Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cảm Thụ Văn Học Bài Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Mẹ vắng nhà ngày bão – Tiếng việt 3. Mẹ vắng nhà ngày bãoMấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.
Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.
Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăn đàn ngan
Sáng lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại.
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
(Đặng Hiển)
Cách đọcĐọc chậm rãi, giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng, tha thiết. Chú ý ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ, chú ý ngắt nhịp ở những chỗ sử dụng dấu câu. Khổ cuối đọc với giọng vui tươi, tràn ngập hạnh phúc vì cả gia đình được vui vầy, đoàn tụ.
Gợi ý cảm thụBài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của nhà giáo – nhà thơ Đặng Hiển được in lần đầu ở tạp chí Văn nghệ Hà Tây năm 1980, được đưa vào Tuyển tập thơ thiếu nhi. Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học trong nhiều năm.
Khổ 1: Tình huống mẹ vắng nhà ngày bão
Tác giả kể lại sự việc đã diễn ra như một thước phim về cảnh mưa bão kéo dài và mẹ phải đội mưa suốt dọc đường về quê. Từ chỉ số lượng “mấy” cho thấy mẹ về quê không phải chỉ một ngày mà là mấy ngày. Nỗi nhớ mẹ vì thế nhiều lên, sự trống trải dường như cũng theo đó mà nhân lên.
Khổ 2, 3, 4: Cảnh bố con ở nhà trong những ngày mưa bão
Nếu khổ 1 nói về hình ảnh mẹ trên con đường về quê thì khổ 2 lại là hình ảnh bố con nằm ngủ trong đêm mưa bão, trong một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ, nghèo nhưng thanh sạch mà yên ấm, hạnh phúc. Nhà dột đến mức “hai chiếc giường ướt một”, ba bố con “nằm ấm mà thao thức” vì nhớ mẹ. Cả nhà luôn không lúc nào thiếu vắng một ai, giờ mẹ về quê, căn nhà vắng mẹ, lại là những ngày mưa bão, nên dù thế nào, vẫn thật trống trải. Ba bố con nằm một giường mà “vẫn thấy trống phía trong” chỗ mẹ vẫn nằm vì thiếu hình bóng của mẹ. Ngôi nhà vắng đi tiếng cười của mẹ, bóng dáng thân yêu của mẹ, dù chỉ là một ngày cũng làm cả nhà trống vắng, ngẩn ngơ, nữa là những ngày mưa bão.
Nhưng đâu phải chỉ có bố con nghĩ đến mẹ, chắc hẳn, mẹ cũng lo cho bố con vì “vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Khi không có mẹ, bữa cơm trong những ngày mưa bão cũng thật lúng túng từ củi lửa, bếp núc đến việc nấu nướng, chế biến món ăn. Am áp và cảm động thay tình cảm gia đình: bố con thao thức, trống trải, nhớ mẹ ; mẹ thương bố con. Khi mẹ đi vắng, nhà cửa sẽ thế nào, cơm cháo liệu có được tươm tất không? Nhà thơ đã diễn tả thật cảm động và chính xác nỗi thương lo của người chồng dành cho vợ, của người mẹ dành cho các con, của người phụ nữ dành cho tổ ấm nhỏ bé của mình.
Khổ thơ thứ ba nêu tâm trạng của ba bố con hướng về mẹ ở quê xa, hẳn mẹ cũng biết bố con lúng túng như thế nào. Khổ thứ tư bắt đầu với quan hệ từ “nhưng” để khẳng định rằng, dù có lúng túng, ba bố con vẫn ai vào việc nấy, bố đi chợ, chị chăm thỏ, em chăm đàn ngan. Mẹ vắng nhà, ba bố con đêm nằm thao thức nhớ mẹ, nhưng sớm mai tỉnh dậy, mặt trời vẫn mọc, vẫn là những công việc thường ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn, bố con chăm chút nhau, vui vầy, ấm áp trong niềm vui lao động. Những khoảnh khắc thường nhật, công việc thường nhật mà sao chan chứa yêu thương, tin tưởng. Nỗi lo của người mẹ, người vợ ở khổ thơ trên đến đây đã mờ nhạt đi, nhường chỗ cho sự vững vàng, ấm áp, tin cậy khi có một người chồng, người cha đầy trách nhiệm, biết chăm chút con cái, nhà cửa khi người phụ nữ vắng nhà. Hạnh phúc đời thường thật bình dị, thanh cao, đáng để cho con người ta nâng niu, gìn giữ.
Khổ cuối: Mẹ trở về làm cả ngôi nhà toả rạng ánh sáng của niêm vui, niềm hạnh phúc
Cơn bão đến rồi đi, mẹ đi rồi trở về nhà. Hình ảnh đẹp nhất của bài thơ là giây phút mẹ bước về ngôi nhà thân yêu. Hình ảnh so sánh “Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà” là hình ảnh giàu sức gợi, nhiều ý nghĩa. Nắng mới là nắng ấm, tươi sáng, rạng ngời. Mẹ về, cả gian nhà không chỉ sáng mà còn ấm áp, tươi vui lạ thường. Nếu ở đầu bài thơ là cảnh huống mang tâm trạng trống vắng, bâng khuâng vì mẹ vắng nhà và vì bão nên giường ướt, mưa lạnh thì đến đây là cảnh tượng mới mẻ, tràn ngập ánh sáng của niềm vui khi mẹ về. Điều đó chứng tỏ người vợ, người mẹ cũng là người nuôi dưỡng
XEM THÊM BÀI 9: NGƯỜI MẸ – TẠI ĐÂY
Tags:Văn 3
Theo Nguồn: chúng tôi
Từ khóa tìm kiếm:cảm thụ văn học trong bài mẹ vắng nhà ngày bão
Hướng Dẫn Cảm Thụ Văn Học Bài Khi Mẹ Vắng Nhà
Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Khi mẹ vắng nhà – Tiếng việt 3. Khi mẹ vắng nhà
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng. Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ. Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế! – Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu! Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan, chưa ngoan! Trần Đăng Khoa
Cách đọcĐọc chậm rãi, giọng đọc vui vẻ, hồ hởi, tình cảm, nhẹ nhàng, xúc động. Chú ý ngắt nhịp ở chỗ đánh dấu câu. Nhấn giọng ở điệp khúc “Khi mẹ vắng nhà”, Chú ý thể hiện cảm xúc ở 6 câu thơ cuối bài.
Gợi ý cảm thụTrần Đăng Khoa từng tâm sự: “Tôi chỉ có thể viết được về cái gì tôi đã thực sự thấy bằng mắt, chỉ rung cảm về cái gì thực sự tôi đã trải trong tâm trí mình. Có thể tìm thấy trong thơ tôi những sự việc hoàn toàn có thực của bản thân tôi, gia đinh tôi, làng quê tôi và những nơi tôi sống…”(1). Bài thơ Khi mẹ vắng nhà viết về một kỉ niệm của tuổi thơ, đây là một trong những bài thơ thật sự xúc động về tình cảm gia đình, cụ thể hơn là tình yêu thương của một em bé đối với người mẹ lam lũ, vất vả, nhọc nhằn.
Trần Đăng Khoa cũng từng tự hào nói: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn”, “Tôi mãi mãi chỉ là anh nông dân làng Điền Trì”, ở những bài thơ như Mẹ ốm, Tiếng võng kêu, Hạt gạo làng ta, Buổi sáng nhà em, Trần Đăng Khoa đều viết về mẹ, nhắc đến mẹ với tất cả lòng biết ơn, kính trọng và sự cảm thông sâu sắc. Bài thơ Khi mẹ vắng nhà được Trần Đăng Khoa viết năm 9 tuổi, độ tuổi mà một em bé đã bắt đầu biết giúp cha mẹ làm việc nhà. Bài thơ được kết cấu theo trình tự thời gian.
Khổ 1: Khi mẹ vắng nhà
Điệp khúc “Khi mẹ vắng nhà” vang lên năm lần trong khổ thơ đầu. Tác giả không chỉ sử dụng biện pháp lặp từ ngữ mà còn lặp lại cả kết cấu ngữ pháp của câu để nhấn mạnh những công việc mà em bé hăng hái làm để giúp bố mẹ vì “mẹ cha bận việc ngày đêm”. Các câu thơ chỉ khác nhau ở việc liệt kê các hoạt động của em bé: luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng. Cách kết cấu rất lạ, chỉ là một động tác liệt kê đơn thuần, cũng chưa hề thể hiện một thái độ rõ ràng của em bé đối với công việc.
Khổ 2: Khi mẹ đi làm đồng về
Việc nhà nông bận rộn, giờ nào việc ấy, mẹ đi về sớm tối, không ngoi tay, không hết việc: “sớm mẹ về”, “buổi mẹ về”, “trưa mẹ về”, “chiều mẹ về”, “tối mẹ về”. Mẹ về không có nghĩa là mẹ đã kết thúc công việc của một ngày, mà mỗi lần mẹ về chỉ có thể là mẹ đã giải quyết xong một đầu việc. Và lúc nào mẹ đi làm về cũng thấy mọi việc con đã làm xong đâu vào đấy: khoai đã chín, gạo đã giã trắng tinh, cơm dẻo và ngon, cỏ quang vườn, cổng nhà được quét dọn sạch sẽ,… Đến đây, tứ thơ mới được hé mở. Năm câu ở khổ 1 và năm câu tiếp ở khổ 2 như một sự đăng đối hài hoà, hô ứng nhịp nhàng: mẹ đi làm ngoài đồng, con ở nhà giúp mẹ những việc bếp núc, sân vườn. Ở những câu thơ này, tác giả đã sử dụng những tính từ để mô tả thành quả công việc. Mọi việc chỉn chu, được sắp đặt đến nơi đến chốn bởi bàn tay cần cù, chăm chỉ, khéo léo. Bạn nhỏ say sưa kể về công việc mình đã làm: khoai chín, gạo được trắng tinh, cơm dẻo canh ngọt, sân vườn, cổng nhà sạch sẽ quang quẻ.
Đối thoại ngắn của mẹ và con chỉ diễn ra trong vài câu thơ mà khiến cho chúng ta thật vui và cũng thật cảm động. Khi được mẹ khen, Khoa vội vàng, rối rít không dám nhận lời khen ấy: “Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!”. Cách lí giải của một em bé 9 tuổi thật sâu sắc:
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!
Nếu năm câu trên chỉ đơn thuần là kể, năm câu tiếp là kể xen với tả, thì bốn câu thơ cuối bài, Trần Đăng Khoa đã tả lại hình ảnh của mẹ trong nỗi vất vả, khó nhọc. Phải là đứa con rất ngoan mới thấy áo mẹ bạc màu vì mưa, đầu mẹ cháy tóc vì nắng. Cần chú ý biện pháp đối ở hai câu thơ:
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc.
Biện pháp đối đã khắc sâu hình ảnh người mẹ của Trần Đăng Khoa, người mẹ tần tảo, lam lũ, chịu thương chịu khó cũng như bao người mẹ khác ở làng quê Việt Nam. Nhà thơ như nói hộ chúng ta lòng biết ơn vô hạn của những người con đối với các bà mẹ Việt Nam nghèo, suốt đời gắn bó với đồng ruộng, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Thật cảm động biết bao trước tình thương yêu, lòng hiếu thảo của một người con – một cậu bé chưa đầy 10 tuổi. Sức nặng và giá trị của bài thơ nằm ở bốn câu thơ cuối. Cảm xúc cũng theo lời thơ mà vỡ oà, giọng thơ tràn đầy niềm vui và rưng rưng những giọt nước mắt của yêu thương. Bằng câu chữ, hình ảnh thơ giản dị, bài thơ đã làm xúc động lòng người bởi niềm thương lo, lòng biết ơn, kính yêu của một em bé đối với mẹ.
XEM BÀI 3: AI CÓ LỖI – TẠI ĐÂY
Tags:Văn 3
Theo Nguồn: chúng tôi
Từ khóa tìm kiếm:phân tích bài khi mẹ vắng nhà cua trân đăng khoa
Hướng Dẫn Cảm Thụ Văn Học Bài Quạt Cho Bà Ngủ
Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Quạt cho bà ngủ – Tiếng việt 3. Quạt cho bà ngủ
Ơi chích choè ơi!
Chim đừng hót nữa,
Bà em ốm rồi,
Lặng cho bà ngủ
Căn nhà đã vắng
Cốc chén nằm im
Đôi mắt lim dim
Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngấn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng.
Hoa cam, hoa khế
Chín lặng trong vườn
Bà mơ tay cháu
Quạt đầy hương thơm.
(Thạch Quỳ)
Cách đọcĐọc bài thơ với giọng trìu mến, thiết tha, xúc động, tràn đầy tình thương yêu của em bé dành cho bà. Chú ý ngắt nhịp giữa các dòng thơ ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Khổ 1, 2 đọc với giọng thiết tha, mong mỏi, lo lắng không yên vì bà ốm. Khổ 3, 4 đọc với giọng kể, nhẹ nhàng, êm ái như lời ru.
Gợi ý cảm thụNhan đề của bài thơ đã gợi lên một niềm thương mến, chứa chan tình cảm của người cháu thương bà.
Mở đầu bài thơ là tiếng gọi thiết tha:
“Ơi chích choè ơi!
Chim đừng hót nữa”
Tại sao em bé lại muốn con chim hay hót phải yên lặng? Lý do rất thuyết phục là “Bà em ốm rồi”, nên hãy “Lặng cho bà ngủ”. Giữa trưa hè mênh mang yên ả, tiếng chim vẫn cứ rộn rã đến nao lòng. Khổ thơ cho thấy em bé nâng niu giấc ngủ của bà, em biết rằng bà tuổi cao sức yếu, khó ngủ. Em không muốn có một âm thanh nào làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ấy. Em bé tuy nhỏ tuổi nhưng thật tình cảm, sâu sắc. Tiếng gọi chích choè thiết tha của em dường như là tiếng gọi không lời, gọi trong tâm tưởng, trong suy nghĩ, trong niềm mong mỏi bà được ngủ yên giấc, để mau mau khỏi ốm. Cả khổ thơ đầu là những câu văn biểu lộ tình cảm, cảm xúc (câu cảm thán), câu văn thể hiện sự mong muốn, yêu cầu (câu cầu khiến). Điều đó đã làm nổi bật tình cảm, cảm xúc, nỗi lo lắng của em bé khi bà em bị ốm.
Khổ thơ tiếp theo miêu tả hình ảnh em bé ngồi quạt cho bà ngủ. Không gian trong nhà, ngoài vườn gần như yên lặng. Bé đã ngồi quạt cho bà thật lâu rồi, bàn tay bé nhỏ ấy chỉ đủ đưa quạt thật đều tay. Có lẽ hơi mát toả ra cả không gian, khiến cho cả ngấn nắng nhẹ in trên tường cũng theo hơi mát mà “thiu thiu”. Hình ảnh “Ngấn nắng thiu thiu – Đậu trên tường trắng” thật đẹp, thể hiện sự cảm nhận tinh tế và cách miêu tả sự vật sinh động, biểu cảm. “Ngấn nắng” vàng, sáng trên nền tường vôi trắng cứ lấp ỉoá, in hình mãi như đang ngủ yên giữa trưa hè oi ả.
Ở hai khổ thơ sau, tác giả tả xen lẫn kể sự việc “quạt cho bà ngủ”. Trong nhà, ngoài vườn, mọi vật đều im lìm, lặng lẽ như đang ngủ: cốc chén “nằm im” ; hoa cam, hoa khế ngoài vườn “chín lặng”. Và bà cũng đang dần chìm vào giấc ngủ trưa yên tĩnh. Nhà vắng người, lại vào lúc nghỉ trưa, nên cốc chén cũng nằm im. Hoa cam, hoa khế lặng lẽ toả hương thơm dịu. Chỉ hai câu thơ và một từ dùng rất sáng tạo, từ “chín lặng”, nhà thơ đã giúp người đọc hình dung ra cảnh tượng vắng vẻ, im lìm của ngôi nhà, mảnh vườn. Từ “lặng” không chỉ là trạng thái nở bừng toả hương của hoa ; chỉ sự yên ả, trong lành của không gian mà còn để chỉ trạng thái yên lặng, xúc động của tâm hồn em bé, của tâm hồn nhà thơ và cả tâm hồn của người đọc. Khổ thơ cuối có hai hình ảnh đẹp: một không gian yên tĩnh tuyệt đối đến nỗi hoa trong vườn cũng phải toả hương lặng lẽ để bà em ngủ ; một giấc mơ mang theo cả hương hoa, hơn nữa, lại là hương thơm toả ra từ bàn tay bé nhỏ của em bé.
Bài thơ kết thúc mà dường như tình ý vẫn nguyên vẹn, lan toả: em bé vẫn đều tay quạt, người bà vẫn ngủ ngon giấc, hoa trong vườn vẫn lặng lẽ toả mùi thơm ngát khắp không gian, mùi hương êm nhẹ, mát hơn nhiều theo bàn tay vẫy quạt thật đều của bé… Cháu kính yêu bà biết bao nhiêu, bà đem tình yêu cháu, niềm vui sống và thứ hương quê ngan ngát vào trong giấc ngủ.
Bài thơ giản dị, trong sáng đến kì lạ, làm tâm hồn chúng ta trở nên trong trẻo, đầy thương mến gia đình, ngôi nhà, mảnh vườn yêu dấu, quen thân,…
XEM THÊM BÀI 6: CHIẾC ÁO LEN – TẠI ĐÂY
Tags:Văn 3
Theo chúng tôi
Hướng Dẫn Cảm Thụ Văn Học Bài Về Quê Ngoại
Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Về quê ngoại – Tiếng việt 3 Về quê ngoại
Em về quê ngoại nghỉ hè,
Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.
Gặp bà tuổi đã tám mươi,
Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa.
Gặp trăng gặp gió bất ngờ,
Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.
Bạn bè ríu rít tìm nhau
Qua con đường đất rực màu rơm phơi.
Bóng tre mát rợp vai người
Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
Về thăm quê ngoại, lòng em
Yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người:
Em ăn hạt gạo lâu rồi
Hôm nay mới gặp những người làm ra.
Những người chân đất thật thà
Em thương như thể thương bà ngoại em.
(Hà Sơn)
Cách đọcĐọc chậm rãi, giọng đọc tình cảm, tha thiết. Nhịp thơ chả yếu là nhịp chẵn. Mười câu thơ đầu đọc với giọng ngạc nhiên, thích thú như một tiếng reo vui. Sáu câu cuối bài đọc với giọng trìu mến, thân thương.
Gợi ý cảm thụBài thơ là lời tâm tình của một em bé. Em kể lại một kỉ niệm đẹp nhân dịp nghỉ hè về thăm quê ngoại. Những ấn tượng, cảm xúc về cảnh quê và người quê lưu lại trong tâm trí em thật sâu sắc, xúc động. Những vần thơ lục bát uyển chuyển, nhịp thơ chẵn (2/2/2, 2/4, 2/2/4, 4/4) rất thích hợp trong việc diễn tả tâm tư tình cảm con người.
Điệp từ “gặp” được lặp lại ba lần diễn tả ba cuộc gặp gỡ đầy thú vị: có ngỡ ngàng đến ngây ngất, say mê khi gặp đầm sen nở: “Gặp đầm sen nở mà mê hương trời” ; có niềm thương yêu, trìu mến, đầy hứng thú với “những cái ngày xửa ngày xưa bà thường hay kể”, dù trong những lời kể của người bà “tuổi đã tám mươi” đã có phần “quên quên nhớ nhớ” ; có cả những bất ngờ, sững sờ trước vẻ đẹp của một đêm trăng thanh gió mát “Gặp trăng, gặp gió bất ngờ”,… Những vẻ đẹp nên thơ, như trong cổ tích, như lạc vào thế giới thần tiên mà em nhỏ khẳng định chắc chắn rằng: “ở trong phố chẳng bao giờ có đâu”.
Vẻ đẹp quê hương hiện lên qua hương vị thanh khiết, lan rộng, ngào ngạt của sen trong đầm. Đó là mùi vị quen thuộc của quê hương trong những buổi chiều hè, nhất là vào những đêm trăng thanh gió mát. Hình ảnh hoán dụ “hương trời” đã đặc tả mùi hương sen toả ngát trong không gian. Em nhỏ say sưa thưởng thức khí trời trong lành, “hương trời” tràn ngập khắp không gian của chiều quê yên bình, của đêm trăng sáng lung linh,…
Các từ láy “ríu rít”, “êm đềm” đã tái hiện khung cảnh làng quê với hình ảnh các em nhỏ cùng gặp gỡ vui đùa dưới ánh trăng trong. Con đường làng vào ngày mùa được mô tả “rực màu rơm phơi”. Tính từ “rực” ở đây được sử dụng như một động từ để đặc tả ánh nắng chói chang của mùa hè đã nhuộm vàng màu rơm rạ.
Vầng trăng hiện lên đẹp đẽ, lung linh qua hình ảnh so sánh “Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm”, vầng trăng ấy mang chở những khát khao mơ ước của các em nhỏ. Phải chăng đó là vầng trăng gợi ra không khí của cổ tích – có chú Cuội, và cả cây thuốc quý mỗi năm chỉ rụng một chiếc lá linh thiêng để thực hiện những ước mơ của con người?
Những câu thơ đầu đã mô tả cảnh đẹp thân thương của một vùng quê thanh bình, trù phú trong ngày mùa, với đầm sen ngát hương, với đêm trăng sáng, và đặc biệt là hình ảnh người bà kính yêu kể cho cháu nghe những câu chuyện ngày xửa ngày xưa…
Cuộc gặp này nối tiếp những cuộc gặp kia, thêm cảnh, thêm người, thêm ý nghĩ, tâm tư, nhen nhóm lên tình yêu quê hương tha thiết, gặp cảnh – nhớ cảnh, gặp người – mến yêu người:
Về thăm quê ngoại, lòng em
Yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người.
Nhịp thơ 4/4 và kết cấu tiểu đối góp phần tăng lên, nhân lên tình cảm yêu thương dành cho quê hương. Em nhỏ như chợt nhận ra một điều thiêng liêng, quý giá trong lần về thăm quê: cần phải biết ơn những người làm ra hạt gạo. Bài học sâu sắc rút ra không phải là lí thuyết, đó là những ý nghĩ trong trẻo, hồn nhiên mà thật cao đẹp:
Những người chân đất thật thà
Em thương như thể thương bà ngoại em.
Hình ảnh so sánh tương đồng với điệp từ “thương” đã gợi ra tình cảm thắm thiết, trìu mến, nghĩa tình sâu nặng, cả lòng biết ơn của em bé với những con người đáng kính, gần gũi thương yêu nhất – những người nông dân chân lấm tay bùn, trong đó có cả người bà vô cùng kính yêu của em.
Bài thơ mộc mạc, giản dị, nhưng đầy ắp những hình ảnh đẹp ; những tình cảm vừa trong sáng, thiêng liêng, vừa gần gũi ấm áp. Tình bà cháu, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, con người đã làm sáng đẹp tâm hồn của mỗi chúng ta.
XEM THÊM BÀI ĐÔI BẠN TẠI ĐÂY
Tags:Văn 3
Theo Nguồn: chúng tôi
Hướng Dẫn Cảm Thụ Văn Học Bài Anh Đom Đóm
Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Anh đom đóm – Tiếng Việt 3 Anh đom đóm
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác.
Theo làn gió mát
Đóm đi rất êm,
Đi suốt một đêm
Lo cho người ngủ.
Tiếng chị Cò Bợ:
“Ru hỡi! Ru hời!
Hỡi bé tôi ơi,
Ngủ cho ngon giấc”.
Ngoài sông thím Vạc
Lặng lẽ mò tôm
Bên cạnh sao Hôm
Long lanh đáy nước.
Từng bước, từng bước
Vung ngọn đèn lồng
Anh Đóm quay vòng
Như sao bừng nở.
Gà đâu rộn rịp
Gáy sáng đằng đông,
Tắt ngọn đèn lồng
Đóm lui về nghỉ.
Cách đọcĐọc giọng nhịp nhàng, êm dịu, hài hoà. Khổ 1, 2 đọc với giọng say sưa, hồ hởi thể hiện được niềm say mê, đầy tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc của anh Đom Đóm. Khổ 2, 3 đọc với giọng êm nhẹ như tiếng ru trẻ ngủ. Khổ 4, 5 đọc với giọng hân hoan, như bừng tỉnh đầy thích thú.
Gợi ý cảm thụBài thơ được làm theo thể thơ 4 chữ bao gồm 9 khổ thơ. Bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3, tập một, trích 6 khổ. Với vần điệu nhịp nhàng, uyển chuyển, lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, nhà thơ đã đưa chúng ta vào khung cảnh thiên nhiên ban đêm nên thơ, yên bình, ấm áp.
Hai tín hiệu về thời gian ở đầu và cuối bài thơ cho thấy điểm khởi đầu (“Mặt trời gác núi”) và điểm kết thúc công việc (“Gà đâu rộn rịp – Gáy sáng đằng đông”). Anh Đóm làm việc hết sức tận tuỵ, “chuyên cần” với thời gian là suốt một đêm. Anh không chỉ hoàn thành công việc mà còn lặng lẽ giữ bình yên cho giấc ngủ của mọi người. Trong hai khổ thơ đầu, bằng nhịp điệu uyển chuyển được tạo ra từ cách gieo vần (các vần đều là thanh bằng: dần-cần ; êm-đêm), nhà thơ đã gợi ra được không khí nhẹ mát của đêm tối và hình ảnh anh Đóm hăng say trong công việc đầy ý nghĩa.
Hai khổ thơ tiếp theo là cả thế giới ban đêm tĩnh mịch. Chỉ với 8 câu thơ mà thế giới loài vật hiện ra thật sinh động, đáng yêu, rất gần gũi với thế giới trẻ thơ: đó là tiếng chị Cò Bợ ru con, là đàn cò con trong giấc ngủ. Tiếng ru của chị Cò Bợ thật tha thiết như gửi trong đó những tình cảm, mong ước của mẹ dành cho con. Bên cạnh đó còn là hình ảnh của thím Vạc vẫn cặm cụi mò tôm bắt tép kiếm ăn đêm. Dưới con mắt và tấm lòng nhân hậu, nhà thơ miêu tả con vạc không phải lười biếng như trong truyện cổ tích, vì xấu hổ với mọi người nên phải đi kiếm ăn đêm ; ở đây là một thím Vạc hiền lành, chịu thương chịu khó, đáng được tôn trọng.
Nhà thơ nhìn vạn vật đều như có hồn, được đặt trong những mối quan hệ thân thiết, gắn bó, chân tình, nào anh Đom Đóm, chị Cò Bợ, bé cò con, thím Vạc.
Cũng cần lưu ý thêm về một hình ảnh đẹp đẽ, giàu chất thơ, hình ảnh sao Hôm “Long lanh đáy nước”. Dù là “một ngôi sao chẳng sáng đêm” nhưng cũng đủ sáng long lanh để giúp thím Vạc mò tôm dưới đáy nước.
Trong không gian yên bình ấy, anh Đom Đóm vẫn say sưa công việc của mình. Điệp ngữ “Từng bước, từng bước” tạo ấn tượng về sự cần mẫn, đầy tinh thần trách nhiệm với công việc của anh Đom Đóm. Từ “vung” chỉ hành động nhanh, dứt khoát, đưa từ dưới thấp lên cao. Khổ thơ thứ 5 đã miêu tả vẻ đẹp trong dáng bay của anh Đom Đóm. Hình ảnh so sánh “Anh Đóm quay vòng – Như sao bừng nở” đã khắc hoạ vẻ đẹp rực rỡ, rạng ngời, thăng hoa của ánh sáng, của tinh thần lao động quên mình, không mệt mỏi. Nếu trên trời là ánh sáng của sao Hôm thì giữa không trung là vẻ đẹp lộng lẫy, huyền diệu của anh Đom Đóm.
Khổ thơ cuối là cảnh hừng đông khi anh Đóm “lui về nghỉ”. Từ láy miêu tả âm thanh “rộn rịp” đem đến một không khí mới cho bài thơ. Một ngày mới bắt đầu bằng âm thanh đặc trưng: tiếng gà gáy. Anh Đóm đã hoàn thành công việc âm thầm nhưng đầy ý nghĩa của mình. Khi anh lui về nghỉ có nghĩa là vạn vật cũng bừng tỉnh theo tiếng gà gáy.
Bài thơ ca ngợi anh Đóm chuyên cần, qua đó nhà thơ gửi gắm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết. Các bạn nhỏ cũng rút ra được bài học cho mình: hãy yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước mình và làm những việc thật có ích cho mọi người!
XEM THÊM BÀI MỒ CÔI XỬ KIỆN TẠI ĐÂY
Tags:Văn 3
Nguồn: chúng tôi
Hướng Dẫn Cảm Thụ Văn Học Bài Người Lính Dũng Cảm
Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Người lính dũng cảm – Tiếng việt 3.
Mùa thu của em
Lá vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm
Mùa thu của em
Lá xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen.
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
(Quang Huy)
Cách đọcĐọc bài thơ với giọng trìu mến, thiết tha, phấn khởi. Chú ý ngắt nhịp giữa các dòng thơ ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Khổ 1, 2 đọc với giọng ngỡ ngàng, ngạc nhiên, thích thú. Khổ 3, 4 đọc với giọng vui tươi, rộn rã.
Gợi ý cảm thụMỗi lứa tuổi, người ta yêu mùa thu theo những cách khác nhau. Người nước ngoài thường được khuyên hãy đến Hà Nội vào mùa thu, rất đơn giản vì mùa thu là mùa đẹp nhất ở miền Bắc. Thi nhân yêu mùa thu vì mùa thu là mùa của thi ca. Mùa thu gợi cảm hứng cho bao nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm thi ca nhạc hoạ. Người lớn yêu mùa thu theo cách của người lớn và trẻ con lại yêu mùa thu bằng đôi mắt trong sáng, ngây thơ của mình… Nhan đề bài thơ Mùa thu của em đã nói với chúng ta điều đó.
Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, ngôn từ trong sáng, dung dị, biểu cảm ; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết. Điệp khúc “Mùa thu của em” được lặp lại ở 3 khổ thơ đầu như để khẳng định, xác nhận: đó là mùa thu của trẻ thơ, mùa thu của những em nhỏ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi vui, náo nức.
Hai khổ thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp thanh cao, hương sắc đẹp đẽ và tinh khiết của mùa thu. Có điều vẻ đẹp rất riêng của mùa thu xứ sở lại được cảm nhận qua con mắt của trẻ thơ, qua cách nói hồn nhiên, nhí nhảnh của trẻ thơ:
-Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc…
-Mùa thu của em
Là xanh cốm mới…
Cấu trúc câu “A là B” như một định nghĩa về đối tượng miêu tả. Bằng lối nói quen thuộc này, “Mùa thu của em” được cụ thể hoá bằng những hình ảnh chân thực, sống động, tiêu biểu. Mùa thu dần hiện ra lung linh sắc màu tươi tắn: màu vàng của hoa cúc, màu xanh non của cốm mới; thoảng hương cốm quyện trong mùi hương thanh nhã và tinh khiết của lá sen già.
Khổ thơ đầu, tác giả đặc tả sắc vàng của mùa thu qua hình ảnh so sánh bông cúc vàng “Như nghìn con mắt – Mở nhìn trời êm”. Những bông cúc vàng với những cánh hoa nhỏ và dài xếp chồng lên nhau, ken dày, êm mượt đều đặn được ví với nhũng con mắt trong sáng, ngây thơ đang ngắm nhìn tấm thảm nhung xanh ngắt của bầu trời thu. Hai sự vật quen thuộc được đặt bên cạnh nhau, đi sóng đôi với nhau, làm nổi bật vẻ đẹp đặc trưng của từng sự vật.
Khổ thơ thứ hai, tác giả dành để tả sắc xanh của mùa thu, nhưng không phải là xanh trời, xanh cây lá mà là màu xanh của cốm, của lúa non. Màu xanh, mùi hương cốm được gợi ra từ sắc màu và hương thơm của lá sen.
Nếu hai khổ thơ đầu khiến ta hình dung ra cảnh tượng một em bé đang mở to mắt nhìn lên trời, em bé khám phá ra nhiều điều kì diệu của mùa thu thì hai khổ thơ sau lại khiến ta náo nức, hân hoan chờ đón đêm hội trăng rằm và tiếng trống trường rộn rã mở đầu cho năm học mới. Với trẻ thơ, mùa thu là mùa bắt đầu cho những niềm vui, những cuộc hội ngộ, sum vầy với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Biết bao điều để kể, để nói, biết bao mong đợi, tin yêu. Em sẽ đến trường, sẽ lật những trang vở đầu tiên để năm học mới chính thức bắt đầu.
Ba khổ thơ trên đều được bắt đầu bằng điệp khúc “mùa thu của em”. Bằng những câu thơ mang giai điệu thiết tha, nhà thơ vẽ ra toàn cảnh mùa thu trong mắt trẻ thơ. Đến khổ thơ cuối có sự thay đổi, nhân vật chính không còn chỉ thưởng thức hương sắc mùa thu nữa mà thật phấn khởi, tự tin bước vào mùa thu. Nếu như ở những khổ thơ trên, nhà thơ Quang Huy chỉ tả thì đến cuối bài thơ nhà thơ đã nói hộ em bé những cảm xúc, tâm trạng qua các từ “thân quen”, “mong đợi”. Nhà thơ không chỉ khẳng định đó là mùa thu của em nữa, mà “em” đã bước hẳn vào mùa thu, đã học những bài học đầu tiên trong ngôi trường thân yêu của mình.
Mùa thu của em không chỉ là màu sắc, hương vị ; không chỉ là vui chơi đêm rằm Trung thu, ngắm chị Hằng xinh đẹp ; mùa thu của em còn hiện lên thật sống động và thiêng liêng trong tình thầy trò, tình bè bạn dưới mái trường. Mùa thu đã mang đến cho em niềm vui học tập của những ngày đầu tiên đến trường.
XEM THÊM BÀI 12: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM – TẠI ĐÂY
Tags:Văn 3
Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cảm Thụ Văn Học Bài Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!