Bạn đang xem bài viết Hơn 3800 Tác Phẩm Dự Thi ” Sáng Tác Các Tác Phẩm Thơ Và Ca Khúc Về Phụ Nữ Bắc Ninh” được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sau hơn 5 tháng phát động cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được 3.865 tác phẩm; Trong đó có 3.815 tác phẩm thơ và 50 ca khúc của hàng nghìn tác giả ở những lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau trong toàn tỉnh. Đơn vị có nhiều bài dự thi nhất là huyện Tiên Du với 1.075 tác phẩm. Đơn vị có nhiều tác phẩm chất lượng là Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Các tác phẩm tham gia cuộc thi tập trung nhiều nội dung phong phú, đa dạng, đã khắc họa hình ảnh phụ nữ Bắc Ninh tiêu biểu trên các lĩnh vực đời sống xã hội, phản ánh nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả với người phụ nữ vùng quê Quan họ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Đó là hình ảnh người Mẹ VNAH với những hi sinh, mất mát không thể bù đắp; Người mẹ nông thôn tảo tần hôm sớm; Chị hai, chị ba Quan họ nón thúng quai thao…; Người phụ nữ Bắc Ninh hiện đại, năng động, sáng tạo, chung tay xây dựng đất nước; Người cán bộ Hội tiên phong trong các phong trào thi đua…Mỗi tác phẩm một phong cách khác nhau nhưng đều hướng đến truyền tải thông điệp về tình yêu, nỗi nhớ, niềm thương vô bờ bến đối với phụ nữ quê hương Quan họ; Khắc họa hình ảnh người phụ nữ Bắc Ninh – Kinh Bắc thời kỳ hội nhập: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thống nhất kết quả qua 2 vòng chấm sơ khảo và chung khảo; Lựa chọn 7 tác phẩm thơ và 11 ca khúc xuất sắc nhất dự kiến trao giải vào 13/10. Đồng thời, đóng góp ý kiến để công tác tổ chức chương trình trao giải gắn với lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10, đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì; Trao kỷ niệm chương “Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam” khoa học, đổi mới, ý nghĩa, tạo sự lan tỏa rộng rãi đến cán bộ, hội viên, nhân dân trong toàn tỉnh.
Dịch Giải Dự Ngôn “Mai Hoa Thi” Thời Nhà Tống
[Chanhkien.org] “Mai Hoa Thi” (梅花诗) tương truyền là do Thiệu Ung tiên sinh sáng tác. Thiệu Ung, tự là Nghiêu Phu, sinh năm thứ 4 Tống Chân Tông (năm 1011 SCN), mất năm thứ 10 Tống Thần Tông (năm 1077 SCN), hiệu là Khang Tiết. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương. “Mai Hoa Thi” tổng cộng có 10 kỳ, dự ngôn những diễn biến lịch sử trọng đại của Trung Quốc sau khi ông qua đời. Vì vậy tất nhiên bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiên tri, rất ẩn ý, không dễ mà lý giải cho được. Có một bộ phận là dành cho người tu luyện, người bình thường đọc quả thực không hiểu chút gì. Ở đây chỉ xin giải sơ qua, các bậc trí giả và cao nhân nếu thấy có chỗ nào không ổn kính mong chỉ giáo. Toàn bộ phần diễn nghĩa là của người dịch, chỉ để tham khảo.
“Sơn hà tuy hảo phi hoàn bích, Bất tín Hoàng Kim thị họa thai.” Thời nhà Tống là lúc mà triều đình nhu nhược bất tài. Toàn bộ xã hội từ trên xuống dưới đều như vậy, đam mê ca múa vui thái bình. Đặc biệt đến thời Nam Tống thì càng cẩu thả tạm bợ, ở nửa giang sơn vùng Giang Nam mà mê đắm trong tình sắc hoan ái, thể thơ Tống từ trở thành cách văn nhân bày tỏ tình cảm luyến ái. Rốt cuộc trong lịch sử Trung Quốc có “nỗi nhục Tịnh Khang” (Tịnh Khang là niên hiệu vua Khâm Tông thời Tống, năm 1126-1127 SCN), hoàng đế Bắc Tống, cung phi, hoàng thân, cho đến khắp đại thần trong triều ba ngàn người đều bị nước Kim bắt làm nô lệ. Đến nỗi cuối cùng hoàng đế Nam Tống phải nhảy xuống biển vùi thân. Do vậy, non sông tuy tươi đẹp mà không toàn vẹn là vậy. “Kim” là chỉ tộc Nữ Chân ở phương Bắc kiến lập nước Đại Kim. “Hoàng” là phủ Hoàng Long, kinh đô nước Kim (nay là huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm. Trung Quốc). Ở đây tiên tri về sự kiện nhà Nam Tống sống tạm bợ trong một nửa giang sơn vùng Giang Nam và người Kim xâm nhập trong lịch sử. “Bất tín Hoàng Kim thị họa thai” nói về nước Kim diệt Bắc Tống, xâm phạm Nam Tống.
“Hồ sơn nhất mộng sự toàn phi”: Bởi rằng Nam Tống lập kinh đô Lâm An (nay là Hàng Châu) bên bờ Tây Hồ, hơn nữa hoàng đế Nam Tống cả ngày đắm chìm trong tửu sắc, vậy mới nói “Hồ Sơn nhất mộng”. “Tái kiến Vân Long hướng Bắc phi”, là chỉ khí số thiên tượng rơi vào phương Bắc, ở miền Bắc sinh “chân long thiên tử”, triều đại mới sinh ra ở phương Bắc. Khi binh nhà Nguyên xâm nhập Lâm An, hoàng đế bị bắt làm tù binh. “Tam bách niên lai chung nhất nhật”, là chỉ Bắc Tống, Nam Tống trải qua ba trăm năm (từ năm 960 đến 1279 SCN) rồi cuối cùng diệt vong. “Trường thiên bích thủy thán di di”, chính là chỉ năm 1279 SCN, tàn quân nhà Tống chiến bại không còn lối thoát, Lục Tú Phu cõng tiểu hoàng đế Nam Tống Triệu Bính nhảy xuống biển mà chết, các tướng sĩ khác và hoàng phi đều gặp bão lớn rồi chìm dưới đáy đại dương.
“Thiên địa tương thừa số nhất nguyên, Hốt phùng giáp tử hựu hưng Nguyên”, là nói thời kỳ Thiên can Địa chi tương giao, trở lại ngọn nguồn, nhà Nguyên bắt đầu hưng thịnh. “Hốt” ở đây là chỉ Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, “hưng Nguyên” là chỉ nhà Nguyên được kiến lập. Hốt Tất Liệt năm 1260 SCN làm Đại Hãn, năm 1264 SCN (một giáp – Giáp tử) lên ngôi kiến lập triều Nguyên, lấy hiệu nước là Nguyên, dời đô đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh). Năm 1271, Hốt Tất Liệt căn cứ vào kiến nghị của Lưu Bỉnh Trung, lấy ý nghĩa “Càn Nguyên” trong “Kinh Dịch” mà cải quốc hiệu thành “Đại Nguyên”, thống trị Trung Quốc. “Niên hoa nhị bát càn khôn cải, Khán tận tàn hoa tổng bất ngôn”, triều Nguyên từ Nguyên Thế Tổ truyền được 10 đời. Năm 1279 SCN, triều Tống diệt vong hoàn toàn, đến năm 1368 SCN, triều Nguyên bị diệt, tổng cộng là 88 năm, ứng với ý trong “Được tám tám năm càn khôn đổi”. Thời Nguyên Thuận Đế, hoạn quan ém nhẹm hồ sơ không tâu lên hoàng đế hại nhà Nguyên, có thể nói “hoa tàn” mà “vẫn không tâu” là như vậy.
“Tất cánh anh hùng khởi bố y, Chu môn bất thị cựu hoàng kỳ”, tả rõ Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, tuy xuất thân bần tiện (bố y – áo vải), còn trải qua mấy năm làm hòa thượng, sau tham gia khởi nghĩa nông dân hồng cân quân, cuối cùng thể hiện bản sắc anh hùng, từ một binh sĩ bình thường vọt lên làm thủ lĩnh, đến năm 1368 SCN xưng đế tại Nam Kinh. Chính “Chu môn – Lầu son” ấy không còn là nhà nông đất vàng (“cờ vàng”) ngày xưa nữa. “Phi lai yến tử tầm thường sự, Khai đáo Lý hoa Xuân dĩ phi” chỉ con thứ tư của Chu Nguyên Chương là Yến vương Chu Đệ hùng cứ tại Yên Kinh, bị buộc phải phát động chiến dịch công nhập Nam Kinh, đoạt lấy ngôi Vua, đúng là “nhanh như chim én”. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhường ngôi cho Hoàng Thái Tôn cháu mình, tức Minh Huệ Đế. Năm ấy, hơn mười hoàng tử được phong làm Phiên vương, đóng tại biên cương. Trong đó Yến vương Chu Đệ thực lực mạnh nhất, danh vọng lớn nhất. Minh Huệ Đế vì cứ khăng khăng tước bỏ Phiên vương, đòi miễn Yến vương, nên Yến vương không còn cách nào khác đành khởi binh làm phản. Bởi vì Yến vương Chu Đệ tài đức xuất chúng, trí dũng hơn người nên cuối cùng giành chiến thắng sau 4 năm, trở thành Minh Thái Tông, sau được gọi là Minh Thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc. Yến vương được thiên hạ, ngẫm ra thì đúng là “tầm thường sự”, về cả tình và lý, rất giống với “sự biến Huyền Vũ môn” của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. “Khai đáo Lý hoa xuân dĩ phi”, ứng với năm 1644 SCN, Sấm vương Lý Tự Thành (“Lý hoa”) dẫn quân khởi nghĩa công phá kinh thành, hoàng đế Sùng Trinh thắt cổ tự vẫn ở Cảnh Sơn, triều Minh diệt vong (“xuân đã qua”).
“Hồ nhi kỵ mã tẩu Trường An”: Trung Quốc xưa nay vẫn nói “Bắc hồ Nam man”. Bởi thế ở đây là chỉ Mãn Thanh ở vùng Đông Bắc xâm nhập làm chủ Trung Nguyên. Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh qua ải, thống nhất toàn cục thời Minh mạt. Năm 1644 lập đô tại Bắc Kinh, trờ thành đế quốc Đại Thanh. “Khai tích Trung Nguyên hải cảnh khoan”: nhà Thanh ngày trước, thế nước hưng thịnh, văn trị võ công, cường thịnh phi thường, một trăm năm đầu tiên là thời “Khang Càn thịnh thế” (thời Khang Hy, Càn Long). Đặc biệt là hoàng đế Khang Hy, bình định các chủng nội loạn ngoại xâm, mở rộng bản đồ Trung Quốc ở mức chưa từng có. Ngoài ra, nhà Thanh bắt đầu tiến hành thông thương quy mô lớn với nước ngoài, khai thác bến cảng, cũng chính là “hải cảnh khoan” vậy.
“Hồng thủy sạ bình hồng thủy khởi, Thanh quang nghi hướng Hán Trung khán”: Chữ “Hồng thủy” đầu tiên chính là chỉ năm 1851, Hồng Tú Toàn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, tựa như cơn hồng thủy cuốn sạch một nửa Trung Quốc, kéo dài trong 13 năm, làm lung lay nghiêm trọng sự thống trị của triều Thanh. Sau khi Thái Bình Thiên Quốc bị bình định rồi (“sạ bình”), triều Thanh vẫn loạn trong giặc ngoài không ngừng, các thế lực cách mạng không ngừng nổi dậy mạnh mẽ, mãi đến cuối cùng, khởi nghĩa Vũ Xương thành công, Lê Nguyên Hồng thành đô đốc Trung Hoa Dân Quốc, sau khi Viên Thế Khải chết trở thành Tổng thống, Vương triều nhà Thanh diệt vong hoàn toàn. Do đó, tiền đồ cuối cùng của triều Thanh (“Thanh quang”) cần phải đến Vũ Hán (“Hán Trung”) mà xem.
“Hán thiên nhất bạch Hán giang thu” là nói nhà Thanh hủ bại suy vong, Trung Quốc cuối cùng lại có hy vọng mới (“Hán thiên nhất bạch”), tiến nhập thời đại mới (“Hán giang thu”), ngày 10 tháng 10 năm 1911 (mùa thu), khởi nghĩa Vũ Xương kiến lập Trung Hoa Dân Quốc. “Tiều tụy hoàng hoa tổng đới sầu”, cách mạng Dân Quốc tuy thành công nhưng nền móng rất thiếu ổn định, tựa như “tiều tụy hoàng hoa”, đầy ắp nguy cơ (“tổng đới sầu”). Cũng có thể là chỉ Viên Thế Khải khôi phục ngai vàng như “tiều tụy hoàng hoa”, sớm nở tối tàn, Viên Thế Khải cuối cùng buồn rầu hối hận mà bệnh chết. “Cát diệu bán thăng Ki Đẩu ẩn”: “Cát diệu” là chỉ cờ Thanh Thiên Bạch Nhật của Quốc Dân Đảng, “bán thăng” là chỉ thời kỳ đầu thống trị của Quốc Dân Đảng, ở Trung Quốc quân phiệt cát cứ, nội chiến liên miên, không cách nào thực hiện bình định thống nhất, chỉ đến khi Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Bắc phạt thành công mới sơ bộ đặt địa vị cho Quốc Dân Đảng. “Ki Đẩu” thuộc tử vi cổ đại của Trung Quốc, là một vì tinh tú trong Nhị Thập Bát Tú, ở đây chỉ thế lực bí mật của đảng cộng sản ngấm ngầm phát triển. “Kim Ô khởi diệt hải sơn đầu”: Thời cổ “Kim Ô” là tên gọi khác của Thái Dương (Mặt trời), ở đây ám chỉ Nhật Bản. Cả câu là chỉ Nhật Bản gây chiến trong Đại Thế chiến II rồi cuối cùng chiến bại, đầu hàng.
“Vân vụ thương mang các nhất thiên”, là nói cục diện Trung Quốc và Đài Loan phân chia đối lập nhau. Ba câu sau có thể chỉ sự việc chưa phát sinh hoặc đã phát sinh. Thử giải như sau: “Khả liên Tây Bắc khởi phong yên” dường như chỉ giải phóng quân Trung Quốc bình định bạo loạn Tân Cương và trấn áp độc lập ở Tây Tạng. “Đông lai bạo khách Tây lai đạo”, có thể chỉ Bắc Triều Tiên ở phương Đông và Mỹ quốc có chiến tranh, đồng thời bùng phát chiến tranh biên giới Trung-Ấn với Ấn Độ ở biên giới phía Tây. “Hoàn hữu Hồ nhi tại nhãn tiền”: nước Nga ở phương Bắc luôn trực tiếp uy hiếp Trung Quốc, Trung-Nga đã từng phát sinh chiến tranh, mỗi bên đều có binh lực hùng hậu trấn giữ nơi biên giới trong cả chục năm.
“Như kỳ thế sự cục sơ tàn, Cộng tề hòa trung khước đại nạn”: Cục diện thế giới xưa nay tựa như bàn cờ, đây là chỉ thời kỳ chiến tranh Lạnh đối đầu giữa thế giới Tây phương tự do dân chủ và cộng sản quốc tế. Đến thập niên 90, các quốc gia cộng sản ào ào biến sắc, điều này đối với toàn bộ chủ nghĩa cộng sản mà xét, thì đã đi vào tàn cuộc rồi. Liên minh các nước cộng sản triệt để giải thể, tuyệt đại đa số các nước từ bỏ chế độ cộng sản, đối với đảng cộng sản mà nói là lâm vào đại kiếp nạn vậy. “Báo tử do lưu bì nhất tập”: quốc gia đứng đầu các nước cộng sản là Liên Xô tan rã, hệ thống đảng cộng sản thực tế đã giải thể rồi, chỉ còn lưu lại một chút hình thức được những người đương quyền Trung Quốc kế thừa, cũng tựa như con báo chết rồi nhưng vẫn còn lưu lại bộ da. Trung Quốc ngày nay không còn ai tin tưởng chủ nghĩa cộng sản nữa, bao gồm cà những người đương quyền trong đảng cộng sản, họ chỉ lợi dụng hình thức đảng cộng sản để duy trì sự thống trị của họ mà thôi. “Tối giai Thu sắc tại Trường An”: trước mắt những người đương quyền Trung Cộng, vì để tạo tính hợp lý cho hình thức chính quyền nên đã ra sức tô son trát phấn ngụy tạo cái gọi là “tình thế tốt đẹp”, tập trung một lượng lớn tài lực để xây dựng rầm rộ, trang điểm thủ đô. “Trường An” là chỉ kinh thành của Trung Quốc, cũng chỉ Trung Quốc nói chung. Nhưng “sắc thu” ấy cũng không cách nào trường cửu được.
“Hỏa long trập khởi Yên Môn thu”: “Hỏa long”, tức ác long màu đỏ, chỉ đảng cộng sản Trung Quốc. Câu đầu tiên ẩn dụ về sự kiện “lục tứ” năm 1989, học sinh và dân chúng Trung Quốc thỉnh nguyện tại Thiên An Môn sau đó chịu thảm sát tàn khốc. “Nguyên bích ưng nạn Triệu thị thu”: “Nguyên bích” ngầm chỉ lịch sử Trung Quốc liên tục trong 5.000 năm, phải chịu nạn này. “Triệu thị thu” là chỉ Triệu Tử Dương, vì sự kiện “lục tứ” mà bị đàn áp.
“Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ”: trước ngày 20 tháng 7 năm 1999, Pháp Luân Công phổ biến khắp Trung Quốc đại lục, nơi đâu cũng có đệ tử Đại Pháp đeo huy hiệu Pháp Luân Công, nơi đâu cũng trông thấy đồ hình Pháp Luân, chính là “một vườn hoa đẹp kỳ diệu” vậy. “Xuân hữu chủ” là chỉ một năm nào đó, các đệ tử Pháp Luân Công bị bức hại và Sư phụ sẽ gặp nhau một cách đường đường chính chính. “Liên tiêu phong vũ bất tu sầu”: Trung Cộng đối với đệ tử Pháp Luân Công đã áp dụng thủ đoạn thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, tiến hành bức hại trên quy mô lớn, chính là “gió mưa suốt đêm” vậy. Tuy vậy Pháp Luân Công vẫn biểu hiện kiên cường phi thường, liên tục duy trì tinh thần phản bức hại, quả thực trong lịch sử xưa nay hiếm. Chỉ với loại tinh thần này, họ cuối cùng đã giành thắng lợi. Lấy nhãn quang lịch sử mà xét, vô luận tà ác có điên cuồng đến cỡ nào, mùa đông có giá rét lạnh lẽo ra sao, cuối cùng vẫn vượt qua, chính là “không cần phải lo sầu” vậy.
“Số điểm mai hoa thiên địa Xuân”: Câu này chính là dụng bút theo kiểu “vẽ rồng điểm mắt”, làm nổi bật nét chính, tên bài thơ chính lấy từ câu này, do vậy mới gọi là “Mai Hoa Thi”. Kinh qua khảo nghiệm mùa đông giá rét, các đệ tử Pháp Luân Công khắp thế giới và Trung Quốc Đại Lục tựa như những bông hoa mai cười ngạo sương tuyết, trỗi dậy đón nở mùa Xuân đến. Đây chính là thời khắc Pháp Chính Nhân Gian. Vạn vật nghênh Xuân, khắp nơi đều chính. Câu này với câu ở đầu “Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai” – “Hỏi mấy người đến mấy người trở về” là tương quan chặt chẽ với nhau, có bao nhiêu người có thể viên mãn mà sẽ đi đâu? “Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân”: Bác, Phục là tên hai quẻ trong “Kinh Dịch”. Bác cực tất Phục, cũng là chỉ “Vật cực tất phản”. Lịch sử tựa như bánh xe xoay chuyển (chuyển luân), có nhân trước tất có quả sau. Lịch sử nhân loại đều là vì Chính Pháp mà an bài. “Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật”: Đây chính là ngày mà vũ trụ rộng lớn không gì sánh được tự nhiên thừa hưởng thái bình. “Tứ hải vi gia thục chủ tân”: năm 1992, người sáng lập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí Tiên sinh xuất hiện truyền Pháp, về cơ bản là đi khắp bốn phương truyền Pháp, bốn biển là nhà. Nửa câu sau “thục chủ tân”, ẩn dụ ai là chủ, ai là khách; trong vũ đài lịch sử ai đóng vai phụ, ai đóng vai chính, đã sớm có số định trước. Văn minh nhân loại lần này đều là vì Đại Pháp mà khai sáng, nơi đây cũng chính là trung tâm Chính Pháp của toàn vũ trụ.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/7/7/13024.html
Tác Phẩm: Tĩnh Dạ Tứ
☆☆☆☆☆
12
2.75
Nội dung
靜夜思 床前明月光, 疑是地上霜。 舉頭望明月, 低頭思故鄉。 Tĩnh dạ tứ Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. Dịch nghĩa Đầu tường trăng sáng soi, Ngỡ là sương trên mặt đất. Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng, Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà. Dịch thơ (Tương Như) Đầu giường ánh trăng rọi, Mặt đất như phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. Dịch thơ (Trúc Khê) Đầu giường ngó bóng trăng soi Mơ màng ngỡ đám sương rơi mặt đường Ngẩng đầu trăng sáng như gương Cúi đầu sao nhớ quê hương ngàn trùng Dịch thơ (Trần Trọng San) Trước giường ngắm ánh trăng sa, Trắng phơi mặt đất, ngỡ là ánh sương. Ngẩng đầu trông ngắm vầng trăng, Cúi đầu lại nhớ xóm làng ngày xưa. Dịch thơ (Trần Trọng Kim) Đầu giường chợt thấy bóng trăng Mập mờ trên đất ngỡ rằng sương sa
Ngẩng đầu trông vẻ gương nga Cúi đầu luống những nhớ nhà băn khoăn
床前明月光,疑是地上霜。舉頭望明月,低頭思故鄉。Sàng tiền minh nguyệt quang,Nghi thị địa thượng sương.Cử đầu vọng minh nguyệt,Đê đầu tư cố hương.Đầu tường trăng sáng soi,Ngỡ là sương trên mặt đất.Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng,Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.Đầu giường ánh trăng rọi,Mặt đất như phủ sương.Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,Cúi đầu nhớ cố hương.Đầu giường ngó bóng trăng soiMơ màng ngỡ đám sương rơi mặt đườngNgẩng đầu trăng sáng như gươngCúi đầu sao nhớ quê hương ngàn trùngTrước giường ngắm ánh trăng sa,Trắng phơi mặt đất, ngỡ là ánh sương.Ngẩng đầu trông ngắm vầng trăng,Cúi đầu lại nhớ xóm làng ngày xưa.Đầu giường chợt thấy bóng trăngMập mờ trên đất ngỡ rằng sương saNgẩng đầu trông vẻ gương ngaCúi đầu luống những nhớ nhà băn khoăn
Thuở nhỏ, Lý Bạch thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi, ông đã xa quê và xa mãi. Bởi vậy, cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà.
Bài Dự Thi Viết Về Thầy Cô Và Mái Trường
chúng tôi gửi đến các bạn độc giả những bài dự thi viết về thầy cô và mái trường của các bạn học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Điện Biên
Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường – Bài 1
Khoảng thời gian ba năm học cấp ba không phải là quá dài so với nhiều người nhưng chẳng hề ngắn. Trong thời gian ấy, có rất nhiều người chỉ biết học, chỉ mong sao cho nhanh hết cấp ba để được đi đại học, để được tự do. Còn tôi, tôi không nghĩ vậy, khoảng thời gian ấy tôi không đối với tôi là khoảng thời gian vô cùng quý báu là khoảng thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời vì tôi được học tại nơi đây, được học tại mái trường THPT chuyên Lê Quý Đôn này.
Quả thật thời gian trôi qua không chờ cũng chẳng đợi một ai cả. Chớp mắt cái đã bay vèo hết ba năm nhiều lúc thể nào tin được rằng mình bây giờ đã già đầu nhất trường rồi. Còn nhớ mãi ấn tượng đầu tiên về trường của tôi là khi thấy các anh chị thi đỗ vào trường thì vô cùng ngưỡng mộ. Ngày ấy cứ mỗi lần bố mẹ cho lên Điện Biên chơi là lại đi vòng qua cổng trường, lúc ấy hai bên con dốc cao thoai thoải của trường còn có hai hàng cây xanh tỏa bóng mát cho học sinh đi học mỗi buổi chiều mùa hè oi bức nhìn xa hơn một chút là cái biển cũ kĩ sơn màu xanh làm nổi bật lên dòng chữ trắng “Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Điện Biên” ở đằng sau cánh cổng trường như hiện hữu bao điều bí mật kì thú chờ đợi tôi khám phá. Và đó cũng là động lực để tôi ước được bước chân vào học mái trường này. Và rồi tôi cùng đỗ mặc dù số điểm vào trường của tôi không cao như các bạn khác. Ngày biết điểm những cảm xúc trong tôi như được vỡ òa. Niềm hạnh phúc xen lẫn tự hào và háo hức về một tương lai mới, môi trường mới, một cuộc sống tự lập xa gia đình của một cô bé 15 tuổi xâm chiếm hết tâm hồn tôi. Lúc đó tôi muốn hét lên cho cả thế giới biết “TÔI ĐỖ RỒI!!!” cái ước mơ mà tôi ấp ủ bao lâu cũng thành hiện thực rồi. Tôi bước vào trường ngày đầu tiên vào một buổi sáng mùa hạ tầm tháng 7 do trường có lịch học vào sớm hơn các trường khác. Mặc dù hôm ấy trời không lạnh nhưng chân tay tôi cứ run hết cả lên, có lẽ là vì quá hồi hộp. Khi ấy những sợi nắng len lỏi qua các tán cây như nhuộm một màu tươi sáng hân hoan đón chào những tân học sinh mới bỡ ngỡ bước vào cổng trường. Không thể không kể đến con dốc với độ nghiêng 45 độ đã đốn gục khá nhiều sức lực của tôi. Khép nép trong màu áo trắng, tôi cảm giác mình như trưởng thành lên và thấy tự hào khi đeo trên mình phù hiệu của trường, phải rồi tôi đang lớn dần. Khó có thể nào quên được những ngày đầu tiên bước vào lớp mới, phải dần làm quen với một sự thay đổi thực sự khi phải rời xa những gì đã quá quen thuộc đến nỗi như một phần của cuộc sống. và nó đối với tôi nó còn khó hơn gấp bội lần, vì tôi là một con người thích sống khép kín và gần như là khó có thể giao tiếp với những người bạn mới. Nhưng con người ai cùng phải thay đổi, phải thích nghi với cuộc sống này. Dần dần tôi cũng đã có thể làm quen được gần hết các bạn trong lớp. Ba mươi sáu con người mỗi người một vẻ, nhưng chúng tôi là một tập thể, chúng tôi luôn đoàn kết và gạt bỏ những cái tôi của mình. Những người bạn là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trong con đường học tập. Nhưng để nói tôi của ngày hôm nay một con người trưởng thành hơn rất nhiều thì thầy cố mới là những người có công rất lớn, thầy cô như là những người cha người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Nếu nói thầy cô là những người lái đò đưa học sinh qua sông, thì thầy cô giáo trường tôi là những người lái đò tận tâm. Ngôi trường của tôi không đồ sộ như các ngôi trường ở những thành phố lớp nhưng đối với tôi nó đặc biệt nhất. Đối với tôi nó còn quý giá hơn hàng vạn viên kim cương, bởi hàng ngày tôi đến nơi đây để biết thêm học hỏi thêm bao điều mới mẻ, tôi cảm nhận được thêm tinh thần yêu nước to lớn của dân tộc thấm đượm qua những áng văn qua nhưng vần thơ cô giảng tôi hiểu hơn nhữngrang sử hào hùng những chiến công kì tích của cha ông để bảo vệ đất và tôi còn được đưa đến với những vùng đất mới với bao điều lí thú về thiên nhiên, về phong tục và truyền thống lâu đời của con người ở đó qua các bài giảng của thầy cô đã thức khuya dậy sớm để chuẩn bị cho chúng tôi. Ngoài ra chúng tôi còn được khám phá những tính chất định lý toán học, vật lý, hóa học lạ lẫm và thú vị. có được tất cả những điều ấy là nhờ công lao của những người thầy cô giáo đã thầm lặng ngày ngày truyền đạt cho chúng tôi. Thầy cô dạy cho chúng tôi những đức tính tốt đẹp những đạo lý để làm người, thầy cô luôn luôn quan tâm đến chúng tôi, trăn trở vì những khuyết điểm mà chúng tôi vấp phải. Và những người thầy người cô những con người luôn tận tụy suốt những năm tháng ấy đã dìu dắt tôi đến bên bến bờ tri thức. không chỉ vậy, tình yêu mang tên “THPT chuyên LQĐ” còn được tạo nên qua những kỉ niệm qua những khung bậc cảm xúc cảu ngày khai giảng, ngày lễ 20/11… tôi yêu hàng cây lộc vừng luôn nở hoa vào lúc giao mùa từ xuân sang hạ, nó như tô điểm thêm cho mái trường này càng lung linh rực rỡ. Tôi yêu những giờ ra chơi tất cả ào ra sân tập thể dục như điệu như đàn ong vỡ tổ, đứa nào đứa nấy háo hức tập vui vẻ nở nụ cười, và cả những có tổ chức lễ khai giảng các dịp lễ lớn. các bạn nữ tung bay trong tà áo dài thướt tha của tuổi mới lớn vui tươi hớn hở chào mừng những ngày lễ. Tôi yêu lắm sân trường này mỗi khoảng nền đất, mỗi chiếc ghế dá đều in dánh dấu những kỉ niệm đẹp về mỗi lần chơi đùa nói chuyện rôm rả với lũ bạn. Nhớ lắm những kỉ niệm buồn vui những lúc sát cánh bên nhau những lúc vượt qua khó khăn trong học tập và những tình yêu “chớm nở” những rung động đầu đời những cảm xúc ngây ngô, vụng dại tuổi mộng mơ, tình yêu thời “cắp sách”. Nó thật đẹp !
Và bạn ơi, tôi biết mỗi ai trong chúng ta ai cũng đã từng có một thời học sinh hồn nhiên với bao kỉ niệm như thế! Tôi cũng vậy, tôi có một thời học sinh vô cùng vui vẻ, ý nghĩa. Một thời học sinh không bao giờ quên với những lần quên không làm bài tập bị thầy cô phạt. Thời gian thì cứ trôi, trôi mãi chẳng chờ đợi một ai, khoảng thời gian ba năm trôi qua nhanh như chớp mắt và rồi mỗi chúng ta cũng sẽ đến lúc nói lời tạm biệt mái trường nơi đây để đến với những cuộc sống mới, môi trường học mới nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ quên những ngày tháng tràn ngập kỉ niệm đẹp đẽ này. Dù có đi đâu thì ngôi trường này vẫn chiếm trọn vị trí cao nhất trong tôi – Ngôi trường THPT chuyên Lê Quý Đôn thân yêu !
Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường – Bài 2
Người lái đò Một đời người – một dòng sông… Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ, “Muốn qua sông phải lụy đò” Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa …
Tháng năm dầu dãi nắng mưa Con đò trí thức thầy đưa bao người Qua sông gửi lại nụ cười Tình yêu xin tặng người thầy kính thương
Con đò mộc – mái đầu sương Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày, Khúc sông ấy vẫn còn đây Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…
Có lẽ khoảng thời gian này là lúc chúng ta -lớp lớp lứa học trò đang hướng về một ngày mà tôi cho đó là ngày đặc biệt nhất của những “người lái đò ” đó là ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11.Nhưng có lẽ với tôi ,có lẽ đây sẽ là lần cuối cùng chúng tôi ,khóa học sinh 2014-2017 được tham dự lễ kỉ niện này ,quan trọng hơn cả là được ngồi cầm bút viết và bắt đầu nhìn lại cả một quãng thời gian gắn bó với biết bao kỉ niệm đẹp với thầy cô cũng như mái trường -Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn .
Trong giây phút xúc động này, tôi nhìn lại chặng đường mà tất cả chúng ta đang và chuẩn bị đi qua, đó là gần ba năm học tại trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn, tôi không khỏi bồi hồi và dạt dào khi nhớ lại những kỉ niệm của chúng ta đã dành cho nhau cũng như những tình cảm mà thầy cô dành cho chúng ta. Đã hơn 2 năm, khoảng thời gian không dài với một đời người, nhưng đủ để lưu giữ nhưng kỉ niệm tốt đẹp về bạn bè, thầy cô và mái trường …Vào lúc này đây tôi cảm thấy thật tiếc , tôi tiếc vì không còn nhiều thời gian ở lại mái trường yêu dấu này, cũng như giây phút chúng tôi chia tay nhau và chia tay thầy cô sắp đến…Tôi muốn viết để nói lên cảm xúc lúc này nhưng không dễ , bởi có quá nhiều kỉ niệm biết viết sao cho đủ đây , viết sao cho thỏa những suy nghĩ lúc này đây . Tự dưng thấy nhớ, nhớ thầy cô ,bạn bè quá .Làm sao để nói hết được tình cảm mà thầy cô trong ngôi trường này đã “nuôi dưỡng” chúng tôi như những đứa con gia đình như thế nào… Tôi lo sợ mất đi một điều gì đó đã quá quen thuộc trong suốt gần 3 năm học , hằng ngày được các thầy cô giảng bài , được học ,được rèn cả kỹ năng sống . Sợ phải chia tay những đứa bạn vẫn ngày ngày cùng mình học tập và lô đùa cùng nhau, và nhất là phải xa đứa bạn cùng bàn… và tôi sợ nhất là khi mình mất phương hướng mà không có cô ở bên khuyên bảo và an ủi.
Mái trường này-ngôi nhà thứ 2 của tôi , nơi mà có khi tôi yêu hơn cả nhà ,đó là nơi tôi ngồi học ngày ngày, nơi luôn có những đứa bạn sẵn sàng giúp đỡ , quan tâm tôi, tôi yêu tất cả mọi thứ và quan trọng hơn tôi đã yêu cô, cô giáo dạy tôi học,nhất là cô giáo chủ nhiệm của tôi ,cô Trần Hương Giang .Cô dạy tôi trưởng thành ,dạy cách làm người để sống tốt sống đẹp… Nhiều lúc tôi chỉ muốn nói với cô rằng: ” Cô ơi cô thật tuyệt “. Khi em vấp ngã, khi em thất bại luôn có cô ở bên, luôn có cô mở rộng vòng tay đón em về như đứa con lạc đàn . Nếu như không có cô em cảm giác như đã mất đi một người yêu mình, một người hiểu , quan tâm mình … và lo sợ rằng cô sẽ quên em khi em rời xa mái trường này cô à! … Cô ơi, em quý và yêu cô nhiều lắm và em chỉ muốn dừng lại mãi khoảng thời gian này để được ở bên cô và được cô dạy dỗ, được cô quan tâm mãi thôi!.
Và nỗi nhớ thì không thể đo được ít hay nhiều ,tình cảm cũng vậy sẽ không kết thúc. Hiện tại hay tương lai thì hình ảnh thầy cô bạn bè mái trường sẽ mãi trong trái tim . Nỗi nhớ theo thời gian sẽ ngày một đong đầy, những gì thầy cô và chúng em dành cho nhau sẽ còn mãi và luôn là những hoài niệm tươi đẹp trong quá khứ.
Xa mái trường này, mỗi người một ngả, mỗi người sẽ có cho mình lối đi riêng, cái gì cũng riêng… nhưng em biết rằng các thầy cô vẫn luôn ở đây, luôn in ấn hình ảnh của chúng em ở trong trái tim và ngay cả khi lúc chúng em đã rời xa mái trường yêu dấu này, vẫn mỉm cười chào đón chúng em khi chúng em quay lại … Bao nhiêu lời cảm ơn cũng không đủ. Nhưng vẫn xin cảm ơn mái trường này đã cho em gặp được những người thầy,người cô tận tâm và tận tụy như vậy, những người bạn tốt và những bài học sẽ chẳng bao giờ quên được . Đặc biệt là với lớp chuyên Văn của tôi xin gửi lời chúc tốt nhất đến cô chủ nhiệm lớp -cô Trần Hương Giang .Chính cô đã nâng đỡ thay vì là người cô người dẫn dắt, cô đã thay cả phần là người bạn , một người bạn có thể am hiểu và quan tâm chúng tôi, … xin cảm ơn tất cả và em cũng như các bạn sẽ luôn nhớ mãi nơi đây – trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn , nơi đã chắp cánh cho tâm hồn em và dẫn lối em thực hiện ước mơ !
Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường – Bài 3
Thời cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Ngày bé, cứ ngỡ chỉ có bố, có mẹ là yêu thương ta hết mực. Đến tuổi đi học, ta nhận ra còn có những người cha, người mẹ của hơn 35 đứa con đang đến tuổi ẩm ương. Họ từng bước dạy ta nên người, dạy kiến thức, dạy cuộc sống, dạy ta biết ta phải làm gì trong cuộc đời khó khăn này. Cô Hương Giang – giáo viên chủ nhiệm tôi 3 năm học ấy đã cho tôi biết được những điều quý giá ấy.
Cô còn dạy cho chúng tôi biết yêu thương, chia sẻ với những người bất hạnh. Biết cảm thông, biết trân trọng những điều quý giá qua từng trang sách,từng bài văn.
Tôi luôn cảm thấy mình may mắn vì được làm học sinh của cô trong suốt những tháng năm cấp ba. Có lẽ cô là báu vật vô giá mà đám học sinh chuyên văn lớp tôi được nhận. Tôi luôn nhớ, luôn trân trọng từng khoảnh khắc đẹp đẽ được bên cô, bên lớp.
Không chỉ cô Giang, mà tất cả thầy cô , họ đều là những điều đẹp nhất làm nên tuổi học trò, làm nên một thời áo trắng tinh khôi đáng nhớ.
Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường – Bài 4
Mái trường hai tiếng thân thương mà bao nhiều cảm xúc.Cấp 3 ngắn lắm,trôi nhanh lắm và giờ đây thì tôi cũng là học sinh năm cuối.Ngỡ vừa mới bước vào trường tôi thấy thời gian trôi nhanh quá.Vừa quen lớp,quen bạn,quen thầy,..mà giờ lại là lúc tôi lại phải sắp xa lìa nó.Những hàng ghế đá nơi sắc đỏ của hoa lộc vừng thường rơi xuống,..rồi sẽ đến một ngày tôi không còn được nhìn thấy nó nữa.Thời gian như càng làm tôi muốn khóa chặt lại trong mình những hình ảnh về ngôi trường.Dù chỉ là 3 năm thôi nhưng để lại trong tôi cả bầu cảm xúc một cái rung động,một cái bồi hồi,một cái da diết,một cái tự hào và một cái thân thương.
Tôi vẫn còn nhớ như in cái ngại ngần,e dè và có chút sợ sệt khi mới bước tới trường.Tôi vẫn ghi lại trong mình hình ảnh những người bạn xa lạ khi chúng tôi mới làm quen nhau. Tôi dường như thấy chút xao xuyến khi nhớ về giây phút ấy. Giây phút từ xa lạ hóa thân chúng tôi được nghe những nội quy của nhà trường tôi đã đôi lần nhăn mặt mình lại ” Sao nghiêm khắc quá vậy?”. Nhưng chính cái nghiêm khắc ấy tôi càng trở nên nề nếp hơn trong các giờ học và hoạt động của nhà trường,tôi dường như được rèn giũa đạo đức nhiều hơn.Và chính bởi vậy tôi thấy mình trưởng thành hơn và có ý thức hơn trong cách sống của mình.Đôi lần tôi cũng thấy sức học căng thăng lắm,nặng lắm,..nhưng người tôi thấy vất vả hơn đó chính là những người thầy, người cô. Cái tuổi nhiều lo toan, bộn bề mà các thầy vẫn hăng say,tận tụy với những học trò mới lớn.Tình cảm yêu thương đó là cả một bầu nhiệt huyết với nghề,với cả một thế hệ tương lai để dẫn dắt từng ngày không quản nhọc nhằn,khó khăn.Những bài học của thầy,cô dạy không chỉ là kiến thức trong sách vở mà còn là cả kiến thức xã hội: kĩ năng sống,cách ứng xử giao tiếp, lối sống,….
Sắp phải xa rời lớp,xa rời bàn học,..tôi mới biết trân trọng những điều đơn giản hàng ngày ấy.Tôi tranh thủ kịp ghi lại những bức ảnh ngắn về trường.Có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi được ngồi trong buổi khai giảng nữa, rồi sẽ không được tham gia những hoạt động của nhà trường nữa và cũng sẽ chẳng được ngồi nghe bài giảng của các thầy,cô. Nên tôi bồi hồi lắm khoảnh khắc cuối cùng ấy và lo lắng cái cảm giác phải xa nó mãi.Thời gian không còn dài nữa để tôi có thể cảm nhận hết vẻ đẹp ở trường nhưng tôi sẽ không thể quên nó.Nơi đã nuôi dưỡng những ước mơ,khát vọng trong tôi.Tuy nhiên,dù có những cảm xúc lẫn lội của một học trò cuối cấp nhưng cũng phải kìm lại để dành thời gian trú tâm cho việc ôn thi đại học.Thời gian gấp rút dần cho việc ôn luyện.Bằng những sự quan tâm của nhà trường trong việc ôn luyện,những hoạt động ngoại khóa,những chương trình câu lạc bộ,..dường như càng tiếp thêm động lực cho việc học tập trở nên hiệu quả hơn.Và như vậy mỗi học trò chúng tôi càng nhận rõ được những gì cần phải nỗ lực.
20-11 cũng sắp tới rồi,ngậm ngùi gửi lời cuối cùng tri ân cho những người cha,người mẹ những người âm thầm nơi miền đất vẻ vang lịch sử hào hùng.Những người đã và đang nỗi lực vì những thế hệ học sinh.Bụi phấn rồi sẽ cũng như mái tóc bạc người thầy nên tôi quý lắm cái chữ thầy dạy.Ngày chúng con xa rời nơi đây,tôi hy vọng rằng các thầy các cô vẫn luôn giữ trong mình cái ngọn lửa truyền thống vẻ vang của trường Lê để truyền tiếp cho những thế hệ tiếp theo.Ngày bên thầy,cô cũng không còn được lâu.Ngàn lời chúc gửi tới trường tới các thầy cô với quyết tâm dỗ đại học.Để xứng đáng với tất cả sự quan tâm mà nhà trường đã dành cho,đặc biệt là những người thầy,người cô.
Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường – Bài 5
Người ta vẫn nói : ” Đời học sinh thì cấp ba vẫn là vui nhất “, niềm vui đó với tôi sắp khép lại. Và có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên những ký ức, những kỷ niệm khi được học tập dưới mái trường THPT chuyên Lê Quý Đôn thân yêu này.
Cũng lâu lắm rồi, cái cảm giác của lần đầu tiên đặt chân vào trường với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, vui có, hồi hộp có, lo sợ cũng có … Thời gian trôi thật nhanh, thấm thoát cũng đã ba năm học, sẽ không còn cái cảm giác bỡ ngỡ của học sinh lớp 10, cảm giác ” sắp trở thành tướng, thành giặc ” của lớp 11. Là học sinh lớp 12 – cái lớp bị gọi là ” già nhất ” trong trường, tôi đã có những kỷ niệm, những câu chuyện mà có lẽ nó sẽ đi theo tôi suốt cuộc đời.
Khoác trên mình chiếc áo đồng phục trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tôi cũng có những tự hào của riêng mình, tự hào vì đây là ngôi trường chuyên có nền nếp tốt, với đột ngũ giáo viên tận tình và vô cùng chu đáo với học sinh cũng như những ấn tượng khó phai mà dù bao lâu đi chăng nữa tôi mãi luôn khắc ghi.
Nhớ ngày nào đó khi lần đầu tiên bước chân vào trường đã được nghe danh của những thầy cô “nổi tiếng” nghiêm khắc : Cô Hà dạy Hóa, cô Phương dạy Toán,… Sẽ nhớ lắm cái cảm giác mỗi lần đi học muộn, chỉ cần nhìn thấy thầy Tuấn ( làm ở bên Đoàn trường ) là không khỏi run sợ mặc dù đã tự nhủ nhiều lần : ” Là con gái chắc thầy không bắt làm gì nặng nhọc đâu ” nhưng sao vẫn sợ đến lạ lùng. Cũng sẽ nhớ mãi thầy Lê Hồng Phong – Hiệu trưởng nhà trường, với tác phong luôn giản dị, gần gũi nhưng rất nghiêm khắc với học trò, thầy đã mang lại nhiều đổi mới tích cực cho nhà trường trong thời gian qua. Tôi cũng sẽ nhớ mãi hình ảnh thầy luôn luôn quan tâm, lo lắng, động viên, khích lệ học sinh mỗi khi có kì thi hay dịp gì quan trọng.
Được học tập tại lớp 12C5 chính là niềm vinh dự của tôi nói riêng và cả tập thể lớp nói chung. Ba năm học đã trôi qua, giờ đây chỉ còn lại những kỉ niệm, câu chuyện nhớ mãi không quên, tôi đã hiểu được những tình thương, sự quan tâm mà thầy cô dành cho chúng tôi. Cũng biết nhiều lúc chúng tôi chưa thực sự nghe lời làm thầy cô phải buồn lòng, chúng tôi cũng biết những lời trách mắng của thầy cô là muốn tốt cho chúng tôi. Nhưng là học sinh, có mấy ai mà không có sự hiếu động, tinh nghịch của tuổi “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”?
Người đầu tiên mà tôi muốn gửi lời cảm ơn đó chính là cô Phương dạy Toán. Có lẽ cô là giáo viên nghiêm khắc nhất trong tất cả các thầy cô dạy chúng tôi. Vì là lớp chuyên Văn nên các môn tự nhiên chúng tôi đều không học được tốt, đôi khi còn lơ là, chểnh mảng. Cô nghiêm khắc dạy những kiến thức cơ bản nhất để chúng tôi có nền tảng bước vào kì kiểm tra hay học kì đạt điểm số tốt. Nghiêm khắc là vậy nhưng cô luôn luôn quan tâm, tận tình dạy chúng tôi những kiến thức Toán học ” khó nhằn”. Nhờ vậy, môn Toán không còn là rào cản của những lo âu, sợ hãi với chúng tôi nữa. Ban đầu tôi không có ấn tượng gì đối với cô, lớp tôi cũng vậy. Cô biết, cô vẫn quan tâm, vẫn dạy hết sức nhiệt tình với chúng tôi. Thời gian thấm thoát trôi qua, tôi đã hiểu rõ tình cảm đặc biệt của cô dành cho chúng tôi.
Cô giáo thứ hai mà tôi muốn gửi lời cảm ơn đó chính là cô Hồng dạy Sử.Cô rất thẳng tính, nhanh nhẹn, ăn mặc vô cùng giản dị. Năm học lớp 10 cô đã nói với tôi vào đội tuyển Sử nhưng tôi đã từ chối thẳng thắn. Năm học lớp 11, cô giáo chủ nhiệm và gia đình khuyên tôi nên vào đội tuyển Sử vì lối văn của tôi hợp với phong Sử hơn. Tôi đã suy nghĩ kĩ và gặp cô. Nhờ cuộc nói chuyện đó, tôi đã theo Sử ba năm học. Cái cảm giác sợ sệt ở buổi học đầu tiên làm tôi gần như nhục chí. Cũng nhờ cô mà tôi vượt qua được và là người có kiến thức Lịch Sử gọi là kha khá của lớp. Ba năm học trôi qua thật nhanh, đâu còn những bài giảng Lịch sử của cô, đâu còn tiếng nói mà không biết bao giờ mới gặp lại,…
Không chỉ thầy cô dạy Toán, Sử, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến cô Vi – dạy Địa, cô Hòa – dạy Sinh, cô Hà – dạy GDCD, thầy Hoàng -dạy Thể dục,… những người đã trực tiếp giảng dạy, luôn ân cần và truyền đến cho chúng tôi nguồn tri thức và tinh thần hăng say học tập từ khi chúng tôi mới bước những bước chân đầu tiên vào ngôi trường thân yêu này.
Và lúc này đây, người cô mà tôi muốn gửi lời cảm ơn, lời tri ân sâu sắc nhất chính là cô giáo chủ nhiệm của lớp – Cô giáo Trần Thị Hương Giang.
Thời gian trôi qua thật nhanh phải không ? Mới ngày nào bắt đầu nhận lớp, cũng chính là lần đầu tiên gặp cô. Ấn tượng của tôi về cô lúc ấy là một người cô giản dị, nói chuyện từ tốn. Còn bây giờ, cô đã nghiêm khắc hơn, cô đùa với chúng tôi ” vì là đàn anh đàn chị, đã quá thân thuộc với trường nên bây giờ định làm tướng, làm giặc hả? ” Cô là người rất tâm lí, thường xuyên tâm sự với chúng tôi, vì lớp toàn là con gái nên cô nói gì chúng tôi đều hiểu cả.
Còn nhớ những ngày đầu khi mới bước vào trường, mọi thứ đối với tôi thực sự quá xa lạ, bạn bè mới, thầy cô mới, trường lớp mới , bấy nhiêu đó thôi cũng đã làm cho tôi bỡ ngỡ và thu mình lại khỏi tập thể. Khi cô bước vào lớp, nhìn từng nét bút, dáng đi của cô đặc biệt là nụ cười thân thiện của cô, tôi cảm nhận được tình thương, lòng nhiệt huyết của cô đối với học sinh. Ngày học cấp hai tôi học Văn cũng bình thường lắm, không có gì nổi trội so với các bạn trong lớp, nhưng khi đứng trên ngưỡng cửa cấp 3 được học tập và rèn luyện dưới sự giảng dạy của cô tôi đã tiến bộ nhiều hơn, kết quả tôi trong suốt quá trình hai năm học là điểm Văn khá cao. Cô còn khuyên tôi vào đội tuyển Sử vì cô nhận rõ lối viết của tôi hợp với Sử hơn. Lớp học thì đông học sinh nhưng trong quá trình giảng dạy cô vẫn luôn để tâm và khơi dậy trong con niềm say mê đối với văn học.
Là giáo viên dạy Văn , ngoài những tác phẩm văn thơ cô còn mang đến cho tôi nhiều bài học làm người quý giá, những thử thách của cuộc sống, cách đối nhân xử thế mà cô tích lũy đều được rồi truyền đạt lại cho thế hệ học sinh từ khóa này sang khóa khác. Ai đó đã từng nói rằng ” tuổi học trò cũng như người thợ đang xây nền móng cho tòa nhà” . Chúng tôi cũng như bao đứa trẻ kia, vô tư đùa nghịch để đôi khi làm vỡ những viên gạch của cuộc đời mình. Chúng tôi đâu biết sau lưng mình là bóng dáng cô theo năm tháng mong mỏi từng bước trưởng thành để đến khi nhận ra chợt bâng khuâng nuối tiếc. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của cô mỗi khi chúng tôi mắc lỗi. Nhìn vào sâu trong đôi ấy, một chút buồn, một chút lo lắng, thất vọng nhưng cô không trách mắng, quát tháo mà ngược lại cô còn động viên, chỉ ra sai lầm trong mỗi việc làm để rút kinh nghiệm lần sau. Mỗi lần như thế chúng tôi thấy ân hận vô cùng, làm phụ lòng cô, làm cô phải suy nghĩ vì cái tuổi nông nổi của chúng tôi. Nhớ lại những hình ảnh cười nói thắm thiết, chân tình giữa cô và trò, nhớ lại những kỉ niệm đầy ắp tiếng cười chúng tôi cảm thấy ” mắc nợ ” với cô. Sau những lần như vậy, kiến thức và kĩ năng sống của chúng tôi giờ đây được bồi đắp phần nào. Cuộc sống gian nan thử thách, chông chênh đang chờ ở phía trước. Giờ đây tôi và những người bạn đã lớn, đã có đủ dũng cảm để đứng dậy nếu vấp ngã, sẽ tự chùi nước mắt nếu có thất bại để cô được thấy những học trò của cô thực sự mạnh mẽ và bản lĩnh.
Mây vẫn bay sau những cơn giông bão, thời gian vẫn nhẹ nhàng trôi đi trong vô hình. Chỉ có công ơn cô là không bao giờ đếm được, cô đã chắp cánh cho bao thế hệ học sinh vào đời. tôi cũng may mắn là một trong số đó được cô chuẩn bị cho một hành trang tri thức để bước vào cuộc sống, tự do quyết định cho tương lai. Cô và con đã sát cánh bên nhau hai mùa phượng nở rồi đấy ! Mùa phượng nở năm nay cô trò ta sẽ lại xa chúng tôi sẽ phải xa cô, xa mái trường THPT chuyên Lê Quý Đôn thân yêu, xa bạn bè, xa cả những gì thân thuộc đối với con trong suốt ba năm học cấp 3. Thời gian không còn nhiều, tôi sẽ học tập thật tốt, sẽ đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi và xa hơn nữa là kì thi đại học sắp tới quyết định tương lai của tôi.
Cám ơn cô – người mẹ thứ hai của con!
Cập nhật thông tin chi tiết về Hơn 3800 Tác Phẩm Dự Thi ” Sáng Tác Các Tác Phẩm Thơ Và Ca Khúc Về Phụ Nữ Bắc Ninh” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!