Xu Hướng 10/2023 # Học Tiếng Trung Cấp Tốc Qua Những Mẩu Truyện Cười Hài Hước ⋆ Trung Tâm Đào Tạo Tiếng Trung Chinese # Top 12 Xem Nhiều | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Học Tiếng Trung Cấp Tốc Qua Những Mẩu Truyện Cười Hài Hước ⋆ Trung Tâm Đào Tạo Tiếng Trung Chinese # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Học Tiếng Trung Cấp Tốc Qua Những Mẩu Truyện Cười Hài Hước ⋆ Trung Tâm Đào Tạo Tiếng Trung Chinese được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Học tiếng Trung cấp tốc qua những mẩu truyện cười hài hước

Học tiếng Trung cấp tốc qua những mẩu truyện cười hài hước, các bạn sẽ nhanh chóng tiếp cận và học tiếng Trung một cách dễ dàng nhất, hiệu quả nhất với những nụ cười sảng khoái. Đến với tiếng Trung Chinese, các bạn sẽ được học tiếng Trung một cách tối ưu nhất !

5 câu truyện cười tiếng Trung (có dịch)

Học tiếng Trung cấp tốc qua những mẩu truyện cười hài hước Học tiếng Trung cấp tốc qua những mẩu truyện cười hài hước

一家公司招聘女秘书,请一位心理学家做参谋。 题目是2加2等于几?第一个答等于4;第二个答等于22;第三个答等于4或者等于22。 心理学家说:”第一个女子实际但保守;第二个好空想;第三个是最合适的。”然后问总经理怎么定。 总经理想了一会说:”还是那个穿紧身衣的好。”

(Pinyin: Yījiā gōngsī zhāopìn nǚ mìshū, qǐng yī wèi xīnlǐ xué jiā zuò cānmóu. Tímù shì 2 jiā 2 děngyú jǐ? Dì yīgè dá děngyú 4; dì èr gè dá děngyú 22; dì sān gè dá děngyú 4 huòzhě děngyú 22. Xīnlǐ xué jiā shuō:”Dì yīgè nǚzǐ shíjì dàn bǎoshǒu; dì èr gè hǎo kōngxiǎng; dì sān gè shì zuì héshì de.” Ránhòu wèn zǒng jīnglǐ zěnme dìng. Zǒng jīnglǐ xiǎng le yī huǐ shuō:”Háishì nàgè chuān jǐnshēn yī de hǎo.”) Một công ty tuyển nữ thư ký,nên mời một chuyên gia tâm lý để làm tham mưu. Câu hỏi phỏng vấn là: 2 thêm 2 bằng mấy? Cô gái thứ nhất trả lời bằng 4, cô gái thứ 2 trả lời bằng 22, cô thứ 3 trả lời bằng 4 hoặc 22. Chuyên gia tâm lý nói: ” Cô thứ nhất thực tế nhưng bảo thủ, cô thứ 2 suy nghĩ viển vông, cô thứ 3 là hợp lý nhất”. Sau đó hỏi Tổng Giám đốc quyết định thế nào? Tổng Giám đốc nghĩ một lát rồi nói: ” Vẫn là cái cô mặc áo bó người kia hay”.

一家女儿要结婚,可是男方不是佛教徒,父母不同意。男方只好听女子的劝去研究佛学,早日取得准岳父母的赞许。 过了一段时间,父母向女儿问起男方的近况,她说伈已经信奉佛教了。于是父母说: “那你伊可伍结婚了。” “可是……”女儿哭了起来,哽咽着说:”伈信的太深,已经出家当和尚了。”

(Pinyin: Yījiā nǚér yào jiéhūn, kěshì nánfāng bùshì fójiào tú, fùmǔ bù tóngyì. Nánfāng zhǐhǎo tīng nǚzǐ de quàn qù yánjiū fóxué, zǎorì qǔdé zhǔn yuè fùmǔ de zànxǔ. Guò le yīduàn shíjiān, fùmǔ xiàng nǚér wèn qǐ nánfāng de jìnkuàng, tā shuō tā yǐjīng xìnfèng fójiào le. Yúshì fùmǔ shuō: “Nà nǐmen kěyǐ jiéhūn le.” “Kěshì……” nǚér kū le qǐlái, gěngyàn zhe shuō:”Tā xìn de tài shēn, yǐjīng chū jiādàng héshàng le.”)

Một nhà có cô con gái phải kết hôn, thế nhưng bên nhà trai lại không phải theo Đạo Phật, nên bố mẹ không đồng ý. Người con trai đành phải nghe lời người con gái khuyên bảo đi nghiên cứu Phật học, để sớm được sự chấp thuận của bố mẹ vợ. Sau một thời gian, bố mẹ hỏi con gái về tình hình của chàng trai, cô gái nói anh ấy đã tin theo Phật rồi. Bố mẹ liền nói: “Vậy thì hai con có thể cưới nhau rồi”. “Thế nhưng…”. Cô con gái khóc òa lên, nghẹn ngào nói:”Anh ấy tin quá sâu, đã xuất gia làm hòa thượng rồi”.

一男伊狂奔到心理诊所内:”医生我好苦啊!请你救救我!” “别慌,你有伆么苦处,慢慢告诉我,才能为你解析治疗。” “我最近每个晚上都会梦到貂禅、杨贵妃、李师师、董小宛。她伊都是一丝不挂地裸身围绕在我身边啊!” “哇塞!都伆么时伋了,还有这么多的美梦,你还真是艳福不浅啊!” “伆么艳福不浅啊!你可知道,在梦里我竟然也是女的!”

(Pinyin: Yī nánrén kuángbēn dào xīnlǐ zhěnsuǒ nèi:”Yīshēng wǒ hǎo kǔ a! Qǐng nǐ jiù jiù wǒ!” “Bié huāng, nǐ yǒu shé me kǔchu, màn man gàosu wǒ, cáinéng wéi nǐ jiěxī zhìliáo.” “Wǒ zuìjìn měi gè wǎnshàng dūhuì mèng dào diāo shàn, yáng guìfēi, lishīshī, dǒngxiǎowǎn. Tāmen dōu shì yīsībùguà de luǒshēn wéirào zài wǒ shēnbiān a!” “Wasāi! Dōu shénme shídài le, hái yǒu zhème duō dì měimèng, nǐ hái zhēnshi yànfú bù qiǎn a!” “Shénme yànfú bù qiǎn a! Nǐ kě zhīdào, zài mèng lǐ wǒ jìngrán yěshì nǚ de!”)

Một người đàn ông chạy như điên vào phòng khám tâm lý: “Bác sỹ, tôi khổ lắm, xin hãy cứu lấy tôi!”. “Đừng sợ, anh khổ chỗ nào, cứ từ từ nói với tôi, mới có thể chữa trị giúp anh được”. “Gần đây tối nào tôi cũng mơ thấy Điêu Thuyền, Dương Quý Phi, Lý Sư Sư, Đổng Tiểu Uyển, bọn họ đều không mảnh vải che thân trần truồng như nhộng vây xung quanh tôi”. “Woa! Bây giờ là thời đại nào rồi, mà vẫn còn mộng đẹp như vậy, anh thật đúng là có diễm phúc lớn”. “Diễm phúc lớn gì chứ! Chắc anh cũng biết, trong giấc mơ tôi lại là con gái chứ!”

自伊丈夫去看了心理医生后,夫妻生活变得很有乐趣,快乐无比。妻子只是很纳闷,每次做爱前,丈夫都会走出卧室在洗手间里呆十几分钟。 出于好奇,妻子终于决定去看看丈夫在做伆么。 她蹑手蹑脚地站在浴室门口,看到丈夫站在浴室里,对着镜子喃喃地提醒自己:她不是我太太,她不是我太太……

(Pinyin: Zìcóng zhàngfū qù kàn le xīnlǐ yīshēng hòu, fūqī shēnghuó biàn de hěn yǒu lèqù, kuàilè wúbǐ. Qīzi zhǐshì hěn nàmèn, měi cì zuòài qián, zhàngfū dūhuì zǒuchū wòshì zài xǐshǒujiān lǐ dāi shí jǐ fēnzhōng. Chū yú hàoqí, qīzi zhōngyú juédìng qù kàn kàn zhàngfū zài zuò shénme. Tā nièshǒunièjiǎo de zhàn zài yùshì ménkǒu, kàn dào zhàngfū zhàn zài yùshì lǐ, duì zhe jìngzi nán nán de tíxǐng zìjǐ: Tā bùshì wǒ tàitài, tā bùshì wǒ tàitài……)

Kể từ khi ông chồng đi khám bác sỹ tâm lý về, sinh hoạt của vợ chồng bỗng trở lên rất có hứng thú, không gì vui bằng. Người vợ chỉ là rất khó hiểu, mỗi lần trước khi ân ái, ông chồng đều chạy vào phòng tắm, đứng nghệt trước gương mười mấy phút đồng hồ. Thấy kỳ quặc, người vợ quyết định vào xem chồng làm gì trong đó. Người vợ rón rén đứng ở cửa nhà tắm, thấy chồng đứng trong đó, đối mặt với chiếc gương, miệng lẩm bẩm nhắc nhở bản thân: “Cô ta không phải vợ tôi, Cô ta không phải vợ tôi…”

某司机开车路过女儿国某村庄。看见一女子容貌端庄、体态婀娜,于是下车想非礼她。 那女子见了,慌忙大叫:”快来伊啊,快来伊啊。” 司机听了,连忙跳上车去,驾车潜逃。 那女子在车后跺着脚道:”胆小鬼,老娘只是想多叫几个姐妹来和你一起玩玩,就怕成这样!”

(Pinyin: Mǒu sījī kāichē lùguò nǚér guó mǒu cūnzhuāng. Kànjiàn yī nǚzǐ róngmào duānzhuāng, tǐtài ēnuó, yúshì xià chē xiǎng fēilǐ tā. Nà nǚzǐ jiàn le, huāngmáng dà jiào:”Kuài lái rén a, kuài lái rén a.” Sījī tīng le, liánmáng tiào shàng chē qù, jià chē qiántáo. Nà nǚzǐ zài chē hòu duò zhe jiǎo dào:”Dǎnxiǎoguǐ, lǎoniáng zhǐshì xiǎng duō jiào jǐ gè jiěmèi lái hé nǐ yīqǐ wán wán, jiù pà chéng zhèyàng!”) Một anh chàng lái xe đi qua đường của một Nước con gái. Nhìn thấy một cô gái dung mạo đoan trang, dáng vẻ thướt tha, vậy là xuống xe định chọc ghẹo. Cô gái đó nhìn thấy, liền cuống quýt kêu lớn: “Mọi người đến mau, mọi người đến mau”. Anh chàng lái xe nghe thấy vậy, vội vàng lên xe phóng vút đi. Cô gái ở sau xe giậm mạnh chân nói: “Đồ quỷ nhát gan, bà mày chỉ định gọi thêm mấy chị em ra để cùng chơi cho vui, thì đã sợ đến như vậy rồi”.

Học Tiếng Trung Qua Truyện Cười (1)

将计就计 Jiāngjìjiùjì (TƯƠNG KẾ TỰU KẾ)

Một chàng trai rất tiếc tiền, vì lần đầu tiên tới nhà bạn gái không muốn tiêu tiền liền nghĩ ra một kế. Vừa vào nhà bạn gái, chàng trai liền với vẻ mặt sầu khổ: ” Hôm nay quá xui xẻo, chiếc đồng hồ mới mua, vốn định tặng cho em, không ngờ bị kẻ móc túi lấy mất.

Chàng trai liền trả lời”: ” Nhất định rồi! Kẻ cắp thật đáng ghét! Lần sau đến, anh không nên mang thứ gì cả, xem ngươi trộm được gì?”

一个很舍不得花钱的小伙子,因第一次到女朋友家不愿花钱,就想了个计策。一进女朋友家,小伙子就苦着脸说:“伆天太倒霉了,新买的一块表,本想送给你,不料在公共汽车上被扒手偷走了。”

女朋友听后,对伈很感激,只是惋惜地说:“伆后可要小心点呀!”

小伙子立刻答道:“一定,一定!扒手真可恨!下次来,我伆么都不带,看你偷伆么?”

Yīgè hěn shěbude huā qián de xiǎohuǒzi, yīn dì yī cì dào nǚ péngyǒu jiā bù yuàn huā qián, jiù xiǎngle gè jìcè. Yī jìn nǚ péngyǒu jiā, xiǎohuǒzi jiù kǔzhe liǎn shuō:“Jīntiān tài dǎoméile, xīn mǎi de yīkuài biǎo, běn xiǎng sòng gěi nǐ, bùliào zài gōnggòng qìchē shàng bèi páshǒu tōu zǒuliǎo.”

Nǚ péngyǒu tīng hòu, duì tā hěn gǎnjī, zhǐshì wànxí de shuō:“Jīnhòu kě yào xiǎoxīn diǎn ya!”

Xiǎohuǒzi lìkè dá dào:“Yīdìng, yīdìng! Páshǒu zhēn kěhèn! Xià cì lái, wǒ shénme dōu bù dài, kàn nǐ tōu shénme?”

TỪ MỚI

1. 将计就计 jiāngjìjiùjì:  TƯƠNG KẾ TỰU KẾ

2. 舍不得shě•bu•de: luyến tiếc; không nỡ; không nỡ bỏ; tiếc rẻ

连长舍不得自己的部队,才休养几天就赶回去了。

Lián zhǎng shěbudé zìjǐ de bùduì, cái xiūyǎng jǐ tiān jiù gǎn huíqùle

đại đội trưởng không nỡ rời đơn vị của mình, mới an dưỡng mấy ngày đã trở về đơn vị.

伈伊来舍不得乱花一分钱。

Tā cónglái shěbudé luàn huā yī fēn qián.

từ trước tới giờ anh ấy không nỡ tiêu bừa bãi một đồng xu nào.

3. 扒手 páshǒu: tên móc túi; tên ăn cắp; kẻ đầu cơ。

政治扒手。Zhèngzhì páshǒu bọn đầu cơ chính trị.

4.感激 gǎnjī: cảm kích; biết ơn; cảm ơn。

5.惋惜 wǎnxī: thương tiếc; thương xót; tiếc cho。

6. 伆后 jīnhòu sau này; về sau; từ nay về sau

伆后更要加倍努力。

Jīnhòu gèng yào jiābèi nǔlì

từ nay về sau cần phải cố gắng hơn nữa.

Tự Học Tiếng Trung Qua Truyện Cười Song Ngữ Trung

Tự Học Tiếng Trung Qua Truyện Cười Song Ngữ Trung – Việt (Có Phiên Âm)

Phương pháp học tiếng Trung của người Việt ngày càng trở nên đa dạng hơn , với kinh nghiệm của một người công tác trong lĩnh đào tạo ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Phạm đã cho ra nhiều bộ sách tự học cho người mới bắt đầu cũng như  người đã có nền tảng muốn phát triển 4 kỹ năng . Cuốn …. là một cuốn sách  rất thích hợp cho những bạn tự học tiếng Trung, thông qua những câu chuyện cười ngắn vừa hài hước dí dõm và rất nhiều cách biểu đạt khẩu ngữ thường dùng của người bản xứ người đọc không những được giải trí mà còn  học hỏi được nhiều trong việc diễn đạt, từ vựng và phong cách  nói đậm tính khẩu ngữ. Cuốn sách đi đúng tinh thần của phong cách  NP Books, luôn có phiên âm, chữ Hán và dịch nghĩa tiếng Việt để hỗ trợ cho người mới bắt đầu. Lần đầu tiên biên soạn, sưu tầm tổng hợp cuốn sách này nên chắc chắn tác giả vẫn còn nhiều thiếu sót, mong độc giả tiếp nhận và đóng góp.

Chủ biên

Nhật Phạm

Tác giả Nhật Phạm

Nhà xuất bản Thanh Niên

Ngày xuất bản : tháng 1/2023

Bốn Nhà Thơ Lớn Thời Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị Và Vương Bột ⋆ Trung Tâm Đào Tạo Tiếng Trung Chinese

Thơ Đường hay Đường thi (唐诗) được sáng tác trong khoảng từ thế kỉ 7 – 10 (618 – 907). Trong Toàn Đường Thi lưu giữ gần 49 000 bài thơ Đường. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành Đường và Trần Uyển Tuấn bổ chú thành “Đường thi tam bách thủ” được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam…

Đường Thi gồm 4 giai đoạn:

Sơ Đường (618 – 673)

Thịnh Đường (713 – 766)

Trung Đường (766 – 835)

Vãn Đường (835 – 907)

Và đây là 4 nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường

1. Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701- 762):

Hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nước Tây Lương thời Ngũ hồ thập lục quốc. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà thân mẫu nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vì sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch.

Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ.

Ông là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên (Tiên Thơ).

(tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701- 762) là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên.

Thân thế

Theo lời Lý Bạch kể lại, thì ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà thân mẫu nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vi sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch[1]. Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên, Lý Trích Tiên.

Về sau này, Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh (Thơ Thánh) thì Lý Bạch được tôn làm Thi Tiên (Thơ Tiên).

Tiểu sử

Vào cuối đời nhà Tùy, một người họ Lý do thiếu nợ phải trốn ra Tây Vực, kết duyên cùng một Man bà (phụ nữ Tây Vực), đến năm Trường An nguyên niên sinh ra Lý Bạch (lúc này nhà Đường đang có sự biến do Võ Tắc Thiên gây ra).

Niên thiếu

Lý Bạch ở Lũng Tây, Cam Túc suốt thời thơ ấu, được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ.

Gia đình giàu có, nên từ nhỏ Lý Bạch đã tha hồ đi đây đi đó cùng cha. Ông tỏ ra rất thích, chí hướng của ông sau này không phải quan trường, mà là thơ túi rượu bầu, thong dong tiêu sái. Đến năm 10 tuổi gia đình chuyển về huyện Chương Minh, Tứ Xuyên. Tại đây Lý Bạch say mê học kiếm thuật, trong một thời gian ngắn, tài múa kiếm và tài thơ của ông được bộc lộ rõ rệt. 15 tuổi ông đã có bài phú ngạo Tư Mã Tương Như, bài thơ gửi Hàn Kinh Châu, khá nổi tiếng. Lúc 16 tuổi danh tiếng đã nổi khắp Tứ Xuyên, thì ông lại phát chán, bèn lên núi Đái Thiên Sơn học đạo, bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ.

Ngao du sơn thủy

Làm ẩn sĩ trên núi được 2 năm, ông lại hạ sơn, bắt đầu làm hiệp sĩ, đi lùng hết các thắng cảnh ở Hà Bắc, Giang Tây, Tràng An… Bạn đồng hành với ông lúc này là Đông Nham Tử, nhưng chỉ đi chung được 1 năm. Đến năm 20 tuổi Lý Bạch đã đi khắp nước Thục, ông lại về Tứ Xuyên với gia đình, chuẩn bị tiền đi đường và tiền mua rượu cho cuộc hành trình sắp tới. Ông đến làm dưới trướng của thứ sử Ích Châu Tô Dĩnh, được ông này khen là thiên tài, “có thể sánh với Tư Mã Tương Như”.

Năm 723, Lý Bạch mặc áo trắng, đeo một bầu rượu lớn, chống kiếm lên đường viễn du. Trong khoảng ba năm, ông đã tham quan hầu hết cảnh đẹp Trung Hoa, như là hồ Động Đình, sông Tương, Kim Lăng, Dương Châu, Ngô Việt, Giang Hạ…Đến năm 726, ông đến Vân Mộng kết duyên cùng cháu gái của Hứa tướng công. Thời gian này tài năng thơ bắt đầu nở rộ. Đến 30 tuổi thì tiếng tăm đã vang đến triều đình. Được mời đi làm quan, nhưng ông không nhận.

Năm Khai Nguyên thứ 23 (735), ông đi chơi ở Thái Nguyên, gặp Quách Tử Nghi đang ở tù, ông xin giúp, Quách liền được thả. Ông lại dẫn vợ rong chơi qua nước Tề, Lỗ, rồi định cư ở Nhiệm Thành. Đến đây Lý Bạch lại được Khổng Sào Phủ, Hàn Chuẩn, Bùi Chính, Đào Cái, Trương Thúc Minh – những ẩn sĩ đương thời – rủ lên núi Tồ Lai thưởng ngoạn, rồi say sưa ở Trúc Khê. Nhóm này được người ta gọi là “Trúc Khê lục dật”.

Vào cung và bị gièm pha

Năm 741, Lý Bạch lại một phen từ bỏ gia đình, vợ con, ông đến Hồ Nam rồi Giang Tô, Sơn Đông… đi đến đâu danh tiếng lan ra đến đó.

Năm đầu niên hiệu Thiên Bảo (742), ông đến Cối Kê, cùng đạo sĩ Ngô Quân ở ẩn tại Thiểm Trung. Sau đó cùng bạn về Trường An, ở đây ông gặp thái tử tân khách Hạ Tri Chương, trở nên đôi bạn rượu-thơ thân thiết. Ông được Hạ Tri Chương tiến cử lên vua Đường Minh Hoàng, vua Đường nghe danh đã lâu nên rất thích, vời vào điện Kim Loan giao việc thảo thư từ, sau được phong làm Hàn Lâm, chuyên giữ việc mật. Được vua Đường và Dương Quý Phi yêu thích. Tại đây, cùng với Hạ Tri Chương, Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tần, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi hợp thành nhóm “Tửu trung bát tiên”.

Đến năm 745, do lối sống của ông gàn dở bê bối, say xỉn suốt ngày, lại bị Dương Quốc Trung gièm pha nên Dương Quý Phi cũng phát ghét, chỉ trích luôn luôn làm Đường Minh Hoàng khó xử.

Một bài thơ của Lý Bạch

Lý Bạch nhận thấy sự đó, cộng với lòng đam mê du lãm đang trỗi dậy, ông liền từ biệt vua Đường. Vua rất buồn, nhưng cũng chiều theo, lại tặng thêm rất nhiều vàng nhưng thi nhân không nhận, cuối cùng trao cho ông quyền uống rượu miễn phí tại bất cứ quán rượu nào đi qua, tiền rượu sẽ do ngân khố thanh toán.

Rời cung, bị đày ải và qua đời

Trong 10 năm kể từ lúc rời cung, Lý Bạch tha hồ uống rượu và đi chơi, ông từng qua Triệu, Nguỵ, Tề, Tần, Lương, Tống, các vùng Bân, Kỳ, Thương, Ư, Lạc Dương, các sông Hoài, sông Tứ… Do đi quá nhiều nên ông cũng quen biết và thân thiết với rất nhiều, trong đó có Đỗ Phủ, Sầm Tham, Mạnh Hạo Nhiên, Cao Thích…

Năm Thiên Bảo thứ 13 (755), ông quen với Nguỵ Hạo ở Quảng Lăng, hai người cùng xoã tóc đi thuyền vào sông Tần Hoài. Sau đó đến Tuyên Thành. Tháng 11 năm này có loạn An Lộc Sơn, Lý Bạch liền về Lư Sơn, ở ẩn tại Bình phong điệp. Năm (56 tuổi), tiết độ sứ Vĩnh Vương Lân đến tận núi mời ông về phủ. Lý Bạch đành phải đi theo. Đến khi Lân làm phản bị bắt, Lý Bạch chạy trốn nhưng không thoát, lúc sắp bị tử hình có Tuyên Uý đại sứ Thôi Chi Hoán với ngự sử trung thừa Tống Nhược Tư đem giấu đi. Sang năm 757 bị triều đình bắt lại, lúc này người từng được Lý Bạch cứu khi xưa là Vương Chi Hoán ra sức giải oan, ông được giảm xuống tội đi đày.

Năm 758, trên đường đi đày ba vùng Dạ Lang, Động Đình, Tam Giáp, Lý Bạch được tha, liền đi xuống phía đông đến Hán Dương, tiếp tục cuộc ngao du đây đó, tuy nhiên tuổi già, sức yếu, ông đành đến Đang Đồ, ở nhờ anh họ là Lý Dương Băng. Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi.

Tiểu truyện

Truyện kể về Lý Bạch rất nhiều, ngoại trừ những chuyện phù phép quái gở, thì những chuyện sau đây được sách sử chép lại và người đời truyền tụng:

Chuyện thi cử

Năm Thiên Bảo đời Đường Huyền Tông (742), Lý Bạch đến Tràng An ứng thí, tình cờ gặp Hạ Tri Chương (đang giữ chức Hàn Lâm), cả hai đều mê rượu, mê thơ nên trở thành thân thiết.

Đề thi năm ấy là: ” Không mong văn chương hơn thiên hạ, chỉ cần văn chương đúng ý quan chấm thi “. Khoa thi vừa xong, Hạ Tri Chương sợ Lý Bạch không có tiền đút lót sẽ bị đánh rớt, liền gửi mộ lá thư giới thiệu cho giám khảo. Thư đến hai quan giám khảo là Cao Lực Sĩ và Dương Quốc Trung, hai người này vốn không thích Hạ Tri Chương, nên càng ghét Lý Bạch. Lúc chấm thi, thấy hai chữ Lý Bạch, Dương Quốc Trung liền phê: “Người này dốt quá chỉ đáng mài mực cho bọn sĩ tử thôi”. Cao Lực Sĩ phê hùa theo: “Có lẽ chưa đáng mài mực, chỉ đáng cởi giày cho họ thôi”. Rồi đánh hỏng vào bài thi của ông.

Chuyện trong cung

Thi rớt kỳ ấy, Lý Bạch nghe lời Hạ Tri Chương ở lại chơi ít tháng, đợi Hạ tiến cử. Một hôm sứ nước Phiên dâng thư cho vua Huyền Tôn bằng tiếng Phiên, cả triều không ai đọc được. Vua vừa tức giận vừa hổ thẹn, hẹn sứ giả 6 ngày sẽ trả lời thư. Hạ Tri Chương kể chuyện cho Lý Bạch nghe. Vì Lý Bạch từng được mẹ dạy chữ Phiên, ông bảo “cũng chẳng khó gì”, liền hôm sau được vua Đường vời vào triều. Lý Bạch không chịu vào, vua liền phong cho chức Học vị tiến sĩ, ông mới mặc áo, đội mão bước vào. Cầm thư Phiên, Lý đọc vanh vách, vua từ đó rất thích ông, không ngờ lại có người thông tuệ như vậy, liền thăng chức cho ông làm Hàn Lâm học sĩ.

Đến khi Vua sai viết thư trả lời bằng tiếng Phiên, Lý Bạch mặt đỏ, liểng xiểng đi đến Cao Lực Sĩ, đưa chân cho y tháo giày, rồi ngoắc Dương Quốc Trung lại mài mực ông mới chịu viết. Hai người này đành phải lúi húi làm theo.

Thời gian trong cung của Lý Bạch cũng có nhiều chuyện được chép lại, đại loại là về tài thơ của Lý Bạch. Như việc Lý Bạch say rượu làm thơ thần tốc thì có rất nhiều. Ngoài ra giai thoại sau đây rất nổi tiếng:

Thời Khai Nguyên, lúc hoa nở đẹp, vua Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi ra ngắm hoa, sai nhạc đội ca hát. Lần này vua muốn có lời ca ngợi sắc đẹp của Dương Quý Phi, liền vời Lý Bạch đương say rượu vào đặt cho. Lý Bạch đang say viết liền 3 bài Thanh Bình điệu. Vua và Quý Phi rất thích. Sau này Dương Quốc Trung, Cao Lực Sĩ, những người từng bị Lý Bạch làm nhục gièm pha ông với Dương Quý Phi (em gái của Dương Quốc Trung) về bài Thanh Bình Điệu, bài này có đoạn:

Khả liên Phi Yến ỷ tân trang

Hai người cho là Lý Bạch sánh ngang Quý Phi với Triệu Phi Yến, một hoàng hậu bị thất sủng. Dương Quý Phi từ đó không ưa Lý Bạch, lại thêm Trương Ký ganh ghét gièm pha, Lý Bạch phải cuốn gói khỏi triều đình.

Cái chết

Thời kỳ sau của Lý Bạch ít được chú ý, đến khi Đường Đại Tông – một người yêu thơ Lý Bạch – lên ngôi thì ông đã không còn nữa rồi. Có người bảo ông chết do bệnh, nhưng trong dân gian còn lưu truyền một chuyện đẹp đẽ về cái chết của Lý Bạch:

Tại sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ, trong một đêm rằm, Lý Bạch đang say xỉn trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống với bắt mà chết đuối. Nơi đó có một cái đài, người sau đặt tên là Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng). Chuyện này được Đỗ Phủ, Vương Định Bảo, Hồng Dung Trai ghi lại.

Có nhiều bằng chứng lịch sử nêu rằng Lý Bạch đã tự tử (bài thơ tuyệt mệnh của ông).

Tác phẩm

Nhà thơ Bì Nhật Hưu thời vãn Đường nói rằng: “Từ khi nhà Đường dựng nghiệp đến giờ, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần ruổi tám cực, lường rồi thì lòng ôm bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải lời của thế gian, thì có thơ Lý Bạch”.

Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép hơn cả. Sau loạn An Lộc Sơn thì mất rất nhiều. Đến khi ông mất năm 762 thì người anh họ Lý Dương Lân thu thập lại, thấy chỉ còn không tới 1/10 so với người ta truyền tụng. Sang năm 1080, Sung Minh Chiu người Hàn Quốc mới gom góp lại tập thơ Lý Bạch, gồm 1800 bài. Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan …

Khác với Đỗ Phủ, thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ ( Phù phong hào sĩ ca, Hiệp khách hành, Việt trung lãm cổ…), tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp ( Cổ phong, Quan san nguyệt…), cảm thông cho người chinh phụ ( Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca…), về tình bạn hữu ( Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu…), tình trai gái ( Oán tình, Xuân tứ…), nhớ quê hương ( Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn…). Nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu ( Tương Tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt, 4 bài nguyệt hạ độc chước, Xuân nhật độc chước, Đối tửu …).

Vọng Lư sơn bộc bố

Nhật chiếu hương lô sinh tử yên,

Dao khán bộc bố quải tiền xuyên.

Phi lưu trực há tam thiên xích,

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Xa ngắm thác núi Lư

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,

Xa trông dòng thác trước sông này :

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.

Hành lộ nan

Đình bôi đầu trợ bất năng thực

Bạt kiếm tứ cố tâm mang nhiên

Hành lộ nan! Hành lộ nan

Đa kỳ lộ, kim an tại?

Trường phong phá lãng hôi hữu thì

Trực quải vân phàm tế thượng hải.

Đường đi khó

Dừng chén, ném đũa, nuốt không được

Tuốt kiếm nhìn quanh lòng mênh mang

Muốn vượt Hoàng Hà sông băng đóng

Đường đi khó ! Đường đi khó !

Nay ở đâu ? Đường bao ngả ?

Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày

Treo thẳng buồm mây vượt biển cả.

Dịch: khuyết danh

Thanh bình điệu kỳ 1 – Dịch

Ngô Tất Tố

Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng.

Gió xuân dìu dặt giọt sương trong

Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,

Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.

Trích dẫn tiêu biểu

“Mã nhĩ đông phong” (Tai ngựa, gió đông) – Lý Bạch viết trong bài “Nhớ mười hai đem lạnh Vua Đáp uống một mình” (荅王十二寒夜獨酌有懷): Thế nhân văn thử giai điệu đầu, hữu như đông phong xạ mã nhĩ (世伊聞此皆掉頭、有如東風射馬耳), nghĩa là “Mọi người trong thế giới đều nghe ấy và lắc đầu, thật giống như gió xuân thổi qua tai ngựa”.

“Kim Cốc tửu sổ” (Kim Cốc số rượu) – Từ bài thơ “Đêm xuân uống rượu trong vườn đào mận (春夜宴桃李園序)”: Như thi bất thành, phạt y Kim Cốc tửu sổ (如詩不成、罰依金谷酒數), nghĩa là “Như thơ không thành, phạt theo số rượu ở Kim Cốc”.

2. Đỗ Phủ (杜甫) (Dù Fǔ)(712-770): Hiệu Tử Mỹ, tự Đỗ Thiếu Lăng.

Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông thường được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc.

Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động.

Trước khi trở nên nổi tiếng, những tác phẩm của ông bị ảnh hưởng nhiều từ cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông cho phép ông trở thành một “Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo hay Baudelaire của Trung Quốc”.

(712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.

Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động.

Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông sánh ngang với “Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo hay Baudelaire. (Hung p. 1)

Cuộc đời Những năm đầu tiên

Đa phần những gì chúng ta hiện biết về cuộc đời Đỗ Phủ là thông qua các bài thơ của ông.

Giống như nhiều nhà thơ Trung Quốc khác, Đỗ Phủ xuất thân từ một gia đình quý tộc (tự cho là dòng dõi vua Nghiêu) đã sa sút. Ông sinh năm 712: không biết rõ nơi sinh của ông, trừ chi tiết nó ở gần Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (huyện Củng cũng có thể là nơi sinh của ông). Sau này ông tự coi mình là người kinh đô Trường An.

Trung Quốc thời Đỗ Phủ

Mẹ Đỗ Phủ mất một thời gian ngắn sau khi sinh ông, và ông đã được thím nuôi một thời gian. Người anh trai của ông mất sớm. Ông cũng có ba em trai và một em gái khác mẹ, họ thường được nhắc tới trong các bài thơ của ông, dù ông không bao giờ đề cập tới mẹ kế.

Vì là con trai của một học giả-quan lại bậc thấp, thời trẻ ông được tiếp thu nền giáo dục đúng theo tiêu chuẩn thời đó để có thể trở thành một quan lại dân sự sau này: học thuộc lòng các tác phẩm triết học kinh điển Khổng giáo, lịch sử và thi ca. Sau này ông cho rằng mình đã sáng tác một số bài thơ hay ngay từ khi tuổi còn trẻ, nhưng không lưu giữ lại.

Đầu những năm 730 ông đi tới vùng Giang Tô/Triết Giang; những bài thơ đầu tiên của ông, miêu tả một cuộc thi thơ, được cho là đã sáng tác ở cuối thời kỳ này, khoảng năm 735.

Cùng năm ấy ông đi tới Trường An để dự thi nhưng bất ngờ bị đánh hỏng, việc này đã gây ra chỉ trích trong nhiều thế kỷ tiếp sau. Có lẽ ông đã trượt bởi vì cách hành văn thời ấy quá rắc rối và tối nghĩa, nhưng có ý kiến khác lại cho rằng ông trượt vì đã không tìm kiếm được các mối quan hệ ở kinh đô. Sau kì thi này ông tiếp tục đi du lịch quanh vùng Sơn Đông và Hà Bắc.

Cha ông mất khoảng năm 740. Theo cấp bậc của cha, Đỗ Phủ có thể được phép nhận một chức quan dân sự, nhưng ông đã dành ưu đãi này cho một người em khác mẹ. Bốn năm sau đó ông sống ở vùng Lạc Dương, thực hiện các bổn phận gia đình.

Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy sinh một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần nữa năm 745.

Năm 746 Đỗ Phủ tới kinh đô để tìm kiếm một chức quan. Ông tham gia vào cuộc thi năm sau đó, nhưng tất cả thí sinh đều bị vị tể tướng đánh trượt (để chứng tỏ mình đã sáng suốt sử dụng hết người tài và ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào). Từ đó ông không bao giờ đi thi nữa, chỉ thỉnh cầu trực tiếp hoàng đế năm 751, 754 và có lẽ cả năm 755.

Cuối cùng, vào năm 755 ông được chỉ định làm quan coi kho vũ khí. Dù đây chỉ là một chức nhỏ, ít nhất trong thời bình nó cũng là một buớc khởi đầu cho hoạn lộ của ông. Tuy nhiên, trước khi ông có thể nhậm chức, một loạt các sự kiện xảy ra đã khiến nó không bao giờ còn được thực hiện.

Chiến tranh

Năm 756 Huyền Tông buộc phải thoái vị, bỏ kinh đô tháo chạy. Đỗ Phủ, khi ấy đã rời kinh đô, đưa gia đình tới nơi lánh nạn và tìm đường đi theo triều đình mới của Túc Tông, nhưng trên đường đi ông bị quân nổi loạn bắt đưa về Trường An. Vào mùa thu, con trai út của ông ra đời. Mọi người cho rằng trong khoảng thời gian này Đỗ Phủ đã bị bệnh sốt rét.

Năm sau ông bỏ trốn khỏi Trường An, và được cho giữ chức Tả thập di trong triều đình mới tháng 5 năm 757. Chức vụ này khiến ông có cơ hội gặp gỡ Hoàng đế, nhưng chỉ mang tính nghi lễ. Đỗ Phủ nhanh chóng gặp rắc rối khi ông lợi dụng cơ hội này để dâng thư can gián việc loại bỏ Phòng Quán người bạn và là người bảo trợ của ông chỉ vì một lỗi nhỏ: sau đó tới lượt chính ông bị giam nhưng tới tháng 6 được thả ra. Tháng 9 năm ấy ông được cho phép về gặp gia đình, nhưng nhanh chóng quay lại triều ngày 8 tháng 12, 757. Ông cùng triều đình quay lại Trường An sau khi quân triều đình tái chiếm nó. Tuy nhiên, những lời can gián của ông không hợp với hoàng đế và vào mùa hè năm 758 ông bị giáng cấp làm Tư công tham quân ở Hoa Châu. Chức vụ này làm ông chán ngán: trong một bài thơ, ông đã viết:

“I am about to scream madly in the office/Especially when they bring more papers to pile higher on my desk.”

Mùa hè năm 759 ông lại ra đi; lý do của lần này thường được cho là vì nạn đói nhưng cũng có ý cho rằng ông ra đi vì vỡ mộng. Năm sau đó ông sống sáu tuần tại Tần Châu (hiện nay là Thiên Thuỷ, tỉnh Cam Túc), ở đây ông đã sáng tác sáu mươi bài thơ.

Thành Đô

Năm 760 ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nơi ông sẽ sống trong năm năm tiếp theo. Tới mùa thu năm đó ông rơi vào cảnh túng quẫn phải gửi thơ tới những người quen biết để cầu xin giúp đỡ. Ông được Nghiêm Vũ, một người bạn và là đồng môn đang làm tổng trấn ở Thành Đô giúp đỡ. Dù vậy đây vẫn là một trong những giai đoạn thanh bình và hạnh phúc nhất của ông, và nhiều bài thơ sáng tác trong thời kỳ này miêu tả lại cuộc sống thanh bình trong “thảo đường” ở đó. Năm 762 ông rời thành phố này để tránh một cuộc bạo loạn, chỉ quay lại vào mùa hè năm 764 và được chỉ định làm Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang, tham gia vào chiến dịch chống lại người Tây tạng.

Những năm sau này

Quân đội triều đình tái chiếm Lạc Dương, nơi sinh Đỗ Phủ, vào mùa đông năm 762, và vào mùa xuân năm 765 Đỗ Phủ cùng gia đình đi thuyền xuôi sông Dương Tử, với ý định quay về Lạc Dương. Chuyến đi rất chậm, vì tình trạng sức khỏe kém của ông (lúc ấy ông mắc thêm bệnh mắt, điếc và nói chung đã ở tuổi già lại thêm những lo lắng phiền não). Họ dừng lại ở Quỳ Châu (hiện nay là Bạch Đế, Trùng Khánh) trong hai năm cho tới tận cuối mùa đông năm 766. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ cuối cùng của thơ Đỗ Phủ, và cũng chính ở đây ông đã sáng tác 437 bài thơ đa phần là thơ luật. Mùa thu năm 766 Bo Maolin trở thành tổng trấn trong vùng: ông giúp đỡ tài chính và trao cho Đỗ Phủ một chức quan thư ký không chính thức.

Ông lập gia đình từ khoảng năm 752, và tới năm 757 họ đã có năm con (ba trai hai gái) nhưng một cậu con trai ông đã chết khi còn thơ ấu năm 755.

Từ năm 754 ông bắt đầu bị bệnh phổi (có lẽ là hen suyễn). Tháng 3 năm 768 ông lại bắt đầu chuyến hành trình tới tỉnh Hồ Nam. Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59, trên một chiếc thuyền rách nát… Vợ và hai con trai ông vẫn ở tại đó thêm ít nhất hai năm nữa. Cuối cùng dòng dõi còn được biết của ông là một cháu trai, người đã đề nghị Nguyên Chẩn viết bài minh trên mộ ông vào năm 813.

Tư tưởng và tác phẩm

Một đoạn trong bài thơ “Thăm đền Lão Tử” của Đỗ Phủ, bản viết tay thế kỷ 16

Giới phê bình văn học chú trọng tới tính sử, đạo đức và kỹ thuật sáng tác điêu luyện của ông.

Lịch sử

Những phản ánh chính trị của Đỗ Phủ dựa trên cảm xúc chứ không dựa trên tính toán. Ông ước ao mọi người bớt ích kỷ và làm tròn bổn phận của mình. Tuy nhiên, do người ta không thể không đồng ý với các quan điểm của ông nên các sự thật được biểu đạt đầy sức thuyết phục trong thơ ông đã khiến ông trở thành một nhân vật trung tâm trong thi sử Trung Quốc.

Đạo đức

Một danh hiệu thứ hai mà các nhà phê bình Trung Quốc đặt cho Đỗ Phủ là “thi thánh” (詩聖), ngang hàng với Khổng Tử, vị thánh về triết học. Trong một bài thơ ở thời kỳ đầu tiên của ông, Binh xa hành(兵 車行) (khoảng năm 750), đã nói lên nỗi thống khổ của một người bị bắt đi lính trong quân đội triều đình, thậm chí trước khi xảy ra loạn An Lộc Sơn; bài thơ này nói lên sự xung đột giữa việc chấp nhận và hoàn thành nghĩa vụ, và sự ý thức rõ ràng về những đau khổ có thể nảy sinh. Chủ đề này liên tiếp được nhấn mạnh trong những bài thơ về cuộc đời của dân chúng và binh sĩ mà Đỗ Phủ sáng tác trong cả cuộc đời mình.

Tuy việc Đỗ Phủ hay nhắc đến sự thống khổ của riêng mình có thể đem lại một ấn tượng về chủ nghĩa duy ngã. Nhưng thực tế hình ảnh ông trong đó luôn được quan sát dưới góc độ khách quan và hầu như chỉ được đưa ra sau chót để tự cảm thán. Vì thế, ông khiến bức tranh xã hội trong thơ mang tính khái quát cao hơn khi so sánh nó với một cá nhân tầm thường là chính mình.

Kỹ thuật

Trước tác của Đỗ Phủ đặc biệt nổi tiếng nhất vì tầm vóc của nó. Các nhà phê bình Trung Quốc thường dùng từ Tập đại thành 集大成, theo lời ca ngợi của Mạnh Tử dành cho Khổng Tử. Yuan Zhen là người đầu tiên lưu ý tới mức độ to lớn của các tác phẩm của Đỗ Phủ, năm 813 ông đã viết, (Đỗ Phủ) “đã thống nhất trong tác phẩm của mình những nét tiêu biểu mà người trước mới chỉ đề cập riêng lẻ”. Ông là nhà thơ tài nghệ trong mọi phong cách thơ Trung Quốc. Ở bất cứ hình thức nào ông đều mang lại những tiến bộ vượt bậc hay đóng góp những ví dụ mẫu mực. Hơn nữa, thơ ông có phạm vi sử dụng từ vựng rộng lớn, từ cách nói trực tiếp và thông tục cho đến cách nói bóng và ngôn ngữ văn chương. Nội dung chính trong thơ đã thay đổi khi ông phát triển phong cách của mình để thích hợp với hoàn cảnh xung quanh. Những bài thơ đầu tiên theo phong cách trang nhã nhưng về sau này khi trải qua những cơ cực của chiến tranh thơ ông đã trở lại với phong cách đích thực của mình. Những bài thơ sáng tác trong giai đoạn ở Tần Châu đơn giản đến tàn nhẫn, phản ánh quang cảnh hoang tàn. Những bài thơ giai đoạn ở Thành Đô nhẹ nhàng và đẹp đẽ, trong khi ở cuối giai đoạn Quỳ Châu đậm chi tiết và có tính dự báo.

Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong 1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà thơ tiêu biểu cho thể loại này. Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật thông thường.

Ảnh hưởng

Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánh giá cao, phần vì những đổi mới trong phong cách và hình thức thơ ông. Một số bị coi là quá táo bạo và kỳ cục đối với giới phê bình văn học Trung Quốc. Chỉ một số ít tác giả đương thời có nhắc tới ông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân, chứ không phải như một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức. Thơ Đỗ Phủ cũng ít xuất hiện trong những hợp tuyển văn học thời kỳ đó.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, và tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. Những lời ngợi ca đầu tiên dành cho Đỗ Phủ là của Bạch Cư Dị, người đã ca ngợi những tình cảm đạo đức trong một số tác phẩm của Đỗ Phủ. Hàn Vũ đã viết bài bênh vực mỹ học trong thơ Đỗ Phủ và Lý Bạch trước những lời chỉ trích nhằm vào họ. Tới đầu thế kỷ thứ 10, Wei Zhuang đã cho dựng lại bản sao đầu tiên ngôi nhà tranh của ông ở Tứ Xuyên.

Tới thế kỷ 11, trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủ lên tới cực điểm. Trong thời gian này các nhà thơ trước đó đã được đánh giá lại một cách toàn diện, theo đó Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ lần lượt được coi là đại diện cho xu hướng Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo trong văn hóa Trung Quốc. Cùng lúc ấy, sự phát triển của Tân Khổng giáo đã đặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả cuộc đời, ông đã không vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình. Ảnh hưởng của ông càng tăng do khả năng hòa hợp những mặt đối lập: phe bảo thủ chính trị bị thu hút bởi sự trung thành của ông với hệ thống tôn ti trật tự sẵn có, còn phe cải cách nắm lấy mối quan tâm của ông đối với đời sống dân nghèo. Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, sự trung thành với quốc gia và những quan tâm của ông tới người nghèo đã được giải thích sự phôi thai của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và ông được tán dương vì ông đã sử dụng ngôn ngữ giản dị “của nhân dân”.

Sự nổi tiếng của Đỗ Phủ lớn tới mức có thể đo được, như trường hợp của Shakespeare ở Anh. Mỗi nhà thơ Trung Quốc đều khó có thể không bị ảnh hưởng từ ông. Không bao giờ có một Đỗ Phủ thứ hai, các nhà thơ sau này tiếp nối truyền thống trong từng khía cạnh cụ thể của thơ ông. Mối quan tâm của Bạch Cư Dị tới dân nghèo, lòng yêu nước của Lục Du, các phản ánh cuộc sống hàng ngày của Mai Nghiêu Thần là một vài ví dụ.

Trích dẫn tiêu biểu

“Gia thư vạn kim” (Thư quê, muôn vàng) – Từ bài Xuân vọng (春望) của Đỗ Phủ: “Phong hoả liên tam nguyệt, gia thư để vạn kim = Khói lửa liền ba tháng, thư quê đáng muôn đồng (烽火連三月、家書抵萬金)”.

3. Bạch Cư Dị (白居易) (Bó Jūyì) (772-846): Tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường.

Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam: Tỳ bà hành, Trường Hận Ca. Bạch Cư Dị để lại khoảng trên 2.800 bài thơ.

(chữ Hán: 白居易) (772-846) tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca.

Tổ tiên ông là người gốc Thái Nguyên, Sơn Tây, sau di cư tới huyện Vị Nam, Thiểm Tây. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.

Năm Trinh Nguyên thứ 16 (năm 800), ông thi đỗ tiến sĩ được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Do mâu thuẫn với tể tướng Lý Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào tham quân ở Kinh Triệu. Năm Nguyên Hòa thứ 10 (815), do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, nhóm quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm tư mã Giang Châu. Giai đoạn tuừ năm 821 tới năm 824 làm thứ sử Hàng Châu, năm 825 làm thứ sử Tô Châu, sau được triệu về kinh làm Thái Tử thiếu phó. Năm Hội Xương thứ 2 (842) về hưu với hàm thượng thư bộ Hình, sau mất tại Hương Sơn, Lạc Dương.

Những năm đầu, ông cùng Nguyên Chuẩn ngâm thơ, uống rượu, được người đời gọi là Nguyên Bạch. Sau này, khi Nguyên Chuẩn mất, lại cùng Lưu Vũ Tích, hợp thành cặp Lưu Bạch. Người đời tôn xưng ông là Thi Ma.

Ông chủ trương đổi mới thơ ca. Cùng với Nguyên Chẩn, Trương Tịch, Vương Kiến, ông chủ trương thơ phải gắn bó với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội, chống lại thứ văn chương hình thức. Ông nói: “Làm văn phải vì thời thế mà làm… Làm thơ phải vì thực tại mà viết”, mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân. Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo. Trường hận ca để nói mối tình đẹp của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi, nhưng đọc kỹ thì những ý châm biếm, mỉa mai kín đáo đều có. Ông cùng Nguyên Chẩn đề xướng phong trào Tân Nhạc Phủ, nên trong thơ, ông luôn công kích đời sống xa hoa dâm dật của bọn quý tộc, bóc trần sự bóc lột của bọn quan lại, thông cảm với nỗi thống khổ của dân chúng (Tần Trung Ngâm, Tân Nhạc Phủ).

Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời (Tỳ bà hành). Ông thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai (Nghị hôn).

Ông chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự. Thơ ông giàu tính trữ tình. Khi ông bị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang, ba bốn ngàn dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ…. đều có đề thơ của mình, nên càng tự tin ở chủ trương của mình hơn.

Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang, cũng như là biểu hiện trốn đời, sau khi đã quá ngán về nhân tình thế thái. Ông để lại khoảng trên 2.800 bài thơ.

Công trạng khi làm quan 4. Vương Bột (王勃) (Wángbó) (647-675): Tự Tử An, người Giáng Châu, Long Môn (ngày nay là Hòa Tân, Sơn Tây)thời nhà Đường.

Vương Bột được xem là một trong “Sơ Đường tứ kiệt” (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường), 3 nhà thơ kia là: Dương Quýnh (杨炯), Lư Chiếu Lân (卢照邻) và Lạc Tân Vương (骆宾王).Tác phẩm nổi tiếng của ông là Đằng Vương Các Tự. Các tác phẩm nổi tiếng của Vương Bột có:

Hán Thư Chỉ Hà (10 quyển) (汉书指瑕)十卷

Chu Dịch Phát Huy (5 quyển) (周易发挥)五卷

Thứ Luận Ngữ (10 quyển) (次论语)十卷

Chu Trung Toản Tự (5 quyển(舟中纂序)五卷

Thiên Tuế Lịch(千岁历)

(王勃) (650-676), tự Tử An, người Long Môn, Giáng Châu (ngày nay là Hà Tân, Sơn Tây) thời nhà Đường.

Vương Bột được xem là một trong “Sơ Đường tứ kiệt” (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường), 3 nhà thơ còn lại là: Dương Quýnh (杨炯), Lư Chiếu Lân (卢照邻) và Lạc Tân Vương (骆宾王).

Sinh mất

Về năm sinh của Vương Bột có các diễn giải khác nhau. Một thuyết căn cứ theo Dương Quýnh trong Vương Bột tập tự thì ông mất năm Thượng Nguyên thứ 3 thời Đường Cao Tông khi 28 tuổi, tức năm 676. Suy ra ông sinh năm Trinh Quán thứ 23 thời Đường Thái Tông hay năm 649.

Một thuyết khác căn cứ theo chính lời của Vương Bột trong Xuân tư phú là “Hàm Hanh nhị niên, dư xuân thu nhị thập hữu nhị”. Năm Hàm Hanh thứ 2 là năm 671, như thế suy ra ông sinh năm Vĩnh Huy thứ 1 thời Đường Cao Tông hay năm 650. Hiện nay, đa phần cho rằng ông sinh năm 650 và mất năm 676, hưởng dương 27 tuổi.

Tháng 8 năm 676, trên đường trở về từ chuyến viếng thăm cha mình khi đó đang bị giáng chức làm huyện lệnh tại Giao Chỉ, ông bị chết đuối trên biển. Mộ phần của ông hiện vẫn còn ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Tác phẩm

Tác phẩm nổi tiếng của ông là Đằng Vương Các Tự. Các tác phẩm nổi tiếng khác của Vương Bột có: Hán Thư Chỉ Hà (10 quyển) (汉书指瑕)十卷 Chu Dịch Phát Huy (5 quyển) (周易发挥)五卷 Thứ Luận Ngữ (10 quyển) (次论语)十卷 Chu Trung Toản Tự (5 quyển) (舟中纂序)五卷 Thiên Tuế Lịch (千岁历)

Tất cả các tác phẩm trên đều bị thất bản.

Nguồn: www.chinese.edu.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

Các Câu Truyện Cười Hài Hước – Trung Tâm Đào Tạo Kế Toán Bắc Ninh Uy Tín Và Chất Lượng

.Bớt 5 đô la

Cảnh sát điều tra về cái chết bí ẩn của một nhà kinh doanh cỡ lớn, ông ta nhảy từ cửa sổ văn phòng của ông ta trên tầng 11 xuống. Cô thứ ký dáng thùy mị nết na của ông ta khai:

“Sau tuần thứ nhất, tôi được tăng lương 20 đô la. Cuối tuần thứ 2, ông ấy cho tôi tấm áo dạ hội rất đẹp. Cuối tuần thứ 3, ông ấy cho tôi một khăn choàng bằng lông chồn tuyệt mỹ. Thế rồi chiều hôm đó, ông gọi tôi vào phòng giấy và hỏi tôi có chịu làm tình với ông không. Tôi bảo tôi bằng lòng và nói thêm rằng, vì ông rất tốt với tôi, nên ông chỉ cần trả tôi 5 đô la, mặc dù tôi tính tiền cho mọi đàn ông khác trong văn phòng là 10 đô la. Đúng lúc ấy ông nhảy ra ngoài cửa sổ”.

. Ông nói về ai?

Luật sư bào chữa nói về bị cáo, thân chủ của mình: – Trước mặt quý tòa là một người cao thượng, có giáo dục, trung thực, tỉnh táo… Bị cáo ngắt lời luật sư và nói với tòa: – Thưa tòa, ông luật sư này thật không tốt. Tôi thuê ông ấy để ông ấy bênh vực tôi, vậy mà từ nãy ông ấy lại toàn nói về ai đó khác.

. Mỗi tháng 2 lần

Chồng đặt báo xuống, nhìn vợ nói: “Anh đọc thấy ở Braxin, phụ nữ trả nam giới bảy đô la mỗi lần nam giới nằm với họ. Cái lợi ấy ta chẳng nên bỏ qua. Anh sẽ đi chuyến tàu biển gần nhất”! Vợ kêu lên: “Em đi với anh” – Anh cần em làm gì kia chứ? – chồng phản đối Vợ cãi: “Em muốn xem anh sống thế nào với 14 đô la mỗi tháng”

5. Theo trí nhớ

Grace và Mary học cùng một trường. Cặp đôi này vừa có một kỳ nghỉ hè hết sức thú vị tại một miền quê. Tại đó họ còn làm quen với một họa sỹ tài ba cũng đang đi vẽ cảnh nông thôn. Ít lâu sau, trở về thành phố, họ nhận được nhận lời mời của ông họa sỹ này đến xem cuộc trưng bày tranh của ông ta.

Lúc họ đến gần một bức tranh khỏa thân vẽ hết sức táo bạo. Grace không thể không nhận thấy cô gái trong tranh giống hệt cô bạn gái Mary của mình. – Mary, cậu hổn hển- Bức tranh này giống hệt em, chẳng lẽ em lại làm mẫu khỏa thân cho ông ấy? – Tất nhiên là không – Mary đỏ mặt lắp bắp- hẳn là ông ấy vẽ bức tranh dựa theo trí nhớ.

. Quán tính

Ba giờ sáng, hai vợ chồng nhà nọ đang ngủ. Bỗng bà vợ ngủ mê kêu ré lên: – Chết rồi, chồng em về! Ông chồng tỉnh ngay dậy, quơ vội quần áo nhảy ra cửa sổ.

. Mấy lần?

Trong lúc xem triển lãm gia súc trong một chợ quê cùng chồng, bà vợ kênh kiệu hỏi một trong những người nuôi bò đực là mỗi tuần họ cho bò của họ làm cái chức năng giống đực của chúng mấy lần: – Khoảng 4-5 lần, người chủ bò trả lời. Quay sang nhìn chồng có vẻ khinh bỉ bà nói: “Anh thấy chưa, bốn hoặc năm lần chưa phải đã là nhiều nếu so với những con loại xuất sắc” Hiểu ra là mình đã góp thêm vào cái thói dằn vặt chồng của người phụ nữ kia, người nuôi bò đực vội nói: “Tất nhiên là không bao giờ chúng tôi đưa cùng một con bò cái vào 2 lần liền”

. Gậy ông đập lưng ông

Lúc chồng đi làm, cậu con trai lên bốn nói với mẹ: “Lúc mẹ đi vắng, bố đưa chị sen lên gác và…” Mẹ cậu ngăn lại, bảo: “Để tối, lúc bồ về con hãy kể nốt” Trong bữa ăn tối hôm đó, bà ta nói: “Bobby, bây gờ con có thể kể nốt câu chuyện” Vâng, bố đưa chị sên lên gác và làm giống như mẹ làm với bác Charles lúc bố đi câu cá ấy”

. Con gái vâng lời

Mẹ cô dâu có một số quan điểm cổ hủ về hôn nhân, và bà truyền dạy cho con gái: – Đừng bao giờ để chồng con nhìn thấy con hoàn toàn khỏa thân- bà khuyên- bao giờ con cũng phải mang một thứ gì đó trên người. – Vâng thưa mẹ – cô gái vâng lời đáp. Sau khi cưới hai tuần, cô gái cùng chồng sắp sửa lên giường thì anh chồng hỏi: “Em yêu, trong gia đình em có ai bị tâm thần không đấy?” – Theo em biết thì không – cô gái trả lời- tại sao anh lại hỏi như vậy? – Có đấy- anh chồng đáp – Chúng mình cưới nhau đã được hai tuần lễ vậy mà đêm nào em cũng đội cái mũ tồi tệ ấy lúc nằm trên giường.

Rate this post

Tự Học Tiếng Trung Qua Truyện Cười Song Ngữ Trung – Việt (Có Phiên Âm)

Giá thị trường:150.000đ

Rèn Kỹ Năng Làm Bài Trọng Âm Ngữ Âm Môn Tiếng Anh

Bí quyết đơn giản nắm trọn điểm phần trọng âm, ngữ âm trong bài thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh

Kỳ thi THPT Quốc gia là một kỳ thi rất quan trọng, vừa phục vụ mục đích thi tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học, cao đẳng. Để vượt qua kỳ thi này, trước hết các em cần phải có một tinh thần vững chắc và hơn hết là lượng kiến thức đủ chắc cùng các kỹ năng làm bài trắc nghiệm cần thiết để chinh phục kỳ thi dễ dàng.

Tiếng Anh là 1 trong 3 môn thi bắt buộc, so với các năm trước đề thi đã chuyển về dạng trắc nghiệm với số câu hỏi được rút gọn xuống còn 50 câu hỏi. Đề thi gồm có 8 dạng bài bao gồm: từ vựng, ngữ pháp, trọng âm ngữ âm, điền từ, đọc hiểu, câu hỏi viết, tìm lỗi sai và từ đồng nghĩa trái nghĩa.

Trong 8 dạng bài, phần “trọng âm – ngữ âm”  là dạng bài dễ, số lượng câu hỏi ít nhưng để “ẵm” điểm tuyệt đối trong phần này lại không dễ dàng bởi vì:

Các em không biết cách đánh trọng âm và  đọc chuẩn phiên âm

Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm, phần trọng âm, ngữ âm chỉ có 4 câu hỏi với 16 từ đơn giản nhưng lại là phần khiến nhiều em hay bị mất điểm nhất. Bởi các em có ôn tập kỹ đến đâu nhưng khi đi thi vẫn cảm thấy lúng túng, phân vân khi câu hỏi xuất hiện nhiều từ vựng có hình thức mới mẻ. Nếu đề thi có các từ có từ 3 – 5 âm tiết thì phải xác định trọng âm như thế nào? Các em không biết cách xác định được trọng âm cũng như cách đọc phiên âm chuẩn của từ nên rất khó để xác định được phương án đúng.

Các em không nhớ được các quy tắc phát âm và đánh dấu trọng âm của từ

Học sinh vẫn còn ôn tập phần này rất máy móc, các em dùng từ điển tra từng từ, ghi nhớ và học thuộc lòng mà không tự rút ra được những quy tắc chung. Nhiều em vì thấy điểm phần này ít nên không muốn dành thời gian ôn tập, khi đi thi thường dựa vào “may rủi” bằng cách khoanh mò đáp án.

Tiếng anh có nhiều trường hợp ngoại lệ dù các em có nắm được quy tắc vẫn không giải quyết được

Mặc dù các em có ôn tập, nắm hết các quy tắc phát âm, đánh dấu trọng âm nhưng vẫn không đạt điểm cao vì trong tiếng Anh có rất nhiều trường hợp ngoại lệ. Vậy làm sao để các em có thể hệ thống được các trường hợp đặc biệt này để đưa ra cách đối phó phù hợp.

Sẽ thật tiếc nếu chỉ vì những khó khăn trên mà các em phải bỏ lỡ một phần dễ ăn điểm. Hãy sử dụng ngay cuốn sách “Rèn kỹ năng làm bài trọng âm, ngữ âm môn tiếng Anh” để “ẵm trọn vẹn” điểm phần thi trọng âm, ngữ âm và vững bước trong kỳ thi sắp tới. Đây là cuốn sách của tác giả Mai Phương – chuyên gia luyện thi tiếng Anh hàng đầu tại Việt Nam.

Các em sẽ nhận được gì khi ôn thi cùng cuốn sách này?

Tài liệu cung cấp cách phát âm chuẩn cùng cách đánh đúng trọng âm

Phần I: Lý thuyết

Nguyên âm

Nguyên âm đôi

Phụ âm

Trọng âm

Phần 2: Thực hành

Ngữ âm

Trọng âm

Nắm trọn các quy tắc phát âm và đánh dấu trọng âm của người bản ngữ

Nắm trong tay các quy tắc phát âm của người bản ngữ là các em đã nắm được bí kíp để giải quyết nhanh phần này. Sách cung cấp các quy tắc như quy tắc đánh dấu trọng âm với từ có 3,4 âm tiết, quy tắc nhấn trọng âm đối với từ ghép. Cuốn sách này không chỉ cung cấp các quy tắc mà còn có cả phần giải thích chi tiết bằng tiếng Anh và tiếng Việt nhằm giúp các em nắm chắc bài học và còn tăng được một lượng từ vựng đáng kể.

Liệt kê các trường hợp ngoại lệ thường xuất hiện trong đề thi

Bên cạnh nắm vững các quy tắc đánh dấu trọng âm thì các bạn cũng cần nắm được các trường hợp ngoại lệ vì trong tiếng Anh không phải lúc nào cũng có quy tắc. Với cuốn sách này các em sẽ biết được ôn tập bằng cách hệ thống lại toàn bộ trường hợp ngoại lê. Kèm theo đó là hệ thống các câu hỏi giúp các em luyện tập nhuần nhuyễn để khi đi thi dù có gặp phải những trường hợp này các em sẽ có thể giải quyết nhanh chóng.

Nâng cao kĩ năng làm bài với ngân hàng câu hỏi lên tới 1000 câu

Phần thực hành với hơn 1000 câu hỏi sẽ là cơ hội để các em có điều kiện áp dụng được phần lí thuyết đã được học. Bên cạnh đó phần lời giải chi tiết kèm phiên âm quốc tế sẽ giúp các em ôn tập được toàn diện kiến thức lẫn kĩ năng làm bài trắc nghiệm. Đề thi chỉ có 4 câu nhưng các em được ôn tới tận 1000 câu, chắc chắn việc ghi điểm trọn vẹn trong phần này là quá đơn giản.

Tặng 15 bài test online trên test.tkbooks.vn

Khi mua cuốn sách này, các em sẽ nhận được thêm 15 bài test online về trọng âm và ngữ âm trên website:test.tkbooks.vn. Hãy nhập mã cào ở bìa sau cuốn sách để sở hữu ngay 15 test online ôn luyện siêu tốc.

Khác biệt với các cuốn luyện phát âm bên ngoài thị trường, cuốn Rèn kỹ năng làm bài trọng âm, ngữ âm môn tiếng Anh là một cuốn sách giúp các em học sinh ôn tập phần này một cách có hệ thống và khoa học. Các em sẽ được hoàn thiện kĩ năng phát âm và đánh dấu trọng âm như người bản ngữ, không chỉ phù hợp với kì thi mà những kiến thức này còn rất bổ ích trong việc học giao tiếp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Học Tiếng Trung Cấp Tốc Qua Những Mẩu Truyện Cười Hài Hước ⋆ Trung Tâm Đào Tạo Tiếng Trung Chinese trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!