Xu Hướng 3/2023 # Giới Thiệu Về Bài Thơ Cảm Xúc Mùa Thu Của Tác Giả Đỗ Phủ # Top 6 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giới Thiệu Về Bài Thơ Cảm Xúc Mùa Thu Của Tác Giả Đỗ Phủ # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Về Bài Thơ Cảm Xúc Mùa Thu Của Tác Giả Đỗ Phủ được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thiệu về bài thơ Cảm xúc mùa thu của tác giả Đỗ Phủ

Thu hứng là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện tài năng của nhà thơ Đỗ Phủ- “Thi thánh” trong nền văn học Trung Hoa. Bài thơ nằm trong chùm thơ bao gồm tám bài thơ thu được tác giả sáng tác vào năm 766, lúc bấy giờ ông đang lưu lạc ở Quý Châu. Tuy nạn An Lộc Sơn đã dẹp xong nhưng đất nước Trung Hoa thời đó vẫn phải gánh chịu sự kiệt quệ do hậu quả mà chiến tranh để lại và nhà thơ vẫn phải sống trong cảnh tha hương cầu thực. Đây là vùng núi non hiểm trở và cách xa quê hương của nhà thơ mấy ngàn dặm, khiến cho nhà thơ luôn khắc khoải nỗi nhớ đối với quê hương.

2. Đặc sắc về nội dung

“Thu hứng” là sự thông nhất giữa “thu cảnh” và “thu tình”: bốn câu thơ đầu miêu tả bức tranh mùa thu với sự hiu hắt thông qua bút pháp chấm phá và những hình ảnh mang đậm tính ước lệ. Trên phông nền của cảnh thu với rừng thu, khí thu, bốn câu thơ sau nhấn mạnh tâm trạng buồn lo của nhà thơ. Đó là nỗi lòng khắc khoải của kẻ xa quê luôn hướng về nơi chôn rau cắt rốn, đồng thời thể hiện ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương lưu lạc của chính tác giả.

Thông qua tác phẩm này, chúng ta thấy được sự vận động theo mạch từ cảnh đến tình trong thơ ca trung đại và đặc trưng tư duy trong cấu tứ của thơ Đường: “Thơ Đường là thơ của các mối quan hệ”. Bài thơ còn thể hiện tài năng kiệt xuất của tác giả Đỗ Phủ- bậc “Thi thánh trong nền văn học Trung Hoa cũng như tâm trạng đượm buồn, da diết, sầu thương khắc khoải đối với quê hương và niềm cảm thương đối với cuộc sống của nhân dân trong thời cuộc rối ren và loạn lạc.

Theo chúng tôi

Giới Thiệu Tác Giả Sóng Hồng

Tiểu sử tác giả Sóng Hồng

Nhà thơ, nhà chính trị tên thật là Đặng Xuân Khu, tức Trường Chinh, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quê gốc : xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Hoạt động cách mạng từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, ông đã từng bị chính quyền thực dân bắt đi đày ở nhiều nhà tù : Hỏa Lò, Sơn La… Sau này, ông trở thành một trong những người đứng. đầu Nhà nước, giữ nhiều trọng trách của Đảng và Chính phủ. Là nhà hoạt động chính trị, đồng thời cũng là nhà thơ, nhà lý luận văn nghệ mácxít, ông đã có nhiều cống hiến lớn lao cho Đảng, cho cách mạng và nhân dân. Trên mặt trận văn hóa – văn nghệ từ những năm 40, ông đã là Chủ bút báo Giải phóng (cơ quan của xứ ủy Bắc Kỳ), là người chỉ đạo thành lập Hội văn hóa cứu quốc (1943), tác giả của bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), có nhiều bài phát biểu quan trọng về đường lối văn nghệ của Đảng ở các Đại hội văn nghệ toàn quốc 1948, 1957, 1962. Ông mất năm 1988 tại Hà Nội.

Tác phẩm tác giả Sóng Hồng

Các tác phẩm chính : Thơ Sóng Hồng (2 tập).

Là nhà hoạt động chính trị, lại giữ nhiều trọng trách, Sóng Hồng ít có thời gian tập trung cho thơ. Trước Cách mạng tháng Tám, vì bị giam cầm trong nhà tù, buồn mà làm thơ. Sau Cách mạng, ông làm thơ phần nhiều là do ngẫu hứng. Có điều dù trước hay sau, thơ Sóng Hồng cũng đậm đà cảm hứng chính trị. Những bài thơ làm trong tù của Sóng Hồng tập trung thể hiện tinh thần lạc quan và: phong thái ung dung, đĩnh đạc của người cộng sản, thể hiện một bản lĩnh vững vàng, một niềm tin vững chắc vào ngày mai chiến thắng. Thơ ông có bài như là những tuyên ngôn nghệ thuật của Đảng (Là thi sĩ). Nói đến bài thơ này người ta liền nghĩ đến hai câu thơ “tuyên ngôn” nổi tiếng của Sóng Hồng : “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ, Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”. Đó cũng là quan “điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Nhật ký trong tù). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Sóng Hồng ít có thời gian dành cho sáng tác. Tuy vậy ông cũng để lại một số bài thơ gây được ấn tượng trong lòng người đọc như Øi họp, Đọc thơ Úc Trai… Đi họp là một bài thơ sáng tác theo kiểu ngẫu hứng, cưỡi ngựa trên đường “đi họp” trong kháng chiến chống Pháp. Lời thơ, tứ thơ, nhịp điệu .. cũng như hình ảnh thơ rất giản dị, tự nhiên và như nhịp theo nước đi nhanh chậm của vó ngựa. Đọc thơ Ức Trai là bài thơ ghi lại những suy nghĩ của Sóng Hồng về con người và sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. ” Bài thơ gây xúc động bởi tình cảm chân thành và những suy nghĩ sâu lắng, sự sẻ chia và đồng cảm giữa những tâm hồn lớn và nhân cách lớn.

Ngoài những sáng tác thơ, Sóng Hồng còn là nhà lý luận văn nghệ. Nhiều bài viết của ông có ý nghĩa quan trọng đối với phương hướng xây dựng nền văn nghệ cách mạng. Cùng bạn đọc là bài tựa ông viết cho tập Thơ Sóng Hồng. Ở bài này, ông phát biểu ý kiến của ông về lý luận thơ.

Giới Thiệu Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước Của Tác Giả Hồ Xuân Hương

a. Bánh trôi nước thể hiện sự cảm thông sâu sắc với thân phận người phụ nữ

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn của nền văn học dân tộc với những bài thơ Nôm có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật. ” Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy.

Bài thơ là sự cảm thông sâu sắc của nữ thi sĩ đối với số phận đầy bất hạnh, long đong, lận đận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. Phải chăng đó cũng chính là lời tâm sự về cuộc đời của chính Hồ Xuân Hương. Trải qua bao biến cố, hai lần lấy chồng, hai lần đều làm lẽ và không có hạnh phúc trọn vẹn, Hồ Xuân Hương đã thấm thía nỗi đau về cuộc đời đầy những bất công đối với những người phụ nữ. Viết về họ hay cũng là viết về chính mình, một sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ.

b. Lên án chế độ phong kiến bất công

Tác giả cũng tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công khiến số phận những người phụ nữ trở nên long đong, lận đận. Không chỉ là sự đồng cảm, Hồ Xuân Hương còn thể hiện thái độ trân trọng, sự khẳng định về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người phụ nữ. Dù gặp bao bất hạnh, cuộc đời nổi trôi nhưng những người phụ nữ vẫn luôn giữ vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tấm lòng son sắt, thủy chung, đầy nghĩa tình.

3. Đặc sắc về nghệ thuật

” Bánh trôi nước” không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng cô đọng, súc tích. Mở đầu bài thơ với mô típ quen thuộc trong ca dao “Thân em…” cùng với hình ảnh so sánh đặc biệt với bánh trôi nước để nói lên những người phụ nữ không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp cả trong tâm hồn. Tác giả cũng sử dụng thành ngữ ” Bảy nổi ba chìm” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ đã cho thấy số phận long đong, lận đận đầy nổi trôi, cũng như sự phụ thuộc của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ chẳng thể được làm chủ cuộc đời của chính mình.

” Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương đã tố cáo xã hội phong kiến bất công, thể hiện tấm lòng thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa cũng như trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao đẹp của họ.

Giới Thiệu Về Bài Thơ Thần Nam Quốc Sơn Hà Của Tác Giả Lí Thường Kiệt

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một nghìn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ.

Từ lâu “Nam quốc sơn hà” được xem là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của nước ta từ trước đến nay. Tác phẩm là bài thơ thuộc loại hay nhất và cổ nhất của dòng văn học khi viết về văn học dân tộc chính thức chào đời. Bài thơ chỉ có bốn câu với hai mươi tám chữ nhưng đã tuyên bố một cách hùng hồn và đanh thép về ranh giới lãnh thổ và chủ quyền của nước Đại Việt.

2. Nội dung của bài thơ

– Khẳng định sự tồn tại khách quan của nước Đại Việt

Bài thơ khẳng định sự tồn tại khách quan của nước Đại Việt với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và có lãnh thổ riêng biệt, cảnh cáo những kẻ không thừa nhận và tôn trọng sự tồn tại thiêng liêng ấy.

– Tuyên bố quyết tâm giữ vững chủ quyền

Ngoài ra bài thơ đã chống lại tư tưởng kì thị Hoa Di, vừa ngu xuẩn vừ phản động của phong kiến phương Bắc, phủ nhận vai trò độc tôn của hoàng đế Trung Hoa. Nước Nam có Hoàng đế nước Nam, Hoàng đế của nước Nam không “tiếm vị” và không “nghịch đạo trời” nên nếu kẻ nào dám xâm phạm tới ắt sẽ bị bại vong. Bài thơ không chỉ tuyên bố chủ quyền đất nước mà còn tuyên bố quyết tâm giữ vững chủ quyền đó của dân tộc Đại Việt. Được kết tinh từ lòng yêu nước và căm thù giặc đã chất chứa hàng ngàn năm, bài thơ có âm vang đặc biệt, dội vào tâm hồn nhiều thế hệ, khí thế đè bẹp kẻ thù. “Nam quốc sơn hà” hiện còn khoảng 30 văn bản, chỉ có vài văn bản hoàn toàn giống nhau, còn lại đều khác về từ hoặc câu cú.

Có thể coi là một bài thơ chính luận, thơ hịch với ngôn từ đĩnh đạc, nghiêm trang, kết cấu chặt chẽ, hợp lí. Bài thơ là một bản Tuyên ngôn với lập luận giản dị mà hàm súc, đanh thép, rõ ràng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Về Bài Thơ Cảm Xúc Mùa Thu Của Tác Giả Đỗ Phủ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!