Bạn đang xem bài viết Giáo Án Dạy Thơ ” Con Voi” được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cho trẻ chào khách
Hoạt động 1:
TC: “Xúm xít” ” Quanh cô”
Ồ cô thấy có rất nhiều những chú voi đáng yêu này!
Các chú voi con hãy nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
( Cô cho một đoạn video về con voi cho trẻ quan sát)
Các con nhìn xem con gì đây?
Con voi có gì?
Còn đây là gì?
Cái gì ở đằng sau đây?
Cô đọc thơ lần 1 cho trẻ nghe
Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ con voi,
Cô đọc lần 2 theo tranh động
* Giảng nội dung:
Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ ” Con voi” bài thơ nói về con voi có cái vòi ở đằng trước, có hai chân trước, hai chân sau và còn cái đuôi dài ở phía sau nữa đấy! Chúng mình có muốn đọc bài thơ này cùng cô không?
Mời các chú voi con cùng về ghế ngồi của mình nào!
( Cho trẻ bò về ghế ngồi)
Cô cho trẻ đọc cùng cô lần 1
Cô thấy các con đọc rất giỏi
Chúng mình cùng đọc lại một lần nữa nào!
Cô cho trẻ đọc lần 2
* Đàm thoại:
Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?
Bài thơ nói về con gì?
Con voi có cái gì đi trước?
Hai chân trước làm sao?
Hai chân sau như thế nào?
Còn cái gì đi sau rốt?
( Mỗi câu hỏi cho 2- 3 trẻ được trả lời)
À ” đi sau rốt” là đi sau cùng đấy các con ạ!
Đầu tiên cô mời các chú voi Trắng thể hiện giọng thơ của mình.
Tiếp theo là sự thể hiện của các chú voi Vàng
Cuối cùng là giọng thơ của các chú voi Đỏ.
Cô thấy các chú voi rất giỏi.
Có chú voi nào muốn thể hiện giọng thơ của mình không?
Cô mời chú voi A,B,C,D
Còn chú voi nào muốn thể hiện giọng thơ của mình nữa?
Cô mời chú voi A,B,C,D
Và sau đây là một chú voi con có giọng thơ xuất sắc
Xin mời chú voi con ……
( Cô chú ý sửa sai và động viên khi trẻ đọc thơ)
Bạn nào giỏi cho cô biết chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
Bài thơ nói về con gì?
Các con ạ! Voi là một con vật sống trong rừng nó là bạn của con người, giúp con người chở hàng, chở gỗ và làm rất nhiều những công việc khác nữa.
( Cho trẻ đọc lại một lần)
Các chú voi ơi! Chúng mình cùng nghỉ ngơi một chút nào!
( Cho trẻ ngồi xuống và giả làm động tác voi ngủ)
Cô nói! Ồ! tiếng kêu của con vật gì thế! ( Cho trẻ nghe tiếng voi kêu)
Hoạt động 2: Nghe hát ” Chú voi con”
Cô hát lần 1
* Giảng nội dung:
Tôi vừa hát cho các bạn nghe bài hát Chú voi con của tác giả Phạm Tuyên đấy! Bài hát nói về một chú voi ở Bản Đôn Tây Nguyên chú còn bé, chưa có ngà, nhưng lại rất ham ăn để mau lớn kéo gỗ cho dân làng đấy!
Các chú voi có muốn thể hiện bài hát này cùng với tôi không?
( Cô hát khuyến khích trẻ hát theo )
Các bạn ơi! Tôi vừa hát cho các bạn nghe bài hát gì?
Bài hát của tác giả nào?
* Củng cố dặn dò:
À đúng rồi! Cô vừa hát cho các bạn nghe bài hát Chú voi con của tác giả Phạm Tuyên và còn dạy các bạn đọc bài thơ gì?
Voi là con vật rất gần gũi với con người nó giúp con người rất nhiều những công việc. Vì vậy chúng mình hãy luôn yêu quý và bảo vệ các con vật các con nhớ chưa nào!
Kết thúc:
Bây giờ xin mời tất cả các chú voi cùng đi dạo chơi nào!
( Cho trẻ ra ngoài vừa đi vừa đọc bài thơ và làm điệu bộ giống con voi)
Giáo Án: Thơ Cô Dạy Con
-Cô và trẻ hát + vận động bài “Đi đường em nhớ”
-Các con ơi! cm vừa cùng cô hát bài hát gì?
-Cô giáo đã dạy bé điều gì?
– Cô giáo còn dạy bé điều gì nữa?
Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ “Cô dạy con” – St: Bùi Thị Tình.
– Lần 1: đọc diễn cảm.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Do ai sáng tác
+ Đàm thoại – trích dẫn
– Cô giáo dạy bé điều gì?
” Mẹ! Mẹ ơi cô dạy
Bài phương tiện giao thông”
– Có những loại phương tiện giao thông gì?
– Đó là phương tiện giao thông đường gì?
Máy bay- bay đường không
Ô tô chạy đường bộ
Tàu thuyền, ca nô đó
Chạy đường thủy mẹ ơi”
– Cô giáo còn dạy bé điều gì nữa?
Con nhớ lời cô rồi
Khi đi trên đường bộ
Nhớ đi trên vỉa hè
– Khi ngồi trên tàu xe thì sao?
Khi ngồi trên tàu xe
Không thò đầu cửa sổ
– Khi đến ngã tư đường phố bé phải chấp hành như thế nào?
Đến ngã tư đường phố
Đèn đỏ con phải dừng
Đèn vàng con chuẩn bị
Đèn xanh con nhớ đi
– Bé ghi lời cô ra sao?
Lời cô dạy con ghi
Không bao giờ quên được.
Giáo dục trẻ: Bé nghe lời cô giáo, khi đi đi bên phải, khi ngồi trên xe không thò đầu ra ngoài, đi đến ngã tư đường phố phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông, các con nhớ chưa?
– Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 3 – 4 lù¬t.
– Tổ đọc thơ nối tiếp
– Nhóm đọc thơ thi đua nhau
– Cá nhân đọc thơ
* Cả lớp đọc 1 lần nữa
Hoạt động 3: TC: Làm theo tín hiệu
+ Cô nói “Ôtô xuất phát” trẻ làm động tác lái xe ô tô, miệng kêu “Bim bim” và chạy chậm.Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại.Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.
+ Cô nói tiếp “Máy bay cất cánh” trẻ dang hai tay sang hai bên, nghiêng người làm máy bay bay, miệng kêu ù ù và chạy nhanh. Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay, cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ và chậm lại. Cô nói ” Máy bay hạ cánh” đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại
+ Cô nói tiếp “Thuyền ra khơi” , trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo thuyền. Cô nói “Thuyền về bến” đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ. Trẻ dừng lại và đứng dậy. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền.
+ Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng.
– Tổ chức cho trẻ chơi
Nhận xét buổi học, trẻ hát bài “Đường em đi”
Giáo Án Lqvh: Thơ “Cô Dạy Con”
Cho trẻ hát bài: ” Em tập lái ô tô”
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nhắc đến phương tiện giao thông nào?
+ Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
+ Ngoài ô tô ra các con biết còn có những loại phương tiện giao thông nào nữa?
– Các con ạ, từ những phương tiện giao thông đó mà nhà thơ Bùi Thị Tình đã có nhiều nỗi niềm say mê cảm hứng và đã viết lên bài thơ rất hay về phương tiện giao thông. Đó là bài thơ ” Cô dạy con”. Các con hãy
*Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
– Cô đọc thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Trong bài thơ nhắc đến những phương tiện giao thông nào?
+ Máy bay, ô tô, tàu thuyền, ca nô chạy ở đâu?
Bài phương tiện giao thông
Máy bay, bay đường không
+ Ngoài ra cô dạy khi đi bộ thì đi ở đâu?
+ Khi ngồi tên tàu xe phải như thế nào?
Các con ạ, “Vỉa hè” là phần đường dành cho người đi bộ, đi trên lề đường bên tay phải theo hướng đi của mình.
+ Đến ngã tư đường phố con phải làm gì?
-Các con sẽ làm gì jhi tham gia giao thông? Vì sao?
*Giáo dục trẻ: Các con nhớ khi tham gia giao thông phải chú ý chấp hành đúng luật lệ giao thông như khi ngồi trên tàu xe không được chơi đùa chen lấn xô đẩynhau, không thò đầu thò tay ra ngoài cua sổ, khi đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè, đi về phía tay phải…
*Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
– Cho cả lớp đọc bài thơ 2 lần
Cô cho cả lớp đọc thơ theo hình thức to – nhỏ theo sự nâng tầm tay của cô.
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
-Cho cả lớp đọc thơ 1 lần nữa.
-Cô hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
-Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
*Hoạt động 3: Kết thúc: Cho trẻ làm ” Máy bay” và đi ra ngoài.
-Cả lớp hát cùng cô
-Em tập lái ô tô
– Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
-Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
-Bài thơ” Cô dạy con”
– Cô Bùi Thị Tình sáng tác
-Máy bay, ô tô, tàu thuyền, ca nô
-” Máy bay bay đường không, ô tô chạy đường bộ,tàu thuyền…..đường thủy mẹ ơi”
-Không thò đầu cửa sổ
-Đèn đỏ ……đèn xanh mới đi
-Chấp hành luật lệ giao thông, vì nếu không sẽ xảy ra tai nạn.
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Tổ đọc thơ ( 3 tổ)
-Nhóm đọc thơ ( 2 nhóm)
-Cá nhân đọc thơ (1 – 2 trẻ)
-Bài thơ ” Cô dạy con” do cô Bùi Thị Tình
-Trẻ làm máy bay và đi ra ngoài.
Giáo Án Dạy Trẻ Đọc Thơ ” Làm Anh”
Chào mừng tất cả các bé đến với chương trình ” Bé yêu thơ” của lớp 5 tuổi A2
– Đến với chương trình hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có các thành viên đến từ 3 đội chơi : Đội Thỏ nâu, Đội Thỏ trắng và đội Thỏ vàng.
– Và thành phần không thể thiếu trong mỗi cuộc thi đó là thành phần ban giám khảo đó là các cô giáo trong ban giám hiệu trường Mầm Non Đại Tự , …………………… Xin quý vị và các bạn hãy nổ một tr àng pháo tay thật to để chào mừng các cô.
– Đồng hành cùng các bạn nhỏ trong chương trình ngày hôm nay đó chính là cô MC Nhớ Thương . Mở đầu chương trình ngày hôm nay xin mời cả 3 đội chơi sẽ cùng đến với phần thi thứ nhất với tên gọi ” Khám phá”
2. Nội dung
+ Các con vừa được nghe bài thơ gì?
+ Chúng mình thấy bài thơ như thế nào?
b. Đàm thoại hiểu nội dung bài thơ
+ Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì?
– Đúng rồi đó là bài thơ ” Làm anh” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn
+ Trong lớp mình bạn nào đã được làm anh rồi?
Trích dẫn: ” Làm anh khó đấy
À, cm hiểu làm người lớn là như thế nào nhỉ? Tức là
Trích dẫn: “Mẹ cho quà bánh
+ Khi cm nhường bánh, đồ chơi đẹp rồi em cảm thấy rát vui đấy. Khi em bé vui thì anh cảm thấy như thế nào?
Trích dẫn: ” Làm anh thật khó
Cmthấy làm anh có dễ không, rất là rễ đấy ai yêu em bé thì làm được ngay thôi.
Vừa rồi, các đội đã tham gia phần chơi ” Khám phá” vô cùng thú vị và hấp dẫn. Ngay bây giờ, các đội sẽ đến với phần 2 của chương trình với tên gọi ” Thi tài đọc thơ”, để tham gia được phần chơi này người dẫn chương trình muốn kiểm tra khả năng đọc thơ của các đội nào cm cùng đọc thơ.
– Cả lớp đọc 2 lần
( Bây giờ sẽ là phần thi tài đọc thơ của các đội)
– Nhóm đọc thơ ( 2 – 3 nhóm)
– Qua phần thể hiện tài năng đọc thơ của các bé, cô thấy các bạn đọc rất hay, cô phát hiện có một bạn rất yêu thơ và có giọng đọc rất truyền cảm, xin mời phần thể hiện của bạn…
– Cả lớp đọc lại bài thơ ( đọc to – nhỏ).
* Trò chơi củng cố
– Các đội đã rất xuất sắc trải qua 2 phần chơi và bây giờ xin mời các đội sẽ đến với phần 3 của chương trình với tên gọi ” Chung sức”
– Cách chơi: Trong phần chơi ” Chung sức” cả 3 đội sẽ tham gia trò chơi “Đóng kịch” nhiệm vụ của mỗi đội sẽ cử ra 3 bạn giỏi nhất của đội mình sẽ lên tham gia trò chơi. 1 bạn đóng làm mẹ, 1 bạn đóng làm anh, 1 bạn đóng làm em. Các bạn còn lại trong đội sẽ đọc bài thơ ” Làm anh”, 3 bạn trên này sẽ lắng nghe các bạn của đội mình đọc đến câu thơ nào thì 3 bạn hãy thể hiện tài năng của mình bằng cách mô phỏng các động tác minh họa phù hợp với nội dung bài thơ.
Luật chơi: Đội nào thể hiện đúng và đẹp thì sẽ dành chiến thắng.
– Cho trẻ chơi 1-2 lần
3. Kết thúc
– Phần chơi ” chung sức” đã khép lại chương trình ” Bé yêu thơ” ngày hôm nay. Trải qua các phần chơi, ban tổ chức chương trình thấy cả 3 đội chơi đều thể hiện rất là xuất sắc và cả 3 đội đều nhận được quà của chương trình. Xin mời đại diện của 3 đội lên nhận quà.
Giáo Án Dạy Ngữ Văn 11 Tiết 82: Tràng Giang
Ngaøy soaïn:.. Ngày dạy:. TRÀNG GIANG. Huy Cận. I. MỤC TIÊU. – Giúp học sinh cảm nhận được nỗi buồn, nỗi cô đơn trước vũ trụ, nỗi sầu nhân thế và niềm khát khao hòa nhập với quê hương đất nước. Thấy được màu sắc cổ điển và hiện đại của bài thơ. – Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một bài thơ hiện đại. – Bồi dưỡng tinh thần gắn bó với quê hương, đất nước. II.PHƯƠNG PHÁP III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: III. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 1. Kieåm tra baøi cũ . Đọc thuộc lòng bài thơ Vội vàng. Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 2.Giảng bài mới: *Lời vào bài: Trong tập thơ “lửa thiêng”nhà thơ Huy Cận đã có lần tự họa chân dung ,tâm hồn mình : “Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu” Nỗi sầu thiên cổ ấy trùm lên tập lửa thiên và hội tụ ở Tràng Giang và những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cân trước cáng mạng tháng tám TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu khái quát. GV: Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó giúp học sinh tóm tắt về tác giả và tác phẩm GV: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? GV: Giảng giải: – Cảnh thực: Sông Hồng mùa thu nước nguồn đổ về, sóng dữ dội, mặt sông nổi sóng cuồn cuộn cuốn theo nhiều cành cây mục. – Cảnh trong bài thơ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. GV: Nhan đề bài thơ gợi ý nghĩa liên tưởng như thế nào? Hoạt động 1:HS Đọc tiểu dẫn SGK. Bài thơ được ra đời vào một buổi chiều mùa thu năm 1939. Nhan đề vừa gợi ta liên tưởng đến con sông Trường Giang (Trung Quốc), vừa mang âm hưởng Đường thi, tạo chiều dài cho dòng sông. I. Đọc – hiểu khái quát. 1. Tác giả. – Huy Cận ( 1919- 2005) tên thật là Cù Huy Cận. – Là người có đóng góp nhiều cho thơ mới. – Thơ Huy Cận chịu ảnh hưởng của thơ Đường và thơ Pháp, giọng thơ ảo não. – Tập Lửa thiêng là nỗi sầu vạn kỉ. Lửa thiêng là bản ngậm ngùi dài, biểu hiện cái tôi trong nỗi buồn mênh mông của thế hệ trẻ. Mặt khác cũng gợi ít nhiều tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống. 2. Tác phẩm: – Cảm hứng sáng tác: Tứ thơ được hình thành vào một buổi chiều mùa thu năm 1939, khi tác giả đứng ở bờ Nam bến Chèm nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la vắng lặng, nghĩ về kiếp người trôi nổi. – Nhan đề: Tràng giang. + Âm hưởng thơ Đường. + Tạo chiều dài cho dòng sông. +Gợi nhớ sông Trường Giang ở Trung Quốc. 25 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết. GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ. GV:Những câu thơ miêu tả sóng, thuyền, củi gợi ta liên tưởng điều gì? GV: Cảnh dòng sông được tác giả tập trung làm nổi bật điều gì? GV: Em hãy nhận xét tâm trạng của tác giả thể hiện trong đoạn thơ? * Đây là tâm trạng của Huy Cận, nỗi buồn thấm đẫm vào cảnh vật, không gian, con người trở nên cô đơn, bé nhỏ, có phần như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không thể không cảm thấy lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian. Vì thế, nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng- sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. GV: Nét tinh tế của cảnh được thể hiện ở những từ ngữ nào? GV: Thôi Hiệu có hai câu: Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Theo em ai buồn hơn ai? GV: Xuân Diệu đã nhận xét: Tràng giang là bài thơ dọn đường cho lòng yêu giang sơn, tổ quốc. Hoạt động 2: HS Đọc diễn cảm văn bản, chú ý giọng điệu trầm, buồn. Liên tưởng đến kiếp người nổi trôi, vô định. – Vắng lặng. – Mênh mông (dài, rộng, cao ). HS: Suy nghĩ trả lời. Tâm trạng như thấm đẫm vào cảnh vật vào không gian. Thể hiện ở những từ :Cánh nhỏ, bóng chiều sa. Tình cảm của Huy Cận gần gũi với tình yêu đất nước dân tộc hơn. II. Đọc –hiểu văn bản: 1. Cảnh vật dòng sông và sự trầm tư suy tưởng của nhà thơ ( khổ 1). – Khổ thơ mở đầu đã khơi gợi được cảm xúc và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian (tràng giang) và theo thời gian (điệp điệp). + Sóng gợi: Không phải là hình ảnh thật mà là sóng lòng của nhà thơ. + Thuyền xuôi mái: Sự bất lực buông xuôi. + Thuyền về nước lại: Sự bất hòa đồng. + Củi một cành khô lạc mấy dòng: Sự nổi trôi vô định. – Nghệ thuật : + Phép đảo ngữ :Củi- một cành, nhằm nhấn mạnh vào sự nhỏ bé, lẻ loi của sự vật. + Từ láy: điệp điệp, song song: Gợi âm hưởng cổ kính cho đoạn thơ. ] Cảnh vật được nhìn trong sự suy tưởng của tác giả về những kiếp người nhỏ bé, vô định. 2. Sự hoang vắng của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ ( khổ 2, 3). – Nỗi buồn như càng thấm sâu vào cảnh vật: + Không âm thanh: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. + Không sự sống: Mênh mông không một chuyến đò ngang- Không cầu gợi chút niềm thân mật. + Không gian mênh mông : Cao- rộng- sâu vô tận. Nắng xuống trời lên sâu chót vót. + Sự vật càng trở nên hiu hắt, lặng lẽ: gió đìu hiu, bèo dạt về đâu, lặng lẽ bờ xanh, bãi vàng, bến cô liêu,… – Nghệ thuật : + Điệp từ không: tăng sự vắng lặng, quạnh hiu của cảnh vật. + Phép đối ngầm: Không gian – không gian; không gian – con người. “Nỗi buồn thấm đẫm vào cảnh vật, không gian, con người trở nên cô đơn, bé nhỏ không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng- sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. 3) Nét đẹp kì vĩ của thiên nhiên và nỗi nhớ của nhà thơ ( khổ 4). – Thiên nhiên tuy buồn nhưng thật tráng lệ, kì vĩ: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc- Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa: Sự rung cảm tinh tế của nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên. – Tình cảm của tác giả: Nỗi nhớ nhà. + Không cần ngoại cảnh tác động:Không khói hoàng hôn. + Mang âm hưởng Đường thi. III. Chủ đề. Qua cảnh chiều thu sông Hồng đìu hiu và hoang vắng, tác giả bộc lộ cái tôi cô đơn của mình và đó cũng chính là nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước của nhà thơ. 5 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: HS Đọc ghi nhớ SGK. IV. Tổng kết. – Nội dung: Đi suốt bài thơ là một nỗi buồn triền miên, vô tận nhưng đó là cái buồn trong sáng, góp phần làm phong phú thêm tâm hồn độc giả. -Nghệ thuật: Bài thơ có ý vị cổ điển, đậm chất Đường thi nhưng hình ảnh, giọng điệu, từ ngữ thơ rất gần gũi với quê hương, đất nước và con người Việt Nam. 3. Cuûng coá Thấy được tâm sự yêu nước kín đáo của nhà thơ thể hiện qua nỗi buồn sông núi, cảm nhận tính chất vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. 4. Daën do – Baøi taäp veà nhaø: Đọc thuộc lòng bài thơ. – Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Dạy Thơ ” Con Voi” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!