nỗ lực hết mình vượt khó học tốt trong năm học qua. Vậy hai bạn ấy có xứng đáng được nhận quà không nào ?

Chúng ta vừa nghe một bài hát rất là hay. Để thêm say xưa rộn ràng trong không khí trung thu ngập tràn chúng ta cùng thưởng thức tiết mục nhảy “Rock vầng trăng” do các bé trình bày.

( Cho các bé chơi trò chơi khởi động). (Trong thời gian 2 bé hát, chuẩn bị trò chơi bịt mắt đập niêu) * Trò chơi 1: Bịt mắt đập niêu

Chị Hằng: Trò chơi đầu tiên của chúng ta là trò bịt mắt đập niêu. Chị sẽ treo bốn chiếc niêu trên cao kia, các bạn nhỏ sẽ bị bịt mắt và bạn nào đập trúng niêu sẽ là người chiến thắng. Chú Cuội hãy làm mẫu cho các em xem nào. (Cuội làm mẫu ).

Cuội: Bây giờ chú Cuội xin mời 5 bạn nhỏ tham gia chơi trò chơi này nào. Bé nào đập được niêu sẽ được nhận phần quà đặc biệt của chương trình. (Gọi các bé giơ tay xung phong chơi. Để các bé giới thiệu tên. Khi kết thúc trò chơi, các bé đều được nhận quà)

Chị Hằng: Kết thúc phần trò chơi vừa rồi, chúng ta sẽ cùng thưởng thức thêm một tiết mục múa đến từ các bé… Vầng trăng bao đời vẫn sáng, vẫn lung linh trên bầu trời đêm vào dịp rằm, và sự tích Chú cuội, Hằng nga lại luôn gắn với ánh trăng vàng. Bằng sự hồn nhiên nhí nhảnh của trẻ thơ các bạn nhỏ lớp… thể hiện với tiết mục múa “Vầng trăng cổ tích”. Xin quý vị cùng thưởng thức.

Các bạn múa có hay không? Vậy các bạn hãy cho một tràng pháo tay thật lớn nào. Cho chị hỏi các bạn nhỏ nè ? Thế các bạn có biết vào đêm trung thu chúng ta nhìn thấy cái gì mà thật sáng mà ánh sáng diệu dàng, mát mẻ không như mặt trời? ( mặt trăng) đúng rồi. vậy các con có biết tuổi của trăng là bao nhiêu không? (không). Vậy muốn biết tuổi của trăng bao nhiêu sau đây chúng ta cùng nghe 2 bạn nhỏ hát bài ” Tuổi của trăng” do chú Trịnh Vĩnh Thành sáng tác nha.

– Nhân vật cổ tích nào khi mới sinh ra không tay không chân, chỉ là khối thịt tròn có mắt có miệng, lăn lông lốc đi chăn dê cho phú ông rồi sau đó lấy được con gái phú ông. ( Sọ Dừa)

– Câu hát: Bống bống bang bang. Bống ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người là của nhân vật cổ tích nào? ( cô Tấm)

– Nhân vật cổ tích nào có cây đàn kêu réo rắt rằng: Đàn kêu tích tịch tình tang, ai mang công chúa dưới hang trở về? Và có niêu cơm thần ăn mãi không hết, cứ vơi lại đầy? ( Thạch Sanh)

– Quả dưa hấu gắn liền với câu chuyện cổ tích về nhân vật nào? (Mai An Tiêm)

Cuội: Chúng ta vừa được tham dự trò chơi đoán tên nhân vật cổ tích rất bổ ích và vui nhộn. Để tiếp theo chương trình, chúng ta sẽ cùng chào đón màn diễn song ca của …( Hát xong, giao lưu với bé và tặng quà).

* Trò chơi 3: Nhảy theo nhạc

Cuội: Các bé của chúng ta thật giỏi quá: vừa am hiểu truyện cổ tích dân gian lại cừa thông minh nhanh trí giải câu đố. Bây giờ, chú Cuội muốn thử khả năng linh hoạt của các bé qua phần trò chơi nhảy theo nhạc.

Chị Hằng: Trò đó mình chơi thế nào hả chú Cuội?

Cuội: Chị Hằng ơi. Trò này là vui lắm đấy. Chị em mình sẽ mời 5 bé tham gia chơi trò chơi này. Sau khi các bé lên sân khấu, thì bật nhạc lên để các bé nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất và khi nhạc dừng thì các bé cũng phải dừng, đồng thời giữ nguyên tư thế như lúc đang nhảy, đến khi nhạc nổi lên lại nhảy tiếp. Và cứ thế, trò chơi tiếp tục, nếu nhạc dừng mà bạn nhỏ nào vẫn còn nhảy thì xem như thua cuộc. Kết thúc trò chơi, người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà của chương trình.

Ô, Cuội làm hay quá đi. Các bé có thích không nào? Bây giờ chị Hằng mời 5 bạn nhỏ lên tham gia trò chơi nào. Ai là người thích nhảy nào?

Kết thúc trò chơi tặng quà cho các bé

III. Kết thúc chương trình

Cuội: Các em nhỏ thân mến, trung thu năm nay với chị Hằng và chú Cuội có thật nhiều ý nghĩa khi được xuống trần gia vui vầy phá cỗ với các em nhỏ. Trăng vàng vành vạnh đang gọi chúng ta rồi các bé ạ. Chị Hằng và chú Cuội sắp phải từ giã các em nhỏ rồi. Huhu…Chị Hằng ơi, em buồn quá.

Cuội: Nhưng mà em muốn rước đèn với các bé cơ.

Kịch bản trung thu hài hước: Chú Cuội – Chị Hằng – Bờm (số 2)

Kịch bản trung thu hài hước: Chú Cuội – Chị Hằng ( bài 3)

Kịch bản trung thu hài hước trường mầm non ( bản chuẩn)

Comments

Câu Chuyện Chị Hằng, Chú Cuội Và Thỏ Ngọc Vào Ngày Tết Trung Thu

Những nhân vật thường xuất hiện nhất trong những câu chuyện đêm rằm tháng tháng tám ( tết trung thu) chính là câu chuyện ở cung trăng có chị Hằng cùng Thỏ Ngọc, có chú Cuội ngồi gốc cây đa. Vậy tại sao chú Cuội, chị Hằng và Thỏ Ngọc lại sống ở cung trăng?

Đây là một sự tích của Việt Nam kể về anh nhà nghèo tên Cuội, một ngày vào rừng đốn củi thì nhìn thấy hổ mẹ cứu sống bầy hổ con đã chết bằng cách nhai vài chiếc lá ở một cái cây rồi cho bầy hổ con ăn và bầy con đã sống lại.

Khi bầy hổ đã đi xa, Cuội đào gốc cây lên để đem về. Cuội cũng vô tình gặp và cứu một ông lão đang bị thương mới biết được đấy là gốc đa thần. Ông lão hướng dẫn Cuội phải ngày ngày dùng nước sạch để tưới và chăm sóc cây cẩn thận, nếu không cây thần sẽ bật gốc bay lên trời.

Gốc đa được Cuội chăm sóc chu đáo cũng từ từ lớn lên. Cuội dùng lá đa cứu sống rất nhiều người, trong đó có con gái của một phú ông trong làng, và lấy cô gái làm vợ.

Một lần, Cuội đi đốn củi chưa về thì có bọn xấu đến nhà, người vợ bị bọn chúng hại chết, còn moi ruột cô vứt đi, khi Cuội về đến thì xác người vợ đã lạnh đi từ lúc nào, dù dùng lá đa cũng không thể sống lại. Chú chó Vện mà Cuội cứu về trong một lần đi vào rừng thấy vậy đến an ủi chủ, muốn hiến bộ ruột cho cô vợ.

Người vợ thật sự sống lại nhưng lại quên trước quên sau, quên luôn cả lời dặn dò phải dùng nước sạch tưới cho gốc đa. Lúc Cuội đi vắng, khi rửa chén lại đổ nước dơ vào gốc đa, cây thần liền bật gốc bay lên trời. Cuội vừa về đến thấy thế liền nắm lấy rễ cây đa muốn kéo cây về nhưng không còn kịp nữa, thế là Cuội cùng gốc đa bay thẳng lên mặt trăng, không bao giờ về được nữa.

Người ta nói rằng khi nhìn lên mặt trăng vào mỗi dịp tết Nguyên Tiêu hay ta vẫn sẽ thấy chú Cuội và gốc đa thần, lúc này Cuội đang ngồi nhớ nhà đấy. Trong lời bài hát “Thằng Cuội” cũng có câu hát để diễn tả về cảnh này:

“Bóng trăng trắng ngà có cây đa to Có thằng cuội già ôm một mối mơ”

Câu chuyện về chị Hằng cung trăng

Câu chuyện của chị Hằng, hay là Hằng Nga ở cung trăng lại xuất phát từ truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc. Hằng Nga và Hậu Nghệ khi xưa là một đôi vợ chồng hạnh phúc. Hậu nghệ là một cung thủ tài trí, đã bắn rơi chín mặt trời để giúp dân gian có được cuộc sống ấm no bình an.

Vương mẫu nương nương khen ngợi sự dũng cảm nên ban tặng cho chàng một viên thuốc tiên có thể bất tử thành tiên. Vì chỉ có một viên, Hậu Nghệ lại luyến tiếc, muốn sống cuộc sống vợ chồng cùng Hằng Nga nên chàng đã cất viên thuốc trong một cái hộp, dặn dò vợ không được lấy ra.

Hằng Nga lại tò mò mở ra xem và uống luôn viên thuốc, Hậu Nghệ ngăn cản không kịp. Hằng Nga sau khi uống viên thuốc đã bay lên trời mãi đến khi đáp xuống cung trăng.

Truyền thuyết này được lưu truyền và kể lại rất lâu đời và cũng có rất nhiều dị bản. Nhưng kết của câu chuyện cuối cùng là ở cung trăng xuất hiện một nàng tiên tử xinh đẹp tên Hằng Nga.

Tại sao lại có Thỏ Ngọc ở cung trăng?

Người ta nói rằng Thỏ Ngọc trên cung trăng sẽ giã thuốc trường sinh, làm bạn với chị Hằng. Vậy tại sao trên cung trăng lại có Thỏ Ngọc? Truyền thuyết về Thỏ Ngọc có những dị bản được kế khác nhau, một trong số những câu chuyện kể rằng có ba vị thần tiên một ngày nọ hoá thành những ông lão ăn xin nghèo đói, gặp ba con vật là khỉ, cáo và thỏ.

Khỉ và cáo chia đồ ăn của mình cho ba ông lão nhưng chỉ có một mình thỏ là không có gì nên đã quyết định nhảy vào lửa để làm thức ăn cho ba ông lão. Cảm động vì sự hy sinh của thỏ, ba vị tiên đã giúp thỏ thành tiên, cho sống ở cung trăng làm bạn cùng Hằng Nga.

Một câu chuyện khác thì kể rằng sau khi Hằng Nga lên cung trăng, vì chỉ có một mình nên thường xuyên buồn bã. Cặp thỏ tiên nhìn thấy không đành lòng nên đã cho một trong những đứa con của mình lên cung trăng để làm bạn cùng nàng.

Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP HCM

Điện thoại: 0838374987 – 086270 0998

Hotline: 0903 132 585 – 0933 138 885 – 0122 7954 006

Sự Tích Chú Cuội Cung Trăng

Chắc hẳn các bé đã nghe nhắc về chú Cuội trên cung trăng vào mỗi dịp trung thu phải không nào?

[the_ad id=”1585″]

Vào đêm trăng tròn ngày rằm tháng tám, khi nhìn lên trời, ta hay thấy những vệt lõm của mặt trăng, có hình như một cây cổ thụ, và một đốm nhỏ dưới gốc cây chính là chú Cuội đang ngồi ngắm nhìn các bạn nhỏ chơi trung thu dưới mặt đất.

Ngày xửa ngày xưa, có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như mọi ngày, Cuội ta vác rìu vào rừng sâu kiếm củi. Đi đường đã lâu, Cuội bèn ngồi nghỉ bên con suối. Giật mình thấy một cái hang cọp, trước hang có bốn con cọp con đang vờn nhau, cuội liền xông đến vung rìu cho mỗi con một nhát. Bốn con cọp ngã lăn ra đất, cọp mẹ vừa đi kiếm ăn về, thấy thế thì gầm lên kinh hoàng. Cuội sợ hãi vội trèo lên một cây cao gần đó. Từ trên cây nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ đau đớn lồng lộn vì đàn con đã chết, lát sau cọp mẹ lẳng lặng đi đến gốc cây chỗ Cuội nấp. Tưởng rằng Cọp mẹ đến trả thù Cuội, ai dè, nó ngoạm một ít lá về nhai mớm cho con. Kì lạ thay, chỉ một lát sau bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, đứng vờn quanh mẹ. Mẹ cọp vội vã tha con đi nơi khác an toàn hơn. Cuội nghĩ chắc hẳn cây kia là cây quý, bèn đợi mẹ con cọp đi khỏi, mới tụt xuống, tìm đến cây kia đào mang về.

Đang đi thì Cuội gặp một ông lão nằm chết bên bãi cỏ, Cuội liền bứt ngay mấy lá nhai mớm cho ông. Thật khó tin làm sao, vừa mớm xong, ông lão mở mắt ngồi dậy, ông lão ngỡ mình đã chết bỗng nhiên tỉnh lại thì lấy làm lạ lắm, ông liền hỏi Cuội, cuội thật thà kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vừa dứt thì ông lão thốt lên:

Nói rồi ông lão chống gậy đi. Cuội hăm hở gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội đã cứu giúp được rất nhiều người, phàm là người hiền lành chất phác dù xa mấy Cuội cũng đến cứu giúp. Cuội được dân làng vô cùng yêu mến.

Một lần nọ, đang đi ra suối gánh nước, Cuội bắt gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt con chó lên, lấy lá cây thần ra mớm cho chó sống lại. Con chó tỉnh lại thì vẫy đuôi tíu tít, quấn quít bám theo tỏ lòng biết ơn. Từ đó, một người một chó đi đâu cũng có nhau.

Lại một lần khác, đang ngồi tỉ tê trò chuyện với cho thì có một phú ông hớt hải chạy đến tìm Cuội xin cứu lấy con gái vừa sảy chân chết đuối. Cuội vui vẻ mang thuốc lá chữa cho cô gái. Một lát sau, cô gái mở mắt tỉnh dậy, da dẻ lại hồng hào như cũ. Thấy Cuội cứu mình, cô xin cha cho làm vợ Cuội, Phú ông bằng lòng đồng ý cho cô về ở với Cuội. Cuộc sống của Cuội cứ êm đềm và hạnh phúc như thế cho đến một ngày nọ. Có bọn cướp đi qua nhà Cuội, nghe nói Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng bèn tính kế giết vợ Cuội rồi moi ruột gan vứt xuống sông. Chúng thầm nghĩ: “thế này thì có thần thông đến mấy cũng không cứu được”, rồi chúng bỏ đi. Lúc Cuội về đến nhà thì vợ đã chết từ bao giờ. Cuội mớm bao nhiêu lá cũng không sống dậy, thân thể lạnh ngắt như cũ.

Sự Tích Chú Cuội Cung Trăng (Truyện Cổ Tích Chú Cuội Ngồi Gốc Cây Đa)

Sự tích chú Cuội cung trăng – Truyện cổ tích chú Cuội ngồi gốc cây đa. Truyện đã giải thích nguồn gốc về hình ảnh trên mặt trăng vào những ngày rằm.

Sự tích chú Cuội cung trăng là một truyện cổ tích, một truyền thuyết do người xưa nghĩ ra để giải thích hiện tượng vào những ngày rằm, những chỗ lõm của mặt trăng được nhìn thấy có hình dạng nối liền giống như một cây đa và một chú Cuội ngồi trên đó.

Sự tích chú Cuội cung trăng (Truyện cổ tích chú Cuội ngồi gốc cây đa)

Ngày xửa ngày xưa, ở một miền núi nọ, có một chàng trai nghèo khổ, cô độc tên là Cuội. Ngày ngày, chàng phải lên rừng đốn củi, đổi gạo kiếm sống. Không người thân thích, không họ hàng, tất cả những gì Cuội có chỉ là một chiếc rìu nhỏ.

Một hôm như lệ thường, Cuội xách rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi vừa được một ôm củi thì Cuội chợt giật mình vì trông thấy một cái hang hổ mé bên kia bờ suối nhỏ. Nhìn trước nhìn sau chẳng thấy hổ mẹ đâu, chỉ có mấy chú hổ con đang vờn nhau trước cửa hang. Sợ chúng lớn lên sẽ gây hậu họa về sau, Cuội liền nhẹ nhàng băng qua suối, thầm nghĩ trong bụng:

– Bọn hổ con này lớn lên thì phải biết, không chừng chúng vồ cả người chứ chẳng chơi, chi bằng ta diệt trừ chúng ngay bây giờ cho yên.

Thế rồi Cuội bất thần xông đến, vung rìu bổ xuống mỗi con một nhát tựa hồ như sét nổ trên đầu. Bọn hổ con bất thần bị tấn công, ngã lăn quay ra đất, chết không kịp ngáp.

Trong lúc Cuội nhìn quanh thử xem có còn con nào nữa không thì bất ngờ một tiếng gầm khủng khiếp vang lên. Thì ra vừa lúc đó, hổ mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng hổ mẹ gầm sau lưng, Cuội thất kinh hồn vía, tưởng chết đến nơi, cậu chỉ kịp quăng rìu bỏ chạy rồi leo thoăn thoắt lên một ngọn cây cao ở gần đó để thoát thân. Hổ mẹ lao theo để vồ mồi nhưng vì không leo cây được nên tức giận gầm thét dưới gốc cây, vang xa cả một góc rừng. Cuội chỉ biết bám chặt lấy cành cây trên cao, hồn vía bay đi đâu mất cả.

– May mà mình kịp leo lên cây này chứ nếu không thì hổ mẹ xé tan xác rồi.

Từ trên cây nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ lồng lộn trước đàn con đã tắt thở nên cũng thấy xót trong ruột về việc mình làm ban nãy. Nhưng chỉ một lát sau, hổ mẹ bỗng bỏ con nằm đấy, lẳng lặng chạy đến một cây lạ ở gần đó, ngoạm lấy một nắm lá cây rồi trở về nhai nát, nhả vào vết thương của lũ con mình. Chẳng mấy chốc, bọn hổ con dần dần cựa quậy, vẫy đuôi, rồi đứng dậy chạy nhảy chơi đùa như cũ. Cuội bàng hoàng, không ngờ lá cây ấy là thần dược, cứu sống lũ hổ con.

Cuội không còn nghi ngờ gì nữa, biết rằng đó chính là cây thuốc thần, nên đợi cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, liền leo xuống tìm đến cây thuốc ấy, đào gốc vác về nhà mình. Ra khỏi rừng, Cuội gặp một ông lão nằm vật trên đường, da mặt xám ngắt. Cậu đặt cây xuống rồi ghé lại xem, thì ra ông lão đã chết từ lúc nào rồi.

Cuội liền nhanh tay rứt lấy mấy lá cây quý rồi nhai mớm vào miệng ông lão. Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong thì ông lão sống dậy, hết lời cám ơn chàng trai cứu mạng và hỏi chuyện. Cuội thực lòng kể lại cho ông lão nghe tất cả mọi chuyện, từ lúc giết hổ con đến lúc hổ mẹ dùng lá cây cứu sống như thế nào. Nghe xong, ông lão kêu lên:

– Trời ơi, lão từng nghe nói cây này vốn tên là cây đa, có phép “cải tử hoàn sinh”. Lão thật có phúc nên mới gặp con. Con hãy chăm sóc vun bón cho nó để cứu thiên hạ. Nhưng nhớ là đừng có tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó.

– Cây bay lên trời ạ? Sao lạ vậy ông?

– Ông cũng chẳng hiểu vì sao nữa, nhưng hãy nhớ làm theo lời ông dặn.

Nói rồi ông lão chống gậy ra đi, còn Cuội thì đem cây đa về trồng ở góc vườn trước nhà cho tiện việc chăm sóc. Luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào Cuội cũng chăm sóc cẩn thận, xách nước tưới cây quý bằng nước giếng trong, khiến cây lớn nhanh như có phép thần thông vậy.

– Đúng đây là cây đa thần nên cứ mỗi ngày trôi qua, nó lớn mau như là trải qua hằng năm vậy. Thiệt không ngờ!

Cây quý được chăm sóc kỹ nên lớn nhanh, tán lá xanh tươi bao quanh trước hiên nhà Cuội, trông rất thích mắt.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai vừa nhắm mắt tắt hơi là Cuội mang lá cây tìm tới để cứu chữa. Cuội chỉ biết lo đi cứu người cho họ sống lại là mừng rồi, dùng phúc của trời mà san sẻ cho thiên hạ. Cuội không hề biết lấy tiền công của ai, chỉ nhận những lễ vật hoa trái họ biếu tạ cũng đủ cho cậu no lòng qua ngày.

Hết bên đông rồi sang bên tây, đi đâu ai cũng biết là Cuội cứu được rất nhiều sinh mạng. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Một hôm Cuội đi chữa bệnh về, khi lội qua sông, chợt thấy xác một con chó chết trôi. Cuội chạnh lòng thương vớt lên:

– Ta đem nó về chữa khỏi, rồi nuôi nó cho vui cửa vui nhà.

Nghĩ vậy Cuội ôm chó đem về, hái lá đa đắp lên đầu nó. Chỉ một lát sau, con chó sống dậy, ve vẩy đuôi mừng rỡ.

Biết Cuội cứu nó nên nó luôn quấn quýt bên chàng tỏ ý biết ơn.

Con chó như hiểu được tiếng chủ, sung sướng ngoắt đuôi tỏ ý vui mừng. Từ ấy, Cuội có thêm con vật tinh khôn làm bạn.

Bấy giờ ở làng bên có một ông phú hộ rất giàu nhưng chỉ có một cô con gái đã đến tuổi cập kê. Chẳng may lúc đi dạo, cô bị sẩy chân lọt xuống sông chết đuối. Cả nhà hay tin liền vớt xác cô đưa về rồi khóc than vô cùng thảm thiết.

Hay tin Cuội có phép thần thông, ông phú hộ cùng gia nhân hớt hơ hớt hải ba chân bốn cẳng chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu sống con mình. Cuội liền nhẹ nhàng bảo:

– Ông bá cứ yên tâm. Tôi chuẩn bị mọi thứ rồi đi ngay đây.

Sau đó, Cuội theo chân phú ông về nhà và đưa lá ra chữa. Quả nhiên, chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên. Rồi nàng mở bừng mắt ra, vươn vai ngồi dậy. Phú ông xiết bao mừng rỡ kêu lên:

– Ôi, anh quả thật là thần tiên giáng thế, con gái tôi sống lại rồi.

– Xin ông đừng nói thế, tôi chỉ là người thường thôi, chẳng qua là được phúc trời chữa bệnh cứu người – Cuội đáp.

– Anh đã cứu sống con gái thân yêu của ta, trong nhà này anh muốn gì thì cứ việc chọn tùy thích, muốn gì ta cũng cho.

Cuội bèn ngỏ ý muốn lấy cô gái mình vừa cứu sống làm vợ. Lão phú ông nghe thấy vậy càng thích, bằng lòng gả con gái mình cho Cuội. Biết Cuội là ân nhân của mình, cô gái cũng vui vẻ thuận làm vợ chàng.

Và thế là đám cưới hai người diễn ra mau chóng. Cưới được vợ đẹp và ngoan hiền, Cuội không còn phải sống đơn côi như trước. Được bố mẹ vợ giúp đỡ, vợ chồng Cuội sửa sang căn nhà lại cho tươm tất. Hai người sống với nhau thật vui vẻ, thuận hòa và vô cùng êm ấm.

Nhưng Cuội không ngờ, trong vùng có bọn con trai hồi trước vẫn ngấp nghé cô gái của lão phú ông, nay thấy bông hoa thơm tự nhiên lại lọt vào tay anh chàng đốn củi thì ngấm ngầm ghen tị và cố tìm cách làm hại cho bõ ghét.

Một hôm, chờ lúc Cuội lên rừng, chúng xông vào nhà định bắt lấy vợ Cuội. Không ngờ vợ Cuội chống cự quyết liệt nên chúng bèn vung dao giết chết. Sau khi giết xong, chúng vẫn sợ bị lộ vì biết Cuội có phép chữa cho người ta sống lại, nên chúng lại moi ruột người đàn bà vứt xuống sông rồi mới kéo nhau đi.

Đến chiều, khi Cuội gánh củi trở về thì thấy vợ đã chết lạnh từ bao giờ rồi. Cuội liền bứt lá nhai nát để mớm cho vợ nhưng mớm bao nhiêu cũng không công hiệu, vì vợ chàng không còn có ruột nữa thì lấy gì thấm thuốc, làm sao sống lại được? Cuội ôm lấy vợ khóc lóc thảm thiết. Con chó thấy chủ đau đớn như vậy liền lại gần, xin hiến bộ ruột của mình thế vào bộ ruột của cô chủ để đền ơn. Cuội chưa từng làm như thế bao giờ nhưng cũng liều nhắm mắt mượn bộ ruột chó thử cứu vợ mình xem sao…

Con Vện như hiểu được lòng chủ, nước mắt chảy ra và gật đầu nằm im. Cuội đau khổ mổ bụng chó lấy bộ lòng đem lắp vào bụng vợ mình:

– Vện ơi, hãy thông cảm cho ta. Ngươi quả là một con vật trung thành nhưng ta không còn cách nào khác nữa… Mong cho ngươi được đầu thai kiếp khác sung sướng hơn.

Sau khi lắp ruột chó vào bụng vợ mình xong, Cuội lấy lá đa thần rịt vết thương lại để cứu sống vợ. Quả nhiên chỉ một lúc sau, vợ Cuội bắt đầu cựa quậy và chợp mắt.

– Ôi, tạ ơn Trời Phật! Quả đây là cây thuốc thần. Vợ con sống lại rồi… Tội nghiệp cho con Vện của ta…

Thương con vật, Cuội liền dùng đất sét nặn thử một bộ ruột rồi đắp vào bụng chó để thế chỗ, sau đó lấy lá thuốc nhai nát rịt vào vết thương. Không ngờ việc cũng thành, vết mổ mau chóng liền da rồi con Vện tự nhiên đứng dậy, vẫy đuôi liếm vào tay Cuội.

– Rốt cuộc thì mày cũng được cứu sống! Con Vện trung thành của ta!

Vợ với chồng, người với vật từ đấy lại quấn quít hơn trước.

Tưởng rằng như thế đã yên, ngờ đâu sau khi sống lại lần thứ hai, tính nết của vợ Cuội có phần thay đổi. Vì mang trong người bộ ruột chó nên người đàn bà ấy dường như lú ruột lú gan, nói trước quên sau, bảo một đàng làm quàng một nẻo. Điều đó làm cho Cuội lắm lúc bực cả mình nhưng vì nghĩ rằng Trời đã cho mình cứu sống vợ lần này nữa là phúc đức lắm rồi, chuyện ngớ nga ngớ ngẩn của vợ thì từ từ cũng sẽ thay đổi thôi. Ngờ đâu sự việc đã đổi khác, đầu óc vợ Cuội chẳng những không thuyên giảm mà lại ngày càng lú lẫn hơn.

Cuội rất lo vì không biết bao nhiêu lần dặn vợ giữ gìn cho cây thuốc quý luôn được sạch: “Có mót thì đi đằng tây, chớ đi đằng đông mà cây dông lên trời”. Thế mà vợ Cuội nào có nhớ cho những lời dặn quan trọng ấy của chồng.

Một buổi chiều, trong lúc Cuội còn đi kiếm củi chưa về, người vợ đang hái rau ở vườn phía đông thấy mót tiểu, bèn chạy vội lại gốc cây quý của chồng vì chỗ đó kín gió, lại không ai trông thấy được. Cô nàng lú lú lẫn lẫn, chẳng còn nhớ gì đến lời căn dặn của chồng, cứ thế mà vén váy tiểu ngay gốc cây đa quý kia.

Không ngờ sau khi tiểu xong, tự nhiên cả một vùng đất chuyển động, cây cối chung quanh rung lên ầm ầm và những cơn gió không biết ở đâu tụ về, thổi ào ào như thác đổ. Vợ Cuội hốt hoảng lùi lại, nhưng chỉ một lúc sau, cây đa quý trước mắt nàng chuyển mình rồi long gốc, bật cả rễ lên trên mặt đất rồi lừng lững bay lên. Trí óc nàng đã mụ mẫm nên chẳng biết nguyên do vì sao lại như thế, chỉ biết hốt hoảng kêu trời. Song không còn kịp nữa, cây đa đã dần dần bay lên trước cặp mắt kinh ngạc của nàng.

Giữa khi ấy, Cuội đang trên đường về, tới gần cổng nhà mình thì chứng kiến sự việc trên. Thoáng thấy cây quý sắp bay mất, lại thêm bên cạnh đó có cả người vợ đang kêu la om sòm, Cuội đoán ngay ra được nguyên nhân:

– Trời ơi, chắc là vợ ta đã không nghe lời dặn, ngớ ngẩn đổ nước dơ vào cây cho nên sự thể mới như thế này… Cây đa thần của ta ơi, hãy ở lại đây đi!

Lập tức Cuội vứt ngay gánh củi, co giò chạy như bay về nhà, nhảy bổ đến toan níu cây lại nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất, lên quá đầu người. Cuội chỉ còn kịp lao đến móc rìu vào rễ cây cốt để kéo cây xuống nhưng sức người làm sao địch nổi, cây vẫn một mực bốc lên cao, không ai có thể ngăn lại được nữa.

Người vợ chỉ biết giương cặp mắt kinh hoàng đứng nhìn theo một cách bất lực. Về phần Cuội, do tiếc cây thuốc quý nên cũng nhất định không chịu buông rìu, cứ bám chặt lấy. Thành ra cây đa thần kéo cả người Cuội bay lên, bay lên mãi, cuối cùng vượt qua không trung, bay thẳng đến tận trên cung trăng rồi nằm luôn ở đó.

Từ đấy, Cuội ở luôn tại cung trăng với cây đa của mình. Cho nên mãi tận đến ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng vào những đêm rằm, ta luôn trông thấy bóng ai đó giống như chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây đa quý, rầu rĩ mơ về trần gian.

Người ta kể rằng, mỗi năm cây đa ấy chỉ rụng có mỗi một lá mà thôi. Ai nhặt được lá cây ấy thì có thể dùng để cứu người chết sống lại. Song đối với lũ trẻ con, mỗi khi thấy trăng tròn và hình dáng chú Cuội thì chúng chỉ biết hát: “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ…”

Ý nghĩa sự tích chú Cuội cung trăng (Truyện cổ tích chú Cuội ngồi gốc cây đa)

Sự tích chú Cuội cung trăng là một truyện cổ tích, một truyền thuyết do người xưa nghĩ ra để giải thích hiện tượng vào những ngày rằm, những chỗ lõm của mặt trăng được nhìn thấy có hình dạng nối liền giống như một cây đa và một chú Cuội ngồi trên đó.

Bên cạnh đó thông qua hình tượng cung trăng và hình tượng cây đa, những hình tượng quá đỗi thân thuộc với tuổi thơ, sự tích chú Cuội cung trăng làm gợi lên trong mỗi chúng ta nỗi nhớ quê hương da diết mỗi lần đi xa hoặc khi phải sống lập nghiệp xa quê hương.

– Sự tích trầu cau và ý nghĩa tục ăn trầu của người Việt

– Sự tích Hồ Gươm – truyền thuyết về lịch sử của Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm)

– – Truyện cổ tích ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người

– – Truyện cổ tích nổi tiếng thế giới của nhà văn Andersen

Sự Tích Chú Cuội Cây Đa

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao.

Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.

Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:

– Trời ơi! Cây này chính là cây có phép “cải tử hoàn sinh” đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!

Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.

Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.

Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.

Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.

Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.

Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: “Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Ðông, cây dông lên trời!”. Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.

Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.

Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.

Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa….

Thuê Chú Cuội Chị Hằng Mc

Mô tả

Trung thu bắt nguồn từ Trung Hoa, vào ngày rằm của tháng 8 âm lịch. Đây còn được gọi là ngày tết thiếu nhi.

Vào thời xưa, cứ đến ngày trăng rằm tháng 8, các bé sẽ được bố mẹ làm cho những chiếc lồng đèn. Chúng được thắp nến thật lung linh để đi chơi dưới ánh trăng sáng. Bên cạnh đó, những chiếc bánh trung thu sẽ là món ăn truyền thống. Giúp tạo nên một ngày tết thiếu nhi trọn vẹn.

Ngày nay, qua bao nhiêu thay đổi nhưng những nét văn hoá tập tục xưa vẫn được mọi người giữ lại. Ngày Trung Thu vẫn được các bé mong đợi. Những chiếc bánh trung thu nay đã được bán khắp nơi. Hình ảnh Chị Hằng, Chú Cuội trong các truyện cổ tích vẫn luôn luôn xuất hiện trong ngày này.

Đặc biệt những chiếc lồng đèn giấy ngày ấy giờ sẽ được thay bằng những chiếc lồng đèn điện tử nhấp nháy thu hút và phù hợp với các bé hơn. Đáng khen ngợi hơn là các bậc phụ huynh và các đơn vị ngày càng chú trọng hơn vào những ngày này. Cùng bé tham dự, vui chơi để các bé nhớ về nét văn hoá tốt đẹp. Các đơn vị, tổ chức và công ty, trường học hoặc khu phố, xóm giềng thường tập hợp lại để tổ chức trung thu cho bé. Đây là sự chung tay góp sức của các bậc bố mẹ. Cùng tổ chức một buổi Trung Thu cho các con.

Những điều cần biết khi tổ chức trung thu cho các bé

Một ngày tết thiếu nhi của các bé sẽ rất vui và tràn ngập những kỷ niệm của những gia đình nhỏ sẽ là một món quà vô giá. Thông thường, nếu muốn tổ chức một đêm Trung Thu cần sự chuẩn bị rất nhiều. Từ dụng cụ, sân khấu, âm thanh, lồng đèn, bánh trái và cả một đội ngũ nhân sự như chú hề thổi bong bóng, Mc dẫn chương trình, trang trí để tạo nên đêm hội cho các con.

Nhưng nếu chúng ta là những khu phố, những xóm giềng chỉ muốn tổ chức một đêm trung thu ấm áp nhỏ cho các bé trong nhà thì việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ là một khó khăn. Vì thế, rất nhiều bố mẹ và đơn vị tổ chức đã liên hệ với Dịch Vụ Chú Hề để được tư vấn và thuê một nhân vật gắn liền với văn hoá Trung Thu và truyện cổ tích. Đó là dịch vụ Chú Cuội, Chị hằng Mc hoạt náo

Thuê chú cuội chị hằng mc là dịch vụ như thế nào

Tổ chức đêm trăng rằm cho các bé cần một người giàu kinh nghiệm và dẫn dắt các bé vui chơi và tham dự. Đơn vị tổ chức là các bố mẹ không đủ thời gian và kinh nghiệm để làm công việc này. Vì thế rất nhiều đơn vị tổ chức chọn thuê chú cuội chị hằng làm mc dẫn chương trình và tổ chức các hoạt động cần có trong đêm trung thu cho các bé.

Thuê chú Cuội chị Hằng là dịch vụ luôn luôn xuất hiện trong các chương trình Trung Thu lớn nhỏ. Nhiệm vụ chính của chú Cuội chị Hằng sẽ dẫn chương trình xuyên suốt ngày hội. Bên cạnh đó, bằng những kinh nghiệm và sự hài hước duyên dáng. Chú Cuội sẽ khuấy động không khí, tổ chức các trò chơi cho các bé tham gia. Đem lại vô vàng tiếng cười và sự hào hứng cho tất cả mọi người

Vì vậy, chương trình Trung Thu của bạn được chuẩn bị đầu tư kỹ lưỡng. Hoặc những chương trình nhỏ gọn cho các bé tại khu phố, lớp học. Tất cả đều có thuê chú cuội chị hằng để dẫn dắt. Để đảm bảo được độ hấp dẫn, thu hút và vui tươi của ngày tết Trung Thu cho các bé.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kịch Bản Trung Thu Hài Hước: Chú Cuội trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!