Bạn đang xem bài viết Gs. Lê Đình Thông – Mùa Thu Trong Thơ Đường được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách đây khoảng 1300 năm, các nhà thơ Trung Quốc cũng trải qua mấy chiều tàn nắng nhạt, trong tiết thu đìu hiu, làm phai tàn lá ngô đồng. Cảnh vật tương tự như mùa thu viễn xứ vào lúc này. Thời gian tuy có chia lìa, đông tây cách biệt thăm thẳm. Nhưng mùa thu vẫn muôn thuở với bấy nhiêu tâm sự mà các thi nhân gieo vần, nói hộ.
*
Bộ Toàn Đường Thi tập hợp trên hai ngàn thi nhân, với gần năm chục ngàn bài thơ, là một công trình đồ sộ. Trong số báo này, mùa thu Trung Quốc được gom lại trong vài trang giấy qua ba thi hào thời Thịnh Đường (713-766): Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Như vậy là bỏ qua được ba thời: Sơ Đường (618-713), Trung Đường (766-835) và Vãn Đường (836-905). Thời Thịnh Đường tuy ngắn hơn ba thời Sơ, Trung, Mạt, nhưng lại dài hơn bất cứ thời kỳ nào trong văn học Trung Quốc, có chiều dài “vạn trượng”: vượt thời gian; vượt tới hai lần không gian. Vì ngoài không gian địa lý, thi ca Thịnh Đường lắng sâu tận cõi lòng.
Tiếp tục công việc gạn lọc, chúng tôi giữ lại ba nhà thơ. Trong thi ca của mỗi thi nhân, xin bỏ qua hai khuynh hướng “biên tái” và “xã hội.” Chỉ còn lại khuynh hướng “điền viên.” Và trong “điền viên” xin giữ vầng trăng thu.
I – Mùa thu trong thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị
Hàn Dũ có câu thơ :
Lý, Đỗ văn chương tại,Quang diễm vạn trượng trường. (Văn chương Lý Bạch, Đỗ Phủ còn, Ánh sáng dài vạn trượng.)
Thơ Lý Bạch tự nhiên, phóng khoáng. Thơ Đỗ Phủ điêu luyện, gần gũi với nhân sinh. Bạch Cư Dị tiếp nối khuynh hướng hiện thực, chủ trương:
Văn chương hợp vi thời nhi trước,Thi ca hợp vi sự nhi tác.(Văn chương vì thời thế, Làm thơ vì hiện thực.)
Các khuynh hướng vừa kể được thể hiện qua thơ thu của ba thi hào thời Thịnh Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.
1) Lý Bạch (701-762):
Tiểu sử: Ông sinh đời Đường Trung Tông (hơn Đỗ Phủ một giáp), mất đời Đường Đại Tông. Năm 25 tuổi, chu du khắp chốn. 42 tuổi được tiến cử vào kinh đô (Trường An). 55 tuổi: giúp Lý Lân chống An Lộc Sơn. Nhưng Túc Tông sợ em là Lý Lân thắng sẽ cướp ngôi, sai đại quân tiêu diệt Lý Lân. Lý Lân bị giết. Lý Bạch bị đầy biệt xứ. Một năm trước khi chết, ông theo Lý Quang dẹp loạn An Lộc Sơn. Giữa đường bị bệnh, mất năm 62 tuổi. Theo Ngụy Hạo, ông chết trong đầm nước. Theo Vương Đĩnh Bảo, Lý Bạch bận áo gấm, nhẩy xuống sông Thái Thạch, ôm trăng mà chết.
Lương phong độ thu hải,
Xuy ngã hương tứ phi.
Liên sơn khứ vô tế,
Lưu thủy hà thời qui.
Mục cực phù vân sắc,
Tâm đoạn minh nguyệt huy.
Phương thảo yết nhu diệm,
Bạch lộ thôi hàn y.
Mộng trường Ngân hán lạc,
Giác bãi thiên tinh hi.
Hàm bi tưởng cựu quốc,
Khấp hạ thùy năng huy?
Thơ dịch của Tản Đà:
Lạnh lùng gió vượt bể thu,
Hồn quê theo gió như vù vù bay.
Chạy dài dãy núi liền mây,
Nước trôi trôi mãi có ngày về chăng?
Đám mây vút mắt xa chừng,
Đứt tươm khúc ruột dưới vừng trăng soi.
Cỏ thơm đẹp mướt thôi rồi,
Áo may mặc rét giục người móc sa!
Giấy mơ rơi giải Ngân hà,
Sao thưa lác đác tỉnh ra khắp trời.
Đoái thương nước cũ ngậm ngùi,
Khóc thương giọt lệ lau chùi đố ai?
*
Bài thơ thứ hai của Lý Bạch tên là Thu phố ca, chỉ có bốn câu. Tôi mạo muội dịch thoát, nhưng vẫn giữ nguyên thể tứ tuyệt. Tuyệt là dứt. Lý Bạch chọn hình thức thi ca này, phải chăng vì cuối bài, nhà thơ vẽ ra mùa thu tuyệt lộ: Hà xứ đắc thu sương? (Còn chỗ nào để lọt sương thu):
Bạch phát tam thiên trượng,
Duyên sầu tự cá trường.
Bất tri minh kính lý,
Hà xứ đắc thu sương?
*
Tóc trắng xõa ê chề,
Sầu đời dài lê thê.
Gương trong mà mù mịt,
Sương thu che lối về?
Trong hai bài thơ thu của Lý Bạch, hai câu kết đều được đặt ở thể nghi vấn. Nghi vấn, với rất nhiều nghi ngại. Chúng ta mến cả hai, có lẽ vì mái tóc đã phủ đầy sương thu. Trong câu mở đầu bài Tương tiến tửu, Lý Bạch xót xa cho mùa thu nhân sinh:
Biết chăng ai! Sông Hoàng Hà ngọn nước tại lưng trời, tuôn đến bể khôn vời lại được.Biết chăng nữa! Đài gương mái tóc bạc, sớm như tơ mà tối đã như gương. (Vô danh dịch)
Trong bài Thu tịch lữ hoài, Lý Bạch nhớ nhà (lữ hoài). Như nỗi nhớ nhà của chúng ta. Trong câu kết, tác giả “ôm mối sầu khi chạnh nhớ đến cố quốc” (Hàm bi tưởng cựu quốc).
Đó là cách nhìn mùa thu của trích tiên (tiên đầy xuống trần). Thơ thu của Lý Bạch là thơ huyền ngoại âm, vị ngoại vị (âm thanh ngoài dây tơ, mùi vị ngoài mùi vị). Thu cảnh chỉ là cái cớ để nói về thu tâm. Khuynh hướng này có gì khác biệt với Đỗ Phủ?
2) Đỗ Phủ (712-770):
Tiểu sử: Quê quán tỉnh Hà Nam, Đỗ Phủ xuất thân từ một gia đình quan lại nên nhiều dịp đi đây đó. Ông lận đận trên đường khoa bảng. Tới lúc được một chức quan nhỏ thì có loạn An Lộc Sơn. Ông có lần can gián vua nên bị thất sủng. Đỗ Phủ từ quan, dắt díu vợ con chạy loạn. Những năm cuối đời, ông trôi giạt quanh hồ Động Đình, nghèo đói và bệnh tật. Lý Bạch chết chìm dưới sông. Còn Đỗ Phủ qua đời trên chiếc thuyền nan, bồng bềnh trên sóng nước. Bên Pháp, vào năm 1190, vua Philippe Auguste đề tặng kinh thành Paris châm ngôn: Fluctuat nec mergitur (Sóng gió làm con tầu chòng chành nhưng không chìm). Sóng gió của thi nhân là “… tiếng sóng ở trong lòng.” Nên Lý Bạch, Đỗ Phủ chia nhau hai động từ của kinh thành Ánh sáng: L’un a été battu par les flots (fluctuat). L’autre a sombré dans l’eau (mergitur). Chỉ vì thi nhân “không” không (nec) chìm (phủ định tới hai lần) nên hình hài mới chung thân ngụp lặn. Nhờ vậy, văn học mới có thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ: Lý, Đỗ văn chương tại (Hàn Dũ).
Thơ thu của Đỗ Phủ: Trong văn học nước nhà, Nguyễn Khuyến là tác giả ba bài Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. (Trình tự rất hợp lý: thi nhân câu cá trước tiên, tiếp đó là tửu nhập, sau cùng mới gieo vần. Như vậy, làm thơ thường là chặng cuối đường tổng hợp, sau khi thi nhân đã thực hiện hai phân tích: 1) Đối cảnh (Thu điếu); 2) Đối tâm (Thu ẩm). Ở đây, Yên Đổ (Thu) điếu trước để có cá ngon màẩm, mà vịnh. Cộng lại vẫn là ba, giống như là Tam Nguyên).
Đỗ Phủ làm tám bài Thu hứng (Thu hứng bát thủ). Từ kỳ nhất tới kỳ bát, theo thể thất ngôn bát cú. Nếu chép ra đây cả tám bài, vị chi là 8×8 = 64, e quá dài. Vì vậy, chỉ chọn hai kỳ (bát thủ tuyển nhị): tứ và thất.
Kỳ tứ giống tình cảnh quê nhà: dinh thự có chủ mới, áo mũ người cai trị cũng khác trước. Vì vậy, tôi mạo muội “tái sinh” bài thơ. “Tái sinh,” vì bản tiếng Việt bỏ bớt địa danh Trung Quốc (Trường An). “Cuộc cờ” (dịch kỳ) trong nguyên bản đổi lại thành Bàn Cờ. Hai phần luận và kết cũng thay đổi cho thích hợp:
Văn đạo Trường An tự dịch kỳ,
Bách niên thế sự bất thăng bi.
Công hầu đệ trạch giai tân chủ,
Văn vũ y quan dị tích thì.
Trực bắc quan san kim cổ chấn,
Chinh tây xa mã vũ thư trì.
Ngư long tịch mịch thu giang lãnh,
Cố quốc bình cư hữu sở ti (tư).
*
Quê ta có phố Bàn Cờ,
Từ lâu đổi chủ treo cờ Vàng Sao.
Dinh cơ biệt thự ra vào,
Toàn là cán bộ lao xao nửa mùa.
Áo quần khác hẳn thời xưa,
Tuy thôi chinh chiến mà chưa tòng thời.
Lòng dân ly tán không ngơi,
Mùa thu lại đến chơi vơi là sầu.
Bờ sông vắng lặng đêm thâu,
Chạnh lòng tiếc nuối hàng cau quê nhà.
Trong Thu hứng bát thủ, kỳ thất là bức tranh tương phản: đối diện với trời thu bao la bát ngát là một ngư ông nhỏ bé, cô đơn:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.(Nguyễn Khuyến)
Thu + Tâm = Sầu.
Côn minh trì thủy Hán thời công,
Vũ đế tinh kỳ tại nhãn trung.
Chức nữ cơ ti hư dạ nguyệt,
Thạch kình lân giáp động thu phong.
Ba phiêu cô mễ trầm vân hắc,
Lộ lãnh liên phòng trụy phấn hồng.
Quan tái cực thiên duy điều đạo, Giang hồ mãn địa nhất ngư ông.
Kỳ thất không khác gì tâm sự của chúng ta. Vì vậy, tôi mạn phép “chuyển hóa” bài Đường thi qua thể lục bát:
Ao tù làm nhớ biển Đông,
Mắt sầu chạnh nhớ võ công một thời.
Trăng khuya khung cửi chơi vơi,
Trời thu lộng gió biển khơi lạnh lùng.
Bờ lau mà tưởng ngàn trùng,
Sương thu chùi sạch phấn hồng cánh sen.
Lối xưa mờ mịt cài then,
Sông hồ bát ngát thuyền men giữa dòng.
Lúc sinh thời, có lần Đỗ Phủ nhủ lòng: Thơ chưa làm kinh động lòng người thì chết chưa yên (Ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu). Khi đọc bát thủ, Kim Thánh Thán có lời bình: Thương tâm thấu tới xương. Ngâm nga tám bài Thu hứng, lòng chợt là lau sậy lao xao. Từ lâu, cuộc sống đã hóa thân thành cây sậy Pascal. Nhưng sậy Pascal vẫn trôi dạt về phương Đông, cận kề với lau lách của Bạch Cư Dị:
Tầm Dương giang đầu dạ tống khách,Phong diệp địch hoa thu sắt sắt.
Phan Huy Vịnh dịch là :
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.
Hơi thu, với tiếng đàn tỳ bà buồn não nuột đã thấm vào thơ thu của Bạch Cư Dị.
3) Bạch Cư Dị (772-846):
Tiểu sử: Bảy mươi lăm năm nhân sinh của họ Bạch là ba phần tư thế kỷ giặc giã, từ giặc An Lộc Sơn tới giặc Sử Tư Minh. Ông là con vị quan nhỏ, thuở nhỏ túng thiếu. Năm 28 tuổi đậu tiến sĩ. Tính tình bộc trực, ông bị biếm làm tư mã Giang Châu, nơi có bến Tầm Dương. Bến Tầm Dương đã mở ra bến bờ mới trong thi ca Bạch Cư Dị. Ông để lại cho hậu thế gần ba ngàn bài thơ, trong đó có nhiều bài viết về mùa thu.
Thơ thu của Bạch Cư Dị: Thơ thu của Bạch Cư Dị nhiều hơn Lý Bạch, Đỗ Phủ, tự nhiên, giản dị giống như tên ông (Cư Dị). Hơi thu trong thơ ông bay rất xa, đậu lại trong hồn thơ Tản Đà. Trong hai năm 1937-38, Tản Đà (1889-1939) dịch 75 bài thơ chữ Hán, đăng trên báo Ngày Nay. Nhưng chỉ có 58 bài là Đường thi. Trong số có 38 bài của Bạch Cư Dị, chứng tỏ có mối giao hòa, “đồng thanh tương ứng” giữa Bạch Cư Dị và Tản Đà. Tản Đà dịch nhiều thơ họ Bạch, nhất là những bài viết về mùa thu. Nào là Thu trùng, Tảo thu độc dạ, Thu mộ giao cư hoài, Thu giang tống khách, Thu san, Trung thu nguyệt v.v…
Đó là chưa kể nhiều bài, tuy đầu đề không dính dáng gì đến mùa thu, nhưng chất liệu vẫn là thu sầu. Bài Văn dạ châm có câu:
Thùy gia tư phụ thu đảo bạch.
Tản Đà dịch là:
Nhà ai cô gái nhớ chồng,Đêm thu đập lụa lạnh lùng gió trăng.
Bài Họa Đỗ lục sự đề hồng diệp có mấy chữ: đề hồng diệp (Khi mùa thu tới, lá cây phong sắc đỏ). Bài Trường hận ca có câu Thu vũ ngô đồng diệp lạc thì. Tản Đà dịch là: Thu khi mưa rụng lá ngô đồng. (Dị bản: Thu kia mưa rụng lá ngô đồng). Bài Tì bà hành có câu:Phong diệp địch hoa thu sắt sắt. Phan Huy Vịnh dịch là: Quạnh hơi lau lách đìu hiu v.v.
Thiết thiết ám song hạ,Yêu yêu thâm thảo lý.Thu thiên tư phụ tâm,Vũ dạ sầu nhân nhĩ.
Bản dịch của Tản Đà:
Tiếng đâu dưới vách kêu ran,Lại trong đám cỏ nghe càng nỉ non.Trời thu gái nhớ chồng son,Mưa dầm đêm vắng ai buồn lắng tai.
Thu sầu, vì người cô phụ tưởng nhớ hình ảnh kẻ chinh phu (LưuTrọng Lư). Xin chép thêm bài Thu mộ giao cư thư hoài (Cuối thu, ở miền quê viết tả lòng mình), tác giả tự sự mối sầu thu:
Giao cư nhân sự thiểu,Trú ngọa đối lâm man.Cùng hạng yếm đa vũ,Bần gia sầu tảo hàn.Cát y thu vị hoán,Thư quyển bịnh nhưng khan.Nhược vấn sinh nhai kế,Tiền khê nhất điếu can.
Thơ dịch của Tản Đà:
Ở quê, thưa việc ít người,Giữa trưa nằm khểnh ngắm coi núi đèo.Ngõ sâu ngán nỗi mưa nhiều,Lạnh lùng chi sớm cảnh nghèo thêm lo.Áo lương còn mặc mùa thu,Ốm đau sách vẫn đôi pho chẳng rời.Lấy chi qua sống ngày trời,Một cần câu để bên ngòi ngồi câu.
Cả hai bài thơ thu của họ Bạch đều viết theo thể ngũ ngôn. Bài đầu: tứ tuyệt, bài sau: bát cú. Hai bài thơ thu của Lý Bạch (Thu tịch lữ hoài và Thu phố ca) cũng làm theo thể ngũ ngôn. Thu tịch lữ hoài làm theo lối thơ cổ phong (12 câu). Bài Thu phố ca: tứ tuyệt. Tiếng thu của Lưu Trọng Lư tuy là thơ mới, nhưng vẫn là năm chữ. Sự trùng hợp này sẽ được trình bầy trong phần II: Cảm nhận Đường thi.
II – Cảm nhận Đường thi
Trong Hương Xưa, nhạc sĩ Cung Tiến có dòng nhạc nói về Đường thi. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cho rằng: Thanh thế thơ Đường ở nước ta xưa nay bao giờ cũng lớn. Tôi xin thêm: nhất là thơ viết về mùa thu. Trong tâm hồn người Việt có dáng dấp mùa thu. Nhưng thu tâm được che dấu bằng nụ cười. Vì vậy, Nguyễn Văn Vĩnh mới viết: An Nam ta có một thói lạ là gì cũng cười. Theo ý chúng tôi, chân dung người Việt: bên ngoài hàm tiếu bên trong thu sầu. Nguyễn Văn Vĩnh chỉ nói hiện tượng (phénomène) mà bỏ quên ẩn tượng (noumène). Ta tiếp nhận thơ Đường viết về mùa thu chính vì mối ẩn tượng đó, được thể hiện qua Thu ca, Thu sắc và Thu học.
Thu Ca
Những bài vịnh thu hay đều viết theo thể ngũ ngôn. Bài thơ mới được coi là hay nhất viết về mùa thu của Lưu Trọng Lư cũng theo lối thơ năm chữ. Il pleut dans mon coeur của Verlaine là một trong những bài thơ giầu nhạc điệu trong thi ca Pháp là thơ sáu chân (hexamètre). Thể thơ ngũ ngôn đầy nhạc tính, có lẽ vì trùng hợp với cung điệu ngũ âm của quốc nhạc: Cung, Thương, Giốc, Trủy, Vũ.
Cung thương làu bậc ngũ âm,Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.(Nguyễn Du, Kiều)
Ta thử lập luận theo tam đoạn luận để thiết lập mối tương quan giữa mùa thu và thơ ngũ ngôn:
– Tiền đề: Mùa thu là mùa đầy nhạc điệu.
– Trung đề: Các bài thơ ngũ ngôn mùa thu giầu nhạc tính của Lý Bạch, Bạch Cư Dị thời xưa, bài thơ thu năm chữ của Lưu Trọng Lư chứng tỏ thơ ngũ ngôn có nhiều thanh âm.
– Kết luận: Vì vậy, nhiều bài thơ thu được viết theo thể ngũ ngôn.
Mặt khác, không thể tách thơ thu ra khỏi nhạc thu. Trong âm nhạc Việt Nam, nhiều bài thơ thu đã được phổ nhạc.
Thu Sắc
Một năm có hai mùa màu sắc phong phú: mùa xuân và mùa thu. Màu sắc mùa xuân là của đất trời nên tươi thắm: màu vàng của hoa mai, hoa cúc rộn ràng; màu hồng của hoa đào reo vui. Còn màu sắc mùa thu nhuốm màu nhân sinh: màu vàng (lá ngô đồng), màu đỏ (lá cây phong) mùa thu gợi sầu, ghi dấu năm tháng tàn phai hay gợi lại chân trời cũ mờ khuất:
Màu thời gian không xanh,Màu thời gian tím ngắt.Đoàn Phú Tứ
Một năm có bốn mùa. Hai kỳ xuân thu biểu hiện nhân sinh. Mùa xuân hướng tới tương lai. Mùa thu hồi tưởng quá khứ. Hiện tại chỉ là sự níu kéo vụng về giữa hiện tại và quá khứ. Vì vậy, ngôn ngữ thi ca mùa thu mới có cố hương, cố nhân, cố quận v.v.
Thu Thủy
Cảnh đẹp mùa thu là tấm gương soi vóc dáng giai nhân. Chân dung người đàn bà đẹp thuở xưa bao giờ cũng có làn sóng mùa thu (thu ba), nước mùa thu (thu thủy). Sóng nước mùa thu rung động nhẹ nhàng, vương sầu. Người đàn bà thuở xưa giống như chiếc lá mùa thu, không biết trôi giạt chốn nào. Sự bất định và nỗi sầu bao giờ cũng có chung định mệnh:
Em chỉ là người em gái thôi,Người em sầu mộng của muôn đời.Tình em như tuyết giăng đầu núi,Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời.Lưu Trọng Lư
Yêu người, thi nhân càng thêm mến cảnh, nặng lòng với mùa thu. Trong Vang Bóng Một Thời, Nguyễn Tuân kể chuyện người xưa thắp bạch lạp, đọc Đường thi in thạch bản. Ngọn bạch lạp đó chỉ làm tăng lên nỗi cô đơn và hiu quạnh của Đường thi viết về mùa thu.
Thu Học
Tôi xin tạo từ mới (néologisme): Thu học, để nối cõi sau (aval) của dòng thơ thu về với nguồn cội, khởi đi từ Đường thi. Ngày xưa có thu, có học, nhưng chưa có thu học, vì niên học gắn liền với nông lịch. Từ khi có tân học, năm nào mùa thu cũng dẫn ta tới trường. Vì vậy, những người nặng nợ với đèn sách đều chung tình với mùa thu. Ai mà quên đuợc mấy dòng văn xuôi của Edmondo De Amicis (1846-1908), Hà Mai Anh dịch sang tiếng Việt, mở đầu cuốn Tâm Hồn Cao Thượng (Cuore: Grand Coeur, 1886): Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi đưa tôi vào trường Baretti để ghi tên lên lớp ba.
Thanh Tịnh (1911, Huế-1988) có đoạn văn xuôi rất hay viết về ngày khai trường, thuở nhỏ học thuộc lòng nên nhớ mãi :
“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi chưa biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” (Thanh Tịnh, Quê Mẹ 1941).
Vần thơ tựu trường xem ra ngây thơ, chất phác giống như sách vở học trò:
Hôm nay ngày khai trường,Ngoài phố vui như hội.Tiếng guốc giầy inh ỏi,Rộn rã trên vỉa đường.
Trong các thế hệ tân học, suốt từ năm lên sáu tới khoảng tam thập nhi lập, một phần tuổi đời là tuổi học đường. Vì vậy, thu học càng làm ta nặng tình với mùa thu, thơ thu và xa hơn nữa là thơ Đường.
*
Năm nay, vào mùa thu, khi lá ngô đồng rơi rụng khắp đường phố Paris, những câu thơ Đường dẫn ta quay về chân trời cũ. Chân trời đó có thể rất xa. Nhưng cũng thể rất gần, ở ngay trong tâm ta. Trái tim đó đang rung động khi nghe lại mấy vần thơ thu đông tây, kim cổ.
Thơ Hay Về Gia Đình, Mùa Xuân, Chú Bộ Đội, Giao Thông Cho Trẻ Mầm Non
Có những bài thơ nào hay về gia đình, mùa xuân, chú bộ đội, giao thông cho trẻ mầm non nhỉ?
Có những bài thơ nào hay về gia đình, mùa xuân, chú bộ đội, giao thông cho trẻ mầm non nhỉ?
Thơ hay về gia đình, mùa xuân, chú bộ đội, giao thông cho trẻ mầm non
Thơ về chú bộ đội cho trẻ mầm non 1: CHÚ BỘ ĐỘI
Cháu thương chú bộ đội Canh gác ngoài đảo xa Cho chúng cháu ở nhà Có mùa xuân nở hoa
Cháu thương chú bộ đội Vất vả và gian lao Nhưng bền lòng không nản Niềm vui vẫn ngập tràn
Nay cháu viết thơ này Gửi các chú thân thương Dù có mặc gió sương Vẫn vững vàng tay súng
Thơ về chú bộ đội cho trẻ mầm non 2: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA EM
Chú bộ đội của em Đầu đội mũ sao vàng Chú hành quân thật nhanh Giữ yên bình đất nước
Thơ về chú bộ đội cho trẻ mầm non 3: CHÚ BỘ ĐỘI HẢI QUÂN
Đứng canh ngày canh đêm Ngoài xa vời hải đảo Kìa bóng chú hải quân Dưới trời xanh trứng sáo.
Mặc nắng mưa gió bão Cây súng chú chắc tay Quân thù mà ló mặt Biển lớn sẽ vùi thây.
Em mong ngày khôn lớn Sẽ vượt sóng ra khơi Cũng cầm chắc cây súng Giữ lấy biển lấy trời
Bài thơ “chú bộ đội hải quân” với thể thơ 5 chữ sẽ giúp bé nhà bạn rất dễ thuộc lòng và qua đó biết được công ơn của chú bộ đội dành cho đất nước.
Thơ về chú bộ đội cho trẻ mầm non 4: ANH HẢI QUÂN VÀ BIỂN
Anh đứng giữa đêm khuya Gác cho luồng sóng trắng Anh hát cho biển nghe Tình yêu thương sâu lắng
Có những đêm biển lặng Biển nằm khóc một mình Tàu ta bị bắn cháy Biển đau nhói con tim Anh hải quân thủ thỉ Biển đừng có lo gì Việt Nam ôm ấp biển Giặc giữ có là chi Rồi bao đêm anh thức Biển vỗ nhạc lời ca Anh hải quân xa nhà Vẫn thấy mình hạnh phúc..
Bài thơ với giai điệu nhẹ nhàng và sâu lắng sẽ giúp bé nhà rất dễ học. nội dung bài thơ nói về chàng lính hải quân đứng trực biển giữa đêm khuya, tuy lời thơ có vẻ đẹp nhưng trong đó là biết bao nhiều nỗi niềm của người lính hải quân.
Thơ về chú bộ đội cho trẻ mầm non 5: CHÚ BỘ ĐỘI HÀNH QUÂN TRONG MƯA
Mưa rơi, mưa rơi Lộp bộp, lộp bộp Áo dù có ướt Vội đi, vẫn đi.
Đường ra mặt trận Còn dài, còn dài Cho dù mưa rơi Chú vẫn đi tới.
Chú đi trong đêm Long lanh sao đỏ Như ngọn đèn nhỏ Soi đường hành quân.
Mưa rơi, mưa rơi Áo dù có ướt Vẫn đi, vẫn đi Chân dồn dập bước.
Hình ảnh người chiến sĩ không ngại nắng mưa đã được thể hiện trong bài thơ này. Bài thơ thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn đến người chiến sĩ.
Thơ về chú bộ đội cho trẻ mầm non 6: BỘ ĐỘI CỤ HỒ
“Anh Bộ đội Cụ Hồ”, Tên sao mà thân thiết, Với nhau như ruột thịt, Chẳng phân biệt cán-binh. “Anh Bộ đội Cụ Hồ”, Vào trận chẳng chần chừ, Sẵn lòng đi diệt giặc, Dù “thần chết” đang chờ. “Anh Bộ đội Cụ Hồ”. Tên gọi sao mà đẹp, Được người dân mến yêu, Quân-Dân như cá-nước. “Anh Bộ đội Cụ Hồ”, Sao mà yêu đến thế!
“Bộ Đội Cụ Hồ” là một cụm từ rất thân thuộc với chúng ta. Và các bé cũng vậy, cũng nên làm quen với cụm từ này. Đây là một bài thơ nói về lòng dũng cảm của người lính ở chiến trường.
Thơ về gia đình cho trẻ mầm non 8: GIÚP MẸ
Hôm nay chủ nhật Được nghỉ ở nhà Em giúp mẹ cha Nhặt rau quột dọn.
Áo quần xếp gọn Dỗ bé cùng chơi Cha mẹ vui cười Khen con ngoan quá
Bài thơ nói về ngày chủ nhật được nghỉ và bé phụ giúp mẹ làm việc nhà. Bài thơ này sẽ giúp bé nhà bạn ý thức được việc phụ giúp việc nhà cùng cha mẹ rất tốt đấy.
Thơ về gia đình cho trẻ mầm non 9: ĐẾN THĂM BÀ
Đến thăm bà Bà đi vắng Có đàn gà Chơi ngoài nắng Cháu đứng ngắm Đàn gà con Rồi gọi luôn Bập, bập, bập Chúng lật đật Chạy nhanh nhanh Xúm vòng quanh Kêu: “Chiếp, chiếp. Gà mải miết Nhặt thóc vàng Cháu nhẹ nhàng Lùa vào mát
Bài thơ rất phù hợp với lứa tuổi mầm non. Nội dung bài thơ là bé đến thăm bà nhưng bà lại đi vấng và bé lại làm bạn với đàn gà.
Thơ về gia đình cho trẻ mầm non 10: LÒNG MẸ
Có miếng ngọt, miếng ngon Mẹ dành cho con hết Đắng cay chỉ mẹ biết Nhọc nhằn chỉ mẹ hay Mẹ lo đứng, lo ngồi Khi con đau con ốm Mẹ như mặt trời sớm Hôn giấc ngủ của con Mẹ bếp lửa tối ngày Sưởi ấm con đông tới Mẹ là quạt mát rượi Đuổi cái nóng mùa hè
Thơ về gia đình cho trẻ mầm non 11: CHỮ HIẾU
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng chẳng phủ kín công cha Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn Mang cả tấm thân gầy cha che trở đời con Ai cũn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?
Bài thơ này dành cho mọi lứa tuổi. Đây là một bài thơ trong đạo Phật. Không đơn thuần là một bài thơ nó còn mang lại cho ta những giá trị tình thần và tính nhân văn cao.
Thơ về gia đình cho trẻ mầm non 12: LẤY TĂM CHO BÀ
Cô giáo dạy chai về nhà Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm Nhưng bà đó rụng hết răng Cháu không lấy được cái tăm cho bà Cháu đi rót nước bưng ra Chè thơm hương tỏa khắp nhà vui vui.
Đây là bài thơ hướng cho các bé biết yêu thương ông bà, các bậc phụ huynh cần phải cho bé tiếp xúc nhiều bài thơ hay như thế này.
Thơ về giao thông cho trẻ mầm non 13: GẤU QUA CẦU
Hai gấu con xinh xắn Bước xuống hai đầu cầu Chú nào cũng muốn mau Vượt cầu sang kia trước Không ai chịu nhường bước Cãi nhau mãi không thôi Ngẩng đầu lên mà bảo Chú nhái bén đang bơi Cái cầu thì bé tẹo Ai cũng muốn sang mau Nếu cứ mai chen nhau Thì có anh ngã chết Bây giờ phải đoàn kết Cõng nhau quay một vòng Đổi chỗ thế là xong Cả hai cùng qua được
Bài thơ sẽ giúp cho bé học được tính đoàn kết thể hiện qua hình ảnh chú gấu, một bài thơ rất hay và phù hợp với lứa tuổi mầm non.
Thơ về giao thông cho trẻ mầm non 14: ĐÈN GIAO THÔNG
Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông Đi đường bé nhớ nghe không! Đèn xanh tín hiệu đó thụng đường rồi Đèn vàng đi chậm lại thôi, Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi đâm nhau Bé ngoan, bé nhớ làu làu Xanh: đi, đỏ: phải dừng mau đúng rồi
Đây là bài thơ về đèn tín hiệu giao thông dành cho các bé mầm non, bài thơ sẽ giúp bé hiểu biết rõ luật hơn về đèn giao thông từ nhỏ, hướng bé đến một lối sống văn minh.
Thơ về giao thông cho trẻ mầm non 15: KHUYÊN BẠN
Tu tu! xình xịch Con tàu nhanh nhanh Bạn chớ chơi quanh Mà tai nạn đấy Nếu bạn có thấy Khi tàu chạy qua Xin hãy tránh xa Không ném đất đá Thấy có người phá thì hãy báo ngay Giao thông hàng ngày Chấp hành cho tốt
Thơ về giao thông cho trẻ mầm non 16: XE CHỮA CHÁY
Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay hét quanh đường phố Nhà nào có lửa Tôi dập tắt ngay Ai gọi cứu hỏa Có ngay! Có …ngay!
Thơ về chú bộ đội cho trẻ mầm non 17: CHÚ GIẢI PHÓNG QUÂN
Chú là chú em Chú đi tuyền tuyến Nửa đêm mới về Ba lô con cóc to bè Mũ tai bèo bẻ vành xòe trên vai Cả nhà mừng quá chú ơi Y như em đã mơ rồi đêm nao Bé về kể chuyện vui sao Mỹ thua cũng khóc như nhiều trẻ em Chắp tay lạy má xin cơm Con mà có đói chẳng thèm thế đâu Muốn xin chiếc mũ tai bèo Làm cô giải phóng vượt đèo trường sơn
Thơ về chú bộ đôi cho trẻ mầm non 18: Trường Sa thân yêu
Mênh mông trời biển bao la Một vùng biển đảo thật là thân thương Các anh ở đó biên cương Cầm chắc tay súng ngăn phường xâm lăng Lối liền biển đảo xa xăm Trường Sa yêu dấu tháng năm giữ gìn Toàn dân gửi trọn niềm tin Để cho dân tộc bình yên tháng ngày Hòa bình hạnh phúc vui thay Trường Sa yêu dấu hàng ngày bên anh.
Thơ về chú bộ đội cho trẻ mầm non 19: Em ước mơ làm bộ đội Hải quân
Đây Trường Sa Đây Hoàng Sa Mảnh đất thiêng Hùng vĩ Nơi máu thịt Của bao người Đã ngã xuống Và hy sinh Quên thân mình Để bảo vệ Quê hương Giữ bình yên Em mong ướcCho Tổ quốc Lớn lên Khoác trên mình Bộ áo lính Chú hải quân Ngày đêm Canh gác Vùng đất thiêng Giữ bình yên Và bảo vệ Chủ quyền Đất nước Của Việt Nam.
Thơ về biển đảo cho trẻ mầm non 20: Tự hào biển đảo quê em
Quê hương em biết bao tươi đẹp Nước biển xanh và sóng vỗ rì rào Nắng chói chang trên bờ cát trắng Mùa hè đến tấp nập người đến thăm Người thì tắm, người ngồi ngắm, Biển đông hơn và sóng vẫn dạt dào Ôi! thật đẹp, thật là đẹp! Rất nhiều biển nổi tiếng của Việt Nam Biển Sầm Sơn, biển Nha Trang Vịnh Hạ Long, lại biển Cửa Lò Côn Đảo xa xôi, Cát Bà, Phú Quốc Biển quê mình đẹp lắm, bạn biết không? Hơn thế nữa đảo Trường Sa hùng vĩ Mảnh đất thiêng che chắn đất liền Đảo Hoàng Sa bao la lộng gió Thuộc chủ quyền đất nước của Việt Nam Biết mấy tự hào biển đảo quê hương
Thơ về môi trường cho trẻ mầm non 21
Mẹ! mẹ ơi cô dạy Bài bảo vệ môi trường Mỗi khi đi tắm biển Phải nhớ mang áo phao Không làm ồn gây ào Không vứt rác bừa bãi Vỏ bim bim bánh kẹo Vỏ bánh gói, ni lông Các bé nhớ nghe không Phải bỏ vào thùng rác Bỏ đúng nơi quy định Để bảo vệ môi trường Giữ trong xanh nước biển Cho không khí trong lành Cho mực, tôm, cá, ghẹ… Phát triển và sinh sôi Cung cấp cho con người Thức ăn giàu dinh dưỡng Đồng thời giúp phát triển Tiềm lực về giao thông Đường biển lại hàng không Tàu bè đi tấp nập Người du lịch, nghỉ mát Cảm thấy rất vừa lòng Biển đẹp, nước lại trong Có công của bé đấy Vì bé nhớ lời cô Biết bảo vệ môi trường.
Thơ về biển đảo cho trẻ mầm non 22: Em yêu biển quê em
Bạn ơi có biết không Bầu trời cao xanh trong Bên những bờ biển rộng Thuyền buồm đi tấp nập Người người đi tắm biển Khi bình minh xuất hiện Cảnh biển đẹp vô cùng Giữa làn nước trong xanh Sóng vẫn vỗ rì rào. Biển bao la rộng lớn Nhô lên hai núi đá Giống như hai con gà
Là vịnh Hạ Long đó. Cảnh đẹp lại hữu tình Nước rất trong và mát Núi hòn Trống, hòn Mái Đã đi vào hồn thơ Biển đẹp vào bậc nhất Biển Sầm Sơn đó mà Em yêu biển quê mình Những biển bờ cát trắng Thật đẹp! thật tuyệt đẹp!
Thơ về chú bộ đội cho trẻ mầm non 23: Bố em là lính biển
Bố em là bộ đội Lặn lội ngoài đảo xa Canh giữ biển quê ta Mẹ dặn bé ở nhà Lúc nào ngoan bố sẽ Thưởng một chuyến đi thăm Nơi đảo xa vạn dặm, Bé thương bố nhiều lắm Làm việc nơi đảo vắng Bé ơi! Hãy cố gắng Luôn vâng lời mẹ cha Bé ơi! Hãy ở nhà
Thơ về chú bộ đội cho trẻ mầm non 24: Bố là lính hải quân
Hôm bố về nhà Cõng bé lên vai Bố nhún, bố nhảy Bố bảo như là Tàu bố ngoài khơi
Bé ngồi trên vai Lắc lư lắc lư Cứ như ngồi tàu Lướt trên biển vậy
Mẹ thương bảo bố Lính hải quân mà Đã về đến nhà Còn ham làm sóng.
Thơ về gia đình cho trẻ mầm non 25: THƯƠNG ÔNG
Ông bị đau chân Nó sưng nó tấy Đi phải chống gậy Khập khiễng khập khà Bước lên thềm nhà Nhấc chân quá khó Thấy ông nhăn nhó Việt chơi ngoài sân Lon ton lại gần Âu yếm nhanh nhảu “Ông vịn vai cháu Cháu đỡ ông lên!” Ông bước lên thềm Trong lòng sung sướng Quẳng gậy cúi xuống Quên cả đớn đau Ôm cháu xoa đầu “Hoan hô thằng bé Bé thế mà khỏe Vì nó thương ông”
Thơ về giao thông cho trẻ mầm non 26: Đi chơi phố
Đi chơi phố Gặp đèn đỏ Dừng lại thôi Không qua vội Đèn vàng rồi Tiếp đèn xanh Nào nhanh nhanh
Thơ về giao thông cho trẻ mầm non 27: Bé tập đi xe đạp
Bố mua xe đạp Mẹ dạy bé đi Mắt bé trông kia Tròn xoa chăm chú Chân đạp hăm hở Người toát mồ hôi Mặt rạng rỡ cười Trông yêu yêu quá ! Ông cười hể hả Nhắc đi phải đường Chớ có coi thường Ô tô, xe máy. Ngã ba ngã bảy Xe dừng sang ngang Đèn đỏ không sang Đèn xanh đi tiếp Xe bé rất đẹp Kinh coong …kính coong…
Thơ về giao thông cho trẻ mầm 28: Chúng em học luật giao thông
Sân trường đầy nắng Vui quá bạn ơi Chúng em vui chơi Giao thông giữa phố Ngã tư mới mở Đèn hiệu bật lên Đèn xanh đi liền Đèn đỏ dừng lại Đèn vàng chớ ngại Cũng học cùng chơi Theo lời cô giáo
Thơ về giao thông cho trẻ mầm 29:Mẹ dẫn bé qua đường
Tan học mẹ đón về Dắt tay em qua phố Mẹ luôn luôn nhắc nhở Đi bộ trên vỉa hè Đường rất nhiều loại xe Nếu sang ngang phải chờ Đèn xanh mới được đi Bé ngoan ngoãn thầm thì Con nhớ rồi mẹ ạ
Thơ về giao thông cho trẻ mầm non 30: Cô dạy con
Mẹ! Mẹ ơi cô dạy Bài phương tiện giao thông Máy bay – bay đường không Ô tô chạy đường bộ Tàu thuyền, cano đó Chạy đường thủy mẹ ơi Con nhớ lời cô rồi Khi đi trên đường bộ Nhớ đi trên vỉa hè Khi ngồi trên tàu xe Không thò đầu cửa sổ Đến ngã tư đường phố Đèn đỏ con phải dừng Đèn vàng con chuẩn bị Đèn xanh con mới đi Lời cô dạy con ghi Không bao giờ quên được
Thơ về giao thông cho trẻ mầm 31: Chú cảnh sát giao thông
Đầu đội kê – pi Tay đeo găng trắngMặc cho trời nắng Giữa ngã tư đường Gậy chỉ bốn phương Người người đi đúng Gậy đưa thẳng đứng Mọi người dừng tay Khi chú dang tay Hai chiều xuôi ngược Phía sau, phía trước Đừng ngại chờ lâu Mọi người nhắc nhau Đợi tay chú chỉ.
Thơ về giao thông cho trẻ mầm non 31: Giúp bà qua đường
Chiều nay đi học về Trên vỉa hè em thấy Một bà già chống gậy Muốn tránh xe qua đường Em vội dừng bước chân Đến bên bà nói nhỏ Đường nhiều xe lắm đó Để cháu dắt bà qua Tay em nắm tay bà Cùng bước qua đường rộng Chìa tay bà cảm động Khen mãi em bé ngoan.
Thơ về giao thông cho trẻ mầm 32: Trên đường
Vỉa hè là lối bé đi Cầm tay mẹ dắt mỗi khi qua đường Xe đông tai nạn bất thường Một mình chớ tự qua đường bé ơi Ra đường bé nhớ bé đi Nhớ đi bên phải chớ đi lòng đường Xe cộ qua lại bất thường Xảy ra tai nạn không lường bé ơi
Thơ về giao thông cho trẻ mầm 33: Mùa Xuân
Dung dăng dung dẻ Dẫn trẻ đi chơi. Mùa xuân đến rồi Ánh xuân tươi sáng. Đám mây bông trắng Nổi giữa trời xanh. Gió đưa bồng bềnh Cao vời lồng lộng. Vườn thênh thang rộng Cỏ non xanh rờn. Hoa đào tươi thắm Vườn xuân đầm ấm Ríu rít chim ca.
Thơ về mùa xuân cho trẻ mầm non 34: CÂY ĐÀO
Cây đào đầu xóm Lốm đốm nụ hồng. Chúng em chỉ mong Mùa đào mau nở. Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi. Hễ thấy hoa cười Đúng là Tết đến.
Thơ về mùa xuân cho trẻ mầm non 35: TẾT ĐANG VÀO NHÀ
Hoa đào trước ngõ Cười vui sáng hồng Hoa mai trong vườn Rung rinh cánh trắng Sân nhà đầy nắng Mẹ phơi áo hoa Em dán tranh gà Ông treo câu đố Tết đang vào nhà Sắp thêm một tuổi Đất trời nở hoa
Thơ về mùa xuân cho trẻ mầm non 36: Bướm xuân
Con dốc vàng nắng xuân Núi bừng hoa ngũ sắc Chị em bướm bâng khuâng Đến soi mình bên thác .
Chị tinh khôi áo trắng Em biêng biếc áo xanh Rồi áo hồng, áo đỏ Một đàn bướm, xinh xinh.
Trong rừng chị chim hót Triền suối anh vượn kêu Hương hoa lan ngào ngạt Mùa xuân sao diễm kiều.
Chị em bướm thích quá Chập chờn đôi cánh mơ Giữa đôi bờ hoa lá Cùng nhảy điệu slow.
Thơ về mùa xuân cho trẻ mầm non 37: Mùa xuân về đâu
Hoa đào nở đỏ Hoa mơ trắng ngần Búp non nhu nhú Cùng chào mùa xuân.
Rồi cánh mơ rụng Đào phai hết màu Cành xanh lá biếc Mùa xuân về đâu?
A, Em biết rồi! Mùa xuân rất lạ Ú tim nắng hè Ẩn vào chùm quả
Chủ Đề: Các Phương Tiện Giao Thông Đường Thủy
Chủ đề: Các PTGT Đường thủy Lĩnh vực phát triển Ngôn ngữ Ñeà taøi: GẤU QUA CẦU I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: – Nhớ tên bài, tên tác giả. Đọc thuộc, diễn cảm, thể hiện tình cảm, điệu bộ. – Trẻ hiểu nội dung và trả lời đúng, to, rõ ràng các câu hỏỉ khi cô yêu cầu. – Giáo dục cho trẻ biết cùng người lớn chấp hành đúng các quy định giao thông khi tham gia giao thông. – Tích hợp: Âm nhạc – Thơ – Tạo hình. II. CHUẨN BỊ: – Tranh vẽ nội dung bài thơ. – Mô hình chiếc cầu. – Giấy, bút cho trẻ tô màu tranh vẽ. – Một số hình ảnh về ATGT III. TIẾN HÀNH: 1). Hoạt động 1: “bé có tuân thủ luật lệ giao thông không?” Lớp hát: “Em đi chơi thuyền” – Trò chuyện với trẻ về ATGT đường thủy. – Giới thiệu tên bài thơ: “Gấu qua cầu” của tác giả: 2). Hoạt động 2: “Ai giỏi hơn nào?” – Cô đọc diễn cảm 1 lần với mô hình. + Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? – Cô đọc lần 2 kết hợp tranh vẽ minh họa. – Đọc trích dẫn, giảng nội dung, từ khó: + “ Xinh xắn”: Chỉ sự xinh đẹp. + “Nhái bén”: Con nhái còn nhỏ. + “ Bé tẹo”: Chỉ sự nhỏ bé. * Hát “Nhớ lời cô dặn” – Đàm thoại nội dung: + 2 Gấu con đi đâu? + Khi đi qua cầu 2 Gấu con có nhường nhau không? + Nếu là con thì con sẽ như thế nào? Có nhường để bạn đi sang trước không? + Đã không nhường nhau rồi 2 Gấu con còn làm gì nữa? + Ai đã đến nhắc nhở 2 Gấu con? Nhắc nhở điều gì? + Vậy khi đi lên xuống thuyền các con có chen lấn, xô đẩy nhau không? + giáo dục trẻ lên thuyền phải có người lớn dẫn dắt ,không chen lấn, xô đẩy nhau, phải nhương nhịn nhau… – Lớp đọc diễn cảm 2 – 3 lượt.( sửa sai). + Mời nhóm bạn trai – bạn gái đọc. + Tổ, nhóm, cá nhân đọc…(Cô sửa sai và tuyên dương những cháu khá). – Lớp đọc lại. 3) Hoạt động 3: “Cô mở phim chiếu về ATGT” – Trẻ cùng xem và nhận xét về một số hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông. * Kết thúc: cho trẻ chơi trò chơi “ chèo thuyền” . Thứ……..ngày………tháng………năm……… Chủ đề: PTGT Đường Thủy Lĩnh vực phát triển Thể chất Đề tài: “NE I. YÊU CẦU: Trẻ biết phối hợp các vận động: Bò, bật ô, ném đích ngang. Trẻ thực hiện đúng kỹ năng bò cao, bật ô và xác định đúng phương hướng khi ném. Rèn sự khéo léo, tự tin và khả năng định hướng nơi trẻ. Trẻ nắm được một số luật an toàn giao thông: dừng lại khi có đỏ, đi khi có đèn xanh, nhường đường cho xe ưu tiên… II. CHUẨN BỊ: 6 vòng thể dục, 10 túi cát. Băng nhạc. Phấn, sân bãi sạch sẽ, thoáng mát. III. TIẾN HÀNH: 1) Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi, chạy, kết hợp các kiểu chân, về đội hình tập thể dục. Trọng động: Bài tập phát triển chung: – Tay: “Chèo thuyền”: Tay thay nhau đưa trước ra sau (4×4) – Bụng: Nghiêng người qua trái. (4×4) – Chân: Đứng co từng chân (2×4) – Bật: Bật tại chỗ (2×4) 2) Hoạt động 2: Vận động cơ bản: “Bò cao – bật ô – ném đích ngang”. – Chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau. – Cô giới thiệu tên vận động. * Cô làm mẫu: – Lần 1: Không giải thích. – Lần 2: Giải thích: TTCB: Hai tay chống xuống đất đầu gối hơi khụy , khi bò mắt nhìn về trước, bò tới vạch mức thì đứng dậy. hai tay chống hông, bật liên tục qua 3- 4 vòng thể dục. Đứng chân trước chân sau, tay (cùng phía với chân sau) cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt nhắm vào đích và ném trúng đích. Lên nhặt túi cát đi về cuối hàng đứng. – Mời 2 trẻ lên thực hiện, cô sửa sai. * Lớp thực hiện: 2 – 3 lượt( cô bao quát sửa sai). – Tổ chức 3 tổ cùng thi đua với nhau. – Mời 2 – 4 trẻ lên thực hiện lại. – Đọc thơ: “Đèn xanh – đèn đỏ” của Định Hải. 3) Hoạt động 3: TVCĐ: “Đèn tín hiệu”. – Cô giới thiệu tên TC. – Hướng dẫn cách chơi, luật chơi. – Cho trẻ cùng chơi 1-2 lượt.
Đầu Năm Đọc Thơ Đường Về Mùa Xuân
(Đà Nẵng Xuân 2010) – Thơ viết về mùa xuân nhiều như hoa cỏ giữa đất trời. Chọn cho hết những lời châu ngọc về một mùa đẹp nhất trong năm là điều không thể. Trong viên mãn của đất trời năm mới, mời bạn đọc lại một số bài thơ xuân của những tác giả nổi tiếng nhất qua bản dịch của Quỳnh Chi, Thạc sĩ văn chương, hiện làm việc tại đài NHK (Nhật Bản) gửi cho Đà Nẵng Xuân Canh Dần.
Mai hoa
Ngâm hoài trường hận phụ phương thì Vi kiến mai hoa triếp nhập thi Tuyết hậu viên lâm tài bán thụ Thủy biên li lạc hốt hoành chi Nhân liên hồng diễm đa ứng tục Thiên dữ thanh hương tự hữu tư Kham tiếu Hồ sồ diệc phong vị Giải tương thanh điều giác trung xuy
Lâm Bô
Hoa mai
Tìm thơ vội tả hoa mai Giận thơ mãi vụng để hoài vẻ xinh Trên cành khi ngậm tuyết trinh Khi kề bên giậu nước in bóng lồng Người ưa phàm tục sắc hồng Trời ban thanh khiết mùi hương đậm đà Rợ Hồ cũng biết yêu hoa Soạn cho trẻ khúc tù và ” Lạc mai ”
(21-12-2006)
Xuân dạ hỉ vũ
Hảo vũ tri thì tiết Đương xuân mãi phát sinh Tùy phong tiềm nhập dạ Nhuận vật tế vô thanh Dã kính vân câu hắc Giang thuyền hỏa độc minh Hiểu khan hồng thấp xứ Hoa trọng Cẩm quan thành
Đỗ Phủ
Mưa lành đêm xuân
Mưa lành báo hiệu mùa sang Đây mùa xuân tới rộn ràng trời xuân Mưa theo làn gió âm thầm Trong đêm thánh thót tưới nhuần cỏ cây Đường thôn mây xám đầy trời Trên sông ánh lửa thuyền ai lập lòe Sáng ra rực rỡ đồng quê Với ngàn hoa thắm đã về cùng xuân
(25-2-2005)
Xuân Hiểu
Xuân miên bất giác hiểu Xử xử văn đề điểu Dạ lai phong vũ thanh Hoa lạc tri đa thiểu
Mạnh Hạo Nhiên
Buổi sáng mùa xuân
Xuân còn say ngủ mơ màng Tiếng chim buổi sáng rộn ràng khắp nơi Đêm qua gió tạt mưa rơi Trong vườn hoa rụng nào hay ít nhiều
(12-5-2006)
Xuân dạ
Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim Hoa hữu thanh hương nguyệt hữu âm Ca quản lâu đài thanh tế tế Thu thiên viện lạc dạ trầm trầm
Tô Đông Pha
Đêm xuân
Đêm xuân một khắc ngàn vàng Hương hoa thanh khiết mơ màng ánh trăng Lầu cao vẳng tiếng ca ngâm Vườn khuya vắng bóng giai nhân lặng buồn
Thương xuân khúc
Thâm thiển thiềm hoa thiên vạn chiBích sa song ngoại chuyển hoàng lyTàn trang hòa lệ há liêm tọaTận nhật thương xuân xuân bất tri
Bạch Cư Dị
Bài hát thương tiếc xuân
Bên thềm muôn cánh hoa tươiChim oanh ríu rít chuyền ngoài màn hoaBuông rèm lặng ngắm xuân qua Xuân nào hay kẻ lệ nhòa tiếc xuân
(1-2006 )
Xuân dạ Lạc thành văn địch
Thùy gia ngọc địch ám phi thanh Tán nhập xuân phong mãn Lạc thành Thử dạ khúc trung văn chiết liễu Hà nhân bất khởi cố viên tình
Lý Bạch
Tiếng sáo đêm xuân
Vẳng nghe tiếng sáo bổng trầm Lẫn trong tiếng gió đêm xuân vọng về Khúc đâu viễn xứ biệt ly Chạnh lòng ai chẳng nhớ quê bồi hồi
(30-1-2003)
Quỳnh Hải nguyên tiêu
Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên Y y bất cải cựu thuyền quyên Nhất thiên xuân hứng, thùy gia lạc Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên. Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tảnBạch đầu đa hận tuế thời thiên Cụng đồ liên nhứ dao tương kiến Hải giác thiên nhai tam thập niên
Nguyễn Du
Nguyêu tiêu ở Quỳnh Hải
Vườn hoang ngập ánh trăng thanh Nguyên tiêu trăng vẫn lung linh thuở nào Một trời xuân đẹp xiết bao Mà người lữ thứ dạ nào vui xuân Không nhà huynh đệ ly tan Giận đời điên đảo năm năm bạc đầu Tạ lòng trăng đến tìm nhau Ba mươi tuổi vẫn lao đao góc trời
(15-2-2006)
Xuân hứng
Dương liễu âm âm tế vũ tìnhTàn hoa lạc hậu kiến lưu oanhXuân phong nhất dạ xuy hương mộngHựu trục xuân phong đáo Lạc thành
Võ Nguyên Hành
Xuân hứng
Mưa phùn vừa ngớt, liễu xanhHoa tàn, thấy bóng chim oanh chuyền cànhGió xuân đưa tới mộng lànhTrong mơ theo gió về thăm quê nhà
(7-4-2007)
Tạp thi
Quân tự cố hương lai Ưng tri cố hương sựLai nhật ỷ song tiền Hàn mai trứ hoa vị
Vương Duy
Tạp thi
Bác từ quê mới ra đâyChuyện trong quê chắc chẳng ai biết bằngCành mai gầy tựa bên songNgày đi đã nở được bông hoa nào ?
(7-4-2007)
Tuyệt cú
Trì nhật giang san lệ Xuân phong hoa thảo hương Nê dung phi yến tử Sa noãn thụy uyên ương
Đỗ Phủ
Tuyệt cú
Xuân về non nước đẹp tươi Gió đưa hương ngát muôn loài cỏ hoa Đất mềm, én lượn gần xa Uyên ương cát ấm trên bờ ngủ say
(1-3-2007)
Cập nhật thông tin chi tiết về Gs. Lê Đình Thông – Mùa Thu Trong Thơ Đường trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!