Xu Hướng 6/2023 # Kể Chuyện: Bàn Chân Kì Diệu Trang 107 Sgk Tiếng Việt 4 Tập 1 # Top 15 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Kể Chuyện: Bàn Chân Kì Diệu Trang 107 Sgk Tiếng Việt 4 Tập 1 # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Kể Chuyện: Bàn Chân Kì Diệu Trang 107 Sgk Tiếng Việt 4 Tập 1 được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ca ngợi tấm gương giàu nghị lực của Nguyễn Ngọc Ký. Tuy bị bại liệt hai cánh tay nhưng kiên trì, vượt khó, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước.

Bài 1

Gợi ý:

Con quan sát từng bức tranh và dựa vào phần gợi ý để kể câu chuyện.

Trả lời:

Tranh 1: Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

Tranh 2: Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.

Tranh 3: Mấy hôm sau cô giáo tới thăm Ký, nhìn thấy em đang ngồi trong sân dùng chân hí hoáy tập viết, hình ảnh ấy khiến cô giáo vô cùng ngạc nhiên và xúc động.

Tranh 4: Thế rồi, Ký lại đến lớp và lần này em được nhận vào học.

Tranh 5: Cô giáo Cương sắp xếp cho Ký một chiếc chiếu cuối lớp để ngồi học, kẹp bút vào ngón chân để tập viết trên trang giấy.Những ngày đầu gặp bao nhiêu là khó khăn khi thì cây bút không chịu nghe lời, lúc thì trang giấy nhàu nát, khi thì mực bê bết,… có khi luyện viết nhiều quá, mỏi cơ Ký bị chuột rút. Có lúc em cũng nản lòng muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ có cô giáo Cương và bạn bè bên cạnh động viên, giúp đỡ Ký lại cố gắng, kiên trì, ngày mưa cũng như ngày nắng luôn chuyên cần đến lớp

Tranh 6: Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy. 

Soạn Bài Hạt Gạo Làng Ta Trang 139 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Hạt gạo làng ta trang 139 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 4. Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?

Câu 1

Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?

Gợi ý: Em đọc kĩ khổ thơ 1: Từ đầu… Ngọt bùi đắng cay.

Trả lời:

Hạt gạo được làm nên từ tinh túy của đất (có vị phù sa) bồi đắp cho ruộng đồng màu mỡ phì nhiêu; từ nước (có hồ sen tưới cho lúa tươi tốt); từ tình cảm và công sức của con người (người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng.

Câu 2

Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ thứ 2 và tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân.

Trả lời:

Đó là những hình ảnh: 

                  Giọt mồ hôi sa.

                  Những trưa tháng sáu.

                  Nước như ai nấu.

                  Chết cả cá cờ.

                  Cua ngoi lên bờ. 

                  Mẹ em xuống cấy. 

Câu 3

Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?

Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 4 (Hạt gạo làng ta… quang trành quết đất) chỉ ra công sức của các bạn nhỏ.

Trả lời:

Tuổi nhỏ đã ra sức thi đua lao động sản xuất, không kể sáng, trưa, chiều, các bạn luôn có mặt ở ngoài đồng ruộng chống hạn, bắt sâu, gánh phân bón lót, bón thúc, làm cỏ… góp công sức làm ra hạt gạo tiếp tế cho chiến trường. 

Câu 4

Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?

Trả lời:

Hạt gạo được gọi là hạt vàng, vì hạt gạo rất quý. Có được hạt gạo, con người phải đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt “một nắng hai sương” trên đồng ruộng. Hơn thế, hạt gạo còn đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc trong thời kì chống giặc.

Bài đọc

Hạt gạo làng ta

Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… 

Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… 

Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà 

Những năm khẩu súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông… 

Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cào rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất.

Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…

      TRẦN ĐĂNG KHOA

– Kinh thầy: Sông chia nước của sông Thái Bình, chảy qua tỉnh Hải Dương.

– Hào giao thông: đường đào sâu dưới đất để đi lại được an toàn trong chiến đấu.

– Trành ( còn gọi là giành, xảo): Dụng cụ đan bằng tre, nứa, bằng phẳng, có thành, dùng để vận chuyển đất, đá, phân trâu bò…

  chúng tôi

Giáo Án Tiếng Việt Lớp 1

Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2008 Tập đọc Ngôi nhà I/ Mục đích yêu cầu – H đọc trơn cả bài. Phát âm đúng: hàng xoan, xoa xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ – Ôn các vần iêu, yêu,. Cụ thể: Phát âm đúng những tiếng có vần yêu, iêu – Tìm được tiếng có vần yêu, iêu – Hiểu các từ ngữ và câu thơ trong bài – Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ – Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước – Học thuộc long 1 khổ thơ mà em thích II/ Đồ dùng dạy học III/ Các hoạt động dạy học Tiết 1: 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’) – Cho H đọc bài “ Quyển vở của em” và trả lời câu hỏi – Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở? – Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai? 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài – Cho H xem tranh SGK /82. Tranh vẽ gì? – Ai cũng có một ngôi nhà, và yêu ngôi nhà của mình dù nó to hay nhỏ… Ngôi nhà. * Luyện đọc( 20-21’) * G đọc mẫu: giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm * Luyện đọc tiếng, từ – G viết các từ, đọc mẫu: hàng xoan, xao xuyến, nở, lảnh lót, thơm phức – G giải nghĩa từ khó. đ Giảng: Thơm phức- mùi thơm rất mạnh, hẫp dẫn – Chỉ bảng cho H đọc * Luyện đọc câu: – G đọc mẫu từng dòng thơ. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ như là một dấu chấm. * Luyện đọc đoạn – G hướng dẫn đọc từng đoạn – Cho H đọc 4 dòng thơ đầu – Cho H đọc 4 dòng thơ tiếp theo – Cho H đọc 4 dòng thơ cuối – Cho H đọc nối tiếp các khổ thơ * Luyện đọc cả bài – Cho H đọc cả bài đ G cho điểm c/ Ôn vần ( 8 – 10’) – G ghi: yêu – iêu – Đọc những dòng thơ có tiếng yêu? – Tìm tiếng ngoài bài có vần yêu? – Nói câu chứa tiếng có vần iêu? – H đọc thầm – H đọc lại kết hợp phân tích tiếng – H đọc lại – H đọc – H đọc – H đọc – 3 -4 H đọc – H đọc, phân tích – Em yêu… – H tìm, ghép vào thanh cài – H nói theo mẫu – Nói tự nhiên Tiết 2: a/ Luyện đọc ( 10 – 12’) – G đọc mẫu bài “ Ngôi nhà ” – Đọc nối tiếp khổ thơ – Đọc cả bài đ G chấm điểm b/ Tìm hiểu nội dung ( 8 – 10’) – 1 H đọc 2 khổ thơ đầu – Ơ trong ngôi nhà mình, bạn nhỏ nhìn thấy gì? + Nghe thấy gì? + Ngửi thấy gì? – Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tính yêu đất nước? – G đọc diễn cảm bài thơ. Nhấn giọng: xao xuyến… – Cho H nhẩm đọc thuộc lòng 1 khổ thơ mà em thích – Cho H đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích c/ Luyên nói ( 8 – 10’) – Cho H quan sát tranh SGK /83 – Nhìn tranh: 1 ngôi nhà trên núi cao, 1 biệt thự hiện đại, 1 căn hộ tập thể, 1 ngôi nhà gần bến sông… – Em sẽ nói về 1 ngôi nhà mình mơ ước đ Nhận xét – H đọc thầm – H đọc 2 dãy – 8 – 10 em – H đọc thầm 2 khổ thơ đầu – Hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm – Tiếng chim đầu hồi lảnh lót – Mùi rơm rạ lợp trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức – H đọc khổ thơ 3 – 2, 3 H đọc lại – H nhẩm thuộc – 3 – 4 H đọc – Nói về ngôi nhà em mơ ớc – Nhiều H nói về mơ ước của mình về ngôi nhà tương lai 3. Củng cố ( 3 – 5’) – Nhận xét tiết học – Chuẩn bị bài Quà của bố. __________________________________________________________ Thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2008 Chính tả Ngôi nhà I/ Mục đích yêu cầu – H chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 của bài “ Ngôi nhà” – Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần iêu, yêu, điền chữ c hay k – Nhớ quy tắc chính tả: k, i , ê, e II/ Đồ dùng dạy học – Chép sẵn nội dung bài trên bảng – Bảng phụ ghi nội dung các bài tập 2, 3 và luật chính tả cần ghi nhớ III/ Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài (1’): Chép chính tả “Ngôi nhà ” 2. Viết chính tả ( 30’) – G đưa nội dung bài viết, đọc mẫu * Hướng dẫn tập chép ( 8-10’) – G đọc mẫu – Nhận xét chính tả – Hướng dẫn viết từ khó – G ghi bảng, mộc mạc, yêu, đất nước – đọc mẫu, nêu cách viết: – G đọc cho H viết * Viết vở ( 13 – 15’) – G chỉ bài viết. Bài có mấy dòng thơ? Mỗi dòng có mấy chữ? – G hướng dẫn H tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. Lưu ý viết chữ hoa đầu mỗi dòng, thẳng hàng – G đọc thong thả, chỉ vào từng chữ cho H viết c) Chấm, chữa lỗi ( 5- 7’) – G đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để H soát. Dừng lại ở những chữ viết khó, đánh vần – G chấm khoảng 10 bài, nhận xét d) Làm bài tập ( 3 – 5’) – G đưa bảng phụ bài 2 /84 – Cho 1 H điền iêu, yêu – Đọc lại, nhận xét + Bài 3: c hay k? – 1 H điền bảng phụ, cả lớp điền SGK. Đọc lại – 1 H đọc lại, cả lớp đọc thầm – H đọc lại, phân tích – H viết bảng con – H chép bài đoạn văn vào vở – H cầm bút chì soát, gạch chân chữ viết sai, ghi số lỗi ra lề – H đổi bài tự kiểm tra – H đọc yêu cầu – H điền SGK – H điền SGK 3. Củng cố ( 2 – 3’) – Tuyên dương những H học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp __________________________________________________________ Tập viết Tô chữ H , J K I.Mục đích yêu cầu – H biết tô chữ H , J < K hoa – Viết các vần uôi , ươi , iêt , uyêt, iêu , yêu , các từ naỉ chuối , tưới cây , dòng suối , đám cưới , hiếu thảo , yêu mến. chữ thường, cỡ vừa đúng kiểu, đều nét. Đưa bút theo đúng qui trình viết. Giãn đúng khoản cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở tập viết. II.Đồ dùng – Chữ H , J , K mẫu – Bài viết sẵn III.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu (1’) -Tô chữ H , J , K .viết vần oan, oat….. các từ ngoan ngoãn, đoạt giải…. * Hướng dẫn H tô chữ cái hoa (3-4’) – G hướng dẫn H quan sát và nhận xét số nét. – G đính chữ H . Giới thiệu chữ H hoa – G nêu qui trình viết G chỉ chữ mẫu hướng dẫn. Đặt bút ở đường kẻ 5 viết nét cong traíe rồi lượn ngang dừng bút trên đường kẻ 6 . Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng đầu bút vá hơi lượn xuống để viết nét khuyết ngược rồi nối liền sang nét khuyết xuôi , đến gần cuối nét khuyết thgì viết tiếp nét móc ngược dừng bút ở ĐK2…..theo chiều mũi tên, dừng bút ở đường kẻ 2 – G đính chữ J . Giới thiệu chữ J hoa – G nêu quy trình viết: Chữ J là kết hợp của 2 nét cơ bản cong traí và lượn ngang, móc ngược trái ( đầu hơi lượn , cuối nét lượn hẳn vào trong Gần giống nét 1 ở chữ hoa B. – G đính chữ K hoa. – G nêu quy trình viết: Nét 1 giống chữ J , Nét 2 là nét móc ngược trái ( đầu nét hơi lượn , cuối nét lượn hẳn vào trong). Nét 3 là kết hợp của 2 nét cô bản móc xuôi và móc ngược phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. H nhắc lại H tô khan – H tô khan – H viết bảng 3. Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng (4- 6’) + Nhận xét chữ uôi – G nêu cách viết. Đặt bút ở dưới đường kẻ 2 viết con chữ u cao 2 li nối với con chữ ô, con chữ i dừng bút tại đường kẻ 2 + Nhận xét chữ ươi. – G nêu cách viêt , hướng dẫn theo con chữ… – Các vần iêt , uyết, iêu, yêu hướng dẫn tương tự. + Nhận xét từ nải chuối , tưới cây , ngoan ngoãn , hiếu thảo , yêu mến . – G nêu cách viết: Đặt bút giữa dòng li thứ 2 viết con chữ n nối với con chữ a, con chữ i ( Các chữ còn lại hướng dẫn theo con chữ – chữ.) đ Nhận xét Con chữ o, a, n cao 2 li H viết bảng con từ nải chuối , ngoan ngoãn. – H viết bảng : nải chuối , tưới cây, hiếu thảo, yêu mến. 4.Vở viết (15-17’) Đọc nội dung bài viết 1 H đọc Quan sát chữ H mẫu đặt bút từ đường kẻ 6 tô theo chiều mũi tên. – Nải chuối : Viết từ đường kẻ 3. – Tưới cây : Viết thẳng nải chuối. – Hướng dẫn tô chữ J – Viét đẹp : Cách 2 đường kẻ viết từ đường kẻ 3 – Hướng dẫn tô chữ K. – Hiếu thảo : viết từ đường kẻ 3 – yêu mến : viết thẳng dòng hiếu thảo. – G nêu cách viết. H mở vở tập viết H đọc- H viết theo G hướng dẫn. 5.Chấm. Nhận xét (5-7’) 6.Củng cố (1’) – Nhận xét giờ học. Tuyên dương H viết đẹp —————————————————————– Thứ tư ngày 2 tháng 4 năm 2008 Tập đọc Quà của bố I/ Mục đích yêu cầu – H đọc trơn cả bài. Chú ý: Phát âm đúng các tiếng có âm đầu l ( lần nào, luôn luôn) và từ khó ( về phép, vững vàng). Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. – Ôn các vần oan, oat, tìm tiếng có vần oan, oat – Hiểu các từ ngữ: về phép, vững vàng và các câu trong bài – Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội đảo xa. Bố rất yêu em – Biết hỏi, đáp tự nhiên, hôn nhiên về nghề nghiệp của bố. Học thuộc lòng bài thơ II/ Đồ dùng dạy học III/ Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’) – H đọc 1 khổ thơ mà mình thích trong bài “ Ngôi nhà” – ở trong ngôi nhà bạn nhỏ nhìn thầy gì? Nghe thấy gì? Ngửi thấy gì? – Câu thơ nào nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước? 2. Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài b/ Luyện đọc ( 20 – 21’) * G đọc mẫu: giọng chậm rãi, tình cảm nhấn giọng ở khổ thơ 2 khi đọc các từ ngữ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lới chúc, nghìn cài cái hôn – Bài thơ có mấy dòng? * Luyện đọc tiếng từ – G viết, đọc mẫu: lần nào, về phép, luôn luôn , vững vàng – G giải nghĩa từ khó – G chỉ bảng cho H đọc * Luyện đọc câu: – G đọc mẫu từng dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ như là một dấu chấm * Luyện đọc đoạn – G hướng dẫn H đọc đoạn khó. – Cho H đọc 4 dòng thơ đầu – H đọc 4 dòng thơ tiếp theo – H đọc 4 dòng thơ cuối – Cho H đọc nối tiếp các khổ thơ * Luyện đọc cả bài – Cho H đọc cả bài đ G cho điểm c/ Ôn vần ( 8 – 10’) – G ghi: oan , oat + Tìm tiếng trong bài có vần oan? – Cho H quan sát tranh SGK / 86. Đọc câu dưới tranh – Nói câu chứa tiếng có vần oan? – Nói câu chứa tiếng có vần oat ? đ Nhận xét – H theo dõi – H đọc lại kết hợp phân tích tiếng – H đọc lại, phân tích – H đọc – H đọc theo dãy – H đọc – 4 – 5 H đọc – H đọc, phân tích – H nói: ngoan, phân tích – H nói theo mẫu, nói tự nhiên Tiết 2: a/ Luyện đọc ( 10 – 12’) – G đọc mẫu bài “ Quà của bố ” – Đọc nối tiếp khổ thơ – Đọc cả bài đ G chấm điểm b/ Tìm hiểu nội dung ( 8 – 10’) – Cho 1 H đọc khổ thơ 1: + Bố bạn nhỏ là bộ đ … i xoong hướng dẫn theo con chữ. đ Nhận xét – H viết tô khan – H viết bảng con – H viết bảng con. H viết bảng ngoan , đoạt. – nhoẻn ,xoong. 4.Vở viết (14-15’) – Đọc nội dung bài viết 1 H đọc – G hướng dẫn từng bài . Quan sát chữ L mẫu đặt bút từ đường kẻ 6 tô theo chiều mũi tên. – Từ ngoan ngoãn viết từ đường kẻ 1 – Từ đoạt giải cách 2 đường kẻ viết từ đường kẻ 3. – Chữ M tô theo chiều mũi tên. – Từ hoa sen cách 2 ô viết 1 lần – Dòng nhoẻn cười viết 1 lần – Dòng chữ N viết theo chiều mũi tên. – Từ trong xanh cách 1 đường kẻ viết từ đường kẻ 2 – Từ cải xong viết từ đường kẻ 3 H mở vở tập viết/ 26 H tô chữ m Có 2 chữ. Khoảng cách là 1 thân chữ H viết vở từng dòng. 5. Nhận xét – Chấm (5-7’) 6.Củng cố (1-3’) Nhận xét giờ học. Tuyên dương H viết đẹp Thứ tư ngày 9 tháng 4 năm 2008 Tập đọc Mời vào Mục đích yêu cầu – H đọc trơn cả bài. Phát âm đúng tiếng có âm dễ sai. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ (bằng khoảng thời gian phát âm 1 tiếng như là dấu chấm). 2.Ôn các vần ong, oang. Tìm được tiếng có vần ong, oang 3. Hiểu các từ ngữ trong bài – Hiểu nội dung bài. Chủ nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. – Biết nói tự nhiên, hồn nhiên về những con vật, sự vật yêu thích – Học thuộc lòng bài thơ II.Đồ dùng III.Các hoạt động Tiết 1 1.Kiểm tra bài cũ (3-5’) – H đọc bài “ Đầm sen”. +Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào? +Đọc câu văn tả hương sen. 2.Dạy học bài mới a.Giới thiệu (2’) – Bài thơ “Mời vào”kể về ngôi nhà hiếu khách, niệm nở đón những người bạn tốt đến chơi. Vậy những người bạn tốt ấy là ai? Họ cùng làm những công việc gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc : “Mời vào” b.Hướng dẫn luyện đọc (20-21’) – G đọc mẫu bài thơ. Giọng vui vẻ tinh nghịch, với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đoạn đối thoại, trải dài 10 dòng thơ cuối. *Luyện đọc tiếng, từ – G viết từ khó – G giải nghĩa từ khó + G ghi: Kiễng chân, sửa soạn, buồm thuyền – G đọc mẫu – H đọc cá nhân – G chỉ bảng – G đọc mẫu câu khó . Đọc cao giọng ở câu có dấu hỏi chấm cuối câu. Cho H đọc nối tiếp các dòng thơ. – H đọc *Luyện đọc đoạn – Cho H đọc 5 dòng thơ – Cho H đọc 5 dòng thơ tiếp theo – Cho H đọc 6 dòng thơ tiếp theo – Cho H đọc 8 dòng thơ tiếp theo – Cho H đọc nối tiếp các khổ thơ *Luyện đọc cả bài – Cho H đọc cả bài đ Nhận xét cho điểm c.Ôn vần (8-10’) + G ghi: ong – oang – Tìm tiếng trong bài có vần ong – G đọc : Chong chóng – Cho H xem tranh sgk/95. Đây là chong chóng là đồ chơi của các em nhỏ quay được là nhờ có gió. – Cho H tìm tiếng có vần ong – Ghép vào thanh cái – G ghi xoong canh – Cho H tìm tiếng có vần ong, ghép vào thanh cái đ Nhận xét H đọc – phân tích H đọc lại H đọc cá nhân H đọc theo dãy H đọc theo dãy H đọc theo nhóm 3 – 4H H đọc phân tích H đọc cá nhân Trong – phân tích H đọc- phân tích H tìm-ghép phân tích tiếng xoong H ghép – đọc lại Boong tàu, xoong nồi Tiết 2 a.Luyện đọc (10-12) * G đọc mẫu bài thơ – Cho H đọc nối tiếp các khổ thơ – Cho H đọc cả bài đ Nhận xét – cho điểm b.Tìm hiểu nội dung bài (8-10’) – Những ai đã gõ cửa ngôi nhà? – Cho H đọc 4 dòng thơ cuối – Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì? – G cho H xem tranh sgk/94 – G đọc diễn cảm bài thơ – Cho H đọc phân vai: Người dẫn chuyện , Chủ nhà Thỏ Nai Gió – Cho H tự nhẩm thuộc lòng bài thơ – Cho điểm c.Luyện nói( 8-10’) – Cho H nhìn tranh sgk /95. Nói theo mẫu – Cho H nói tự do – Nhận xét sửa sai 3.Củng cố (2-3’) – Học bài gì? Tuyên dương H học tốt – Về nhà học thuộc bài thơ – Chuẩn bị bài “Chú công” H đọc thầm H đọc theo dãy H đọc Thỏ, nai, gió H đọc Sửa soạn đón trăng lên quạt mát thêm Cho 2 – 3H đọc – Cho H đọc cá nhân – Nói về những con vật em yêu thích ………………………………………………………………………………………………………. Thứ năm ngày 10 tháng 4 năm 2008 Chính tả Mời vào I.Mục đích yêu cầu -Nghe viết chính xác trình bày đúng các khổ thơ 1, 2 của bài “ Mời vào” -Làm đúng các bài tập chính tả. Điền vần ong hay oang. -Điền chữ ng hay ngh -Nhớ quy tắc chính tả ng + i, e, ê II.Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi bài 2, 3/95 Chép sẵn nội dung bài III.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu (1’) viết khổ 1, 2 bài “Mời vào” 2.Viết chính tả (8-10’) – G đưa nội dung bài viết – G đọc mẫu bài viết. – Tập viết tiếng từ dễ lẫn. – G viết bảng các từ sau: Nếu, tai, xem, gạc, nai. – G đọc mẫu, phân tích hướng dẫn cách viết – G xoá bảng- H đọc các từ trên – H viết bảng con đ Nhận xét * Hướng dẫn viết vở (13-15’) – G chỉ bài viết – bài viết có mấy dòng thơ? – Mỗi dòng thơ có mấy chữ? – Các chữ ở đầu dòng tên các con vật phải viết hoa. Gạch đầu dòng các đối thoại. – G lưu ý tư thế ngồi, cầm bút lùi vào 4 ô – G đọc – H viết vở. Lùi vào 4 ô – Mỗi dòng 3 lần. *Chấm – chữa bài (5-7’) – G đọc thong thả chỉ vào từng chữ khó viết. – Đánh vần cho H soát lỗi. – G chấm bài (10-12 bài) đ Nhận xét *Làm bài tập (2-5’) – G đưa bảng phụ bài 2/96 – Cho H lên bảng điền – Cho H đọc đoạn vừa điền – nhận xét * Bài3/96. Điền ng hay ngh – cho H quan sát tranh – nhẩm từ dưới tranh – Điền sgk – Cho 2H làm bảng – G chữa – G chỉ bảng nêu. Trước e, ê, i âm ng hay ngh đ Nhận xét H đọc lại – cả lớp đọc thầm H đọc cá nhân đánh vần 1 số tiếng H viết vở H cầm bút chì soát, gạch chân những chữ sai Cả lớp làm bằng bút chí 3. Củng cố (2-3’) – Nhận xét giờ học. Tuyên dương H viết đẹp Kể chuyện Niềm vui bất ngờ I.Mục đích yêu cầu – Hiểu được chuyện Bác Hồ rất thương yêu thiếu niên nhi đồng. II.Đồ dùng dạy học Tranh chuyện sgk III.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu – Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu niên nhi đồng. Là Chủ tịch nước bận trăm công nghìn việc nhưng lúc nào Bác cũng nhớ đến các cháu. Các cháu cũng rất yêu quý Bác, mong được gặp Bác. 2.G kể chuyện 2-3 lần – Lần 1: Kể để H biết câu chuyện * Tranh 1: – Vào một buổi sáng cô giáo Mi dẫn các cháu mẫu giáo đi qua phủ Chủ tịch. Các cháu reo lên. A nhà Bác Hồ * Tranh 2: – Cổng phủ Chủ tịch bỗng từ từ mở ra. Một số đồng chí cán bộ mời cô giáo và các cháu vào thăm nhà Bác, * Tranh 3: – Bác Hồ râu tóc bạc phơ tươi cười đón các cháu. Cô giáo cho các cháu ra về. Bác vẫy tay chào. đ Lưu ý – Lời người dẫn truyện lúc khoan thai hồi hộp, khi lưu luyến. – Lời Bác cởi mở âu yếm – Lời các cháu phấn khởi hồn nhiên 3.Hướng dẫn H kể từng đoạn theo tranh * Tranh 1. Cho H xem tranh sgk – Đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời các câu hỏi sau – Tranh vẽ cảnh gì? – Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng phủ Chủ Tịch? – Cho H kể lại đoạn 1 – Hướng dẫn tương tự với ranh 2, 3, 4 4.Hướng dẫn H kể toàn chuyện – Cho H thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh. 5.Tìm hiểu ý nghĩa truyện – Câu chuyện này giúp em hiểu gì? – Cả lớp nhận xét 6.Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học Về nhà tập kể cho mọi người nghe Các bạn nhỏ đi qua cổng Muốn thăm nhà Bác Hồ H theo dõi nhận xét Bác hồ rất yêu quý thiếu nhi. Thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ …………………………………………………………………………………….. Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2008 Tập đọc Chú công. I/ Mục đích yêu cầu – H đọc trơn cả bài. Chú ý: Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu ch, tr, n, l, v, d Các từ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh – Ôn các vần: oc, ooc.Tìm tiếng có vần oc, ooc – Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu được đặc điểm của chú công lúc bé, vẻ đẹp của toàn bộ đuôi công lúc công trưởng thành II/ Đồ dùng dạy học III/ Các hoạt động dạy học TIết 1 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’) – H đọc thuộc lòng bài: Mời vào – Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà? – Gió được chủ nhà mời vào để làm gì? 2. Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài (2′) – Cho H xem tranh SGK / 97. Tranh vẽ gì? b/ Luyện đọc ( 20 – 21’) – G đọc mẫu: giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ tả vẻ đẹp của đuôi công – Bài có mấy câu? * Luyện đọc tiếng từ – G viết, đọc mẫu: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh – G chỉ bảng cho H đọc * Luyện đọc câu khó – G đọc mẫu câu khó – Câu 3: Nhấn giọng ở từ: rực rỡ sắc màu – Câu 4: Từ : óng ánh màu xanh sẫm – G chỉ câu khó cho H đọc * Luyện đọc đoạn – G hướng dẫn đọc từng đoạn – G đọc mãu – H đọc từng đoạn – H đọc nối tiếp đoạn * Luyện đọc cả bài – Cho H đọc cả bài đ G cho điểm c/ Ôn vần ( 8 – 10’) – G ghi: t, c + Tìm tiếng trong bài có vần ? – Tìm tiếng có vần t ghép vào thanh cài – Tìm tiếng có vần c ( tương tự ) – Cho H quan sát tranh SGK / 89. Đọc câu dưới tranh đ Nhận xét – H theo dõi – H xác định câu – 5 câu – H đọc lại kết hợp phân tích tiếng – H đọc lại, phân tích – H đọc – H đọc – H đọc – H đọc - H đọc, phân tích – H nói: đứt phân tích – H tìm Tiết 2: a/ Luyện đọc ( 10 – 12’) – G đọc mẫu bài “ Vì bây giờ mẹ mới về ” – H đọc đoạn – Đọc cả bài đ G chấm điểm b/ Tìm hiểu nội dung ( 8 – 10’) – Cho 1 H đọc cả bài + Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không? + Lúc nào cậu mới khóc? Vì sao? – Cho cả lớp đọc thầm. Tìm xem trong bài có mấy câu hỏi. Đọc các câu hỏi đó và trả lời – Đọc cao giọng ở cuói câu có dấu chấm hỏi – G đọc mẫu – G đọc diễn cảm lại bài – Cho H đọc phân vai: người dẫn truyện, mẹ, cậu bé c/ Luyện nói ( 8 – 10’) – G nêu yêu cầu: hỏi nhau – Cho H nhìn mẫu SGK . Hỏi đáp theo mẫu SGK đ Nhận xét – H đọc thầm – 8 – 10 em – H đọc thầm – Cậu bé không khóc – Mẹ về cậu mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ, muốn đợc mẹ thơng… – 3 câu – H đọc lại – H đọc – Bạn có hay làm nũng bố mẹ không? – H hỏi – trả lời 3. Củng cố dặn dò ( 3 – 5’) – Nhận xét tiết học. Khen ngợi những H học tốt

Truyện Cổ Tích Sọ Dừa [Kể Chuyện Lớp 4

Truyện cổ tích Sọ Dừa

Truyện cổ tích Sọ Dừa ca ngợi vẻ đẹp bên trong mỗi con người, kể về một chàng trai có phẩm chất và tài năng đặc biệt nhưng lại luôn ẩn mình trong hình hài dị dạng.

Truyện này được trích trong sách Kể chuyện lớp 4 (1984), nêu lên bài học khi đánh giá, nhìn nhận một con người: phải xem xét toàn diện, không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài. Người nghèo khổ chăm chỉ lao động sẽ được đền bù, người thủy chung hiền hậu sẽ được hưởng hạnh phúc. Chỉ có kẻ ác nghiệt, chua ngoa mới phải chịu số phận hẩm hiu.

1. Giới thiệu mẹ con Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân hiền lành, chuyên đi làm thuê cho phú ông, đã ngoài tuổi năm mươi mà vẫn muộn đường con cái.

Một hôm nắng gắt, người vợ làm việc khát nước quá liền vào rừng tìm nước để uống. Bà chỉ thấy một cái sọ người bên trong một tảng đá, hổ bỏ lại từ lâu, trong sọ có đấy nước trong vắt. Vì khát quá bà ta đành bưng lên uống. Uống xong, bà thấy khoan khoái khác thường. Từ đấy bà có mang. Chẳng bao lâu người chồng chết. Đến kì sinh nở, bà đẻ ra được một cục thịt tròn lông lốc[1], có đủ mắt, mũi, mồm, tai, nhưng không có mình mẩy chân tay gì cả. Bà kinh hãi toan vứt đi thì cục thịt thốt nhiên bảo bả rằng:

– Mẹ ơi, con là người đấy! Mẹ đừng vứt đi mà tội nghiệp!

Bà cảm động, ấp iu cục thịt vào lòng, nâng niu và cho bú. Biết việc ấy, phú ông liền đuổi bà ra ở túp lều ngoài vườn sắn. Đứa con trông kì quái[2] nhưng rất khôn, bà đặt tên là . Mỗi buổi sáng, trước khi đi làm thuê bà thường dặn con:

2. Sọ Dừa nhận chăn dê và được nàng Ba thầm yêu mến

Một lần đi làm về bà thở dài bảo con:

– Giá mày như con người ta thì cũng kiếm thêm được ít gạo đổ vào nồi cho mẹ rồi đó. Hiện giờ phú ông có một đàn dê mà chưa tìm được người chăn.

Sọ Dừa nói:

– Mẹ ơi, con chăn được. Mẹ cứ nói với phú ông đi.

Thế là Sọ Dừa bắt đầu nhận việc chăn dê cho phú ông. Từ khi Sọ Dừa chăn đàn dê thì đàn dê lúc nào cũng no nê, béo trông thấy. Phú ông bằng lòng. Lão lại rất thích vì mỗi ngày Sọ Dừa chỉ ăn hết có hai nắm cơm rất nhỏ của lão.

Phú ông có ba người con gái. Đứa lớn thì ác nghiệt[3]. Đứa thứ hai chua ngoa[4]. Chỉ có người con thứ ba là hiền hậu[5]. Ngày mùa, tôi tớ[6] ra đồng làm cả, ba cô phải thay nhau mang cơm cho Sọ Dừa.

Một hôm đến lượt cô ba đi mang cơm. Đến chân núi cô nghe có tiếng sáo véo von. Cô gái cảm thấy bồn chồn[7]. Núi thấp, cô chỉ trèo một quãng ngắn là đã lên tới lừng chừng. Đứng nấp trong bụi nhìn ra cô thấy một chàng trai tuấn tú[8] độ mười sáu, mười bảy tuổi đang thổi sáo. Người con gái mải lắng nghe, mải nhìn quá, vịn ngay phải một cành khô. Cành khô gãy “rắc” một tiếng. Lập tức chàng trai biến ngay vào trong vỏ Sọ Dừa. Từ đấy cô ba đem lòng yêu Sọ Dừa.

3. Sọ Dừa hỏi vợ và cưới vợ

Bà mẹ Sọ Dừa chỉ phiền một nỗi là con mình người không ra người thì còn mong gì có dâu, có cháu. Sọ Dừa biết ý bảo mẹ rằng:

– Phú ông có ba cô con gái. Mẹ kiếm lấy buồng cau vào xin một cô cho con.

Bà mẹ đánh liều kiếm một buồng cau vào nói với phú ông. Lão phú ông nghe thủng câu chuyện, vuốt râu cười hề hề, cố nén giận bảo rằng:

– Con mụ hình thù quái quỷ như thế mà cũng dám chòi voi à? Nhưng thôi, mụ về bảo nó hễ có đủ các thứ này thì ta gả cho: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười con dê béo, mười vò rượu tăm. Lại phải dựng lấy năm gian nhà ngói câu đầu bằng bạc, xà ngang bằng đồng thì ta mới cho rước dâu về.

Bà về nói với con, tưởng con thôi hẳn việc lấy vợ, không ngờ Sọ Dừa vẫn cứ khăng khăng một mực nói:

– Mẹ sang nói ngay với phú ông rằng con sẽ có đủ những thứ ấy mà còn có nhiều hơn nữa.

Bà ngần ngừ không đi sợ con nói liều. Nhưng Sọ Dừa giục mãi, bà ta lại tất tưởi vào nói với phú ông. Lần này thì lão ta có vẻ ngần ngại. Lão bảo bà mẹ:

– Để ta cho gọi cả ba đứa con gái ra đây, xem có đứa nào nó ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã.

Lão gọi ba cô con gái ra lần lượt hỏi từng cô một. Hai cô chị đều giãy nảy như đỉa phải vôi[9]: “Thủi thui, có là ngợm mới lấy cái thứ thằng Sọ Dừa”. Đến lượt cô ba, cô liền thưa:

– Cha đặt đâu, con xin ngồi đấy ạ!

Phú ông giận con tím mặt, song không biết nói thế nào, bèn quay lại hẹn với bà mẹ ngày đưa sính lễ[10].

Quả nhiên đúng ngày hẹn, Sọ Dừa có đầy đủ những thứ mà phú ông thách cưới. Sọ Dừa rước dâu về đến nhà. Đến tối, khi các cây sáp lớn đã thắp sáng trưng nhà trên, nhà dưới thì không ai thấy Sọ Dừa đâu cả. Bỗng xuất hiện một chàng trai tuấn tú ở phòng trong sánh vai cùng với cô dâu đi ra chào khách. Mọi người sửng sốt. Chàng trai đó chính là Sọ Dừa đã lột bỏ cái vỏ Sọ Dừa.

4. Sọ Dừa đi sứ

Ít lâu sau, Sọ Dừa miệt mài học tập và nhân gặp khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên. Nhà vua cử chàng đi sứ phương Bắc. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà dặn vợ phải luôn giữ trong mình, phòng lúc gặp nạn bất ngờ.

Từ ngày thấy em lấy được chồng tuấn tú, lại đỗ Trạng nguyên[11], hai cô chị định tâm hại em, hòng thay em làm bà Trạng.

Một hôm hai cô chị rủ em đi chơi thuyền. Chúng đẩy thuyền ra giữa dòng nước xoáy. Thuyền bị xoáy nước hút xuống chìm nghỉm. Một con cá kình[12] lớn nuốt chửng cả thuyền lẫn người vào bụng. Cô em vẫn tỉnh táo như thường. Nhớ lời chồng dặn cô lấy dao khoét thịt cá làm cho cá vùng vẫy một lúc rồi chết nổi lên mặt nước. Xác cá trôi dạt vào một cánh bãi bên rừng. Cô liền khoét bụng cá chui ra, rồi xẻo thịt cá, hớt muối ở bờ biển đem muối cá vào một hốc cây khô để ăn dần. Cô lại lấy cỏ khô áp vào đá lửa, lấy dao đánh đá để có lửa sưởi và nướng cá. Cô dựng một cái lều nhỏ ngay gần bờ sông chờ ngày có thuyền đi qua thì gọi. Ít lâu sau, hai quả trứng nở thành hai con gà con. Đôi gà lớn mau rõ ra một trống, một mái.

Một buổi chiều, có chiếc thuyền lớn có cắm cờ đuôi nheo đi vào sông. Thuyền càng đến gần thì con gà trống càng gáy dồn dập:

Ò ó ó… Phải thuyền quan Trang rước cô tôi về!

Một người từ trong thuyền bước ra đứng phía đầu mũi. Người ấy chính là Sọ Dừa. Thuyền ghé bờ, Sọ Dừa đón vợ xuống thuyền.

Về đến nhà, chàng bày cỗ to mời cả nhà vợ và bà con hàng xóm sang ăn mừng.

Rượu uống nửa tuần, quan Trạng xin phép vào buồng có chút việc riêng. Lát sau quan Trạng đưa vợ ra chào mọi người. Thừa lúc mọi người tíu tít hỏi chuyện, hai cô chị lẻn ra ngoài trốn biệt.

Truyện Sự tích Sọ Dừa Nguồn: Kể chuyện 4, NXB Giáo dục – 1984 – chúng tôi –

Chú thích trong truyện Sự tích Sọ Dừa:

[1] Tròn lông lốc: tròn trịa và nhẵn nhụi. [2] Kì quái: trông lạ lùng như loài quái vật. [3] Ác nghiệt: độc ác, cay nghiệt. [4] Chua ngoa: lắm điều và đanh đá. [5] Hiền hậu: hiền lành và nhân hậu. [6] Tôi tớ: người ăn kẻ ở để sai bảo trong nhà. [7] Bồn chồn: nóng ruột, có cái gì bứt rứt không yên trong lòng. [8] Tuấn tú: đẹp và có tài hơn người khác. [9] Đỉa phải vôi: đỉa chạm phải vôi, ý nói giãy nảy lên không chịu được (thành ngữ). [10] Đồ sính lễ: đồ dẫn thách cưới. [11] Trạng nguyên: người đỗ đầu khoa thi đình thời phong kiến (tổ chức ở sân chầu trong cung vua). [12] Cá kình: loài cá dữ và to ở biển.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kể Chuyện: Bàn Chân Kì Diệu Trang 107 Sgk Tiếng Việt 4 Tập 1 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!