Bạn đang xem bài viết Hình Ảnh Bác Hồ Trong Bài Thơ “Người Đi Tìm Hình Của Nước” được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nghiên cứu – Phê bình – Trao đổi
Cách đây 104 năm (5/6/1911 -5/6/2023), từ bến Nhà Rồng, ngườithanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (tên Bác Hồ thời điểm ấy) lên chiếc tàu buôn Pháp để ra đi tìm đường cứu nước
Với ý chí và nghị lực phi thường, với trí thông minh và lòng quả cảm, Bác đã gặp được Luận cương của Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Nói sao hết được niềm vui của Bác khi tìm thấy ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam. Với cảm xúc mạnh mẽ, với lòng kính yêu lãnh tụ, nhà thơ Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ “Người đi tìm hình của Nước”, khắc họa được hình ảnh cao đẹp của Bác Hồ trong những năm dài hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh người thanh niên giàu nhiệt huyết quyết tâm ra đi, không ngại gì những khó khăn, gian khổ đang chờ phía trước.
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre.
Con tàu buôn kéo còi tạm biệt bến cảng Nhà Rồng, quê hương dần lui vềphía sau. Khung cảnh thân thuộc của quê nhà với lũy tre làng mát rượi màu xanh gắn với bao kỷ niệm tuổi thơ không còn nữa. Bốn bề chỉ có sóng biển và lòng người ra đi trong giây phút này chắc cảmđộng, rơi nước mắt vì phải rời quê hương, đất nước.
Tác giả chân thành muốn hóa thành con sóng nhỏ, vỗ nhẹ thân tàu để tiễn Bác đi xa (Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác). Đất nước đẹp nhưng người dân lúc ấy còn sống trong nô lệ, lầm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Bác chấp nhận tất cả hiểm nguy để ra đi tìm con đường tương lai cho dân tộc
Bằng trí tưởng tượng, sự liên tưởng mạnh mẽ, tác giả khắc họa nên tình cảm của Người khi cảnh vật xung quanh mình là đất khách quê người. Tiếng sóng dưới thân tàu, màu trời xanh cũng khác tiếng sóng, khác màu trời xanh quê hương mình
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.
“Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương- đúng vậy, có đi xa quê hương mới nhìn rõ quê hương mình. Cái nhìn ở đây là cái nhìn bằng tâm cảm, cái nhìn tự đáy lòng của người con nước Việt đang đau nỗi đau mất nước, nỗi đau dân sống lầm than. Quanh mình toàn xa lạ về ngôn ngữ, về văn hóa đang thử thách ý chí, nghị lực của Người.
Ngày 2-6-1911 từ bến Nhà Rồng, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trên chiếc tàu Đô đốc La Touche-Tréville.
Bác đã làm tất cả mọi việc để có tiền sinh sống và tham gia hoạt động cách mạng. Giá lạnh khắc nghiệt của mùa đông châu Âu không thể cản nổi bước chân Người. Công việc cào tuyết, lao động đã rèn luyện cho Người ý chí, nghị lực phi thường. Có câu chuyện kể rằng: Để chống lại cái giá lạnh mùa đông, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp. Khi đi làm về, Bác dùng giấy báo cũ bọc lại, đêm ngủ đặt bên mình để có hơi ấm qua giấc ngủ đêm đông.
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng
Bác chong lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
Ý chí sắt thép, nghị lực phi thường được thể hiện qua hình ảnh gợi tả “Một viên gạch hồng, Bác chong lại cả một mùa băng giá”. Một viên gạch nhỏ nhưng bằng trí thông minh, sáng tạo,
Bác đã biến thành “lò sưởi” vô cùng tiện lợi để chống lại cái rét như cắt da cắt thịt kinh người. Giọt mồ hôi nhỏ xuống trong công việc cào tuyết đêm khuya của Bác đã làm cho người đọc xúc động. Công việc hẳn nặng nhọc lắm vì giữa sương mù trời khuya, giá rét mà mồ hôi vẫn nhỏ xuống!
Tuy ngày ngày gặp tất cả những khó khăn, gian khổ ấy nhưng Bác vẫn không nghĩ đến bản thân mình. Nỗi nhớ của Người ở đây là nỗi nhớ về đất nước đau thương, nỗi nhớ ám ảnh về màu xanh quê hương thương nhớ nơi xa.
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ Quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.
Hình ảnh đất nước, quê hương luôn thường trực trong lòng của Bác.
Trong những ngày bị cầm tù trong lao tù Tưởng Giới Thạch, có những đêm Bác “không ngủ được” vì nghĩ đến tình hình đất nước lúc bấy giờ (Một canh… hai canh… lại ba canh/Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành/ Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt/ Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh).
Nỗi nhớ quê hương tha thiết biết chừng nào ngay cả trong giấc chiêm bao cũng hiện lên màu xanh cây cỏ quen thuộc. Người không nỡ yên lòng khi “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì To Quốc”; cũng chẳng thanh thản bao giờ bởi “Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa”.
Một loạt câu hỏi dồn dập như thử thách lòng Người. Đó là những câu hỏi về tương lai đất nước, về tinh thần quật cường của truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.
Ngày mai dân ta sẽ sổng sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao? Ơi, độc lập!
Xanh biết mấy là trời xanh Tổ Quổc Khi tự do về chói ở trên đầu.
Chỉ có một con đường cách mạng đúng đắn, khoa học mới giải đáp thỏa đáng được những câu hỏi nêu trên. Con đường ấy chính là con đường cách mạng vô sản mà nước Nga đã thành công bằng cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, lật nhào chế độ người bóc lột người và người lao động đứng lên làm chủ cuộc đời mình:
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương
Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông.
Hạnh phúc đã đến cùng người dân Nga bởi có Lênin, vị Lãnh tụ thiên tài đã lãnh đạo toàn dân đứng lên làm nên lịch sử. Hình ảnh “Mặt trời Nga bừng chói” cho chúng ta thấy được ánh sáng của Cách mạng tháng Mười đã soi rọi khắp nơi. Không còn cảnh sống nô lệ, lầm than bởi người lao động tự mình làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của mình (Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc/ Sao vàng bay theo liềm búa công nông).
Trải qua biết bao gian khổ, bao hiểm nguy rập rình, cuối cùng Bác Hồ kính yêu đã tìm thấy được Luận cương Lênin. Hạnh phúc quá bất ngờ khiến Bác bật lên tiếng reo vui. Với sự kiện này, Bác viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.
Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bổn bức tường im nghe
Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.
Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam! Bác đã đi khắp năm châu bốn biển, tìm hiểu các phong trào cách mạng;
chia sẻ với bao cảnh ngộ, con người. Giờ đây, Luận cương của Lênin – kim chỉ nam cho con đường giải phóng dân tộc đã có trong tay mình. Bác khóc vì quá hạnh phúc khi tìm được con đường giải phóng dân tộc. Bác reo lên mừng vui vì gặp được Luận cương Lênin mà bao năm khao khát kiếm tìm.
Từ ánh sáng Luận cương, Bác mường tượng một tương lai sáng ngời của đất nước hiện lên thật đẹp, thật lung linh:
Bác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi, nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc Không còn người bỏ xác bên đường ray.
Giặc nước đuổi xong rồi
Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tổi cần lao nay hóa những anh hùng.
Đúng vậy, chỉ có con đường cách mạng vô sản, con đường đấu tranh do Đảng tổ chức, lãnh đạo mới mang lại độc lập, tự do, mang lại cơm no áo ấm cho mỗi con người. Hình ảnh người cày có ruộng, công nhân làm chủ nhà máy; aSi ai cũng có cơm ăn áo mặc; ai cũng được học hành là mơ ước, là “ham muổn tột bậc ” của Bác. Những người lao động bình thường, những kiếp sống tăm tối đau thương sẽ trở thành trí thức, thành anh hùng bởi đời ta có Đảng.
Con đường cách mạng ấy sẽ mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mỗi con người đều được quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển. Những mái rạ bao đời được thay bằng những mái ngói đỏ tươi màu hạnh phúc và mỗi cuộc đời luôn được sống yên vui:
Nước Việt Nam nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suổi
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.
Con đường cách mạng rộng mở. Đến với Lênin là đến với con đường cách mạng vô sản chân chính. Bác hướng về phía Tổ quốc, mong được ngày trở về cùng Luận cương quý báu.
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai.
Trải qua 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, 30 năm tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã tìm thấy Luận cương Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc.
Biết bao gian khổ, khó khăn đã được đền đáp. Có niềm vui nào hơn, có hạnh phúc nào lớn hơn khi gặp được Luận cương Lênin! Từ Luận cương lịch sử này, cách mạng Việt Nam từng bước chuyển mình. Nhờ có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ, dân tộc Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám long trời lở đất, lật nhào chế độ phong kiến hàng ngàn năm, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
Với chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975, giang sơn Việt Nam đã thu về một mối. Đất nước thống nhất, ngày càng lớn lên, hùng mạnh hơn bao giờ hết.
Ngược dòng thời gian những năm tháng Bác ra đi tìm đường cứu nước, chúng ta càng kính yêu, biết ơn Bác đã dâng trọn cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, cho non sông Việt Nam mãi mãi trường tồn
Lê Đức Đông
Người Đi Tìm Hình Của Nước
Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, triết lý, phong phú về hình ảnh, với một cảm xúc tinh tế đi liền với một trí tuệ sắc sảo.
“NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC” là một bài thơ hay, đặc sắc, thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Chế Lan Viên.
NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC I / Mở bài : Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam hiện đại. Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, triết lý, phong phú về hình ảnh, với một cảm xúc tinh tế đi liền với một trí tuệ sắc sảo. "NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC" là một bài thơ hay, đặc sắc, thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Chế Lan Viên. Nhà thơ đã diễn tả tâm trạng nhớ thương quê hương, đất nước da diết, khôn nguôi của Bác Hồ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước và niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Người khi đã tìm được chân lý cách mạng "Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây! Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê? Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya? Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, Những đất tự do, những trời nô lệ, Những con đường cách mạng đang tìm đi. Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? Bao giờ dải Trường Sơn bừng tỉnh giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao?... Ơi, độc lập! Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nông. Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười. Bác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... Không còn người bỏ xác bên đường ray. Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân Những keó quê mùa đã thành trí thức Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê Thành nước Việt nhân dân trong mát suối Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói Những đời thường cũng có bóng hoa che. Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai." II / Thân bài : Khổ 1: Hình ảnh Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước : "Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi" Cách ngắt nhịp thơ 5/5 và dấu chấm giữa câu làm cho dòng thơ mở đầu mười chữ bị ngắt làm hai đoạn nói lên tình cảnh bức bách và tâm trạng quyến luyến Đau xót trước cảnh quê hương, "đất nước đẹp vô cùng" đắm chìm trong cảnh lầm than, nô lệ nên "Bác phải ra đi". Trong bóng Người mang nặng nỗi đau mất nước, nhân dân đau khổ, tủi nhục dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nó thôi thúc Bác quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Với niềm xúc động chân thành, Chế Lan Viên đã cảm nhận sâu sắc cuộc hành trình trên đại dương bao la. Nhà thơ như muốn hóa thân thành con sóng đưa Bác vượt trùng khơi : "Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác" Câu thơ đến đột ngột thể hiện tâm trạng vội vàng, cuống quýt như muốn kịp theo chân Bác để cùng chia sẻ những nỗi vất vả, gian truân trong cuộc hành trình. Hình ảnh tưởng tượng làm sống lại giây phút lịch sử thiêng liêng. Nó thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của tác giả Con tàu đưa Bác xa dần, xa dần "Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bố phía nhìn không một bóng hàng tre" Hình ảnh "bờ bãi", "làng xóm", "hàng tre" có giá trị gợi cảm là biểu tượng cho quê hương xứ sở Từ "bốn phía" gợi không gian mênh mông, rộng lớn. Các từ "dần lui", "khuất", "không một bóng" diễn tả tâm trạng bồi hồi, nỗi cô đơn, bơ vơ của người ra đi Động từ "nhìn" biểu lộ tâm trạng nhớ nước nhớ quê nhà pha lẫn nỗi đau thương da diết, nỗi nhớ đầy đau thương như thấm sâu vào lòng người xa xứ Khổ hai: Tiếp tục khơi sâu tình cảm, tâm trạng buồn đau nhớ nước của Bác: "Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương" Trong "Đêm xa nước đầu tiên" ấy, lòng Bác trĩu nặng nỗi nhớ thương quê hương da diết khôn nguôi. Người trằn trọc, thao thức không sao chợp mắt bởi nỗi nhớ của người ra đi thật sâu sắc và thấm thía. Sóng nước nơi nào cũng là sóng nước. Nhưng trái tim có lý lẽ riêng: đã không phải nước trời quê hương thì tất cả đều xa lạ, ngỡ ngàng: "Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương". Và người ra đi chỉ nằm nghe sóng vỗ ở mạn tàu. Tiếng sóng càng trở nên xa lạ, nỗi đau như tăng dần lên Tâm trạng con người giữa trùng dương mênh mông đi tìm đường cứu nước đang mang nặng tình quê hương sâu nặng : " Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương " Lòng lưu luyến khi từ biệt làm cho đất nước đẹp vô cùng, khi xa mảnh đất quê hương, xa đất nước thân yêu mới càng thấm thía đất nước đau thương. Hai câu thơ nhẹ nhàng, tha thiết như lời tâm sự sâu lắng của người con nhớ quê hương đất nước da diết, khôn nguôi. Tình yêu nước đó rất đỗi nồng nàn, thiết tha, sâu sắc. Khổ ba: "Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà" Với những câu thơ giàu hình ảnh, Chế Lan Viên đã thể hiện thực tinh tế tình cảm yêu nước sâu nặng và nỗi day dứt về vận mệnh đất nứơc, dân tộc của Bác . Đang sống giữa châu Âu tuyết trắng, giữa những hàng cây trơ trụi lá vàng xứ lạnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn Bác, trong tiềm thức, làng quê nhiệt đới bốn mùa xanh tươi vẫn hiện về đêm đêm. Giấc chiêm bao "xanh sắcbiếc quê nhà" thể hiện khát khao cháy bỏng của người con xa đất nước. Bác luôn trăn trở, day dứt trước tình cảnh đất nước đang đắm chìm trong cảnh lầm than, nô lệ: "Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa" Hình ảnh đối lập, tương phản "Ăn miếng ngon" _ "đắng lòng vì Tổ quốc", "chẳng yên lòng"_ "ngắm một nhành hoa" cùng với lời thơ chứa chan cảm xúc đã gợi trong lòng người đọc niềm xúc động trước tâm trạng lo lắng, trăn trở nghĩ suy về vận mệnh đất nước của Bác. Người ăn không ngon, ngủ không yên mỗi khi nghĩ về Tổ quốc đang chịu nhiều thương đau. Trái tim giàu lòng yêu nước của Bác cùng đau với nỗi đau của dân tộc trong cảnh nước mất, nhà tan. Khổ bốn: Trải qua bao gian lao, thử thách trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, Bác đã tìm được chân lý cách mạng: "Luận cương đến Bác hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin" Chuyển biến tâm lý của Bác đã được nhà thơ miêu tả thật tinh tế và xúc động. Qua giọt nước mắt sung sướng, cảm động Chế Lan Viên tài tình đặt ra mối quan hệ giữa hai nhân vật vĩ đại của cách mạng vô sản: Lê Nin và Bác Hồ. Thật sung sướng và hạnh phúc biết bao khi Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước chân chính. Chủ nghĩa Mác_Lê Nin đã soi sáng tâm hồn Bác. Người đón nhận chân lý cách mạng ấy với tất cả trái tim, khối óc của mình: "Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách Tưởng bên ngòai đất nước đợi mong tin" Hình ảnh nhân hóa sinh động, giàu sức biểu cảm "Bức tường im nghe Bác lật từng trang sách" và "đất nước đợi mong tin" đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc. Tất cả như cùng chia sẻ, hòa cùng niềm sung sướng, hạnh phúc của Bác. Tác giả đã tập trung tái hiện giờ phút Bác Hồ đọc Luận cương của Lê Nin, đây là một thời khắc có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Khổ năm: Bác đã tìm ra hình của Nước. Niềm vui mãnh liệt trào dâng trong lòng Bác: "Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc Cơm áo là đây ! Hạnh phúc đây rồi !" Dòng thơ "Cơm áolà đây ! Hạnh phúc đây rồi !" có hai câu cảm liên tiếp, ngắt nhịp 4/4 đã diễn tả niềm vui náo nức, nồng nhiệt. Nhịp thơ nhanh, lời thơ sảng khóai phù hợp với việc diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Bác trong giờ phút lịch sử thiêng liêng, trọng đại" "Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười" Hình ảnh "Hình của Đảng lồng trong hình của Nước" thật đặc sắc, độc đáo, mới lạ mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Đó là biểu tượng cho vận mệnh đất nước gắn với vận mệnh của Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam là linh hồn của dân tộc. Ánh sáng cách mạng cảu Đảng sẽ soi sáng cho dân tộc vững bước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Nhà thơ đã bày tỏ niềm tin tưởng mãnh liệt, niềm tự hào về Đảng quang vinh. Cảm nhận sâu xa niềm vui sướng, hạnh phúc bất tận của Bác khi tìm ra con đường cứu nước chân chính, Chế Lan Viên đã viết: "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười". Hình ảnh đối lập, tương phản trong câu thơ đã tạo được ấn tượng sâu sắc và niềm xúc động trong lòng người đọc. Những giọt nước mắt hạnh phúc và nụ cười sung sướng của Bác còn đọng mãi trong trang sách và cuộc đời hôm nay và mai sau. III / Kết bài: "Người đi tìm hình của Nước" là một bài thơ hay, đặc sắc. Bài thơ là kết quả của sự sáng tạo nghệ thuật mới lạ, độc đáo và cảm xúc tinh tế của Chế Lan Viên. Với các biện pháp tu từ đặc sắc phong phú đạt hiệu quả nghệ thuật cao và hình tượng thơ giàu tính thẩm mĩ, Chế Lan Viên đã tạo nên hình tượng Bác Hồ _ Người đi tìm hình của Nước, khơi dậy trong lòng người đọc niềm xúc động chân thành trước tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng và tinh thần phấn đấu, hy sinh vì lý tưởng Cách mạng của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đọc bài thơ, en càng thêm yêu kính, cảm phục, biết ơn Bác Hồ, nguyện sống xứng đáng là lớp tuổi trẻ của thành phố được vinh dự mang tên Bác kính yêu .“Người Đi Tìm Hình Của Nước”
(HBĐT) – Ngày 5/6/1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành giã từ mái trường Dục Thanh (Phan Thiết) vào Sài Gòn lúc mới 21 tuổi – thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành hóa thân làm anh Ba đầu bếp trên con tàu La Touche Trévilla, lênh đênh bốn bể năm châu và từ đó dẫn mình vào đội ngũ quốc tế của giai cấp vô sản. Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ/ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương/ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở/ Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương.
(Chế Lan Viên)
Ở tuổi 21, anh thanh niên sang Pháp, nơi thường nêu cao khẩu hiệu bình đẳng, bác ái. Trong lòng Nguyễn Tất Thành cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi. Đấy là những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Là Người nói luôn sống mãi trong tâm thức của hàng triệu trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Đêm mơ ước ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc.
(Chế Lan Viên)
Tám năm sau, tháng 6/1919, với danh xưng Nguyễn Ái Quốc đã gửi yêu sách 8 điểm. Năm 1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 8/7/1924, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội V Quốc tế cộng sản ở Mátcơva với tư cách là đại biểu Đông Dương. Đến 14 năm sau, ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên, sau này trở thành ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Tại các cuộc hội nghị này, Người đã tiếp xúc đến luận cương của Đảng Cộng sản. Luận cương đến với Bác Hồ và Người đã khóc:
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
… Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.
(Chế Lan Viên)
Sau 30 năm ra đi (năm 1911), xuân 1941, Bác trở về Tổ quốc (tại Cao Bằng).
Bác đã về đây Tổ quốc ơi
Nhớ thương hồn đất ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giớ mới tới nơi.
(Tố Hữu)
Sau 50 năm ra đi tìm đường cứu nước, mùa hè tháng 6/1957, Bác mới có dịp về làng Sen – Kim Liên – Nam Đàn quê hương Bác:
Quê hương nghĩa nặng tình cao
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.
Đã một trăm năm có lẻ, Bác ra đi tìm đường cứu nước. Từ người thanh niên yêu nước, một cuộc ra đi lịch sử của cả dân tộc. Trái tim yêu nước nồng nàn đã đánh đổi tuổi thanh xuân của mình để giành lấy mùa xuân cho dân tộc.
Vừa kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người và hơn 50 năm Người ra đi, chúng ta mãi khắc sâu lời trong đếu văn của BCH T.Ư Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Người – Hồ Chủ tịch người Anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.
Văn song (TTV)
Hình Ảnh Người Phụ Nữ Trong Bài Thơ “Bánh Trôi Nước” Hồ Xuân Hương
Bài làm
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.
Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.
Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.
Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.
Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
Cảm Nghĩ Về Hình Ảnh Người Phụ Nữ Trong Bài Thơ Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương
Thông qua hình ảnh bánh trôi nước, tác giả Hồ Xuân Hương đã gửi gắm niềm cảm thông đến thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ trong xã hội xưa. Em hãy cảm nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
I. Dàn ý chi tiết 1.Mở bài
Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Bánh trôi nước: Trong đó bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ
2. Thân bài
Hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp nhan sắc và tâm hồn: vẻ đẹp ấy giống với một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu, “khuôn trăng đầy đặn”
Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến: sự bấp bênh, trôi nổi vô định của cuộc đời người phụ nữ
Phẩm chất của người phụ nữ trong hoàn cảnh áp bức, bất công: trong họ vẫn luôn ý thức và gìn giữ sự son sắt thủy chung của mình
3. Kết bàiÝ nghĩa hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước: Thấy được số phận của người phụ nữ trong xã hội ấy và những phẩm chất cao đẹp của họ.
II. Bài tham khảoBà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương, bà là một nữ thi sĩ có nhiều tác phẩm thơ Nôm được lưu truyền tới tận ngày nay. Bà viết rất nhiều những đề tài sâu sắc về người phụ nữ Việt Nam trong thời kì phong kiến. Trong đó bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ.
Hồ Xuân Hương đã rất tinh tế, khéo kéo thể hiện sự cá tính của mình khi chọn hình ảnh bánh trôi nước làm trung tâm và là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Câu thơ trên ta đã thấy rõ được hình ảnh của chiếc bánh trôi nước về cả hình dáng lẫn màu sắc. Đây là một loại bánh dân giã và quen thuộc đối với nhân dân ta. Từ “Thân em” vừa mang sự gần gũi lại chính là lời giới thiệu về bản thân, “vừa trắng lại vừa tròn”, vẻ đẹp ấy giống với một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu, “khuôn trăng đầy đặn”, rất điềm đạm và đầy sức sống.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Hai từ “nổi” và “chìm” vừa là hình ảnh của những chiếc bánh trôi khi được đun nấu, lại vừa thể hiện cho cuộc đời của người phụ nữ. Nó gợi nhắc lên hình ảnh về sự bấp bênh, trôi nổi vô định của cuộc đời người phụ nữ. Các số từ “ba”, “bảy” chính là số đếm cho những long đong, lận đận và sóng gió mà người phụ nữ phải trải qua trong cuộc đời. Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không được tôn trọng, không có vị trí nào trong xã hội. Họ bị áp bức, bóc lột, nhưng chẳng dám kêu ai và cũng chẳn kêu được ai vì dù có than đi chăng nữa cũng chẳng ai thấu, ai hiểu cho nỗi lòng của họ. Chính vì vậy mà họ đành phó mặc số phận và cuộc đời cho xã hội đầy bất công ấy:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Từ “mặc” ấy thể hiện một sự phó mặc đến não nề, bất cần, ta có thể nhận ra một chút chống cự nhưng rất yếu đuối ở chính từ “mặc” ấy. Chính Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ kiên cường, không chịu khuất phục nên thơ của bà cũng mang phong cách như vậy. Và bà đã đã khẳng định rằng, dù cho có bị chà đạp, bóc lột nhưng tâm hồn của người phụ nữ Việt vẫn luôn son sắt, cao đẹp:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Dù cho cuộc đời và số phận có bạc bẽo, nghiệt ngã và bất công với họ như thế nào thì trong họ vẫn luôn ý thức và gìn giữ sự son sắt thủy chung của mình. Hồ Xuân Hương đã ca ngợi những phẩm chất cao đẹp và đáng trân trọng của người phụ nữ Việt. Một vẻ đẹp không chỉ về nhan sắc mà còn về tâm hồn, tam hồn thuẩn khiết và tấm lòng son không thể bị phai mờ.
Tác giả Hồ Xuân Hương với tài năng và nỗi lòng của mình, thông qua lối nói ẩn dụ độc đáo đã mang tới cho người đọc cái nhìn về một xã hội phong kiến thối nát, bất công. Thấy được số phận của người phụ nữ trong xã hội ấy và những phẩm chất cao đẹp của họ. Dù cho có chịu sự đè nén áp bức và phũ phàng nhưng họ vẫn giữ được trái tim thủy chung son sắt – một vẻ đẹp trường tồn đáng được trân trọng và giữ giữ tới muôn đời sau.
Từ khóa tìm kiếm:viet bai van cam nghi ve nguoi phu nu trong bai tho banh troi nuoc
Hình Ảnh Và Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Thơ Hồ Xuân Hương
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hết sức độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian, từ đề tài, cảm hứng, đến ngôn ngữ, hình tượng. Nổi bật trong thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói thông cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
Xuân Diệu coi Hồ Xuân Hương là nhà thơ của “hai lần độc đáo” bởi trong thời đại bấy giờ, bà không chỉ là một trong số rất ít những nhà thơ nữ mà còn là một nhà thơ nữ viết về phụ nữ một cách đầy bản lĩnh. Trước hết, thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói khẳng định vẻ đẹp, tài năng và bản lĩnh cá nhân. Khẳng định vẻ đẹp của họ, Hồ Xuân Hương không chỉ nhấn mạnh vẻ đẹp hình thức mà còn là sự hài hòa giữa vẻ đẹp về hình thức và vẻ đẹp tâm hồn. Đó là vẻ đẹp trắng trong, tinh khiết:
“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình Chị cũng xinh mà em cũng xinh Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh”.
Vẻ đẹp trong trắng, hồn nhiên ấy như được chạm khắc vào thời gian một cách vĩnh cửu. Không chỉ vậy, đó còn là vẻ đẹp khác lạ: lạ lùng, thanh tân, có đường nét, hình khối, “một vẻ đẹp đầy sức sống, một vẻ đẹp đang lên men” (Nguyễn Đức Bính):
“Lược trúc biếng cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông”.
Vẻ đẹp phồn thực nhưng lại hết sức hồn nhiên, trong sáng nên có sức mê hoặc lòng người, vẻ đẹp ấy không phải người phụ nữ nào trong xã hội đó cũng dám lên tiếng khẳng định. Không chỉ khẳng định vẻ đẹp về hình thức, Hồ Xuân Hương còn rất chú trọng đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Miêu tả về chiếc bánh trôi và các công đoạn làm bánh, Hồ Xuân Hương đã không ngần ngại liên tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ để từ đó khẳng định vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu của họ. Bài thơ ẩn chứa những ngậm ngùi về thân phận nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là lời khẳng định phẩm giá đầy kiêu hãnh: dù số phận có lênh đênh vất vả nhưng tấm lòng trinh bạch, son sắt thì vẫn không bao giờ thay đổi. Một điểm thú vị nữa có thể coi là một hiện tượng chỉ có ở Hồ Xuân Hương đó là bà ca ngợi người phụ nữ ở những vẻ đẹp phồn thực nhất, không ngần ngại khi nhắc đến cả những điều trần tục. Người phụ nữ đẹp bởi tất cả những gì vốn thuộc về họ. Họ có vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, và căng tràn nhựa sống. Đó là cái đẹp được nhà nghiên cứu gọi là cái đẹp trần thế luôn cựa quậy, khiến cho… đứng ngồi không yên biết bao bậc tu mi nam tử. Nhưng nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương từng ấy thôi chưa đủ. Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ đẹp, đó còn là những người phụ nữ thông minh, tài năng, sắc sảo, nhanh nhẹn và đầy bản lĩnh. Người phụ nữ của bà dám “ghé mắt trông ngang” để mà mỉa mai về “sự anh hùng”:
“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền Thái thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai dược
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”.
Đền chùa là nơi thuộc về tâm linh, thường được kính trọng, thế nhưng với ngôi đền thờ tên tướng giặc sầm Nghi Đống, Hồ Xuân Hương lại bộc lộ một thái độ khinh bỉ, thiếu trân trọng đến ngang ngược. Bà chỉ “ghé mắt”, chỉ “trông ngang” bởi thấy cái “sự anh hùng” của sầm Nghi Đông chỉ tầm thường một cách đáng thương. Thi sĩ nói tất cả những điều đó với sự tự tin vào khả năng của bản thân, một sự bản lĩnh cũng là một kì tích mà thậm chí đến cả đấng nam nhi không phải ai cũng có thể làm được. Chân dung người phụ nữ bản lĩnh, cá tính, thông minh dường như không lúc nào mờ nhạt. Thế nên mới có một Hồ Xuân Hương xưng “chị” mà lớn tiếng “Mắng lũ học trò dốt” tưởng rằng có học nhưng cũng chỉ là những kẻ tầm thường, đáng bị đưa ra để cười cợt. Và một Hồ Xuân Hương, mời trầu người ta nhưng cũng theo một cách riêng đầy bản lĩnh:
“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.
Khẳng định vẻ đẹp, tài năng và bản lĩnh của mình, Hồ Xuân Hương cũng lên tiếng ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội đó. Tuy vẫn có một chút buồn tủi song trên hết vẫn là sự thông minh, tự tin, bản lĩnh hiếm có và một nét riêng không thể trộn lẫn trong cá tính Hồ Xuân Hương.
Người phụ nữ của Hồ Xuân Hương mang vẻ đẹp cả về hình thể và tâm hồn, lẽ ra, họ phải nhận được hạnh phúc xứng đáng. Vậy mà “Hồng nhan bạc phận”, trong xã hội đó, họ lại luôn phải chịu những điều bất hạnh. Đồng cảm với họ, thơ Hồ Xuân Hương còn là tiếng nói cảm thương chân thành. Hồ Xuân Hương không quan tâm đến những người phụ nữa gặp may mắn trên đường đời, cũng không quan tâm đến những người phụ nữ nơi lầu son gác tía – đề tài quen thuộc trong thơ văn trung đại mà chỉ quan tâm đến những người phụ nữ lao động bình thường chịu nhiều thua thiệt trong cuộc đời. Thơ bà thể hiện sự cảm thương sâu sắc, thương cho người và cũng là thương cho mình. Thơ bà có hẳn hai mảng về nỗi bất hạnh của người phụ nữ, trong tình yêu và trong cuộc sống gia đình. Bản thân Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh về tình duyên: hai lần làm lẽ và cả hai lần tình duyên đều không trọn vẹn. Hơn ai hết, bà thấm thía cảnh duyên phận hẩm hiu, nỗi cô đơn và bất hạnh của những người bị ông tơ bà nguyệt trêu đùa. Hồ Xuân Hương đã “tự tình”, “tự thán” để nói lên tình cảnh và tâm trạng của mình, cũng là nói thay cho bao người phụ nữ khác.
“Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”.
Thân phận người phụ nữ cũng lênh đênh, lận đận như chiếc thuyền giữa dòng, mãi mà chưa thể tìm được chốn neo đậu bình yên. Nỗi ngao ngán vì tình duyên muộn mằn khiến cho người phụ nữ dường như chán nản: “Ấy ai thăm ván cam lòng vậy/ Ngán nỗi ôm đàn những bấp bênh”. Vậy nhưng thời gian vẫn trôi đi không trở lại, để cho họ ở đó, giữa đêm khuy thanh vắng để đối diện với tình cảnh buồn thảm và éo le của mình:
“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non (…) Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
“Mảnh tình san sẻ tí con con” đó là một mảnh tình không trọn vẹn. Đã chỉ là “mảnh tình thôi” lại còn bị san sẻ đến “con con”. Có một cái gì đó chua chát, ngán ngẩm, bẽ bàng, cô độc đến đáng thương, đến tội nghiệp. Có lúc, nó được đẩy lên thành nỗi oán hận, không thể nào giải tỏa hết được, giận bởi đời, giận bởi số kiếp mình hẩm hiu, giận vì “duyên để mõm mòm”. Ngay cả khi với bản lĩnh của mình, Hồ Xuân Hương vẫn nói lên lời thách thức cuộc đời: “Thân này đâu đã chịu già tom” nhưng sâu xa, người ta vẫn cảm nhận được tình cảnh đáng thương và những nỗi niềm thầm kín sâu sắc của một người phụ nữ tình duyên bất hạnh. Tiếng nói cá nhân nhưng lại có ý nghĩa đại diện sâu sắc cho số phận của biết bao người phụ nữ trong xã hội thời bà, những người ý thức được về mình nhưng lại không được làm chủ cuộc đời và số phận của chính mình.
Không chỉ vậy, Hồ Xuân Hương còn lên tiếng tố cáo, bênh vực người con gái vì “cả nể” mà phải mang trong mình “khối tình con”, nhận biết bao điều tiếng.
“Cả nể cho nên hóa dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng?”
Người con gái biết mình có lỗi nhưng không cho đó là cái tội, mà chỉ vì sự cả nể. Nàng nghĩ đến cái nghĩa trăm năm để đầy bao dung, oán giận nhưng vẫn sẵn sàng tha thứ và đầy hi sinh, kiên cường trước búa rìu dư luận. Trong một xã hội mà những người phụ nữ như nàng bị khinh rẻ, bà lại lớn tiếng khẳng định: “Không có nhưng mà có mới ngoan”. Không phải ca ngợi, không phải đồng tình, mà đó chỉ là sự cảm thông, che chở. Hồ Xuân Hương đã rất thấu tình đạt lí khi bao bọc cho người con gái lỗi lầm kia.
“Kể đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười họa chăng hay chớ Một tháng đôi lần có cũng không Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng Cầm bằng làm mướn, mướn không công Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy không”.
Hồ Xuân Hương đã không ngần ngại khi nói đến những chuyện tế nhị trong hạnh phúc vợ chồng. Bi kịch của người phụ nữ được bà chú ý ở đây là danh phận là vợ nhưng thân phận lại như con ở – một thứ con ở không công, vậy mà cũng chỉ biết oán thoán, chịu đựng. Đau đớn hơn nữa còn là sự thiếu thốn tình cảm vợ chồng, là cảm giác cô đơn lạnh lẽo ngay giữa chính căn nhà mà mình đang ở. Hồ Xuân Hương đã từng làm lẽ hai lần. Nỗi bất hạnh của cảnh “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” không phải là hiếm trong xã hội phong kiến mà chắc hẳn bà đã là người ít nhiều trải nghiệm. Hồ Xuân Hương là kiểu người không chịu cúi đầu mà khóc, không chỉ với bản thân mình mà với người khác nữa. Bà đứng trước đau khổ người khác, không phải để góp thêm nước mắt mà để vỗ về, dìu họ ra khỏi đau thương.
“Hồ Xuân Hương là một nhà thơ đầy sáng tạo. Các nghệ sĩ tài năng vừa tuân thủ thi pháp thời đại mình vừa vi phạm các quy tắc ấy và sáng tạo phong cách của riêng mình. Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong cách thơ Đường mới, một thế giới đời thắm tươi, một thiên nhiên tràn đầy sức sống, một triết lý tự nhiên của cuộc đời trần thế, của trực giác, cảm giác, bản năng, của say mê,…” (Đỗ Đức Hiểu). Viết về hình ảnh và thân phận của người phụ nữ một cách sâu sắc và đầy bản lĩnh, Hồ Xuân Hương không chỉ nói về thân phận của mình mà còn là tiếng nói cảm thông với số phận bất hạnh của những người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp hình thể và tâm hồn mình nhưng phải chịu đựng biết bao bất công trong xã hội. Tiếng nói ấy sẽ còn tìm được sự đồng cảm và đón nhận của những người phụ nữ nói riêng và con người nói chung trong mọi thời đại.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hình Ảnh Bác Hồ Trong Bài Thơ “Người Đi Tìm Hình Của Nước” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!