Xu Hướng 3/2023 # Hoàng Ngọc Ẩn, Người Mang Thơ Đến Với Âm Nhạc # Top 4 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hoàng Ngọc Ẩn, Người Mang Thơ Đến Với Âm Nhạc # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Hoàng Ngọc Ẩn, Người Mang Thơ Đến Với Âm Nhạc được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong thơ vốn có nhạc, trong nhạc tràn ngập thơ, cho nên cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi thơ Hoàng Ngọc Ẩn đã được rất nhiều nhạc sĩ phổ thành ca khúc.

Chỉ riêng trong nhạc Việt Nam thôi, cho đến hôm nay có lẽ không ai trong chúng ta có thể nhớ hết có bao nhiêu bài thơ đã được phổ nhạc. Ngay cả giây phút này đây có thể đúng là lúc một bài thơ đang được chào đời, và cũng ngay giây phút này đây, có thể ở một nơi nào đó, một bài thơ khác đang được xếp vào cung bậc để trở thành ca khúc.

Và cũng có thể một bài thơ tự nó đã có thể trở thành một bài nhạc như trường hợp Hoàng Ngọc Ẩn, hay nói như nhạc sĩ Trường Kỳ: “Hoàng Ngọc Ẩn, người mang thơ đến với âm nhạc.”

Anh đi, rừng chưa thay láEm về, rừng lá thay chưa?Phố cũ bây chừ xa lạHắt hiu đợi gió giao mùa..

Xuân xưa mình chung đôi bóngXuân này, mình ngóng trông nhauHun hút phương trời vô vọngNhớ thương bạc trắng mái đầu

Em có về qua phố cũ?Phố phường chừ đã đổi thayThương em, nửa đời hoang phếThương ta, chịu kiếp lưu đày

Xuân nay, mình em lẻ bóngCó còn tiếc nhớ xuân xưaDài tay đếm từng nhung nhớEm ơi, đợi gió giao mùa…

Đó là bài thơ Rừng Lá Thay Chưa của Hoàng Ngọc Ẩn, ghi lại tâm sự của những người phải xa nhau một thời vì biến nạn lịch sử 75, được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc. Bài hát được rất nhiều ca sĩ nổi danh tại hải ngoại trình bày. Trong chương trình này, Bích Huyền chọn giọng hát Thúy Vy, với thể điệu nhạc rộn ràng tươi trẻ…

Phổ nhạc một bài thơ là ghi lại lời thơ trong ý nhạc, bằng những giai điệu, bằng những cung bậc mà người nhạc sĩ cảm nhận được. Như chúng ta đã biết, trong thơ vốn có nhạc, trong nhạc tràn ngập thơ, cho nên cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi thơ Hoàng Ngọc Ẩn đã được rất nhiều nhạc sĩ phổ thành ca khúc, như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Lê Uyên Phương, Việt Dzũng, Hoàng An, Hoàng Văn, Hoàng Cầm… và còn nhiều nhạc sĩ tài danh khác nữa.

Mỗi bài thơ của Hoàng Ngọc Ẩn lấp lánh rất nhiều màu sắc, nhất là những kỷ niệm ngọt ngào của một thời đã xa. Một thời biết yêu, một thời được yêu, và một thời xa cách… mà đời người dường như ai cũng trải qua.

Tôi tiễn em, rồi ai tiễn tôi?Chiều thu hoa lá rụng tơi bờiEm đi biển động đau lòng sóngLũng thấp, trời cao cũng ngậm ngùi

Giọng hát Tuấn Ngọc vừa gửi đến quý vị và các bạn tình khúc Đêm Giã Từ Đà Lạt, Trần Quan Long phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn, Bích Huyền trích từ CD Bến Lỡ với 10 tình khúc Hoàng Ngọc Ẩn, phần hòa âm ghi tên nhiều nhạc sĩ như Hòang Tuấn, Tuấn Ngọc, Chí Tâm v…v… Điều đó chứng tỏ CD của Hoàng Ngọc Ẩn được rất nhiều người chăm sóc, thương yêu.

Nhạc sĩ, thi sĩ Hoàng Ngọc Ẩn hiện đang định cư tại Thành phố Houston, Texas. Ông là một trong những người Việt Nam đầu tiên tỵ nạn chính trị sau tháng tư năm 1975. Nói cho chính xác, nhờ làm việc trong Tòa Đại sứ Mỹ, ông và gia đình đã nhanh chóng được di tản và đặt chân lên lên Thành phố Houston vào ngày 16/6/1975, bỏ lại Sài Gòn sau lưng với muôn vàn kỷ niệm.

Chiều đang xuống trong hồn mây phiêu lãngGió không màu vì nhạc lạnh đêm tangHương ngàn hương điếng cả ngõ tơ đànSao rụng xuống thi nhau tìm hoa ngọc

Ai tìm ai giữa hồn thơ đang khócĐể một chiều kinh nguyện đắng im hơiMê hồn mê… tim loãng nỗi chơi vơiCung Nguyệt Lệ vào trời Xuân Nguyện Ước

Hồn bay lên theo cung nga diệu vợiHút thiên đường và ý lạc không gianLỗi nhịp tiền duyênTan giấc mộng vàng…Hồn vỡ vụn tan ra thành từng mảnhRơi xuống…Hồn thơ đang lạnh!

Bích Huyền xin phép trích đoạn lời dẫn nhập của Hồ Huấn Cao tức nhà thơ Du Tử Lê trong tập thơ Rừng Lá Thay Chưa, để kết thúc chương trình này:

Trong thơ Hoàng Ngọc Ẩn, thời gian, không gian làm nền lót cho những hình ảnh quen thuộc, cho những gợi khêu cảnh tượng muôn đời còn lấp lánh trong ký ức nhân gian.

Tiếng hát khơi dòng thương nhớ xưaMênh mang trời đất mới giao mùaỞ đây ta vẫn sầu cô quạnh Vẫn nhớ thương về năm tháng quà.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn bên phải để nghe chương trình này.

Giáo Án Âm Nhạc: Dạy Hát: “Bầu Và Bí”

Giáo án âm nhạc: Dạy hát: “Bầu và Bí”

Nghe hát: “Vườn rau của ba”

– Trẻ thuộc bài hát ” Bầu và bí ” nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát nói về bầu và bí (là loại rau ăn quả)

– Luyện cho trẻ kỹ năng nghe nhạc, và kỹ năng hát đúng nhịp bài hát.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

– Trẻ chú ý lắng nghe cô hát.

– Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi.

– Giáo dục trẻ biết đoàn kết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.

– Nhạc các bài hát “Bầu và Bí”, “Vườn cây của ba”

– Cây ăn quả, mô hình vườn rau

– Một số nhạc cụ như : Phách tre, xắc xô, đàn…

– Cho trẻ đi thăm mô hình vườn rau

– Cô đọc câu đố về một số loại rau

– Đàm thoại với trẻ về chủ điểm

– Thông qua đàm thoại – lồng giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ rau, cây xanh.

* Hoạt động 2: Dạy hát: “Bầu và Bí”

– Các con ơi! ngoài những loại rau mà các con vừa được xem, các con còn biết những loại rau nào nữa?

– Do nhạc sĩ nào sáng tác?

– Để hiểu rõ hơn về nội dung bài hát chúng mình lắng nghe cô hát lại một lần nữa

* Cô tóm nội dung bài hát : – Bài hát nói về bầu và bí tuy rằng khác giống nhưng vẫn quấn quýt bên nhau trong một cái giàn đấy. Chúng ta cũng phải giống như bầu và bí mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình khác nhau, nhưng chúng ta được về đây học chung một mái trường, học chung một lớp vì thế các con phải biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau các con nhớ chưa?

– Bây giờ chúng mình cùng cô hát vang bài ” Bầu và Bí” nào!

– Cô dạy cả lớp hát 2-3 lần.

– Mời nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái hát, hát tam ca,song ca, đơn ca bằng hình thức tổ chức “Hội thi tiếng hát họa mi”

– Chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần hát.

Cả lớp hát lại một lần.

* Hoạt động 3: Nghe hát: “Vườn rau của ba”

– Cô hát lần 1 ( Ngồi hát)

– Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sang tác?

– Cô hát lần 2: Có làm động tác minh hoạ – Trẻ hưởng ứng cùng cô

* Hoạt động 4: Trò chơi “Nhanh tay hái quả”

– Bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi: ” Nhanh tay hái quả” các con có thích không?

– Cô giới thiệu tên trò chơi .Hướng dẫn cách chơi .

– Cách chơi: Cô đặt 1 cây xanh có gắn quả ở giữa phòng học, cho trẻ đi xung quanh cây vui hát bài “Em yêu cây xanh”. Khi nghe tiếng nhạc cuối thì dừng lại và nhanh tay hái lấy 1 quả ở trên cây.

– Luật chơi: Bạn nào chậm không hái được quả thì sẽ phải nhảy lò cò.

– Trẻ chơi: Cô điều khiển trò chơi và động viên khuyến khích trẻ chơi

– Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.

* Kết thúc: Cô và trẻ hát lại bài ” Bầu và Bí” và ra sân chơi

– Dặn dò trẻ trước khi ra sân

– Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi, hít thở không khí trong lành

– Cô trò chuyện với trẻ về cảnh quang sân trường

– Khi dạo chơi cô nhắc nhỡ trẻ không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp…

b. TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”

– Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần

Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Đọc cho trẻ nghe bài đồng giao “Các loại rau”

– Cho trẻ ngồi thành vòng tròn

– Đọc cho trẻ nghe bài đồng dao “Về các loại rau” (2 -3 lần)

– Hỏi trẻ cô vừa đọc bài đồng giao gì?

– Trong bài đồng giao, tác giả kể đến những loài rau nào?

+ Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loại rau, thích ăn các loại rau xanh.

– Cô quan sát trẻ chơi ở các góc

– Luyện cho trẻ 1 số kỷ năng múa hát

– Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.

Cảm Nhận Tình Yêu “Thuyền Và Biển” Từ Âm Nhạc!

“Thuyền và biển” – bài thơ của Xuân Quỳnh, đã trở nên quen thuộc trong lòng người yêu thơ Việt Nam, càng yêu hơn khi “Thuyền và biển” da diết đắm say trong thanh âm và nhịp khúc của Phan Huỳnh Điểu! Tôi không phải là người sành về nhạc. Nhưng tôi yêu nhạc. Yêu những nốt thăng nốt trầm làm nên cái tình tha thiết của con người! Yêu cái trường độ của lời ca làm nên sự mênh mông của cõi đời! Yêu cái dấu lặng bất ngờ để thấu cho tận cùng một nỗi đau nhân thế! Tôi đã thấy những điều đó trong nhạc Phan Huỳnh Điểu, ở nhiều bài, đặc biệt là bài “Thuyền và biển”. Bài thơ của Xuân Quỳnh viết theo thể thơ 5 chữ. Vốn dĩ, thơ 5 chữ không hề dễ viết, nếu không cẩn thận sẽ trở thành “vè” ngay. Nhưng Xuân Quỳnh lại rất thành công ở thể thơ này. Những bài thơ của Xuân Quỳnh luôn giản dị, chân thực vốn như đời sống, thủ thỉ tâm tình như đang trò chuyện, vậy mà vẫn rất thơ. Và khi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chắp cánh cho những vần thơ ấy, thì lời thơ – lời ca đã ngay lập tức đi thẳng vào trái tim người nghe. “Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu…” Nhẹ nhàng và sâu lắng, từ cung trầm ở 2 câu đầu nghe thăm thẳm như đáy đại dương, đến sự vút cao của hai câu sau nghe như có gió cuộn sóng trào. Cả một trùng dương bắt đầu trải ra xa tít tắp. Những nốt nhạc luyến láy như các cung bậc của cảm xúc cũng bắt đầu khởi nguồn từ đấy: “Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau rạn vỡ Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió Nếu phải cách xa em Anh chỉ còn bão tố….” Hầu như không có sự thay đổi về ngôn ngữ thơ. Rất tự nhiên, nhạc đưa vào thơ, bay bổng. Cũng rất tự nhiên, cảm xúc trào dâng như sóng biển theo các cao độ, trường độ của thanh âm. Câu cuối cùng vút lên cao, như con sóng dâng lên mãnh liệt. Tình yêu là như thế, thẳm sâu, cuồn cuộn, khôn cùng. Anh yêu em như thuyền yêu biển. Anh hiểu em như biển hiểu thuyền. Nếu phải xa nhau, thì rạn vỡ lòng thuyền, thì bão tố biển khơi! Cho nên, không thể có sự chia li trong một tình yêu như thế! Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã không chỉ làm cho bài thơ bay lên, mà còn làm cho tình yêu cất cánh. Xin cảm ơn nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã cho tôi cảm nhận thêm sự tuyệt vời của âm nhạc qua các ca khúc của ông, cho tôi yêu hơn biển của mình, thuyền của mình, yêu hơn tình yêu trong trái tim tôi!

Tân Nhạc Vn – Thơ Phổ Nhạc – “Hương Đồng Gió Nội” – Nguyễn Bính &Amp; Song Ngọc

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn thi khúc “Hương Đồng Gió Nội” của Thi sĩ Nguyễn Bính và Nhạc sĩ Song Ngọc.

Thi sĩ Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính (1918–1966); là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.

Thi sĩ Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Cha của ông tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Trọng Bính.

Bà Miện bị rắn độc cắn rồi mất năm 1918, lúc đó bà mới 24 tuổi. Để lại cho ông Bình ba đứa con thơ, khi đó Nguyễn Mạnh Phác mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ ba tuổi và Nguyễn Bính mới sinh được ba tháng. Đúng như câu thơ ông viết:

Còn tôi sống sót là may Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ

Bà cả Giần là chị ruột của mẹ ông, nhà bà lại giàu có, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của ông và là cha của nhà văn Bùi Hạnh Cẩn, đón ba anh em ông về nuôi cho ăn học. Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu Khiêm khen hay nên rất được cưng.

Năm 13 tuổi Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng với sáng tác:

…Anh đố em này: Làng ta chưa vợ mấy người ? Chưa chồng mấy ả, em thời biết không Đố ai đi khắp tây đông, Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây? Làm sao như rượu mới say, Như giăng mới mọc, như cây mới trồng ? Làm sao như vợ như chồng ? Làm sao cho thỏa má hồng răng đen Làm sao cho tỏ hơi đèn ? Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời ? Làm sao ? anh khen em tài ? Làm sao ? em đáp một lời làm sao… ?

Trúc Đường thi đỗ thành crung (đíp-lôm) vào loại giỏi ở Hà Nội, rồi dạy học trong một trường tư thục ở Hà Đông, Trúc Đường bắt đầu viết văn và làm thơ. Ông đón Nguyễn Bính lên và truyền đạt cho Nguyễn Bính văn học Pháp. Cuộc đời của Nguyễn Bính gắn bó với Trúc Đường cả về văn chương và đời sống.

Năm 1932, 1933 Nguyễn Bính có theo người bạn học ở thôn Vân lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học, có lẽ những vần thơ như:

Cỏ đồi ai nhuộm mà xanh Áo em ai nhuộm mà anh thấy chàm Da trời ai nhuộm mà lam Tình ta ai nhuộm ai làm cho phai

Là được Nguyễn Bính viết trong thời gian này.

Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài “Cô Hái Mơ”. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ “Tâm Hồn Tôi” tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Họa sĩ Nguyệt Hồ nhớ lại:

“Tôi quen Nguyễn Bính từ khi anh chưa có tiếng tăm gì, ngày ngày ôm tập thơ đến làm quen với các tòa soạn báo. Tôi thích thơ anh và đã giới thiệu anh với Lê Tràng Kiều, chủ bút Tiểu thuyết Thứ Năm, đã đăng bài “Cô hái mơ”, bài thơ đầu tiên của anh đăng báo. Tôi khuyên anh gửi thơ dự thi, và anh đã chiếm giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn… chúng tôi thân nhau từ đó, khoảng 1936-1940, quãng đầu đời thơ của anh,…

Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Cũng trong năm này Trúc Đường chuyển ra Hà Nội ở và đang viết truyện dài Nhan sắc, Nguyễn Bính tỏ ý muốn đi Huế tìm đề tài sáng tác. Trúc Đường tán thành nhưng không có tiền, ông đã cho Nguyễn Bính chiếc máy ảnh và về quê bán dãy thềm đá xanh (vật báu duy nhất của gia đình) đưa tất cả số tiền cho Nguyễn Bính.

Vào Huế Nguyễn Bính Gửi thơ ra cho Trúc Đường đọc trước, rồi đăng báo sau. Cuối năm 1941, đầu năm 1942, Trúc Đường nhận được nhiều bài thơ của Nguyễn Bính trong đó có: “Xuân tha hương” và “Oan nghiệt”. Sau đó Nguyễn Bính lại trở về Hà Nội, rồi lại đi vào Sài Gòn.

Lần chia tay cuối cùng với Trúc Đường là vào năm 1943, đến năm 1945 tin tức thưa dần. Năm 1946 thì mất liên lạc hẳn. Trong thời gian này Nguyễn Bính đã gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài ‘Hành Phương Nam’, tặng Kiên Giang, ‘Từ Độ Về Đây’,…”

Nhạc sĩ Song Ngọc tên thật Nguyễn Ngọc Thương, sinh năm 1943 ở Long Xuyên, An Giang. Ông nổi tiếng từ cuối thập niên 1960 tại Miền Nam Việt Nam với những ca khúc viết về tình yêu.

Ông chẳng những là một nhạc sĩ mà ông còn là một ca sĩ chuyên ngiệp và là anh trai của ca sĩ Kiều Oanh. Ông viết nhạc từ năm 1957 với sáng tác đầu tiên “Mưa Chiều”, nổi tiếng từ năm 1960 với bài “Tiễn Đưa” (phổ thơ Nguyên Sa), cho đến nay ông đã có trên 300 ca khúc.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông sang định cư tại Hoa Kỳ, trở thành một thương nhân thành đạt, bên cạnh đó ông vẫn tiếp tục sáng tác.

Nhạc sĩ Song Ngọc là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng phổ biến trước năm 1975 như:

“Tiễn Đưa” “Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân” “Chiều Thương Đô Thị” “Tình Yêu Như Bóng Mây” “Mưa Ướt” “Giờ Tý Canh Ba” “Tuổi Mùa Xuân”…,

và sau 1975 như:

“Đàn Bà” “Hà Nội Ngày Tháng Cũ” “Hương Đồng Gió Nội”…

Ngoài nghệ danh Song Ngọc, ông còn dùng các bút hiệu khác: Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến.

Năm 2004, Trung tâm Thúy Nga có thực hiện chương trình “Paris By Night 75” vinh danh ông và hai nhạc sĩ Huỳnh Anh, Nguyễn Hiền.

Trước năm 1975, ông có thực hiện 5 cuốn băng nhạc mang tên ông:

-Song Ngọc 1: Chuyện Tình & Kỷ Niệm -Song Ngọc 2: Những Ngày Xưa Yêu Dấu -Song Ngọc 3: Hoa Bướm Ngày Xưa -Song Ngọc 4: Tình Yêu & Xa Cách -Song Ngọc Xuân 1974: Mùa Xuân Hạnh Phúc

Hiện nay ông đang định cư tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.

Thi phẩm “Chân Quê” (Thi sĩ Nguyễn Bính)

Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thày u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều . (1936)

Thi khúc “Hương Đồng Gió Nội” (Nhạc sĩ Song Ngọc)

Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi Cái dây lưng đuỗi nhuộm hồi sang xuân. Nào đâu cái áo tứ thân Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh !

Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

– Đọc “Chân Quê” của Nguyễn Bính – Bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính – Song Ngọc và một đời sáng tác

Cùng với 3 clips tổng hợp thi khúc “Hương Đồng Gió Nội” do các ca sĩ trong nước và hải ngoại diễn xướng để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

Đọc “Chân Quê” của Nguyễn Bính

(Trần Mỹ Giống)

Trong phong trào thơ mới 1930 – 1945, Nguyễn Bính có một vị trí riêng. Thơ ông vừa hiện đại, vừa truyền thống, mà thơ hiện đại rất hay, nhưng thơ truyền thống vẫn là nổi trội. Cùng viết về đồng quê, nhưng Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ… thiên về mô tả cácbức tranh quê chân thực, còn Nguyễn Bính lại đi sâu diễn tả cái tình quê thấm đẫm hồn quê.

Chân quê là một bài thơ tiêu biểu về cái hồn quê của Nguyễn Bính. Có thể coi Chân quê là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn nghệ thuật của ông. Xuyên suốt quá trình sáng tác của mình, ông đã trung thành với tuyên ngôn đó.

Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thày u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Đọc bài thơ, hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương Tây xa lạ mà không được, cứ ám ảnh người đọc khôn nguôi. Tình yêu của trai gái quê vốn dản dị, gắn bó với những truyền thống thôn quê, từ lời ăn tiếng nói đến cách ăn mặc, lối sống của người quê. Người yêu đi tỉnh chơi, chàng trai bồn chồn mong đợi, chàng ra tận con đê đầu làng đón người yêu. Con đê là vật bảo vệ xóm làng, cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt của dân quê, là hình ảnh quen thuộc của thôn quê. Tâm trạng mong đợi, bồn chồn của chàng trai trong khung cảnh làng quê được nhấn mạnh ở từ “Đợi” và “mãi” :

Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Nhưng chàng bất ngờ, ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng, người yêu trở thành như người xa lạ:

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi

Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những thứ xa lạ với thôn quê. Những sản phẩm của thành thị, đặc biệt cái khuy bấm bé nhỏ được sản xuất bằng máy móc tiêu biểu cho cách trang phục – lối sống thị thành, giữa khung cảnh làng quê bỗng trở nên xa lạ, kệch kỡm trước mắt chàng trai. Tuy vậy, đó cũng mới chỉ là sự thay đổi bên ngoài, cái đáng sợ hơn là sự thay đổi bên trong tâm hồn cô gái quê. Chỉ với từ rộn ràng, Nguyễn Bính đã thể hiện hết sức rõ ràng sự thay đổi không chỉ ở tiếng sột soạt của “khăn nhung, quần lĩnh” mà còn là sự thay đổi về mặt tinh thần của cô gái. Từrộn ràng gợi cho người đọc hình ảnh cô gái đang sung sướng, hí hởn, thích thú với trang phục mới lạ của mình. Chính cái sự thay đổi bên trong của người yêu làm chàng trai đau khổ. Cố nén lòng mình, chàng vẫn không thể dấu được thái độ trách móc người yêu, dù là trách móc nhẹ nhàng. “áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi” là lời than của chàng trai, cũng có thể hiểu là lời trách nhẹ nhàng đối với người yêu. Thường những người yêu nhau tự xưng với nhau là “em” và “anh”. Chàng trai dùng đại từ nhân xưng “tôi” với người yêu đã thể hiện rõ ý trách móc của mình. Chàng trai còn thể hiện sự trách móc, xót xa, đau khổ trước sự thay đổi của người yêu và sự nuối tiếc những nét đẹp thôn quê qua một “xeri” câu hỏi “Nào đâu”:

Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Chàng trai đã dùng yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen là những sản phẩm quen thuộc đặc trưng cho thôn quê để đối trọng lại những khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những trang phục biểu trưng của thành thị. Chàng trai cố níu giữ nét quê dù biết không thể được. Cái khuy bấm, cái khăn nhung, cái quần lĩnh nào có tội tình gì. Cái đáng trách là người dùng nó không phù hợp với hoàn cảnh. Một cô “tân thời” giữa những người dân quê dản dị không những không hoà đồng mà còn trở nên xa lạ, khó chấp nhận trước mắt dân quê, nhất là khi cô “tân thời” đó vốn là cô gái chân quê. Nhận thức rõ được điều đó, chàng bèn thay đổi thái độ, ứng xử phù hợp với thực tế. Từ xưng “tôi”, chàng trở lại xưng “anh” với người yêu. Điều đó đã thể hiện rõ quá trình “xuống thang” của chàng trai:

Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Câu “Như hôm em đi lễ chùa” dùng nhiều thanh bằng, đặc biệt từ “đi” – từ thứ tư câu lục thường là thanh trắc thì tác giả lại dùng thanh bằng, làm sắc thái tình cảm thay đổi rõ rệt, từ trách móc xuống van xin. Theo luật thơ lục bát, từ thứ tư câu lục và từ thứ tư câu bát luôn phải là thanh trắc và phải niêm với nhau. ở câu thơ này Nguyễn Bính lại dùng thanh bằng (chính xác là “thanh ngang”), nhưng khi đọc ta thấy nó rất tự nhiên và thú vị. Bằng bốn “thanh ngang”, một thanh bằng và một thanh trắc, Nguyễn Bính đã giữ cho câu thơ đảm bảo luật cân bằng thanh một cách tài tình, đem đến cho bạn đọc cảm xúc thẩm mỹ rõ rệt. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa thể thơ truyền thống và thơ mới, một sự phá cách – biến thể có hiệu quả cao.

Cách nói của chàng trai qua đoạn thơ này thật nhẹ nhàng, dè dặt, ý tứ, tế nhị, bộc lộ tình yêu tha thiết đến tội nghiệp, chân thành mộc mạc mà thấm thía của mình đối với người yêu. Cách nói ấy rất gần gũi với cách nói của ca dao.

Không dừng lại ở van xin người yêu hãy chiều mình, chàng trai còn nhắc nhở, khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp, giữ lấy cái gốc nhân bản của quê hương mà cha ông đã tạo dựng lên:

Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thày u mình với chúng mình chân quê.

Truyền thống tốt đẹp lâu đời, đạo lý dân tộc mà chàng trai viện dẫn để khuyên nhủ người yêu thật có sức thuyết phục đối với người xứ quê. “Hoa chanh nở giữa vườn chanh” là cách nói ẩn dụ, nhưng cũng thể hiện một quy luật tự nhiên khẳng định “Thày u mình với chúng mình chân quê”. Lối nói ấy gửi gắm thông điệp hãy biết quý trọng và gìn giữ truyền thống của cha ông, đừng để bị cám dỗ bởi lối sống xa lạ với dân tộc.

Bài thơ khép lại bằng hai câu:

Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

“Hôm qua” được láy lại nhấn mạnh chuyện đổi thay của cô gái đã là chuyện quá khứ, nhưng quá khứ ấy chưa xa, sự đổi thay đó diễn ra chỉ một lần đi tỉnh về càng làm chàng trai chua xót, đau khổ. “Hôm qua” ở đầu bài thơ là tâm trạng phấn khởi, háo hức, phấp phỏng mong đợi người yêu với tình cảm thiết tha, êm ấm. “Hôm qua” ở cuối bài lại là sự chua xót, đau khổ, nuối tiếc “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” ở người yêu. Hình ảnh ẩn dụ “Hương đồng gió nội” thể hiện cái tình quê, hồn quê khá sắc nét, là một cảm xúc tiêu biểu trong hồn thơ Nguyễn Bính.

Bài thơ chất chứa niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và dự cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc quê hương, dân tộc. Cả bài thơ được cấu tạo theo nhịp đi 2/2 đều đều, nhịp nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau mà thuỷ chung, thì câu “Thày u mình với chúng mình chân quê” bỗng đổi nhịp 3/3/2 giống như một sự “đảo phách” đã tạo lên hiệu quả có sức nặng khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân quê. Hãy giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của cha ông, dân tộc là lời nhắn gửi của tác giả qua bài Chân quê, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính

(MiLi)

Chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thày u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Nhớ một nhà thơ “Chân quê”…

Vùng quê chiêm trũng của châu thổ sông Hồng đã làm nên hồn thơ Nguyễn Bính, một nhà thơ “chân quê” của phong trào Thơ Mới; để rồi mỗi lần đọc thi phẩm Chân quê của ông, cứ thấy một chàng trai khăn xếp đợi ai đầu làng, thấy như lời tỏ tình cứ e ấp mãi, cứ thấy như đau đáu ánh mắt trách móc cô gái nào lỡ bỏ cái Chân quê để làm khổ ai…

Những vần thơ giản dị, mộc mạc mà thấm đượm cả hồn quê và tình quê thắm thiết. Nguyễn Bính đã cất lời của đồng ruộng, của hoa nhài hoa ngâu, của “mưa xuân phơi phới bay”, của “hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”, của giậu mùng tơi với cánh bướm ngập ngừng… Nguyễn Bính đã hát khúc hát của thôn quê bằng một tình yêu chân thật, nguyên khôi, đằm lắng…

Cái tình quê, hồn quê đã trở thành bản sắc của chất thơ Nguyễn Bính, khiến cái tôi trong Chân quê là hình tượng biểu đạt rõ nét chân dung tác giả. Cả bài thơ Chân quê được làm theo thể lục bát, tưởng như đó là những lời nói chân tình của một chàng trai nơi thôn dã nói với “em”- nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Cứ thủ thỉ, tâm tình, lời thơ chất chứa bao tâm sự của chàng trai với người con gái anh yêu: Hôm qua em đi tỉnh về/ Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Biết bao hồi hộp của chàng trai khi đợi người yêu. Nhớ thương, mong đợi khi xa nhau, được gặp lại em là một niềm hạnh phúc, nhưng nào ngờ, em đã đổi thay: Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng/ Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi. Sự thay đổi của “em” chính là tình huống chính trong bài thơ, làm biến đổi dòng cảm xúc của “tôi” từ mong chờ khắc khoải đến buồn, thất vọng.

Chiếc áo cài khuy bấm, khăn nhung, quần lĩnh… là dấu ấn của thị thành. “Em” thay đổi và không còn là “em” của thôn quê nữa. Người con gái chốn quê hương từng đẹp trong yếm lụa sồi, áo tứ thân, nay đã không còn nữa. Phải chăng “em” đã đánh rơi hồn quê chân thật dịu dàng? Nỗi buồn dường như dâng ngập trong đôi mắt của “tôi”, khiến câu chữ như cứ quặn lòng thương những điều thay đổi: Nào đâu cái yếm lụa sồi Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen? Em đổi thay khiến “tôi” phải cuống quýt, thảng thốt tự hỏi một cách ngẩn ngơ, nuối tiếc.

Nhìn thấy ở “em” những điều làm “tôi” xót xa, nhà thơ hốt hoảng lo âu mà cất lên những lời van xin thống thiết: Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa. Chất quê mùa là nét đẹp của “em”, là cái làm cho anh yêu, anh thương nhớ. Chỉ cần em giữ lại chút quê đó thôi là đã đủ làm anh ấm lòng, yên dạ: Như hôm em đi lễ chùa/ Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Anh chỉ cảm thấy vừa lòng khi thấy em là em của ngày xưa với áo tứ thân giản dị.

Thi sĩ đã đưa ra những lý lẽ giản đơn mà rất đỗi chân quê để thuyết phục người yêu: Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều… Tác giả nhấn mạnh đến xuất thân của “chúng mình” là “chân quê” hay cũng là cách nhắc nhở “em” giữ lấy vẻ đẹp của chính con người nơi quê hương thanh đạm.

Nhắc nhở “em” hay cũng chính là khẳng định sự không thay đổi ở “anh”: Trước sau, dù thế nào đi chăng nữa, tác giả vẫn là người thôn quê hồn hậu. Chân quê không chỉ là tác phẩm khắc họa “cái tôi” Nguyễn Bính thắm đượm trong hồn quê, tình quê sâu nặng mà còn là tuyên ngôn nghệ thuật của chính cá nhân tác giả.

Đọc Chân quê, ta không thấy cái nồng nàn, tha thiết, rạo rực và băn khoăn như Xuân Diệu, không phải là những dòng thơ có cách tân mới lạ, thơ Nguyễn Bính chỉ đơn giản là những câu thơ tưởng đã đọc từ xa xưa, trong lời ru của bà, của mẹ. Những câu thơ đọc lên mang âm điệu của những câu ca dao đã đi vào lòng bao thế hệ từ những ngày còn thơ ấu. Nó rất gần với đời sống tâm hồn của người thôn quê.

Đi tìm cái mới, Thế Lữ đã rời bỏ trần thế để thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư đã chối bỏ thực tại để mơ màng trong quá khứ xa xôi. Những nẻo phù hoa ấy không thấy dấu chân Nguyễn Bính. Ông gói hồn mình nơi làng quê Việt Nam xanh xanh bờ tre, xanh lúa đồng nàng, đồng anh, tím rặng mồng tơi, trong hồn hậu những con người quê chất phác, thật thà, trong mối tình với cô thôn nữ “chân quê”…

Trước làn sóng của văn minh thành thị, Nguyễn Bính đã dũng cảm lựa chọn “giữ nguyên quê mùa” như bông hoa chanh nở giữa vườn chanh, giữ mãi sắc hương bình dị, mộc, mạc, trắng trong, tinh khiết của mình. Quan niệm nghệ thuật muốn giữ lại nét chân quê ấy đã khiến thế giới nghệ thuật trong Chân quê hiện lên thật gần gũi và mãi mãi là vấn đề thời sự.

Nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, thế giới nghệ thuật của Chân quê vẫn vẹn nguyên giá trị.

(MiLi)

Song Ngọc và một đời sáng tác

(Cát Linh, phóng viên RFA)

“Có một người bạn gửi cho tôi một bài thơ của Nguyên Sa. Tôi nhìn bài thơ đó, thấy hay quá, trong vòng một đêm, tôi phổ nhạc cho bài ‘Tiễn Đưa’ ”. (Nhạc sĩ Song Ngọc)

“Cùng với những ưu tư của mình đã nhìn thấy và những hiện trạng bây giờ, tôi về viết bản nhạc đó, và gọi tên là Đàn Bà”. (Nhạc sĩ Song Ngọc)

Để tạo ra một nét riêng, mỗi một người nghệ sĩ hay thường dành cho mình một nghệ danh. Thế nhưng, cũng có nhiều nhạc sĩ, với những lý do riêng, họ có rất nhiều bút danh/nghệ danh. Chính vì vậy, mà không ít người nghe đã ngạc nhiên khi biết tác giả của một tác phẩm nổi tiếng này cũng chính là tác giả của một tác phẩm nổi tiếng khác, với hai bút danh khác nhau.

Một trong những người đó, là nhạc sĩ Song Ngọc, hay được biết đến như nhạc sĩ Hàn Sinh của ‘Xin gọi nhau là cố nhân’, hay Hoàng Ngọc Ân của ‘Định mệnh’, cũng chính là Song Ngọc của ‘Tiễn đưa’, người đầu tiên phổ thơ của cố thi sĩ Nguyên Sa.

“Người về chiều nay hay đêm mai Người sắp đi hay đã đi rồi Muôn vì hành tinh rung rung Lunh linh thềm ga vắng Hay rượu tàn rung trên môi…” (Tiễn Đưa)

“Có một người bạn gửi cho tôi một bài thơ của Nguyên Sa. Tôi nhìn bài thơ đó, thấy hay quá, trong vòng một đêm, tôi phổ nhạc cho bài ‘Tiễn đưa’. Về sau, nếu tôi không lầm, có thể tôi là người đầu tiên phổ thơ Nguyên Sa năm đó.”

Năm đó, nhạc sĩ Song Ngọc 19 tuổi, và bài thơ của cố thi sĩ Nguyên Sa có tên là ‘Tiễn biệt’.

Một điều thú vị là khi ấy, cố thi sĩ Nguyên Sa và nhạc sĩ Song Ngọc có thể nói là ở hai thế hệ, một thầy, một trò, nhưng họ đã gặp nhau qua một tác phẩm, và cùng tạo ra một tác phẩm khác.

Đối với chàng nhạc sĩ Song Ngọc lúc bấy giờ, ca khúc ‘Tiễn đưa’ là sự khởi đầu, để sau đó, những bản nhạc trữ tình được tiếp nối ra đời, đánh dấu cho dòng nhạc Song Ngọc đa dạng, phong phú về giai điệu lẫn thể loại. “Bản nhạc này với bản nhạc kia nó khác, vì tính của tôi nó… kỳ kỳ. Tôi không thích một chỗ, tôi thích cái gì nó lạ hơn. Có những bản nhạc như Xin gọi nhau cố nhân khác hẳn với Định mệnh…”

“Tôi trở về đây lúc đêm vừa lên Giăng mắc trời mưa phố xưa buồn tênh…” (Xin gọi nhau là cố nhân)

Tuy khác nhau, và tuy là mỗi ca khúc ông dùng một bút danh khác nhau, thế nhưng tất cả những nhạc phẩm của Song Ngọc đều có một điểm chung, đó là mỗi một bản nhạc là một kỷ niệm của riêng ông. Mỗi lời ca, giai điệu đều có liên hệ đến những nơi ông đã đi qua, những người ông đã gặp trong cuộc đời mình. Tất cả những điều ấy ông gọi là “kỷ niệm của dĩ vãng”.

Một trong những kỷ niệm ấy là câu chuyện ông gửi vào ca khúc ‘Tình yêu như bóng mây’.

“Rồi mai tôi sẽ xa Đà Lạt Thành phố này xin trả lại cho anh Ngàn thông buồn chiều nay im tiếng Ngôi giáo đường lặng đứng suy tư…” (Tình yêu như bóng mây)

Đà Lạt năm đó theo ký ức của Song Ngọc là vào năm 1971, 1972, khi ông đang thụ huấn khoá chiến tranh chính trị. Ca khúc ‘Tình yêu như bóng mây’ được ra đời tại thành phố sương mù, một thành phố mà ông nói rằng ông đã yêu và để lại một tình yêu không nhỏ.

“Khi đó tôi đi học và ở trọ nhà của thiếu tá, thi sĩ Tô Kiều Ngân. Tôi viết hai bài, ‘Tình yêu như bóng mây’, và ‘Chẳng làm sao’, phổ thơ của Phan Khôi. ‘Tình như bóng mây’ có những chi tiết là thật. Ví dụ như cái nhà thờ mà ‘tôi cuối đầu từ giã Đà lạt ơi’ là nhà thờ Con gà tại Đà Lạt. Bài này thật sự có nước mắt của Song Ngọc.”

Đà Lạt từ ngàn xưa đã được gọi là thành phố mộng mơ, với thông reo, với sương giăng mờ những con dốc nhỏ. Nếu Đà Lạt trong ca khúc của Lê Uyên Phương là nơi bắt đầu cho những cuộc tình thì hình ảnh Đà Lạt trong ‘Tình yêu như bóng mây’ của Song Ngọc là nơi mà chỉ một ngày mai nữa thôi, sẽ là một cuộc chia xa.

Rồi cũng như bao thanh niên thế hệ thời ấy, nhạc sĩ Song Ngọc lên đường tòng quân, khoác lên mình chiếc áo trận. Và đó cũng là thời gian mà ông cho ra đời các ca khúc viết về đời lính, về nỗi nhớ của người trai xa đô thành, xa cố nhân, “vào đời manh áo chiến lúc tuổi còn xanh”

“Khi đi lính tôi 19 tuổi, thì anh Hoài Linh có viết thêm cho tôi lời của một bài nữa là ‘Chiều thương đô thị’ để tiễn Song Ngọc đi lính.”

“Hôm xưa tay nắm tay nhau… anh hỏi tôi rằng: “Những gì trong đời… ta ghi sâu vào tâm tư Không tan theo cùng hư vô Không theo tháng năm phai mờ Tình nào tha thiết anh ơi?” Tình quê hương gợi sâu Tình tôi anh bền lâu…” (Chiều thương đô thị)

“Năm đó khoảng chừng năm 1961, ngày đó trước ngày tôi đi lính. Thời gian đó cũng là thời gian chiến tranh, anh Hoài Linh đặt lời cho ‘Chúng mình ba đứa’. Sau đó tôi có viết một bài nữa là bài ‘Một chuyến bay đêm’.”

Dù là ở dòng nhạc trữ tình hay dòng nhạc lính, thì trong những sáng tác của Song Ngọc đều toát lên một nét đẹp vừa hào phóng, vừa lãng mạn. Hiện lên trong những ca khúc ấy, là hình ảnh của người nghệ sĩ lãng mạn mang khí chất oai hùng của một người lính. Ông đã bày tỏ hầu như trọn vẹn tinh thần của người trai đang ở lứa tuổi đẹp nhất đời người.

Người trai trả nợ tang bồng với núi sông bằng ước mơ bay cao, bay xa bên dãy Ngân Hà, xem chuyện đời nhẹ như những chuyến bay.

“Giữa lòng trời khuya muôn ánh sao hiền Người trai đi viết câu chuyện Một Chuyến Bay Đêm Cánh Bằng nhẹ mơn trên làn gió Đời ngây thơ xưa lại nhớ, lúc mình còn thơ Nhìn trời cao mà reo mà mơ ước như diều để níu áo Hằng Nga ngồi bên dãy Ngân Hà…” (Một chuyến bay đêm)

Thế rồi, nợ tang bồng của Song Ngọc và của bao người trẻ thời đó gác lại sau một ngày cuối tháng Tư. Ông rời quê hương, xa hẳn những chuyến bay đêm và màu áo xanh. Lần từ giã này lâu và xa hơn rất nhiều so với ngày ông “cúi đầu từ giã Đà Lạt mơ”.

Nhưng có lẽ đã là nghệ sĩ, thì ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm, họ vẫn phải sáng tác. Tình yêu âm nhạc và sáng tác vẫn luôn đong đầy trong cuộc sống của nhạc sĩ Song Ngọc. Chỉ có rằng, theo thời gian và những xoay chuyển của cuộc sống, sáng tác của ông có thêm chỗ đứng cho sự mất mát và thất vọng. Cũng là xa cách, nhưng trong sự chia ly này giờ đây mang màu sắc của cô độc.

“Khi tôi qua Mỹ năm 75, khoảng thời gian năm 1983, 1984, người Việt Nam bên đây nam nhiều hơn nữ, nên những chuyện oan kiên trong tình yêu đầy dẫy. Tôi nhìn thấy nhiều chuyện mất hạnh phúc gia đình hoặc tan vỡ của các cặp tình nhân. Có lẽ những chuyện đó nó chạy vào tiềm thức của người sáng tác.”

Ca khúc ‘Đàn bà’ nổi tiếng ra đời từ câu chuyện đời của một người bạn của ông, với lời nói:

“Ảnh ngồi buồn và tâm sự với tôi, Song Ngọc à, làm cho tôi một bài không có đàn bà trong đời tôi. Cùng với những ưu tư của mình đã nhìn thấy và những hiện trạng bây giờ, tôi về viết bản nhạc đó, và gọi tên là Đàn bà.”

“Đã từ lâu tôi vẫn thường trong bóng đêm. Mang nỗi buồn không biết tên. Tôi đã thầm thề mây hẹn gió. Tôi muốn lánh xa chuyện đời. Tôi muốn quên đi loài người. Tôi ước mơ trong cuộc đời không có đàn bà…” (Đàn bà)

Song Ngọc, người nhạc sĩ tự nhận rằng từ những năm 13 tuổi, ông đã đam mê những áng văn của Nhất Linh, Khái Hưng. Từ đó mà kỹ thuật dùng từ và âm hỏi, ngã trong nhạc phẩm của ông ảnh hưởng nhiều của Tự lực văn đoàn.

Và có lẽ cũng do sự ảnh hưởng ấy mà nhạc của ông vừa có giai điệu bay bổng, lãng mạn, vừa có ca từ đơn giản, không trưởng giả. Dù là ông viết về tình ca hay viết cho người lính, các ca khúc đều mang màu sắc riêng của một thời tuổi trẻ nhiều khát vọng.

(Cát Linh)

oOo

Hương Đồng Gió Nội – Ca sĩ Vũ Khanh:

Hương Đồng Gió Nội – Ca sĩ Hoài Nam:

Hương Đồng Gió Nội – Ca sĩ Tuấn Hoàng, Ý Lan:

Share this:

Facebook

Email

Thêm

In

Twitter

Reddit

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Cập nhật thông tin chi tiết về Hoàng Ngọc Ẩn, Người Mang Thơ Đến Với Âm Nhạc trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!