Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Về Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch, Có Nên Học Không được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nghề hướng dẫn viên du lịch là một nghề được xếp trong top các nghề có sự phát triển bền vững lâu dài và hứa hẹn trong tương lai. Hướng dẫn viên du lịch sẽ được đi đó đây, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mọi miền đất nước, được tiếp xúc với nhiều nền văn minh trên thế giới và có thể thỏa sức thể hiện bản thân. Vậy làm hướng dẫn viên du lịch có khó không?
Làm hướng dẫn viên du lịch khó không?
Làm hướng dẫn viên du lịch không khó nếu bạn có đủ lòng yêu nghề, đam mê công việc, kiên trì rèn luyện các kỹ năng thì chắc chắn bạn sẽ trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
Không phải công việc nào khi mới bắt đầu đã dễ dàng và thuận lợi như ý muốn. Đặc biệt đối với nghề hướng dẫn viên du lịch thì trong suốt quá trình theo đuổi và vào nghề đều là “thử thách”, khi bạn vượt qua thử thách đó thì sẽ cảm thấy dễ dàng hơn có thêm nghị lực để phấn đấu hoàn thiện mình thêm.
Bạn phải rèn luyện và tập thích nghi với việc đi lại nhiều, giờ giấc không ổn định, vắng nhà thường xuyên, kể cả lễ tết.
Khi đi dẫn tour cho du khách, hướng dẫn viên phải đóng khá nhiều vai là “một nhà văn hóa, nhà địa lý, nhà sử học” một nhà ngoại giao để truyền đạt thông tin cho khách tham quan, tạo ấn tượng tốt với họ.
Để làm được điều đó, một hướng dẫn viên du lịch phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về văn hóa đất nước, địa phương, khả năng giao tiếp tốt có đủ tố chất và bản lĩnh để có thể tự tin để trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi.
Thu nhập của hướng dẫn viên du lịch
Đổi lại cái sự vất vả thì hướng dẫn viên lại là nghề có thu nhập khá cao. Tùy tour và tùy thời điểm, giá dẫn đoàn khách trong nước từ 1 – 2$ * số khách * số ngày, quốc tế khoảng 3$+ * số khách * số ngày. Nếu 1 đoàn khách 20 người, đi trong 5 ngày thì sẽ là 3 * 5 * 20 = 300$, khoảng gần 7 triệu chưa kể thêm tiền boa và các dịch vụ ngoài.
Vì vậy đây là một nghề có thu nhập cao, ổn định và lâu dài. Nhu cầu du lịch và sự phát triển mạnh mẽ của nó chắc hẳn ai cũng biết là không ngừng. Không chỉ ở Việt Nam mà khắp cả thế giới, du lịch là 1 ngành công nghiệp không khói đem lại doanh thu thuộc vào hàng bậc nhất hiện nay.
Công việc cụ thể của hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch là người có trọng trách sử dụng ngôn ngữ để thuyết minh, giới thiệu, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho khách thăm quan, khách du lịch. Các giới thiệu này có thể bao gồm về lịch sử, văn hóa, bản sắc, giới thiệu về điểm du lịch…
Ngoài ra hướng dẫn viên du lịch còn có trọng trách là người hướng dẫn, dẫn đoàn đi thăm quan, người dẫn đầu đoàn thăm quan, dẫn đường cho đoàn thăm quan. Có trọng trách đảm bảo cả đoàn di chuyển đúng, không bị lạc, tập hợp đoàn và điểm danh để di chuyển tiếp, đảm bảo an toàn cho cả đoàn.
Tổ chức đón khách, sắp xếp nơi nghỉ ngơi, ăn uống, tổ chức tham quan du lịch tại địa điểm tham quan du lịch, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm cho các du khách.
Cung cấp đầy đủ thông tin để du khách hiểu được các thủ tục, quy định về xuất nhập cảnh, quy chế và hoạt động tham quan, những thông tin về đất nước, con người, cảnh quan tại địa điểm du lịch.
Theo dõi, giám sát, kiểm tra phục vụ du khách để đảm bảo phục vụ đúng và đủ làm hài lòng du khách theo yêu cầu đã thỏa thuận như trong hợp đồng.
Xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình tham quan du lịch một cách nhanh chóng, linh hoạt.
Có mấy loại hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch có 2 nhóm phổ biến nhất là hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế. Ngoài ra cũng có thêm 1 nhóm nữa là hướng dẫn viên tại điểm, thực ra hướng dẫn viên tại điểm chỉ là 1 thuật ngữ để chỉ đối tượng hướng dẫn viên chứ nó vẫn thuộc 2 nhóm trên.
Là hướng dẫn viên chỉ được phép sử dụng tiếng Việt để thuyết minh, hướng dẫn cho khách du lịch. Đối tượng này cần phải có thẻ hướng dẫn viên nội địa.
Là hướng dẫn viên Việt Nam nhưng sẽ sử dụng một ngôn ngữ khác tiếng Việt để thuyết minh, hướng dẫn cho khách du lịch. Ngôn ngữ này có thể là ngôn ngữ bất kỳ trên thế giới. Đối tượng này cần phải có thẻ hướng dẫn viên quốc tế.
Làm sao để trở thành hướng dẫn viên du lịch
Nếu học TC, CĐ, ĐH bạn cần học đúng chuyên ngành “hướng dẫn du lịch”. Lưu ý là có thể học bất cứ trường nào nhưng trên bằng tốt nghiệp phải ghi đúng chuyên ngành là “hướng dẫn du lịch”, còn bảng điểm ghi gì thì tùy. Theo luật du lịch 2017 áp dụng triệt để từ 01/01/2018 thì học ngành du lịch nhưng không đúng chuyên ngành hướng dẫn du lịch thì vẫn chưa đủ điều kiện làm hướng dẫn viên.
Còn nếu không học đúng chuyên hành hướng dẫn du lịch thì phải làm sao: Bạn sẽ cần phải tham gia lớp ngắn hạn hướng dẫn du lịch và được cấp chứng chỉ hướng dẫn du lịch. Sau khi có chứng chỉ thì phải mang lên sở VH TT & DL tại các tỉnh để xin cấp thẻ hướng dẫn viên.
Tương ứng với hướng dẫn viên nội địa hay quốc tế sẽ phải học đúng loại chứng chỉ. Nếu thuộc đối tượng này bạn có thể tham khảo khóa học hướng dẫn viên du lịch
Vậy có nên học hướng dẫn du lịch?
Để tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn hệ TC, CĐ đúng chuyên ngành “hướng dẫn du lịch” bạn có thể tham khảo địa chỉ đáng tin cậy là trường CĐ Văn Lang. Tại đây bạn có thể tham gia các khóa học hướng dẫn du lịch, các khóa học ngoại ngữ dành riêng cho hướng dẫn viên du lịch.
Tham khảo khóa học hướng dẫn viên du lịch
Truyện Cười Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch
TRUYỆN CƯỜI NGHỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách:
– Đây là bức tranh “Bạch Tuyết và bảy chú lùn”. Bức tranh diễn tả cảnh Bạch Tuyết đang nhìn chú lùn thứ nhất, nhìn chú lùn thứ hai, nhìn chú lùn thứ ba, nhìn chú lùn thứ tư, nhìn chú lùn thứ năm, nhìn chú lùn thứ sáu, nhìn chú lùn thứ bảy còn chú lùn thứ nhất cũng đang nhìn Bạch Tuyết, chú lùn thứ hai cũng nhìn Bạch Tuyết, chú lùn thứ ba cũng nhìn Bạch Tuyết, chú lùn thứ tư cũng nhìn Bạch Tuyết, chú lùn thứ năm cũng nhìn Bạch Tuyết, chú lùn thứ sáu cũng nhìn Bạch Tuyết, chú lùn thứ bảy cũng đang nhìn Bạch Tuyết.
Và bây giờ mời quý vị xem bức tranh “Alibaba và bốn mươi tên cướp” sau đó chúng ta sẽ xem tiếp bức tranh ” 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc ”
Vừa nói xong quay ra chả thấy ai 😐
——-
Hướng dẫn viên du lịch
Một nàng hướng dẫn viên xinh đẹp dẫn một ông khách Mỹ đi tham quan Sài Gòn. Đi ngang nhà thờ Đức Bà, khách hỏi:
– “Chỗ này là gì vậy?”.
Nàng toát mồ hôi vì không biết Nhà thờ Đức Bà tiếng Anh là gì.
Nàng trả lời đại: – “Jesu die here”. Nghe xong khách choáng váng.
Lát sau đi ngang Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, ông khách hỏi: – “Chỗ này là gì, sao đông người vậy?”.
Nàng trả lời: – “America (chỉ vào ông khách) and Vietnam (chỉ vào mình) pằng pằng. People die here”. –
Ông khách há hốc mồm: – “Oh my God!”.
Cuối cùng đi ngang bệnh viện Từ Dũ: – “Cô ơi, chỗ này là đâu vậy?”.
Nàng lại nhíu mày suy nghĩ: – “Men – women, pằng pằng, Baby born here”.
——–
Cứ tưởng!
Ở một nơi nọ người ta mới xây xong một cây cầu. Hôm đó là ngày khánh thành, mọi người đang trên cầu vui vẻ vỗ tay và nghe phát biểu thì bỗng có một cô gái té từ trên cầu xuống sông, tất cả nhốn nháo túm đen lại nhưng không ai dám nhảy xuống cứu cô gái vì cây cầu quá cao.
Bỗng nhiên có một ông già nhảy vèo xuống sông bơi lại và cứu được cô gái, mọi người hoan hô ầm lên và chạy về phía ông già, sau khi cứu được cô gái tỉnh lại, các nhà báo vây quanh ông già hỏi tới tấp : Thưa cụ động lực nào giúp cụ có đủ dũng cảm và sức khỏe để nhảy xuống cứu cô gái trong khi đó rất nhiều thanh niên trai tráng trên cầu mà không ai dám nhảy ????????? Ông già bỗng quắc mắt lên : Tiên sư thằng nào nó đẩy tao xuống
———
Thảm!
Một thương gia đi công tác xa 2 tuần. Sau một tuần, ông gọi điện về nhà hỏi thăm tin tức.
Người quản gia ấp úng mãi không thành câu nhưng bị gặng mãi nên ông ta cũng đành nói thật: – Xin lỗi ông, nhưng chó của ông chết rồi.
– Chó của tôi! Làm sao lại có chuyện đó?
– Bác sĩ nói là nó bị rối loạn tiêu hoá nặng do ăn quá nhiều.
– Ăn quá nhiều ư? Nhưng ông luôn cho nó ăn theo khẩu phần khoa học cơ mà?
– Vâng, nhưng vì con ngựa đã chết, nên có một lần nó tự mò đến cái máng ăn của ngựa.
– Con ngựa chết rồi?
– Vâng, đấy là do chuồng ngựa bị cháy nên nó bị …
– Cái gì, làm sao chuồng ngựa lại bị cháy?
– Lính cứu hoả nói là vụ nổ biệt thự đã ảnh hưởng đến chuồng ngựa quá nặng
– Viên quản gia nghẹn giọng.
– Nổ biệt thự? – Thương gia không tin vào tai mình nữa.
– Vâng, người ta nói là do gas. Gas bị xì, mà nến thắp quan tài mẹ ngài lại để gần ri đô quá, nên bị bắt lửa… – Nhắc lại đi! Mẹ tôi… Mẹ tôi… làm sao?
– Thương gia hổn hển. – Vâng, mẹ ngài mất do nhồi máu cơ tim. Bà ấy ko chịu được cú sốc khi biết vợ ngài đã bỏ đi theo em trai ngài.
——–
Lịch sự tới phút cuối cùng
Cơ trưởng Sinclair thay mặt cho phi hành đoàn xin chào mừng quí vị đi trên chuyến bay số 602 từ London tới New York của hàng không vương quốc Anh. Chúng ta đang bay ngang qua Đại Tây Dương trên độ cao khoảng 35.000 bộ.
Nếu quí vị nhìn ra cửa sổ bên phải của máy bay, quí vị sẽ thấy cánh của máy bay đang cháy. Nếu quí vị nhìn sang bên trái thì sẽ thấy một cánh của máy bay đang rơi xuống.
Nếu quí vị nhìn xuống Đại Tây Dương, quí vị sẽ thấy 3 người đang vẫy tay chào từ biệt. Một là tôi, cơ trưởng, một người nữa là anh bạn phi công phụ lái của tôi và người còn lại là cô tiếp viên hàng không. Đây là băng thu âm. Chúc quý vị có một chuyến đi vui vẻ !
———
Tính chuẩn
Một người tới dự buổi họp mặt cuối năm, mọi người mời anh ta:
– Không, tôi phải lái xe.
– Vậy sao anh không để xe ở nhà?
– Lúc đầu tôi cũng tính vậy, nhưng sợ tới trễ chẳng còn gì mà uống nữa.
———-
Vợ chồng
Chồng:
– Khi anh nổi điên lên với em, em không bao giờ cãi lại. Làm cách nào mà em kiềm chế sự tức giận của mình vậy?
Vợ:
– Em đi cọ bệ xí
Chồng:
– Thế làm sao mà giảm cơn giận hiệu quả được nhỉ?
Vợ:
– Thì… em sử dụng bàn chải đánh răng của anh…
———-
Vôva
“Trên dây điện có bốn con chim, một người thợ săn đi qua, bắn rơi một con, vậy hỏi trên dây điện còn mấy con chim” Vôva xung phong: Thưa cô không còn con chim nào cả.
Cô giáo trả lời: Đáp án đúng là còn 3 con cơ, nhưng cô thích kiểu suy luận của em.
Vôva lại hỏi cô giáo Có ba người phụ nữ đang ăn kem, một cô cắn, một cô liếm và cô còn lại thì mút kem, vậy hỏi cô gái nào đã lập gia đình?
Cô giáo hơi đỏ mắt một tí, rụt rè đáp Cô nghỉ là cô gái mút kem
Vôva Đáp án đúng là cô gái trên tay có đeo nhẩn, nhưng em thích cách suy luận của cô..
Một khách du lịch Nhật bị lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội, anh ta hỏi hai thanh niên Hà Thành đường ra ga. Anh ta hỏi bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ðức và đương nhiên cả tiếng Nhật, nhưng hai người kia đều không hiểu. Anh ta đành nhún vai bỏ đi. Một trong hai anh bảo người kia :
– Này, chúng ta phải học ít nhất một ngọai ngữ chứ. – Vô ích, – người kia đáp – Cứ trông ông khách du lịch này thì rõ. Biết bốn, năm thứ tiếng mà có ăn thua gì đâu!
***
Hai vợ chồng ngồi trên máy bay đi du lịch. – Anh biết không, anh yêu – bỗng người vợ nói – hình như em quên rút bàn là ở nhà. – Ðừng lo, em yêu, – người chồng đáp – Anh cũng quên không tắt vòi nước trong buồng tắm.
***
Vợ đi du lịch Thái Lan về. Cô kể cho chồng nghe những gì cô đã trông thấy. – Thế nó có khủng khiếp lắm không, – chồng hỏi, – hay báo chí người ta viết bịa ra như thế ? – Ừ, quả là tởm thật ….
***
Hai khách du lịch Mỹ ngồi trên xe đi vào một thị trấn nước Ý. – John, nhìn xem chúng ta đang ở đâu. John giở cuốn sách hướng dẫn du lịch nước Ý và đáp : – Chúng ta ở trang 191.
Thông báo
Trong một khách sạn ở New York có dán tờ thông báo: “Đề nghị quý khách tắt thuốc lá! Xin hãy nhớ tới vụ hỏa hoạn ở Chicago”.
Phía dưới tờ thông báo ấy có ai đó viết thêm: “Đề nghị không nhổ nước bọt xuống sàn! Xin hãy nhớ tới những trận lũ lụt mùa xuân ở Mississippi”.
Hỏng thang máy
Đêm khuya, một ông khách trọ say mềm kêu ầm lên ở phòng lễ tân:
– Nhân viên lễ tân đâu rồi, ở đây thang máy bị hỏng à? – Thưa ông,- một nhân viên đáp – thang máy vẫn hoạt động tốt, chỉ có điều là ông đang đứng trong buồng điện thoại.
Trên tàu có 1 ông giáo sư bảo rằng cứ đi qua đất nước nào ông ta ko cần nhìn cũng biết.Mọi người ko tin bèn bảo ông ta làm thử. Ông ta thò tay ra ngòai cửa sổ đòan tàu: -Ở đây nóng quá ! Chắc là California Mỹ rồi. Một lúc sau ông ta lại thò tay ra ngòai và bảo: -Chà! Lạnh thật! Đến Matxcova rồi !! Đúng 2h sau ông ta thò tay ra cửa sổ rồi rụt vào nói: -Em mất cái đồng hồ đeo tay.Đúng đây là Việt Nam rồi các bác ơi ..!
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Những Bài Thơ Ngắn Hay Về Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch Mới Nhất
Bố mẹ ơi! Con là “thằng hướng dẫn”
Dẫu chông gai con chẳng ngại, chẳng ngần
Dẫu phía trước là mưa sa, gió rét
Vẫn âm thầm, con lặng lẽ bước chân.
Bạn bè ơi! Tao là “thằng hướng dẫn”
Ướt mồ hôi trên những chuyến đi dài
Ướt đôi mắt (đôi khi lòng hiu quạnh)
Giấu trong lòng vẫn mong khách bình an.
Người yêu ơi! Anh là “thằng hướng dẫn”
Không hoa thơm tặng ngày lễ nhân tình
Không đưa đón những buổi chiều tan học
Gom lời yêu trong mỗi bước anh đi.
Cuộc đời ơi! Tôi là “thằng hướng dẫn”
Bao nắng mưa, bao vất vả nhọc nhằn
Bao nỗi nhớ, bao con tim ngóng đợi
Một ba lô, ngoảnh mặt lại ta cười…
Bài thơ là lời tâm sự của một chàng trai làm hướng dẫn viên với bố mẹ, với bạn bè và với người yêu. Vẫn biết công việc của mình vất vả, nhọc nhặn khiến cho người thân nhớ mong, ngóng đợi nhưng vì yêu nghề nên vẫn gắng mỉm cười.
Bài thơ ngắn hay về nghề hướng dẫn viên du lịch: Không đề
Mẹ bảo em là con gái,
Chọn làm chi nghề Du lịch con ơi.
Suốt ngày góc bể, chân trời,
Da đen, tóc quắn, làm sao lấy chồng?.
Mẹ đâu có biết nỗi lòng,
Của con gái mẹ trông mong đêm ngày.
Được ngao du khắp đó đây,
Trong Nam, ngoài Bắc đẹp thay quê mình.
Em là một Hướng dẫn viên,
Thường đưa quý khách thăm miền gần xa.
Hãy lên xứ Lạng quê ta,
Hòn Vọng phu vẫn thiết tha tình người.
Ghé thăm Yên Tử anh ơi,
Cội nguồn Đạo Phật, là nơi tu hành.
Linh thiêng đất Tổ Hùng Vương,
Phong Châu, Phú Thọ, thuận đường ta qua.
Về thăm Pắc Bó quê Cha,
Đừng quên ghé đến cây đa Tân Trào.
Hỡi cô du kích sông Thao,
Có yêu thì chống cây sào anh sang.
Nam Đàn, xứ Nghệ mênh mang,
Quê hương của Bác, muôn vàn lời ca.
Cố đô Thành Huế không xa,
Hải Vân trùng điệp, la đà mây bay.
Bà Nà ở sát ngay đây,
Ngũ Hành Sơn vẫn đêm ngày chờ mong.
Hội An phố cổ, người đông,
Đẹp thay dãi đất Miền Trung anh hùng.
Ghé thăm phố biển Nha Trang,
Thăm Hòn Ngọc Việt, xốn xang tình đời.
Mời anh một phút nghĩ ngơi,
Biển xanh Cà Ná thảnh thơi anh ngồi.
Một chiều Mũi Né ta bơi,
Sương mù Đà Lạt, anh ơi em chờ.
Quảng Ninh có núi Bài thơ,
Tây Ninh có núi Bà Đen, ngát đời.
Ghé thăm Toà thánh Cao Đài,
Tiện đường về với Củ Chi anh hùng.
Xuôi dòng đến với núi Sam,
Hoà chung ngày hội cúng am Chúa Bà.
Thăm cầu Mỹ Thuận ta qua,
Vũng Tàu – Côn Đảo thiết tha mời chào.
Về thăm Đất mũi Cà Mau,
Bay ra Phú Quốc, đảo giàu tài nguyên.
Một chiều trên bến Hà Tiên,
Bóng em hoà với bóng chiều làm đôi.
Yêu nghề em chọn, em ơi,
Tình em hoà với đất trời quê hương.
Yêu em, lòng những vấn vương,
Xin làm ngọn đuốc soi đường em đi.
Biết mẹ lo cho mình khi chọn nghề vất vả, đi nhiều rồi da đen, tóc quắn làm sao mà lấy chồng. Thế nhưng cô gái yêu nghề của mình. Với nghề hướng dẫn viên du lịch, cô được đi khắp trong Nam, ngoài Bắc, được ngắm cảnh đẹp quê hương.
Bài thơ ngắn hay về nghề hướng dẫn viên du lịch: Không đề
Bố bạn gái bảo rằng thằng hướng dẫn
Suốt ngày đi có ổn không con?
Lo lắng tương lai đời con gái
Sướng khổ sau này sẽ ra sao…
Lúc tủi hờn nghĩ về cái nghiệp
Cũng lắm người thành kiến vậy sao?
Rồi đến chuyện những ngày đi khách
Sáng mùa hè mát mẻ thì hay
Nhưng mùa đông, những ngày lạnh giá
Tháng Chạp này lạnh đến thấu xương
Lúc thức giấc 4h30 sáng
Thấy nhiều người vẫn chăn ấm đệm êm.
Người ta bảo, cái thằng này sướng
Được đi nhiều, được biết đó đây
Uh, đúng thế…đi nhiều biết lắm
Nhưng có hay lúc khổ trong lòng
“Bán nước bọt” mua vui cho kẻ khác
Nghề làm dâu trăm họ khó muôn phần.
Dẫu biết thế, dẫu muôn ngàn gian khó
Vì yêu nghề ta cũng sẽ vượt qua
Sao hỏi bác có nhiều kinh nghiệm?
Chắc đổi bằng “trả giá” phải không?
Mỗi lần ngã, là mồi lần hiểu biết
Để lần sau tránh ngã mà đi.
Nhắn với em yêu lời muốn nói
Anh sẽ đi và vẫn sẽ đi
Ngày nào đó, chân cuồng mỏi mệt
Anh sẽ về hứa sống chung thân
Cái nghiệp này anh sẽ chẳng thay đâu…!
Nhiều người không hiểu về nghề hướng dẫn viên du lịch nên cho rằng họ sướng, được đi nhiều biết đó biết đây. Tuy nhiên, nghề này cũng nhiều nỗi khổ vì phải bán nước bọt mua vui cho thiên hạ.
Bài thơ ngắn hay về nghề hướng dẫn viên du lịch: Người yêu hướng dẫn viên
Yêu em, em hỏi: nghề chi?
Mỉm cười anh nói: nghề đi rất nhiều
Em lườm… chắc lắm người yêu
Gật đầu anh nói… nhưng đều không theo
Em rằng: chắc tại anh… kiêu
Chỉ tại xa cách sớm chiều em ơi!
Du lịch anh đến nhiều nơi
Tình yêu em chỉ một lời mà thôi.
Anh đi dẫn khách xa xôi
Thương em làm vợ một đời nhớ mong,
Em vừa làm vợ, làm chồng
Chỉ e em ngại má hồng phôi pha
Hành trình ngàn dặm còn xa
Sao lòng như ở quê nhà cùng em.
Cuộc đời đẹp mãi đức tin
Tình yêu em đẹp những miền anh qua
Chàng trai làm nghề hướng dẫn viên du lịch nên phải đi đó đi đây. Tuy nhiên, trái tim lúc nào cũng hướng về quê nhà. Chỉ thương người vợ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm cha trong những ngày chồng theo đuổi hành trình.
Anh là trai, là anh trai hướng dẫn
Khắp nẻo đường, anh vẫn bôn ba
Da anh ngăm, nét ngăm chiều xứ lạ
Sương gió dạn dày trên mái tóc… phương xa
Hành trang anh đi
Một ba lô và vô số những nụ cười
Mắt anh sáng ngời
Đầy lòng tin và nhiệt huyết
Nghề của anh, ừ thì ai cũng biết…
Lênh đênh mải miết
Không bến, không bờ
Không phải bơ vơ
Nhưng chẳng là cố định.
Nghề của anh chỉ bằng lời nói
Nói người nghe, người hiểu và nhìn
Nghe anh yêu, anh kể đất nước mình
Nơi anh qua biết bao tình anh gửi
Gửi câu thơ, chút nhạc cho đời
Anh gửi chút hương cho em gái xứ người
Chỉ dám nhìn mà lòng hoài e thẹn…
Anh gửi tình cho những gì rất rộng.
Rồi bỗng chốc xót lòng nơi góc trái tim.
….
Anh đi xa rày đây mai đó
Dăm ba ngày, bảy bữa, một tuần hơn
Người yêu anh cứ giận… cứ hờn
Thoắt đến… thoắt đi…. ngày thương đêm nhớ!
Anh đi về vương chút hồng, chút huệ
Nguời yêu anh bỗng hóa ghen tuông
Trai hướng dẫn phải vướng chút bụi đường
Chẳng thế mà lại mang tiếng đào hoa
Anh buồn vì lời nói chua ngoa:
“Mồm hướng dẫn, con nghe chi rồi khổ
Tin chỉ năm rồi trừ hết nghe con!”
….
Anh đi khắp chân trời, góc bể
Chị anh mong, mẹ anh cũng thế
Trông con mình yên ổn lúc đi xa
Anh vẫn biết mỗi lần rời tổ ấm
Anh bưng cơm, rót nước mời trà
Anh ân cần bên những người khách lạ
Là một lần anh lỗi mẹ, lỗi cha!
Bạn bè anh người thành danh, thành tiếng
Vợ con đủ đầy, sung túc sớm hôm
Chạnh lòng anh mà vẫn phải ôn tồn
Nghề đã chọn anh biết làm sao được …
Anh có nhà, đứa con và vợ
Niềm tin yêu ví như là tạm bợ
Bởi vì anh chẳng ở gần bên
Hiểu lòng anh, nên ra chiều thông cảm
Vợ chăm con, cho anh ở với người!
Đêm tối buồn, chăn gối một mình thôi
Sinh nhật con, ngày tour về chẳng dám vội
Sợ khách phiền lòng nhưng dạ thì nóng ran
Con ơi con, quà thì đã mang
Đợi ba về kịp tối
Hạnh phúc muộn nghe con…
Nghề ba vậy, ích kỉ hoài luôn thế
Mắt mẹ con buồn, ba biết con ơi!
Yêu cái nghề nên đời anh luôn thế
Nhưng lòng anh, tình vẫn dạt dào
Vô tâm nào chẳng phải anh đâu
Tại cái nghề và đời anh luôn thế!
Yêu cái nghề mà anh phải làm dâu
Được anh được và được nhiều hơn là mất
Nghề cho anh những gì rất thật
Đam mê, hạnh phúc và tất cả tiền tài
Thỏa chí làm trai, bốn bề vùng vẫy
Thỏa sức cười, thỏa sức nói
Thỏa cả lòng mong mỏi
Thỏa cả một đời trai!
Bài thơ chỉ rõ nỗi khổ của những người làm nghề hướng dẫn viên. Người còn độc thân thì đi làm cha mẹ ở nhà ngóng trông. Người lập gia đình thì vợ con ở nhà ngóng trông. Vì công việc họ đã phải có lỗi với gia đình mình.
Bài thơ ngắn hay về nghề hướng dẫn viên du lịch: Nghề hướng dẫn viên
Trăm thứ nghề tôi chọn nghề Hướng dẫn
Nghề thức khuya dậy sớm gian nan
Nhưng bạn ơi nghề hướng dẫn cao sang
Có nhiều lúc ta như là thầy giáo
Đứng trên xe giống như trên bục giảng
Thay phấn bằng lời, Thay giáo án bằng tâm
Nghề Hướng dẫn dẫu có lắm gian truân
Ta tặc lưỡi mình làm dâu trăm họ
Trả khách song ta trở về phòng trọ
Mỗi hành trình lại là một trường thi
Mà giám khảo là cả đoàn kỹ tính
Mặc gian khó chứng tỏ mình bản lĩnh
Đề thi nào cũng cố gắng vượt qua
Kết quả về là những đồng tiền boa
Tiền của mồ hôi, Tiền của nước mắt
Mỗi chuyến đi âm thầm ta cóp nhặt
Kiến thức thêm giàu và năng khiếu thêm cao
Phút chia xa thấy sao xuyến làm sao
Nghề hướng dẫn là nghề làm dâu trăm họ với rất nhiều những gian truân. Mỗi lần dẫn khách đi là mỗi lần đổ mồ hôi, nước mắt để thể hiện bản lĩnh của mình. Thế nhưng cũng sau mỗi chuyến đi người hướng dẫn lại có thêm cho mình nhiều kiến thức.
Bài thơ ngắn hay về nghề hướng dẫn viên du lịch: Thư gửi người yêu hướng dẫn
Em hỏi anh: nghề nào cao quý nhất?
Anh đáp rằng: đó là hướng dẫn viên
Hướng dẫn viên mang một trời nhiệt huyết
Bầu máu nóng luôn chảy ở trong tim
Một trái tim tự hào trai hướng dẫn
Vì anh là đại sứ của quê hương
Dẫu vẫn biết có kẻ ghét người thương
Bận tâm chi những lời không có thực
Đem kiến thức làm hành trang đón khách
Cầm cờ đoàn anh dẫn khách tham quan
Anh gắn kết mọi người tuy xa lạ
Họ đi về thì lạ hóa thân quen…
Em đừng chê hướng dẫn phải đi nhiều
Phải xa em vài tuần hay vài tháng
Cũng đừng nghĩ trai hướng dẫn đa tình
Mà hãy hiểu đó là duyên hướng dẫn
Mang trong mình sự đa tình rất khác
Một cuộc tình với lịch sử cha ông
Tình thứ hai là tình yêu dân tộc
Tình thứ ba là danh thắng quê hương
Tình yêu lớn với bạn bè quốc tế
Và không ai thay thế được tình em
Chỉ mình em là tình nhân duy nhất.
Ở nơi đâu anh cũng vẫn hướng về.
…
Đêm đã khuya anh đợi trời hừng sáng
Hết đêm này anh lại bước chân đi.
Em ở nhà chớ có khóc chia ly
Ngày đoàn viên ta cùng xây mộng đẹp.
Người hướng dẫn như một đại sứ của quê hương khi họ được giới thiệu về những cảnh đẹp của quê hương mình cho các du khách. Họ mang trong mình tình yêu quê hương, tình yêu dân tộc và đặc biệt là tình yêu chung thủy dành cho 1 người.
Nghề hướng dẫn ai cũng tưởng sướng
Được đi nhiều tiền rủng rỉnh đầy bao
Nào ai biết cái nghề tôi đang có
Vất vả nhiều cực nhọc lắm ai ơi
Sớm khuya làm việc không giờ giấc
Làm con dâu của khắp mọi nhà
Nhưng dù thế tôi vẫn bước về phía trước
Bởi đam mê, tôi mãi mãi không lùi
Nhiều người tưởng nghề hướng dẫn là sướng nhưng đúng là chỉ có người trong nghề mới hiểu công việc của họ vất vả đến nhường nào. Dù việc làm không có giờ giấc nhưng họ vẫn không nản vì đã đam mê với nghề.
Thu Thủy
Hướng Dẫn Đọc Hiểu Bài: Trao Duyên ( Nguyễn Du )
Hướng dẫn đọc hiểu bài: Trao Duyên ( Nguyễn Du )
Chí Khí Anh Hùng ( Truyện Kiều ) I – GỢI DẪN
1. Nguyễn Du (1765 – 1820) người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là một đại thi hào văn học Việt Nam. Cùng với Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, ông là một trong ba tác gia lớn của văn học trung đại được đưa vào chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông.
Sinh ra trong một gia đình đại quý tộc phong kiến nhưng sống vào thời kì rối ren nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam nên tài năng văn học nghệ thuật của Nguyễn Du có điều kiện phát triển. Trước tác đồ sộ của ông là kết quả của một nền học vấn gia đình uyên thâm và những kinh nghiệm sống phong phú. Tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Du và nổi tiếng của văn học Việt Nam là truyện Nôm Đoạn trường tân thanh, thường được gọi là Truyện Kiều.
Hướng dẫn đọc hiểu bài: Trao Duyên ( Nguyễn Du )
2. Truyện Kiều được Nguyễn Du viết dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện, một tác phẩm viết bằng văn xuôi của nhà văn Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân. Bằng thể thơ lục bát dân tộc và chữ Nôm với những thành ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân, bằng tấm lòng nhân đạo cao cả, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác văn học cho dân tộc và nhân loại.
3. Trao duyên là đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm, thời điểm bắt đầu cuộc đời lưu lạc đầy bất trắc của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756. Sau đêm Kiều và Kim trọng thề nguyền, Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú. Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Vương ông và Vương Quan bị quan nha bắt và tra khảo, của cải gia đình họ Vương vì thế bị vơ vét hết. Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Đêm trước khi theo Mã Giám Sinh, Kiều đau đớn Trao duyên cho Thuý Vân – em gái của mình. Đoạn trích bộc lộ nỗi đau, tình yêu và số phận bi kịch của Kiều. Qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du, nỗi đau và vẻ đẹp tâm hồn của nàng Kiều – người con gái tài sắc, tình nghĩa vẹn toàn – đã được thể hiện một cách tinh tế và toả sáng lấp lánh.
4. Cách đọc
Đoạn thơ có tính chất như là một đoạn ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Thuý Kiều. Cần đọc chậm, giọng tha thiết, thể hiện lời dặn dò, tâm sự của Thuý Kiều với Thuý Vân trong một tâm trạng đau đớn và dường như tuyệt vọng.
II – KIẾN THỨC CƠ BẢN
Cuộc đời của con người tài sắc Thuý Kiều từ khi gia đình có tai biến đã trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn được ghi dấu bằng một niềm đau. Trong Truyện Kiều, có thể nói “trao duyên” là niềm đau lớn nhất. Bởi với Thuý Kiều, trao duyên – dù cho chính em gái mình – cũng nghĩa là hết. Phải chọn tình hay hiếu, Thuý Kiều có băn khoăn nhưng không oán hờn bởi nàng biết và nàng hiểu “làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Nhưng khi phải từ bỏ lời thề vàng đá, Thuý Kiều đã day dứt và day dứt suốt đời.
Trong Truyện Kiều, đoạn có vai trò như một cái bản lề khép mở hai phần đời đối lập của Kiều : hạnh phúc và đau khổ. Sau khi quyết định bán mình để nguyện tròn chữ hiếu, Thuý Kiều đối diện với mình trong nước mắt :
Gia đình Kiều chắc không phải vô tình. Sau cơn biến loạn hẳn cả nhà mệt mỏi rã rời. Thuý Kiều cũng vậy. Trong lòng tâm tư trăm mối, tương lai lại tăm tối, mù mịt, hãi hùng, người phụ nữ dù có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể không cảm thấy tủi lòng. Giữa lúc Kiều đang tủi đau, chua xót, Thuý Vân xuất hiện và không hẳn vô tình như có người lầm tưởng. Hành động của nàng hết sức gần gũi :
Dưới đèn ghé lại ân cần hỏi han Sự quan tâm của Thuý Vân cũng thật là tinh tế : Cơ trời dâu bể đa đoan, Một nhà để chị riêng oan một mình.
Không những thương, Vân còn rất hiểu lòng Kiều. Có lẽ vì vậy mà sau đó, chuyện tình duyên khó trao, khó nhận nhưng Vân đã bằng lòng với nỗi niềm cảm thông mà chẳng nói thêm gì (có ý kiến cho rằng : Thuý Vân chỉ biết bằng lòng vì lời nói rất đỗi thuyết phục của Thuý Kiều).
Hướng dẫn đọc hiểu bài: Trao Duyên ( Nguyễn Du )
Chỉ chờ có vậy, Thuý Kiều đã mở đầu câu chuyện mà đáng lí ra chẳng ai nói đến bao giờ :
Nghe xong Thuý Vân chắc sẽ rất bất ngờ. Lời chị khẩn khoản, thiết tha chắc không thể chỉ là chuyện bình thường. Trong nhóm các từ biểu đạt sự nhờ vả, Nguyễn Du đã chọn được hai từ đắt nhất và cũng hợp với hoàn cảnh nhất : cậy và chịu. Cậy không chỉ là nhờ. Cậy còn là trông đợi và tin tưởng. Cũng vậy, chịu không chỉ là nhận lời, chịu còn là nài ép. Chuyện chưa nói ra nhưng Kiều biết người nhận không dễ dàng chịu nhận nên nàng đã chủ động đưa Vân vào thế khó xử, tiến thoái lưỡng nan. Lời xưng hô nghiêm cẩn và trang trọng của Thuý Kiều lại càng có tác dụng gây áp lực đối với Thuý Vân.
“Chọn” và “đặt vấn đề” một cách nhanh chóng và kĩ càng, Thuý Kiều dường như ngay lập tức tiếp lời như nếu để lâu sẽ không thể nào nói được :
Vậy là cái điều tưởng như khó nhất, Thuý Kiều đã nói. Thuý Vân hết sức ngỡ ngàng nhưng cũng nhanh chóng hiểu nỗi niềm của chị. Đoạn thơ ngắn gọn, hướng vào những chuyện riêng tư. Tình yêu dở dang, tan vỡ được thông tin ngắn gọn trong một thành ngữ nặng nề, chắc nịch ( đứt gánh tương tư). Câu thơ thứ 4 lại hay ở hai chữ tơ thừa. Với Thuý Kiều, tình yêu chưa thể coi là đã đủ mặn mà nhưng với em (Thuý Vân) nó chỉ là sự nối tiếp. Lời Kiều sâu sắc và cũng thật xót xa.
Những câu thơ tiếp điểm qua những biến cố đời Kiều. Những biến cố ấy, Thuý Vân đều chứng kiến, thấu hiểu và cảm thông “khi gặp gỡ chàng Kim” và cả “khi sóng gió bất kì”.
Tám câu thơ đầu, ngoài lời trao duyên, Thuý Kiều chủ yếu nói về những bất hạnh của mình. Nhưng để trao duyên, Thuý Kiều còn phải chọn những lời lẽ thuyết phục :
Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Đoạn thơ sử dụng nhiều thành ngữ, lời lẽ ý vị, kín đáo, vẹn tình. Người “nhận” có ba lí do để không thể khước từ. Trước hết, không cách nhau nhiều về tuổi tác nhưng phải nhắc đến hai chữ ngày xuân với Kiều sao giờ quá nặng nề. Rõ ràng xét về ngày xuân (hiểu là sự trong trắng tinh khôi) thì giờ đây Thuý Kiều đâu thể xứng đáng với Kim Trọng bằng Thuý Vân. Kiều dù sao cũng mang danh là đã có chồng. Lí do thứ hai lại càng thuyết phục hơn. Kiều đang nhờ Vân một điều mà chẳng ai nhờ vả bao giờ. Đã khó nhờ, khó nhận thì vả chăng chỉ có là tình chị em máu mủ mới dễ đồng cảm, để rồi “chấp nhận” cho nhau. Lí do thứ ba nghe sao như một lời khẩn cầu đầy chua xót :
Không hẳn là lí do nhưng lại hoàn toàn hợp lí. Câu thơ khẩn cầu như một lời trăng trối. Và có ai lại đang tâm từ chối ước nguyện của người thân sắp phải thuộc về hoàn cảnh bấp bênh, khôn lường bất trắc ? Người ta nói Nguyễn Du là người sâu sắc nước đời là ở những chỗ như vậy.
Hướng dẫn đọc hiểu bài: Trao Duyên ( Nguyễn Du )
Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Duyên đã được trao, người “nhận” cũng không có lí do gì để từ chối. Thuý Kiều trao kỉ vật cho em :
Thuý Kiều mất bao công sức để thuyết phục Thuý Vân nhưng chính lúc Thuý Vân chấp nhận thì cũng là lúc Thuý Kiều bắt đầu chới với để cố níu mình lại với tình yêu. Duyên đã khó trao, tình làm sao trao được ? Tìm về với những kỉ vật thiêng liêng (chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền) cũng là để được về với tình yêu của nàng. Những kỉ vật đẹp đẽ đó gắn liền với những ngày đẹp nhất đời Kiều. Nó thiêng liêng khi nó chỉ là của riêng nàng và Kim Trọng. Tình yêu không có người thứ ba, khi có người thứ ba, sự thiêng liêng bắt đầu đổ vỡ. Câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” thể hiện tâm trạng của Kiều xiết bao đau đớn. Tình yêu và niềm tin đối với Thuý Kiều giờ đây đã hoàn toàn trượt mất.
Cố níu kéo tình yêu bằng kỉ vật (dù chỉ trong tâm tưởng), Thuý Kiều đành ngậm ngùi đau xót nghĩ về tương lai :
Thuý Kiều như chìm trong tê dại, mê man trong cảm giác xót xa. Nhưng ngay trong lúc tưởng chừng như đã hoàn toàn cách biệt âm dương thì lời thề vàng đá của Kiều vẫn không hề thay đổi :
Tìm về tình yêu bằng cảm giác từ cõi tâm linh, Thuý Kiều vẫn không quên nghĩ về sự tủi hổ, bất hạnh của mình :
Đoạn thơ cuối là cảm giác trở về của Thuý Kiều từ cõi hư không. Thời gian không còn là thời gian tâm trạng, nó là thời gian khách thể. Trở về với hiện thực, Thuý Kiều xót xa chấp nhận sự phũ phàng của định mệnh, chấp nhận “trâm gãy bình tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”. Đoạn thơ dùng nhiều thành ngữ để nói tới cái “nhất thành bất biến” không thể thay đổi, chuyển dời. Ý thức về hiện tại, Kiều chỉ còn biết thương mình, oán hờn số phận. Ngay trong lúc tưởng chừng Kiều sẽ buông xuôi, thì suy nghĩ của nhân vật lại rẽ sang hướng khác :
Câu thơ thực chất là tiếng kêu thảng thốt, là tiếng nấc nghẹn ngào của người con gái đã hoàn toàn tuyệt vọng.
Thuý Kiều sau đó xa cách Kim Trọng mười lăm năm nhưng trong mười lăm năm ấy không lúc nào nàng nguôi nhớ đến mối tình đầu. Song có lẽ không cần phải đợi đến mười lăm năm. Ngay trong ngày phải đau đớn “trao duyên”, người đọc có thể thấy tình yêu trong lòng người con gái ấy không gì có thể chia cắt nổi.
Ở Trao duyên, cần phải ghi nhận một thành công của Nguyễn Du, đó là bút lực sắc sảo tuyệt vời trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Về Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch, Có Nên Học Không trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!