Bạn đang xem bài viết Giáo Án Ngữ Văn 11 Cb Tiết 95: Đọc Văn Bài Thơ Tình Số 28 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
BÀI THƠ TÌNH SỐ 28
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng
Giúp học sinh:
– Giúp học sinh nhận thức được đặc điểm thơ Tagor, giá trị của bài thơ số 28 ( Quan niệm về tình yêu,Tagor phát hiện được những nghịch lý trong tình yêu khuyến thiện con người đến với tình yêu)
– Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ
2. Giáo dục TTTC: tôn trọng tình yêu, luôn khao khát 1 sự hoà hợp tinh thần chân chính.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Ngày soạn: 11/03/2008 Ngày dạy:14/03/2008 Tiết 95, Đọc văn 11D2 Bài thơ tình số 28 - Tagor - A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng Giúp học sinh: - Giúp học sinh nhận thức được đặc điểm thơ Tagor, giá trị của bài thơ số 28 ( Quan niệm về tình yêu,Tagor phát hiện được những nghịch lý trong tình yêu khuyến thiện con người đến với tình yêu) - Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ 2. Giáo dục TTTC: tôn trọng tình yêu, luôn khao khát 1 sự hoà hợp tinh thần chân chính. II. Phương pháp thực hiện III. Phương tiện dạy học - Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK + Thiết kế bài dạy + Chuẩn bị chân dung Tago. - Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV. B. Tiến trình bài dạy * ổn định tổ chức (1') D2: I. Kiểm tra bài cũ: (3') 1. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em? Phân tich câu thơ thích nhất? 2. Đáp án: - Đọc thuộc và diễn cảm (4đ) - Tuỳ HS (6 đ) B. bài mới ) * Lời vào bài (1') Ca ngợi tình yêu thương con người 1 cách chân thành, rộng mở với lòng từ bi và đức tin truyền thống tôn giáo. Đòi hỏi giải phóng cá tính, đề cao tinh thần tự giác, đấu tranh tự do đòi hỏi công bằng bác ái, tin ở sức mạnh con người theo tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo phương tây. Đó là nhf thơ Tagor Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ? Em hãy nêu những hiểu biết cơ bản về cuộc đời Tagor? ? Em hãy cho biết vài nét về tính cách của Tagor? ? Tư tưởng nổi bật của Tagor là gì? ? Nên đọc hiểu bài thơ theo1 bố cục như thế nào? ? Hình ảnh nào mở đầu bài thơ gây ấn tượng cho em? ? Hình ảnh đôi mắt ấy có vẻ gì đặc biệt? ?Tagor đã sử dụng hình thức nghệ thuật đặc biệt để miêu tả khát khao dò hỏi không cùng của đôi mắt người yêu ? (cũng thêm câu hỏi vì sao) ? Vì sao nhà thơ lại mở đầu bài thơ tình bằng hình ảnh đôi mắt ? Để đáp ứng khát vọng của đôi mắt người yêu nhân vật trữ tình đã hành động như thế nào? . ? Hành động đó nói lên chàng trai là 1 người như thế nào? . ? Tuy nhiên hành động đí của chàng trai có đáp ứng được khát vọng hoà hợp không? vì sao? ?Phần thứ 2 những câu thơ được tổ chưc theo một cấu trúc như thế nào? ? Để đạt được khát vọng hoà hợp, tin tưởng chàng trai ước nguyện điều gì ? Lời ước nguyện đó được viết dưới dạng cấu trúc ntn? ý nghĩa? ?Chàng trai đã ví đời mình với hình ảnh nào? Nhận xét vè ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đó? ? Theo em lời ước nguyện này của chàng trai đã chứng tỏ anh là 1 người có tấm lòng như thế nào? ? Tuy nhiên ước nguyện dâng hiến cuộc đời đạt được khát vọng hoà hợp của chàng trai có thực hiện không? vì sao? Lý do ấy được biểu đạt trong từ nào? ?Theo Tagor tình yêu, cuộc đời con người còn là tinh thần... điều này được thể hiện trong cấu trúc lời thơ như thế nào? ? Tagor đã so sánh hình ảnh trái tim con người với hình ảnh nào? hiệu quả nt? ?Để tiếp tục diễn tả khát vọng dâng hiến khám phá tâm hồn của chàng trai tác giả lại trở về cấu trúc thơ gì ? ý nghĩa? ? Theo chàng trai thì nụ cười và giọt nước mắt ấy sẽ giúp nhân vật em như thế nào? ? Vậy qua đây Tagor quan niệm rõ hơn về tình yêu ? Song nhà thơ lại chỉ cho ta thấy giới hạn của tình yêu như thế nào? Qua từ nào? ? ở câu17- 19, bằng cấu trúc phản đề nhà thơ khẳng định điều gì? ? Trái tim tình yêu khác gì so với 1 trái tim bình thường? ? Đưa ra sự thật về trái tim tình yêu với muôn vàn trạng thái đối lập ấy Tagor muốn nói điều gì? ? Hai câu thơ cuối nhân vật trữ tình khẳng định điều gì? ? Em nhận xét gì về giá trị nt và nội dung của bài thơ? I. Tìm hiểu chung (10') 1. Tác giả * Cuộc đời của một thiên tài - Sinh ngày 7/5/1861 tại Cancutta, bang Bengan giàu đẹp. - Xuất thân trong một gia đình quý tộc Bàlamôn, về sau vì chống lại đẳng cấp nên bị khai trừ ra khỏi đẳng cấp. Ông là con thứ 14 trong 1 gia đình 15 anh chi em. - Tuổi 40 gặp nhiều cảnh đau buồn trong gia đình, trong vòng 4 năm chứng kiến người thân lần lượt qua đời - Mất ngày 7/8/1941 * Tính cách; - Tính tình hiền hậu, hay xúc động, thích trầm tư mặc tưởng. Càng hay buồn hơn khi lâm vào bi kịch gia đình. * Tư tưởng. * Tư tưởng yêu nước, yêu hoà bình * Tư tưởng nhân đạo: Ca ngợi tình yêu thương con người 1 cách chân thành, rộng mở với lòng từ bi và đức tin truyền thống tôn giáo. Đòi hỏi giải phóng cá tính, đề cao tinh thần tự giác, đấu tranh tự do đòi hỏi công bằng bác ái, tin ở sức mạnh con người theo tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo phương tây. Ông là người đề cao tôn giáo con người. Nên ông đã bỏ nhiều công sức và của cải vào công cuộc xã hội, nâng cao dân trí, giành tài sản gia đình xây dựng trường học cho con em nông dân...ngoại ra còn thành lập chương trình học dân chủ. 2 . Xuất xứ + Được rút rằt tập người làm vườn + Là một bài thơ tình trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Thơ tình Tagor chiếm một vị trí quan trọng. - Thể hiện 1 quan niệm tình yêu đúng đắn, tiến bộ, có thể rút ra nhiều bài học quý báu. - Thơ tình thế giới tươi trẻ, đằm thắm. 3. Đọc - giải nghĩa từ khó Đọc diễn cảm và thể hiện được từng cung bậc trong tình cảm của nhân vật trữ tình. II. Đọc - hiểu 1. Phần 1 (từ câu1- 6 ) (10') - Mở đầu bài thơ tình là hình ảnh đôi mắt người yêu. Tác giả đã nhắc tới hình ảnh này 2 lần; Đôi mắt của em... Đôi mắt muốn... + Đôi mắt người yêu mang một vẻ băn khoăn, u buồn và ngờ vực cũng đầy những khát khao, ước muốn được nhìn sâu vào tâm tưởng của anh. - Nhà thơ dường như đã huy động tất cả vốn tính từ để biểu đạt cái trạng thái đặc biệt ấy... (Thêm câu hỏi vì sao) + Bởi đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn. Mở được cánh cửa này ta sẽ bước vào 1 thế giới tình yêu muôn vẻ. Và đây cũng chính là cánh cửa của cả bài thơ. Đôi mắt của con người luôn thể hiện được những biểu hiện tâm trạng, con người vui hay buồn qua đôi mắt ta có thể cảm nhận được thơ Tagor cũng đã viết rất nhiều về hình ảnh này. " Trái tim anh quen sống cảnh hoang vu / đã tìm được mắt em là khung trời của nó. Mắt em là cái nôi buổi sáng, là vương quốc của trời sao. "Hãy để anh tung cánh trong bầu trời bao la và quạnh hưu đó"(31, Người làm vườn) Hay Xuân Diệu cũng có câu thơ : "Đôi mắt của người yêu ôi vực thẳm Ôi trời xa vầng trán của người yêu" - Để đáp ứng khát vọng tìm hiểu của đôi mắt người yêu chàng trai đã phơi bầy " trần trụi ", không giấu diếm điều gì về cuộc đời của mình. + Hành động ấy chứng tỏ chàng trai là 1 người trung thực, cởi mở và cũng có 1 khát khao đựơc hoà hợp trong tâm hồn với người yêu thực tha thiết. + Tuy nhiện hành động phơi bầy tất cả cuộc đời của chàng trai lại không đáp ứng được khát vọng hoà hợp. Trái lại nó chỉ đẹp đến một kết quả thật nghịch lý : em càng không biết gì về anh, càng không hiểu được. + Bởi vì đó mới chỉ là sự phơi bầy trần trụi cái vẻ bề ngoài của trái tim. Và đó chỉ là 1 khía cạnh của cuộc đời, của tình yêu. Mặt khác trong tình yêu những người tình thường khao khát khám phá những điều tốt đẹp, nó không chấp nhận những cái tầm thường vì thế mà anh phơi bày " trần trụi" ... không dấu diếm điều gì thì chỉ càng làm cho người tình không hiếu mà thôi. 2. Phần 2 (từ câu 7 - câu 19) (12') ở phần này được tổ chức theo 1 cấu trúc tầng bậc rõ rệt. * Câu 7 - 8 . Cung bậc thứ nhất. - Thể hiện ước nguyện dâng hiến cuộc đời mình... + Lời ước nguyện đó được viết dưới dạng cấu trúc giả định: ( nếu...if) + Chàng trai đã ước nguyện, giả định đời mình là viên ngọc, là đoá hoa. Đó là những hình ảnh cụ thể những vật quý báu và đẹp đẽ. Rõ ràng so sánh tình yêu, cuộc đời những phạm trừu tượng văn chương với những hình ảnh cụ thể hh Tagor cho ta thấy chàng trai đang tìm cách giãi bày thổ lộ tình yêu, tâm hồn mình với người yêu. mặt khác khẳng định cuộc đời quý giá vô cùng. + Ước nguyện cao cả ( đập ra làm trăm mảnh... quàng vào cổ em; hái nó ra và cài lên tóc em ) đó không đơn giản là khẳng định cuộc đời quý giá của mình mà nó chứng tỏ ở chàng trai có 1 khát vọng mãnh liệt dâng hiến cuộc đời, làm đẹp cho người yêu cũng là để làm đẹp cho tình yêu một tinh thần hy sinh cho tình yêu, dâng hiến cho tình yêu. Cô gái lên ngôi thành nữ hoàng của lòng anh. - Ước nguyện không thực hiện được, người yêu vẫn không thể hiểu được tình yêu của anh, tâm hồn anh, cuộc đời anh. Bởi vì cuộc đời anh đau đơn giản chỉ là vàng ngọc, đâu chỉ là đoá hoa. Tagor đã nhấn mạnh lí do ấy trong những từ " chỉ là" (only) và hé mở cho ta biết 1 chân lý của tình yêu và cuộc đời. Tình yêu và cuộc đời con người không đơn giản chỉ có vật chất, không chỉ là cái đẹp... tình yêu... cuộc đời con người còn là tinh thần và có cả những điều tầm thường nữa. ( Giả định mãi chỉ là giả định) Và để nói về điều này bài thơ lại thêm 1 tầng bậc nữa. * Câu 9 + 10: Cung bậc thứ 2 + Trái tim đó là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca nó là biểu tượng của thế giới tinh thần. + Tagor cho ta biết trái tim của con người đó là 1 thế giới bí ẩn, không rễ gì đo được độ nông sâu, rộng hẹp của nó( chiều sâu và bến bờ). Nó có chiều sâu thăm thẳm như biển cả, bến bờ vô biên như vũ trụ. - Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp so sánh hình ảnh trái tim với 1 "Vương quốc' - vương quốc nhỏ bé mà đầy bí ẩn mà nữ hoàng trị vì nó cũng không thể biết trọn vẹn tường tận về nó. - Một lần nữa sự giãi bày của chàng trai về tình yêu của mình lại lâm vào bế tắc, chàng trai chưa thể đạt được cái nguyện ước hoà hợp, người yêu vẫn chưa thể hiểu anh. Nhưng anh vẫn không ngừng ước nguyện và khám phá. Điều đó được thể hiện ở 1 tầng bậc thứ 3. - Tiếp tục trở về cấu trúc thơ giả định để diễn tả khát vọng dâng hiến của chàng trai. Nếu... chỉ là....thì...để khẳng định khát khao hiến dâng tất cả cho tình yêu. Khat khao chia xẻ, hoà cảm tình yêu. +Trái tim ấy là "1 phút giây lạc thú" vừa là "khổ đau" nghĩa là vừa có cả hạnh phúc vừa có cả nỗi buồn. Lạc thú và khổ đau ấy được biểu hiện rất cụ thể ở " nụ cười" ở giọt nước mắt. + Nụ cười và giọt nước mắt ấy sẽ thay anh nói rõ hơn về đời mình giúp em hiểu và thấu suốt đời anh, hiểu tình yêu của anh..., giúp 2 người người hoà cảm. - Tagor đã giải thích rõ hơn về tình yêu... tình yêu cần sự cảm thông chia sẻ rong tâm hồn từ niềm vui tới nỗi buồn, từ hạnh phúc tới khổ đau + tuy nhiên quằt "Cấu trúc nếu chỉ là " Nhà thơ lại chỉ cho ta thấy tình yêu không chỉ có giới hạn ở đó, không chỉ là những biểu hiện đơn lẻ cụ thể là vui, buồn. Tiếp tục đưa ra phản đề ở câu 17 -19 Bằng cấu trúc phản đề ( nhưng) nhà thơ lại đưa ra 1 lời khẳng định chân lý ở mức độ cao hơn nữa. Trái tim anh là tình yêu... + Trái tim tình yêu còn phức tạp và bí ẩn hơn nhiều " Nỗi vui sướng của nó là vô biên, đòi hỏi giầu sang của nó là trường cửu' 3. Phần 3 ( câu 20 -21) (5') III. Tổng kết (3') 1. Nghệ thuật; + Bài thơ giàu chất triết lý được phô diễn bằng lời lẽ, lập luận hình ảnh sinh động và khúc chiết. Tác giả đặt vấn đề rồi lại phản đề để khẳng định chân lý rất đúng với tư duy người ấn + Cấu trúc chặt chẽ theo 1 tư duy lôgíc và triết học. + Hình ảnh bay bổng, giàu có nhờ so sánh ví von. 2. Nội dung +Thể hiện chân lý về tình yêu: Tình yêu đòi hỏi sự đồng cảm hoà hợp trọn vẹn nhưng sự trọn ven ấy là vô hạn con người bao giờ có thể thấu hiểu hết. Song để có được hạnh phúc trong tình yêu mỗi con người phải không ngừng khao khát khám phá sự trọn vẹn ấy. + Đó là 1 quan niệm rất đúng đắn đầy chắt nhân văn. * Củng cố: (1') Cũng nói về tính bí ẩn tận cùng của tình yêu, con người khao khát khám lý giải nhưng bất lực, Chế Lan Viên cũng có một bài thơ để khẳng định quy luật đó. Đó là bài thơ " Như vậy em ơi hoa cũng chỉ là" C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2') 1. Bài cũ: - Nắm những chi tiết chính theo diễn biến thời gian của truyện. Học thuộc những câu văn quan trọng, làm dẫn chứng. - Phân tích được bức tranh phố huyện qua diễn biến tâm trạng Liên để thấy được tính cách hiện thực và lãng mạn của truyện ngắn Thạch Lam. 2. Bài mới: Chuẩn bị bài Luyện tóm tắt tiểu sửGiáo Án Ngữ Văn 11 Cb Tiết 5: Đọc Văn Tự Tình
Tiết 5, Đọc văn Lớp 11D2 Tự tình – Hồ Xuân Hương - A. Phần chuẩn bị I. Mục Tiêu bài học 1. Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le, ngang trái của duyên phận Hồ Xuân Hương; từ đó thấy được cả bi kịch và bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. – Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, độc đáo, táo bạo mà tinh tế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. 2, Kĩ năng: Biết cách phân tích các sắc thái từ ngữ, có biện pháp nghệ thuật tu từ để diễn tả cảm xxúc tâm trạng. 3. GDTTTC: Trân trọng tình cảm của người phụ nữ. II. Cách thức tiến hành III. Phương tiện dạy và học – Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TKTK; Thiết kế bài dạy. + Chuẩn bị chân dung Hồ Xuân Hương và tập thơ Lưu hương kí – Học sinh: đọc văn bản và chuẩn bị bài theo hướng dẫn. B. Tiến trình bài dạy * ổn định tổ chức (1’) D2: I. Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi: Qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh có giá trị hiện thực sâu sắc? Đáp án: – Một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu, rộng, già dặn kinh nghiệm. (2đ) – Một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm. (2 đ) – Một nhà thơ, nhà văn giàu cảm xúc và có thái độ rõ ràng. (3 đ) – Ông khinh thường lợi danh, phú quý, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm quê mùa. (3 đ) Đoạn trích Vào Trịnh phủ trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác vừa mang đậm giá trị hiện thực, vừa thể hiện tính trữ tình của một thầy thuốc giàu tài năng, mang bản lĩnh vô vi, thích, sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên, ghẻ lạnh với danh vọng, suốt đời chăm lo giữ gìn y đức của mình. II. bài mới: * Lời vào bài (1’) Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. Nhà thơ phụ nữ viết về giới mình vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian. Tiếng nói chủ yếu trong thơ nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, khát vọng hưởng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK) (?) Em hãy giới thiệu vài nét về Hồ Xuân Hương? (?) HS đọc SGK và chú thích? (Gọi 2- 3 HS đọc, GV nhận xét cách đọc và đọc mẫu). (?) Bài thơ viết theo thể loại gì? (?) Theo cấu tạo như thế nào trong ba cách: (HS đọc 2 câu đầu) (?) Hai câu thơ đầu tả cảnh gì? Trong thời điểm nào? (?) Thời gian ấy được nhận biết bằng cách nào? (?) Tiếng văng vẳng gợi âm thanh như thế nào? (?) Giải nghĩa, phân tích động từ Trơ? (?) Em hiểu từ Hồng nhan là gì? Từ này thường đi với từ nào để trở thành thành ngữ? (?) Nhân vật trữ tình đang ở hoàn cảnh như thế nào? (?) Em có cảm nhận gì về những lời tự tình ấy của Xuân Hương? (?) Hai câu 3 và 4 biểu hiện tâm sự gì của Hồ Xuân Hương? (?) Cảnh nhà thơ ngồi một mình uống rượu dưới trăng khuya gợi tâm trạng gì? (?) Hình ảnh trăng kguyết, xế và con người uống say rồi lại tỉnh, lại say bộc lộ nỗi niềm gì? (?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bốn câu thơ đầu? (HS đọc 4 câu còn lại). ? Câu thơ 5 và 6 thể hiện Thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào? ? Tác giả diễn tả bằng cách nào? ? Em có cảm nhận gì? (?) Đáng lẽ theo mạch cảm xúc đang trào dâng mạnh lịêt ở 2 câu luận, hai câu kết không thể chuyển điệu như vậy. Nhưng điều đó lại xảy ra. Vậy, tâm trạng của tác vì sao lại rẽ ngoặt như thế? Theo em hai câu cuối diễn tả tâm trạng gì? Mạch lô gíc của tâm trạng như thế nào? (?) Tác giả diễn tả bằng cách nào? (?) Cảm nhận của em như thế nào? ? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ? Tham khảo phần ghi nhớ (SGK). ? So sánh sự giống nhau và khác nhau của ba bài thơ Tự tình? I. Tìm hiểu chung (12’) 1. Tác giả (3’) + Nguồn gốc: Bà sinh và mất năm nào đến nay cũng chưa có tài liệu nào xác định được. Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là cụ đồ Hồ Phi Diễn. Cụ Đồ ra Bắc dạy học rồi lấy một bà vợ lẽ sinh ra Hồ Xuân Hương. Có một thời làm ngôi nhà ở ven hồ Tây gọi là Cổ Nguyệt Đường. + Thông minh, sắc sảo, tài năng thơ phú hơn người. + Đường chồng con lận đận, nhiều éo le, trắc trở (Hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều làm lẽ (lấy Tổng Cóc và tri phủ Vĩnh Tường, cả 2 lần chồng chết): “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công”. + Cuối đời, bà đi giao du nhiều nơi nhất là thăm chùa chiền và danh lam thắng cảnh. 2. Sự nghiệp thơ văn (3’) – Hồ Xuân Hương để lại tập “Lưu Hương kí” phát hiện năm 1964 tập thơ 26 bài thơ chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán. – Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. Nhà thơ phụ nữ viết về giới mình vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian. Tiếng nói chủ yếu trong thơ nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, khát vọng hưởng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ. Ngôn ngữ trong thơ bà nhiều khi táo bạo mà tinh tế. – Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. 3. Đọc – giải nghĩa từ khó SGK (2’) – Đọc chú ý ngắt nhịp 4/3, 2/2/3; câu 2: 1/3/3; nhấn giọng đúng mức các từ: văng vẳng, trơ, lại, xiên, đâm, lại, lại, tí con con. – Giọng điệu vừa não nùng vừa cười cợt, hóm hỉnh vừa cứng cỏi, thách thức. 4. Bố cục (4’) a. Thể thơ – thể tài – Thể thơ: Mô phỏng theo thể thơ Đường. Đây là thơ Nôm Đường luật. Bài thơ làm theo thể thất ngôn, bát cú. – Thể tài tự tình: tự bày tỏ tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của người viết trong một hoàn cảnh nào đó; gần gũi với các bài Thuật hoài, Ngôn hoài đã học ở lớp 10 THPT. b. Bố cục Bốn cặp câu (đề, thực, luận, kết) 2 – 4 – 2 4 câu trên và 4 câu dưới Chọn cách ba 4 câu trên và 4 câu dưới – Bốn câu trên thể hiện nỗi lòng trong cảnh cô đơn, lẽ mọn, bộc lộ khát vọng hạnh phúc tuổi xuân. – Bốn câu còn lại: Thái độ bức phá vùng vẫy mà vẫn rơi vào tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn. II. Đọc – hiểu 1. Nỗi thương mình trong cảnh cô đơn lẽ mọn (12’) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” – Câu thơ mở đầu xác định, thông báo hoàn cảnh tự tình: đêm khuya. Khuya rồi mà vẫn không sao ngủ được. “Đêm khuya” là thời điểm từ nửa đêm cho đến gần sáng. Người phụ nữ ấy vẫn thao thức chờ đợi. – Văng vẳng: là từ xa vọng lại. – “Trống canh dồn” diễn tả tiếng trống thôi thúc, gấp gáp. Đó còn là tiếng trống của tâm trạng. Nó dồn dập diễn tả sự chờ đợi khắc khoải, thảng thốt của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn, chờ người chồng đến với mình. Nhưng càng chờ, càng vô vọng. Thực ra đay là cảm nhận của nhà thơ về dòng thời gian xô đuổi. “Trơ cái hồng nhan”. – “Trơ” không phải trơ lì, chầy sạn mà là diễn tả sự: còn lại, không sắc, bẽ bàng, trơ trọi, cô đơn. – Hồng nhan: nhan sắc người phụ nữ đẹp thường đi với đa truân hay bạc mệnh để thành thành ngữ: hồng nhan đa truân, hồng nhan bạc mệnh thường gặp trong Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm, Truyện Kiều – Cái: cụ thể hoá khái niệm hồng nhan với ý tự mỉa mai. – Nước non: cách dùng từ trang trọng, ước lệ: ngoại cảnh. Thật đáng buồn, tủi cho thân phận của nàng. Ta càng thấy thương cho những người phụ nữ trong cảnh đời lẽ mọn. Ca dao đã từng nức nở. “Tối tối chị giữ lấy chồng Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài Sáng sáng chị gọi bớ hai Mau mau trở dạy băm bèo thái khoai” Hồ Xuân Hương cũng từng văng vào cảnh đời ấy. “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười hoạ hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không”. Trở lại bài thơ, ta thật thương nàng. Nàng chờ mong chồng nhưng người chồng không đến. Đây không chỉ một lần chờ mà nhiều lần như thế. Câu thơ thấm nỗi buồn tủi, phẫn uất. – Thật chua chát và đắng cay cho thân phận. Nó bộc lộ sự khao khát đến cháy bỏng về hạnh phúc và tuổi xuân. Câu thơ không chỉ là lời tự tình, kể nỗi lòng mình mà còn thương những người cùng cảnh ngộ, khiến nỗi sầu nhân thế đến rưng rưng. ý nghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo càng trở nên sâu sắc. Hai câu 3 và 4 Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn – Ngồi một mình cô đơn, độc ẩm dưới trăng lạnh lùng, ngắm trăng, ngẫm duyên phận mình, càng them buồn chán. Nàng mượn rượu để tiêu sầu dìm hồn trong đáy cốc. Song càng uống càng tỉnh, càng sầu. – Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế” diễn tả đêm sắp qua rồi mà niềm ân ái hạnh phúc vẫn không. Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế” còn diễn tả tuổi xuân qua đi mà hạnh phúc chưa có. Vầng trăng đã “xế” lại “khuyết” tức là thiếu. Vầng trăng xế, khuyết hẳn là chưa tròn. Không gian nghệ thuật đã tăng thêm sức hút của bài thơ. – Sử dụng từ ngữ rất tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. + Từ diễn tả không gian (đêm khuya) + Từ diễn tả âm thanh (văng vẳng trống canh dồn) + Từ diễn tả hình ảnh (vầng trăng bóng xế, khuyết, chưa tròn) – Sử dụng phép đối giữa câu 3 và 4 để làm rõ bi kịch giữa khát vọng hạnh phúc của tuổi xuân và sự thực phũ phàng. Chẳng lẽ con người cứ cam chịu mãi. Thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào, ta tìm hiểu 4 câu còn lại. 2. Thái độ của nhà thơ và sự thật phũ phàng (12’) Câu thơ 5 và 6 “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” – Xiên ngang, đâm toạc Cách đảo ngữ Rêu từng đám xiên ngang mặt đất xiên ngang mặt đất rêu từng đám, tương tự: Đá mấy hòn đâm toạc chân mây đâm toạc chân mây đá mấy hòn. Đảo ngữ đã tạo ra cách nói mạnh mẽ của thái độ không cam chịu. Phép đối của câu 5 và 6 giữa hai hình ảnh mặt đất /chân mây khẳng định thái độ xé trời, vạch đất cho thoả nỗi uất ức tủi hờn. Một tâm trạng bị dồn nén. Từ than thở đến tức tối, muốn đập phá, muốn giải thoát khỏi sự cô đơn, cảnh đời lẽ mọn. Đấy là nét độc đáo, táo bạo trong thơ nữ sĩ họ Hồ. Hai câu thơ cuối: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con” – Hai câu thơ cuối như một lời than thân, trách phận của người phụ nữ phải làm lẽ trong xã hội phong kiến bạc ác. Tự nhiên nó là tiếng nói đồng cảm với tất cả những ai cùng cảnh ngộ, cũng là tiếng nói bóc trần, kết tội xã hội tàn ác đã đè nặng lên kiếp sống người ta. Trong đầm đìa nước mắt vẫn pha một nụ cười giễu cợt, càng chua chát hơn. III. Tổng kết (3’) Nội dung: Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn, lẽ mọn, khao khát hạnh phúc tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bức phá, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng lại tuyệt vọng, buồn chán. Nghệ thuật: – Sử dụng từ ngữ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc, đường nét (dồn, trơ, sang, tỉnh, bóng xế, khuyết, xiên ngang, đâm toạc, mảnh, tí, con con). Tất cả nhằm diễn tả tâm trạng và thái độ, nỗi chán ngán về thân phận lẽ mọn. Giọng điệu bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. IV. Luyện tập (3’) Bài thơ: Tự tình I và Tự tình II với Tự tình III Giống nhau: – Đều là tiếng nói than thở của nhân vật trữ tình về duyên phận. – Trong than thân trách phận bộc lộ thái độ vùng vẫy, bức phá, không cam chịu. – Cả ba bài đều diễn tả bằng từ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc âm thanh. – Cả ba bài thơ đều rất giàu tâm trạng. Tả cảnh để ngụ tình. Khác nhau: + Bài Chiếc bánh là Tự tình III làm sau khi đã hai lần làm lẽ mà không hạnh phúc. Nó có dư âm của sự buông xuôi, phó mặc (mặc ai, thây kệ). + Bài Tự tình I nỗi lòng Xuân Hương ở vào thời điểm đêm khuya thì Tự tình II vào lúc gần sáng. Một bên là tiếng trống cầm canh còn một bên là tiếng gà báo sáng. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’) Bài cũ: Học thuộc bài thơ và nắm nội dung bài học. – Phân tích tâm trạng nhà thơ qua bài thơ Tự tình II 2. Bài mới: chuẩn bị bài Thu điếu (Câu cá mùa thu) * Yêu cầu: Đọc văn bản và nắm kiến thức cơ bản về tác giả, sự nghiệp văn học, chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.
Giáo Án Ngữ Văn 11 Cb Tiết 19: Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn
BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN
– Chu Mạnh Trinh –
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức, kĩ năng: Giúp học sinh nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Từ đó rút ra những bài học yêu, ghét chân chính.
– Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
– Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình
2, GDTTTC: tình yêu quê hương đất nước
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Ngày soạn: 06/10/2007 Ngày dạy: 08/10/2007 Tiết 19, Văn 11D2 Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh - A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài học 1, Kiến thức, kĩ năng: Giúp học sinh nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Từ đó rút ra những bài học yêu, ghét chân chính. - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu. - Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình 2, GDTTTC: tình yêu quê hương đất nước II. Cách thức tiến hành III. Phương tiện dạy học SGK + SGV + TLTK Thiết kế bài giảng Một số ảnh tư liệu về Chùa Hương B. Tiến trình bài dạy * ổn định tổ chức (1') D2: I. Kiểm tra bài cũ: Không II. Giới thiệu bài mới * Lời vào bài (1') C hùa Hương là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta, đã trở thành nguồn cảm hứng cho thi nhân bao đời nay. Một trong những bài thơ đề vịnh phong phú nhất về Chùa Hương có bài thơ nổi tiếng của Chu Mạnh Trinh Bài ca phong cảnh Hương Sơn. Bài học hôm giúp các em hiểu Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK) (?) Nêu những nét chính về tác giả Chu Mạnh Trinh? (?) Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? (?) Em có hiểu biết gì về quần thể thắng cảnh Hương Sơn, hãy trình bày? I. Tìm hiểu chung (11') 1. Tác giả (3') - Chu Mạnh Trinh: Sinh 1862 và mất 1905, đỗ Tiến Sĩ 1892 (30 tuổi) + Ông là nhà thơ tài hoa của thơ ca Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ông thạo đủ cầm, kì, thi hoạ, giỏi về nghệ thuật kiến trúc. - Năm 1905 đoạt giải nhất thơ Nôm trong cuộc thi vịnh Kiều tại Hưng Yên. - Là người có công trong việc trùng tu, tôn tạo chùa Thiên Trù- ngôi chùa nổi tiếng trong quần thể Hương Sơn. - Là người có sáng tác thơ về Hương Sơn được đánh giá là hay nhất từ trước đến nay: Bài ca phong cảnh Hương Sơn. 2. Hoàn cảnh sáng tác (2') - Bài hát nói này tương truyền được sáng tác năm 1903, trong dịp Chu Mạnh Trinh trùng tu chùa Thiên Trù ở Chùa Hương . - Giới thiệu về chùa Hương. + Hương Sơn thường gọi là Chùa Hương là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng của huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây. + Lễ hội Chùa Hương được tổ chức vào mùa xuân từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm. (?) Bài ca này nên đọc như thế nào cho phù hợp? (?) Xác định bố cục văn bản bài hát nói và nội dung của mỗi phần ? 3. Đọc và giải nghĩa từ khó (3') - Giọngđọc thể hiện được niềm yêu mến say mê của nhà thơ trước một cảnh trí thiên nhiên kì thú. Chú ý nhấn giọng các từ láy và những từ có giá trị gợi tả, gợi cảm như: nôn non, nước nước, mây mây, thỏ thẻ, lững lờ, long lanh, thăm thảm, gập ghềnh - Giải thích khó: đọc dưới các chân trang 4. Bố cục bài hát nói (3') - Bài thơ được cấu tạo thể thơ hát nói. Nó gồm 3 phần: + Đoạn 1: Khổ thơ đầu, "Bầu trời... Có phải" ý của đoạn là cái nhìn bao quát về không gian, tính chất của Hương Sơn. + Đoạn 2: 12 câu tiếp theo: "Thỏ thẻ rừng mai.. xếp đặt" gợi tả cảnh vật cụ thể của Hương Sơn. + Đoạn 3: Còn lại (3 câu). Sự hoà quyện giữa cảm hứng tôn giáo và lòng yêu thiên nhiên. II. Đọc - hiểu (25') (HS đọc 4 câu đầu). (?) Một cái nhìn bao quát được thể hiện ở câu thơ nào? giọng điệu của thơ ra sao? 1. Một cái nhìn bao quát về bầu trời cảnh bụt của Hương Sơn (7') - Một cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến với chùa Hương được thể hiện ở câu: "Bầu trời cảnh bụt". Nhà thơ chỉ ra cảnh tượng "kìa non nước nước mây mây". Đó là không gian của núi non, sông nước, mây trời. Núi non soi mình bên dòng suối Yến. Mây trời lồng lộng trên quần thể Hương Sơn. Cái thú đến với Hương Sơn là đến với "Bầu trời cảnh bụt" là sự ao ước của bao người trong đó có nhà thơ "Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay". Cảnh vật hiện ra là cảnh của thiên nhiên và cảnh tôn giáo. Lòng ngưỡng mộ với cảnh phật cộng với cảm nhận tinh tế của một nhà thơ, Chu Mạnh Trinh đã bật lên câu hỏi "Đệ nhất động hỏi là đây có phải?". - Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng như ru, như mời mọc. Tâm hồn thi sĩ như bâng khuâng, bảng lảng trong tĩnh tại của tâm linh mà vẫn tỉnh táo lạ thường. Con người đến nơi này như rũ sạch mọi thứ phàm tục. Bốn câu thơ đầu tạo cảm xúc cho bài thơ hát nói. (?) Trong ba khổ thơ giẵ, tác giả tập trung miêu tả những nét đẹp nào của Hương Sơn? (?) Những đối tượng nào được nhắc đến trong khổ thơ "Thỏ thẻ giấc mộng"? (?) tác giả sử dụng những chất liẹu gì để gợi cảnh? (?) Tác giả miêu tả cảnh vật như thế nào? (?) Phân tích giá trị thể hiện của các từ láy: thỏ thẻ, lững lờ và thủ pháp nhân hoá trong khổ thơ trên? (?) Đến khổ thơ 3 + 4, bút pháp miêu tả có gì đáng chú ý? (?) Theo tác giả, ở Hương Sơn cảnh vật nổi bật nhất là cảnh nào? 2. Miêu tả cảnh đẹp Hương Sơn (11') - Trong ba khổ thơ giữa, tác giả tập trung miêu tả thể hiện những nét đẹp tiêu biểu của Hương Sơn: vẻ đẹp thần tiên siêu thoát, đạm màu thiền và vẻ đẹp kì thú tự nhiêm mà hết sức gần gũi đối với con người. - ở khổ thơ thứ 2: tác giả đã chú ý thể hiện hình ảnh của cảnh vật và con người gợi không khí thần tiên. Bằng cách ấy, Chu Mạnh Trinh đã làm bật lên vẻ đẹp siêu thoát, thanh tịnh, mang đậm màu thiền của cảnh trí Hương Sơn. - Hình ảnh, âm thanh là những chất liệu chính để gợi cảnh. Đó là hình ảnh chủa chim, cá, của khách tang hải: + Âm thanh: thỏ thẻ của tiếng chim mổ vào trái mơ (Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái). + Tiếng kinh niệm phật, tiếng chuông chùa (Văng bên tai một tiếng chày kình) Những hinhf ảnh và âm thanh đó giúp người đọc càm nhận một cách rõ ràng hơn vẻ đẹp thanh tịnh, siêu thoát, hết sức thi vị của Hương Sơn. - Những từ láy: thỏ thẻ, lững lờ gợi ra hình ảnh sinh động về cảnh vật: chim mổ nhẹ vào trái cây, cá gần như bất động giữa làn nước trong. Thủ pháp nhân hoá được sử dụng trong hai câu thơ này đem đến cho khoái cảm nghệ thuật rất thú vị. Trong cảm nhận của tác giả, hình ảnh chim ăm trái giống như động tác cúng vái của phật tử. Con cái bơi lững lờ giống như đang chìm đắm vào tiếng kinh niệm Phật. Trong thế giới ấy, các con vật cũng mang dáng dấp của những tín đồ nhà Phật. - ở hai khổ thơ tiếp, tác giả tập trung làm rõ vẻ kì thú tự nhiên mà cũng rất gần gũi thân thuộc của cảnh sắc Hương Sơn: + Nhà thơ giới thiệu hàng loạt kiến trúc thiên tạo và nhân tạo: suối, chùa, hang động Những kiến trúc ấy hiện ra trong sự đan cài hoà quyện tạo nên một không gian nhiều tầng: Này suối Giải Oan, này chùa Cửu Võng, Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh. Thủ pháp liệt kê liên tiếp góp phần gợi ra sự phong phú đa dạng của cảnh sắc và một không gian trùng điệp với nhiều suối, hang, động, chùa bất tận, không sao kể hết - Cảnh sắc tiêu biểu và đạc sắc của Hương Sơn: + Có đá ngũ sắc (năm mầu) + Có "hang lồng bóng nguyệt" + Có lối đi lên uốn tựa thang mây. Tất cả đều là cảnh tiêu biểu và đặc sắc của Hương Sơn. (?) Tác giả miêu tả cảnh ấy bằng cách nào? - Tác giả sử dụng những từ tạo hình (phương thức láy): Long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh, kết hợp với cảm hứng khoan khoái, ngây ngất của nhân vật trữ tình. - Sử dụng thủ pháp so sánh, liên tưởng: Nhác trông lên, Đá ngũ sắc, Thăm thẳm , Gập ghềnh (?) Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả này? (?) Hai câu thơ Chừng giang sơn xếp đặt có ý nghĩa gì? - Cách miêu tả của nhà thơ làm cho cảnh vật trở nên có hồn, phảng phất không khí của thần tiên, xa lánh với cõi trần đầy bụi bặm. - Hai câu thơ là những câu hỏi liên tiếp thể hiện tâm trạng say đắm trước cảnh bầu trời cảnh bụt. (HS đọc đoạn cuối SGK). (?) Sự hoà quện giữa cảm hứng tôn giáo và tình yêu quê hương đất nước để thể hiện như thế nào? 3. Sự hoà quyện giữa cảm hứng tôn giáo với tình yêu quê hương đất nước (7') - Lần tràng hạt niệm nam mô phật + Cửa từ bi công đức (Tràng hạt: chuỗi hạt làm thành vòng mà các phật tử thường dùng để lần từng hạt khi đọc kinh, niệm phật. A di đà là tên một vị phật thờ trong chùa. Từ là thương yêu chúng sinh nhất mực như mẹ thương con. Bi là thông cảm sâu sắc với nỗi khổ của chúng sinh). - Cảnh vật mang màu sắc tôn giáo (đạo phật) với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ trang nghiêm nhưng gắn kết với yêu cái đẹp của thiên nhiên: "Thỏ thẻ rừng mai", "Lững lờ khe Yến", "Lồng bóng nguyệt", "Uốn thang mây". - Lời kết của bài thơ nhưng lại có sức vang ngân tưởng chừng không dứt trong lòng thi nhân. Nó còn ngân nga mãi trong lòng người đọc xưa, cả hôm nay và mai sau để ngợi ca những con người góp phần làm cho Hương Sơn thêm đẹp, thể hiện tình yêu say đắm đối với non sông đất nước. (?) Em có nhận xét gì về sự hoà quyện này? Sự hoà quyện giữa cảm hứng tôn giáo trang nghiêm này với lòng yêu quê hương đất nước là giá trị nhân bản cao đẹp trong tâm hồn thi nhân. Nó trọn tạo ra sự thanh cao, tinh khiết, lâng lâng của hồn người. Cảm hứng tôn giáo không phải là sự mê tín dị đoan mà là một nhu cầu tinh thần mang tính người của một bút pháp tài hoa. (?) Bài thơ có những thành công gì về nghẹ thuạt và nội dung? (Tham khảo phần ghi nhớ SGK) III. Tổng kết (3') 1. Nghệ thuật - Bài ca ghi nhận một bút pháp, một giọng thơ, một năng lực gợi cảm, gợi tình đầy tài hoa của một tấm lòng yêu cái đẹp của thiên nhiên đất nước. 2. Nội dung Miêu tả cảnh vật nên thơ, nên hoạ của Hương Sơn. Đồng thời thể hiện sự hoà quện giữa cảm hứng tôn giáo đầy thành kính, trang nghiêm với tình yêu giang sơn đất nước tươi đẹp. IV. Luyện tập (3') C. Hướng dẫn học và làm bài tập (2') 1. Bài cũ: Học và làm bài theo hướng dẫn - Luyện đọc diễn cảm bài hát nói. - Tìm đọc các bài thơ khác của Chu Mạnh Trinh. 2. Bài mới: Chuẩn bị lập dàn ý trả bài số 1 - Ra đề số 2Giáo Án Ngữ Văn 11: Bài Thơ Số 28 (Trong Tập Thơ Người Làm Vườn) R.ta
(Trong tập thơ Người Làm Vườn)
I/ ĐỌC HIỂU TIỂU DẪN:
Tên đầy đủ:RabinđranátTago (1861-1941), là nhà văn nhà văn hóa lớn của An Độ, giải phóng khỏi ách thực dân, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân lọai, vì độc lập , hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.
BÀI THƠ SỐ 28 (Trong tập thơ Người Làm Vườn) R.Ta-Go I/ ĐỌC HIỂU TIỂU DẪN: 1/ Tác giả Tên đầy đủ:RabinđranátTago (1861-1941), là nhà văn nhà văn hóa lớn của Aán Độ, giải phóng khỏi ách thực dân, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân lọai, vì độc lập , hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Oâng để lại cho đời một khối lượng tác phẩm khổng lồ: 52 tập thơ , 12 bộ tiểu thuyết , gần 100 truyện ngắn, 41 vở kịch , 63 tập tiểu luận triết học, 2000 bài ca, hàng nghìn bức họa,Trong đó tập thơ Dâng đã đem đến cho ông vinh d75 của người châu áđầu tiên được nhận giải nobelvề văn học năm 1913.Người làm vườn là một trong những tập thơ nổi tiếng của xuất bản năm 1914.Tên tác phẩm gợi hình tượng nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cho đời, vun xới những bông hoa tình yêu của người với người và thiên nhiên.rất tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và triết lí của .vừa thể hiện tinh thần và bao quát được tinh thần nhân loại. II/ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1/Xuất xứ Được rút ra từ tập thơ của gồm 85 bài , ông dịch sang tiếng Anh , Bằng thể thơ văn xuôi , xuất bản năm 1914. 2/Nội dung Với trước hết muốn khẳng định một điều thuộc về bản chất của tình yêu, là sự đổng điệu , hòa hợp,dâng hiế tâm hồn,tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau.nhưng tình yêu lài là vô biên , không dễ gì khám phá, trái tim con người, thế giới tâm hồn người vẫn là cõi bí mật lớn lao. Em là nữ hòang của vương quốc đó Aáy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu. Và ngay cả khi: Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu. Chính vì vậy mà phải tìm tòi, khám phá,và niềm khao khát đó thật lớn lao sâu thẳm: Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh Như trăng kia muốn vào sâu biển cả? Khao khát mãnh liệt đến vậy , nhưng đâu đã tìm được đến chốn sâu thẳm của tình yêu. Bởi vì cuộc đời không chỉ là viên ngọc, đóa hoa (nhưng cái đẹp đẽ nhất quí giá nhất ) mà lại là ty ( điều bí ẩn kì diệu nhất ). Vì thế , việc tìm tới sự đồng điệu chan hòa vào thế giới tâm hồn của người yêu luôn là khát khao không bao giờ vươn tới nổi.Điều đó tạo nên v3 hấp dẫn muôn đời của t/y .Giáo Án Ngữ Văn 11
* Thấy rõ niềm vui sướng say mê mãnh liệt củaTố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
* Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, .trong việc làm nổi bật tâm trạng của “cái tôi” nhà thơ.
– Biết cách đọc – hiểuthơ trữ tình vào bài văn phân tích tác phẩm thơ trữ tình theo từng thể loại.
– Trân trọng, tin yêu vào tình cảm cao dẹp mà nhà thơ dành cho Đảng, cho đất nước
– Biết cách liên hệ bài học vào cuộc sống từ đó rút ra bài học cho bản thân
Tiết 1+ Ngữ Văn Ngày dạy 13/2/2023 - Lớp dạy 11A1, 111A4 Tuần: Tiết: 1 TỪ ẤY Tố Hữu A, Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức Thấy rõ niềm vui sướng say mê mãnh liệt củaTố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ. Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu,.trong việc làm nổi bật tâm trạng của "cái tôi" nhà thơ. 2. Kĩ năng - Biết cách đọc - hiểuthơ trữ tình vào bài văn phân tích tác phẩm thơ trữ tình theo từng thể loại. 3. Thái độ - Trân trọng, tin yêu vào tình cảm cao dẹp mà nhà thơ dành cho Đảng, cho đất nước - Biết cách liên hệ bài học vào cuộc sống từ đó rút ra bài học cho bản thân B, Chuẩn bị 1, Giáo viên (phương tiện và phương pháp) Sách giáo viên, SGK, chuẩn bị kiến thức. 2, Học sinh SGK,vở soạn C, Tổ chức các hoạt động học tập 1, Kiểm tra kiến thức cũ, kiểm tra sách giáo khoa 2, Giảng bài mới. Vào bài: Tố Hữu là một trong số những tác gia lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, thơ ông tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trị, đậm đà bản sắc dân tộc. Thơ ca của ông luôn bám sát từng chặng đường của cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng một lúc nên ông làm thơ là để cổ vũ chiến đấu phục vụ chính trị và phục vụ sự nghiệp cứu nước cứu dân. Hôm nay cô và trò chúng ta cùng đi tìm hiểu môt bài thơ của tác giả Tố Hữu.Đây cũng là bài thơ đánh dâu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của chính tác giả. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học I. TÌM HIÊU CHUNG (Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn) 1. Tác giả a. Cuộc đời -GV: Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK em hãy nêu đôi nét về nhà thơ Tố Hữu? *GV giảng: + Tố Hữu sinh ra ở Huế, trong một gia đình nhà nho nghèo. Song thân của Tố Hữu say mê việc sưu tầm ca dao tục ngữ. Mẹ là người thuộc nhiều ca dao tục ngữ, ca dao dân ca Huế. +Tố Hữu sinh ra ở mảnh đất rất giàu truyền thống văn hóa (những làn điệu dân ca, điệu hò mái đẩy mái nhì-nhã nhạc cung đình) tất cả có ảnh hưởng tới tâm hồn thơ TốHữu. b. Sự nghiệp sáng tác - Phong cách sáng tác: Là nhà thơ trữ tình chính trị. Ngay từ năm 12 tuổi đã được tiếp cận với lý tưởng cách mạng. Sớm được giác ngộ, chặng đường thơ gắn với chặng đường cách mạng. Thơ ca phẩn ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ. -Đối với ông, thơ trước hết phải là phương tiện đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình thành trong từng gian đoạn lịch sử khác nhau. Với ông thơ chính trị đã trở thành thơ trữ tình sâu sắc. 2.Tác phẩm - GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? + Khi Tố Hữu được kết nạp vào đảng cộng sản Đông Dương (1937) và nguyện đi theo lí tưởng ấy. -GV: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Từ Âý"? -GV: Tập thơ "Từ ấy" gồm có mấy phần? Bài thơ "Từ ấy" nằm ở phần nào? -GV: Các em đã tìm hiểu bài ở nhà em nào có thể nêu bố cục của bài thơ và nêu nội dung của từng phần? II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản) GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm bào thơ - Đọc chính xác, diễn cảm : + Gịong đọc phấn khởi, vui tươi, hồ hởi. + Nhịp thơ thay đổi theo từng dòng, từng khổ . a. Khổ 1 -GV: Tác giả đã sử dụng bút pháp gì để kể về một kỉ niệm đáng nhớ của nhà thơ. (tác giả sử dụng bút pháp tự sự để kể lại kỉ niệm đấng nhớ ấy) -Học sinh suy nghĩ trả lời. -GV: "Từ ấy" chỉ mốc thời gian nào? - Học sinh suy nghĩ trả lời. *GV giảng: - Hai tiếng "Từ ấy" thể hiện ý niệm về thời gian.Thời gian nhiều khi là ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời của con người.Với Tố Hữu,hai tiếng "Từ ấy" như một dấu ấn quan trọng.Nó đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu.Trước đó Tố Hữu còn băn khoăn đi tìm kiếm lẽ yêu đời cũng như nhiều thanh niên khác "vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn".Và "Từ ấy" như điểm chốt của thời gian,không gian đã xác định.Từ bóng đêm của cuộc đời cũ,Tố Hữu đã đón nhận ánh sáng lí tưởng Đảng. Lí tưởng Đảng đã chiếu rọi và làm bừng sáng về mặt trí tuệ,bồi dưỡng tình cảm cho con người.Vì thế hai tiếng "Từ ấy" không chỉ là tiếng lòng riêng của Tố Hữu mà nó ngân nga với mọi cuộc đời chung. - Tác giả đã dùng hình ảnh cũng như nghệ thuật gì để thể hiện niềm say mê khi bắt gặp lý tưởng của Đảng? - Tác giả đã sử dụng hai hình ảnh là "nắng hạ" và "mặt trời chân lý". - " Nắng hạ" là cái nắng như thế nào? - Em hiễu như thế nào về mặt chân lí"Mặt trời chân lí" Chân lí là những gì đúng đắn nhất đã được mọi người thừa nhận.Mặt trời chân lí là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa cộng sản đã soi sáng tâm hồn, là mặt trời toả ánh sáng đúng đắn nhất, mạnh mẽ nhất.Từ "bừng" chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ,đột ngột. Chói chỉ nguồn ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ. Tố Hữu đã từng ca ngợi lí tưởng Đảng, ca ngợi Bác Hồ: Người rực rõ như mặt trời cách mạng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người. Mặt trời chân lí cũng là mặt trời cách mạng. Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng Đảng, lí tưởng cách mạng bằng trí tuệ. Người thanh niên ấy đã nhận ra đâu là tốt đẹp, là nghĩa của đời phải vươn tới. Nói cách khác, nhà thơ hiểu được bản chất cuộc đời, đâu là đúng, đâu là sai. Trong khi biết bao nhiêu con người cùng trang lứa chưa dễ gì nhận ra lí tưởng Đảng, Tố Hữu đã chủ động đón nhận. Điều đó chứng tỏ, Tố Hữu phải là con người tỉnh táo,sáng suốt. Lí tưởng Đảng đã xua tan nhận thức mờ tối, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới. - GV: Ngoài sử dụng hình ảnh ẩn dụ Tố Hữu còn sử dụng từ ngữ như thế nào? - Học sinh trả lời.. - GV dẫn: Nếu như hai câu đầu tả niềm vui sướng của nhà thơ khi gặp lý tưởng Đảng, thì hai câu sau của khổ thơ tiếp tục thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ sau khi tiếp nhận ánh sáng ấy như thế nào? - GV hỏi: Hãy nêu biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ đã sử dụng ở hai câu thơ tiếp theo? * HS phát hiện nghệ thuật: - so sánh: "Hồn tôi là một vườn hoa lá rất đậm hương và rọn tiếng chim": - Hình ảnh vườn hoa lá đậm hương và rộn tiến chim gợi ra một không gian như thế nào? Tác giả còn sử dụng những từ ngữ gì để làm tang sức biểu cảm cho câu thơ? - ẩn dụ: Hình ảnh hoa lá, âm thanh vui nhộn từ tiếng chim là tâm trạng tươi vui của tác giả -GV: Các em hãy nêu ý nghĩa của cả khổ thơ đầu? Tâm hồn nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng cộng sản cũng căng tràn nhựa sống như một vườn cây lá xanh tươi, tỏa hương ngào ngat ríu rít tiếng chim kêu. b. Khổ 2 *GV hướng dẫn:Niềm vui sướng hân hoan của nhà thơ *GV dẫn: Niềm vui sướng hân hoan của nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng cách mạng được thể hiện sâu sắc ở khổ thơ đầu. Và nó đã nhanh chóng chuyển biến thành những nhận thức mới về lẽ sống ở khổ thơ thứ 2. *GV hỏi: +Lẽ sống mới của Tố Hữu đã được thể hiện qua những từ ngữ nào? Lẽ sống mới của Tố Hữu được thể hiện qua những từ ngữ đặc sắc , có tác dụng gắn kết như: "buộc,trang trải, gần gũi, khối đời" +Những từ ngữ ấy có ý nghĩa gì? +Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Nêu tác dụng của nghệ thuật ấy? *HS trả lời: nghệ thuật điệp từ, sự hối thúc, dồn dập. *GV hỏi: khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi , nhận thức mới của Tố Hữu về lẽ sống như thế nào? *HS trả lời; *GV nhận xét: - Khi chưa đươc giác ngộ lí tưởng cách mạng con người chỉ biết sống cho cá nhân mình. Từ khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng con người biết sống vì mọi người biết cống hiến. Sống là cho đi không chỉ nhận riêng mình. 3. Khổ 3: *GV gọi 1 học sinh đọc lại khổ 3 *GV dẫn: lẽ sống cộng đồng của nhà thơ thể hiện rất rõ nét ở khổ thơ thứ 2. Sau khi được đón nhận lí tưởng cách mạng có nhận thức mới về lẽ sống trong lòng Tố Hữu còn diễn ra sự chuyển biến mãnh mẽ về tình cảm. Điều này thể hiện ở khổ thơ thứ 3. *GV hỏi: +Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua cấu trúc thơ nào? + Tác dụng của việc lặp cấu trúc ấy? +Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ này? *HS trả lời: - Cấu trúc: "Tôi đã là." - Nghệ thuật: +Điệp từ +Số từ ước lệ +Từ ngữ biểu cảm *GV hỏi: có sự chuyển biến tình cảm ở khổ thơ thứ 3 so với khổ 2? Vậy sự chuyển biến tình cảm của nhà thơ có thể khái quát như thế nào? *HS phát biểu sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả. III, TÔNG KẾT. *GV nói: HS dựa vào kiến thức đã nắm được trong bài học và trả lời. *GV hỏi: em nào khái quát giá trị nghệ thuật của bài thơ? *GV hỏi;em hãy nêu ý nghĩa của văn bản? *Học sinh trả lời. I. TÌM HIÊU CHUNG 1. Tác giả: a. Cuộc đời. - Tố Hữu (1920- 2002) tên thật Nguễn Kim Thành - Quê ở Thừa Thiên Huế - Giác ngộ lí tưởng cách mạng năm 1936. b. Sự nghiệp - Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình và chính trị sâu sắc. - Các tập thơ tiêu biểu : "Từ ấy", "Việt Bắc", "gió lộng", "Ra trận", "Máu và hoa", "Một tiếng đờn", "Ta với ta", 2. Tác phẩm a. Xuất xứ,hoàn cảnh sáng tác. - Khi Tố Hữu được kết nạp vào đảng cộng sản Đông Dương (1937) - "Từ ấy" là bài thơ mở đầu cho phần thơ "Máu lửa" trong tập thơ "TỪ Ấy" của Tố Hữu ( sáng tác từ năm 1937 -1946). - Tập thơ "Từ ấy" là tập thơ của Tố Hữu gồm có 3 phần: "Máu lửa", "Xiềng xích", "Giải phóng"(1937 - 1946) - Thể thơ tự do hay còn gọi là thơ bảy chữ. c.Bố cục của bài thơ. + Phần 1: Khổ thơ 1 là Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. +Phần 2: Nhận thức mới về lẽ sống. +Phần 3: Sự chyển bến sâu sắc trong tình cảm. II, ĐỌC HIỂU VĂN BẢN a. Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. -Hai câu thơ đầu: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim" -"Từ ấy" là một trạng từ chỉ thờ gian, đánh dấu một thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu - 7/1938, Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng. -Hình ảnh ẩn dụ: "Nắng hạ" và "mặt trời chân lí". + "mặt trời chân lí": chân lí của Đảng của cách mạng. Sử dụng các động từ mạnh. + "bừng": ánh sáng phát ra đột ngột. + "chói": ánh sáng chiếu thẳng, mạnh, rất gay gắt. Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ. -Hai câu thơ sau: "Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim" Biện pháp nghệ thuật +so sánh :hồn tôi.là môt vườn hoa lá. +ẩn dụ kết hợp với các từ ngữ giàu sức biểu cảm "đậm", "rộn" Ý nghĩa khổ thơ đầu là niềm vui sướng của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. -Củng cố: Đặt câu hỏi: Nêu nội dung của khổ thơ thứ nhất.? b. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống. Lẽ sống mới được thể hiện qua các từ ngữ: "buộc,trang trải, gần gũi, khối đời" Ý nghĩa những từ ngữ: + "trang trải" sự trải rộng tâm hồn ra với đời. + "gân gũi": gần nhau về quan hệ tinh than, tình cảm, đó là sự gắn bó ruột thịt. Biên pháp nghệ thuật. + "khối đời": hình ảnh ẩn dụ, chỉ một khối người đông đảo cùng chung lí tưởng. Đó là sức mạnh tập thể nhân dân. +Điệp từ: để tạo nhịp thơ, dồn dập, thôi thúc, hăm hở. +Từ "với" tạo mối liên kết chặt chẽ giữa "tôi" với nhân dân. Lẽ sống mới: "cái tôi" hòa vào "cái ta" gắn bó với quần chúng nhân dân tạo ra sự đoàn kết, tạio ra sức mạnh trong cuộc đấu tranh cách mạng. 3. Khổ 3: sự chyển bến sâu sắc trong tình cảm. -Điệp từ "là" mang tính khẳng định. - Số từ ước lệ"vạn" - Cách xưng hô ruột thịt; "con, em, anh" thể hiện tình cam đầm ấm than thiết ruột thịt - Từ ngữ biểu cảm: 'kiếp phôi pha, cù bất cù bơ".Tấm lòng đồng cảm , xót thương tới những kiếp người đau khổ bất hạnh, những con người lao động vất vả.của một chiến sĩ. Đây là tình cảm mới mẻ và cao đẹp của môt chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ cách mạng. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, cách ngắt nhịp linh hoạt. - Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, điệp từ. 2. Ý ghĩa của văn bản - Bài thơ là ý nguyện của người thanh niên yêu nước giác gộ lí tưởng cách mạng và sự vận động trong tâm trạng của nhà thơ. 3. Củng cố kiến thức - Nêu nội dug của khổ thơ dầu tiên? 4. Hướng dẫn tự học ở nhà. - Đọc trước và thử trả lời câu hỏi SGK bài: "Tiểu sử tóm tắt" D. RÚT RA KINH NGHIỆMGiáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 47: Đọc
Ký duyệt: Đọc – văn:
( Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão )
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
– Hiểu được lí tưởng cao cả, khí phách anh hùng của tác giả – một vị tướng giỏi đời Trần – trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông
– Thấy được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ của bài thơ
– Bồi dưỡng lòng yêu nước tự hào DT và lí tưởng sống cao đẹp
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Ngày soạn: 25/11/2006 Tiết theo PPCT: 47 Ký duyệt: Đọc - văn: Tỏ lòng ( Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão ) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được lí tưởng cao cả, khí phách anh hùng của tác giả - một vị tướng giỏi đời Trần - trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông - Thấy được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ của bài thơ - Bồi dưỡng lòng yêu nước tự hào DT và lí tưởng sống cao đẹp B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: VHTĐ Việt Nam luôn bám sát vận mệnh DT, thể hiện lòng yêu nước, tự hào DT. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nội dung ấy là " Thuật hoài "của Phạm Ngũ Lão Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả ( 1255 - 1320) ( HS đọc SGK) Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? (GVkể giai thoại Cái sọt) 2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ II. Đọc và tìm hiểu thể thơ, giải nghĩa các từ khó ( HS đọc SGK) 1. Đọc: 2.Thể thơ: Xác định thể thơ, bố cục của bài thơ ? 3. Bố cục: III. Hiểu Văn bản: ( HS đọc lại bài thơ) 1. Hai câu đầu: Tìm những hình ảnh thể hiện khí phách anh hùng của một vị tướng và quân đội của ông? Tại sao tác giả không sử dụng đại từ nhân xưng " Tôi "? Tác dụng của ẩn chủ ngữ Giải thích cụm từ " ba quân, nuốt trôi trâu "? Biện pháp NT ? Nhận xét hai câu thơ mở đầu. Thái độ, cảm xúc của tác giả? 2. Hai câu sau ( HS đọc SGK) "Nợ công danh" là gì ?(Hiểu như thế nào về câu 3) V Hầu là ai ? Tại sao "thẹn"? ý nghĩa ? Vậy tác giả thể hiện lí tưởng, khát vọng gì? 3. Kết luận: Hãy đánh giá chung bài thơ? III. Củng cố IV. Bài tập nâng cao: Tìm hiểu lí tưởng của người xưa qua bài " Tỏ lòng "và bài " Nợ nam nhi "của Nguyễn Công Trứ. Điều chỉnh bổ sung: - Quê: Làng Phù ủng, huyện Đường Hào( Ân Thi ), tỉnh Hưng Yên. - Xuất thân: GĐ bình dân - Bản thân: + Có tài ( văn võ song toàn) + Phóng khoáng, được quân đội - Vua tin cậy + Có nhiều công lớn trong kháng chiến chống Nguyên - Mông + Làm đến chức Điện Suý thượng tướng công, phong tước quan nội hầu - Tác phẩm còn lại là 2 bài thơ " Tỏ lòng " và " Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương " - Hoàn cảnh rộng: Ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng của đời Trần; khi giặc Nguyên - Mông xâm lược ( Ba lần thắng thắng NMông ) - Hoàn cảnh hẹp: Phỏng đoán T/P được viết vào cuối 1284 khi chuẩn bị cuộc k/c chống NMông lần 2 - Giọng hùng tráng, nhịp thơ 4/3, chậm rãi - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Hai câu đầu: Bày tỏ niềm tự hào về quân đội của mình - trong đó có nhà thơ - Hai câu sau: Khát vọng, chí làm trai " Múa giáo non sông trải mấy thâu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu " - Cầm ngang ngọn giáo- "Hoành sóc"-: Tư thế hiên ngang lẫm liệt, vững trãi ( Múa giáo : Hành động gợi sự phô diễn ) - Bảo vệ non sông: Nhiệm vụ thiêng liêng - Non sông: Tức giang sơn tổ quốc, muôn đời - không gian rộng lớn - Mấy thu ( mấy thâu): Hoán dụ - Đã bao mùa thu, đã mấy năm - Thời gian lịch sử dài lâu. - Ba quân : Hoán dụ - Đội quân anh hùng nhà Trần, tinh thần Dân tộc - Khí thôn ngưu + Nuốt trôi trâu + Khí thế át trời cao(nuốt sao ngưu) - " Công danh nam tử..."- Công danh của đấng làm trai theo lí tưởng làm trai thời P/K + Lập công ( để lại sự nghiệp ) + Lập danh ( để lại tiếng thơm ) - Công danh trái: Nợ công danh +" Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông, Đông tĩnh lên Đoài, Đoài yên" + " Làm trai sống ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông " ( Nguyễn Công Trứ) Như vậy PNLão đã kết hợp yếu tố tích cực của Nho giáo với tư tưởng yêu nước truyền thống của DT để thể hiện quan niệm nhân sinh tốt đẹp. - Thẹn: Xấu hổ PNLão: Danh tướng - Thẹn với VHầu - Danh tướng đời Hán tài giỏi, trung thành - Điển cố Tình cảm mãnh liệt, tha thiết muốn vươn tới tầm cao của con người khổng lồ trong lịch sử. - Bài thơ miêu tả khí phách và hoài bão lớn của một vị tướng đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. - NT: Hình ảnh biểu tượng hàm súc, có ý nghĩa sâu xa, ngôn ngữ cô động, hàm súc, trang trọng. - Thấy được khí thế hào hùng của cả một thời đại và hoài bão lớn của vị tướng trẻ tuổi muốn có sự nghiệp công danh như Gia Cát Lượng để phò vua giúp nước. - Giống: Chí làm trai phải trả nợ công danh, trung quân ái quốc là lẽ sống và ước mơ lập công. - Khác: + PNLão: Nói ngắn gọn, lấy gương VH + NCTrứ : Nói cụ thể, không dựa tấm gương cổ nhân, tự tin ở tài trí của mình " Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái Cái nợ công danh là cái nợ nần Nặng nề thay đôi chữ quân thân Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ Cũng rắp điền viên vui thú vị Trót đem thân thế hẹn tang bồng Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung Hết hai chữ trung chinh báo quốc Một mình để vì dân vì nước Túi kinh luân từ trước để nghìn sau Hơn nhau một tiếng công hầu " ( Nợ nam nhi - NCTrứ)Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 11 Cb Tiết 95: Đọc Văn Bài Thơ Tình Số 28 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!