Xu Hướng 5/2023 # .: Hộp Thư Đài 108 Tphcm • Chi Tiet Goc Thieu Nhi # Top 14 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # .: Hộp Thư Thông Tin Đài 108 Tphcm • Chi Tiet Goc Thieu Nhi # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết .: Hộp Thư Đài 108 Tphcm • Chi Tiet Goc Thieu Nhi được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

80111XXX _ GÓC THIẾU NHI

Kể chuyện bé nghe: Các câu chuyện Cổ tích dân gian Việt Nam, Chuyện cổ tích chọn lọc các nước, Các câu chuyện ly kỳ huyền bí, thần tiên của xứ sở 1001 đêm, Chú mèo máy thông minh Doremon và những người bạn hóm hỉnh, dí dỏm, Cậu bé phù thủy Harry Potter, Những câu chuyện Tâm hồn cao thượng, Các tấm gương hiếu thảo, Thần đồng Đất Việt…Tất cả sẽ có trong GÓC THIẾU NHI với gần 500 câu chuyện, tập truyện ly kỳ hấp dẫn.

Hướng dẫn:

  – Từ điện thọai cố định tại chúng tôi gọi trực tiếp:     80111XXX

  – Từ điện thọai di động, Tỉnh thành khác gọi:     0880111XXX

Ví dụ:  Để nghe chuyện HÒN NGỌC ƯỚC, bé hãy gọi vào hộp thư 80111117, sau khi nghe lời giới thiệu, bé bấm phím số 2, sau đó chọn tiếp phím số 1.

80111112 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  THÁNH GIÓNG1  ĂN KHẾ TRẢ VÀNG2  HẦM VÀNG HẦM BẠC3  CHÀNG SỌ DỪA4  LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ5  NÀNG CÓC6  CHÀNG BỌT THÂY7  NHA RÚI VÀ TẦM DANG8  BA THẦY THUỐC GIỎI9

80111113 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  THẠCH SÙNG THIẾU MẺ KHO1  ĐÔI GIÀY THẦN1- 1  VÌ SAO DƯỚI CỔ TRÂU CÓ VỆT2  TÍNH NỢ2- 1  SỰ TÍCH CỦ MÀI3  NỮ HÀNH GIÀNH BẠC3- 1  SỰ TÍCH GÀ ẤP TRỨNG VỊT4  NỢ NHƯ CHÚA CHỔM4- 1  SỰ TÍCH CON BỌ HUNG5  GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG5- 1  SỰ TÍCH CHIM HÍT CÔ6  SINH NHẬT CỦA CÚN CON6- 1  SỰ TÍCH CON DẾ7  SỰ TÍCH CON TRÂU7- 1  SỰ TÍCH CÂY HUYẾT DỤ8  HAI ÔNG TƯỚNG ĐÁ RẢI8- 1  SỰ TÍCH CON MUỖI9  SỰ TÍCH TRÁI THƠM9- 1

80111115 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  BÀ CHÁU1  ĐƯỜNG LÊN TRỜI1- 1  SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA2  HÒN ĐÁ THẦN2- 1  NƯỚC MẮT CÁ SẤU3  HAI CHÚ GẤU THAM ĂN3- 1  CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ4  CÓC KIỆN TRỜI4- 1  TẤM CÁM (PHẦN 1)5  TẤM CÁM (PHẦN 2)5- 1  BẠCH TUYẾT VÀ BẢY CHÚ LÙN (PHẦN 1)6  BẠCH TUYẾT VÀ BẢY CHÚ LÙN (PHẦN 2)6- 1  SỰ TÍCH CON KHỈ7  SỰ TÍCH CON NHÁI7- 1  HAI CÁI BƯỚU8  CÁI THOI BẰNG VÀNG8- 1  CÔNG CHÚA NGỦ TRONG RỪNG9  SỰ TÍCH CON SAM9- 1

80111116 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  ÔNG YẾT KIÊU1  ĐẾN CHẾT VẪN HÀ TIỆN1- 1  BÀ GIÀ TRONG QUẢ BẦU (PHẦN 1)2  BÀ GIÀ TRONG QUẢ BẦU (PHẦN 2)2- 1  SỰ TÍCH TRÁI SẦU RIÊNG3  THÁM TỬ HỒ ĐỒ3- 1  VÕ TÒNG GIẾT HỔ TRÊN ĐỒI CẢNH DƯƠNG4  TẠI SAO NƯỚC BIỂN MẶN?4- 1  SỌ DỪA5  ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU5- 1  NGƯỜI DÌ GHẺ ĐỘC ÁC6  SỰ TÍCH CON MỐI (THẠCH SÙNG)6- 1  DÊ CON NGHE LỜI MẸ7  ĐI TÌM BẠN7- 1  SÊN CHẠY THI VỚI THỎ8  BÔNG HOA CÚC TRẮNG8- 1  CON QUẠ VÀ CON CÔNG9  QUẢ TIM CỦA KHỈ9- 1

80111117 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  ÔNG YẾT KIÊU1  CÁI CÂN THỦY NGÂN1- 1  BA CHÚ HEO CON 2  HÒN NGỌC ƯỚC 2- 1  LÝ ÔNG CỌC (SỰ TÍCH THÁNH CHÈM)3  NGƯỜI MẸ LỐT CHÓ3- 1  BÁC TIỀU PHU TỐT BỤNG4  CÂY KHẾ4- 1  CÁ SẤU VÀ CON KHỈ5  BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN5- 1  NGƯỜI DÌ GHẺ ĐỘC ÁC6  CON RẮN MÙ6- 1  DÊ CON NGHE LỜI MẸ7  NÀNG CÔNG CHÚA VÀ CHÀNG ẾCH7- 1  CÔ GÁI ĐẸP VÀ QUÁI VẬT (PHẦN 1)8  CÔ GÁI ĐẸP VÀ QUÁI VẬT (PHẦN 2)8- 1  CÔ GÁI VÀ BẢY TÊN CƯỚP9  SÊN CHẠY THI VỚI THỎ9- 1

80111118 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN1  XIÊNG MIỆNG 2  MÓN QUÁ QUÝ NHẤT3  ĐÀN VỊT TRỜI4  DÊ ĐEN VÀ DÊ TRẮNG5  NGƯỜI CON CHÍ HIẾU6  GIỌNG HÁT CHIM SƠN CA7  THẦN CHẾT VÀ BÁC THỢ RÈN8  THỎ RỪNG VÀ HÙM XÁM9

80111119 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  DIỄM TỬ (NHỊ THẬP TỨ HIẾU)1  SƯU KỀM LÂU (NHỊ THẬP TỨ HIẾU1- 1  LỤC TÍCH (GƯƠNG HIẾU THẢO)2  ĐƯỜNG THỊ 2- 1  HOÀNG HƯƠNG (GƯƠNG HIẾU THẢO)3  VƯƠNG THÔI (NHỊ THẬP TỨ HIẾU)3- 1  DƯƠNG HƯƠNG (NHỊ THẬP TỨ HIẾU)4  HÁN VĂN ĐẾ (GƯƠNG HIẾU THẢO)4- 1  TĂNG TỬ (NHỊ THẬP TỨ HIẾU)5  MẪN TỬ KHIÊN (GƯƠNG HIẾU THẢO)5- 1  ĐINH LANG (NHỊ THẬP TỨ HIẾU)6  VƯƠNG TƯỜNG (NHỊ THẬP TỨ HIẾU)6- 1  CHU THỌ XƯƠNG7  HOÀNG LỖ TRỰC (GƯƠNG HIẾU THẢO)7- 1  LÃO LAI TỬ (NHỊ THẬP TỨ HIẾU)8  THÁI THUẬN (GƯƠNG HIẾU THẢO)8- 1  MẠNH TÔNG (NHỊ THẬP TỨ HIẾU)9  NGÔ MÃNH (NHỊ THẬP TỨ HIẾU)9- 1

80111120 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  CON CỪU VÀ CON SÓI1  CÁO VÀ SÓI1- 1  MUỖI NHÀ VÀ MUỖI RỪNG 2  CON MA NHÁT GAN 2- 1  BỮA TIỆC TỐI Ở NHÀ CÁO (PHẦN 1)3  BỮA TIỆC TỐI Ở NHÀ CÁO (PHẦN 2)3- 1  CON KHỈ VÀ CON LẠC ĐÀ4  AI MUA HÀNH TÔI (LỌ NƯỚC THẦN)4- 1  CON SÓC TRÔNG THẤY GÌ?5  CHÀNG NGỐC ĐƯỢC KIỆN5- 1  CON GÀ DỊ TẬT6  EM BÉ THÔNG MINH6- 1  CON NHỆN, CON QUẠ VÀ CON CÁO (PHẦN 1)7  CON NHỆN, CON QUẠ VÀ CON CÁO (PHẦN 2)7- 1  SƯ TỬ VÀ CON THỎ 8  CHÁO RÌU8- 1  THỎ VÀ SÓI9  BI KỊCH CỦA CÁO9- 1

80111121 _TRUYỆN CỔ GRIMM Tên truyệnPhím số  ÁC GIẢ ÁC BÁO 1  ÁC GIẢ ÁC BÁO (TIẾP THEO)1- 1  BA ANH EM 2  NGỌN ĐÈN XANH3  CHÚ BÉ MỤC ĐỒNG4  SỰ TÍCH HẠT ĐẬU5  NHỮNG NHẠC SĨ THÀNH BREM6  CON NGỖNG VÀNG7  CHÓ SÓI VÀ NGƯỜI8  VUA CHÍCH CHÒE9

80111122 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  SÓI, CHÓ VÀ MÈO1  SƠN TINH – THỦY TINH2  NÚI CƯỜI 2- 1  SỰ TÍCH TRÁI DƯA HẤU3  SỰ TÍCH CÁI CHỔI4  TẤM LÒNG VÀNG4- 1  NGƯỜI NÔNG DÂN VÀ CON QUỶ5  BA ĐIỀU ƯỚC5- 1  SỰ TÍCH CHIM 5 TRÂU-6 CỘT VÀ CHOM BẮT CÔ TRÓI CỘT6  CHÀNG TRAI THẬT THÀ6- 1  SỰ TÍCH HỒ GƯƠM7  CON CÁO KHOÁT LÁC7- 1  VUA AN DƯƠNG VƯƠNG 8  SƯ TỬ OAI HÙNG8- 1  DẾ NHỎ VÀ NGỰA GIÀ MÙ9  TÌNH ANH EM9- 1

80111123 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  GÀ RỪNG VÀ HỔ1  CON CÁO VÀ CHIẾC BÁNH SỮA1- 1  ÔNG PHẠM NGŨ LÃO 2  QUAN ÂM THỊ KÍNH 2- 1  KÉO CO3  CÁ SẤU ÁT KHÔN3- 1  CUỘC PHIÊU LƯU CỦA ANH CHÀNG NGỐC4  CÁI ĐUÔI CỦA THỎ4- 1  CON THỎ MƯU TRÍ5  THẦN GỖ5- 1  VÌ SAO CÁO CỤT ĐUÔI6  SỰ TÍCH ÔNG TÁO LÊN CHẦU TRỜI6- 1  BẦY CHIM THIÊN NGA (PHẦN 1)7  BẦY CHIM THIÊN NGA (PHẦN 2)7- 1  LỜI HỨA CỦA SÂU RÓM8  RÙA VÀ VƯỢN 8- 1  THỎ TRẢ NỢ SÓI9  CHUYỆN THỢ NHUỘM CỦA CÚ MÈO9- 1  

80111124 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  ÔNG TRẠNG NỒI1  CÔ BÉ LỌ LEM1- 1  SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DẦY 2  VẪN GÃ CÁ SẤU THAM ĂN2- 1  CHÚ MÈO ĐI HIA3  CHÚ THỎ TINH KHÔN SÊ-A3- 1  PHƯỢNG HOÀNG VÀ CHIM TRĨ4  THỎ KẾT BẠN VỚI VOI4- 1  ÔNG VUA VÀ BÁC THỢ GIÀY5  ANH TRAI VÀ EM GÁI5- 1  SỰ TÍCH NÉT VẰN TRÊN LƯNG HỔ (PHẦN 1)6  SỰ TÍCH NÉT VẰN TRÊN LƯNG HỔ (PHẦN 2)6- 1  CHUỘT VÀ ẾCH XANH7  HỔ VÀ RÙA ĐEN8  THẦN CHẾT VÀ NGƯỜI MẸ8- 1  CHÚ CÁ KH1T TỰ BẰNG LÒNG9  TRỌNG THỦY MỴ CHÂU9- 1

80111126 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  MÓN QUÀ CỦA NHỮNG NGƯỜI TÍ HON1  THỢ SĂN VÀ MỤ CHẰNG1- 1  CÁO VÀ MÈO 2  AO PHẬT 2- 1  BA CÔ TIÊN3  SỰ TÍCH CON DẾ3- 1  SỰ TÍCH CHIM QUỐC4  LÀM ƠN HÓA DẠI4- 1  VUA QUẠ 5  CON MA BÁO THÙ5- 1  NGƯỜI CON TRAI BẤT HIẾU6  CÔ GÁI LẤY CHỒNG HOÀNG TỬ6- 1  HŨ BẠC CỦA ÔNG GIÀ ĐỐT THAN7  QUÂN TỬ7- 1  TRÍ KHÔN CON TRẺ8  CƯỜNG BẠO ĐẠI VƯƠNG8- 1  SỰ TÍCH CÁ THỜN BƠN9  SỰ TÍCH CHIM TU HÚ9- 1

80111128 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  MÈO CON CÂU CÁ 1  THỎ KẾT BẠN VỚI VOI2  MÈO KẾT BẠN VỚI CHUỘT3  MÈO VÀ CHUỘT4  CON CHUỘT THAM5  CHÚ BÉ TÍ HON6  EM BÉ BÁN DIÊM7  ANH VÀ EM GÁI8  SUỐT, KIM VÀ THOI9

80111137 _ Thể loại Cổ tích Tên truyệnPhím số  BA CHỊ EM GÁI 1  BA CHÀNG THIỆN NGHỆ2  CHÚ BÉ TÍ HON3  CÂY GẬY THẦN4  SỌ DỪA5  THẠCH SANH-LÝ THÔNG6  TẤM CÁM7  CÂY TRE TRĂM ĐỐT8  CHÓ SÓI VÀ BẢY CON DÊ9

80111125 _ 1001 ĐÊM Tên truyệnPhím số  NHỮNG CHUYẾN VI HÀNH CỦA HOÀNG ĐẾ HARUN ANRA 1  CỔ CÔ XI A HATAN AN HATAN2  ALADIN VÀ CÂY ĐÈN THẦN (PHẦN 1)3  ALADIN VÀ CÂY ĐÈN THẦN (PHẦN 2)3-1  ALADIN VÀ CÂY ĐÈN THẦN (PHẦN CUỐI)3-1-1  ALIBABA VÀ 40 TÊN CƯỚP (PHẦN 1)4  ALIBABA VÀ 40 TÊN CƯỚP (PHẦN 2)4-1  ALIBABA VÀ 40 TÊN CƯỚP (PHẦN CUỐI)4-1-1

80111138 _ GIÁO DỤC Tên truyệnPhím số  ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG1  ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG-TẬP 21-1  NGÀY KHAI TRƯỜNG2  THẦY GIÁO MỚI3  MỘT TAI NẠN4  CẬU BÉ MIỀN NAM5  BẠN TÔI6  LÒNG HÀO HIỆP7  TRÊN RẦM THƯỢNG8  HỌC ĐƯỜNG9

80111139 _ THẦN ĐỒNG Tên truyệnPhím số  PHÁP SƯ GỌI BƯỞI (PHẦN 1)1  PHÁP SƯ GỌI BƯỞI (PHẦN 2)1-1  TRÍ NHỚ SIÊU PHÀM (PHẦN 1) 2  TRÍ NHỚ SIÊU PHÀM (PHẦN 2) 2-1  THÁNH CHỈ BẰNG ĐÁ (PHẦN 1)3  THÁNH CHỈ BẰNG ĐÁ (PHẦN 2)3- 1  DẤU TAY XÓA NỢ (PHẦN 1)4  DẤU TAY XÓA NỢ (PHẦN 2)4- 1  HẠ GỤC THẦY ĐỒ (PHẦN 1) 5  HẠ GỤC THẦY ĐỒ (PHẦN 2)5- 1  MÓN ĂN THƯỢNG PHÚC (PHẦN 1)6  MÓN ĂN THƯỢNG PHÚC (PHẦN 2)6- 1  THẦY ĐỒ MẮC NẠN (PHẦN 1)7  THẦY ĐỒ MẮC NẠN (PHẦN 2)7- 1  VOI ĐẤT BIẾT ĐI (PHẦN 1)8  VOI ĐẤT BIẾT ĐI (PHẦN 2)8- 1  THẮNG ĐẠI LỰC SĨ (PHẦN 1)9  THẮNG ĐẠI LỰC SĨ (PHẦN 2)9- 1

80111127 _ HARRY POTTER Tên truyệnPhím số  TẬP 1 VÀ 2 HARRY POTTER 1  CHƯƠNG 1 – BÉ VẪN SỐNG 1-1  CHƯƠNG 1 – BÉ VẪN SỐNG (TIẾP THEO)1-2  CHƯƠNG 2 – TẤM KÍNH BIẾN MẤT 1-3  CHƯƠNG 3 – NHỮNG LÁ THƯ KHÔNG XUẤT XỨ1-4  CHƯƠNG 4 – NGƯỜI GIỮ KHÓA 1-5  CHƯƠNG 4- NGƯỜI GIỮ KHÓA (TIẾP THEO) 1-6  CHƯƠNG 5 – HẺM XÉO 1-7  CHƯƠNG 5 – HẺM XÉO (TIẾP THEO) 1-8  CHƯƠNG 6 – HÀNH TRÌNH SÂN GA 9 3/4 1-9  TẬP 3 VÀ 4 HARRY POTTER 2  CHƯƠNG 6 – HÀNH TRÌNH SÂN GA 9 3/4 (TT)2-1  CHƯƠNG 6 – HÀNH TRÌNH SÂN GA 9 3/4 (TT) 2-2  CHƯƠNG 7 – CHIẾC NÓN PHÂN LOẠI 2-3  CHƯƠNG 8 – BẬC THẦY ĐỘC DƯỢC 2-4  CHƯƠNG 9 – CUỘC GIAO ĐẤU NỬA ĐÊM 2-5  CHƯƠNG 9 – CUỘC GIAO ĐẤU NỬA ĐÊM (TT) 2-6  CHƯƠNG 10 – LỄ HỘI HALOWEEN 2-7  CHƯƠNG 10 – LỄ HỘI HALOWEEN (TT) 2-8  CHƯƠNG 11- QUIDDITCH 2-9  TÓM TẮT TỪ TẬP 1 ĐẾN 4 3  CHƯƠNG 11 – QUIDDITCH (TT) 3-1  CHƯƠNG 12 – TẤM GƯƠNG ẢO ẢNH 3-2  CHƯƠNG 12 – TẤM GƯƠNG ẢO ẢNH (TT) 3-3  CHƯƠNG 13 – NICOLAS FLAMEL 3-4  CHƯƠNG 14 – TRỨNG RỒNG ĐEN 3-5  CHƯƠNG 14 – TRỨNG RỒNG ĐEN (TT) 3-6  CHƯƠNG 15 – KHU RỪNG CẤM 3-7  CHƯƠNG 15 – KHU RỪNG CẤM (TT) 3-8  CHƯƠNG 15 – KHU RỪNG CẤM 3-9  TÓM TẮT TỪ TẬP 1 ĐẾN 6 4  CHƯƠNG 16 – SẬP BẪY 4-1  CHƯƠNG 16 – SẬP BẪY (TT) 4-2  CHƯƠNG 17 – NGƯỜI HAI MẶT 4-3  CHƯƠNG 17 – NGƯỜI HAI MẶT (TT) 4-4  CHƯƠNG 18 – SINH NHẬT BUỒN 4-5  CHƯƠNG 19 – LỜI CẢNH CÁO CỦA DOBBY 4-6  CHƯƠNG 20 – TRANG TRẠI BURRON 4-7  CHƯƠNG 20 – TRANG TRẠI BURRON (TT) 4-8  CHƯƠNG 21 – PHÚ QUÝ VÀ CƠ HÀN 4-9  TÓM TẮT TỪ TẬP 1 ĐẾN 8 5  CHƯƠNG 21 – PHÚ QUÝ VÀ CƠ HÀN (TT) 5-1  CHƯƠNG 21 – PHÚ QUÝ VÀ CƠ HÀN (TT) 5-2  CHƯƠNG 22 – CÂY LIỄU ROI 5-3  CHƯƠNG 22 – CÂY LIỄU ROI (TT) 5-4  CHƯƠNG 23 – GILDEROY LOCKHART 5-5  CHƯƠNG 23 – GILDEROY LOCKHART (TT) 5-6  CHƯƠNG 24 – MÁU BÙN VÀ NHỮNG TIẾNG THÌ THẦM 5-7  CHƯƠNG 24 – MÁU BÙN VÀ NHỮNG TIẾNG THÌ THẦM (TT) 5-8  CHƯƠNG 25 – TIỆC TỬ NHẬT 5-9  TÓM TẮT TỪ TẬP 1 ĐẾN 10 6  CHƯƠNG 26 – THÔNG ĐIỆP TRÊN ĐƯỜNG 6-1  CHƯƠNG 26 – THÔNG ĐIỆP TRÊN ĐƯỜNG (TT)6-2  CHƯƠNG 27 – TRÁI BLUDGER TAI QUÁI 6-3  CHƯƠNG 27 – TRÁI BLUDGER TAI QUÁI (TT) 6-4  CHƯƠNG 27 – TRÁI BLUDGER TAI QUÁI (TT) 6-5  CHƯƠNG 28 – CÂU LẠC BỘ ĐẤU TAY ĐÔI 6-6  CHƯƠNG 28 – CÂU LẠC BỘ ĐẤU TAY ĐÔI (TT) 6-7  CHƯƠNG 29 – MÓN THUỐC ĐA DỊCH 6-8  CHƯƠNG 29 – MÓN THUỐC ĐA DỊCH (TT) 6-9  TÓM TẮT TỪ TẬP 1 ĐẾN 12 7  CHƯƠNG 29 – MÓN THUỐC ĐA DỊCH (TT) 7-1  CHƯƠNG 30 – CUỐN NHẬT KÝ CỰC KỲ BÍ MẬT 7-2  CHƯƠNG 30 – CUỐN NHẬT KÝ CỰC KỲ BÍ MẬT (TT) 7-3  CHƯƠNG 31 – CONRNELIUS FUDGE 7-4  CHƯƠNG 31 – CONRNELIUS FUDGE (TT)7-5  CHƯƠNG 32 – ARAGOG 7-6  CHƯƠNG 32 – ARAGOG (TT) 7-7  CHƯƠNG 33 – PHÒNG CHỨA BÍ MẬT 7-8  CHƯƠNG 33 – PHÒNG CHỨA BÍ MẬT (TT) 7-9  TÓM TẮT TỪ TẬP 1 ĐẾN 14 8  CHƯƠNG 34 – NGƯỜI KẾ VỊ SLYTHERIN 8-1  CHƯƠNG 34 – NGƯỜI KẾ VỊ SLYTHERIN (TT)8-2  CHƯƠNG 35 – PHẦN THƯỞNG CHO DOBBY 8-3  CHƯƠNG 35 – PHẦN THƯỞNG CHO DOBBY (TT) 8-4  CHƯƠNG 36 – HỘP THƯ CÚ8-5  CHƯƠNG 37 – SAI LẦM CỦA DÌ MARGE 8-6  CHƯƠNG 37 – SAI LẦM CỦA DÌ MARGE (TT) 8-7  CHƯƠNG 38 – CHUYẾN XE ĐÒ HIỆP SĨ 8-8  CHƯƠNG 39 – QUÁN CÁI VẠC LƯNG 8-9  TÓM TẮT TỪ TẬP 1 ĐẾN 16 9  CHƯƠNG 39 – QUÁN CÁI VẠC LƯNG (TT) 9-1  CHƯƠNG 40 – GIÁM NGỤC AZKABAN9-2  CHƯƠNG 40 – GIÁM NGỤC AZKABAN (TT) 9-3  CHƯƠNG 40 – GIÁM NGỤC AZKABAN (TT) 9-4  CHƯƠNG 41 – MÓNG VUỐT LÁ TRÀ 9-5  CHƯƠNG 41 – MÓNG VUỐT LÁ TRÀ (TT) 9-6  CHƯƠNG 41 – MÓNG VUỐT LÁ TRÀ (TT) 9-7  CHƯƠNG 42 – ÔNG KẸ TRONG TỦ ÁO 9-8  CHƯƠNG 42 – ÔNG KẸ TRONG TỦ ÁO (TT) 9-9

80111131 _ DOREMON Tên truyệnPhím số  TIẾNG HÁT NỬA ĐÊM – TẬP 66 1  BUỔI CHIÊU ĐÃI CỦA CHAIEN – TẬP 1 1-1  CẨM NANG TÌM BÁU VẬT – TẬP 2 1-1-1  LÀM THAY MÁY MÓC – TẬP 66 2  CHIẾC KHĂN BIẾN HÓA – TẬP 12-1  CHIẾC GIÀY CỨU NGUY – TẬP 22-1-1  100 CÚ CỐC ĐẦU – TẬP 663  KHẨU SÚNG THÔI MIÊN – TẬP 1 3- 1  CHIÊU MỘ NHÂN TÀI – TẬP 23- 1-1  CUỐN SÁCH MA THUẬT4  NHỮNG CON ỐC THẦN KỲ – TẬP 14- 1  MÁY HÚT CHỮ – TẬP 24- 1-1  MÁY PHÁT HỌA KÝ ỨC – TẬP 665  ROBOT NOBITA – TẬP 15- 1  MÁY TẠO THỜI TIẾT – TẬP 25- 1-1  TAN TÀNH GIẤC MƠ TỶ PHÚ – TẬP 666  THÀNH PHỐ TÙY Ý MUỐN – TẬP 1 6- 1  NHỮNG HẠT ĐẬU THẦN – TẬP 2 6- 1-1  CHAI NƯỚC KHÓ ƯA – TẬP 667  TỰ PHÂN THÂN MÌNH – TẬP 1 7- 1  TÍNH CÁCH CỦA XUKÔ – TẬP 27- 1-1  DOREMI – TẬP 668  VỆ SĨ VÔ HÌNH – TẬP 18- 1  TRỐN KHỎI NHÀ CAO TẦNG – TẬP 28-1- 1  NHỮNG NHÁNH TẦM GỬI – TẬP 669  BỘ MÁY HOÀN THIỆN – TẬP 29- 1  TRỨNG TẠO RA NGƯỜI – TẬP 29- 1-1

80111132 _ DOREMON Tên truyệnPhím số  CỬA HÀNG MỘT GIÁ – TẬP 671  ĐIỆN THOẠI THUÊ BAO – TẬP 672  CÂY GẬY MÔIXEN – TẬP 673  KHI ĐỒ VẬT LÊN TIẾNG – TẬP 674  KẺ THÁCH THỨC – TẬP 675  MÁY GHI ÂM ĐỒ CHƠI – TẬP 676  NGHỆ THUẬT ĐI CÀ KHEO – TẬP 677  THẾ GIỚI MỘNG DU – TẬP 678  BIỂU ĐỒ XẾP HẠNG – TẬP 679

80111133 _ DOREMON Tên truyệnPhím số  BÁNH RÁN KHỔNG LỒ – TẬP 271  TÊN ROBOT BẤT TRỊ – TẬP 261-1  MÁY PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH – TẬP 272  BÚP BÊ MAY MẮN – TẬP 26 2-1  TẤM GIẤY HỘ VỆ – TẬP 273  CÁNH CỬA ĐƯỜNG TẮT – TẬP 263- 1  THIÊN NHIÊN THẬT LÀ TUYỆT – TẬP 274  HÃY LÌ XÌ CHO TỚ – TẬP 26 4- 1  TẤM VÉ SỐ ĐỘC ĐẮC – TẬP 275  ĐỪNG KHÓC, ANH NOBITA – TẬP 265- 1  BỂ BƠI TƯỞNG TƯỢNG – TẬP 276  CĂN CỨ BÍ MẬT – TẬP 266- 1  BỚT GIẬN ĐI BỒ TÈO – TẬP 277  NỖI OAN CỦA XÊKÔ – TẬP 267- 1  BAY LÊN TẦNG MÂY – TẬP 278  SÚNG GÂY MƠ – TẬP 268- 1  CHÚ VOI CỦA BÁC NÔBIRÔ – TẬP 279  KẸO NGẬM LẤY HÊN – TẬP 269- 1

80111134 _ DOREMON Tên truyệnPhím số  GĂNG TAY CỔ VŨ – TẬP 701  ĐI THĂM THÀNH PHỐ TƯƠNG LẠI – TẬP 762  QUẦN ĐÙI TAZAN – TẬP 763  NOBITA THỨ HAI – TẬP 764  NGÔI NHÀ VUI NHỘN – TẬP 765  HƠI GA SỞ HỮU – TẬP 766  CHUYỆN TÌNH CỦA ÔNG NOBI -TẬP 767  ÚMBALA THỨC ĂN HIỆN RA – TẬP 768  KẸO CAO SU TÀN HÌNH – TẬP 709

80111135 _ DOREMON Tên truyệnPhím số  GIẤC MƠ TRÁI NGƯỢC – TẬP 771  VƯƠNG QUỐC NOBA – TẬP 772  ANTEN BẮT CHƯỚC – TẬP 773  MÁY DÒ CƠN BÃO CHAIEN – TẬP 774  MÁY NHƯ Ý – TẬP 775  NGÁO ỘP LỚP 5E – TẬP 776  MŨ SAI KHIẾN – TẬP 787  MÁY TÁI TẠO HIỆN TRƯỜNG – TẬP 788  CỬA HIỆU CẦM ĐỒ – TẬP 299

80111136 _ DOREMON Tên truyệnPhím số  ÔNG KHÁCH ĐÃNG TRÍ – TẬP 291  ÔNG TIỀN THAM LAM – TẬP 292  HƠI GA PHÁT TRIỂN – TẬP 293  NHẬT KÝ DỰ ĐỊNH – TẬP 294  LẠC VÀO THÀNH PHỐ CỔ – TẬP 295  KẸO CAO SU TẠO KHẨU VỊ – TẬP 296  THÀNH PHỐ NGƯỢC ĐỜI – TẬP 297  RẮN HÓA ĐÁ – TẬP 298  KHÚC NHẠC LÒNG CỦA CHAIEN -TẬP 299   Về đầu trang 

Cổng Thông Tin Điện Tử Ubnd Huyện Núi Thành

Ở một số người thiếu sự lựa chọn đúng đắn trong nhu cầu hưởng thụ, thiếu bản lĩnh trước sự tác động mạnh mẽ liên tục của lối sống tiêu dùng, ngày càng xa rời đạo lí gia đình, xa rời quan hệ tình nghĩa, rồi rơi vào quỹ đạo ” Giàu bỏ bạn -_sang bỏ vợ” và cuối cùng là dẫn đến hệ quả : Ly tán, chia xa quan hệ gia đình. Hôn nhân không chỉ là quả ngọt là thiên đường, là hạnh phúc mà còn là trái đắng, là địa ngục là tận cùng của sự bất hạnh, tận cùng của sự đau đớn cho nhiều người, di hại cho nhiều thế hệ. Sự xuất hiện của một số bài thơ gần đây viết về đề tài li hôn, chủ yếu tập trung khai thác những cảnh đời cụ thể. Không những đơn thuần tìm kiếm những cảm thông chia sẻ hay sự an ủi vỗ về mà lưu ý xã hội cần quan tâm hơn nữa đến những cá thể đơn côi trong dòng người ồn ả và đặc biệt là cảnh tỉnh cho những người làm cha, làm mẹ trước những đam mê nhất thời mà bỏ rơi con cái . Bằng những câu thơ, Triệu Kim Văn đã dồn nén, lèn chặt nỗi đau tận cùng nhức nhối trong tâm hồn của một em bé: Bố mẹ bỏ nhau để chị không tiền chữa bệnh mà phải chết, bản thân em không có tiền nộp học. Bài thơ đề cập đến nhiều vấn đề xót xa đặc biệt trong sự khó hiểu của trẻ thơ có cả ngậm ngùi hờn oán .

Bố mẹ ơi ! sao bố mẹ bỏ nhau Để chị con không tiền chữa bệnh Bây giờ hồn bơ vơ lạc đâu

( Em muốn học -Triệu Kim Văn )

Nguyên nhân của sự bất hạnh đó do chính bố mẹ gây nên, bài thơ không đao to, búa lớn nhưng đã rung lên một tiếng chuông cảnh tỉnh những cặp vợ chồng lấy nhau đã dễ mà bỏ nhau cũng dễ. Hãy nghĩ đến những đứa trẻ vô tội do họ sinh ra …Bài thơ gợi những suy tư về một vấn đề trong đạo lí gia đình, đạo lí xã hội.

Sao bố mẹ bỏ nhau ,bỏ nhau Để con không có tiền nộp học ?

Một em bé không tuổi thơ, không được học hành, sớm phải mồ côi đơn lẻ, phải lăn lóc ngụp lặn trong cuộc đời để kiếm sống, để tồn tại .

Nhiều em nhỏ là nạn nhân của bao cặp vợ chồng ly hôn đã bị vứt ra lề đường xã hội với những công việc, nặng nề, quá sức mưu sinh :

( Bài thơ khó đặt tên – Lưu Tuyết Minh )

Vàng bán nhà mẹ giấu ngang lưng Tiền bán tủ cha luồn túi ngực

Trong khi “người lớn ngủ” thì “trẻ con vẫn thức” những tâm linh tinh thần tình cảm không có trong chương trình cuộc sống của cha mẹ khi mỗi người mỗi ngã .Chốn pháp đình thâm nghiêm nơi lí lẽ được tôn thờ tối thượng, nơi phán quyết việc hôn nhân cha mẹ : Những người bố, người mẹ trước quyết định ly hôn cần lùi lại một khoảng thời gian nhận diện lại chính mình, tránh sự đỗ vỡ có thể phải trả giá cho cả phần đời còn lại . Hôn nhân cũng như tình yêu, ngoài cảm xúc mới mẻ luôn phải điều tiết, củng cố bổ sung là phép cộng, phép nhân trách nhiệm nghĩa vụ không chỉ với nhau cho nhau mà chủ yếu, chính yếu cho con cái hôm nay và mai sau. Một lần nông nỗi là trả giá suốt đời : Một số bài thơ tập trung ở thời điểm giới hạn chông chênh của hôn nhân cha mẹ. Khai thác những suy tư chủ yếu của con trẻ, nhằm níu kéo, thức tỉnh gợi sự hướng thiện và trách nhiệm bằng tình cảm ruột thịt. Sự bảo bọc, cưu mang của một người cha đầy tình thương với con cái vẫn không khỏa lấp sự trống vắng vẫn hẫng hụt trong gia đình khi thiếu người mẹ . Một người cha “yêu thương dành đóa hồng cho con” nhưng nơi tận cùng sâu lắng vẫn chôn chặt lưu giữ một bóng hình người mẹ ” còn trái tim ba vẫn dành cho mẹ” một tình cảm thủy chung, một tấm lòng độ lượng cao cả sẽ là cơ hội, là điều kiện phục sinh hôn nhân hạnh phúc :

“Mẹ ở đâu sao không về …ngày lễ Để nhận từ ba một hạnh phúc vẹn toàn”

Ở một phương diện khác ” Về thôi ba” của Đặng Thị Minh Kiểm là lời nhắn gọi, nhắc nhở tâm tình :” Em còn bé nó ngây thơ khờ dại – chỉ lo ba quên mất buổi khai trường” và hình ảnh mẹ chịu đựng mỏi mòn với bao vất vả, lo toan : Bóng mẹ gầy đêm hôm lầm lủi Có chút oán trách, có chút hờn tủi nhưng trên hết vẫn là sự thức tỉnh :

Về thôi ba xin đừng xao nhãng Chỉ mẹ con thôi mới yêu nhất ba mình ( Về thôi ba – Đặng Thị Minh Kiểm )

Bài Thuyết Minh Chi Tiết Về Tượng Đài Mẹ Thứ Tại Quảng Nam

Thưa cô chú anh chị: Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, dân tộc ta đã đánh thắng hai kẻ thù là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đã có hàng triệu người phải ngã xuống. Trong sự hy sinh lớn lao ấy, có công ơn lớn lao của gần 50 ngàn bà mẹ Việt Nam anh hùng, những bà mẹ cả đời chịu thương, chịu khó, tần tảo nuôi nấng con khôn lớn bằng dòng sữa chắt chiu ngọt ngào, bằng hạt gạo thấm đẫm mồ hôi, nuôi nấng các con bằng tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương, chí anh hùng sẵn sàng bảo vệ non sông đất nước. Khi Tổ quốc cần các mẹ cũng sẵn sàng hiến dâng những đứa con yêu quý để bảo vệ gìn giữ từng tấc đất của Tổ quốc. Từ ý nghĩa sâu xa và lớn lao đó, được sự nhất trí cao của trung ương, của các ngành, các cấp, tỉnh Quảng Nam quyết định xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ làm biểu tượng cho gần 50 ngàn bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước. Mẹ Thứ tên thật là Nguyễn Thị Thứ sinh năm 1904 (theo giấy căn cước, mẹ sinh 1902). Bà sinh tại Xóm Rừng, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mẹ Thứ có chồng cùng 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại đều là liệt sỹ, là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhiều nhất qua 2 cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ. Mẹ mất vào lúc 01 giờ 40 phút ngày 10 tháng 12 năm 2010 tại bệnh viện Đà Nẵng, thượng thọ 104 tuổi. Trong hai cuộc Chiến tranh chống Pháp chống Mỹ, Nguyễn Thị Thứ lần lượt nhận 9 giấy báo tử của các con. Tại khu vườn của nhà bà có 5 hầm bí mật, nơi bà và con gái đầu Lê Thị Trị nuôi giấu nhiều cán bộ, bộ đội, du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trên miệng hầm bà thả hàng chục con bò ăn cỏ ngay trong vườn. Lúc không có quân đối phương, hai mẹ con bà mở hé cửa hầm cho họ dễ thở, khi có động thì lại giả vờ đi coi bò để chỉnh sửa, ngụy trang lại miệng hầm. Mẹ Nguyễn Thị Thứ đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng vào ngày 17 tháng 12 năm 1994. Khi đến thăm bà, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã cầm tay bà và nói: “Mẹ đã tiếp thêm nghị lực cho chúng con vững bước. Mẹ là Mẹ Việt Nam

Ý tưởng của Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng:

Với tình cảm và sự ngưỡng mộ sâu sắc với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, với nguồn cảm hứng từ ý tưởng: ” Mẹ là suối nguồn bao la vô tận, Mẹ là linh hồn của Đất nước. Mẹ sinh ra từ mảnh đất anh hùng, sinh ra những người con anh hùng và sẽ lại hoá thân vào đất, vào non nước Việt Nam. Mẹ sẽ sống mãi ngàn đời với các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau. Mẹ vẫn tiếp thêm nguồn sức sống mạnh mẽ cho các thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vững chắc, giàu mạnh ” mà tác giả đã lựa chọn và điều chỉnh trong quá trình thể hiện tỷ lệ 1/1 để thể hiện hình tượng mẹ Việt Nam anh hùng trong toàn khối tượng đài có chiều cao: 18.37m, chiều rộng: Theo đường thẳng: 84.7m, đường cong: 117m, bề dày khối tượng chỗ lớn nhất là 24.3m, chỗ mỏng nhất ở 2 đầu vách đá là 8.0m với chất liệu bằng đá sa thạch. Bên trong khối tượng là nhà tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng ghi danh gần 50 ngàn bà mẹ Việt Nam anh hùng, giới thiệu hình ảnh, cuộc đời và sự cống hiến của các bà mẹ Việt Nam anh hùng đối với đất nước. Vị trí cửa ra vào chính ở 2 đầu vách đá, mặt sau lưng tượng có 2 cửa ra vào phụ.

Khối tượng đài chính gắn kết với một hồ nước lớn: Khoảng 981m2 (có hình dáng hồ bán nguyệt). Toàn khối tượng đài có hình dáng của một ngọn núi nhô cao ở giữa và thoải dần ở hai bên. Ở chính giữa toàn khối tượng đài là chân dung bán thân mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn thị Thứ. Thể hiện một chiều sâu nội tâm: Mẹ nén lại những đau thương, mất mát lớn lao của người mẹ, khi những người con đã hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, bằng một nghị lực phi thường. Chân dung mẹ thể hiện vẻ đẹp của sự nhân hậu, bao dung độ lượng. Với nét bình thản, ung dung tự tại, mẹ vẫn như đang động viên và tiếp thêm nguồn sống mạnh mẽ cho các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vững chắc, giàu mạnh. Hai bên khối tượng mẹ là hai vách đá được tạo hình giống như những khối đá tự nhiên kết nối liên tục với nhau, nhưng được cách điệu khéo léo bằng những hình khối đa dạng, đa chiều theo một nhịp điệu uyển chuyển nhưng khúc triết mạch lạc, với các cung bậc của tiết tấu và giai điệu từ thấp đến cao, như một bản giao hưởng hùng tráng, được biểu đạt bằng ngôn ngữ điêu khắc đá. Hai bên vách đá thể hiện gương mặt những người con thấp thoáng theo phương pháp nghệ thuật gợi tả, chấm phá để làm tôn vinh thêm hình tượng bà mẹ và gợi mở cho người xem nhiều suy tưởng sâu sắc, đẹp đẽ về mẹ, về đất nước, về con người Việt Nam cả trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Hình tượng này cũng gợi cho ta hình ảnh hoành tráng về một đất nước hoà bình thống nhất, các con cháu mọi miền Bắc- Trung- Nam sum vầy quanh mẹ hiền Tổ quốc, luôn hướng về mẹ với tình cảm trìu mến, thương yêu nhất.

Sự kết hợp giữa tượng đài chính với hồ nước lớn, tạo nên một hình ảnh hoà quyện của Sơn- Thủy. Những làn nước trong vắt chảy lặng lẽ từ các vách đá xung quanh thân mẹ xuống các tầng hồ thể hiện sự hiến dâng âm thầm của mẹ hiền đối với các con, đối với Tổ quốc. Tình cảm đó như bát nước đầy không bao giờ vơi cạn.

Qui hoạch chi tiết không gian kiến trúc và cảnh quan cho Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng nhằm làm tôn tạo hơn các giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật cho tác phẩm điêu khắc ” Mẹ Việt Nam anh hùng ” đã được lựa chọn. Không gian đó không chỉ là nơi ta đến để tôn vinh và tưởng nhớ người Mẹ anh hùng, mà còn là nơi trải nghiệm và cảm nhận các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Là nơi các con của mẹ, các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau thăm quan, vui chơi hằng ngày và tổ chức sinh hoạt văn hoá tư tưởng cũng như các lễ hội.

Ý nghĩa và cách tổ chức không gian và hình thái kiến trúc cảnh quan: Sử dụng hình thái ” yên ngựa ” như một phông thiên nhiên cho Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Đặt tượng đài ở vị trí có cao độ 15.0m (cao hơn đường An Hà – Quảng Phú: 15.0m – 6.25m = 8.75m ). Với độ cao tượng 18.37m, độ rộng: 84.7m ( theo đường thẳng ) của tượng đài, tổng thể cảnh quan tượng đài như một nhịp đồi với 3 độ cao thấp dần về hướng Tây Nam : Mỏm đồi hướng Đông núi Cấm có cao độ 35.0m ( so với mực nước biển) cao hơn đường An Hà – Quảng Phú: 35.0m – 6.25m = 28.75m, tượng đài 33,37m ( cao hơn đường An Hà – Quảng Phú: 33.37m – 6.25m = 27.12m ), mỏm đồi hướng Tây có cao độ là 26,0m ( so với mực nước biển) cao hơn đường An Hà – Quảng Phú: 26.0m – 6.25m = 19,5m . Hình thái này tạo cảm nhận hoành tráng cho tổng thể tượng đài.

Hệ thống không gian công viên tượng đài được tổ chức theo hình thức không gian nghi lễ truyền thống: Có quảng trường – cổng – đường dẫn chính – sân hành lễ – đài và hậu đài. Hai bên là các vườn, đường dẫn chính có các bậc cấp cao dần từ cổng đến đài theo trình tự như sau:

– Tiếp cận công viên tượng đài ” Mẹ Việt Nam anh hùng ” là một quảng trường tiền môn, có độ thoáng rộng để từ xa có thể nhận biết tượng Mẹ Việt Nam anh hùng. Quảng trường tiền môn còn là nơi đón tiếp du khách trong dịp lễ hội hay thường nhật đến thăm quan tìm hiểu về Mẹ anh hùng, có 30 ô thảm cỏ tượng trưng cho 30 năm kháng chiến trường kỳ giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc của nhân dân ta.

– Tại quảng trường này có 8 trụ biểu, có chiều cao 9m, đường kính 1.65m, con số 8 ở đây theo quan niệm của người phương Đông là con số biểu tượng cho sự phồn vinh, sự sung túc, sự đoàn tụ tốt đẹp. Là một trong những số tốt nhất theo quan niệm phương Đông là 3, 5, 8, 9 , nhưng con số 8 là con số chẵn phù hợp với sự sắp xếp, bố cục 2 bên, mỗi bên 4 trụ trước khi vào đường dẫn chính. Khoảng cách giữa 2 nhóm trụ ở 2 bên đường dẫn chính là 45m để không ảnh hưởng đến tầm nhìn từ đường An Hà đến khối tượng chính. Các trụ biểu này khắc chạm các huyền thoại về Mẹ anh hùng, những hình ảnh về các bà mẹ Bắc Bộ, bà mẹ Trung Bộ, bà mẹ Nam Bộ, bà mẹ Tây Nguyên. Huyền thoại về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, các chị đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Đây là những biểu tượng đẹp đẽ, đầy tự hào về người phụ nữ Việt Nam. Đan xen với những biểu tượng đó là những chạm khắc huyền thoại về suối nguồn, huyền thoại về lời ru của mẹ phảng phất câu dân ca Bắc bộ, điệu hò Trung bộ, điệu lý Nam bộ cùng với những nét văn hoá đặc trưng của vùng miền. Với ngôn ngữ chạm khắc hiện đại kế thừa những nét tinh hoa của điêu khắc thời Lý, Trần, điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên, sẽ có tác dụng khơi gợi và ghi sâu vào tâm thức mỗi người chúng ta tình mẫu tư,í về nét đẹp đầy tính nhân văn, nét đẹp văn hoá từ ngàn xưa của dân tộc ta. Những hình ảnh chạm khắc trên các 8 trụ huyền thoại có tác dụng định tâm và dẫn nhập tình cảm của ta với Mẹ trước khi bước vào đường dẫn chính đến với tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng: Tám trụ huyền thoại Mẹ là hình thức kiến trúc như một ” cổng ảo ” cho công viên Tượng đài.

– Phía sau Tám trụ là Hai hồ lớn tượng trưng bằng hai thảm hoa với màu sắc đan xen tạo cảm giác nước chảy. Hai hồ nước là nơi hội tụ của ” suối nguồn ” như muốn nói lên ý nghĩa sâu nặng từ trong câu ca dao Việt Nam: ” Cha mẹ thương con biển hồ lai láng ” .

– Đường dẫn chính dài 200m, được phân thành 4 đợt cấp với các bậc thang: Gồm 5+5+8+ 9 bậc ( đến gần sân hành lễ có 8 + 9 là 17 bậc), tạo sự tôn vinh khối Tượng mẹ. Hai bên đường dẫn chính là 2 suối nước, cũng tượng trưng bằng thảm hoa, được trồng đan xen màu sắc và cách điệu như nước chảy: Dài 150m, rộng 3.6m. Dòng nước trong xanh chảy mãi như ” suối nguồn vô tận ” . Dọc theo suối nước hai bên đường dẫn chính là 30 ngọn đèn bằng đá, tượng trưng cho 30 năm mẹ đợi ngày đất nước hoà bình, thống nhất, 30 năm mẹ đón chờ các con cháu Bắc – Trung – Nam về sum họp một nhà. Ở cao độ + 12,150m hai bên có hai thác nước cao từ 2,4m đến 3m đổ xuống, tượng trưng bằng thảm hoa đan xen màu sắc, tạo cảm giác như thác nước, khởi nguồn cho dòng nước động như sức sống mãnh liệt của đất nước, của thế hệ con cháu luôn được mẹ tiếp thêm nguồn sức mạnh vô biên. Nguồn nước, suối nước, thác nước là các dạng thái động là cho cảnh sắc có âm thanh, tô đậm hơn ý tưởng ” lòng mẹ như suối nguồn, bao la, vô tận “.

– Hai bên đường dẫn chính là hai khu vườn truyền thống và hiện đại :Thể hiện sự giao hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc với xu thế hiện đại trong tương lai. Là sự hoà nhập tình cảm giữa thế hệ đi trước với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Ở các vườn hiện đại, chủ yếu là các thảm cỏ rộng, điểm xuyết các cây trồng địa phương.

– Trên các thảm cỏ có các phiến đá trắng nổi lên, trên các phiến đá có khắc các vần thơ hay về mẹ. Trước khi đến với tượng đài ta bắt gặp câu thơ ” Con ơi lòng mẹ như sông cả, chảy mãi nào ai lấp được nguồn ” . Chắc sẽ cho ta cảm nhận sâu sắc hơn cái lớn lao vô hạn của tình mẫu tử. Ngôn ngữ giúp tình cảm đi sâu hơn, trực tiếp hơn và lắng đọng hơn. Ngôn ngữ giúp cho hình tượng tạo hình đến với lòng người sâu sắc hơn.

– Ở vườn truyền thống là các dòng suối nhỏ, cây cảnh, cầu đá, bờ ao, các chòi nghỉ và các trường lang. Các chòi nghỉ và trường lang vừa để che nắng, vừa để khuôn định hình thức vuông, tròn của không gian vườn trong không gian tự nhiên và thoáng mở. Một mai, khi có điều kiện, các trường lang sẽ là nơi trưng bày các tác phẩm hội hoạ và phù điêu về Mẹ, như một ước định nữa về cái đẹp của Mẹ.

– Cuối đường dẫn chính là quảng trường nghi lễ, nơi có thể tổ chức các lễ, các hội để tưởng nhớ và tôn vinh Mẹ. Quảng trường được trồng cỏ lá gừng và các khóm cây tập trung hai bên như: Cây sao đen, chò chỉ, vạn tuế, cau vua, cau ta, cau lùn, hoàng linh… giảm được cái nắng chói chang xứ Quảng và khi cần có thể dùng chứa một số lượng người lớn tập trung. Hồ nước trước Tượng đài, hình bán tròn ôm lấy tượng Mẹ Việt Nam anh hùng. Hai bên tượng đài là hai thảm hoa lớn với diện tích 600m2 được trang trí với nhiều hoạ tiết, với sắc thái của 54 dân tộc Việt Nam, tượng trưng cho những cánh hoa của các con thuộc 54 dân tộc Việt Nam dâng lên Mẹ.

– Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng là trung tâm của tổ hợp không gian.

– Phía sau tượng đài là một vườn đá. Những tảng đá lớn có khắc những bài thơ về mẹ như một vần kết về khúc tráng ca Mẹ anh hùng. Hình tượng tạo hình, hình thức không gian kiến trúc và hình ảnh cảnh quan được khép lại với ngôn ngữ thơ ca làm cho ta ngập trong một tổng hoà nghệ thuật ngợi ca về Mẹ Việt Nam anh hùng. Lòng ai không lắng đọng, buâng khuâng và da diết với một tình yêu Mẹ khi đã đến đây.

Tại sao lựa nơi đây là địa điểm xây dựng?

Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng là một công trình mang tầm vóc quốc gia, mang tính lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và ý nghĩa chính trị rất quan trọng.

Tỉnh Quảng Nam cũng xứng đáng là nơi đặt tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, đây là tỉnh có nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng nhất cả nước (gần 7 ngàn bà mẹ Việt Nam anh hùng). Là nơi có mẹ Nguyễn Thị Thứ với chín người con đã hy sinh cho Tổ quốc .

Công trình này được đặt tại Núi Cấm , xã Tam Phú – thành phố Tam Kỳ. Tỉnh Quảng Nam chọn vị trí này dựa vào các yếu tố sau đây:

– Từ Lạng Sơn đến Cà Mau, thì Tam Kỳ có vị trí địa lý gần như nằm ở giữa hai đầu đất nước là vị trí trung độ của cả nước.

– Vùng đất được chọn để xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng là nơi ” Sơn thuỷ hội tụ” (núi non và sông nước quy tụ về) giữa vùng đồng bằng ven biển. Khu vực này có núi Cấm, núi Quảng Phú, đồi An Hà, xa hơn về phía Tây có vùng núi đồi Trà Cai.Tất cả là những địa danh vừa có vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa mang tính lịch sử – văn hoá ( Năm 1945 tại khu vực Quảng Phú, Núi Cấm, đồi Trà Cai, các lực lượng quần chúng nhân dân và tự vệ đã bí mật tụ tập ở đây để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cuộc cách mạng tháng 8 ). Từ phía Tây -Nam, sông Kỳ Phú chảy ra hoà với một nhánh của dòng Trường Giang ở phía Nam. Phía đông là dòng chính của Trường Giang chảy dọc theo ven biển, nối liền từ cửa An Hoà (huyện Núi Thành) ở phía Nam và Cửa Đại (Hội An) ở phía Bắc; đây là con đường thuỷ huyết mạch của Quảng Nam trong nhiều thế kỷ, như là một biểu tượng nối liền Nam – Bắc.

– Theo cái nhìn Phong Thuỷ, hướng Đông là hướng thuộc về Thanh Long ( Rồng xanh); hướng Tây thuộc về Bạch Hổ ( Hổ trắng), hướng Nam thuộc về Chu Tước ( Phượng hoàng), hướng Bắc thuộc về Hắc Quy (Rùa đen).

– Có thể nói dường như địa hình của vùng này đã được thiên nhiên an bày sẵn cho việc xây dựng Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng. Hướng Đông – Thanh Long có dòng Trường Giang, hướng Tây- Bạch Hổ có núi đồi Trà Cai; đây là thế đất ” Long Chầu”, ” Hổ phục”: Thanh Long ở phía Đông có dòng Trường Giang làm tăng thêm sức mạnh che chở nhân gian; Bạch Hổ ở phía Tây có núi đồi làm giảm bớt sự bạo liệt của mãnh thú; phía Nam có sông Kỳ Phú, một nhánh của sông Trường Giang bao bọc, nuôi dưỡng cho luồng sinh khí của Phượng hoàng dâng cao và lan toả khắp nơi.

– Từ những hướng nhìn trên có thể nói đây là vùng Địa Linh của xứ Quảng.

– Địa hình đặt Tượng đài có dáng nét mềm mại, gợi được hình ảnh hùng vĩ của non sông, đất nước sẽ làm nền cảnh tuyệt vời cho tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng. Từ vị trí độc đáo này đã giúp nâng cao và phát huy ý tưởng công trình: ” … mẹ là linh hồn của đất nước…”. Đây là vị trí có điều kiện tự nhiên, điều kiện phong thuỷ tốt, lại nằm trên đường đi ra bờ biển, là địa điểm thuận lợi cho việc thăm viếng của nhân dân và thăm quan của các đoàn khách du lịch.

– Do nền đất tự nhiên cao hơn so với mặt đường phía trước tượng đài và địa hình xung quanh là 8.15m, nên điểm nhìn từ đường quốc lộ cũng như các khu vực xung quanh đến tượng đài đều rất rộng, có tầm nhìn rõ, càng làm tôn vinh sự hoành tráng của tượng đài.

– Vị trí đặt tượng đài ở đây còn có một lợi thế rất quan trọng là: Cho dù mùa mưa có thể gây lụt lội cho thành phố Tam Kỳ, nhưng do có sông Trường Giang và sông Kỳ Phú ngăn cách nên khu vực tượng đài hoàn toàn không bị lụt lội do thiên nhiên gây ra.

Trong tương lai khi tuyến đường du lịch Thanh Niên dọc ven biển từ Sơn Trà Đà Nẵng đến Núi Thành Quảng Nam được xây dựng xong, kết nối với đường An Hà -Quảng Phú sẽ hình thành một tuyến du lịch, thì một trong những điểm đến du lịch tuyệt vời đó là Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng.

Hướng chính của tượng đài:

Nhìn theo góc độ của ý tưởng và khoa học của tượng đài:

– Hướng mẹ nhìn phía trước là hướng Đông Bắc có sông Trường Giang, xa hơn là biển Đông nói lên lòng mẹ bao la như biển rộng, sông dài.

– Sau lưng mẹ là dãy núi Cấm nhấp nhô như ôm lấy tượng Me,û tạo thế dựa lưng như sự gắn kết tình cảm thắm thiết của quê hương đất nước với mẹ hiền.

Hướng chính Tượng đài hướng Đông Bắc, lệch với đoạn đường An Hà- Quảng Phú 1 góc 43o. Nơi khách thăm quan sẽ vào đường dẫn chính đến tượng đài. Với góc độ của hướng này, thì ánh sáng mặt trời chiếu hơi chếch so với mặt đứng chính của tượng đài, sẽ tăng hiệu quả của ngôn ngữ khối điêu khắc. Theo cách nhìn phong thuỷ thì hướng Đông Bắc nằm trong cung Thổ ( tức là đất ) cũng rất phù hợp với ý tưởng “… Mẹ …sẽ lại hoá thân vào đất …”. Vì vậy, chọn hướng này nhìn theo các góc độ khoa học và tâm linh đều đạt yêu cầu. Nền đặt tượng ở cao độ +14.400, chênh cao với mặt đường An Hà- Quảng Phú là: 8.15m.

Nếu nhìn theo góc độ lịch sử, góc độ tâm linh và phong thuỷ thì:

Xưa kia những người Việt ” Bắc địa tòng vương” (dân vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ theo chân vua Lê Thánh Tông đi mở đất, lập ra Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam) sống ở phương Nam nhưng lòng vẫn hướng về quê cha đất tổ ở phương Bắc như tâm trạng 2 câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

“….. Từ thuở mang gươm đi mở nước

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long …”

Chính vì thế mà tượng Mẹ hướng mặt về nơi phát tích của người Việt; tuy nhiên không phải là hướng chính Bắc, mà là hướng Đông – Bắc.

Theo hình sông, thế núi của khu vực xây dựng tượng đài thì: Tượng Mẹ là trung tâm ( tượng ứng với Thổ ). Cây cối ( Mộc ) ở hướng Đông được đất Mẹ (Thổ) nuôi dưỡng, thêm nguồn nước ( Thuỷ ) ở phía Bắc thì càng tốt tươi. Thuỷ (nước) ở hướng Bắc có thể nuôi dưỡng Mộc (phía Đông) nhưng cũng có thể dập tắt hoả ở hướng Nam. Do vậy mẹ hướng về phía Đông – Bắc có thể tránh được sức mạnh cuồn cuộn của Thuỷ, đồng thời kết hợp được Thuỷ và Mộc thì vạn vật sẽ sinh sôi tươi tốt; lưng mẹ che chở cho Hoả ở phía Nam tránh được sức mạnh của Thuỷ, nuôi dưỡng ngọn lửa cho thế gian.

Như vậy nhìn theo góc độ lịch sử, tâm linh và phong thuỷ thì hướng Đông – Bắc là hướng tốt nhất cho tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng.

– Bảo tàng mẹ Việt Nam anh hùng: Đặt trong lòng khối tượng chính, có tổng diện tích 950m2. Đây là nơi ghi danh gần 50 ngàn bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước và lưu giữ những ảnh tư liệu về những bà mẹ Việt Nam anh hùng, hình ảnh về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bên cạnh những hình ảnh tư liệu đó là hiện vật gắn liền với đời sống, gắn liền với những câu chuyện, kỳ tích của những bà mẹ và những người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu cho 54 dân tộc Việt Nam được thể hiện qua các tác phẩm hội hoạ, phù điêu, ảnh nghệ thuật. Ngoài ra sẽ có trang thông tin điện tử lưu giữ các câu chuyện, những bài thơ, bài hát về các bà mẹ Việt Nam anh hùng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Những tư liệu quý này sẽ góp phần tích cực trong việc giáo dục truyền thống và tạo nên sức hút đặc biệt đối với các đoàn khách du lịch tới Việt Nam.

– Khu nhà tổng hợp với nhiều chức năng sử dụng: Hội thảo, chiếu phim, tiếp khách, quản lý, kỹ thuật, có diện tích 814.0m2, khối nhà có chiều cao tới mái là: 9.35m, mái bê tông dán ngói gốm màu xanh, với lối kiến trúc truyền thống Việt Nam.

– Khu WC và nhà bảo vệ : Ba khu vệ sinh nam, nữ công cộng có diện tích 192m2 đặt 3 vị trí phù hợp với không gian quy hoạch chung. Nhà vệ sinh nam, nữ có chiều cao 4.5m mái khung thép lợp ngói gốm màu xanh. Nhà bảo vệ có diện tích 16m2.

– Nhà chòi hình tứ giác và lục giác: Đặt dọc hai bên lối vào chính, mái bêtông cốt thép dán ngói trúc xanh, trống bốn phía.

Giao thông nội bộ chia làm 3 loại đường :

+ Đường trục chính rộng 12m, nền bêtông lát đá tự nhiên.

+ Đường hành lang rộng 3m, nền bêtông lát đá tự nhiên đi vào các khu vườn cảnh.

+ Đường đất nện rộng 2m đi dọc 2 bên khuôn viên.

Hệ thống điện chiếu sáng: Ngoài 30 cây đèn đá cao 2,15m, với kiểu dáng gần gũi với ngôn ngữ của 8 trụ huyền thoại tạo nên sự kết nối trong ngôn ngữ điêu khắc tổng thể. 30 ngọn đèn có ý nghĩa tượng trưng cho 30 năm mẹ mong chờ đất nước thống nhất. Hệ thống chiếu sáng, được phân bố hợp lý trên mặt bằng không gian tượng đài gồm : Các loại đèn chiếu hắt lên khối tượng, và 8 trụ huyền thoại để tăng hiệu quả khối điêu khắc nhìn về ban đêm. Một số đèn chiếu len lỏi trong các khóm cây, vườn hoa tạo nên sự ẩn hiện, gây hiệu quả thêm về yếu tố tâm linh. Một số đèn chiếu sáng dẫn theo lối đi, với lượng sáng vừa phải, hợp lý. Toàn bộ hệ thống chiếu sáng mang yếu tố nghệ thuật rất cao, tạo nên chiều sâu cảm xúc với không gian tượng đài mẹ.

Nguồn: Tác giả tượng đài: Họa sỹ Đinh Gia Thắng Hội viên hội mỹ thuật Việt Nam Chủ trì thiết kế quy hoạch kiến trúc: KTS Nguyễn Luận

👍 Nếu bạn là HDV du lịch hãy tham gia Group TÀI LIỆU THUYẾT MINH DU LỊCH để xem nhiều tài liệu hay được cập nhật liên tục.

👍 Hãy chia sẽ nếu bạn thấy có ích.

Trang Thông Tin Liên Lạc Của Cựu Học Sinh Trường Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Tôi muốn mượn bài thơ Đăng U Châu Đài Ca của Trần Tử Ngang thời Sơ Đường bên Trung Hoa để nói lên sự vận hành của vũ trụ do luật tuần hoàn chi phối:

Tiền bất kiến cổ nhân Hậu bất tri lai giả Niệm thiên địa chi du du Độc sảng nhiên nhi thế hạ

Nghĩa:

Ngoảnh lại trước: người xưa chẳng thấy Trông về sau: quạnh vắng người sau Ngẫm hay trời đất dài lâu Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan

Đất trời dài lâu man mác ‘thiên địa chi du du‛ mà đời người thì giới hạn ‘doanh hư, tiêu trưởng‛. Những bài thơ Đường đã vượt cả không gian và thời gian để tồn tại đến ngày nay. Bao thế kỷ đã trôi qua, bao triều đại hưng vong, bao lớp người đã sinh ra rồi mất đi. Bất chấp tất cả, những bài thơ Đường mãi mãi là những bông hoa tươi đẹp nhất chẳng những những trong vườn văn học Trung Hoa mà còn cả văn học thế giới.

Trong quyển ‘Vang Bóng Một Thời‛ nhà văn Nguyễn Tuân có kể chuyện về một khách phong lưu ngày xưa nhà rất nghèo mà không chừa được thói quen thắp nến bạch lạp trong đêm khuya thanh vắng để đọc Đường Thi in thạch bản. Trên thế giới ít có quan hệ văn chương nào đặc biệt như quan hệ giữa thơ Đường với thơ Việt, chỉ có thơ Đường chứ không phải toàn bộ thi ca Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu xa, phong phú và lâu dài đối với thơ Việt, không phải chỉ ngày xưa mà đến cả ngày nay. Có thể nói không một nhà thơ lớn nào của nước ta lại không cưu mang một món nợ tâm hồn ít nhiều thơ Đường. Người ta đã nói đến ‘nguồn Đường‛, ‘hồn Đường‛, ‘giọng Đường‛ trong thơ Việt như một hệ lụy dài lâu.

Đọc lại thơ Đường để mà nhớ lại những gì tổ tiên chúng ta đã từng mến yêu trân trọng. Tâm hồn Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan … đều có dấu ấn thơ Đường. Rồi đến những nhà thơ cận đại như Tản Đà, Quách Tấn … chịu ảnh hưởng thơ Đường quá rõ rệt. Hồn thơ Đường vẫn ẩn hiện ở những nhà thơ Tây học không thông thạo chữ Hán như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Chế Lan Viên… Có thể nói rằng thiếu kiến thức thơ Đường, chúng ta sẽ không hiểu thấu đáo thi ca Việt Nam cả cổ điển lẫn hiện tại.

Đọc lại thơ Đường để tâm hồn rung cảm với ‘sắc liễu bên bờ sông Dương Tử‛, những ‘nhành mai đợi tuyết ở núi Cô Sơn‛, ‘tiếng chuông khuya của chùa Hàn Sơn‛, ‘chòm mây trắng trên lầu Hoàng Hạc‛… Hôm nay đọc lại thơ Đường là tìm về cái say của Lý Bạch trong Trương Tiến Tửu để suy niệm về thời gian trôi qua trong mỗi sát-na của nhà Phật, nước chảy như thế nầy đây ngày đêm không dứt của Khổng Tử và người ta không tắm hai lần trong một giòng nước của một triết gia Tây Phương. Thơ Lý Bạch có một phong cách phóng khoáng, hào hùng rất đặc biệt. Phong cách ấy gắn liền với nội dung tư tưởng các bài thơ mà cũng gắn liền với nhân cách của nhà thơ. Lời thơ của ông không sắp đặt, trau chuốt nhưng đẹp một cách tự nhiên. Ông là người chống khuynh hướng hình thức chủ nghĩa của thời Tề Lương, một khuynh hướng thi ca chỉ chú trọng về thanh luật, đối ngẫu còn nội dung thì ủy mị, vô vị. Ông đã thực hiện được chủ trương trên vào thi ca của mình, bởi ông là người có thực tài nên đã làm cho chủ trương đó thắng lợi. Sống vào thời Thịnh Đường mà ông ít sáng tác các bài thơ theo thể Đường Luật. Thơ ông chủ yếu là nhạc phủ, ca hành, cổ phong nghĩa là thể thơ không gò bó theo một khuôn khổ nào, câu dài câu ngắn xen nhau. Dài hay ngắn tùy ý thơ, tùy cảm hứng chứ không lệ thuộc vào vần điệu. Qua bài thơ Tương Tiến Tửu của ông, chúng ta đã thấy được điều nầy

Quân bất kiến, Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai. Bôn lưu đáo hải bất phục hồi Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết. Nhân sinh đắc ý tu tận hoan Mục sử kim tôn không đối nguyệt Nhân sinh ngã tài tất hữu dụng Thiên kim tán tận hoàn phục lai Phanh dương, tể ngưu thả vi lạc Hội tu nhất ẩm tam bách bôi Sàm phu tử Đan Khâu sinh Tương tiến tửu Bôi mạc đình Dữ quân ca nhất khúc Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thinh Chung cổ soạn ngọc bất túc quý Đản nguyện trường túy bất nguyện tinh Cổ nhân thánh hiền giai tịch mịch Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh Trần Vương tích thời yến Bình lạc Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền Kính tu cô thủ đối quân chước Ngũ hoa mã Thiên kim cừu Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu

Dịch :

Sông Hoàng Hà lưng trời tuôn nước Xuống biển rồi có ngược lên đâu Lầu cao, gương xót mái đầu Sớm còn tơ biếc, tối hầu tuyết pha Vui cho trọn khi ta đắc ý Dưới vầng trăng đừng để chén không Sinh ta trời có chỗ dùng Nghìn vàng tiêu hết lại trông thấy về Chén đi đã trâu dê cứ giết Ba trăm ly phải hết một lần Khâu, Sâm hai bác bạn thân Rượu vào xin chớ ngại ngần ngừng thôi Ta vì bác hát chơi một khúc Bác vì ta hãy chúc bên tai Ngọc vàng chuông trống mặc ai Tỉnh chi ? chỉ muốn cho dài cuộc say Bao hiền thánh đến nay ai rõ Phường rượu ta tên họ rành rành Trần Vương bữa tiệc quán Bình Mười phần đấu rượu thỏa tình đùa vui Chủ nhân chớ ngậm ngùi tiền ít Mua rượu ta chén tít cùng chau Ao cừu, ngựa gấm để đâu ? Gọi con đem đổi vài bầu rượu ngon

Ngô Tất Tố (dịch)

‘Sắp Mời Rượu‛ là tên một ca khúc cổ, Lý Bạch đã mượn ca khúc nầy làm tựa đề cho bài thơ của mình. Quách Mạt Nhược nhận xét : ‘Hầu hết những bài thơ hay của Lý Bạch phần lớn được làm trong khi say‛. Khi say con người như vượt thoát mọi kiềm chế, lời nói chếnh choáng sa đà. Trong những lời nói đó có những thành ý mà lúc tỉnh người ta không muốn nói ra hoặc không thể nói ra. Tương Tiến Tửu là một bài thơ lớn vì nó đã phơi bày một cách chung nhất của một đời người ngắn ngủi, hiện hữu trong một vũ trụ bao la bất di bất dịch. Bài thơ mở đầu bằng một hình ảnh, một ẩn dụ sinh động triết lý :

Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai Bôn lưu đáo hải bất phục hồi Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát. Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết.

Nước sông Hoàng Hà từ trên trời chảy lại rồi chảy xuôi về biển và không bao giờ trở lại, và nếu có trở lại chăng thì đâu có còn nguyên vẹn dòng nước ban đều. Trong bài thơ Thề Non Nước, Tản Đà đã viết :

Nước non nặng một lời thề Nước đi đi mải không về cùng non

Hai nhà thơ Việt và Hoa đã có những tư duy giống nhau về giòng chảy của thời gian bởi cuộc đời qua tháng năm mới buổi sáng mái tóc còn tơ xanh, buổi chiều đã ngã màu tuyết trắng để rồi đi vào cõi già, cõi chết. Những ai đã bước vào tuổi năm mươi trở đi mà Khổng Tử đã định vị ‚ngũ thập nhi tri thiên mệnh‛ chắc hẳn đã giác ngộ sâu sắc điều nầy để từ đó mọi người nên nhìn lại cách sống đẹp hơn, vị tha hơn :

Nhân sinh đắc ý tu tận hoan Mạc sử kim tôn không đối nguyệt

Người xưa nói rằng : ‘Kẻ sĩ vì người tri kỷ mà chết‛ (sĩ vị tri kỷ giả tử). Tri kỷ có thể là ‘bằng hữu tri kỷ‛, có khi là ‘hồng nhan tri kỷ‛. Trong Tương Tiến Tửu, Lý Bạch đã cùng hai người bạn tâm đắc Sàm Phu và Đan Khâu ngồi uống rượu, và xem cuộc đời chỉ là một giấc mộng lớn :

Xử thế nhược đại mộng Hồ vi lao kỳ sinh Sở dĩ chung nhật túy Đồi nhiên ngọa tiền doanh

Dịch

Việc đời tựa giấc chiêm bao Làm chi cho phải lao đao nhọc nhằn Vậy nên say suốt hôm mai Bên cây cột lớn nằm dài khểnh chân

Vốn là một người cuồng phóng, Lý Bạch không chịu một sự trói buộc nào. Vào đời ông theo một con đường hết sức đặc biệt. Các nhà thơ thời nhà Đường thường tiến thân bằng khoa bảng để ra làm quan. Nhưng Lý Bạch mặc dù học rất giỏi, mười lăm tuổi đã học hết sách Bách Gia Chư Tử và các loại kỳ thư, ông không chịu vào kinh ứng thí, chỉ ở nhà luyện kiếm rồi lên núi cầu tiên phỏng đạo. Ong tin rằng nếu người ta có thực tài thì sẽ được trọng dụng, và nghìn vàng nếu có mất đi rồi sẽ có trở lại :

Nhân sinh hữu tài tất hữu dụng Thiên kim tán tận hoàn phục lai

Hơn một nghìn tám trăm bài thơ của Lý Bạch được in thành ba mươi quyển, hầu hết nhà thơ đều lấy đề tài uống rượu, du tiên, ca tụng cảnh thiên nhiên, ca vịnh nhân vật lịch sử, về tình bằng hữu …

Rượu đối vơi thi nhân là một chất kích xúc tác (stimulant) để làm thơ. Rượu vào thi ra (tửu nhập thi xuất), và những bài thơ làm trong lúc say là những thi phẩm hay nhất, vi diệu nhất. Cái say của Lý Bạch là cái say của chừng mực, chứ không phải sa đà, trụy lạc, mặc dù từ say tới trụy lạc rất gần. Với tư tưởng phù sinh nhược mộng, nhân thế vô thường không phải là nhân sinh bi quan, yếm thế của nhà thơ, ông đã dùng nó như một phương tiện để phản kháng uy thế của bọn quyền thần hầu đạt được cứu cánh sống trong một chế độ tự do nhân bản. Ong đã từng xác định ‚ông không bỏ đời, mà đời đã bỏ ông‛ (ngã bản bất khí thế, thế nhân tự khí ngã). Tiếc thay xã hội mà ông đang sống đầy bất công, không được như ý nên ông đã ‚xỏa tóc ngồi trên thuyền cho bay theo gió‛ (nhân sinh tại thế bất xứng ý, minh triêu tản phát lộng biên chu). Nếu đời không đạt được những gì mình mong ước, nhà thơ hoặc ngồi dưới trăng uống rượu một mình (nguyệt hạ độc chước) hoặc đồng ẩm với bạn bè khi gặp cuộc vui:

Phanh dương tể ngưu thả vi lạc Hội tu nhất ẩm tam bách bôi … Dữ quân ca nhất khúc Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thinh

Dĩ nhiên khi say người ta nói quá lời, nhưng không vì thế mà ta phải câu nệ từng lời, từng chữ đối với người say. ‘Kỵ hổ nan hạ‛ mà ‘kỵ tửu‛ thì càng khó xuống hơn. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã bày tỏ ý niệm đó qua những câu thơ :

Ta về trên lưng rượu Đến đâu thì đến đâu Có ai say để quên sầu Lòng ta lảo đảo càng sâu vết buồn

Phải chăng nhà thơ họ Vũ đã ảnh hưởng sâu đậm ý thơ của Lý Bạch tiên sinh :

Trừu đao đoạn thủy, thủy tự lưu Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu

Lấy dao chém nước, nước vẫn chảy, nâng chén giải sầu, sầu vẫn sầu. Ô hay! ‘Dục phá thành sầu khiển dụng tửu‛ đã không còn hiệu nghiệm! Lý Bạch là một người có bản tính bộc trực, khi ghét ông dám nói thẳng rằng : ‘triều đình đã lấy châu ngọc mà mua tiếng cười điệu hát và lấy tám cám nuôi dưỡng hiền tài‛ ( châu ngọc mãi ca tiếu, tao khang dưỡng hiền tài ), và trong thời phong kiến, cũng chỉ có Lý Bạch mới gan dạ đặt Đạo Chích cạnh Nghiêu Thuấn trong cùng một vần thơ :

Thế vô tẩy nhĩ ông Thùy tri Nghiêu dữ Chích ( Đời mà thiếu Hứa Do, Nghiêu và trộm nào ai rõ).

Do đó mà ông xem thường bọn quyền qúy, quan lại, xem thường tiếng chuông, tiếng trống ầm ĩ trong những cuộc đại yến ở triều đình :

Chung cổ soạn ngọc bất túc quý Đản nguyện trường túy bất nguyện tinh.

‘Tỉnh chi chỉ biết cho dài cuộc say‛! Say để hòa nhập với đời khi hoài bảo chưa thành. Nhà thơ không muốn mình làm kẻ ngu trung như một Khuất Nguyên khi mà mọi người đều say chỉ có mình ta tỉnh (chúng nhân giai túy, ngã độc tỉnh). Người đời đều say mình phải ăn luôn cả hèm, nuốt luôn cả bã rượu để cùng say thì mới là người thức thời.

Cổ nhân thánh hiền giai tịch mịch Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh

Uống rượu mà danh lưu thiên cổ thì cũng đặc biệt, đem người uống rượu mà so sánh với bậc thánh hiền lại càng đặc biệt hơn. Phải chăng khi say lời nói cường điệu, thái độ ngông nghênh điều nầy dành cho kẻ phàm phu tục tử. Với Lý Bạch, một đấu rượu làm thơ cả trăm thiên, vua gọi về triều chẳng lên thuyền và cho mình là một trong tám vị tiên trong rượu. Bài ‚Tửu Trung Bát Tiên Ca‛ của Đỗ Phủ đã đề cập và minh chứng điều nầy :

Lý Bạch nhất đấu thi bách thiên Trường An thị thượng tửu gia miên Thiên tử hô lai bất thượng thuyền Tự xưng thần thị tửu trung tiên

Ngựa ngũ hoa và áo hồ cừu giá nghìn vàng từ xưa vốn là của quý. Nhà thơ đã gọi trẻ đem đổi lấy rượu ngon để cùng với các bạn uống cho tiêu sầu vạn cổ. Bốn câu cuối của bài thơ đã đồng điệu với Đỗ Phủ trong bốn câu đầu của bài Khúc Giang :

Triều hồi nhật nhật điển xuân y Mỗi nhật giang đầu tận túy quy Tửu trái tầm thường hành xứ hữu Nhân sinh thất thập cổ lai hy

Dịch :

Khỏi bệ vua ra cố áo hoài Bên sông say khướt tối liền mai Nợ tiền mua rượu đâu không thế Sống bảy mươi năm đã mấy người

Tản Đà(dịch)

Hai nhà thơ, hai tư tưởng đã gặp nhau như chia xẻ những bức bách cơm áo của đời thường, những bon chen danh lợi nơi Xuân Canh Dần 2010 70 Đặc San Lại Giang triều chính. Rượu như một phương tiện giải tỏa chăng những tiêu sầu khiển muộn mà còn thể hiện cái hào khí của mình trong một xã hội đầy ắp bất công khi mà đời sống dân chúng bị bào mòn đến rã rời từ thể xác đến tinh thần.

Viết về Lý Bạch chỉ một bài thôi không đủ bởi trong cái thế giới thi ca của ông mênh mông quá. Đọc thơ ông khó biết ông sáng tác trong hoàn cảnh nào, ông để trí tưởng tượng, tình cảm của mình bao trùm lấy cảnh vật. Có người ví thơ Lý Bạch như ‚con ngựa trời bay trên mấy từng mây‛ (thiên mã hành không), có người ví thơ ông như ‘sóng dữ vỗ bờ‛ (nộ đào hồ lãng). Nhưng có lúc thơ ông êm ả dịu dàng với những ‚âm thanh ngoài dây tơ‛, ‘mùi vị ngoài mùi vị‛ (huyền ngoại âm, vị ngoại vị) mà các nhà thơ đương thời và sau nầy khó mà bắt chước.

Một người tài hoa học rộng, giỏi kiếm cung như ông mà đến khi say khướt vẫn không quên được mối sầu vạn cổ. Mối sầu đó chính là nỗi bất mãn khôn ngui với một xã hội đầy dẫy bất công, bất hợp lý: tài năng bị coi rẻ, người hiền bị chèn ép, kẻ tầm thường dựa quyền thế lộng hành, tác oai, tác quái.

Là vóc dáng thi sĩ lớn thời Đường Huyền Tông, ông đã để lại cho đời sau, qua bao thế hệ, những bài thơ không có tuổi thọ, trong đó bài ‚Tương Tiến Tử‛ đã làm cho tên tuổi ông danh lưu thiên cổ.

 Trần Đình Mười Nam California, tháng 01, 2010  

Nguồn: Đặc San Lại Giang 2010Tôi muốn mượn bài thơ Đăng U Châu Đài Ca của Trần Tử Ngang thời Sơ Đường bên Trung Hoa để nói lên sự vận hành của vũ trụ do luật tuần hoàn chi phối:Tiền bất kiến cổ nhânHậu bất tri lai giảNiệm thiên địa chi du duĐộc sảng nhiên nhi thế hạNghĩa:Ngoảnh lại trước: người xưa chẳng thấyTrông về sau: quạnh vắng người sauNgẫm hay trời đất dài lâuMình ta rơi hạt lệ sầu chứa chanĐất trời dài lâu man mác ‘thiên địa chi du du‛ mà đời người thì giới hạn ‘doanh hư, tiêu trưởng‛. Những bài thơ Đường đã vượt cả không gian và thời gian để tồn tại đến ngày nay. Bao thế kỷ đã trôi qua, bao triều đại hưng vong, bao lớp người đã sinh ra rồi mất đi. Bất chấp tất cả, những bài thơ Đường mãi mãi là những bông hoa tươi đẹp nhất chẳng những những trong vườn văn học Trung Hoa mà còn cả văn học thế giới.Trong quyển ‘Vang Bóng Một Thời‛ nhà văn Nguyễn Tuân có kể chuyện về một khách phong lưu ngày xưa nhà rất nghèo mà không chừa được thói quen thắp nến bạch lạp trong đêm khuya thanh vắng để đọc Đường Thi in thạch bản. Trên thế giới ít có quan hệ văn chương nào đặc biệt như quan hệ giữa thơ Đường với thơ Việt, chỉ có thơ Đường chứ không phải toàn bộ thi ca Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu xa, phong phú và lâu dài đối với thơ Việt, không phải chỉ ngày xưa mà đến cả ngày nay. Có thể nói không một nhà thơ lớn nào của nước ta lại không cưu mang một món nợ tâm hồn ít nhiều thơ Đường. Người ta đã nói đến ‘nguồn Đường‛, ‘hồn Đường‛, ‘giọng Đường‛ trong thơ Việt như một hệ lụy dài lâu.Đọc lại thơ Đường để mà nhớ lại những gì tổ tiên chúng ta đã từng mến yêu trân trọng. Tâm hồn Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan … đều có dấu ấn thơ Đường. Rồi đến những nhà thơ cận đại như Tản Đà, Quách Tấn … chịu ảnh hưởng thơ Đường quá rõ rệt. Hồn thơ Đường vẫn ẩn hiện ở những nhà thơ Tây học không thông thạo chữ Hán như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Chế Lan Viên… Có thể nói rằng thiếu kiến thức thơ Đường, chúng ta sẽ không hiểu thấu đáo thi ca Việt Nam cả cổ điển lẫn hiện tại.Đọc lại thơ Đường để tâm hồn rung cảm với ‘sắc liễu bên bờ sông Dương Tử‛, những ‘nhành mai đợi tuyết ở núi Cô Sơn‛, ‘tiếng chuông khuya của chùa Hàn Sơn‛, ‘chòm mây trắng trên lầu Hoàng Hạc‛… Hôm nay đọc lại thơ Đường là tìm về cái say của Lý Bạch trong Trương Tiến Tửu để suy niệm về thời gian trôi qua trong mỗi sát-na của nhà Phật, nước chảy như thế nầy đây ngày đêm không dứt của Khổng Tử và người ta không tắm hai lần trong một giòng nước của một triết gia Tây Phương. Thơ Lý Bạch có một phong cách phóng khoáng, hào hùng rất đặc biệt. Phong cách ấy gắn liền với nội dung tư tưởng các bài thơ mà cũng gắn liền với nhân cách của nhà thơ. Lời thơ của ông không sắp đặt, trau chuốt nhưng đẹp một cách tự nhiên. Ông là người chống khuynh hướng hình thức chủ nghĩa của thời Tề Lương, một khuynh hướng thi ca chỉ chú trọng về thanh luật, đối ngẫu còn nội dung thì ủy mị, vô vị. Ông đã thực hiện được chủ trương trên vào thi ca của mình, bởi ông là người có thực tài nên đã làm cho chủ trương đó thắng lợi. Sống vào thời Thịnh Đường mà ông ít sáng tác các bài thơ theo thể Đường Luật. Thơ ông chủ yếu là nhạc phủ, ca hành, cổ phong nghĩa là thể thơ không gò bó theo một khuôn khổ nào, câu dài câu ngắn xen nhau. Dài hay ngắn tùy ý thơ, tùy cảm hứng chứ không lệ thuộc vào vần điệu. Qua bài thơ Tương Tiến Tửu của ông, chúng ta đã thấy được điều nầyQuân bất kiến, Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai.Bôn lưu đáo hải bất phục hồiHựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phátTriêu như thanh ti, mộ thành tuyết.Nhân sinh đắc ý tu tận hoanMục sử kim tôn không đối nguyệtNhân sinh ngã tài tất hữu dụngThiên kim tán tận hoàn phục laiPhanh dương, tể ngưu thả vi lạcHội tu nhất ẩm tam bách bôiSàm phu tửĐan Khâu sinhTương tiến tửuBôi mạc đìnhDữ quân ca nhất khúcThỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thinhChung cổ soạn ngọc bất túc quýĐản nguyện trường túy bất nguyện tinhCổ nhân thánh hiền giai tịch mịchDuy hữu ẩm giả lưu kỳ danhTrần Vương tích thời yếnBình lạc Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hướcChủ nhân hà vi ngôn thiểu tiềnKính tu cô thủ đối quân chướcNgũ hoa mãThiên kim cừuHô nhi tương xuất hoán mỹ tửuDữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầuDịch :Sông Hoàng Hà lưng trời tuôn nướcXuống biển rồi có ngược lên đâuLầu cao, gương xót mái đầuSớm còn tơ biếc, tối hầu tuyết phaVui cho trọn khi ta đắc ýDưới vầng trăng đừng để chén khôngSinh ta trời có chỗ dùngNghìn vàng tiêu hết lại trông thấy vềChén đi đã trâu dê cứ giếtBa trăm ly phải hết một lầnKhâu, Sâm hai bác bạn thânRượu vào xin chớ ngại ngần ngừng thôiTa vì bác hát chơi một khúcBác vì ta hãy chúc bên taiNgọc vàng chuông trống mặc aiTỉnh chi ? chỉ muốn cho dài cuộc sayBao hiền thánh đến nay ai rõPhường rượu ta tên họ rành rànhTrần Vương bữa tiệc quánBình Mười phần đấu rượu thỏa tình đùa vuiChủ nhân chớ ngậm ngùi tiền ítMua rượu ta chén tít cùng chauAo cừu, ngựa gấm để đâu ?Gọi con đem đổi vài bầu rượu ngon’Sắp Mời Rượu‛ là tên một ca khúc cổ, Lý Bạch đã mượn ca khúc nầy làm tựa đề cho bài thơ của mình. Quách Mạt Nhược nhận xét : ‘Hầu hết những bài thơ hay của Lý Bạch phần lớn được làm trong khi say‛. Khi say con người như vượt thoát mọi kiềm chế, lời nói chếnh choáng sa đà. Trong những lời nói đó có những thành ý mà lúc tỉnh người ta không muốn nói ra hoặc không thể nói ra. Tương Tiến Tửu là một bài thơ lớn vì nó đã phơi bày một cách chung nhất của một đời người ngắn ngủi, hiện hữu trong một vũ trụ bao la bất di bất dịch. Bài thơ mở đầu bằng một hình ảnh, một ẩn dụ sinh động triết lý :Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng laiBôn lưu đáo hải bất phục hồiHựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát.Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết.Nước sông Hoàng Hà từ trên trời chảy lại rồi chảy xuôi về biển và không bao giờ trở lại, và nếu có trở lại chăng thì đâu có còn nguyên vẹn dòng nước ban đều. Trong bài thơ Thề Non Nước, Tản Đà đã viết :Nước non nặng một lời thềNước đi đi mải không về cùng nonHai nhà thơ Việt và Hoa đã có những tư duy giống nhau về giòng chảy của thời gian bởi cuộc đời qua tháng năm mới buổi sáng mái tóc còn tơ xanh, buổi chiều đã ngã màu tuyết trắng để rồi đi vào cõi già, cõi chết. Những ai đã bước vào tuổi năm mươi trở đi mà Khổng Tử đã định vị ‚ngũ thập nhi tri thiên mệnh‛ chắc hẳn đã giác ngộ sâu sắc điều nầy để từ đó mọi người nên nhìn lại cách sống đẹp hơn, vị tha hơn :Nhân sinh đắc ý tu tận hoanMạc sử kim tôn không đối nguyệtNgười xưa nói rằng : ‘Kẻ sĩ vì người tri kỷ mà chết‛ (sĩ vị tri kỷ giả tử). Tri kỷ có thể là ‘bằng hữu tri kỷ‛, có khi là ‘hồng nhan tri kỷ‛. Trong Tương Tiến Tửu, Lý Bạch đã cùng hai người bạn tâm đắc Sàm Phu và Đan Khâu ngồi uống rượu, và xem cuộc đời chỉ là một giấc mộng lớn :Xử thế nhược đại mộngHồ vi lao kỳ sinhSở dĩ chung nhật túyĐồi nhiên ngọa tiền doanhDịchViệc đời tựa giấc chiêm baoLàm chi cho phải lao đao nhọc nhằnVậy nên say suốt hôm maiBên cây cột lớn nằm dài khểnh chânVốn là một người cuồng phóng, Lý Bạch không chịu một sự trói buộc nào. Vào đời ông theo một con đường hết sức đặc biệt. Các nhà thơ thời nhà Đường thường tiến thân bằng khoa bảng để ra làm quan. Nhưng Lý Bạch mặc dù học rất giỏi, mười lăm tuổi đã học hết sách Bách Gia Chư Tử và các loại kỳ thư, ông không chịu vào kinh ứng thí, chỉ ở nhà luyện kiếm rồi lên núi cầu tiên phỏng đạo. Ong tin rằng nếu người ta có thực tài thì sẽ được trọng dụng, và nghìn vàng nếu có mất đi rồi sẽ có trở lại :Nhân sinh hữu tài tất hữu dụngThiên kim tán tận hoàn phục laiHơn một nghìn tám trăm bài thơ của Lý Bạch được in thành ba mươi quyển, hầu hết nhà thơ đều lấy đề tài uống rượu, du tiên, ca tụng cảnh thiên nhiên, ca vịnh nhân vật lịch sử, về tình bằng hữu …Rượu đối vơi thi nhân là một chất kích xúc tác (stimulant) để làm thơ. Rượu vào thi ra (tửu nhập thi xuất), và những bài thơ làm trong lúc say là những thi phẩm hay nhất, vi diệu nhất. Cái say của Lý Bạch là cái say của chừng mực, chứ không phải sa đà, trụy lạc, mặc dù từ say tới trụy lạc rất gần. Với tư tưởng phù sinh nhược mộng, nhân thế vô thường không phải là nhân sinh bi quan, yếm thế của nhà thơ, ông đã dùng nó như một phương tiện để phản kháng uy thế của bọn quyền thần hầu đạt được cứu cánh sống trong một chế độ tự do nhân bản. Ong đã từng xác định ‚ông không bỏ đời, mà đời đã bỏ ông‛ (ngã bản bất khí thế, thế nhân tự khí ngã). Tiếc thay xã hội mà ông đang sống đầy bất công, không được như ý nên ông đã ‚xỏa tóc ngồi trên thuyền cho bay theo gió‛ (nhân sinh tại thế bất xứng ý, minh triêu tản phát lộng biên chu). Nếu đời không đạt được những gì mình mong ước, nhà thơ hoặc ngồi dưới trăng uống rượu một mình (nguyệt hạ độc chước) hoặc đồng ẩm với bạn bè khi gặp cuộc vui:Phanh dương tể ngưu thả vi lạcHội tu nhất ẩm tam bách bôi …Dữ quân ca nhất khúcThỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thinhDĩ nhiên khi say người ta nói quá lời, nhưng không vì thế mà ta phải câu nệ từng lời, từng chữ đối với người say. ‘Kỵ hổ nan hạ‛ mà ‘kỵ tửu‛ thì càng khó xuống hơn. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã bày tỏ ý niệm đó qua những câu thơ :Ta về trên lưng rượuĐến đâu thì đến đâuCó ai say để quên sầuLòng ta lảo đảo càng sâu vết buồnPhải chăng nhà thơ họ Vũ đã ảnh hưởng sâu đậm ý thơ của Lý Bạch tiên sinh :Trừu đao đoạn thủy, thủy tự lưuCử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầuLấy dao chém nước, nước vẫn chảy, nâng chén giải sầu, sầu vẫn sầu. Ô hay! ‘Dục phá thành sầu khiển dụng tửu‛ đã không còn hiệu nghiệm! Lý Bạch là một người có bản tính bộc trực, khi ghét ông dám nói thẳng rằng : ‘triều đình đã lấy châu ngọc mà mua tiếng cười điệu hát và lấy tám cám nuôi dưỡng hiền tài‛ ( châu ngọc mãi ca tiếu, tao khang dưỡng hiền tài ), và trong thời phong kiến, cũng chỉ có Lý Bạch mới gan dạ đặt Đạo Chích cạnh Nghiêu Thuấn trong cùng một vần thơ :Thế vô tẩy nhĩ ôngThùy tri Nghiêu dữ Chích( Đời mà thiếu Hứa Do, Nghiêu và trộm nào ai rõ).Do đó mà ông xem thường bọn quyền qúy, quan lại, xem thường tiếng chuông, tiếng trống ầm ĩ trong những cuộc đại yến ở triều đình :Chung cổ soạn ngọc bất túc quýĐản nguyện trường túy bất nguyện tinh.’Tỉnh chi chỉ biết cho dài cuộc say‛! Say để hòa nhập với đời khi hoài bảo chưa thành. Nhà thơ không muốn mình làm kẻ ngu trung như một Khuất Nguyên khi mà mọi người đều say chỉ có mình ta tỉnh (chúng nhân giai túy, ngã độc tỉnh). Người đời đều say mình phải ăn luôn cả hèm, nuốt luôn cả bã rượu để cùng say thì mới là người thức thời.Cổ nhân thánh hiền giai tịch mịchDuy hữu ẩm giả lưu kỳ danhUống rượu mà danh lưu thiên cổ thì cũng đặc biệt, đem người uống rượu mà so sánh với bậc thánh hiền lại càng đặc biệt hơn. Phải chăng khi say lời nói cường điệu, thái độ ngông nghênh điều nầy dành cho kẻ phàm phu tục tử. Với Lý Bạch, một đấu rượu làm thơ cả trăm thiên, vua gọi về triều chẳng lên thuyền và cho mình là một trong tám vị tiên trong rượu. Bài ‚Tửu Trung Bát Tiên Ca‛ của Đỗ Phủ đã đề cập và minh chứng điều nầy :Lý Bạch nhất đấu thi bách thiênTrường An thị thượng tửu gia miênThiên tử hô lai bất thượng thuyềnTự xưng thần thị tửu trung tiênNgựa ngũ hoa và áo hồ cừu giá nghìn vàng từ xưa vốn là của quý. Nhà thơ đã gọi trẻ đem đổi lấy rượu ngon để cùng với các bạn uống cho tiêu sầu vạn cổ. Bốn câu cuối của bài thơ đã đồng điệu với Đỗ Phủ trong bốn câu đầu của bài Khúc Giang :Triều hồi nhật nhật điển xuân yMỗi nhật giang đầu tận túy quyTửu trái tầm thường hành xứ hữuNhân sinh thất thập cổ lai hyDịch :Khỏi bệ vua ra cố áo hoàiBên sông say khướt tối liền maiNợ tiền mua rượu đâu không thếSống bảy mươi năm đã mấy ngườiHai nhà thơ, hai tư tưởng đã gặp nhau như chia xẻ những bức bách cơm áo của đời thường, những bon chen danh lợi nơi Xuân Canh Dần 2010 70 Đặc San Lại Giang triều chính. Rượu như một phương tiện giải tỏa chăng những tiêu sầu khiển muộn mà còn thể hiện cái hào khí của mình trong một xã hội đầy ắp bất công khi mà đời sống dân chúng bị bào mòn đến rã rời từ thể xác đến tinh thần.Viết về Lý Bạch chỉ một bài thôi không đủ bởi trong cái thế giới thi ca của ông mênh mông quá. Đọc thơ ông khó biết ông sáng tác trong hoàn cảnh nào, ông để trí tưởng tượng, tình cảm của mình bao trùm lấy cảnh vật. Có người ví thơ Lý Bạch như ‚con ngựa trời bay trên mấy từng mây‛ (thiên mã hành không), có người ví thơ ông như ‘sóng dữ vỗ bờ‛ (nộ đào hồ lãng). Nhưng có lúc thơ ông êm ả dịu dàng với những ‚âm thanh ngoài dây tơ‛, ‘mùi vị ngoài mùi vị‛ (huyền ngoại âm, vị ngoại vị) mà các nhà thơ đương thời và sau nầy khó mà bắt chước.Một người tài hoa học rộng, giỏi kiếm cung như ông mà đến khi say khướt vẫn không quên được mối sầu vạn cổ. Mối sầu đó chính là nỗi bất mãn khôn ngui với một xã hội đầy dẫy bất công, bất hợp lý: tài năng bị coi rẻ, người hiền bị chèn ép, kẻ tầm thường dựa quyền thế lộng hành, tác oai, tác quái.Là vóc dáng thi sĩ lớn thời Đường Huyền Tông, ông đã để lại cho đời sau, qua bao thế hệ, những bài thơ không có tuổi thọ, trong đó bài ‚Tương Tiến Tử‛ đã làm cho tên tuổi ông danh lưu thiên cổ.Nam California, tháng 01, 2010

Cập nhật thông tin chi tiết về .: Hộp Thư Đài 108 Tphcm • Chi Tiet Goc Thieu Nhi trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!