Xu Hướng 3/2023 # Kể Lại Nhân Vật Lượm Dựa Vào Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu # Top 6 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Kể Lại Nhân Vật Lượm Dựa Vào Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Kể Lại Nhân Vật Lượm Dựa Vào Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dựa vào bài thơ “Lượm” của Tố Hữu em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện về Lượm

Sau hai năm, tôi được chuyển công tác về Hà Nội. Một hôm, tôi nhận được mật báo của Trung ương ra cột cờ Bắc kì để lấy thư của chú bé liên lạc. “Trời ơi, sao anh bạn này lại giống Lượm đến thế, chẳng phải Lượm đã hồi sinh”. Ngỡ ngàng quá, tôi nhìn chằm chằm vào chú bé. Trên đường về, trong lòng tôi bỗng trào lên một cảm xúc bâng khuâng khó tả, có cái gì đó vừa nghẹn ngào, vừa đau đớn. Hình ảnh Lượm với bao nhiêu kỷ niệm chợt ùa về trong tâm trí tôi.

Ngày ấy, chiến tranh ở Huế đang rất ác liệt. Đường phố vắng tanh, dân đi chạy loạn, khói sung nghi ngút, khắp nơi chỉ nghe thấy tiếng bom đạn nổ. Tôi vừa về từ Hà Nội, đi qua phố hàng Bè tình cờ gặp Lượm. Chú bé có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Chú đi thoăn thoắt, các bước chân đều nhua. Vừa đi, Lượm vừa lắc lư cái đầu, hết nghiêng sang bên này lại nghiêng sang bên kia. Đeo chéo người là cái xắc nhỏ xinh của Lượm. Tuy bé thế thôi nhưng trong chiếc túi ấy chứa rất nhiều mật thư và tài liệu quan trọng. Lượm còn nghịch ngợm đội chiếc ca lô lệch về một bên. Chú bé vừa đi vừa huýt sáo trông rất yêu đời. Nhìn từ xa, chú như con chim chích, đang tung tăng trên đường vàng. Lượm say mê kể cho tôi nghe về côngg việc liên lạc

– Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à! Ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà. Cháu có thêm bao nhiêu là bạn mới. Các anh, các bạn đều yêu thương, giúp đỡ cháu.

Chắc chú bé đang vui lắm, thích thú lắm nên cười híp mí, má đỏ như trái bồ quân. Rồi, Lượm chào tôi và tiếp tục công việc của mình.

Một hôm, tháng sáu, tôi nhận được một bức thư từ quê nhà gửi lên. Tôi như chết lặng không kìm nổi nước mắt của mình. Thật không tin, mới ngày nào tôi còn tâm sự, trò chuyện với Lượm mà bây giờ….Không hiểu sao, trong lòng tôi bỗng trào lên những cơn sóng dữ dội. Tôi đau đớn quá! Lượm không chỉ là một người đồng chí mà còn là một người bạn, một người cháu.

Hầu như ngày nào cậu bé cũng đi liên lạc và luôn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Một hôm, câu nhận được một mật thư của cấp trên yêu cầu chuyển gấp. Chú nhanh chónh bỏ lá thư vào xắc, lên đường đi ngay. Với thân hình nhỏ bé và kinh nghiệm của những lần đưa thư trước, chú đồng chí nhỏ chạy nhanh thoăn thoắt như một mũi tên qua làn mưa đạn. Hiểu được tầm quan trọng của bức thư, Lượm không sợ hiểm nghèo tránh được tất cả những viên đạn của giặc. Qua mặt trận là cánh đồng lúa đang thời con gái xanh mơn mởn, câu bé miệng huýt sáo vang chân nhảy tung tăng trên con đường quê vắng vẻ. tưởng rằng đã hết nguy hiểm thì bỗng lòe chớp đỏ, Lượm ngã xuống. Hóa ra, một viên đạn lạc đã trúng phải người em, Lượm nằm trên lúa, tay nắm chặt bống, dường như không muốn bỏ ra.Chú bé ra đi không hề dâu đớn mà vô cùng thanh thản như là chìm trong giấc ngủ. Hương lúa thoang thoảng nâng đỡ hồn em trở về cõi vĩnh hằng.

Đọc xong bức thư mà tôi vẫn còn chưa hết sửng sốt, bàng hoàng “Lượm ơi, còn không?” Trong tâm trí tôi, bỗng hiện lên hình ảnh chú bé Lượm ngày nào. Tôi vẫn còn nhớ dáng người loắt choắt, cái xắc xinh xinh đeo bên người. Tôi sẽ không bao giờ quên được chú đồng chí nhỏ với ca lô đội lệch, miệng huýt sáo vang như con chim chích nhảy trên đườ vàng…

Đỗ Đức Việt Long – Trường THCS Giảng Võ

Em Hãy Tả Về Hình Dáng Của Nhân Vật Lượm Trong Bài Thơ “Lượm” Của Tố Hữu

Trong chương trình văn học lớp 6, có nhiều bài thơ mang tính chất tự sự rất cuốn hút như “Lượm” hoặc “Đêm nay Bác không ngủ”. Sức cuốn hút của tác phẩm mạnh đến nổi, tôi nằm mơ thấy mình là một nhân vật trong bài thơ “Lượm”.

Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.

Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:

“Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà”

Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới… Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhình theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.

Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc…

Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:

“Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng”

… Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi…

Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm – chú giao liên quả cảm!

Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân..

Nêu Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Lượm Trong Bài Thơ Cùng Tên Của Tố Hữu

Nêu cảm nghĩ về nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu

Cậu bé Lượm được theo các chú bộ đội làm liên lạc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là một cậu bé có thật trong lịch sử và đi vào thơ ca bằng sự cảm phục của nhà thơ Tố Hữu. Tác giả đã kể lại câu chuyện về Lượm bằng thơ, thể thơ bốn chữ, với giọng điệu hồn nhiên, vui tươi, lại có khi xót xa, đau đớn.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã tái hiện lại cuộc gặp gỡ đáng nhớ trong thời gian cấp bách: “Ngày Huế đổ máu”. Đó là ngày Huế phải gồng mình trước chiến tranh, ngăn chặn bước châm xâm lược của giặc. Vậy mới thấy trong hoàn cảnh khó khăn ấy, cậu bé nhỏ nhắn hiện lên thật anh hùng. Anh hùng nhưng trang phục của cậu lại đơn sơ vô cùng:

“Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…”

Những từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh”, “nghênh nghênh” cho ta thấy cậu bé thật hồn nhiên, tinh nghịch và nhanh nhẹn cùng một chút đáng yêu của tuổi thiếu nhi. Có lúc cậu lại tinh nghịch “cười híp mí”, có lúc lại ngượng ngùng làm “má đỏ bồ quân”… trông cậu bé ấy như con chim bé nhỏ, lúc nào cũng tung tăng, ríu rít, hớn hở trên chặng đường liên lạc:

“Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà”

Cậu bé thật gan dạ! Niềm vui của cậu bé ở đồng Mang Cá có thể chính là niềm vui khi nghe được thông tin, biết được một bí mật của giặc để góp vào chiến công của cô chú bộ đội. Câu chuyện về cậu bé Lượm có lẽ sẽ tiếp tục được mở ra với nhiều câu thơ vui tươi, khỏe khoắn. Thế nhưng:

“Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề thượng khẩn Sợ chi hiểm nghèo”

Chiến trường ác liệt nhưng Lượm vẫn xung phong vào bom đạn thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà các chú giao phó. Chuyến đi ấy cũng chính là chuyến đi cuối cùng của cậu bé:

” Bỗng lòe chớp đỏ,

Thôi rồi Lượm ơi!”

Sự nhanh nhẹn của cậu bé trẻ tuổi không thể vượt qua làn mưa đạn của quân thù. Tác giả không nói cậu bé hy sinh, chỉ dùng từ “thôi rồi” để bật thành tiếng nấc nghẹn ngào, xót thương và cảm phục trước sự hy sinh của người chiến sĩ nhỏ tuổi. Nhưng Lượm không chết, không hy sinh. Tố Hữu đã gửi gắm linh hồn của cậu bé vào đất mẹ:

” Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng…”

Lượm đã hóa thành lúa, thành mùi sữa, thành linh hồn gửi vào thiên nhiên, đất mẹ. Ra đi nhưng lại giống như cuộc hành trình quay lại. Ra đi nhẹ nhàng, tự một giấc ngủ bên vòng tay mẹ vỗ về. Để rồi hình ảnh cậu bé lại được hiện lên ở hai khổ thơ cuối, như một lời khẳng định rằng hình ảnh nhỏ nhắn, xinh xinh cùng dáng điệu thoăn thoắt của người chiến sĩ nhỏ đã sống trong trái tim của tất cả mọi người.

Kể lại câu chuyện của Lượm, Tố Hữu đã thể hiện sự cảm phục và xót thương cho một người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, không sợ khó khăn. Đó chính là tấm gương sáng, là ngọn lửa hồng, là lòng yêu nước bao la để thế hệ thiếu nhi hôm nay học tập và noi theo.

Hãy Kể Lại Nội Dung Câu Chuyện Được Ghi Trong Bài Thơ “Lượm” (Tố Hữu)

Hãy kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ “Lượm” (Tố Hữu)

Có một giấc mơ cứ ám ảnh tôi hết đêm này đến đêm khác trong suốt mấy chục năm qua. Đó là một giấc mơ rực màu vàng của lúa, của nắng nhưng lại loang màu đỏ của máu. Trong giấc mơ đó, tiếng la khóc thảm thiết của những đứa trẻ hòa lẫn tiếng nổ chát chúa của súng đạn… Tôi thường tỉnh dậy lúc nửa đêm và không sao ngủ lại được nữa.

Đã bao lần tôi muốn trở lại mảnh đất hoang tàn từng in dấu đạn bom ấy. Nhưng tôi sợ!

Hồi ấy, tôi là một người lính trong đội quân viễn chinh của nước Pháp. Chúng tôi có nhiệm vụ đem Tự do – Bình đẳng – Bác ái đến với đất nước Việt Nam nhỏ bé ở phía bên kia địa cầu. Nhưng khi đặt chân lên đất nước này, tôi mới biết, công việc thực sự của mình là gì. Thay vì chăm sóc sức khỏe cho những bệnh nhân như tôi đã từng làm ở quê nhà, tôi phải cầm súng hoặc là chết.

Tôi và đồng đội từng được nghe kể rất nhiều về một chú bé liên lạc nhỏ tuổi và dũng cảm tên Lượm – người đã từ biệt mẹ thân yêu, nhận nhiệm vụ liên lạc tại đồn Mang Cá. Vai chú thường đeo chéo chiếc xắc nhỏ đựng giấy tờ. Đầu chú đội lệch chiếc mũ ca lô tinh nghịch. Lượm hồn nhiên, yêu đời, hay hát, hay cười và có đôi mắt một mí sáng lấp lánh. Thế nhưng, với chúng tôi, Lượm lại là một nỗi ám ảnh không yên. Lượm thoắt ẩn, thoắt hiện giữa hai làn đạn để làm nhiệm vụ giao liên. Và bằng cách đó, đối phương nắm được nhất cử nhất động của chúng tôi để đề phòng và tấn công bất ngờ.

Đó là một ngày đầu hè rực nắng. Bầu trời xanh và sâu thăm thẳm. Những đám mây xốp nhẹ như bông đứng im lìm như không muốn trôi. Không khí khô nóng, bức bí, khó thở y như trước một cơn bão lớn. Sau cánh đồng lúa mênh mông vàng óng là gốc đa, là mái đình cổ kính, là rặng tre xanh vi vút gió, là nơi quân Việt Minh đang ẩn nấp. Nhưng họ ở đâu? Có bao nhiêu người cả thảy? Chúng tôi hoàn toàn không biết nên không dám xuất quân. Bỗng, từ đằng xa, giữa cánh đồng lúa thoáng lăn tăn sóng nhấp nhô một chiếc mũ ca lô nhỏ. Một chú bé chừng khoảng mười, mười hai tuổi có nước da sạm nắng, dáng người loắt choắt, khoác trên mình một chiếc xắc nhỏ xinh tiến lại. Đôi chân thoăn thoắt vừa đi vừa nhảy như con chim chích tinh nghịch. Miệng chú huýt sáo một giai điệu vui tươi.

Là Lượm!

Tôi nháy mắt ra hiệu với đồng đội. Hiểu ý, trong lặng lẽ, những cây súng được lên nòng. “Đoàng… Đoàng… Đoàng…”. Tiếng súng nổ khô khốc giữa buổi trưa chan nắng. Chú bé liên lạc ngã xuống. Chúng tôi nín thở chờ đợi. Không một tiếng súng đáp trả. Không gian im lặng đến đáng sợ. Tôi cứ ngồi trân mình như thế, không biết đã bao lâu.

Rồi, như bừng tỉnh, tôi bất chấp sự can ngăn của người bạn đồng ngũ, chạy ào ra chỗ chú bé đang nằm. Giữa thảm lúa hanh vàng, chú bé nằm nghiêng nghiêng, ngực áo loang máu đỏ. Trong miệng chú vẫn vương lại mẩu thư liên lạc chưa kịp gửi. Nhiệm vụ liên lạc chưa hoàn thành nhưng chú đã kịp dành hơi thở cuối cùng của mình để giữ bí mật cho đồng đội. Đôi mắt tinh nghịch khép hờ. Đôi má bồ quân vẫn ửng hồng. Đôi môi chú thoáng mỉm cười. Bàn tay nhỏ bé của chú còn nắm chặt nhánh lúa thơm. Hương lúa thoang thoảng khắp cánh đồng.

Một giọt nước mắt mặn chát chầm chậm bò trên má tôi. Tôi gục xuống, nhìn chằm chằm vào đôi bàn tay của mình. Là một bác sĩ tốt nghiệp loại ưu tại trường Đại học Paris Diderot, đôi bàn tay tôi từng đem lại sự sống cho biết bao người. Thế mà giờ đây, tại đất nước xa xôi này, chính đôi bàn tay ấy lại cướp đi sinh mạng của một em bé hồn nhiên. Ôi, còn gì tàn khốc và khủng khiếp hơn chiến tranh!

Tôi đứng lặng. Trước mắt tôi là bầu trời xanh và cao thăm thẳm. Tiếng sáo diều vi vu trong gió. Những đứa trẻ gọi nhau í ới. Từng đàn cò trắng sải cánh trên thảm lúa rực vàng như nắng. Khói lam chiều lửng lơ trên mái rạ. Bình yên đã về trên mảnh đất từng hứng chịu bao đạn bom khốc liệt. Không gian thanh bình, yên ả như chưa từng có chiến tranh giày xéo.

Trước mắt tôi là bạt ngàn thảm lúa được kết từ những cây lúa mong manh nhưng mạnh mẽ và kiêu hãnh vô ngần, giống như chú bé Lượm của mấy chục năm về trước. Tôi cúi xuống, khẽ chạm tay vào bông lúa, khẽ nghẹn ngào cất lên lời xin lỗi muộn màng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kể Lại Nhân Vật Lượm Dựa Vào Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!