Bạn đang xem bài viết Hội Thi Chuyên Đề Trang Trí Lớp Học Mầm Non Sáng Tạo được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Hội thi trang trí lớp lấy trẻ làm trung tâm” Hưởng ứng phong trào thi đua của ngành giáo dục và đào tạo thành phố, một trong các nội dung là về trang trí lớp học trường lớp sáng, xanh, sạch đẹp và an toàn. Trường mầm non triển khai tới tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng chung tay xây dựng môi trường. Tạo cảnh quan nhà trường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn tạo không gian rộng rãi, thoáng tạo cơ hội cho trẻ được tham gia hoạt động và trải nghiệm.
Tham gia hưởng ứng phong trào hội thi trang trí lớp học mầm non sôi nổi, đạt hiệu quả cao trong công tác trang trí nhóm chuyên đề trang trí lớp học, có đầy đủ các góc hoạt động, và được trang trí tạo môi trường theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm, các góc chơi có nhiều đồ dùng đồ chơi mầm non tự tạo, đa dạng về kiểu dáng, mầu sắc, chất liệu. Trẻ có thể thoải mái hoạt động tự tay lấy, tháo lắp đồ dùng trên các góc chơi. Những hình ảnh cụ thể của từng góc chơi trong và ngoài lớp.
Hình ảnh hội thi trang trí lớp mầm non đẹp nhất * Hình ảnh hội thi trang trí góc xây dựngHình ảnh những chú kỹ sư xây dựng đang thể hiện những công trình bé yêu thích, với những cây xanh, hoa cỏ, từ những hộp sữa su su các cô đã tạo ra những chiếc hàng rào để cho trẻ thể hiện các công trình xây dựng
Trang trí góc xây dựng lấy trẻ làm trung tâm
Trang trí góc xây dựng theo hướng mở
trang trí góc xây dựng cho trẻ mầm non
# Trang trí góc góc phân vai theo hướng mởVới sự đầu tư, sáng tạo của các cô giáo, những góc phân vai hấp dẫn về mầu sắc và phong phú về những nhóm thực phẩm, siêu thị của bé, những bộ đồ dùng tự tạo về rau, củ, quả, trang phụ của bé…được bày gọn gàng trên rổ tren trên móc tường rất thuận tiện cho trẻ lấy cất khi hoạt động và những đồ dùng, đồ chơi đặc biệt đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
# Góc nghệ thuậtHình ảnh những sân khấu âm nhạc thật hấp dẫn về mầu sắc, kèm theo những nhạc cụ âm nhạc được treo trên giá, những bông hoa tay xinh xắn được làm từ nhiều chất liệu khác nhau tạo sự hấp dẫn cho trẻ phát triển năng khiếu âm nhạc. Những bức tranh đẹp xuất sắc được trưng bày tuyên dương trong những khuôn hình ngộ nghĩ làm cho bức tranh thêm đẹp hơn.
* Góc học tậpMỗi lớp học là một mầu sắc khác nhau thể hiện sự sáng tạo khác nhau nhưng đều chung một mục đích là cho trẻ được học và chơi thể hiện sự hiểu biết, trí thông minh của trẻ qua những con số, chữ cái, những hỉnh ảnh con vật, hoa, quả ngộ nghĩnh…
* Góc thư việnVới những nhân vật rối yêu thích trong các câu truyện cổ tích được các cô tái hiện lại bằng những nguyên vật liệu cũ bỏ tạo ra những nhân vật sống động hấp dẫn trẻ. Các cô giáo mầm non tận dụng những chiếc vỏ hộp bánh làm những chiếc hộp, giá treo những cuốn sách trên tường để trẻ được hòa mình với những nhân vật trong những câu truyện cổ tích mà trẻ yêu thích.
* Góc thiên nhiênTrẻ được trực tiếp chăm sóc cây xanh, cây hoa, hoạt động lau lá cây hàng ngày góp phần hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu lao động và ý thức bảo vệ môi trường sống
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Việc hình tạo và tạo cho trẻ có những kỹ năng sống là vô cùng cần thiết được các cô quan tâm và chú trọng, tạo ra những đồ chơi mầm non qua trò chơi trẻ được củng cố thêm những kỹ năng sống đơn giản nhưng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã tu sửa hệ thống nhà vệ sinh các lớp và sửa các mảng tường trong và ngoài khu vực trường học và các lớp học, đặc biệt là nhà vệ sinh giúp trẻ được thuận lợi khi đi vệ sinh.
XEM VIDEO CLIP TRANG TRÍ LỚP HỌC MẦM NON THEO HƯỚNG MỞ:Clip: Trang trí lớp mầm non theo hướng mở
+79 Mẫu Trang Trí Lớp Học Mầm Non Đẹp & Video Hd Cách 2023
Đặc điểm của giáo dục ở lứa tuổi mầm non chính là “Trẻ học mà chơi, chơi mà học. Vậy nên việc trang trí lớp học mầm non chính là nhiệm vụ vô cùng cần thiết và quan trọng trước khi đón trẻ đến trường.
Hướng dẫn cách trang trí lớp học mầm non 2023Không phải ngẫu nhiên mà việc trang trí cho lớp học của các bé mầm non lại cần được thực hiện. Hãy thử tưởng tượng, nếu được học, vui chơi và sinh hoạt trong một không gian đẹp, sáng tạo và nhiều màu sắc. Các bé chắc chắn sẽ có động lực học tập hơn, sẽ tập trung hơn.
Bên cạnh đó, việc trang trí lớp học mầm non gọn gàng sạch sẽ cũng giúp bé trở nên ngăn nắp hơn. Từ đó rèn luyện tính kỷ luật cho các bé. Để các bé biết tự giác thu dọn đồ chơi sau giờ học. Đây cũng chính là nền tảng hỗ trợ phương pháp giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm như hiện nay.
Bên cạnh đó các cô phải khéo tay, sáng tạo. Cũng như biết tận dụng tối đa môi trường lớp học, nguyên vật liệu sẵn có. Để từ đó trang trí lớp học tạo nên một môi trường thân thiện, môi trường “mở” phù hợp.
Trang trí lớp học mầm non sáng tạoĐể có một phòng học đẹp cho trẻ thì việc chuẩn bị các nguyên vật liệu là vô cùng cần thiết. Ngoài việc mua sắm các loại thiết bị, đồ chơi, đồ dùng trong lớp tại. Thì chúng ta có thể sử dụng các loại đồ chơi mầm non tự làm. Đây chính là cách tạo ra những không gian lớp học vô cùng sáng tạo và ấn tượng.
Chẳng hạn như việc tận dụng các loại phế liệu sinh hoạt. cụ thể: hộp sữa chua, que kem, bìa carton,..
Đây cũng sẽ là một cách rất hay giúp trang trí lớp học sáng tạo, ngộ nghĩnh… Đồng thời tiết kiệm chi phí và cho các bé bài học tiết kiệm tài nguyên đất nước từ nhỏ.
Trang trí các góc lớp học mầm non đẹpTrong lớp học mầm non các góc học tập, góc vui chơi, góc âm nhạc,.. đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó chính là nơi khơi gợi những đam mê, niềm phấn khởi tại lớp cho các bé.
Để có được những góc sáng tạo, đẹp lung linh thì bên cạnh việc mua sắm các trang thiết bị, giáo cụ, đồ chơi còn cần có những đôi bàn tay và óc sáng tạo của thầy cô. Tùy vào mỗi góc lớp, chúng ta có thể thực hiện bố trí và sắp xếp sao cho phù hợp nhất.
Trang trí cửa sổ lớp học mầm non đẹpĐôi khi chính những không gian và góc nhỏ như cửa sổ tại lớp học mầm non cũng chính là nơi các cô có thể tạo ra rất nhiều các ý tưởng trang trí độc đáo.
Từ đó giúp bé cảm thấy mới lạ và thu hút hơn mỗi ngày đến trường.
Trang trí lớp học mầm non theo hướng mởLớp học được “biến hóa” theo hướng không gian mở là một ý tưởng rất tuyệt vời. Nó sẽ giúp cho các bé có thêm nhiều hứng thú trong học tập.
Đồng thời đưa lớp trở thành nơi vui chơi, thư giãn và yêu thích của bé.
Trang trí rèm cửa lớp mầm nonCác cô sẽ không phải lo lắng về nguyên liệu khi tiến hành trang trí rèm cửa tại lớp cho các bé. Bởi vì nguyên liệu chủ yếu để tạo ra những “tác phẩm” này đều vô cùng dễ tìm.
Chẳng hạn như giấy dán, giấy màu, bút màu, dây buộc, hay đôi khi là các hình ảnh đám mây, các con vật bằng giấy…
Đơn giản nhưng không kém phần ấn tượng.
Trang trí hành lang lớp học mầm nonKhông phải chỉ không gian trong lớp mới cần được trang trí.
Mà đôi khi chính khu vực phụ như hành lang, cầu thang nếu được thiết kế ấn tượng cũng giúp cho môi trường mẫu giáo trở nên chuyên nghiệp hơn.
Đồng thời tạo niềm vui cho các bé mỗi ngày tới trường.
Tổng hợp Video hướng dẫn trang trí lớp học mầm non mới nhất 2023Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp tạo không gian học tập và vui chơi khoa học nhất cho các bé.
5
/
5
(
4
bình chọn
)
Thiết Kế Trang Trí Góc Vườn Cổ Tích Trường Mầm Non Đẹp Nhất
Sân vườn trường mẫu giáo mầm non thường là khu vui chơi giải trí của các bé sau các giờ học, giúp các bé thích nghi và làm quen với thế giới bên ngoài. Vì vậy, việc thiết kế vườn cổ tích là điều rất cần thiết cho các trường mầm non tại Việt Nam hiện nay.
5 LỢI ÍCH BẤT NGỜ KHI THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG VƯỜN CỔ TÍCHVườn cổ tích là không gian cho các bé vui chơi học tập và giúp cho các con có thêm những hiểu biết về kho tàng các câu chuyện cổ tích của Việt Nam,
Nhằm xây dựng một không gian cho các bé vui chơi học tập và giúp cho các con có thêm những hiểu biết về kho tàng các câu chuyện cổ tích của Việt Nam. Các trường mầm non đã đầu tư cải tạo khu vườn cổ tích trong khuôn viên sân trường thêm phong phú và hấp dẫn hơn với các bé.
Thiết kế vườn cổ tích mầm non đẹp nhất giúp các bé vui chơi và tìm hiểu các câu chuyện cổ tích trong các hoạt động ngoài trời
Đúng với tên gọi, Mô hình vườn cổ tích trường mầm non là nơi tái hiện lại các câu chuyện cổ tích của Việt Nam như: Tượng tấm Cám, Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cô bé quàng khăn đỏ,… thông qua những mẫu vật, mô hình vườn cổ tích. Bên cạnh đó, các cô trong trường còn dạy cho các em những câu chuyện cổ tích,…
“Đây là nơi giúp các con vừa chơi vừa học, giúp các con có thêm hiểu biết, kiến thức về các câu chuyện dân gian, chuyện cổ tích của Việt Nam; là không gian để các bé thư giãn sau những giờ học, tạo cho các bé sự hứng thú, dễ dàng tiếp thu có hiệu quả các tiết học trên lớp hơn.
1. Vườn cổ tích trường mầm non giúp trẻ nhận biết văn hóa và phát triển khả năng sáng tạo.Khả năng sáng tạo của trẻ ở giai đoạn tuổi mầm non thường rất phong phú, mạnh mẽ và đa dạng. Các tình huống câu chuyện không chỉ giúp bé phát triển khả năng sáng tạo mà còn hình thành nên nhân cách, lối sống và nghề nghiệp của trẻ sau này.
2. Vườn cổ tích giúp bé phân biệt thiện ác, tăng đoàn kết, tình yêu thương và lòng yêu nướcNội dung của các câu chuyện thường nhắm đến sự đấu tranh giữa thiện và ác. Ngoài ra còn có lòng yêu nước, tình yêu dân tộc, lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Sự phản ánh chân thực qua hình ảnh các tượng Thánh Gióng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn…
Điều này có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và thái độ sống của trẻ ngay từ nhỏ. Thông qua các câu chuyện cổ tích, bé học hỏi được một điều rằng cái thiện luôn thắng cái ác, sự hy sinh của những điều tốt đẹp không bao giờ là lãng phí, người tốt luôn luôn được báo đáp, sống hạnh phúc đến hết đời.
Tượng cổ tích mầm non không chỉ hình thành cho bé những chuẩn mực đạo đức, xã hội. Mà còn giúp bé rèn luyện và tự kiềm chế cảm xúc của bản thân.
Các câu chuyện cổ tích giúp bé vượt qua được những sợ hãi. Những câu chuyện có nhân vật chính là các anh hùng luôn dũng cảm chống lại cái xấu, cái ác và cuối cùng là chiến trong trong huy hoàng sẽ làm cho bé tưởng tượng ra một hình mẫu anh hùng cho chính bản thân mình để chống lại những nỗi sợ đang hiện hữu trong cuộc sống của bé.
4. Vườn cổ tích cho bé giúp phát triển khả năng nhận biết và tư duyVườn cổ tích trường mầm non giúp cho khuôn viên sân vườn đẹp mắt, tạo dựng cho bé một môi trường học tập tiến bộ, bé vừa học vừa chơi. Qua đó, nâng cao chất lượng và củng cố kiến thức để trẻ nắm bắt nội dung chuyện cổ tích.
Với 5 lợi ích tuyệt vời trên, các trường mầm non còn chần chừ gì mà không thiết kế và thi công một vườn cổ tích cho chính khuôn viên sân trường của mình.
Trang trí góc vườn cổ tích mầm non, Thiết kế vườn cổ tích mầm non đẹp nhất, Trang trí vườn cổ tích mầm non, Cổng vườn cổ tích mầm non, Mô hình vườn cổ tích trường mầm non, Thiết kế vườn cổ tích trường mầm non, Trang trí vườn cổ tích trường mầm non, Vườn cổ tích mầm non đẹp
Chuyên Đề Ôn Thi Đại Học Bài Thơ Tây Tiến
Chuyên đề ôn thi đại học bài thơ Tây Tiến 1. Nội dung
– Nắm chắc kiến thức cơ bản về tác giả Quang Dũng.
– Nắm chắc và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên cái nhìn nhiều
chiều, so sánh với những tác phẩm khác trong chương trình.
2. Kĩ năngÔn luyện và hình thành cho học sinh các dạng đề và kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, kỹ
– Tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm.
– Phân tích, bình giảng một đoạn thơ.
– Phân tích một khía cạnh nội dung của một bài thơ.
– Phân tích một khía cạnh nghệ thuật của một bài thơ.
– Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ.
– Kiểu bài so sánh, tổng hợp
3. Phương pháp– Phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh làm đề cương theo nhóm.
– Tổ chức ôn luyện trên lớp.
– Hướng dẫn học sinh làm dàn ý các đề.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ A. Hệ thống kiến thức cơ bản 1. Giá trị nội dung:– Bài thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp vừa hoang sơ,
hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội vừa thơ mộng, yên bình, trong trẻo.
– Khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến trong sự hài hòa hai vẻ đẹp: vẻ đẹp vừa
hào hùng vừa hào hoa.
2. Giá trị nghệ thuật:– Những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
Hệ thống đề luyện: Hệ thống đề 2,0 điểm Đề 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và bút pháp nghệ thuật bài thơ Tây Tiến của Quang– Quang Dũng (1921-1988), tên thật là Bùi Đình Diệm quê ở Phùng nay thuộc Đan Phượng,
– Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh… Là nhà thơ trưởng thành từ cuộc
kháng chiến chống Pháp, Quang Dũng mang một hồn thơ trung hậu yêu thiết tha quê hương,
đất nước mình. Trong thơ ông có hình ảnh cái tôi hào hoa, thanh lịch, giàu chất lãng mạn,
nhạy cảm với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, con người. Đặc điểm phong cách này in dấu ấn
khá đậm nét trong bài thơ Tây Tiến.
– Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội
Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào,
cũng như ở biên giới Tây Bắc Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá
rộng từ Châu Mai – Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về phía Tây Thanh Hóa. Ngày ấy,
nơi đây còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng có nhiều thú dữ.
– Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, vô
cùng thiếu thốn. Chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn. Tuy vậy, các chiến sỹ Tây Tiến
vẫn phơi phới tinh thần lạc quan hào hùng.
– Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về Hòa Bình thành lập Trung
đoàn 52, Quang Dũng là Đại đội trưởng ở đó từ đầu năm 1947 – 1948 rồi chuyển sang đơn
vị khác. Nhà thơ nhớ đơn vị cũ mà viết bài thơ này. Bài thơ lúc đầu có tên là “Nhớ Tây
Tiến” sau đổi thành “Tây Tiến”.
2. Đặc trưng bút pháp nghệ thuật
Bài thơ được viết bằng bút pháp lãng mạn. Bút pháp này có đặc điểm:
a) Thể hiện cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng.
b) Nhạy cảm với cái phi thường, khác thường, lý tưởng. Cho nên, có viết về những cái có
thực thì cũng được lãng mạn hóa, độc đáo hóa.
c) Nhạy cảm với vẻ đẹp của cảnh và người mang màu sắc xứ lạ.
d) Hay viết về nỗi buồn, cái chết nhưng để tô đậm vẻ đẹp bi tráng.
e) Hay sử dụng thủ pháp đối lập.
Đề 2. Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng ? Từ hoàn cảnh sáng tác giúp em hiểu gì về nội dung của bài thơ ?– Ý nghĩa của hoàn cảnh sáng tác: Một văn sĩ Pháp khi trả lời thư của một bạn trẻ ” Hãy
truy cứu nguyên do mà mình cầm bút, hãy kiểm tra xem nó có bắt rễ từ chỗ sâu xa nhất của
trái tim không?.Hãy tự thú xem nếu không viết liệu trái tim mình có chết không? Và trước
hết hãy tự hỏi mình vào giờ khắc tĩnh mịch nhất trong đêm: ta có phải viết không ?” (Rai –
Cứ theo những lời khuyên của Rai-tơ thì những ngày xa binh đoàn Tây Tiến nếu không
viết một bài thơ để thương, để nhớ thì chưa chắc Quang Dũng đã chết nhưng ông sẽ vô cùng
đau khổ vì nỗi nhớ chơi vơi, vì nỗi nhớ về “Đất Tây bắc tháng ngày không có lịch”, và sẽ
trở thành nỗi ám ảnh day dứt. Như thế mảnh đất Phù Lưu Chanh đã không trở thành một
huỳên thoại về một khúc độc hành gắn liền với một đời người, một đời thơ Quang Dũng.
-TâyTiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947,có nhiệm vụ phối hợp với bộ
đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng
Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ VN. Địa bàn đóng quan và hoạt động của đoàn quân Tây
Tiến khá rộng , bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa
(Lào). Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh
viên(như Quang Dũng), chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn
về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất
dũng cảm. Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành
lập trung đoàn 52. Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa
được bao lâu, tại Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ), Quang Dũng viết bài
– Từ hoàn cảnh sáng tác bài thơ ta có thể hiểu được nội dung của bài thơ: đây là một bài thơ
được viết hoàn toàn bằng cảm xúc của một nỗi nhớ chơi vơi xao xuyến của thi sĩ về đơn vị
cũ. Vì thế ND của bài thơ đều xoay quanh nỗi nhớ :
+ Nỗi nhớ những kỉ niệm Tây Tiến dọc đường hành quân qua miền núi rừng Tây Bắc hiểm
+ Nhớ về những kỉ niệm gắn bó trong tình quân dân.
+Vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn hào hoa lãng mạn,tinh thần sẵn sàng xả thân hi sinh cho
TQ của đoàn binh Tây Tiến.
Đề 3. Nêu vài nét về tác giả? Chủ đề tư tưởng của bài thơ ?Bài thơ lúc đầu mang tên “Nhớ Tây Tiến” sau này nhà thơ bỏ chữ “Nhớ” cho nên bài thơ chỉ còn là “Tây Tiến”, vì sao nhà thơ làm như vậy?a)Tác giả : (1921-1988) tên là Bùi Đình Diệm , quê Đan Phượng -Hà Tây.
– Quang Dũng là người có tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
– Với thơ ca: ông là một hồn thơ đầy cảm hứng lãng mạn, hào hoa, thanh lịch, giàu chất thơ
mộng. Ông có khả năng diễn tả và cảm nhận tinh tế, tài hoa vẻ đẹp của thiên nhiên và con
người. Người ta vẫn thường nhắc đến thơ Quang Dũng như:
“Tôi nhớ thôn Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ thôi nhớ thương”.
Bài thơ là cảm xúc của tác giả về hình ảnh núi rừngTây Bắc hùng vĩ hiểm trở dữ dội
nhưng cũng đầy thơ mộng trữ tình, đặc biệt là hình ảnh lãng mạn hào hoa đầy bi tráng của
người lính Tây Tiến.Toàn bài thơ cũng là nỗi nhớ chơi vơi của Quang Dũng với đoàn quân
Bỏ chữ “Nhớ” mạch thơ không bị lộng ay từ tên bài.Người xưa nói về phép làm thơ: Ý
kị nông, mạch kị lộ; Đồng thời tập trung tô đậm được một địa danh nổi tiếng: Tây Bắc. Hơn
nữa âm hưởng Tây Tiến đứng một mình gợi cảm giác chắc, khỏe, hùng hồn.
Đề 4. Mạch cảm xúc của bài thơ Tây Tiến bắt đầu bằng chi tiết nào? Hãy phân tích mạch cảm xúc ấy.– Quang Dũng là người có tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
– Bài thơ Tây Tiến được viết hoàn toàn bằng cảm xúc của một nỗi nhớ chơi vơi xao xuyến
của thi sĩ về đơn vị cũ. vì thế nội dung của bài thơ đều xoay quanh nỗi nhớ
2.Mạch cảm xúc của bài thơ :
– Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu bằng nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ đồng đội:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
+ Sông Mã, Tây Tiến là tên gọi cụ thể. Chắc chắn cũng gợi nhớ về những năm tháng, miền
đất, có sông, có rừng, có núi.
+ Hai câu thơ mở đầuđã định hướng cụ thể cho cảm xúccủa toàn bộbài thơ. SôngMã đại
diện cho vùng đất miền Tây. Hai hình tượng song song kết đọng nỗi nhớ. Đó là miền Tây
Bắc Bắc Bộ và người lính Tây Tiến. Nỗi nhớ ấy không bình thường: “Nhớ chơi vơi”. Hai
tiếng “chơi vơi” tái hiện những kí ức lúc đạm, lúc nhạt. Nó bồng bềnh khó tả. Có lúc nó
chợt đến bằng hình ảnh vừa sống động, vừa lung linh.
– Từ nỗi nhớ mở đầu, mạch cảm xúc tái hiện lại cuộc hành quân chiến đấu đối với những
thử thách, gian khổ, hi sinh và cả tình quân dân thắm thiết. Kế đó là nỗi nhớ về những đêm
liên hoan và một vùng Châu Mộc đầy thơ mộng. Khung cảnh thiên nhiên ấy làm nổi bật
hình ảnh người lính với những cảm hứng lãng mạn anh hùng, nét hào hoa của những chàng
trai Hà Nội với tâm hồn thơ mộng và đậm chất bi tráng. Nỗi nhớ là yếu tố liên kết ý thơ.
– Nỗi nhớ đã gọi về, dựng lên trong tâm trạng nhân vật trữ tình bao hình ảnh, những kỉ niệm
không kém phần sâu sắc về một thời đẹp đẽ, hào hùng của tuổi trẻ. Nỗi nhớ đã tạo nên cảm
xúc mãnh liệt. Thơ hay là thơ tạo ra cảm xúc ấy.
– Câu thơ ba, bốn gợi cho ta nhận thức được những địa danh tên đất, tên làng. Đó là Sài
Khao, Mường Lát. Đỉnh Sài Khao bốn mùa mây bao phủ
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Sài Khao, Mường Lát mang vẻ đẹp hấp dẫn của xứ lạ. Câu thơ diễn tả vể đẹp huyền ảo.
Đoàn quân đi trên đỉnh núi cao mù sương và dừng chân ở những bản làng, với gió núi hoa
rừng… đầy lãng mạn. Nỗi gian khổ vì thế cũng vơi đi. Mặt khác trong 14 âm tiết chỉ có ba
âm tiết là thanh trắc, 11 thanh bằng tạo âm hưởng đều đều, lan tỏa, lung linh huyền ảo trong
nỗi nhớ. Người đọc chỉ nhận ra núi, bản làng, hoa và sương khói bàng bạc. Nỗi vất vả mệt
mỏi giường như bị lùi đi. Người lính Tây Tiến hiện lên giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Hệ thống đề 5,0 điểm ” Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” Đề 2: Anh (chị) hãy cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời!Chuyên Đề Ngữ Văn Luyện Thi Vào Lớp 10
Năm 1970, trong một chuyến đi thực tế ở Lào Cai, Nguyễn Thành Long đã cho ra đời truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Truyện đưa chúng ta đến với những con người lao động nhiệt thành, đáng mến giữa mảnh đất Sa Pa âm thầm, lặng lẽ. Họ chính là hình ảnh của cuộc sống mới, con người mới, cho những tấm lòng luôn toả sáng, cống hiến hết sức mình cho quê hương, đất nước.
Nhan đề truyện ngắn đã để lại ấn tượng thú vị trong lòng người đọc về một mảnh đất Sa Pa hoang sơ, lặng lẽ. Nhưng thật bất ngờ khi từng giây, từng phút, sự sống vẫn tuôn trào trong cái lặng lẽ ấy.
Trước hết, nhắc tới Lặng lẽ Sa Pa, người đọc nghĩ ngay tới nhân vật anh thanh niên – nhân vật nổi bật của truyện. Anh thanh niên không có tên đã gây được sự chú ý của người đọc. Là một chàng trai còn rất trẻ, mới có hai mươi bảy tuổi đời nhưng theo tiếng gọi của lí tưởng anh đã sẵn sàng có mặt nơi gian khó của cuộc sống để làm việc và cống hiến: “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Anh đã có mặt nơi địa đầu Tổ quốc, chấp nhận cuộc sống đơn độc một mình trên đỉnh Yên Sơn 2600m để thực hiện tốt công việc của mình: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc của anh không chỉ đòi hỏi chính xác mà còn cần tinh thần trách nhiệm cao. Công việc ấy tưởng chừng rất bình thường, đơn giản nhưng phải nhờ có ý chí, sức mạnh mới có thể thực hiện tốt được. Anh chia sẻ thành thực với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ: “Nửa đêm, nằm trong chăn nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão bật to hết cỡ mà vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chờ mình ra là ào ào tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ. Nó như bị gió chặt ra từng khúc mà gió như nhát chổi lớn quét đi tất cả, ném đi lung tung”. Thế mới biết niềm say mê, nhiệt thành của anh với công việc thế nào. Với anh, sống có nghĩa là dâng hiến “mình sinh ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Chính lẽ sống đẹp đã đem đến cho anh bản lĩnh, nghị lực để vượt qua tất cả khó khăn làm tròn nhiệm vụ đất nước giao phó. Anh chính là nốt nhạc ngân rung trong bản đàn của âm vang Sa Pa lặng lẽ.
Không chỉ là một chàng trai giàu ước mơ hoài bão, nhiệt tình, tận tuỵ với công việc, anh thanh niên còn làm rung động trái tim người đọc bởi một tâm hồn mơ mộng giàu tình cảm. Nhìn vào cuộc sống mà anh tạo cho chính mình ta có thể hiểu được điều đó. Từ căn nhà bé nhỏ đơn sơ với mọi đồ vật ngăn nắp, sạch sẽ đến những bông hoa tươi đẹp trước nhà do chính tay anh trồng đều nói lên vẻ đẹp trong tâm hồn anh. Tất cả đã tạo nên sự hài hoà trong con người anh một tình yêu công việc, say mê lí tưởng và một cuộc sống tinh thần phong phú. Vẻ đẹp con người anh cứ lặng lẽ toả sáng và người đọc thấy anh thật đáng yêu, đáng mến.
Đến với Lặng lẽ Sa Pa, người đọc lưu lại những ấn tượng rất đẹp về nhân vật của Nguyễn Thành Long. Dù nhân vật chính hay phụ, xuất hiện trong tác phẩm nhiều hay ít thì mỗi nhân vật của nhà văn là một tâm hồn, trong sáng, cao đẹp. Họ làm nên những đốm sáng lung linh giữa đại ngàn Sa Pa lặng lẽ khiến ta khâm phục và thật ngưỡng mộ. Người kĩ sư trồng rau miệt mài kiên nhẫn ngày đêm tìm giống cây mới, tạo năng suất cây trồng. Người kĩ sư bản đồ địa chất, thầm lặng và say mê tìm nguồn khoáng sản cho Tổ quốc. Những con người ấy sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư, cống hiến cho đất nước và lí tưởng cách mạng. Với họ, sống đâu chỉ cho riêng mình.
Đọc Lặng lẽ Sa Pa, người đọc càng không thể không biết tới nhân vật “ông hoạ sĩ” – người kể chuyện cũng là một gương mặt đẹp của truyện ngắn. Là người lúc nào cũng trăn trở “phải vẽ được một cái gì suốt đời mình”, ông có mặt ở Sa Pa – mảnh đất thơ mộng để đi tìm cảm hứng sáng tác, hoàn thành tác phẩm nghệ thuật để đời mà ông mơ ước. Thiên nhiên, cảnh vật và con người Sa Pa đã thực sự rung động tâm hồn ông, khơi nguồn sáng tạo để cây cọ của người hoạ sĩ vẽ nên trang thơ cho đời. Bắt gặp một con người cao đẹp như anh thanh niên, ông hoạ sĩ khao khát được truyền tình yêu mến và sự ngưỡng mộ với những con người trẻ tuổi giàu nhiệt huyết vào bức tranh của mình. Ông muốn mọi người hiểu rằng họ không phải những ngôi sao xa, họ gần gũi, bình dị, thân thuộc ngay giữa cuộc đời. Có thể nói, nhân vật ông hoạ sĩ già chính là sự hoá thân của nhà văn, gián tiếp thể hiện cái nhìn của Nguyễn Thành Long về con người mới, cuộc sống mới.
Chúng ta cũng không thể quên được nhân vật “cô kĩ sư nông nghiệp” – nhân vật nữ duy nhất của truyện. Chính cô đã góp một phần không nhỏ trong việc thể hiện chất thơ của truyện. Là một thanh niên mới ra trường, cô cũng như bao chàng trai, cô gái khác, đầy ắp ước mơ và hoài bão, trong sáng và lãng mạn. Không đắn đo suy nghĩ, cô đã có mặt nơi đèo cao heo hút để nhận công tác mới. Được gặp chàng trai làm nhà khí tượng kiêm vật lí địa đầu đối với cô là một kỉ niệm đẹp, cho cô thêm niềm tin và sức mạnh. Nhận được bó hoa rực rỡ, tươi thắm từ chàng trai, cô gái như được nhận thêm niềm tin yêu cuộc sống, niềm hạnh phúc được cống hiến cho đời. Bó hoa là tiếng lòng chàng trai muốn khích lệ, động viên cô vững bước trên đường đời, là bó hoa của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, say mê lí tưởng. Có thể nói nếu vắng bóng cô gái, truyện ngắn sẽ rất tẻ nhạt. Sự xuất hiện của cô làm truyện ngắn man mát chất thơ và trữ tình.
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đơn giản về cốt truyện nhưng có chiều sâu tư tưởng. Văn ông giàu chất tự sự và trữ tình khiến người đọc cảm nhận một cách mềm mại, nhẹ nhàng nhưng lại rất ngân vang, sâu lắng. Nhà văn đã truyền đến người đọc những xúc cảm tươi mát về cuộc sống và con người mới. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn hay về đề tài cuộc sống mới, con người mới. Nhắc tới Nguyễn Thành Long, là người ta nhắc tới khoảng trời xanh của ông, trong đó có Lặng lẽ Sa Pa.
Giáo Án Mầm Non Lớp Mầm
– Trẻ biết tên bài thơ, bước đầu hiểu được nội dung bài thơ.
– Trẻ có kĩ năng đọc thơ cùng cô
– Luyện phát triển ngôn ngữ thông qua trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của cô.
– Trẻ hứng thú tham gia trong giờ học.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ, bước đầu hiểu được nội dung bài thơ. 2. Kĩ năng: - Trẻ có kĩ năng đọc thơ cùng cô - Luyện phát triển ngôn ngữ thông qua trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của cô. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia trong giờ học. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của cô: Bài thơ: "Hoa đào, hoa mai" Hoa đào ưa rét. Lấm tấm mưa bay Hoa mai chỉ say Nắng pha chút gió. Hoa đào hồng thắm Hoa mai dát vàng Thoắt mùa xuân sang Thi nhau nở rộ. Vườn hoa đào, hoa mai. Giáo án điện tử. Ti vi, băng đĩa. Ngữ điệu giọng của cô: nhẹ nhàng, tình cảm, trong sáng, đọc thơ theo nhịp 2/2, 4/4. 2. Chuẩn bị của trẻ: - Ghế ngồi - Trang phục gọn gàng, đủ ấm. - Tâm thế trẻ vui vẻ, thoải mái, không gò bó. III. CÁCH TIẾN HÀNH Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ổn định tổ chức: 2. Nội dung: 3. Kết thúc - Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát: "Sắp đến tết rồi" - Cho trẻ xem video về ngày Tết. - Cô trò chuyện với trẻ về các hình ảnh ngày Tết: + Hình ảnh 1: Bánh chưng, giò. + Hình ảnh 2: Dưa hấu + Hình ảnh 3: Mâm cỗ + Hình ảnh 4: Áo mới, lì xì + Hình ảnh 5: Cành hoa đào + Hình ảnh 6: Cành hoa mai Tết đến xuân về, nhà nào cũng chuẩn bị rất nhiều đồ để đón tết, hầu như nhà ai cũng có một cành hoa đào, hoa mai để cho tết thật là vui, thật là đẹp. a. Đọc mẫu: 2 lần Lần 1: - Cô đọc diễn cảm lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ - Cô hỏi trẻ tên bài thơ, nhắc lại tên tác giả. Lần 2: - Cô đọc kết hợp sử dụng hình ảnh trên màn hình b. Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ. - Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Bài thơ "Hoa đào, hoa mai" do ai nào sáng tác? " Hoa đào ưa rét Lấm tấm mưa bay Hoa mai chỉ say Nắng pha chút gió". - Bài thơ nói về hoa gì? " Hoa đào hồng thắm" - Hoa đào như nào nhỉ? (Gợi ý: Hoa đào màu gì?) Hoa đào hồng thắm ( Hoa đào có màu hồng rất đẹp) - Thế còn hoa mai thì sao nhỉ? " Hoa mai dát vàng" Cô đọc lại 2 câu thơ trên - Cứ mỗi mùa xuân về hoa đào, hoa mai thi nhau làm gì? " Thoắt mùa xuân sang Thi nhau nở rộ" Hoa đào có màu hồng thắm, hoa mai cómàu vàng và cứ xuân sang, tết đến lại thi nhau nở rộ. Giải thích từ " Nở rộ " : Nở bung ra, nở nhiều hoa cùng một lúc. " Hoa đào hồng thắm Hoa mai dát vàng Thoắt mùa xuân sang Thi nhau nở rộ" - Ngày tết, nếu trong nhà có hoa đào, hoa mai sẽ như thế nào? c. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ đọc thơ - Cô và cháu đọc 2 lần - Cho trẻ đọc theo nhóm - Cho trẻ đọc cá nhân - Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cả lớp cùng tham quan vườn hoa và đọc lại 1 lần. - Nhận xét giờ học, động viên khen ngợi trẻ. - Chuyển hoạt động Trẻ hát, vận động tự do cùng cô Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Bài thơ " Hoa đào, hoa mai" Trẻ trả lời Hoa đào, hoa mai Hoa đào màu hồng Hoa mai màu vàng Hoa nở Trẻ đọc thơ theo sự hướng dẫn của cô. .Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Thi Chuyên Đề Trang Trí Lớp Học Mầm Non Sáng Tạo trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!