Xu Hướng 11/2023 # Khánh Hòa Qua Ca Dao, Tục Ngữ # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khánh Hòa Qua Ca Dao, Tục Ngữ được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp. Đây là bãi biển Nha Trang:

“Bãi biển Nha Trang mịn màng, trắng trẻo      Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh      Đêm đêm thơ thẩn một mình      Đố sao cho khỏi vướng tình nước mây?” (1)

Đặc biệt, ở Khánh Hòa có khu di tích Tháp Bà, thuộc phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang. Đây là một trong những kiến trúc đền tháp Chăm còn lại đẹp nhất hiện nay, đã được Nhà nước công nhận là di tích văn hóa quốc gia. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng ba (lịch trăng), lễ hội Tháp Bà được tổ chức rất lớn. Trong lễ hội, ngoài lễ tắm tượng, còn có múa quạt, múa đèn, dâng bông, hát bóng. Hiện nay dưới chân Tháp Bà còn có một làng gọi là Xóm Bóng (xóm của những người hát bóng chuyên nghiệp (2). Trước khi Nhà nước ta xếp hạng, công nhận di tích này, ca dao địa phương đã lưu giữ nó trong tâm trí nhiều người:

“Ai về xóm Bóng quê nhà

Hỏi thăm điệu múa Dâng Bà còn không?”

Nhiều địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa được nhắc đến trong mảng ca dao, tục ngữ nói về thời tiết:

+     Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi

       Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa.

+ “Mưa Đồng Cọ, gió Tu Hoa, cọp Ô Gà, ma Đồng Lớn” (Đồng Cọ thuộc tỉnh Phú Yên).

Trầm hương, đặc biệt là kỳ nam ở Khánh Hòa thì không đâu sánh bằng. Dân địa phương đã đúc kết kinh nghiệm phân biệt giá trị các loại kỳ nam: “Nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, từ hắc”. Trong số ba tỉnh có yến sào (Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa), thì sản lượng và chất lượng của Khánh Hòa là cao nhất. Hơn một lần ca dao đã ca ngợi hai đặc sản trầm hương và yến sào của tỉnh này:

+ “Khánh Hòa là xứ Trầm Hương

 Non cao biển rộng, người thương đi về

 Yến sào mang đậm tình quê

 Sông sâu đá tạc lời thề nước non”.

 + “Khánh Hòa biển rộng non cao

 Trầm hương Vạn Giã, yến sào Nha Trang”.

 + “Tỉnh Khánh Hòa đậm đà mưa nắng

 Non chồng nghĩa nặng, nước chứa tình thâm

 Ngọn gió bay phảng phất hơi trầm

 Mây xây tháp bút, trăng dầm bến ngân”.

Tỉnh Bình Định có loại nhà “mái lá”, tường bằng gạch hay bằng đất sét nện rất dày, mái nhà cũng có một lớp đất sét nện cách nhiệt, do đó mùa nắng thì mát mẻ, mùa đông lại ấm áp, còn tránh được hỏa hoạn. Tỉnh Phú Yên có đồng ruộng màu mỡ, Khánh Hòa có trâu tốt. Chỉ với hai dòng lục bát, ca dao Nam Trung bộ đã ghi nhận:

“Tiếng đồn Bình Định tốt nhà

Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu”.

Có khi ca dao tập trung phản ánh cảnh và vật của một địa phương. Nhưng cũng có khi một bài ca dao đã phản ánh hiện thực của nhiều địa phương; trong trường hợp này thật khó mà tách bạch đâu là ca dao Bình Định, đâu là ca dao Phú Yên, đâu là ca dao Khánh Hòa:

“Anh về Bình Định thăm cha

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em”.

    Để giữ gìn non sông tươi đẹp, để bảo vệ thành quả lao động của cha ông, nhiều khi người dân đã phải cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm. Dưới hình thức hỏi đáp, ca dao Khánh Hòa đã tạc bia ghi công những người con ưu tú của tỉnh nhà.

Đầu tiên cô gái hỏi:

“Tiếng đồn anh hay chữ

Lại đây em hỏi thử

Đôi câu lịch sử Khánh Hòa

Từ ngày Tây cướp nước ta

Những ông nào đã dựng cờ khởi nghĩa,

Anh hãy nói ra cho em tường?”

Chàng trai trả lời:

Nghe lời em hỏi mà thương!

Thương người nghĩa kiệt, tơ vương vấn lòng

Vì thù non sông

Thề không đội trời chung với giặc

Từ Nam chí Bắc

Thiếu chi trang dạ sắt, gan đồng

Ở Khánh Hòa thì có ba ông

Ông Trần Đường giữ đèo Dốc Thị

Ông Trịnh Phong trấn nơi biển Cù

Ông Nguyễn Khanh lo việc quân nhu

Ba ông một bụng nghìn thu danh truyền”

Cô gái đâu đã “chịu thua”:

“Ba ông là bậc anh hiền

Gọi “Khánh Hòa tam kiệt”

Người người đều biết

Đều thương đều tiếc

Chưa thỏa nguyền núi sông

Tấm thân xem nhẹ như lông hồng

Hỏi anh còn nhớ “Quảng Phước tam hùng” là ai?”

Cũng may là chàng trai không phải tay vừa:

“Dám đâu quên kẻ anh tài

Rèn gan sắt đá khôn nài bể dâu

Gương phấn dũng làu làu Phạm Chánh

Cùng Phạm Long chung gánh nước non

Cha con trung nghĩa vẹn tròn

Cùng Nguyễn Sung nguyện mất còn có nhau

Bao phen cay đắng hận thù

Tam hùng, tam kiệt nghìn thu trăng rằm”

Người Khánh Hòa rất giàu tình cảm:

“Gió đâu bằng gió Tu Bông

Thương ai bằng: thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con?”

Ca dao thường được sáng tác theo thể lục bát. Nói đến thể thơ này, người ta thường nghĩ đến đơn vị tế bào của nó là hai dòng: trên sáu tiếng (lục) và dưới tám tiếng (bát). Tuy nhiên, để thể hiện nội dung tình cảm phong phú, trong lời ca dao vừa dẫn, người xưa đã sử dụng hình thức lục bát biến thể. Ở hình thức này, số tiếng của dòng dưới đã được thay đổi (kéo dài thành 11 tiếng), chỉ có số tiếng của dòng trên và khuôn hình vần vẫn được giữ (Bông vần với chồng).

“Yến sào Hòn Nội

Vịt lội Ninh Hòa

Tôm hùm Bình Ba

Nai khô Diên Khánh

Cá tràu Võ Cạnh

Sò huyết Thủy Triều…

Đời anh cay đắng đã nhiều

Về đây sớm ngọt, ngon chiều với em”

    Ở bài khác, người dân không chỉ dùng thể hỗn hợp, hình thức lục bát biến thể, mà còn sử dụng các địa danh để thể hiện tình cảm tha thiết và quyết tâm chung thủy:

“Anh đứng ở Nha Trang

Trông sang xóm Bóng

Ánh trăng lờ mờ, lượn sóng lăn tăn

Gần nhau chưa kịp nói năng

Bây giờ sông cách, biển ngăn ngại ngùng!

Biển sâu con cá vẫy vùng

Sông sâu không dễ mượn dòng đưa thư

Anh nguyền cùng em:

Bao giờ Hòn Chữ bẻ tư

Biển Nha Trang cạn nước, anh mới từ duyên em”.

Hòn Chữ là một hòn đá rất to như một ngôi nhà nằm nơi bãi sông Cù, trên có khắc chữ Chăm cổ. Các nhà khảo cổ học ngờ rằng hòn đá xưa kia nằm trên núi Tháp Bà do đất lở, lăn xuống dòng sông. Bài ca dao đang phân tích có ba cặp lục bát thì cặp thứ ba là lục bát biến thể (dòng trên sáu tiếng, dòng dưới: mười).

Thể song thất lục bát cũng có mặt trong ca dao tình yêu của Khánh Hòa:

“Đứng ở Hòn Chồng, trông sang Hòn Yến

Lên Tháp Bà, về viếng Sinh Trung

Giang Sơn cẩm tú chập chùng

Đôi ta gắn bó thủy chung một lòng”

Nói đến thể song thất lục bát là nhắc đến một thể thơ mà đơn vị tế bào của nó gồm bốn dòng: hai dòng thất (mỗi dòng bảy tiếng) và một cặp lục bát. Ở bài ca dao vừa dẫn, tác giả đã sử dụng hình thức song thất lục bát biến thể (ở hai dòng thất là tám tiếng và bảy tiếng).

Qua một số bài ca dao đã phân tích, chúng ta hay bắt gặp hình thức biến thể. Hiện tượng này cho thấy hai điều. Thứ nhất, sáng tác dân gian chưa được kỳ công, tinh xảo như văn chương bác học. Văn chương bác học không có hình thức biến thể, thêm bớt số tiếng. Thứ hai, sáng tác dân gian thể hiện sự phóng khoáng hồn nhiên, không gò bó theo hình thức của người bình dân (2).

Qua ca dao, tục ngữ lưu truyền ở Khánh Hòa, chúng ta có thể cảm nhận được rằng: Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, thức ăn ngon, lâm sản quý, mà còn có những con người thủy chung, nồng hậu, biết trân trọng giữ gìn những gì tốt đẹp của truyền thống.

NGUYỄN XUÂN KÍNH

(1) Nam Trung bộ do Thạch Phương, Ngô Quang Hiển biên soạn, NXB KHXH, Hà Nội, 1994.

Ca Dao Tục Ngữ Về Mẹ

Một số bài thơ và ca dao tục ngữ hay về mẹ.

Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Công cha nghĩa mẹ cao vời, Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta. Nên người con phải xót xa, Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao. Đội ơn chín chữ cù lao, Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới chân tu

Công cha đức mẹ cao dày, Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. Nuôi con khó nhọc đến giờ, Trưởng thành con phải biết thờ song thân

Mẹ già ở tấm lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

Đêm khuya trăng rụng xuống cầu, Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau

Biển Đông còn lúc đầy vơi, Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng

Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con

Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá, Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua. Đi về lập miếu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha

Muốn cho gần mẹ gần cha, Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền

Ai về tôi gởi buồng cau, Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy. Ai về tôi gởi đôi giày, Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi

Ơn hoài thai, to như bể! Công dưỡng dục, lớn tựa sông! Em nguyện ở vậy không chồng, Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con

Chim đa đa đậu nhánh đa đa, Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già, Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?

Nếu mình hiếu với mẹ cha, Chắc con cũng hiếu với ta khác gì? Nếu mình ăn ở vô nghì, Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận, Ngỗ nghịch nào con có khác chi! Xem thử trước thềm mưa xối nước, Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì

Ở đời ai cũng có lần, Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành. Người xưa khó nhọc nuôi mình, Khác gì mình đã hết tình nuôi con

Mẹ dạy thì con khéo, Bố dạy thì con khôn

Mồ côi cha, ăn cơm với cá Mồ côi mẹ lót lá mà nằm

Ai rằng công mẹ như non, Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn

Lòng mẹ như bát nước đầy, Mai này khôn lớn, ơn này tính sao

Nhớ ơn chín chữ cù lao, Ba năm bú mớm biết bao thân tình

Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi

Nuôi con chẳng quản chi thân, Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

Mẹ ngoảnh đi, con dại, Mẹ ngoảnh lại, con khôn

Mẹ giàu con có, mẹ khó con không

Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau

Bồng cho con bú một hồi, Mẹ đã hết sữa, con vòi con la

Nuôi con buôn tảo bán tần, Chỉ mong con lớn nên thân với đời. Những khi trái nắng trở trời, Con đau là mẹ đứng ngồi không yên. Trọn đời vất vả triền miên, Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con

Thêm một người quả đất chật thêm,  Thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt

Ca Dao Tục Ngữ Về Mẹ, Tình Mẹ Con

Những câu ca dao tục ngữ hay nhất về mẹ Mẹ là gì? Dường như không thể diễn tả hết về mẹ, câu trả lời là vô tận. Mẹ là một thứ gì đó rất thiêng liên mà mỗi con người chúng ta không thể nào lý giải hết.

Ca dao tục ngữ về mẹ hay nhất

1.

Đêm đêm con thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con.​

Người con trải lòng cầu nguyện trời cao luôn cho cha mẹ sức khỏe để sống lâu dài với con. Câu ca dao thể hiện sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình.

2.

Mẹ cha gánh vác hy sinh Mẹ cha quên cả thân mình vì con.​

Câu ca dao thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái, cha mẹ luôn xả thân mình hình sinh để bảo vệ con cái dù con cái có ra sao đi nữa.

3.

Lễ Vu Lanbâng khuâng nhớ cha, ơn dưỡng dục Mùa báo hiếu ngậm ngùi thương mẹ, đức cù lao.​

Câu ca dao có nhắc về “lễ vu lan” tức là lễ báo hiếu cho cha mẹ vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Chữ cù lao là nói lên công ơn sinh thành của cha mẹ, mang nặng 9 tháng đẻ đau sau đó còn nuôi nấng con nên người.

4.

Dù đi khắp bốn phương trời Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.​

Câu ca dao có nghĩa là chẳng ai tốt bằng cha mẹ cả, cho dù có những lúc giận mắng la con cái nhưng vẫn luôn yêu thương bảo vệ con trong mọi hoàn cảnh.

5.

Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.​

Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ Ý muốn nói cho dù sau này có trưởng thành “đủ lông đủ cánh” rồi thì vẫn là con của mẹ, muốn nhắn nhủ đừng quên công ơn sinh thành của mẹ.

6.

Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.​

Hai câu ca dao thể hiện rõ sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái. Dù cho gian khổ đến đâu thì vẫn lo cho con nên người.

7.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.​

2 câu thơ trên có ngụ ý là muốn chúng ta kính trọng cha mẹ, làm tròn chữ hiếu, trọn đạo làm con. Đừng bao giờ làm cha mẹ phải buồn lòng vì mình.

8.

Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con​

Mẹ làm lụng vất vả thức khuya dậy sớm để nuôi con nên người, cha luôn bảo vệ con những lúc khó khăn nhất. Do vậy 2 câu thơ muốn nhắc nhở chúng ta không bao giờ được quên công ơn sinh thành của cha mẹ.

9.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không​

Hai câu thơ cho ta thấy một thông điệp tuy nhẹ nhàng nhưng thấm thía, ai trong chúng ta khi nghe câu này đều cảm thấy thương cha mẹ vô cùng. Những ai còn mẹ, những ai còn cha, những ai còn cả cha lẫn mẹ xin hãy trân trọng những gì mình đang có, xin đừng làm đau lòng các đấng sinh thành dù chỉ là một điều gì đó rất nhỏ.

10.

Tử hiếu song thân lạc Gia hoà vạn sự thành​

2 câu thơ ý muốn nói: con cái mà hiếu thảo thì cha mẹ vui và nhà hòa thuận trên dưới làm gì cũng thành công.

11.

Công cha nghĩa mẹ ơn thầy Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.​

Câu ca dao có hàm ý là cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta kiến thức. Để thành danh trên cuộc đời, chúng ta không thể nào quên đi sự dạy bảo ân cần của người thầy. Và đến khi trưởng thành thì không bao giờ được quên ơn nghĩa của cha mẹ

12.

Mẹ già như chuối chín cây Gió lay Mẹ rụng con thời mồ côi.​

2 câu thơ trên ý muốn nhắn nhủ chúng ta luôn phải quan tâm chăm sóc đến mẹ của mình, để rồi đến một ngày mẹ không còn nữa thì chúng ta có ân hận cũng không còn ý nghĩa gì nữa.

13.

Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con​

Đây là câu ca dao rất nổi tiếng nói về tình cha mẹ. Nó thể hiện ngụ ý công ơn dưỡng dục sinh thành nuôi ta lớn khôn của cha mẹ rất đẹp đẽ và cao cả, qua đó nhắn nhủ chúng ta phải luôn hiếu thảo và biết ơn cha mẹ.

14.

Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, Con nuôi mẹ con kể từng ngày. Mẹ nuôi được mười con Mười con không nuôi được một mẹ.​

4 câu thơ trên muốn nhắn nhủ những người hiện tại đang nuôi dưỡng lại cha mẹ khi tuổi già lại khó khăn với cha mẹ của chính mình, quên đi công ơn nuôi dưỡng từ nhỏ của cha mẹ từ nhỏ đến khi trưởng thành.

15.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.​

2 câu ca dao có ý nghĩa là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con cái xa quê đối với mẹ già.

Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Công cha nghĩa mẹ cao vời, Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta. Nên người con phải xót xa, Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao. Đội ơn chín chữ cù lao, Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới chân tu

Công cha đức mẹ cao dày, Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. Nuôi con khó nhọc đến giờ, Trưởng thành con phải biết thờ song thân

Mẹ già ở tấm lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

Đêm khuya trăng rụng xuống cầu, Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau

Biển Đông còn lúc đầy vơi, Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng

Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con

Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá, Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua. Đi về lập miếu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha

Muốn cho gần mẹ gần cha, Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền

Ai về tôi gởi buồng cau, Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy. Ai về tôi gởi đôi giày, Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi

Ơn hoài thai, to như bể! Công dưỡng dục, lớn tựa sông! Em nguyện ở vậy không chồng, Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con

Chim đa đa đậu nhánh đa đa, Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già, Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?

Nếu mình hiếu với mẹ cha, Chắc con cũng hiếu với ta khác gì? Nếu mình ăn ở vô nghì, Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận, Ngỗ nghịch nào con có khác chi! Xem thử trước thềm mưa xối nước, Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì

Ở đời ai cũng có lần, Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành. Người xưa khó nhọc nuôi mình, Khác gì mình đã hết tình nuôi con

Mẹ dạy thì con khéo, Bố dạy thì con khôn

Mồ côi cha, ăn cơm với cá Mồ côi mẹ lót lá mà nằm

Ai rằng công mẹ như non, Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn

Lòng mẹ như bát nước đầy, Mai này khôn lớn, ơn này tính sao

Nhớ ơn chín chữ cù lao, Ba năm bú mớm biết bao thân tình

Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi

Nuôi con chẳng quản chi thân, Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

Mẹ ngoảnh đi, con dại, Mẹ ngoảnh lại, con khôn

Mẹ giàu con có, mẹ khó con không

Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau

Bồng cho con bú một hồi, Mẹ đã hết sữa, con vòi con la

Nuôi con buôn tảo bán tần, Chỉ mong con lớn nên thân với đời. Những khi trái nắng trở trời, Con đau là mẹ đứng ngồi không yên. Trọn đời vất vả triền miên, Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con

Thêm một người quả đất chật thêm, Thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt​

Ca Dao Tục Ngữ Về Con Trâu Việt Nam

Ca dao tục ngữ về con trâu Việt Nam​

Những câu ca dao tục ngữ vè con trâu Việt Nam hay nhất

TỤC NGỮ

1.

Con trâu là đầu cơ nghiệp​

Câu tục ngữ gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã có từ xa xưa nhưng bây giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau được xem là hình ảnh biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam.

2.

Chín gang trâu cười, mười gang trâu khóc.​

3.

Tha cày cuốc góc, nghỉ nhọc chăn trâu.​

4.

Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà.​

Câu nói trên có ý nghĩa là đủ 3 điều ấy mới là “đàn ông”, đầu tiên là phải tậu trâu vì con trâu nó làm ra tiền ra bạc, còn vợ thì hay mua sắm tốn kém cho nên phải sắm trâu để làm lụng trước.

5.

Trâu thịt thì gầy, trâu cày thì béo.​

6.

Muốn giàu nuôi trâu lái, muốn lụn bại nuôi bồ câu.​

Câu tục ngữ muốn nhắn nhủ chúng ta muốn làm giàu thì nuôi trâu, “trâu lái” là trâu nái do dân địa phương người ta phát âm chữ “L” thành “N”

7.

Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi.​

Muốn nói rằng chúng ta nếu muốn mua trâu thì nên mua trâu nái tức “xem vó”, còn lấy vợ thì chọn con nhà có dòng dõi, có sức khỏe tốt, có khả năng sinh sản và không có di truyền bệnh tật, …

8.

Trâu có đàn, bò có lũ.​

Hai câu thơ tỏ vẻ biết ơn đến 2 con vật có công rất lớn trong sản xuất nông nghiệp.

9.

Mua trâu xem sừng, mua chó xem chân.​

10.

Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc.​

Ý muốn nói không có trâu thì người dân sẽ gặp muôn vàng khó khăn trong sản xuất, qua đó phải biết quý trọng con trâu và xem nó như là bạn.

CA DAO

1.

Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cầy vợ cấy con trâu đi nằm​

Hai câu ca dao trên ví von sự chăm chỉ của đôi vợ chồng nhà nông, nếu phân tích rỏ hành động thì từ chồng cày thì phải có trâu, trâu đi bừa thì phải có người. suy luận cách đó thì phải thêm 1 con trâu và 1 người nữa

2.

Ai nói chăn trâu là khổ?? Tôi chăn nàng còn khổ hơn trâu.​

Ý muốn châm biếm những cô gái có lối sống xa hoa vật chất, và so sánh với hình ảnh con trâu chỉ ăn cỏ để sống qua ngày.

3.

Đêm qua kẻ trộm vào nhà, Làm thinh chợp mắt để mà mất trâu. Nằm đây chớ chẳng ngủ đâu, Thức mà giữ lấy con trâu con bò. Nằm đây nào đã ngủ cho, Thức mà giữ lấy con bò con trâu.​

Muốn nói là giấc ngủ chẳng quan trọng bằng con trâu, nhỡ khi chợp mắt mất trâu rồi lấy gì đi cày mà kiếm sống.

4.

Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn cho béo trâu cày cho sâu. Ở đời khôn khéo chi đâu, Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.​

Bốn câu ca dao trên muốn diễn đạt hình ảnh chăm sóc cho trâu khỏe mạnh để có thể cày sâu giúp ta kiếm sống.

5.

Tháng giêng là tháng ăn chơi, Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà Tháng ba thì đậu đã già Ta đi ta hái về nhà phơi khô Tháng tư đi tậu trâu bò Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm…​

“Tháng tư đi tậu trâu bò” lột tả hình ảnh con trâu quan trọng như thế nào trong ngành sản xuất, tậu trâu để tháng 5 bắt đầu cày bừa.

6.

Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày giữ nghiệp nông gia. Ta đây trâu đấy, ai mà quản công! Bao giờ cây lúa còn bông, thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.​

Ý ở đây nói là nông nghiệp còn phụ thuộc vào cây lúa nước thì vẫn còn cần đến trâu nên mới cho trâu ăn cỏ để có sức khỏe giúp nhà nông.

7.

Trâu năm sáu tuổi còn nhanh, Bò năm sáu tuổi đã tranh về già, Đồng chiêm xin chớ nuôi bò, Mùa đông tháng giá, bò dò làm sao!​

Bài thơ cho thấy được sức khỏe của con trâu tốt hơn bò rất nhiều, do vậy mà từ bao đời nay chỉ có hình ảnh con trâu đi cày chứ không có con bò nào đi cày cả.

8.

Trâu buộc thì ghét trâu ăn, Quan võ thì ghét quan văn dài quần.​

Hai câu ca dao trên có hàm ý là lấy hai con trâu ở hai tình thế khác nhau để so sánh, để phê phán thói hư, tật xấu của con người: hậm hực, ghen ghét những người hơn mình.

9.

Dù ai buôn bán nơi đâu Mồng Mười, tháng Tám chọi trâu thì về​

Nhắn nhủ những người xa quê hương nên nhớ “mồng mười tháng tám” hãy về quê để tham gia lễ hội chọi trâu. Thật sự thì để mồng mười nghe cho nó vần chứ thật sự thì lễ chọi trâu Đồ Sơn diễn ra vào ngày 9 tháng 8 hàng năm.

10.

Trời mưa trời gió đùng đùng Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu Gánh về trồng bí trồng bàu Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.​

4 câu thơ cho ta thấy được hình ảnh con trâu không chỉ có sức khỏe mà “phân trâu” còn giúp ích rất nhiều trong việc trồng trọt.

Ca Dao Tục Ngữ Về Con Trâu

 

Tuyển chọn những lời ca dao hay về TRÂU Thuyduongnsx tuyển chọn 1. Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu Tham vì ông lão tốt râu mà hiền 2. Chẳng tham ruộng cả ao liền Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ. 3. Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cầy vợ cấy con trâu đi nằm 4. Đường về đêm tối canh thâu Nhìn anh tôi tưởng con trâu đang cười 5. Thiệt tình hỏng phải ba hoa hôm qua tui thấy con gà đá trâu….. 6. Gà đá trâu bao lâu mới thắng Trâu đá gà que cẳng con trâu 7. Ai nói chăn trâu là khổ?? Tôi chăn nàng còn khổ hơn trâu. 8. Dù ai buôn đâu bán đâu, Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Dù ai buôn bán trăm nghề, Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu. 9. Đêm qua kẻ trộm vào nhà, Làm thinh chợp mắt để mà mất trâu. Nằm đây chớ chẳng ngủ đâu, Thức mà giữ lấy con trâu con bò. Nằm đây nào đã ngủ cho, Thức mà giữ lấy con bò con trâu. 10. Nghé ơi ta bảo nghé này Nghé ăn cho béo nghé cày cho sâu. Ở đời khôn khéo chi đâu, Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần. 11. Chăn trâu chả biết mặt trâu Trâu về cầu Cậy biết đâu mà tìm. 12. Ầu ơ… Ví dầu ví dẫu ví dâu Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng 13. Tháng giêng là tháng ăn chơi, Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà Tháng ba thì đậu đã già Ta đi ta hái về nhà phơi khô Tháng tư đi tậu trâu bò Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm… 14. Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày giữ nghiệp nông gia. Ta đây trâu đấy, ai mà quản công! Bao giờ cây lúa còn bông, thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”. “Con trâu là đầu cơ nghiệp 15. Trâu năm sáu tuổi còn nhanh, Bò năm sáu tuổi đã tranh về già, Đồng chiêm xin chớ nuôi bò, Mùa đông tháng giá, bò dò làm sao! 16. Trên trời có đám mây xanh (4) Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng Ước gì ta lấy được nàng Hà Nội, Nam Ðịnh sửa đàng rước dâu Thanh Hóa cung đốn trầu cau Nghệ An thì phải thui trâu mổ bò Phú Thọ quạt nước hỏa lò Hải Dương rọc lá giã giò gói nem Tuyên Quang nấu bạc đúc tiền Ninh Bình dao thớt Quảng Yên đúc nồi An Giang gánh đá nung vôi Thừ Thiên Đà nẵng thổi xôi nấu chè Quảng Bình Hà Tĩnh thuyề ghe Đồng Nai Gia Dịnh chẻ tre bắc cầu Anh mời khắp nước chư hầu Nước Tây nước Tàu anh gởi thư sang Nam Tào Bắc đẩu dọn đàng Thiên Lôi La Sát hai hàng hai bên 17. Trời mưa trời gió đùng đùng Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu Gánh về trồng bí trồng bàu Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà. 18. Nam mô Bồ Tát Chẻ lạt đứt tay Đi cày trâu húc Đi súc phải cọc Đi học thày đánh Đi gánh đau vai Nằm dài nhịn đói 19. Nước giữa dòng chê trong, chê đục Vũng trâu đầm hì hục khen ngon 20. Đời vua Thái Tổ – Thái Tông Lúa mọc đầy đồng trâu chẳng buồn ăn. 21. Thất là mất Tồn là còn Tử là con Tôn là cháu Lục là sáu Tam là ba Gia là nhà Quốc là nước Tiền là trước Hậu là sau Ngưu là trâu Mã là ngựa 22. Trai thì cày ruộng khiển trâu Gái thì phải biết bổ cau têm trầu 23. Trăm năm còn có gì đâu Miếng trầu liền với con trâu một vần 24. Trâu bò được ngày phá đỗ Con cháu được ngày giỗ ông 25. Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết 26. Trâu đồng ta ăn cỏ đồng ta Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm 27. Trâu kia kén cỏ bờ ao Anh kia không vợ đời nào có con Người ta con trước, con sau Thân anh không vợ như cau không buồng Cau không buồng như tuồng cau đực Trai không vợ cực lắm anh ơi Người ta đi đón, về đôi Thân anh đi lẻ, về loi một mình 28. Của chua ai nấy cũng thèm Em cho chị mượn chồng em vài ngày Chồng em đâu phải trâu cày Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm 29. Dầu bông bưởi, dầu bông lài Xức vô tới Tết còn hoài mùi cứt trâu 30. Dù ai buôn bán nơi đâu Mồng Mười, tháng Tám chọi trâu thì về 31. Ðàn đâu mà gảy tai trâu Ðạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi 32. Thương nhau vì nợ vì duyên Trâu đôi chi đó, thổ điền chi đây 33. Nghĩ xa rồi lại nghĩ gần Làm thân con nhện mấy lần vương tơ Về đâu trong đục mà chờ Hoa thơm mất tuyết , nương nhờ vào đâu Số em giàu, lấy khó cũng giàu Số em nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo Phải duyên phải kiếp thì theo Giàu ăn khó chịu, lo gì mà lo 34. Chẳng qua số phận long đong Cột trâu, trâu đứt, cột tròng, tròng trôi. 35. Lao xao gà gáy rạng ngày Vai vác cái cày, tay dắt con trâu. Bước chân xuống cánh đồng sâu Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng Câu đố: – Bốn ông đập đất, một ông phất cờ, Một ông vơ cỏ, một ông bỏ phân. = con trâu – Vừa bằng cái bát, san sát giữa đồng = vết chân Trâu 36. Ru Con Bao giờ cho đến tháng ba, Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng. Hùm nằm cho lợn liếm lông, Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi. Nắm xôi nuốt trẻ lên mười; Con gà, be rượu nuốt người lao đao. Lươn nằm cho trúm (1) bò vào; Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô. Lúa mạ nhảy lên ăn bò; Cỏ năn (2), cỏ lác (3) rình mò bắt trâu. Gà con đuổi bắt diều hâu; Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông. Chú thích: (1) Trúm : một thứ đó để bắt lươn (2) Cỏ năn : một loài cỏ mọc dưới nước (3) cỏ lác : thứ cỏ xấu 37. Thứ nhất vợ dại trong nhà, Thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn. Vợ dại thì đẻ con khôn, Trâu chậm lắm thịt, rựa cùn chịu băm. 38. Trâu chậm thời anh bán đi, Dao cùn đánh lại vợ thì làm sao. 39. Trâu anh con cưỡi con dòng, Có con đi trước lòng thòng theo sau. 40. Trâu anh con cưỡi con dòng, Lại thêm con nghé cực lòng thằng chăn. 41. Trâu buộc thì ghét trâu ăn, Quan võ thì ghét quan văn dài quần. 42.Trâu kia kén cỏ bờ ao, Anh kia không vợ đời nào có con. 43.Trâu khoẻ chẳng lọ cày trưa, Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền. 44. Trâu năm sáu tuổi còn nhanh, Bò năm sáu tuổi đã tranh cõi già. Đồng chiêm xin chớ nuôi bò, Mùa đông tháng giá bò dò làm sao? 45. Em như ngọn cỏ phất phơ Anh như con nghé nhởn nhơ giữa đồng 46. Mình rằng mình quyết lấy ta Ðể ta hẹn cưới hăm ba tháng này Hăm ba nay đã đến ngày Ta hẹn mình rày cho đến tháng giêng Tháng giêng năm mới chưa nên Ta hẹn mình liền cho đến tháng hai Tháng hai có đỗ có khoai Ta lại vật nài cho đến tháng tư Tháng tư ngày chẳn tháng dư Ta lại chần chừ cho đến tháng năm Tháng năm là tháng trâu đầm Ta hẹn mình rằng tháng sáu mình lên Tháng sáu lo chửa kịp tiền Bước sang tháng bảy lại liền mưa ngâu Tháng bảy là tháng mưa ngâu Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu Tháng tám là tháng trăng thu Bước sang tháng chín mù mù mưa rươi Tháng chín là tháng mưa rươi Bước sang tháng mười đã đãi mưa đông Quanh đi quẩn lại em đã có chồng Như chim trong lồng, như cá cắn câu 47. Ông Giăng mà lấy bà Sao, Đến mai có cưới cho tao miếng giầu. Có cưới thì cưới con trâu, Chớ cưới con nghé nàng dâu không về. 48. Ông giẳng ông giăng, Xuống chơi với tôi, Có bầu có bạn, Có ván cơm xôi, Có nồi cơm nếp, Có nệp bánh chưng, Có lưng hũ rượu, Có chiếu bám đu, Thằng cu xí-xóa, Bắt trai bỏ giỏ, Cái đỏ ẵm em, Đi xem đánh cá, Có rá vo gạo, Có gáo múc nước, Có lược chải đầu, Có trâu cày ruộng, Có muống thả ao, Ông sao trên trời. (Cái này thấy gọi là Ca dao nhi đồng, hihi) 49.Bước sang tháng sáu giá chân, Tháng một nằm trần bức đổ mồ hôi. Con chuột kéo cầy lồi lồi, Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong. Vườn rộng thì thả rau rong. Ao sâu giữa đồng, vãi cải làm dưa. Đàn bò đi tắm đến trưa, Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương. Voi kia nằm ở gặm giường, Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn. Chuồn kia thấy cám liền ăn, Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua. Trời mưa cho mối bắt gà, Thòng-đong cân-cấn đuổi cò lao xao. Lươn nằm cho trúm bò vào, Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô. Thóc giống cắn chuột trong bồ, Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu. Chim chích cắn cổ diều hâu, Gà con tha quạ biết đâu mà tìm. Bong bóng thì chìm, gỗ lim thì nổi. Đào ao bằng chổi, quét nhà bằng mai. Hòn đá giẻo dai, hòn xôi rắn chắc. Gan lợn thì đắng, bồ hòn thì bùi. Hương hoa thì hôi, nhất thơm thì cú. Đàn ông to vú, đàn bà rậm râu. Hay cắn thì trâu, hay cày thì chó. 50. Nam mô bồ tát, Chẻ lạt đứt tay, Đi cày trâu húc, Đi xúc phải cọc, Đi học thầy đánh, Đi gánh đau vai, Nằm dài nhịn đói. 51. Con kiến mày kiện củ khoai, Mày chê tao khó lấy ai cho giầu. Nhà tao chín đụn mười trâu, Lại thêm ao cá bắt cầu rửa chân. 52. Công anh chăn nghé đã lâu Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?  

53. Cưới em có cánh con gà, Có dăm sợi bún, có và hạt xôi. Cưới em còn nữa anh ơi! Có một đĩa đậu hai môi rau cần. Có xa dịch lại cho gần, Nhà em thách cưới có ngần ấy thôi. Hay là nặng lắm anh ơi! Để em bớt lại một môi rau cần. Cưới nàng anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn. Dẫn trâu sợ họ máu hàn, Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân, Dẫn con chuột béo mời dân mời làng. – Chàng dẫn thế em lấy làm sang Nỡ nào em lại phá ngang như là… Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi. Bao nhiêu củ mẻ chàng ơi! Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà. Bao nhiêu củ rím củ hà, Để cho con lợn con gà nó ăn. 54. Ầu ơ… Ví dầu ví dẫu ví dâu Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng 55. Anh về bán ruộng cây da Bán cặp trâu già, mới cưới đặng em 56. 17. Hò ơ.. (chớ) Bớ này anh nó ơi Số phận em giao phó cho trời xanh Lấy anh em không lấy, Nhưng dạ cũng không đành làm ngơ Vốn em cũng chẳng bơ thờ Em đã hằng chọn trong lóng đục, Nhưng vẫn còn chờ nợ duyên Vốn em muốn lấy ông thầy thuốc cho giàu sang, Nhưng lại sợ ổng hay gia hay giảm Em muốn lấy ông thầy pháp cho đảm, Nhưng lại sợ ổng hét la ghê gốc Em muốn lấy chú thợ mộc, Nhưng lại sợ chú hay đục khoét rầy rà Em muốn lấy anh thợ cưa cho thật thà, Nhưng lại sợ trên tàn dưới mạt Em muốn lấy người hạ bạc, Nhưng lại sợ mang lưới mang chài Em muốn lấy anh cuốc đất trồng khoai, Nhưng lại sợ ảnh hay đào hay bới Em cũng muốn chọn anh thợ rèn kết ngỡi, Nhưng lại sợ ảnh nói tức nói êm Bằng lấy anh đặt rượu làm men, Thì lại sợ ảnh hay cà riềng cà tỏi Em muốn lấy ông nhạc công cho giỏi, Nhưng lại sợ giọng quyển giọng kèn Em muốn lấy thằng chăn trâu cho hèn, Nhưng lại sợ nhiều điều thá ví Em muốn lấy anh lái buôn thành thị, Nhưng lại sợ ảnh kêu mắc rẻ khó lòng Em muốn lấy anh thợ đóng thùng, Nhưng lại sợ ảnh kêu trật niền trật ngổng Em muốn lấy ông Hương ông Tổng, Nhưng lại sợ việc trống việc gông Em muốn lấy anh hàng gánh tay không, Nhưng lại sợ đầu treo đầu quảy Em muốn lấy chú hàng heo khi nãy, Nhưng lại sợ chú làm lộn ruột lộn gan Em muốn lấy anh thợ đát thợ đan, Nhưng lại sợ ảnh hay bắt phải bắt lỗi Em muốn lấy anh hát bè hát bội, Nhưng lại sợ giọng rỗi giọng tuồng Em muốn lấy anh thợ đóng xuồng, Nhưng lại sợ ảnh hay dằn hay thúc… Hò ơ.. (chớ) Mấy lời trong đục chẳng dám nói ra Có thầy giáo tập dạy trong làng xa, hay dạy hay răn So đức hạnh chẳng ai bằng, lại con nhà nho học Sử kinh thầy thường đọc, nên biết việc thánh hiền Gặp nhau em kết liền, không chờ chẳng đợi… (ờ) Hò ơ.. (chớ) Không chẳng chờ chẳng đợi phỉ nguyền phụng loan 57. Hút sách là chuyện chẳng lành Trâu bò vườn ruộng hoá thành khói mây  

58. Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà Cả ba việc ấy đều là khó thay. 59. Mười năm cắp sách theo thày Năm thứ mười một vác cày theo trâu. 60. Bốn ông đập đất, một ông phất cờ, Một ông vơ cỏ, một ông bỏ phân. 61.Ai cũng gặt lúa đỏ đuôi Chàng về mà đập, mà phơi kịp ngày Ai mà giã gạo ba chày Giã sao cho trắng, gửi ngay cho chàng Sẵn tiền mua bạc mua vàng Sẵn tiền sắm áo cho chàng trẩy kinh Sáng trời chàng mới tập binh Em ngồi vò võ, một mình em lo Ruộng nương không ai cày cho Trâu bò, gà, lợn em lo dường nào! Ruộng người cày cấy xôn xao Ruộng nhà cỏ mọc lên cao lồng ngồng Người ta có vợ có chồng Cỏ cao, mạ úa nhưng lòng vẫn vui Nhà ta chỉ có em thôi Ruộng cạn mạ úa em ngồi em lo 62.Ai ơi uống rượu thì say Bỏ ruộng trâu cày bỏ giống ai gieo. 63.Anh đánh thì tôi chịu đòn Tánh tôi hoa nguyệt mười con chẳng chừa Anh đánh thì tôi xin thưa Tánh tôi hoa nguyệt chẳng chừa được đâu Ăn quen chừa được chẳng lâu Lệ làng làng bắt mất trâu mặc làng 64.Ba vợ bảy tám nàng hầu Đêm nằm chuồng trâu, gối đầu bằng chổi. 65.Ăn thuốc bán trâu ăn trầu bán ruộng 66.Anh em bất nghĩa chi khèo Anh dữ như mèo tôi lại như trâu 67.Bé ăn trộm gà Già ăn trộm trâu Lâu nữa làm giặc 68.Cầm trâu cầm áo cầm khăn Cầm dây lưng lụa, xin đừng cầm em ! 69.Cái bống mặc xống ngang chân Lấy chồng Kẻ Chợ cho gần, xem voi Trèo lên trái núi mà coi Thấy ông quản tượng cõi voi đánh cồng Túi vóc mà thêu chỉ hồng Têm trầu cánh phượng cho chồng đi thi Một mai chồng đỗ, vinh quy Võng anh đi trước, em thì võng sau Tàn quạt, hương án theo hầu Vinh quy bái tổ, giết trâu ăn mừng! 70.Cái kiến mà kiện củ khoai Mày chê tao khó, lấy ai cho giầu Nhà tao chín đụn mười trâu Lại thêm ao cá, bắc cầu rửa chân Cầu nầy là cầu ái ân Một trăm con gái rửa chân cầu nầy Có rửa thì rửa chân tay Chớ rửa lông mày chết cá ao anh Nhà anh có một cây chanh Nó chửa ra nhành nó đã ra hoa Nhà anh có một mụ già Thổi cơm không chín, quét nhà chẳng nên Ăn cỗ khì đòi ngồi trên Mâm son bát sứ đem lên hầu bà. 71.Bong bóng thì chìm gỗ lim thì nổi Đào ao bằng chổi, quét nhà bằng mai Hòn đá dẻo dai, hòn xôi rắn chắc Gan lợn thì đắng, bồ hòn thì bùi Hương hoa thì hôi, nhất thơm thì cú Đàn ông to vú, đàn bà rậm râu Hay sủa thì trâu, hay cày thì chó… (hình như vẫn còn tiếp thì phải) 72.Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu Tham vì ông lão tốt râu mà hiền Chẳng tham ruộng cả ao liền Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ. Chẳng tham nhà ngói ba tòa Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành. 73.Chồng dữ thì em mới rầu Mẹ chồng mà dữ giết trâu ăn mừng 74.Chùn đùi, thắt quản, ngắn đuôi Sừng to móng hến thì nuôi đúng rồi 75.Cao đầu thấp hậu thì tậu liền tay 76.Cao vây, nhỏ sống thì rộng đường cày 77.Chết lỗ chân trâu 78.Có ăn có chọi mới gọi là trâu 79.Có xa dịch lại cho gần Nhà em thách cưới có ngần ấy thôi Hay là nặng lắm anh ơi! Để em bớt lại một môi rau cần. Cưới nàng anh toan dẫn voi Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn. Dẫn trâu sợ họ máu hàn Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân Dẫn con chuột béo mời dân mời làng. 80.Con cá rô thia ẩn bóng chân trâu Một trăm quân tử tới câu cũng chẳng màng.

81.Con gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu 82.Con tằm nó ăn lá dâu Có khi ăn mất cả trâu lẫn bò 83.Con vợ khôn lấy thằng chồng dại Như bông hoa lài cặm bãi cứt trâu 84.Công anh chăn nghé đã lâu Bây giờ nghé lớn thành trâu ai cày 85.Đàn đâu mà gảy tai trâu Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi 86.Em thì canh cửi việc nhà Nuôi anh ăn học đăng khoa bảng vàng Trước là vinh hiển tổ đường Bõ công đèn sách lưu hương con nhà Rước vinh quy về nhà bái tổ Ngả trâu bò làm lễ tế vua Họ hàng ăn uống say sưa Hàng Tổng hàng Huyện mừng cho ông Nghè 87.Dưa gang một chạp thì trồng Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo Tháng hai đi tậu trâu bò cày đất cho ải mạ mùa ta gieo 88.Được voi to trâu bò chẳng kể Hoa lan hoa huệ mới kể là hoa Một lời đã trót nói ra Dẫu cho bốn ngựa khó mà đuổi theo 89.Em là con gái nhà giàu Mẹ cha thách cưới ra màu sinh sao Cưới em trăm tấm gấm đào Một trăm hòn ngọc, hai mươi tám ông sao trên trời Tráp tròn dẫn đủ trăm đôi Ống thuốc bằng bạc, ống vôi bằng vàng Sắm xe tứ mã đem sang Để quan viên họ nhà nàng đưa dâu Ba trăm nón Nghệ đội đầu Một người một cái quạt Tàu thật xinh Anh về sắm nhiễu Nghi Ðình May chăn cho rộng ta mình đắp chung Cưới em chín chĩnh mật ong Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò Cưới em tám vạn trâu bò Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm Lá đa mặt nguyệt hôm rằm Răng nanh thằng Cuội, râu hàm Thiên Lôi Gan ruồi mỡ muỗi cho tươi Xin chàng chín chục con dơi góa chồng Thách thế mới thỏa trong lòng Chàng mà lo được thiếp cùng theo chân 90.Gió nam ào ạt gốc cây nằm mát Chẻ lạt đứt tay, đi cày trâu húc Đi xúc phải cọc, đi học thầy đánh Đi gánh đau vai, nằm dài nhịn đói

91. Vợ bé nghé con Sẩy đàn tan nghé Hòn đá cheo leo, Con trâu trèo, con trâu trợn Con ngựa trèo, con ngựa đổ. Anh thương em lao khổ Tận cổ chí kim, Anh thương em khó kiếm khôn tìm. Cây kim luồn qua sợi chỉ, Sự bất đắc dĩ phu mới lìa thê, Nên hay không nên, anh ở em về, Đừng giao, đừng kết, đừng thề mà vương. 92.Lạc đường nắm đuôi chó Lạc ngõ nắm đuôi trâu 93.Lao xao gà gáy rạng ngày Vai vác cái cày, tay dắt con trâu. Bước chân xuống cánh đồng sâu Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày Ai ơi! bưng bát cơm đầy Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng? 94.Làm ruộng có trâu làm giầu có vợ Làm ruộng có trâu làm dâu có chồng Một huyền hai lái chẳng xong Một chĩnh hai gáo đừng nong tay vào 95.Lộn con toán bán con trâu 96.Mật ngọt rớt xuống thau đồng Những lời anh nói cho lòng em say Một trâu anh sắm đôi cày Một chàng đôi thiếp có ngày oan gia! Chàng ơi! chàng cho em ra Nhẽ đâu một ổ đôi gà ấp chung. 97.Một rằng mình quyết lấy ta Ta về bán cửa bán nhà mà đi Ta về bán núi Ba Vì Bán chùa Hương Tích, Phật đi làu làu Ta về bán hết ngựa trâu Bán hột thầu dầu, bán trứng gà ung Bán ba mươi sáu Thổ công Bán ông Hành Khiển, vợ chồng Táo Quân Bán từ giờ Ngọ giờ Dần Giờ Tí giờ Sửu giờ Thân giờ Mùi Ta về bán cả que cời Bán tro đun bếp bán trăm khêu đèn Ta về bán trống bán kèn Có gì bán hết, lấy tiền cưới em 98.Nghé hành nghé hẹ Có khôn theo mẹ Có khéo theo đàn Chớ có chạy quàng Có ngày lạc mẹ Việc nhẹ phần con Kéo nỉ kéo non Kéo đến quanh tròn Mẹ con ta nghỉ 99.Trăm năm cơ hội tình cờ, Đàn cầm anh gãy, câu thơ anh đề. Muốn cho thuận nẻo đi về, Anh sang làm rể, em về làm dâu. Số giàu lấy khổ cũng giàu, Số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo. Phải duyên phải kiếp thì theo, Khuyên em chớ nghĩ giàu nghèo làm chi. Em ơi! chữ vị là vì, Chữ dục là muốn, chữ tùy là theo, Ta đã yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, Thất bát giang cũng lội, tam thập đèo cũng qua. 100.Trời mưa lâm râm Cây trâm có trái Con gái có duyên Đồng tiền có lỗ Bánh tổ thì ngon Bánh dòn thì béo Cái kéo thợ may Cái cày làm ruộng Cái xuổng đắp bờ Cái lờ đơm cá Cái ná bắn chim Cái kim may áo Cái giáo đi săn Cái khăn bịt đầu Cái cầu đi chợ Có vợ đàn ông Có chồng con gái Cái trái mù u Ông cu đi câu Để trâu ăn lúa Bắt được chặt đầu, chặt đầu đuôi Còn hai con mắt đem nuôi mẹ già

Tướng Trâu

Cầm trâu cầm áo cầm khăn Cầm dây lưng lụa, xin đừng cầm em ! Đàn đâu mà gảy tai trâu Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi Chồng em đâu phải trâu cày Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm Trâu gầy cũng tầy bò giống Ghi Chú: * Trâu gầy vẫn mạnh hơn bò Mắt bánh rán, Trán bánh chưng Lưng tôm càng Ghi Chú: * Trâu có mắt lớn, cái trán vuông vức như cái bánh chưng và lưng không oằn là trâu khỏe mạnh Đã có sừng thì đừng hàm trên Ghi Chú: * Trâu không có răng hàm trên Tai lá mít đít lồng bàn Ghi Chú: * Trâu có tai lớn và mông bự là trâu tốt Vành mồm trắng, mắt tai to Hễ thưa lông bụng, móng hài cũng mua Ghi Chú: * Trâu thưa lông bụng và vành mồm trắng mới là trâu có tướng tốt Sà sừng mắt lại nhỏ con Vụng giàn chậm chạp ai còn nuôi chi Ghi Chú: * Trâu có cặp sừng sệ xuống và mắt nhỏ thì chậm chạp

Vai nồi đồng, mông cối lỗ Ghi Chú: * Vai to tròn, mông lớn là trâu tốt Sừng to móng hến thì nuôi phải rồi Ghi Chú: * Trâu có sừng to, mở Rộng là trâu đắc dụng Tam tinh khoáy sọ thì chừa Đốm đuôi nát chủ thì đưa vào nồi Ghi Chú: * Trâu có khoáy sọ và đuôi có đốm là trâu độc dễ gây tai họa nên giết thịt Làm ruộng có trâu làm giầu có vợ Làm ruộng có trâu làm dâu có chồng Một huyền hai lái chẳng xong Một chĩnh hai gáo đừng nong tay vào Lúa Đồng Ngâu, trâu Yên Mỹ Mất trâu mất ruộng không màng Mất cây cuốc mục ra làng kiện thưa Mất trâu thì lại tậu trâu Những quân cướp nợ có (chẳng) giầu hơn ai ? Một trâu anh sắm đôi cày Một chàng đôi thiếp có ngày oan gia Chàng ôi! chàng cho em ra Nhẽ đâu một ổ hai gà ấp chung ? Một trâu anh sắm hai cày Một chàng hai thiếp có ngày oan giạ Chả yêu thì bỏ nhau ra Làm chi một ổ hai gà ấp chung. Yếu trâu cũng bằng bò khỏe Con trâu ăn cỏ đất bằng Uống nước bờ ao Hồi nào mầy ở với tao Đến khi mầy chết Tao cầm dao xẻo thịt mầy Thịt mầy nấu cháo linh binh Da mầy bịt trống tụng kinh trong chùa Sừng mầy tao tiện con cờ Cán dao, cán mác, lược dầy lược thưa Mua trâu cưới vợ làm nhà Cả ba việc ấy đều là khó thay Muốn giầu nuôi trâu nái Muốn lụi bại nuôi chim bồ câu. Ngày xưa Ninh Thích chăn trâu Mà rồi công ấn công hầu trâu ơi ! Ngày nay mình nghé ta ngồi Mai sau ta có một thời hiển vinh ? Trâu he cũng bằng bò khỏe Ghi Chú: * Trâu he là trâu nghé hay trâu còn non Lang đuôi thì bán, lang trán thì cày Ghi Chú: * Trâu có hoa trên trán thì giữ để cày ngược lại đuôi có hoa thì đem bán Phù thủy, thầy bói, lái trâu Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn Trâu ác vạc sừng Ghi Chú: * Trâu ác hay mài sừng để chiến đấu Tậu trâu lấy vợ làm nhà Trong ba việc ấy lọ là khó thay Ruồi lằn chọi với bò trâu Đàn gà quật với diều hâu mấy lần Thật thà cũng thể lái trâu Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng Trâu tóc chóp, bò mũ mấn Ghi Chú: * Trâu có tóc chóp thì tốt, ngược lại bò có tóc chóp thì xui xẻo Trâu ra, mạ vào Ghi Chú: * Cần cấy ngay sau khi cày ruộng xong Trâu kia (già) kén (cắn) (ăn) cỏ bờ ao Anh kia không vợ đời nào có con Người ta con trước, con sau Thân anh không vợ như cau không buồng Cau không buồng như tuồng cau đực Trai (Anh) không vợ cực lắm anh ơi Người ta đi đón, về đôi Thân anh đi lẻ, về loi một mình Trâu năm sáu tuổi còn nhanh Bò năm sáu tuổi đã tranh về già Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Hai sương một nang)Tắ đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn Trâu ai buộc ngõ ông Cai Hoãn ai mà lại đeo tai bà Nghè Ngựa ai buộc ngõ ông Nghè Gà ai gáy ở đầu hè ông Cai Ghi Chú: * Nghè là người đỗ tiến sĩ thời xưa; Hoãn là đôi bông tai Trâu bò ở với nhau lâu quen chuồng quen chỏi Người ở với nhau lâu, inh ỏi đủ điều Trâu buộc thì ghét trâu ăn Quan võ thì ghét quan văn dài quần Trai thì cày ruộng khiển trâu Gái thì phải biết bổ cau têm trầu Ghi Chú: * Tục ăn trầu có ở hầu hết các nước Đông Nam Á; Xem: Trầu Cau Trong Ca Dao Trâu đồng ta ăn cỏ đồng ta (*) Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm Ghi Chú: * Hoặc: Trâu ta ăn cỏ đồng ta Trâu khoẻ chẳng lo cày trưa Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền. Trâu kia chết để bộ da Người chết để tiếng xấu xa muôn đời Cao vây, dậy tiền, sâu vai, khai hậu Ghi Chú: * Hai chân sau mở rộng gọi là khai hậu Sừng cánh cắt, mắt ông voi Ghi Chú: * Cặp sừng to lớn như cánh chim cắt là trâu tốt Ăn thịt trâu không tỏi Như ăn gỏi không rau mơ Trâu quá sá, mạ quá thì Ghi Chú: * Quá sá là quá già, không còn khả năng để cày cấy Trâu dê chết để tế ruồi Sao bằng khi sống cơi suồi kính dâng Lại thêm tiền thấp hậu cao Ghi Chú: * Hai vai trước thấp mà mông cao, con trâu đi chúi là khôphải trâu tốt Cao vây, nhỏ sống thì rộng đường cày Ghi Chú: * Sống lưng phải vừa phải nhưng nổi cao thì trâu cày khỏe Đầu thanh cao, rào thấp hậu Chẳng tậu thì sao Được voi to trâu bò chẳng kể Hoa lan hoa huệ mới kể là hoa Một lời đã trót nói ra Dẫu cho bốn ngựa khó mà đuổi theo (*) Ghi Chú: * Nguyên thủy: Nhất ký ngôn xuất tứ mãi nan truy Ăn thuốc bán trâu ăn trầu bán ruộng Trăm trâu trăm bó cỏ Trâu đứng ăn năm Trâu nằm ăn ba Nghé hoa ba con ăn một (*) Ghi Chú: * Câu đố toán học – Có bản khác: Con ở đàng xa một bó ba con Chưa được thì khấn một trâu Được rồi thì có trâu đâu cho bà Anh có sừng trâu bạc Tôi có gạc (có giác) trâu đen Bụng trâu làm sao bụng bò làm vậy Buộc trâu trưa nát chuồng Ăn thịt trâu không có tỏi Như ăn gỏi không có lá mơ Béo như trâu chương Đầu trâu mặt ngựa Chăn trâu chả biết mặt trâu Trâu về cầu Cậy biết đâu mà tìm. Chị bị cứt trâu Chị em dâu nấu đầu trâu thủng nồi Chết đuối vũng trâu đằm Anh Ngữ Tương đương: * To cut one’s throat with feather OR An unfortunate man would be drowned in a tea cup) Chết lỗ chân trâu Tương Đương với Anh Ngữ : To cut one’s throat with feather OR An unfortunate man would be drowned in a tea cup Đàn gảy tai trâu (Đàn khảy tai trâu) Đầu nheo còn hơn phèo trâu Đến đâu chết trâu đến đấy Đi sông đi biển không chết chết ở lỗ chân trâu Làm cực như trâu Tương Đương với Anh Ngữ : To work as hard as a horse Chín đụn mười trâu chết cũng hai tay buông xuôi (cắp đít) Tương Đương với Anh Ngữ : A handfull of ashes is all than remains of the greatest. OR: It will all be the same a hundred years hence Có ăn có chọi mới gọi là trâu Gái mười bảy bẻ găy sừng trâu Con gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu Con trâu là đầu cơ nghiệp Cống làng Tô trâu bò làng Hệ Dắt trâu chui qua ống Đi cày trâu hút đi xúc phải cọc Trâu thì kho bò thì tái Muống thì vừa cải thì nhừ Đuôi chùng quá gối thì nào được đâu! Ghi Chú: * Trâu có đuôi dài quá cũng không đắc dụng Thứ nhất bó rễ, thứ nhì trễ cành Trâu cổ cò, bò cổ vại Ghi Chú: * Trâu phải có cổ dài, cổ bò lớn và ngắn thì tốt Giờ trâu về chuồng Hùng hục như trâu hút mả Hùng hục như trâu lăn Kẻ trâu trắng người trâu đen Khấn trâu trả lễ bò Khỏe như trâu Không có trâu bắt bò đi đẩm Làm kiếp trâu ăn cỏ làm kiếp chó ăn dơ Làm kiếp trâu kéo cày trả nợ Lấm như trâu đầm Lắm rận thì giàu lắm trâu thì nghèo Làm rể chớ xào thịt trâu làm dâu chớ đồ xôi lại Làm ruộng không trâu làm giàu không thóc Lắm ruộng thì thâu lắm trâu thì bán Làm thân trâu kéo cày trả nợ Làm thân trâu ngựa Lâu ngày cứt trâu hóa bùn Lộn con toán bán con trâu (cả nhà) Lộn thừng lộn chão quá hơn lộn trâu cày Lòng trâu dạ chó Máu đâu trâu đó Máu trâu cũng như máu bò Nằm trâu thổi sáo Một con tằm cũng phải hái dâu một con trâu cũng phải đi chăn Mua trâu bán chả Mua trâu lựa nái cưới gái lựa dòng Mua trâu vẽ bóng Muốn giàu nuôi trâu cái Nai lưng trâu Nhịn thuốc mua trâu nhịn trầu mua ruộng Tương Đương với Anh Ngữ : Take care of the pence and the pounces will take care of themselves Phản chủ đầu trâu Ăn cơm nhà Phật, Ðốt trâu nhà chùa Phản chủ đầu trâu Ăn cơm nhà Phật Đốt trâu nhà chùa Ruộng sâu trâu nái Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng Thui trâu nửa mùa hết rơm Tham bong bóng bỏ bọng trâu Thật thà lái buôn (trâu) Vễnh sừng, tóc chớp cả nhà mang tai Ghi Chú: * Trâu loại nầy dữ, hay nổi khùng như trâu điên dễ gây tai vạ Sông Sâu (hoắm) không chết, chết vũng trâu đầm Tương Đương với Anh Ngữ : To cut one’s throat with feather OR An unfortunate man would be drowned in a tea cup Thà chết vũng trâu hơn chết khu đĩa đèn Trật con toán bán cái nhà (con trâu) Trâu béo kéo trâu gầy Trâu bò được ngày phá đỗ Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết Trâu buộc ghét trâu ăn Trâu cày ngựa cỡi (ngựa cưỡi) Trâu chậm uống nước đục (nước dơ) Trâu ngơ ăn cỏ héo Tương Đương với Anh Ngữ: He that comes first to the hill may sit where he will. OR: Delays are dangerous Trâu chết bò cũng lột da Trâu chết chẳng khỏi rơm Trâu chết để da người ta chết để tiếng Trâu chết mặc trâu bò chết mặc bò Củ tỏi giắt lưng Trâu cho ra trâu cho Bò bán ra bò bán Trâu cột ghét trâu ăn Trâu đạp cũng chết voi đạp cũng chết Trâu dong bò dắt Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy Trâu già đâu (không) nệ dao phay Trâu hay ác thì trâu vạt sừng Trâu ho cũng bằng bò khỏe Trâu lấm vẫy quàng Trâu lành (Trâu sống) không ai mà cả Trâu ngã nhiều gã cầm dao Trâu leo cày muỗm Trâu ngã lắm kẻ cầm dao Trâu nghiến hàm bò bạch thiệt Trâu ta ăn cỏ đồng ta Trâu teo heo nở Trâu thịt thì gầy trâu cày thì béo Trâu tìm cọc cọc chẳng tìm trâu Trâu tìm cột cột không tìm trâu Trâu toi thì bò ngã Trâu trắng đi đâu mất mùa tới đấy Trâu trắng trâu đen Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt Thân trâu trâu lo thân bò bò liệu Tiếc thịt trâu toi Trai mười bảy bẻ gãy sừng trâu Trăm trâu cũng một công chăm Vác bổi thui trâu Ghi Chú: Ý nói không liệu sức mình; Tương đương với câu: Liệu cơm gắp mắm Vô một gà ra phải ba trâu Voi địt hơn trâu rống Khoáy sừng, khoáy sọ, khoáy tai Tam tinh, chằng ách làm tai chúa nhà Đầu gà còn hơn đuôi phượng (đuôi trâu) Tương Đương với Anh Ngữ : Better be the head of a dog than a tail of a lion Làm chủ một nơi còn hơn làm tôi tớ kẻ khác. Dùng dao mổ trâu (mổ bò) cắt tiết gà Tương Đương với Anh Ngữ : To use a steam hammer to crack nuts Xử dụng không đúng chỗ Chung nốt làm cầu, chung trâu làm trống Chỉ đường cho Mọi trộm trâu Trâu hoa tai, bò gai sừng Ghi Chú: Trâu có hoa tai cũng như bò có gai sừng là hai con vật không nên nuôi Thưa lông, mọng da, mõm giỏ Ghi Chú: * Trâu lông thưa, miệng rộng mõm dài, miệng như cái giỏ mới tốt Trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt Ghi Chú: * Trâu nghiến hàm chặt lại là trâu xấu Hàm nghiến, lưỡi đốm hoa cà Vểnh sừng tóc chóp, cửa nhà mang tai Ghi Chú: * Lưỡi trâu có đốm hoa cà là trâu tốt Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi Mua trâu xem vó, mua chó xem chân Chùng đùi, thắt quản, ngắn đuôi Sừng to móng hến thì nuôi đúng rồi Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà Ghi Chú: * Châm biếm người lái máy cày phải được ăn sang, nông dân phải chịu tốn kém Trâu ác là trâu vạc sừng Bò ác là bò còng lưng méo sườn Lọ đầu thì bán Lọ trán thì nuôi Lọ đuôi thì thịt  

Post ngày: 10/05/17  

Ca Dao, Tục Ngữ Về Quảng Nam

1- Ðất Quảng nam chưa mưa đã thấm Rượu Hồng Ðào chưa nhấm đã say Bạn về đừng ngủ gác tay Nơi mô nghĩa nặng, ân đầy thì theo

2- Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo Bình Ðịnh nằm co, Thừa Thiên ăn hết…

3- Học trò trong Quảng ra thi Thấy cô gái Huế chân đi không đành.

4- Ai đi phố Hội, Chùa Cầu Ðể thương , để nhớ, để sầu cho ai, Ðể sầu cho khách vãng lai, Ðể thương để nhớ cho ai chịu sầu

5- Thương nhau chớ quá e dè, Hẹn nhau gặp lại bến Cầu Rô Be. Thiếp nói thì chàng phải nghe Thức khuya, dậy sớm, làm chè10 ngày 12 xu Mãn mùa chè, nệm cuốn sàn treo Ta về, bỏ bạn, cheo leo một mình, Bạn ơi, bạn chớ phiền tình, Mùa ni không gặp, xin hẹn cùng mùa sau Lạy trời, mưa xuống cho mau Chè kia ra đọt, trước sau cũng gặp chàng

6- Rằng xa: cửa ngõ cũng xa Rằng gần: Vĩnh Ðiện, La Qua cũng gần

7- Chiều chiều mây phủ ải vân Chim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn

8- Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Lòng ta thương bạn, nước mắt và trộn cơm

9- Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông Thấy nước xanh như tàu lá, Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn Thấy phố xá nghinh ngang Kể từ ngày Tây lại đất Hàn, Ðào sông Cù Nhĩ, tìm vàng Bồng Miêu. Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu, Ở nuôi thầy mẹ, sớm chiều cũng có anh

10- Ngó lên Hòn Kẻm, Ðá Dừng Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi

11- Ai đi cách trở sơn khê Nhớ tô mì Quảng, tình quê mặn mồng

12- Hội An đất hẹp, người đông Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu

13- Hội An bán gấm, bán điều Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành

-14 Chiêm Sơn là lụa mỹ miều Sớm mai mắc cưởi, chiều chiều bán tơ

15- Chồng em là lái buôn tiêu Ði lên đi xuống Trà Nhiêu, Kim Bồng

-16 Tơ cau thuốc lá đầy ghe Hội An buôn bán tiếng nghe xa gần.

17- Nem chả Hòa Vang Bánh tổ Hội An Khoai lang Tiên Ðỏa Thơm rượu Tam Kỳ Ai đi cách trở sơn khê, Nhớ tô mì Quảng,tình quê mặn nồng . Mì Quảng là món ăn chủ lực, bình dân của đất Quảng,nên đi đâu ở đâu , mà dân Quảng ăn được tô mì Quảng thì khoái khẩu, mặn mà nhất.

18.- Hội An đất hẹp, người đông , Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu . Phố Hội an nhỏ hẹp ,nhưng ai đã ở Hội An một thời gian rồi ,khi rời Hội an không làm sao quên được tình cảm nồng hậu của cư dân ở đây.

19.- Hội An bán gấm, bán điêù Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành . Hội An, là thương cảng nên buôn bán hàng hoá sang đẹp , còn Kim Bồng,Trà Nhiêu là vùng ngoaị ô , chuyên sản xuất rau cải đem qua bán ở Hội An.

20.- Ðưa tay hốt nhắm dăm bào, Hỏi thăm chú thợ bữa nào hồi công, Không mai thì mốt, hồi công, Hội An em ở, Kim Bồng anh dời chân Kim Bồng là một xã bên kia sông, đôí diện với Hội.An,sản xuất nhiều nghệ nhân đồ mộc,hằng ngày qua phố Hôị làm việc, nên những cô gái đến hốt dăm bào về nấu bếp,bèn hát những câu trữ tình để ghẹo chú thợ mộc.

21.- Năm hòn nằm đó không sai, Hòn Khô, Hòn Dài, lố nhố thêm vui, Ngó về Cửa Ðại, than ôi, Hòn Nồm nằm dưới mồ côi một mình. Cù Lao Chàm, nằm ngoài khơi tỉnh,gồm năm hòn đảo, hòn Nồm là đảo nằm riêng một mình ,không chen vơí các hòn đảo khác .

22.- Sáng trăng, trải chiếu hai hàng, Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ . Quay tơ vẫn giữ mối tơ, Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh . Cảnh sinh hoạt ở thôn quê, dưới ánh trăng, chàng đọc sách, nàng quay tơ, chàng nhắn với nàng giữ tình chung thủy chờ chàng. 23.- Ai về nhắn với ngọn nguồn, Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên. Người miền biển có cá chuồn làm mắm , nguời miền núi có mít non gởi xuống để trao đổi lương thực giữa 2 miền,trong muà mưa gió .

24- Lụt nguồn trôi trái lòn bon , Cha thác, mẹ còn ,con chịu mồ côi . Mồ côi ba thứ mồ côi. Mồ côi có kẽ trâu đôi, nhà rường Lòn bon là môt loại trái cây,ngọt, sản xuất tại vùng núi huyện Ðại lộc, muà mưa lụt, nước lụt kéo trôi trái lón bon, mồ côi cha không quan trọng bằng mồ côi mẹ, vì bà mẹ biết lo cho gia đình, tuy mồ côi cha,nhưng nhờ mẹ mà nhà có trâu và nhà gỗ.

25- Trà My sông núi đượm tình, Nơi đây là chỗ Thượng Kinh chan hoà. Trà My là một huyện miền Thượng tỉnh Quảng Nam,có cả Thượng Kinh chung sống.

26.- Quế Trà My thứ cay, thứ ngọt , Nhờ tay thợ rừng mới lọt tay anh, Phân du, bạch chỉ rành rành , Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân. Trà My là huyện chuyên sản xuất quế rừng, được các tay thợ rừng lột vỏ, cắt đoạn, và sắp xếp theo các hạng để định giá xuất khẩu.

27- Gập ghềnh Giảm thọ , Ðèo Le . Cu ngói cõng mè, cà cưỡng cõng khoai. Dốc Giảm thọ và Ðèo Le là 2 cao độ đi lên huyện lỵ Quế Sơn, trèo qua 2 đèo nầy thì chắc giảm thọ và mệt le lươĩ.

28.-Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông. Thấy nước xanh như tàu lá, Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn , Thấy phố xá nghinh ngang Kể từ ngày Tây lại đất Hàn , Ðào sông Câu Nhí, tìm vàng Bông Miêu , Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu, Ở nuôi Thầy, Mẹ, sớm chiều cũng có Anh . Hàn tức là tên cũ cuả Ðà nẵng, Hà Thân là xã ở bên kia sông, Tây tức là người Pháp, sông Câu Nhí là sông do người Pháp lúc mới cai trị Ðànẵng cho đào chạy qua cầu Cẩm Lệ, chàng dặn dò người yêu cố gắng ở với cha mẹ,chờ chàng về.

29.- Kể từ đồn Nhứt kể vô, Liên Chiêủ, Thuỹ Tú, Nam Ô , xuống Hàn, Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang . Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra. Ngó lên chợ Tổng bao xa, Bước qua Phú Thượng, Ðai la, Cồn Dầøu Cẩm Sa, Chơ Vãi, Câu Lâu. Ngó lên đường cái, thấy cầu Giáp Năm. Bây chừ, thiếp viếng, chàng thăm , Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ .

Ðồn Nhứt là đồn gác số 1 đóng trên đèo Hải Vân và từ đó kể vào toàn là những địa danh cho đến huyện Ðiện Bàn.

31.- Thương nhau chớ quá e dè, Hẹn nhau gặp lại bến Cầu Rô Be . Thiếp nói thì chàng phải nghe, Thức khuya, dậy sớm, làm che l ngày 12 xu, Mãn mùa chè, nệm cuốn sàn treo , Ta về, bỏ bạn, cheo leo một mình, Bạn ơi, bạn chớ phiền tình, Mùa ni không gặp, xin hẹn cùng mùa sau, Lạy trời, mưa xuống cho mau. Chè kia ra đọt, trước sau cũng gặp chàng 32- Quế Trà My thứ cay thứ ngọt Bởi anh thợ rừng mới lọt tay anh Phàn du, bạch chỉ rành rành Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân

33- Kể từ Ðồn Nhất kể vô Liên Chiểu, Thủy Tú, Nam Ô, xuống Hàn Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra Ngó lên chợ Tổng bao xa Bước qua Phú Thượng, Ðại La, Cồn Dầu Cẩm Sa, Chợ Vải, Câu Lâu Ngó lên đường cá, thấy cầu Giáp Năm Bây chừ, thiếp viếng, chàng thăm, Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ.

34- Đá than thì ở Nông Sơn Bông Miêu vàng bạc, Quế Sơn có chè Thanh Châu buôn bán nghề ghe Thanh Hà vôi ngói, mía che Đa Hoà Phú Bông dệt lụa, dệt sa Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng

35- Nhớ cô dệt đũi chợ Chùa Rượu ngon chợ Vạn bốn mùa anh say

36- Phú Lộc ngan ngát hương thơm Ai đi đến đó chiều hôm quên về

37- Nhất Phước Kiều đám ma Nhì Thanh Hà nhà cháy

38- Ai về Chợ Vạn thì về Chợ Vạn có nghề nấu rượu, nuôi heo

39Ai về Bàu Ấu thì về Bầu Ấu có nghề đan giỏ, cào nghêu

Ai về Trà Quế mà coi Trà Quế có nghề giâm giá đậu xanh

40- Bảo An có thợ nấu đường Vừa vôi, thén khéo chẳng nhường nhịn ai

-41 Quê em có núi Ngũ Hành Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng.

42- Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi Thương cha nhớ mẹ thì về Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng

Cập nhật thông tin chi tiết về Khánh Hòa Qua Ca Dao, Tục Ngữ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!