Bạn đang xem bài viết Gv Trường Thpt Lê Hồng Phong, Tp Hồ Chí Minh được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Tổng Qua việc vịnh mùa thu với những nét đẹp tiêu biểu, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành. 2. Phân tích a) Đề: Giới thiệu tổng quát cảnh mùa thu Hình ảnh “Trời thu xanh ngắt…”: màu xanh quen thuộc của Nguyễn Khuyến khi tả mùa thu, “mấy tầng cao”: vẽ được cái cao vút, thăm thẳm của khung trời mùa thu. Hình ảnh “cần trúc lơ phơ” tạo nét động cho bức tranh thu. “Hắt hiu”: diễn tả được cái se lạnh của gió mùa thu. Cách giới thiệu rất khéo và rất đạt. b) Thực: Cảnh trăng nước của mùa thu Màu sắc (nước biếc) hoà hợp trong tranh của Nguyễn Khuyến. Cách so sánh “trông như tầng khói phủ” làm cho cảnh dịu nhẹ, mờ nhạt. Ta hình dung được mùa thu trong màu biếc lẫn với màu khói. Hình ảnh “Song thưa để mặc ánh trăng vào” quen thuộc mà vẫn nên thơ. Cách nói của Nguyễn Khuyến “để mặc” cho thấy cảnh của ông phóng khoáng, tâm hồn ông rộng mở. Cảnh đẹp, màu sắc dịu nhẹ. Cảnh cho thấy sự hoà nhập của con người với ihiên nhiên. Ta có cảm tưởng Nguyễn Khuyển đang thả mình trong thiên nhiên với làn nước, với ánh trăng. c) Luận: Cảnh hoa và tiếng chim (ngỗng) của mùa thu Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh “mấy chùm” hoa và “một tiếng” ngỗng. Hình ảnh “hoa năm ngoái” có sức gợi tả mạnh; “hoa năm ngoái” có nghĩa là hoa vẫn là hoa y như năm ngoái (gợi lên cho ta hiểu) mà nước hôm nay thì đã trở thành “nước nào”. Hình ảnh “hoa năm ngoái” làm ta nhớ cách dùng chữ của Nguyễn Du: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Tiếng ngỗng ở đây, về nghệ thuật, là lấy cái động để diễn tả cái tĩnh. Nói tóm lại, hai câu luận cũng là tả về mùa thu, nhưng qua cảnh, ta thấy được tâm trạng của nhà thơ, thấy được sự thầm kín của một con người không thể dửng dưng trước cảnh mất nước. d) Kết: Cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ
“Nhân hứng” tức là cái hứng thú trước cảnh đẹp của mùa thu. “Toan cất bút” nghĩa là định làm thơ, cảnh thu đẹp và gợi hứng cho nhà thơ. “Nghĩ ra” tức là ý thức, là lý trí, là tỉnh. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say trước cảnh đẹp của mùa thu, nhưng ông vẫn tỉnh trước lương tâm của mình. Cho nên, ông nói được là thẹn. Nhưng thẹn với ai? Ông Đào tức là Đào Tiềm, một danh sĩ đồng thời là một nhà thơ nổi từ đời Tấn, đã “dũng thoái” treo ấn từ quan, về sống với ruộng vườn, với hoa cũ được giữu cho được cái khí tiết của mình. Bằng điển tích này, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ “cái tôi” của mình trong cảnh sắc mùa thu một cách khá đậm nét. “Thẹn với “ông Đào” là một cách nói bộc lộ đưực tấm lòng thanh cao của nhà thơ, thể hiện được cái tự hào khiêm tốn của ông trước lương tâm của mình “Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”. 3. Hợp Bài Thu vịnh tả tổng quát về mùa thu, chứ không nói một đặc cảnh “uống rượu” hay “câu cá”, nhưng ta vẫn thấy nét thu đặc biệt của Nguyễn Khuyến. Hơn nữa, trong cảnh sắc mùa thu này, ta thấy khá rõ được tâm hồn thanh cao và khí tiết của một người: “Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết”. Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ (trích bài Mẹ Mốc của Nguyễn Khuyến).
Qua việc vịnh mùa thu với những nét đẹp tiêu biểu, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành.Qua việc vịnh mùa thu với những nét đẹp tiêu biểu, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành.a) Đề: Giới thiệu tổng quát cảnh mùa thuHình ảnh “Trời thu xanh ngắt…”: màu xanh quen thuộc của Nguyễn Khuyến khi tả mùa thu, “mấy tầng cao”: vẽ được cái cao vút, thăm thẳm của khung trời mùa thu. Hình ảnh “cần trúc lơ phơ” tạo nét động cho bức tranh thu. “Hắt hiu”: diễn tả được cái se lạnh của gió mùa thu.Cách giới thiệu rất khéo và rất đạt.b) Thực: Cảnh trăng nước của mùa thuMàu sắc (nước biếc) hoà hợp trong tranh của Nguyễn Khuyến. Cách so sánh “trông như tầng khói phủ” làm cho cảnh dịu nhẹ, mờ nhạt. Ta hình dung được mùa thu trong màu biếc lẫn với màu khói. Hình ảnh “Song thưa để mặc ánh trăng vào” quen thuộc mà vẫn nên thơ. Cách nói của Nguyễn Khuyến “để mặc” cho thấy cảnh của ông phóng khoáng, tâm hồn ông rộng mở.Cảnh đẹp, màu sắc dịu nhẹ. Cảnh cho thấy sự hoà nhập của con người với ihiên nhiên. Ta có cảm tưởng Nguyễn Khuyển đang thả mình trong thiên nhiên với làn nước, với ánh trăng.c) Luận: Cảnh hoa và tiếng chim (ngỗng) của mùa thuNghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh “mấy chùm” hoa và “một tiếng” ngỗng. Hình ảnh “hoa năm ngoái” có sức gợi tả mạnh; “hoa năm ngoái” có nghĩa là hoa vẫn là hoa y như năm ngoái (gợi lên cho ta hiểu) mà nước hôm nay thì đã trở thành “nước nào”. Hình ảnh “hoa năm ngoái” làm ta nhớ cách dùng chữ của Nguyễn Du: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Tiếng ngỗng ở đây, về nghệ thuật, là lấy cái động để diễn tả cái tĩnh.Nói tóm lại, hai câu luận cũng là tả về mùa thu, nhưng qua cảnh, ta thấy được tâm trạng của nhà thơ, thấy được sự thầm kín của một con người không thể dửng dưng trước cảnh mất nước.d) Kết: Cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ“Nhân hứng” tức là cái hứng thú trước cảnh đẹp của mùa thu. “Toan cất bút” nghĩa là định làm thơ, cảnh thu đẹp và gợi hứng cho nhà thơ.“Nghĩ ra” tức là ý thức, là lý trí, là tỉnh. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say trước cảnh đẹp của mùa thu, nhưng ông vẫn tỉnh trước lương tâm của mình. Cho nên, ông nói được là thẹn. Nhưng thẹn với ai?Ông Đào tức là Đào Tiềm, một danh sĩ đồng thời là một nhà thơ nổi từ đời Tấn, đã “dũng thoái” treo ấn từ quan, về sống với ruộng vườn, với hoa cũ được giữu cho được cái khí tiết của mình. Bằng điển tích này, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ “cái tôi” của mình trong cảnh sắc mùa thu một cách khá đậm nét. “Thẹn với “ông Đào” là một cách nói bộc lộ đưực tấm lòng thanh cao của nhà thơ, thể hiện được cái tự hào khiêm tốn của ông trước lương tâm của mình “Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”.Bàitả tổng quát về mùa thu, chứ không nói một đặc cảnh “uống rượu” hay “câu cá”, nhưng ta vẫn thấy nét thu đặc biệt của Nguyễn Khuyến. Hơn nữa, trong cảnh sắc mùa thu này, ta thấy khá rõ được tâm hồn thanh cao và khí tiết của một người: “Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết”. Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ (trích bài Mẹ Mốc của Nguyễn Khuyến).
Trường Thpt Nguyễn Thị Minh Khai
ĐÔI DÒNG CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG – GIANG NAM.
Quê hương, dòng chảy bất tận của ký ức; quê hương, chốn thân thương để tìm về sau những phong ba của cuộc đời; quê hương , nơi trong tim mỗi người luôn có một bóng dáng thân thương gắn liền với những ký ức tuổi thơ. Với Giang Nam, đó là hình bóng của cô hàng xóm từ thuở thiếu thời gắn liền với những trò chơi con trẻ:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi.
Không gian thơ mở ra với bàng bạc nỗi nhớ về thuở ấu thơ, với những trò nghịch ngợm thơ trẻ (Ai lớn lên lại không mang theo những trò chơi nghịch ngợm một thuở ấy). Người đọc cứ không tự chủ mà thấy trong mình hiện lên với biết bao những kỷ niệm thân thương: những ngày cắp sách đến trường làng ê a, những bài giảng – những câu thơ đi cùng tuổi thơ, những lần trốn học, những lần lén mẹ đi chơi… thật nhiều, thật nhiều kỷ niệm, nhưng đọng lại thật rõ ràng trong lòng mọi người chính là nụ cười khúc khích của “cô bé nhà bên” và cảm xúc “thương thương quá đi thôi” đến nao lòng.
Dòng thời gian trôi mãi, tuổi thơ rồi lớn lên, đất nước kêu gọi, cậu bé ngày ấy nay đã trưởng thành, lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Thật bất ngờ, “cô bé nhà bên” ngày xưa ấy cũng trở thành đồng chí:
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kì
Quê tôi đầy bóng giặc.
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên – (có ai ngờ)
Cũng vào du kích.
Tình bạn trẻ thơ giờ đã trưởng thành thêm một bậc, sự trưởng thành này phù hợp với hoàn cảnh xã hội chung lúc bấy giờ, như một điều tất yếu. Chính vì có được nền tảng là tình bạn từ những ngày ấu thơ nên khi bất chợt gặp nhau trên giữa đường hành quân, dẫu “mưa đầy trời” nhưng chàng trai vẫn thấy “lòng tôi ấm mãi” bởi nụ cười khúc khích và cảm xúc “thương thương quá đi thôi” đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Chiến tranh, kẻ thù xâm lược dẫu tàn ác cũng không xóa bỏ được nét trong trẻo trong tâm hồn của những chàng trai cô gái một thời. Họ vượt lên trên sự tàn ác của kẻ thù bằng chính sự thiện lương, trong trẻo được nuôi dưỡng bởi chiều sâu văn hóa, tình người của dân tộc. Điều này Nguyễn Đình Thi đã từng thể hiện:
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không ngăn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà (Nguyễn Đình Thi – Đất nước).
Bởi thế mà dù trải qua bao thăng trầm, bao súng đạn, bao chiến trường, ngày gặp lại, cô gái ngày xưa ấy vẫn “Thẹn thùng nép sau cánh cửa / Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ / Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)”. Điệu cười khúc khích như điệp khúc, như từng đợt sóng lòng trùng điệp mà đợt sau cao hơn đợt trước; để rồi chàng trai không cầm lòng được mà “Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi / Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng…” Tình yêu đến thật nhẹ nhàng như một điều hiển nhiên. Tình yêu đôi lứa ấy được đặt trên nền tảng vững chắc của tình bạn thuở ấu thơ và tình đồng chí, cùng chung lí tưởng của khi trưởng thành. Chính điều này làm cho tình yêu lứa đôi hòa vào tình yêu quê hương đất nước, cái riêng đã hòa vào cái chung khiến cho tình yêu chung cho quê hương thêm sâu sắc mà cũng khiến cho tình cảm riêng càng trở nên rộng lớn, bền vững hơn.
Ít ai biết bài thơ có một nguyên mẫu trong đời thực: “cô bé nhà bên” chính là người vợ, người bạn đời của tác giả; và bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh khá đặt biệt: Năm 1960, nhà thơ nhận được tin vợ và con mình bị giặc giết hại trong nhà tù Phú Lợi; cảm xúc cuộn lên chất ngất, ngay trong đêm bài thơ được ra đời, những câu thơ cứ ùa về cùng với nỗi đau không thể kìm nén:
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh chết nữa con người.
Đau xót đến tê tái, đến chết lịm người; tình cảm càng bền vững, càng nên thơ khi mất càng gây đau đớn. Từ cô bạn ấu thơ, rồi đồng đội đồng chí, đến người yêu, giờ “giặc bắn em rồi quăng mất xác”; tiếng cười khúc khích như điệp khúc, như nhịp của tình yêu, nhịp cuộc sống kia nay không còn nữa. Cảm xúc người đọc như hẫng vào khoảng không, cứ bàng hoàng ngơ ngác theo nhịp thơ. Vì thế, với nhà thơ:
Xưa yêu quê hương vì có hoa có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Tình riêng giờ hòa vào tình chung, không chỉ là ở nghĩa biểu tượng mà ở nghĩa thực của nó. Quê hương không chỉ là khái niệm chung chung mà gắn với người con gái ta yêu, là một phần của cuộc đời, một phần không thể tách rời của thân thể.
Thật may là trong thực tế, tin vợ con của tác giả bị giặc giết là do nhầm lẫn. Đến 1962, vợ con tác giả được địch thả do không tìm được chứng cứ, cả gia đình đã được đoàn tụ.
Từ ấy đến nay đã trải qua biết bao biến cố, biết bao thay đổi, biết bao bể dâu đời người; tuy nhiên những cảm xúc của một thời đã trở thành cảm xúc chung của mọi thời, mọi người. Trong lòng người đọc, Quê hương của Giang Nam đã lay động được đến góc sâu thẳm trong tiềm thức của mỗi người, tạo nên sức sống bền vững cho bài thơ, khiến bài thơ trở thành tác phẩm hay nhất của Giang Nam và là một trong những bài thơ hay nhất về quê hương đất nước của mọi thời đại.
Người viết
Nguyễn Thị Châu
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Yến
NGÀY SINH NHẬT BÁC
Những dòng lục bát anh trao
Nhớ lời ru mẹ nghẹn ngào trầu cay Câu ca đọng mãi tháng ngày Thân cò lặn lội đong đầy yêu thương Trăng thề vành vạnh như gương Dấu chân người vẫn trên đường không phai Đại ngàn đẹp bởi nắng mai Biển vui bởi có sóng ai dạt dào Anh gieo sáu tám ngọt ngào Em là vần tứ xôn xao nghĩa tình
NHỚ QUÊ
Nhớ quê tôi lại về quê Tắm dòng nước bạc dạo đê ven làng Lại đi lễ hội rộn ràng Lại về đồng nội lại sang xóm chùa Nhớ chiều kẽo kẹt võng đưa Rồi phơi nắng hạ gội mưa thỏa lòng Chơi vườn cảnh đón gió đồng Quê tôi đó giữa mênh mông đất trời Quê tôi giờ đã khác rồi Nhà nhà ngói mới ngời ngời đường quê Ngược xuôi xe cộ đi về Xập xình tiếng nhạc làm mê mẩn hồn Tôi vào cuối xóm đầu thôn Tìm người quê cũ thảo thơm mấy còn Bâng khuâng tôi dạo trên cồn Niềm vui mới với nỗi buồn chiều quê Chỉ lo mai mốt tôi về Mái đình ngõ trúc tình quê có còn
(CLB Di sản thơ Lục Bát VN – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
.::Trường Thpt Lịch Hội Thượng ::.
Thứ ba – 02/12/2014 14:56
Mẹ nghề y nhiều đêm trực vắng nhà
Tròn một tuổi, gửi con về quê ngoại
Quê ngoại con là quê mẹ đấy
Sao bây giờ mẹ thấy xa xôi.
Một con đường mờ mịt mưa rơi
Một con đường gió mùa nào cũng ngược
Một chuyến phà, người chờ hai bờ nước
Chiếc cầu phao sóng nổi bồng bềnh.
Con xa rồi, mẹ thức với mông mênh
Quờ cánh tay thấy giường chiếu rộng
Võng cởi rồi, còn dây buộc võng
Tiếng à ơi vương vấn ở hai đầu.
Con xa tuần, mẹ tưởng tháng lâu
Con xa tháng, ngỡ năm trời đằng đẵng
Ðâu mái tóc vàng tơ như nắng
Môi ngây thơ tập gọi: Ơi bà !
Nửa năm trời con mới thấy mặt cha
Cha trở về, và cha đi vội lắm
Ðừng trách con ơi! Cha là người lính
Người lính mấy khi được ở gần nhà.
Mẹ đưa con về ở với bà
Tình thương mẹ san đều hai ngả
Nửa theo gió gửi đi miền đất lạ
Nửa hòa vào con sóng vỗ, lời ru…
Nỗi lòng cha cũng hai nửa phân chia
Nửa nhớ con, nửa thương về nơi mẹ
Chỉ riêng con còn thơ dại quá
Có bao giờ con biết nhớ cha đâu…
Có bao giờ con biết nhớ cha đâu
Nỗi nhớ ấy con dồn về nơi mẹ
Cha đi suốt một thời trai trẻ
Vẫn nguyên lành trong mẹ buổi chia tay.
Vẫn nguyên lành như nỗi nhớ hôm nay
Dáng cha đi trong điệp trùng đội ngũ
Ðừng trách mẹ những đêm dài ít ngủ
Nhớ thương là hạnh phúc những ngày xa.
Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ được ghi nhận là cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất và oanh liệt nhất. Ðồng thời để lại những dấu ấn đẹp đẽ, sâu đậm nhất với những cung bậc cảm xúc chan chứa của: tình yêu thương, nỗi nhớ nhung, trăn trở… Vì sự xa cách do chiến tranh.
Và bài thơ “Nhớ con” của Vương Trọng tác phẩm khá đặc sắc đã ghi lại những tình cảm cao cả thiêng liêng ấy. Bài thơ trước tiên là nỗi niềm của tác giả, của người lính “cầm súng xa nhà đi chiến đấu”; nhưng cũng là “bức tranh” khắc lên hình tượng người phụ nữ Việt Nam thời chiến.
Bài thơ dài mà mỗi khổ thơ là một nỗi ưu tư, một tấm lòng chất chứa nhớ thương da diết của người lính “mấy khi được ở gần nhà”. Người lính xa nhà đi chiến đấu là một nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh, dù phải gác lại những tình cảm thiêng liêng ở hậu phương. Lẽ thường tình khi người ta xa nhà thì nhớ thương người thân yêu hay người từng “một nắng hai sương”.
Bài thơ còn là sự dãi bày tình cảm nhớ thương của tác giả với người vợ tảo tần và nói hộ cho nỗi lòng của người mẹ trẻ vì hoàn cảnh mà phải “… gửi con về quê ngoại”, để nỗi nhớ nhung như nhân lên gấp bội khi phải “… thức với mông mênh”. Và sự trống vắng đến tận cùng của nỗi nhớ: “Con xa tuần mẹ tưởng tháng lâu – Con xa tháng ngỡ năm trời đằng đẵng”. Mà tâm điểm của nỗi nhớ niềm thương là nỗi “Nhớ con” của người lính. Và ai có thể không mềm lòng, không xao động trước hình ảnh “… mái tóc vàng tơ như nắng” và “Môi ngây thơ tập gọi ơi bà!”. Câu thơ quả đẹp và sống động như tấm lòng ưu tư của người lính vậy.
“Nhớ con” không chỉ là nỗi nhớ thương, là tâm tư nặng trĩu của người lính xa nhà đi chiến đấu mà còn cắt nghĩa cho điều băn khoăn day dứt của người trong cuộc, khi nhà thơ tâm niệm “Chỉ riêng con còn thơ dại quá – Có bao giờ con biết nhớ cha đâu…”. Câu thơ cứ như găm vào tim ta nỗi đau khôn cùng bởi chiến tranh. Câu thơ như một niềm khắc khoải, một sự hờn trách mà nguyên nhân hẳn không bao giờ thuộc về đứa con “…còn thơ dại quá”, hẳn thuộc về thời đại mà những kẻ “sen đầm quốc tế” đã biến giấc ngủ em thơ cũng “nằm mơ ngựa sắt”… Và hình ảnh đứa con còn “…thơ dại quá” là tâm điểm của cả bài thơ, là nỗi niềm của mọi nỗi niềm của người lính.
Ðây cũng là hình ảnh trung tâm xuyên suốt bài thơ như sợi chỉ đỏ dệt đan những cảm xúc hồng của tác giả bài thơ – người lính Cụ Hồ. Ðể qua hình ảnh ấy, qua nỗi niềm nhớ thương của nhà thơ, độc giả hay mỗi chúng ta càng hiểu hơn sự khốc liệt của chiến tranh; sự tàn khốc của một cuộc chiến mà chúng ta phải hy sinh cả những tình cảm thiêng liêng nhất: tình cha con – phụ tử để sẵn sàng lên đường chiến đấu cả khi đứa con thơ chưa kịp nhìn và biết “nhớ cha đâu…”.
Bên cạnh những câu thơ “gân guốc” là những câu thơ “mềm” như nỗi niềm của người lính “Vẫn nguyên lành trong mẹ buổi chia tay”. Có thể coi những khổ thơ cuối là một cái kết có hậu. Dù người lính có những nỗi niềm da diết nhớ thương, cái nỗi niềm tưởng như không hề vơi cạn, nhưng rồi cái “…hạnh phúc những ngày xa” vẫn lại đến với họ như quy luật của tình cảm nhớ thương. Bởi họ đã nguyện “…đi suốt một thời trai trẻ” và tình cảm gia đình vẫn canh cánh bên lòng, vẫn nguyên vẹn như “…nỗi nhớ con nay”. Ðó cũng là thông điệp mà tác giả bài thơ muốn nhắn gửi chúng ta về một “thời máu lửa”, một thời mà cái giá của độc lập tự do được đổi bằng bao hy sinh, bao nỗi nhớ thương da diết và “… hạnh phúc những ngày xa” của những người lính xa nhà đi chiến đấu.
Vương Trọng
Chiều Tối ( Hồ Chí Minh )
Tìm hiểu chung– Hồ Chí Minh (1890 – 1969), là búp sen xanh của làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghê An – Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan – Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng – Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã đi theo con đường cứu nước và trở thành một vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam ta. – Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị
2.Tác phẩm: – Bài thơ được viết trong lần chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ là một bức tranh xinh xắn về miền sơn cước đồng thời toát lên ở đó vẻ đẹp của một con người cách mạng với tinh thần lạc quan vượt qua mọi gian khổ của cuộc chuyển lao, vẫn ung dung ngắm cảnh. Bài thơ không nói chuyện thép, không lên giọng thép nhưng vẫn lấp lánh chất thép – Vị trí xuất xứ: nằm trong tập thơ Nhật Kí Trong tù của Hồ Chí Minh
Hai câu thơ cuối– Cảnh: * “sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” + trong thơ cổ dưới áng chim chiều mây nổi thì xuất hiện con người đó là những đạo sĩ, ẩn sĩ lánh đời + Trong thơ lãng mạn: xuất hiện những con người là mỹ nhân tuyệt đẹp + Trong thơ bác lại chính là người lao động * Hoạt động gắn liền với cô gái ấy chính là hoạt động say ngô tối, cái chữ tối bộc lộ sự chăm chỉ cần mẫn của con người. đây là một hình ảnh tuyêt đẹp về cuộc đời người thiếu nữ vất vả đáng quý đáng yêu * Điệp vòng “ma bao túc” cho thấy công việc diễn ra thường xuyên hàng ngày * Từ “hồng” như làm sáng cả bài thơ, nhãn tự của bài thơ, có tác dụng mang lại tươi sáng niềm ước vọng cho ngày mai – Tình: * Nhà thơ phải là người yêu cuộc sống lắm mới có thể làm cảm nhận được cái đẹp trong công việc lao động thường ngày * Không những thế còn phải có một trái tim nhân hậu và một sự lạc quan tin vào tương lai tươi sáng hơn
III. Tổng kết Nhà thơ Hồ Chí Minh đã mang đến cho chúng ta một bức tranh miền sơn cước khi về tối. Cảnh tượng thiên nhiên hiện lên bàng bạc ánh chiều, sự vật hiện tượng đang chuyển từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh. Nhưng riêng có Người và cô gái xay ngô tối kia vẫn đang hoạt động. đó là một tinh thần lạc quan đáng khen ở Người
Đề bài: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
Bài làm 1 Hồ Chí Minh là một cái tên mà tất cả con dân Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng yêu quý, kính trọng vô bờ bến. Trong quá trình tìm lại tự do cho dân tộc, Bác đã phải chịu rất nhiều khổ cực, gian khó, đã rất nhiều lần bị bắt giam, chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác, bị đánh đập, tra tấn dã man. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ở Người vẫn ánh lên một tinh thần lạc quan, một niềm tin vào một ngày mai tươi sáng. Bài thơ “Chiều tối” nằm trong tập thơ “Nhật kí trong tù” đã thể hiện được phần nào tinh thần ấy của Người. Bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã vào một buổi chiều tối, thế nhưng ẩn chứa trong đó là một ước mơ tự do cho bản thân, ước mơ được quay trở lại quê hương để tiếp tục sứ mệnh của mình.
Bài thơ được sáng tác khi Bác bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo gông chân vướng xiềng : “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không.”
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”
Buổi chiều thường là lúc đoàn tụ, nhưng cũng là khi con người ta thấy vô cùng cô đơn nếu không có một chốn để về. Cánh chim mỏi sau một ngày kiếm ăn cũng đã bay về tổ của mình. Trên không trung chỉ còn lững lờ một chòm mây. Giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ, con người và cảnh vật đều như dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn nhẹ nhàng trôi, càng làm nổi bật lên sự yên ắng, êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi. Chòm mây ấy cũng giống như Bác, đang trong tình cảnh tù tội, vẫn phải cô độc bước đi. Chòm mây cô đơn, lặng lẽ, Bác cũng lặng lẽ, cô đơn. Tuy thế, phải là một người có lòng yêu thiên nhiên, phải có một tâm thái ung dung, bình tĩnh, lạc quan, vượt lên mọi gông cùm về thể xác để ngắm thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên như thế. Thân xác mỏi rã rời vì phải đi cả ngày đường vất vả, nhưng Bác vẫn dõi mắt theo cánh chim về tổ, tầng mây lững lờ trôi lúc chiều về.
Tuy chỉ hai câu thơ bảy chữ, nhưng cũng đã khiến cho người đọc tưởng tượng ra được cảnh chiều muộn nơi rùng núi thật mênh mông, âm u, vắng vẻ, quạnh quẽ. Đồng thời, cũng nói lên niềm mong ước quay trở về với quê hương, ước mong được tự do như đám mây kia.
Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc chiều muộn nơi rừng núi, bỗng xuất hiện con người:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
“Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng.”
Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. Đó chính là nét cố điển mà hiện đại trong thơ của Hồ Chí Minh. Bức tranh vừa có người, vừa có hoạt động khỏe khoắn của con người trong đó. Đó chính là nét đẹp, nét đáng quý của người dân lao động. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than rực hồng để chuẩn bị bữa tối. Ở đây, bản dịch thơ không đảm bảo được nghệ thuật của bản chữ Hán. Bác đã lặp lại hai chữ “bao túc” ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư, như những vòng xay nối tiếp nhau của cô gái, như sự tuần hoàn của thời gian, trời đã tối, tối dần. Bức tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng lao động khỏe khoắn của người thôn nữ lao động, vừa bởi cái ánh hồng của bếp lò. Đó chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác vẫn gạt bỏ hết những đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận được.
Nhà văn Nam Cao đã viết: “Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác được.”, để nói rằng, con người ta thường có xu hướng lo cho những đau khổ của bản thân. Thế nhưng, ở Bác Hồ – một người lúc nào cũng lo nỗi lo của dân tộc, của đất nước – vậy mà cũng vẫn luôn quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất, bình dị nhất. Đó chính là nhân cách cao đẹp của vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta.
Bài thơ “Chiều tối” là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ chỉ đơn giản là tả về phong cảnh thiên nhiên và con người nơi xóm núi khi chiều muộn, đồng thời, cũng ẩn chứa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp của Người. Đồng thời, ở Bác, chúng ta vẫn luôn thấy ánh lên một vẻ đẹp của tinh thần quên mình, của một trái tim giàu lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất.
Bài làm 2 Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc VN mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của tk XX. Trong đó nổi bật nhất là tập thơ Nhật ký trong tù, một cuốn nhật ký bằng thơ ghi lại những chặng đường giải lao đầy gian nan vất vả của người tù. Nhưng bằng bản lĩnh thép, tinh thần thép Người đã vượt qua hoàn cảnh tù đày để hướng về ánh sáng. Bài thơ Chiều tối là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập Nhật ký trong tù:
Tháng 8/1942, Bác Hồ sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế về CMVN. Sau mười lăm ngày đi bộ, khi vừa tới Túc Vinh, tỉnh QTây, Người bị chính quyền TGT bắt giam vô cớ và bị “mười bốn trăng tê tái gông cùm” trong gần ba mươi nhà lao của tỉnh QT. Trong thời gian này Người đã sáng tác tập thơ Nhật ký trong tù gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán. Bài thơ “Mộ” được xem là áng thơ tuyệt bút, được Người làm trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà trên đường Bác bị giải lao. Chỉ vài nét chấm phá, hai câu đầu của bài thơ đã để lại một tiểu hoạ về cảnh thiên nhiên vùng sơn cước ở thời điểm “chiều tối”.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ/ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không”
Thiên nhiên hiện lên với hai nét chấm phá: cánh chim và áng mây mang màu sắc cổ thi rõ nét. Hai hình ảnh ấy tạo nên bầu không gian khoáng đãng, cao rộng, thể hiện điểm nhìn lên của tác giả “luôn ngẩng cao đầu trong hoàn cảnh tù đày”. Buổi chiều ấy dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong thơ xưa: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” (BHTQ). Cánh chim và chòm mây vốn là những thi liệu rất quen thuộc trong thơ cổ thường dùng để miêu tả cảnh chiều tối như một bút pháp miêu tả thời gian. Lý Bạch trong bài thơ Độc tọa Kính Đình san cũng đã từng viết: “Chúng điểu cao phi tận/Cô vân độc khứ nhàn”(Chim trời bay đi mất/ Mây lẻ trôi một mình)
Điều mới mẻ ở đây là nếu như trong thơ cổ, cánh chim thường bay về chốn vô tận vô cùng, vô định, gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa, mang cái buồn thương u uẩn thì cánh chim trong thơ Bác lại gần gũi yêu thương hơn bao giờ hết. Nó chỉ là cánh chim tìm về tổ ấm sau một ngày dài mỏi mệt kiếm ăn. Cái hay nằm ở chỗ, nhìn cánh chim bay mà thấy được “quyện điểu”, thấy được trong dáng bay của cánh chim có sự mỏi mệt của nó. Nghĩa là nhà thơ nhìn thấy được sự vận động bên trong của cánh chim kia. Đây chính là tình cảm nhân đạo của HCM. Cái nhìn ấy thể hiện tình cảm nhân ái bao la của Người đối với cảnh vật . Đúng như Tố Hữu đã từng viết “Bác ơi tim Bác mênh thống thế/ Ôm cả non sông mọi kiếp người”. Qua đó ta thấy thêm một nét nghĩa mới: người tù dường như cũng đồng cảm với cánh chim kia, Người như cũng muốn được dừng chân sau một ngày đày ải “Năm mươi ba cây số một ngày/ Áo mũ dầm mưa rách hết giày”.
Cùng với “Quyện điểu quy lâm”, là “Cô vân mạn mạn”. Bài thơ dịch khá uyển chuyển, nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi, trôi nổi, lững lờ của đám mây. Người dịch đã bỏ sót chữ “cô” và chưa thể hiện được hết nghĩa của hai từ láy “mạn mạn”. Căn cứ vào phần nguyên âm ta thấy, hình ảnh đám mây cô đơn, lẻ loi đang chầm chậm trôi qua bầu trời. Nó không chỉ làm cho bầu trời thêm cao, thêm khoáng đãng mà còn gợi lên nỗi buồn bâng của người tù trên đất khách quê người. Nhưng buồn mà không bi lụy, không hiu hắt như trong thơ cổ điển. Mặc dù câu thơ dịch: “Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không” chưa được sát nghĩa nhưng dù sao cũng thấy cái hay riêng của nó. Chòm mây trôi nhẹ nhàng, nhàn tản như chính tâm hồn người tù chiến sĩ ung dung tự tại , bị giải tù mà như đang thưởng ngoạn cảnh trời chiều và thả tâm hồn thi sĩ chứ không còn là cảnh tù đày mệt mỏi nữa. Qua đó ta thấy tác giả không hề để lộ cái mệt mỏi, cô đơn của chính mình. Đó chính là TINH THẦN THÉP vĩ đại của người tù – thi sĩ HCM.
Nhìn chung, hai câu đầu bài thơ có phảng phất nỗi buồn của lòng người, của tâm trạng người tù nhưng cảnh buồn mà không chút bi lụy. Th.s Nguyễn Đức Hùng nhận xét rằng “Những buổi chiều như vậy, đâu có thiếu trong văn chương cổ kim; nhưng nếu cảnh ấy qua cái nhìn của một Lý Bạch tiêu diêu, một Khuất Nguyên u uất chắc chắn sẽ đầy ảm đạm, thê lương. Còn ở đây, nếu không rõ xuất xứ, nhiều người sẽ lầm tưởng “Mộ” là bài thơ của thời Thịnh Đường”
Cảnh chiều tà nơi vùng sơn cước có chút hiu hắt vắng lặng gợi lên cái bâng khuâng man mác trong lòng người đọc nhưng sự biến chuyển của hai câu sau nhanh chóng xóa đi cái hiu hắt vốn có của núi rừng. Đó chính là lúc mà đôi mắt yêu thương và trái tim nhân ái bao la của Người bắt gặp vẻ dẹp của con người lao động: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,/Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng “
Sinh thời HCM chỉ có một ao ước lớn:”Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nghĩa là ao ước của Người luôn hướng về nhân dân, nhân dân ở đây không chỉ hiểu là dân tộc Việt Nam ta mà còn là nhân dân cần lao trên thế giới. Đó chính là tinh thần nhân đạo cao cả của Quốc tế cộng sản. Câu thơ nguyên bản”Sơn thôn thiếu nữ” dịch là “Cô em xóm núi” đứng trên bình diện nghĩa của từ thì không có gì sai. Nhưng câu thơ dịch đã không thể hiện được cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với con người; giọng điệu trang trọng của câu thơ nguyên tác không hiện diện trong lời thơ dịch. Người phụ nữ đã nhiều lần có mặt trong thơ chữ Hán, nhưng phần lớn họ đều thuộc giới thượng lưu hoặc chí ít cũng gần gũi với giới thượng lưu. Phần lớn người phụ nữ trong cổ thi đều mang nỗi buồn thương man mác vì chiến tranh sinh ly tử biệt hay lỡ dỡ tình duyên, Vương Xương Linh đời Đường từng viết Khuê oán: “Cô gái phòng the chửa biết sầuNgày xuân trang điểm dạo lên lầuĐầu đường chợt thấy tơ xanh liễuHối để chồng đi kiếm tước hầu. “
Cái mới ở đây là cũng viết về hình ảnh người phụ nữ nhưng thơ Bác lại viết về người dân lao động với cái nhìn trân trọng yêu thương mang niềm vui của tấm lòng nhân đạo. Hai chữ “thiếu nữ” gợi lên vẻ trẻ trung, tươi tắn của cô gái cùng với hoạt động xay ngô đã làm hiện lên vẻ đẹp khỏe khoắn, nhịp nhàng trong lao động. Hình ảnh này đã làm xôn xao cả buổi chiều cô quạnh mang đến cho bức tranh thơ sức sống và niềm vui lan tỏa. Có lẽ cũng chính vì vậy mà có một nhà phê bình nào đó từng nhận xét rằng “Không rõ trước Hồ Chí Minh đã có một “sơn thôn thiếu nữ” thực sự là người lao động bước vào thế giới của nàng thơ hay chưa? Chỉ biết rằng việc đặt hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ”ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh về cuộc sống con người. Sự chuyển đổi ấy thể hiện một khuynh hướng vận động của hình tượng thơ và quan điểm nhân sinh của Bác. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh cũng gắn bó với cuộc sống con người nơi trần thế đặc biệt là cuộc sống nhân dân lao động”.
Tính hiện đại ở đây nữa chính là nghệ thuật biểu hiện. Tài hoa của Người là ở chỗ tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh chiều tối mà không phải dùng đến một tính từ chỉ thời gian nào. Cả bài thơ không hề có chữ tối nào cả mà người đọc vẫn nhận ra chữ tối. Người dùng ánh lửa đỏ để thể hiện thời gian (trời có tối mới nhìn thấy lò than rực hồng). Hơn nữa, người đọc còn cảm nhận được bước đi của thời gian từ chiều đến tối. Cô gái xay ngô từ khi trời còn ánh sáng; xay xong thì trời đã tối. Điệp ngữ liên hoàn (điệp ngữ vòng) “ma bao túc – bao túc ma hoàn” đã cho ta cảm nhận được thời gian đang vận động đang xoay theo từng vòng quay của cối xay ngô. Phải chăng Hồ Chí Minh đã có một phát hiện mới trong bút pháp tả thời gian. Rõ ràng, ngay cả khi tả cảnh chiều tối, thơ Hồ Chí Minh vẫn có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng. Vòng quay của chiếc cối chấm dứt, công việc kết thúc (bao túc ma hoàn) thì lò than cũng vừa đỏ (lô dĩ hồng), ánh lửa đỏ ấm nồng xuất hiện thật bất ngờ, tỏa sáng vào đêm tối xua tan đi cái lạnh lẽo hiu hắt của núi rừng. Đó cũng là lúc mà cô gái kia được quây quần bên mâm cơm ấm cúng của gia đình.
Chữ “hồng” nằm ở cuối bài thơ nhưng có một vị trí đặc biệt. Trong nghệ thuật Đường thi, chữ hồng được xem là nhãn tự là con mắt thần. Nó tạo nên cái thần thái đặc biệt cho bài thơ. Hoàng Trung Thông nhận xét rằng: Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ đường người ta gọi là “con mắt thơ” (Thi nhãn hoặc là nhãn tự (chữ mắt nó sáng bùng lên, nó căn lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dẫn đầu nặng đến mấy đi chăng nữa. Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ tình cảm Bác.
Như vậy chữ “hồng” rất xứng đáng là “ông thánh thứ hai mươi tám” của bài thơ. Ánh hồng ấy không chỉ tỏa ra từ chiếc bếp lửa bình dị của một “sơn thôn thiếu nữ” mà chủ yếu được tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh. Về nét nghĩa khác, chữ “hồng” còn là biểu hiện của cuộc vận động từ bóng tối ra ánh sáng. Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng vậy, luôn hướng về ánh sáng. Trong bài thơ Tảo giải, chữ Hồng ấy cũng đã từng xuất hiện: “Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng/Bóng tối đêm tàn sớm sạch không “
Chữ hồng ấy với chữ hồng trong Chiều tối có cùng một nét nghĩa là chỉ ánh sáng, chỉ niềm vui, sự lạc quan của người tù. Con đường cách mạng Việt Nam cũng vậy đi từ trong đêm trường nô lệ, đi trong chông gai để đến với con đường vinh quang. “Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc,/Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài;/Trong ngục giờ đây còn tối mịt,/Ánh hồng trước mặt đã bừng soi. “(Trích nhật ký trong tù)
Thành công của bài thơ chính là yếu tố cổ điển kết hợp với hiện đại, giữa tâm hồn thi sĩ và tinh thần thép của người tù cách mạng. Bài thơ đã làm người đọc xúc động trước tình cảm nhân ái bao la của người tù chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh dù trong hoàn cảnh tù đày nơi đất khách quê người nhưng Người vẫn vượt lên trên tất cả mọi sự khổ đau, đọa đày vè thể xác để đưa đến cho người đọc những vần thơ tuyệt bút. Qua bài thơ ta càng hiểu, càng yêu hơn lãnh tụ Hồ Chí Minh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Xin được mượn bốn câu thơ của nhà thơ Tố Hữu thay cho lời kết: “Lại thương nỗi đọa đày thân Bác/Mười bốn trăng tê tái gông cùm/Ôi chân yếu, mắt mờ tóc bạc/Mà thơ bay cánh hạc ung dung“
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Những Bài Thơ Ngắn Hay Về Tp Hồ Chí Minh Hấp Dẫn Nhất Mới Nhất
Bài thơ ngắn hay về TP Hồ Chí Minh: Sài Gòn mùa Đông
Em ở trong này không có mùa đông
Suốt tháng năm đón nắng hồng rực rỡ
Nay nổi bão cơn mưa hoài trăn trở
Trời ngủ quên mây còn ngỡ u buồn
Ngó ra ngoài nhìn từng giọt mưa tuôn
Lòng héo hắt nước trên nguồn chảy mãi
Phố vắng lặng nghe lòng mình hoang hoải
Lại thầm mơ nắng trở lại tươi hồng
Thấy tim mình giá lạnh buổi chiều đông
Câu hẹn ước quên rồi người đi mãi
Để nơi này ta trống trải sầu vương
Tuổi xuân qua cũng phai nhạt má hường
Tóc xanh đã điểm màu sương trăng trắng
Sài Gòn bỗng ngó hoàng hôn vắng lặng
Ta một mình ngồi cay đắng lệ rơi.
Sài Gòn vốn dĩ không có mùa đông, trời lúc nào cũng nhiều nắng và ấm áp. Nhưng nội dung của bài thơ lại mang đến cho người đọc một nỗi buồn trong mùa đông của Sài Gòn. Vì chàng trai đã đi xa mà người con gái thấy tim mình lạnh ngắt. Sài Gòn đông vui đã trở nên vắng lặng.
Bài thơ ngắn hay về TP Hồ Chí Minh: Sài Gòn ngày cuối nămXuân đã về Tết cũng sắp đến nơi
Phương trời Nam lòng đầy vơi thương nhớ
Sáng ba mươi ngày cuối năm phiên chợ
Ta không về biết ai có về không
Đào ngoài Bắc năm nay có rực hồng
Mai Sài Gòn giờ đây bông vàng thắm
Nơi xứ xa nhớ đào phai nhiều lắm
Nỗi nhớ âm thầm sâu thẳm trong ta
Dù trong này cũng đủ cả rượu hoa
Có bánh chưng từ quê nhà gửi tới
Sao trong ta vẫn nhớ thương vời vợi
Cơn mưa phùn làm sao gởi vô Nam
Tết Sài Gòn nắng vẫn cứ chang chang
Ta bước đi lang thang từng góc phố
Thấy những gốc đào nhà ai đang nở
Chắc Tết có người cũng nhớ quê hương
Bao năm rồi Tết đến cứ vấn vương
Sao trọn vẹn cả đôi đường hai ngả
Miền Bắc hoa đào ôi sao nhớ quá
Miền Nam mai vàng ta đã thầm thương.
Bài thơ là nỗi nhớ của một người con miền Bắc đang sinh sống ở Sài Gòn. Miền Bắc có hoa đào vào ngày Tết, tiết trời thì se lạnh nhưng miền Nam nắng ấm và lại có hoa mai. Tác giả thể hiện mong ước được đón Tết trọn vẹn.
Bài thơ ngắn hay về TP Hồ Chí Minh: Đêm noel Sài GònĐêm Giáng Sinh Sài Gòn lất phất mưa
Se se lạnh cơn gió lùa trên phố
Một mình anh hòa dòng người đi bộ
Ngắm đèn màu anh bỗng nhớ đến em
Nhớ ngày xưa mình đi dưới ánh đèn
Tay trong tay mình bước trên lối tuyết
Nô En châu Âu ngày xưa thật tuyệt
Tiếng chuông nhà thờ da diết ngân nga
Tình thương Thiên Chúa ấm áp bao la
Cầu xin Chúa ban cho ta hạnh phúc
Hai con tim rung lên trong lồng ngực
Nụ hôn ngọt ngào trong lúc Giáng Sinh
Đêm Nô En anh vẫn bước một mình
Đường Sài Gòn đèn lung linh sáng quá
Anh bước đi giữa dòng người xa lạ
Giáng sinh buồn tim hoá đá vì ai.
Đêm Noel ở Sài Gòn thật đẹp. Những ánh đèn lung linh và người người tấp nập qua lại. Nhưng có một người lại buồn bã, cô đơn khi nhớ về kỉ niệm cũ. Mùa Noel năm nào còn tay trong tay trao nhau nụ hôn ngọt ngào mà giờ chỉ còn lại một mình.
Bài thơ ngắn hay về TP Hồ Chí Minh: Bao lâu rồi Sài Gòn chẳng có ĐôngBao lâu rồi Sài Gòn chẳng có Đông
Trời vẫn xanh, tia nắng hồng vẫn ấm
Chiếc áo len, ta khoác vào lạ lẫm
Sài Gòn yêu… chỉ mùa nắng, mùa mưa!
Biết giờ này mùa Đông đã đến chưa!?
Tháng Mười Hai cũng vừa qua trước ngõ
Khúc giáng sinh quyện theo từng cơn gió
Thấy lung linh từng góc phố tuyệt vời!
Chưa bao giờ Sài Gòn có tuyết rơi
Cảm nhận Đông bằng vần thơ lặng lẽ
Chút xuyến xao cơn gió nhẹ… giao mùa!
Anh yêu em vào một ngày Đông xưa
Mấy mươi năm cứ ngỡ vừa mới đó
Tình mãi xanh và mãi luôn rạng rỡ
Nguyện thề nhau đến hơi thở cuối cùng!
Sài Gòn không có mùa Đông mà chỉ có hai mùa mưa và nắng vậy nên nhiều khi người Sài Gòn tự hỏi mùa đông đã đến chưa. Tác giả đã nhắc đến chuyện tình bắt đầu vào mùa đông rất lâu về trước và dù Sài Gòn chẳng có mùa đông thì tình cảm vẫn vẹn nguyên như vậy.
Bài thơ ngắn hay về TP Hồ Chí Minh: Trời Sài GònThành phố buồn vẫn còn lắm mưa bay
Ngoài thềm nhỏ gió lắt lay niềm nhớ
Chiều xuống vội bóng hình òa tan vỡ
Đêm bơ vơ mình ta ở nơi này
Trời Sài Gòn lá vàng vẫn nhẹ bay
Hàng cây phượng đã đến ngày thay lá
Giăng ngập lối khi thu vừa vội vã
Rước đông sang làm vàng cả con đường
Trời Sài Gòn tia nắng nhạt còn vương
Như gợi lại niềm luyến thương thuở ấy
Chiều man mát hồn mình như sống dậy
Ai giơ tay tựa như vẫy chào mình
Trời Sài Gòn sương đọng hạt lung linh
Chút bảng lảng muốn tự tình cùng gió
Hoàng hôn tắt ánh đèn đường vàng võ
Lòng nao nao thoảng đâu đó u buồn
Trời Sài Gòn vẫn còn lắm mưa tuôn
Cơn gió thổi cho chiều thêm u ám
Ta đứng ngó mà hồn như vô cảm
Hoàng hôn rơi nhiều mây xám giăng đầy.
Có lẽ do tâm trạng không vui nên bầu trời Sài Gòn như buồn hơn trong lòng tác giả. Một chút mưa bay gợi niềm nhớ, một chút nắng nhạt gợi niềm thương. Đến cả cơn gió cũng mang theo những điều u ám.
Bài thơ ngắn hay về TP Hồ Chí Minh: Sài Gòn mùa thuTrời Sài Gòn lác đác cũng vào thu
Nắng trải nhẹ cơn gió ru êm ả
Cành phượng vĩ đong đưa từng chiếc lá
Chầm chậm rơi làm vàng cả con đường
Trời xuống dần sương mù lại nhẹ vương
Nắng lấp ló trên bức tường rêu phủ
Hoàng hôn nhẹ hàng me buồn ủ rũ
Lá bàng xanh nay lại cứ đỏ dần
Trời Sai Gòn thu về thấy lâng lâng
Màu xám xịt của những vầng mây tối
Cơn mưa đến rồi lại đi rất vội
Khi trời quang cả lối ngập lá vàng
Trời Sài Gòn lác đác thấy thu sang
Không lạnh lẽo chỉ mênh mang dìu dịu
Như cảm nhận mùa hạ còn cố níu
Nên mùa thu còn thiếu chút gợn buồn
Vào mỗi chiều cơn mưa lại sầu tuôn
Thu phong lạnh khẽ luồn trong nỗi nhớ
Trời vàng võ tiễn hạ đi thu ở
Nghe miên man của một thuở yêu người
Trời Sài Gòn thu cũng đẹp người ơi
Hoàng hôn xuống ngắm khung trời bảng lảng
Được cảm nhận trong niềm vui lai láng
Gió heo may đang lảng vảng quanh mình.
Trời thu Sài Gòn có nắng, có sương mù và có cả những chiều mưa tuôn. Những câu thơ miêu tả cảnh thu Sài Gòn dẫn dắt người đọc vào trong nỗi nhớ của tác giả về một thuở yêu đương. Và người đọc cũng như có chung niềm vui với tác giả.
Ước lần đến Sài Gòn hoa lệ
Chỉ mới nghe bạn kể trên phây
Hè sang phượng vĩ nở đầy
Phố phường nhộn nhịp nhà xây cao tầng
Chiều biển hát sóng dâng về vỗ
Đàn chim tìm bến đỗ bình yên
Nắng tươi trải khắp mọi miền
Gió vi vụ thổi du miên giấc nồng
Đường Nguyễn Huệ người đông dạo bước
Hàng cây xanh thân thuộc trải dài
Ước thầm em được sánh vai
Bên anh tay nắm nhớ hoài không quên
Cha ông đã khai thiên lập nghiệp
Nay cháu con bước tiếp chặng đường
Giữ gìn mảnh đất yêu thương
Trai hùng gái đảm tấm gương sáng ngời
Dinh Độc Lâp môt thời giăc chiếm
Vẫn còn đây kỷ niệm chưa nhòa
Lá cờ Tổ Quốc …cờ hoa
Mừng ngày thống nhất một nhà bên nhau
Nhà hát lớn bao lâu vẫn thế
Dấu thời gian không thể xóa mờ
Sài Gòn cảnh đẹp nên thơ
Thủ Thiêm cầu nối bến bờ thương yêu.
Phương trời Nam nắng Sài Gòn hoa lệ
Cái siết tay còn đọng những ngậm ngùi
Ta cùng nhau thắm tình vui hạnh ngộ
Về phương Bắc rét lạnh căm mười độ
Nhớ nụ cười nở rộ những vành môi
Tay nắm tay cái siết nhẹ bồi hồi
Nói gì đâu mà bầu trời xanh thắm
Muốn giữ mãi đôi bàn tay thật ấm
Muốn hò hẹn để vương vấn bao ngày
Sài Gòn ơi vẫn còn những nồng say
Cảm động lắm nối vòng tay thân ái
Nơi đô thành gió mùa đang tê tái
Nối vòng tay Nam Bắc như một nhà
Trái tim ấm một bài ca hạnh phúc
Chỉ thế thôi mà niềm tin vững bước
Xuân sẽ về ta nhặt được niềm vui
Bài thơ là cảm xúc của một người sắp phải xa Sài Gòn, xa những tình cảm nồng ấm để trở về phương Bắc. Tác giả lưu luyến một Sài Gòn nồng say, lưu luyến những vòng tay ấm áp. Xa Sài Gòn, lòng còn hoài vấn vương.
Bài thơ ngắn hay về TP Hồ Chí Minh: Thu Sài GònAi bảo Sài Gòn không có mùa thu
Không lá vàng rơi, lời ru man mác
Nơi góc phố tiếng bước chân xào xạc
Hoa sữa nồng nàn ngơ ngác đường quen
Người Sài Gòn cứ vội vã bon chen
Đêm mùa thu dưới ánh đèn xanh đỏ
Thu Sài Gòn nắng hanh vàng trong gió
Đôi khi chiều về còn có mưa bay
Mùa thu Sài Gòn vẫn cứ nồng say
Anh cùng em nắm tay đi trên phố
Đường Nguyễn Huệ dành cho người đi bộ
Nhà thờ Đức Bà chuông đổ ngân nga
Bên bến Bạch Đằng sóng nước bao la
Đò Thủ Thiêm chỉ còn là ký ức
Hầm chui qua sông ánh đèn sáng rực
Cảng Nhà Rồng tiễn Bác lúc ra đi
Ta quay về con phố lớn Hàm Nghi
Chợ Bến Thành nơi cái gì cũng có
Sánh vai nhau thì thầm anh nói nhỏ
Thu Sài Gòn còn cháy đỏ tình anh.
Mùa thu Sài Gòn dù không có lá vàng rơi nhưng cũng đẹp vô cùng. Người Sài Gòn vội vã hơn, hình ảnh Sài Gòn cũng có nhiều đổi khác. Thế nhưng Sài Gòn vẫn giữ được cái hồn của mình và con người Sài Gòn cũng cháy bỏng tình yêu.
Bài thơ ngắn hay về TP Hồ Chí Minh: Mùa thu Sài GònBao năm rồi thu cũ mãi vấn vương
Tay trong tay khi tan trường chung bước
Ta bên nhau ngắm Bạch Đằng sông nước
Xuồng ghe dập dìu xuôi ngược đến đi
Nhớ không em ngày ấy cuối mùa thi
Thu vừa tới mùa ly ly chớm nở
Sài Gòn phồn hoa chiều thu lộng gió
Em thẹn thùng khi anh ngỏ lời yêu
Sài Gòn giờ đây chẳng khác bao nhiêu
Thu vẫn thế phố đông chiều hối hả
Người Sài Gòn ai cũng luôn vội vã
Bỗng nhạt nhoà xuyên kẽ lá mưa rơi
Sài Gòn thu về nhớ quá em ơi
Em ở đâu nơi chân trời xứ lạ
Có vui không khi chiều thu rụng lá
Có nhớ Sài Gòn với Ngã Ba Sông
Thu đến rồi em ơi có về không
Giữa Sài Gòn có người mong lắm đó
Mùa thu Sài Gòn mãi ở trong tim.
Sài Gòn đã qua nhiều mùa thu nhưng lòng tác giả vẫn nhớ về mùa thu cũ của một thời cắp sách đến trường. Đó là mùa thu mà tác giả đã ngỏ lời yêu. Để rồi bây giờ mỗi khi mùa thu đến lòng tác giả lại nhung nhớ khôn nguôi.
Bài thơ ngắn hay về TP Hồ Chí Minh: Thương quá Sài GònSài Gòn một lần ta đến.
Một lần mới một lần thôi.
Sao đã đem lòng yêu mến.
Khi xa chợt thấy bồi hồi.
Sài Gòn một lần ta đến.
Bạch Đằng nước lững lờ trôi.
Cảng Nhà Rồng từng lưu luyến.
Tiễn Người ngày ấy ra khơi.
Sài Gòn một lần ta đến.
Khi lang thang giữa chợ đời.
Bến Thành trong lòng xao xuyến.
Viễn Đông hòn ngọc lên ngôi.
Sài Gòn một lần ta đến.
Trong lòng chợt thấy chơi vơi.
Ghé nhà thờ ta cầu nguyện.
Tiếng chuông thánh thót lưng trời.
Sài Gòn một lần ta đến.
Chỉ là viễn khách ghé chơi.
Sài Gòn dưới thuyền trên bến.
Người dân mến khách tuyệt vời.
Sài Gòn một lần anh đến.
Gặp em không nói nên lời.
Anh say dù chưa nâng chén.
Sài Gòn Thương quá đi thôi.
Tác giả đến với Sài Gòn dù chỉ một lần nhưng đã đủ để cho lòng nhung nhớ khôn nguôi. Qua những bài học lịch sử, Bến Nhà Rồng, sông Bạch Đằng như thân thuộc từ lâu. Chính vì vậy mà khi vừa đặt chân đến tác giả đã thấy nơi này thật thân thương.
Mấy bữa nay Sài Gòn lất phất mưa
Trời se lạnh nhớ ngày xưa biết mấy
Gió bấc mưa phùn mẹ ra đồng cấy
Lội xuống bùn rét lẩy bẩy chân run
Mùa đông ở quê ngày ấy thật buồn
Rét tái tê gió bấc luồn khe cửa
Thiếu áo ấm ta ngồi quanh bếp lửa
Ổ rơm đêm nằm chan chứa tình thương
Đất khách bao năm kiếp sống tha hương
Cứ nhung nhớ cứ vấn vương ngày ấy
Thời gian trôi vô tình như nước chảy
Bao năm rồi mà như thấy hôm qua
Nhớ mùa đông rét cắt thịt cắt da
Đi bộ đường quê từ nhà tới lớp
Cứ nghiêng mình tránh gió đông từng đợt
Ghét cơn mưa phùn bất chợt đường trơn
Mùa đông này Mẹ có thấy cô đơn
Nếu có thể con sẽ về thăm mẹ
Được sum vầy như thuở bé chiều đông.
Cái se lạnh của Sài Gòn khiến tác giả nhớ đến những ngày còn thơ bé. Đó là những ngày mùa Đông ở quê, trời rét cắt da cắt thịt, vừa đi học vừa phải nghiêng mình chắn gió. Hơn hết tác giả nhớ mẹ, mong được về sum vầy bên mẹ.
Các bạn có thể xem những bài thơ hay trên website Thư viện thơ ở rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: thơ về tình yêu, thơ về tình bạn, thơ về công việc, thơ về thời gian, thơ về tiền bạc …
Thu Thủy
Cập nhật thông tin chi tiết về Gv Trường Thpt Lê Hồng Phong, Tp Hồ Chí Minh trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!