Bạn đang xem bài viết Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cuốn truyện “Kho tàng truyện cổ tích việt nam” của tác giả Nguyễn Đổng Chi gồm 1550 trang tập hợp trên 200 truyện cổ tích tuyển chọn, hay và đặc sắc nhất của Việt Nam. Cuốn sách cho chúng ta biết được căn nguyên của từng truyện cổ tích, đồng thời cũng lý giải bản chất, cũng như lai lịch của các truyện cổ tích.
Nội dung chính của cuốn sách:
Lời dẫn
Cùng một tác giả
Bản chất truyện cổ tích
Lai lịch truyện cổ tích
Truyện cổ Việt Nam qua các thời đại
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Sự tích dưa hấu
Sự tích trầu, cau và vôi
Sự tích trái sầu riêng
Sự tích cây huyết dụ
Sự tích chim hít cô
Sự tích chim tu hú
Sự tích chim quốc
Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột và chim bắt-cô-trói-cột
Sự tích chim đa đa
Sự tích con nhái
Sự tích con muỗi
Sự tích con khỉ
Sự tích cá he
Sự tích con sam
Sự tích con dã tràng
Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công
Gốc tích tiếng kêu của vạc, cộ, dủ dỉ, đa đa và chuột
Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu
Sự tích cái chân sau con chó
Sự tích cái chổi
Sự tích ông đầu rau
Sự tích ông bình vôi
Sự tích cây nêu ngày Tết
Gốc tích bánh chưng và bánh dày
Gốc tích ruộng thác đao hay là truyện Lệ Phụng Hiểu
Sự tích hồ Gươm
Sự tích hồ Ba bể
Sự tích đầm Nhất dạ và bãi Tự nhiên
Sự tích đầm mực
Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn
Tại sao sông Tô Lịch và sông Thiên Phù hẹp lại?
Sự tích đá Vọng phu
Sự tích đá Bà rầu
Sự tích thành Lồi
Sự tích núi Ngũ Hành
Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho hay là sự tích con mối
Bò béo bò gầy
Nữ hành giành bạc
Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
Bụng làm dạ chịu hay là truyện thầy hít
Đọc Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập II của Nguyễn Đổng Chi
Đồng tiền Vạn Lịch
Của thiên trả địa
Nợ tình chưa trả cho ai, Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
Nợ như Chúa Chổm
Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông
Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa lài cấm bãi cứt trâu
Cứu vật vật trả ơn cứu nhân nhân trả oán
Đứa con trời đánh hay là truyện Tiếc gà chôn mẹ
Giết chó khuyên chồng
Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày
Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng
Dì phải thằng chết trôi, còn tôi phải đôi sấu sành
Cái kiến mày kiện củ khoai
Vận khứ hoài sơn năng trí tử, thời lai bạch thủy khả thôi sinh
Trinh phụ hai chồng
Kiện ngành đa
To đầu mà dại, nhỏ dái mà khôn
Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong
Nói dối như Cuội
Của trời trời lại lấy đi, giương đôi mắt ếch làm chi được trời
Hai ông tướng Đá Rãi
Lê Như Hổ
Chàng Lía
Anh em sinh năm
Bốn anh tài
Khổng Lồ đúc chuông hay là sự tích trâu vàng Hồ Tây
Thạch Sanh
Đại vương Hai hay là truyện giết thuồng luồng
Ông Ồ
Âm dương giao chiến
Yết Kiêu
Lý Ông Trọng hay là sự tích Thánh Chèm
Bảy Giao, Chín Quỳ
Người ả đảo với giặc Minh
Bợm lại gặp bợm hay bợm già mắc bẫy cò ke
Quận Gió
Con mối làm chứng
Bùi Cầm Hổ
Em bé thông minh
Trạng Hiền
Thần giữ của
Kẻ trộm dạy học trò
Con mụ Lường
Con sáo và phú trưởng giả
Con gà và con hổ
Con thỏ và con hổ
Mưu con thỏ
Bợm già mắc bẫy hay là mưu trí đàn bà
Gái ngoan dạy chồng
Bà lớn đười ươi
Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ
Người họ Liêu và Diêm Vương
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi
Cố Ghép
Ông Nam Cường
Cố Bu
Quận He
Hầu Tạo
Lê Lợi
Lê Văn Khôi
Ba Vành
Hai nàng công chúa nhà Trần
Vợ ba Cai Vàng
Người thợ mộc Nam Hoa
Người đầy tớ và người ăn trộm
Ba chàng thiện nghệ
Chàng ngốc được kiện
Người đàn bà bị vu oan
Tra tấn hòn đá
Nguyễn Khoa Đăng
Sợi bấc tìm ra thủ phạm
Phân xử tài tình
Người đàn bà mất tích
Tinh con chuột
Hà Ô Lôi
Miếng trầu kỳ diệu
Tú Uyên
Nợ duyên trong mộng
Từ Đạo Hạnh hay là sự tích Thánh Láng
Chàng đốn củi và con tinh
Người thợ đúc và anh học nghề
Sự tích đình làng Đa Hòa
Con chim khách màu nhiệm
Cây tre trăm đốt
Người lấy cóc
Cây thuốc cải tử hoàn sinh hay là sự tích thằng Cuội cung trăng
Lấy chồng dê
Người lấy ếch
Sự tích động Từ Thức
Người học trò và ba con quỷ
Hai cô gái và cục bướu
Người hóa dế
Thánh Gióng
Ai mua hành tôi hay là lọ nước thần
Người dân nghèo và Ngọc hoàng
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi
Sự tích công chúa Liễu Hạnh
Người thợ săn và mụ chằng
Quan Triều hay là chiếc áo tàng hình
Miêu thần hay là sự tích chuột và mèo
Con cóc liếm nước mưa
Thầy cứu trò
Hai con cò và con rùa
Cô gái lấy chồng hoàng tử
Người dì ghẻ ác nghiệt hay là sự tích con dế
Làm ơn hóa hại
Huyền Quang
Tiêu diệt mãng xà
Giáp Hải
Tam và Tứ
Bính và Đinh
Hà rầm hà rạc
Ông già họ Lê
Tấm Cám
Phạm Nhĩ
Con ma báo thù
Rắn báo oán
Rạch đùi giấu ngọc
Người học trò và con hổ
Sự tích đền Cờn
Quân tử
Cường Bạo đại vương
Mũi dài
Bốn cô gái muốn lấy chồng hoàng tử
Ông Dài ông Cộc hay là sự tích thần sông Kỳ-cùng
Sự tích tháp Báo ân
Vụ kiện châu chấu
Bà ong chúa
Anh chàng họ Đào
Duyên nợ tái sinh
Mỵ Châu – Trọng Thủy hay là truyện nỏ thần
Cô gái con thần Nước mê chàng đánh cá
Quan âm Thị Kính
Sự tích bãi ông Nam
Bán tóc đãi bạn
Trọng nghĩa khinh tài
Ả Chức chàng Ngưu
Bốn người bạn
Người cưới ma
Vợ chàng Trương
Sự tích khăn tang
Ngậm ngải tìm trầm hay là sự tích núi Mẫu tử
Cái vết đỏ trên má công nương
Chàng ngốc học khôn
Phiêu lưu của anh chàng ngốc hay la làm theo vợ dặn
Thịt gà thuốc chồng
Hòa thượng và người thợ giày
Hai anh em và con chó đá
Chàng rể thong manh
Làm cho công chúa nói được
Rủ nhau đi kiếm mật ong
Cô gái lừa thày sãi, xã trưởng và ông quan huyện
Thầy lang bất đắc dĩ
Giận tao mày ở với ai hay là truyện phượng hoàng đất
Cái chết của bốn ông sư
Hai bảy mười ba
Về Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 1
Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 2
Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 3
Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 4
Thử tìm nguồn gốc truyện cổ tích Việt Nam
Lời sau sách
Báo và tạp chí
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ bình diện một công trình nghiên cứu
Nhà cổ tích học Nguyễn Đổng Chi với bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Một vài ký ức về anh tôi
Bảng tra cứu tên truyện Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
CLICK LINK DOWNLOAD TRUYỆN TẠI ĐÂY.
Kho Tàng Truyện Dân Gian Việt Nam
Truyện dân gian Việt Nam là những truyện kể miệng của nhân dân lưu truyền từ đời này qua đời khác. Cũng có người gọi là truyện đời xưa, nhưng danh từ truyện đời xưa dễ nhầm với truyện cổ tích – một loại nhỏ trong truyện dân gian nói chung.
Truyện dân gian bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
1. Truyện thần thoại
Đây là loại truyện cổ xuất hiện sớm nhất, trong đó đại bộ phận các nhân vật là thần.
Thần thoại là loại truyện phần lớn ra đời trong thời kỳ công xã nguyên thủy và chủ yếu nhằm phản ánh cuộc đấu tranh của con người chế ngự thiên nhiên.
[alert style=”danger”]
[button url=”https://truyendangian.com/truyen-than-thoai/” style=”danger” target=_blank]➤ Đọc truyện về các vị thần[/button]
[/alert]
2. Truyện truyền thuyết
Truyện truyền thuyết là truyện dân gian nối tiếp với thần thoại và ít nhiều đã chứa đựng yếu tố lịch sử.
Thần thoại và truyền thuyết khác nhau: trong thần thoại, nhân vật là thần hoặc nửa thần: thần thoại xuất hiện từ thời xa xưa, truyền thuyết xuất hiện sau thần thoại và có dính đến lịch sử; những nhân vật của truyền thuyết thường là những nhân vật có thật trong lịch sử.
[alert style=”danger”]
[button url=”https://truyendangian.com/truyen-truyen-thuyet/” style=”danger” target=_blank]➤ Những truyện truyền thuyết hay[/button]
[/alert]
3. Truyện cổ tích dân gian Việt Nam
Đây là những truyện ra đời muộn hơn so với thần thoại. Tuy vẫn còn nhiều yếu tố hoang đường, nhưng nhân vật chính là người. Truyện cổ tích chủ yếu nhằm phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống các giai cấp bóc lột, phản ánh mọi mặt sinh hoạt của nhân dân. Nó chiếm số lượng nhiều nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam.
Truyện cổ tích chủ yếu ra đời khi xã hội đã có giai cấp, như chế độ phong kiến. Cho nên nội dung chính của truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh xã hội về mọi phương diện.
[alert style=”danger”]
[button url=”https://truyendangian.com/truyen-co-tich/” style=”danger” target=_blank]➤ Khám phá thế giới cổ tích[/button]
[/alert]
4. Truyện cười dân gian Việt Nam
Truyện cười là những truyện trong đó có nhiều yếu tố gây ra tiếng cười để mua vui hoặc để châm biếm, đả kích.
Truyện cười dân gian Việt Nam có ý nghĩa phê phán những thói hư, tật xấu trong nhân dân, hay đả kích một cách sâu cay tính chất bóc lột, thói xảo trá và sự thối nát của giai cấp thống trị cùng bọn tay sai đắc lực của chúng như quan lại, cường hào gian ác.
[alert style=”danger”]
[button url=”https://truyendangian.com/truyen-cuoi/” style=”danger” target=_blank]➤ Truyện cười dân gian Việt Nam[/button]
[/alert]
5. Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là loại truyện tưởng tượng, trong đó người xưa mượn câu chuyện loài vật, cây cối, đồ vật hoặc chuyện người để nêu lên một nhận xét về thực tế xã hội hoặc để khuyên răn người đời. Truyện ngụ ngôn thường đem lại những bài học về luân lí, đạo đức,… rất sinh động, sâu sắc.
[alert style=”danger”]
[button url=”https://truyendangian.com/truyen-ngu-ngon/” style=”danger” target=_blank]➤ Những câu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa[/button]
[/alert]
Nội dung những câu chuyện dân gian Việt Nam
Nội dung truyện dân gian rất phong phú, phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống dân tộc ở những thời kì lịch sử khác nhau, kể cả thời kì mà ngày nay chúng ta không giữ được bao nhiêu tài liệu đích xác nữa. Tổ tiên của chúng ta đã gửi gắm vào đấy những cảm nghĩ, nguyện vọng và ý chí của họ, những quan niệm của họ về thế giới và về cuộc sống của xã hội loài người.
1. Truyện dân gian phản ánh quan niệm về thế giới của người xưa.
Người xưa quan niệm về thế giới một cách đơn giản và cụ thể. Để tạo ra vũ trụ, thần Trụ Trời, thần Mặt Trăng, Mặt Trời cũng lao động như người. Thần Núi, thần Đất, thần Sông, thần Nước, đều gần gũi với người và giúp người đấu tranh chống thiên tai, ví dụ Sơn Tinh cùng với người chống Thủy Tinh, vị thần tượng trưng cho sức phá hoại của bão lụt. Thần Mưa đi hút nước ở sông biển để tưới ruộng đồng cho người cày cấy.
Thế giới thần trong các truyện thần thoại là thế giới chưa có đẳng cấp. Các thần đều có cuộc sống bình đằng. Mỗi thần đều có chức vụ riêng của mình. Các thần cũng có nhược điểm giống như người và có khi bị người đánh như thần Sét, hay bị kiện như thần Mưa.
2. Truyện dân gian có mối quan hệ ít nhiều với lịch sử
Những truyện như Thánh Gióng, An Dương Vương, Đầm nhất dạ đều là những truyện có dính dáng đến những chặng đường lịch sử nhất định. Nhiều khi có nhân vật truyện cổ lại có quan hệ mật thiết với nhân vật lịch sử, ví dụ An Dương Vương thông gia với Triệu Đà (An Dương Vương là nhân vật có thật trong lịch sử). Điều quan trọng là nhiều truyện như vậy đã nói lên lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
3. Truyện dân gian Việt Nam có tính phê phán sâu sắc
Lịch sử của xã hội loài người là lịch sử đấu tranh liên tục. Bên cạnh cuộc đấu tranh với thiên nhiên, còn có cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị, khi xã hội đã phân chia giai cấp. Tinh thần phản phong của nhân dân ta được thể hiện qua nhiều truyện như Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây Khế, Trạng Quỳnh, Thằng Cuội,… Từ những vua quan hung tàn, từ những địa chủ, cường hào gian ác, cho đến những tầng lớp khác như lang băm, phù thủy, thầy bói, sư, tiểu phá giới, hủ nhu, v.v… đều bị nhân dân lao động đưa vào trong truyện dân gian, xây dựng thành những nhân vật tiêu biểu, và phê phán hay đả kích một cách sâu cay.
Các lực lượng siêu nhiên như Trời, Phật, Thần trong truyện dân gian thường tiêu biểu cho lực lượng tiến bộ, đứng về phía chính nghĩa để thắng gian tà.
4. Những câu chuyện dân gian Việt Nam phản ánh tâm tư và ước vọng của nhân dân
Trong cuộc đấu tranh lâu dài cho hạnh phúc của mình, tổ tiên ta đã gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Nhưng họ không hề bị quan, mà vẫn ước mơ có những sáng tạo phi thường. Có những hạt lúa thần to như cái đấu, đến mùa tự lăn về nhà mà không phải gặt. Sơn Tinh có quyển sách ước (1), Thạch Sanh có niêu cơm thần thết quân tướng mười tám nước ăn mà không hết. Người ta cũng ước mơ có ngựa sắt phun lửa, có nỏ thần để giết giặc; người ta lại cũng ước mơ già lột xác không chết, để trở lại trần gian sống một cuộc đời hạnh phúc…
Ý nghĩa những truyện đó, nói theo Goocki “không ngoài lòng mong mỏi của người lao động thời xưa muốn làm việc cho được nhẹ nhàng hơn, sản xuất được nhiều hơn, chống với kẻ thù hai chân và bốn chân có hiệu quả hơn”… Và những ước mơ của tổ tiên ta xưa nay như đi mây về gió, như nỏ thần giết giặc thì ngày nay đã thành sự thật.
Nghệ thật trong truyện dân gian Việt Nam
Mỗi loại nhỏ trong truyện cổ dân gian đều có đặc trưng nghệ thuật của nó, ví dụ đối với truyện thần thoại, thì cách xây dựng những hình tượng kì diệu hay cách nhân hóa thường được sử dụng nhiều hơn. Những nhân vật trong thần thoại thường có yếu tố kì ảo: thần Biển, thần Trụ Trời. Có những hình tượng được cấu tạo để biểu hiện tính chất kì ảo đó: cái thở của thần Biển, sức mạnh của thần Trụ Trời.
Trái lại, nhân vật trong truyện cổ tích thì lại gần chúng ta hơn tuy cũng có ít nhiều yếu tố kì ảo (ví dụ Tấm trong truyện Tấm Cám hay chàng trai trong truyện Cây tre trăm đốt được Bụt truyền cho câu thần chú). Riêng đối với truyện cười, thì tính chất cường điệu và phóng đại được chú trọng hơn: anh hà tiện hay nói khoác ở đây không phải là những người thường, mà là hạng người đặc biệt: hà tiện quá chừng, nói khoác quá chừng. Trong truyện ngụ ngôn, ý nghĩa so sánh và nói bóng đòi hỏi một nghệ thuật có khả năng diễn đạt một cách kín đáo, tế nhị và sâu sắc hơn: Đẽo cày giữa đường, Mười voi không được bát nước xáo.
Nghệ thuật trong những câu chuyện dân gian Việt Nam có nhiều điểm đáng lưu ý. Phần lớn các truyện đều được xây dựng theo trình tự thời gian; việc xảy ra trước, kể trước; việc xảy ra sau, kể sau. Các sự kiện, chi tiết trong truyện được chọn lọc, bố cục mạch lạc, chặt chẽ. Cách bố cục truyện như vậy dễ nhớ, dễ lưu truyền. Trong truyện cổ dân gian, trí tưởng tượng của nhân dân rất phong phú. Nhờ trí tưởng tượng đó mà nhiều truyện có sức hấp dẫn lớn.
Những yếu tố tưởng tượng nhiều khi có tính chất hoang đường như bụt, tiên, thần, gậy thần, gươm thần,… phản ánh lòng mong muốn, ước vọng của người xưa, và đó cũng là một phương pháp để xây dựng truyện cổ dân gian.
Do tính chất truyền miệng nên ngôn ngữ trong truyện dân gian thường thay đổi tùy theo người kể chuyện. Nhưng nói chung những người kể thường sử dụng ngôn ngữ của quần chúng, dùng từ dễ hiểu, chính xác, đảm bảo đúng cốt truyện.
Truyện dân gian Việt Nam đã xây dựng được nhiều hình tượng đẹp: ngựa sắt Phù Đổng, hạt ngọc Mị Châu… Trừ một số thần thoại và truyền thuyết, hầu hết truyện dân gian đều mang tính chất phiếm chỉ, tên người tên đất trong truyện không cần phải chính xác. Câu chuyện dù có nhiều chi tiết cũng thường được cấu tạo theo trật tự thời gian, chính vì vậy nó mới thích hợp với truyền miệng.
Kết luận
Truyện dân gian Việt Nam là một kho tàng văn học vô cùng phong phú. Nó phản ánh nhiều mặt về cuộc sống vật chất và tinh thần, về tâm tư và ước vọng của nhân dân ta thời xưa. Đọc truyện cổ dân gian, chẳng những chúng ta học tập được tinh thần lao động cần cù và tinh thần chiến đấu bền bỉ của nhân dân ta thời xưa mà còn học tập được cách diễn đạt sinh động và cách xây dựng hình tượng nhân vật rất hấp dẫn, thích hợp trong từng loại truyện.
Truyện Cổ Tích Thế Giới, Kho Tàng Truyện Cổ Tích Hay Nhất Trên Thế Giới
Truyện cổ tích thế giới đối với những bạn nhỏ chúng ta chính là cánh cửa mở ra cho tâm hồn các bạn một thế giới mới mẻ. Những truyện cổ tích luôn là những câu chuyện có tính giáo dục, hướng thiện giúp những thiên thần nhỏ của chúng ta tự rút ra cho mình những bài học riêng thật bổ ích. Từ đó nó sẽ có ảnh hưởng ít nhiều tới những suy nghĩ và hành động của các bạn trong cuộc sống thực tế. Bên cạnh đó, truyện cổ tích còn giúp cho các bạn nhỏ chúng ta mở rộng vốn từ ngữ, tư duy sáng tạo, cách ứng xử trong cuộc sống của mình.
Ngay từ nhỏ những truyện cổ tích thế giới cũng như truyện cổ tích Việt Nam đã giúp nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lên. Bất kỳ ai cũng đều biết tới những nhân vật như nàng tiên cá, cô bé lọ lem, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những nhân vật cổ tích ấy đã đi vào trong mỗi giấc mơ của chúng ta mang tới cho tâm hồn chúng ta những cảm xúc trong veo, hồn nhiên khiến chúng ta sống tích cực tốt đẹp hơn. Khi còn nhỏ mỗi chúng ta ai cũng từng say mê những câu chuyện về thế giới thần tiên kỳ ảo, về những chú lính chì dũng cảm, về cô bé lọ lem luôn vươn lên trong cuộc sống dù cô chịu nhiều cay đắng bất hạnh, nhưng rồi chính nhờ sự cần cù chăm chỉ, nhờ trái tim lương thiện đó đã giúp cho những con người luôn sống tích cực đó tìm được hạnh phúc của mình. Lòng tốt sự lương thiện của con người như một bông hoa ngào ngạt hương thơm bay ra từ nhữn trang sách thổi vào tâm hồn của những người đọc.
Danh sách truyện cổ tích thế giới hay nhất
Sự Tích Con Khỉ Truyện Cổ Tích, Truyện Cổ Tích Việt Nam
Sự tích con khỉ
( Sự tích con khỉ) Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:
– Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói. Ăn xong, ông cụ bảo nàng: Sự tích con khỉ
– Hồi nãy làm sao con khóc? Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.
– Ta là đức Phật,
– ông cụ nói tiếp,
– ta thấy con có lòng tốt.
Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.
Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.
Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:
– Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với! Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.
Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: “Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!”. Nhưng lại có những tiếng khác: “Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì”. Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.
Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.
Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.
Gửi bởi in Tags: Hà Vũ truyện cổ tích việt nam đọc truyện bé nghe, đọc truyện cổ tích việt nam chọn lọc, hay nhất, truyện cổ tích, truyện cổ tích việt nam chọn lọc, truyện cổ tích việt nam hay nhất, việt nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!