Bạn đang xem bài viết Kể Lại Câu Chuyện “Gọi Bạn” được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thuở xưa, ở một khu rừng nọ, có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng, họ sống bên nhau thật thân thiết và đầm ấm, cùng chia ngọt sẻ bùi như hai anh em ruột thịt. Rồi có một năm, trời làm một cơn đại hạn kéo dài, đến nỗi cây cỏ trong rừng dần dần héo khô. Ngay cả đến những con suối cũng không còn một giọt nước. Ngồi chờ mưa xuống ư? Biết đến bao giờ! Không thể ngồi chờ chết được. Thế là Bê Vàng quyết định lên đường đi tìm cỏ. Cậu lang thang hết chỗ này sang chỗ khác, đi mãi, đi mãi… Đến lúc cậu lạc cả dường, không tìm được lối về. Thấy bạn lâu ngày không quay trở lại. Vừa nhớ, vừa thương. Dê Trắng lại lên đường tìm bạn. Tiếng gọi “Bê! Bê!” của Dê Trắng nghe sao mà não nề đáng thương đến thế!
Cho mãi đến bây giờ Dê Trắng vẫn gọi hoài “Bê! Bê!”.
BÀI LÀM
“Ngày xửa ngày xưa, ở một cánh rừng sâu thẳm có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng họ sống với nhau thật thân thiết. Cuộc sống cứ thế trôi đi một cách êm đềm, vui vẻ và hạnh phúc. Thế rồi có một năm, trời làm hạn hán kéo dài hết tháng này sang tháng khác. Những đồng cỏ vốn xưa kia xanh tốt nay đã chuyển sang màu vàng úa, rồi héo khô. Những con suối đầy ắp nước trước đây đã dần dần khô cạn. Lấy gì để nuôi sống bây giờ? Thức ăn không có, nước không có. Đợi mưa xuống, biết đến bao giờ. Chẳng lẽ ngồi chờ điần chết đến cướp đi sao? Không được! Và thế là Bê Vàng quyết định đi tìm cỏ! Cuộc hành trình của Bê Vàng cũng thật khó nhọc, vất vả. Cậu lang thang không biết đã qua mấy con suối, mấy cánh rừng rồi mà vẫn chưa tìm thấy cỏ. Không nản chí, cậu vẫn quyết tâm đi. Đi mãi, đi mãi… Đến lúc cậu quên cả đường về.
Ở nhà, Dê Trắng sốt ruột chờ bạn, chờ mãi mà bóng dáng của người bạn thân vẫn mất hút. Thương quá, nhớ quá, Dê Trắng lại lên đường. Vừa đi, cậu vừa kêu “Bê! Bê!” nghe thật não ruột. Cứ thế, Dê Trắng kêu mãi, kêu hoài cho đến tận bây giờ vẫn nghe câu “Bê! Bê!” thật da diết”.
hãy sắp xếp lại cho đúng thứ tự.
a. Chim Gáy đậu trên cây, thấy Kiến bị nạn, vội bay đi gắp một cành khô thả xuống dòng suối để cứu.
b. Một hôm, Kiến khát quá bèn bò xuống suối uống nước.
è. Kiến bám vào cành cây, thoát chết.
d. Chẳng may trượt ngã, Kiến bị dòng nước cuốn đi.
1. Gợi ý làm bài:
1. Một hôm, Kiến khát quá bèn bò xuống suối uống nước.
2. Chẳng may trượt ngã, Kiến bị dòng nước cuốn đi.
3. Chim Gáy đậu trên cây, thấy Kiến bị nạn, vội bay đi gắp một cành khô thả xuống dòng suối để cứu.
4. Kiến bám vào cành cây, thoát chết.
2. BÀI LÀM
Em có thể sắp lại câu văn theo trình tự như đã hướng dẫn trên: b, d,
a, c – cụ thể là:
b. Một hôm, Kiến khát quá bèn bò xuống suối uống nước.
d. Chẳng may trượt ngã, Kiến bị dòng suối cuốn đi.
a. Chim Gáy đậu trên cây, thấy Kiến bị nạn, vội bay đi gắp một cành khô thả xuống dòng suối để cứu.
c. Kiến bám vào cành cây, thoát chết.
Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Mà Em Thích
Những câu chuyện cổ tích mà chúng ta đã thuộc nằm lòng từ khi còn bé thơ, đã được ông bà, cha mẹ kể cho chúng ta nghe khi ta còn nằm nôi và mơ những giấc mơ ngọt ngào…
Cô Tiên, ông Bụt, công chúa, hoàng tử… là những nhân vật quen thuộc trong truyện cổ tích, và chúng ta đôi lần cũng nằm mơ với cuộc sống trong truyện cổ tích, phải không?
Bài 1. Bạn Hồ Trung Dũng đã kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích:
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Bài 2. Bạn Giang Hà My đã kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích:
Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sãi trĩu quả. Thì ra, là câu chuyện ” Cây khế”. Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Ỷ thế còn có vợ con ngừi anh chiếm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hêt trái này đến trái khác.
Người em thấy vậy sôt ruột lắm, bèn nói với chim:
“Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu”
Thấy vậy chim bèn nói:
“Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”
Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh.Đến đo người em lếy đầy túi ba gang rồi theô chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả.
Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh lền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cúng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quae, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ.
Kể Lại Câu Chuyện Em Bé Lạc Mẹ Bằng Lời Của Em Bé.
BÀI LÀM
Mới đó mà đã ba mươi năm trôi qua. Giờ đây tôi đã trở thành một luật sư và là cựu sinh viên Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Hồi đó, tôi là một cậu bé chừng năm, sáu tuổi. Buổi sáng hôm ấy, tôi cùng với mấy đứa bạn chơi trò bắn bi trong một con hẻm cách nhà tôi chừng mười lăm hay hai mươi mét gì đó. Bỗng nhiên, tiếng súng rộ lên dữ dội, đạn bay chéo chéo găm vào bờ tường gốc cây nhiều vô kể. Chúng tôi tán loạn, mỗi đứa một đường. Hoảng quá, tôi men theo một bờ tường đã bị đổ rồi ngồi thụp xuống nép mặt vào trong. Hé mắt nhìn, tôi thấy những người lính quốc gia vứt súng, cởi quần áo chạy bạt mạng ra hướng quốc lộ. Tiếng la hét, gào khóc của cả trẻ em và người lớn chìm trong tiếng súng khi tiếng súng im hẳn. Bất chợt tôi ngước mắt lên bắt gặp một đôi mắt hiền từ của một người lính đầu đội mũ tai bèo, quân phục màu xanh cỏ úa đang tiến về phía tôi. Người ấy bế tối lên. Tôi hoảng hốt lo sợ. Một ý nghĩ thoáng hiện trong tôi về người lính ấy: “Ông ta là cộng sản, những người mổ bụng ăn gan không gớm tay mà lính quốc gia đã từng nói”. Tôi nhìn ông rồi mếu máo nói không ra lời:
– Cháu lạy ông, ông đừng ăn gan cháu!
Nghe tôi nói vậy, ông ấy càng ôm chặt tôi hơn. Ông nhìn tôi và dường như miệng ông cũng mếu xệch như một đứa trẻ. Ông vuốt tóc tôi, vỗ vỗ vào người tôi như mẹ tôi thường âu yếm tôi và nói:
– Chú đây mà, chú là giải phóng quân đây!
Thoảng trong gió, tôi nghe hình như tiếng mẹ tôi gọi:
– Minh ơi! Con ở đâ…u?
Thế rồi, ông ấy bế tôi đến với mẹ tôi. Chuyện xảy ra đã ba mươi năm rồi. Một kỉ niệm của tuổi ấu thơ mãi mãi không phai mờ về hình ảnh người lính giải phóng quân trong kí ức của cuộc đời tôi.
Kể Lại Câu Chuyện Lượm Theo Ngôi Thứ Ba Bài Văn Lớp 7
Trong các đề tập làm văn lớp 7 đề 2 sẽ yêu cầu là kể lại câu chuyện Lượm theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba, yêu cầu kể chuyện. Với đề văn này đòi hỏi các em thuộc bài thơ, chúng tôi hướng dẫn sử dụng ngôi kể thứ 3 các em cùng theo dõi.
Huế đang những ngày ác liệt của chiến tranh. Tôi đi công tác từ xa trở về đau lòng nhìn quê hương chỉ còn lại đống đổ nát hoang tàn. Bên cạnh hình ảnh đổ nát vẫn có con người nơi đây vẫn vươn mình đứng dậy hình ảnh chú bé Lượm cũng bằng sự cố gắng và khả năng của mình có rất nhiều đóng góp cho vùng đất nơi đây.
Từ xa tôi thấy một cái bóng nhỏ, chú bé nhỏ nhắn hơi cao, gầy. Chú bé nhanh nhẹn bước về phía tôi. Nhìn tôi một lúc, chú ngập ngừng hỏi:
– Chú có phải là chú Tố Hữu không ạ?
Tôi ngạc nhiên; tôi nhìn chú, một dáng người nhỏ nhắn, kế bên hông chú là một các xắc nhỏ, mỗi khi bước cái xắc lại đung đưa theo nhịp chân của chú.
Tôi xoa đầu cậu bé:
– Chú là Tố Hữu đây nhưng sao cháu biết tên chứ ?
Chú trả lời:
– Cháu là Lượm, hàng xóm nhà chú !
Tôi rất ngạc nhiên tôi nói:
– Cháu là Lượm à? Cháu lớn quá chú không nhận ra.
Chú bé trả lời:
– Chú còn nhớ cháu rồi, chú bây giờ cũng khác quá làm cháu suýt nữa thì không nhận ra.
Tôi hỏi ngay:
– Công việc của cháu hiện nay là gì?
Lượm trả lời:
– Cháu làm liên lạc, cháu đang làm ở đồn Mang Cá. Ở đây các anh, chị vui tính, yêu thương cháu vô cùng, cháu thấy thích khi lại giúp ích cho đất nước được nữa chú ạ!
Tôi thấy xúc động cho công việc của chú đang làm, cậu bé hồn nhiên, không quản ngại khó khăn gian khổ.
Lượm nói:
– Bây giờ cháu phải đi làm nhiệm vụ, cháu chào chú ạ!
Chú bé đang đi xa dần, Lượm cười híp mắt, má chú đỏ như trái bồ quân, đôi chân thoăn thoắt của Lượm đưa cậu bé đi xa dần. Sau đó một thời gian, tôi không hay tin tức gì về Lượm. Một hôm, khi đang làm việc, một người chiến sĩ báo tin:
– Chiến tranh đáng sợ thật anh à, nó lại cướp đi mất một chiến sĩ liên lạc của chúng ta rồi. Chú bé Lượm, gan dạ và hiền lành quê ở Huế,người liên lạc đội ta.
Tôi giật mình và chợt sững người:
– Lượm …Lượm hi sinh rồi sao?
Tôi không đững vững lảo đảo ngồi xuống ghế. Tôi vẫn nhớ về chú bé liên lạc đã hi sinh. Dù chú bé đã ngã xuống như trong tay chú vẫn nắm bông lúa nhỏ như một minh chứng cho sự yêu thương quê hương, đất nước.
Tôi kể lại câu chuyện Lượm cho các bạn nghe, tôi ngẫm: Nếu đất nước hòa bình, không có chiến tranh thì thế hệ trẻ các em bé như Lượm vẫn trong tuổi cắp sách đến trường. Tuy vậy hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh đã cướp đi những cái quyền nhỏ bé nhất của con người.
Hình ảnh chú bé Lượm loạt thoát, gan dạ và lễ phép luôn đọng mãi trong lòng của tôi, ước mong chiến tranh kết thúc và đất nước yên bình.
Lớp 7 –
Cập nhật thông tin chi tiết về Kể Lại Câu Chuyện “Gọi Bạn” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!