Bạn đang xem bài viết Giáo Án Dạy Ngữ Văn 11 Tiết 82: Tràng Giang được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngaøy soaïn:.. Ngày dạy:. TRÀNG GIANG. Huy Cận. I. MỤC TIÊU. – Giúp học sinh cảm nhận được nỗi buồn, nỗi cô đơn trước vũ trụ, nỗi sầu nhân thế và niềm khát khao hòa nhập với quê hương đất nước. Thấy được màu sắc cổ điển và hiện đại của bài thơ. – Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một bài thơ hiện đại. – Bồi dưỡng tinh thần gắn bó với quê hương, đất nước. II.PHƯƠNG PHÁP III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: III. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 1. Kieåm tra baøi cũ . Đọc thuộc lòng bài thơ Vội vàng. Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 2.Giảng bài mới: *Lời vào bài: Trong tập thơ “lửa thiêng”nhà thơ Huy Cận đã có lần tự họa chân dung ,tâm hồn mình : “Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu” Nỗi sầu thiên cổ ấy trùm lên tập lửa thiên và hội tụ ở Tràng Giang và những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cân trước cáng mạng tháng tám TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu khái quát. GV: Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó giúp học sinh tóm tắt về tác giả và tác phẩm GV: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? GV: Giảng giải: – Cảnh thực: Sông Hồng mùa thu nước nguồn đổ về, sóng dữ dội, mặt sông nổi sóng cuồn cuộn cuốn theo nhiều cành cây mục. – Cảnh trong bài thơ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. GV: Nhan đề bài thơ gợi ý nghĩa liên tưởng như thế nào? Hoạt động 1:HS Đọc tiểu dẫn SGK. Bài thơ được ra đời vào một buổi chiều mùa thu năm 1939. Nhan đề vừa gợi ta liên tưởng đến con sông Trường Giang (Trung Quốc), vừa mang âm hưởng Đường thi, tạo chiều dài cho dòng sông. I. Đọc – hiểu khái quát. 1. Tác giả. – Huy Cận ( 1919- 2005) tên thật là Cù Huy Cận. – Là người có đóng góp nhiều cho thơ mới. – Thơ Huy Cận chịu ảnh hưởng của thơ Đường và thơ Pháp, giọng thơ ảo não. – Tập Lửa thiêng là nỗi sầu vạn kỉ. Lửa thiêng là bản ngậm ngùi dài, biểu hiện cái tôi trong nỗi buồn mênh mông của thế hệ trẻ. Mặt khác cũng gợi ít nhiều tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống. 2. Tác phẩm: – Cảm hứng sáng tác: Tứ thơ được hình thành vào một buổi chiều mùa thu năm 1939, khi tác giả đứng ở bờ Nam bến Chèm nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la vắng lặng, nghĩ về kiếp người trôi nổi. – Nhan đề: Tràng giang. + Âm hưởng thơ Đường. + Tạo chiều dài cho dòng sông. +Gợi nhớ sông Trường Giang ở Trung Quốc. 25 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết. GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ. GV:Những câu thơ miêu tả sóng, thuyền, củi gợi ta liên tưởng điều gì? GV: Cảnh dòng sông được tác giả tập trung làm nổi bật điều gì? GV: Em hãy nhận xét tâm trạng của tác giả thể hiện trong đoạn thơ? * Đây là tâm trạng của Huy Cận, nỗi buồn thấm đẫm vào cảnh vật, không gian, con người trở nên cô đơn, bé nhỏ, có phần như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không thể không cảm thấy lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian. Vì thế, nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng- sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. GV: Nét tinh tế của cảnh được thể hiện ở những từ ngữ nào? GV: Thôi Hiệu có hai câu: Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Theo em ai buồn hơn ai? GV: Xuân Diệu đã nhận xét: Tràng giang là bài thơ dọn đường cho lòng yêu giang sơn, tổ quốc. Hoạt động 2: HS Đọc diễn cảm văn bản, chú ý giọng điệu trầm, buồn. Liên tưởng đến kiếp người nổi trôi, vô định. – Vắng lặng. – Mênh mông (dài, rộng, cao ). HS: Suy nghĩ trả lời. Tâm trạng như thấm đẫm vào cảnh vật vào không gian. Thể hiện ở những từ :Cánh nhỏ, bóng chiều sa. Tình cảm của Huy Cận gần gũi với tình yêu đất nước dân tộc hơn. II. Đọc –hiểu văn bản: 1. Cảnh vật dòng sông và sự trầm tư suy tưởng của nhà thơ ( khổ 1). – Khổ thơ mở đầu đã khơi gợi được cảm xúc và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian (tràng giang) và theo thời gian (điệp điệp). + Sóng gợi: Không phải là hình ảnh thật mà là sóng lòng của nhà thơ. + Thuyền xuôi mái: Sự bất lực buông xuôi. + Thuyền về nước lại: Sự bất hòa đồng. + Củi một cành khô lạc mấy dòng: Sự nổi trôi vô định. – Nghệ thuật : + Phép đảo ngữ :Củi- một cành, nhằm nhấn mạnh vào sự nhỏ bé, lẻ loi của sự vật. + Từ láy: điệp điệp, song song: Gợi âm hưởng cổ kính cho đoạn thơ. ] Cảnh vật được nhìn trong sự suy tưởng của tác giả về những kiếp người nhỏ bé, vô định. 2. Sự hoang vắng của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ ( khổ 2, 3). – Nỗi buồn như càng thấm sâu vào cảnh vật: + Không âm thanh: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. + Không sự sống: Mênh mông không một chuyến đò ngang- Không cầu gợi chút niềm thân mật. + Không gian mênh mông : Cao- rộng- sâu vô tận. Nắng xuống trời lên sâu chót vót. + Sự vật càng trở nên hiu hắt, lặng lẽ: gió đìu hiu, bèo dạt về đâu, lặng lẽ bờ xanh, bãi vàng, bến cô liêu,… – Nghệ thuật : + Điệp từ không: tăng sự vắng lặng, quạnh hiu của cảnh vật. + Phép đối ngầm: Không gian – không gian; không gian – con người. “Nỗi buồn thấm đẫm vào cảnh vật, không gian, con người trở nên cô đơn, bé nhỏ không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng- sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. 3) Nét đẹp kì vĩ của thiên nhiên và nỗi nhớ của nhà thơ ( khổ 4). – Thiên nhiên tuy buồn nhưng thật tráng lệ, kì vĩ: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc- Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa: Sự rung cảm tinh tế của nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên. – Tình cảm của tác giả: Nỗi nhớ nhà. + Không cần ngoại cảnh tác động:Không khói hoàng hôn. + Mang âm hưởng Đường thi. III. Chủ đề. Qua cảnh chiều thu sông Hồng đìu hiu và hoang vắng, tác giả bộc lộ cái tôi cô đơn của mình và đó cũng chính là nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước của nhà thơ. 5 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: HS Đọc ghi nhớ SGK. IV. Tổng kết. – Nội dung: Đi suốt bài thơ là một nỗi buồn triền miên, vô tận nhưng đó là cái buồn trong sáng, góp phần làm phong phú thêm tâm hồn độc giả. -Nghệ thuật: Bài thơ có ý vị cổ điển, đậm chất Đường thi nhưng hình ảnh, giọng điệu, từ ngữ thơ rất gần gũi với quê hương, đất nước và con người Việt Nam. 3. Cuûng coá Thấy được tâm sự yêu nước kín đáo của nhà thơ thể hiện qua nỗi buồn sông núi, cảm nhận tính chất vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. 4. Daën do – Baøi taäp veà nhaø: Đọc thuộc lòng bài thơ. – Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
Giáo Án Ngữ Văn 11 Cb Tiết 5: Đọc Văn Tự Tình
Tiết 5, Đọc văn Lớp 11D2 Tự tình – Hồ Xuân Hương - A. Phần chuẩn bị I. Mục Tiêu bài học 1. Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le, ngang trái của duyên phận Hồ Xuân Hương; từ đó thấy được cả bi kịch và bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. – Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, độc đáo, táo bạo mà tinh tế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. 2, Kĩ năng: Biết cách phân tích các sắc thái từ ngữ, có biện pháp nghệ thuật tu từ để diễn tả cảm xxúc tâm trạng. 3. GDTTTC: Trân trọng tình cảm của người phụ nữ. II. Cách thức tiến hành III. Phương tiện dạy và học – Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TKTK; Thiết kế bài dạy. + Chuẩn bị chân dung Hồ Xuân Hương và tập thơ Lưu hương kí – Học sinh: đọc văn bản và chuẩn bị bài theo hướng dẫn. B. Tiến trình bài dạy * ổn định tổ chức (1’) D2: I. Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi: Qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh có giá trị hiện thực sâu sắc? Đáp án: – Một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu, rộng, già dặn kinh nghiệm. (2đ) – Một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm. (2 đ) – Một nhà thơ, nhà văn giàu cảm xúc và có thái độ rõ ràng. (3 đ) – Ông khinh thường lợi danh, phú quý, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm quê mùa. (3 đ) Đoạn trích Vào Trịnh phủ trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác vừa mang đậm giá trị hiện thực, vừa thể hiện tính trữ tình của một thầy thuốc giàu tài năng, mang bản lĩnh vô vi, thích, sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên, ghẻ lạnh với danh vọng, suốt đời chăm lo giữ gìn y đức của mình. II. bài mới: * Lời vào bài (1’) Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. Nhà thơ phụ nữ viết về giới mình vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian. Tiếng nói chủ yếu trong thơ nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, khát vọng hưởng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK) (?) Em hãy giới thiệu vài nét về Hồ Xuân Hương? (?) HS đọc SGK và chú thích? (Gọi 2- 3 HS đọc, GV nhận xét cách đọc và đọc mẫu). (?) Bài thơ viết theo thể loại gì? (?) Theo cấu tạo như thế nào trong ba cách: (HS đọc 2 câu đầu) (?) Hai câu thơ đầu tả cảnh gì? Trong thời điểm nào? (?) Thời gian ấy được nhận biết bằng cách nào? (?) Tiếng văng vẳng gợi âm thanh như thế nào? (?) Giải nghĩa, phân tích động từ Trơ? (?) Em hiểu từ Hồng nhan là gì? Từ này thường đi với từ nào để trở thành thành ngữ? (?) Nhân vật trữ tình đang ở hoàn cảnh như thế nào? (?) Em có cảm nhận gì về những lời tự tình ấy của Xuân Hương? (?) Hai câu 3 và 4 biểu hiện tâm sự gì của Hồ Xuân Hương? (?) Cảnh nhà thơ ngồi một mình uống rượu dưới trăng khuya gợi tâm trạng gì? (?) Hình ảnh trăng kguyết, xế và con người uống say rồi lại tỉnh, lại say bộc lộ nỗi niềm gì? (?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bốn câu thơ đầu? (HS đọc 4 câu còn lại). ? Câu thơ 5 và 6 thể hiện Thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào? ? Tác giả diễn tả bằng cách nào? ? Em có cảm nhận gì? (?) Đáng lẽ theo mạch cảm xúc đang trào dâng mạnh lịêt ở 2 câu luận, hai câu kết không thể chuyển điệu như vậy. Nhưng điều đó lại xảy ra. Vậy, tâm trạng của tác vì sao lại rẽ ngoặt như thế? Theo em hai câu cuối diễn tả tâm trạng gì? Mạch lô gíc của tâm trạng như thế nào? (?) Tác giả diễn tả bằng cách nào? (?) Cảm nhận của em như thế nào? ? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ? Tham khảo phần ghi nhớ (SGK). ? So sánh sự giống nhau và khác nhau của ba bài thơ Tự tình? I. Tìm hiểu chung (12’) 1. Tác giả (3’) + Nguồn gốc: Bà sinh và mất năm nào đến nay cũng chưa có tài liệu nào xác định được. Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là cụ đồ Hồ Phi Diễn. Cụ Đồ ra Bắc dạy học rồi lấy một bà vợ lẽ sinh ra Hồ Xuân Hương. Có một thời làm ngôi nhà ở ven hồ Tây gọi là Cổ Nguyệt Đường. + Thông minh, sắc sảo, tài năng thơ phú hơn người. + Đường chồng con lận đận, nhiều éo le, trắc trở (Hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều làm lẽ (lấy Tổng Cóc và tri phủ Vĩnh Tường, cả 2 lần chồng chết): “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công”. + Cuối đời, bà đi giao du nhiều nơi nhất là thăm chùa chiền và danh lam thắng cảnh. 2. Sự nghiệp thơ văn (3’) – Hồ Xuân Hương để lại tập “Lưu Hương kí” phát hiện năm 1964 tập thơ 26 bài thơ chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán. – Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. Nhà thơ phụ nữ viết về giới mình vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian. Tiếng nói chủ yếu trong thơ nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, khát vọng hưởng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ. Ngôn ngữ trong thơ bà nhiều khi táo bạo mà tinh tế. – Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. 3. Đọc – giải nghĩa từ khó SGK (2’) – Đọc chú ý ngắt nhịp 4/3, 2/2/3; câu 2: 1/3/3; nhấn giọng đúng mức các từ: văng vẳng, trơ, lại, xiên, đâm, lại, lại, tí con con. – Giọng điệu vừa não nùng vừa cười cợt, hóm hỉnh vừa cứng cỏi, thách thức. 4. Bố cục (4’) a. Thể thơ – thể tài – Thể thơ: Mô phỏng theo thể thơ Đường. Đây là thơ Nôm Đường luật. Bài thơ làm theo thể thất ngôn, bát cú. – Thể tài tự tình: tự bày tỏ tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của người viết trong một hoàn cảnh nào đó; gần gũi với các bài Thuật hoài, Ngôn hoài đã học ở lớp 10 THPT. b. Bố cục Bốn cặp câu (đề, thực, luận, kết) 2 – 4 – 2 4 câu trên và 4 câu dưới Chọn cách ba 4 câu trên và 4 câu dưới – Bốn câu trên thể hiện nỗi lòng trong cảnh cô đơn, lẽ mọn, bộc lộ khát vọng hạnh phúc tuổi xuân. – Bốn câu còn lại: Thái độ bức phá vùng vẫy mà vẫn rơi vào tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn. II. Đọc – hiểu 1. Nỗi thương mình trong cảnh cô đơn lẽ mọn (12’) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” – Câu thơ mở đầu xác định, thông báo hoàn cảnh tự tình: đêm khuya. Khuya rồi mà vẫn không sao ngủ được. “Đêm khuya” là thời điểm từ nửa đêm cho đến gần sáng. Người phụ nữ ấy vẫn thao thức chờ đợi. – Văng vẳng: là từ xa vọng lại. – “Trống canh dồn” diễn tả tiếng trống thôi thúc, gấp gáp. Đó còn là tiếng trống của tâm trạng. Nó dồn dập diễn tả sự chờ đợi khắc khoải, thảng thốt của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn, chờ người chồng đến với mình. Nhưng càng chờ, càng vô vọng. Thực ra đay là cảm nhận của nhà thơ về dòng thời gian xô đuổi. “Trơ cái hồng nhan”. – “Trơ” không phải trơ lì, chầy sạn mà là diễn tả sự: còn lại, không sắc, bẽ bàng, trơ trọi, cô đơn. – Hồng nhan: nhan sắc người phụ nữ đẹp thường đi với đa truân hay bạc mệnh để thành thành ngữ: hồng nhan đa truân, hồng nhan bạc mệnh thường gặp trong Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm, Truyện Kiều – Cái: cụ thể hoá khái niệm hồng nhan với ý tự mỉa mai. – Nước non: cách dùng từ trang trọng, ước lệ: ngoại cảnh. Thật đáng buồn, tủi cho thân phận của nàng. Ta càng thấy thương cho những người phụ nữ trong cảnh đời lẽ mọn. Ca dao đã từng nức nở. “Tối tối chị giữ lấy chồng Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài Sáng sáng chị gọi bớ hai Mau mau trở dạy băm bèo thái khoai” Hồ Xuân Hương cũng từng văng vào cảnh đời ấy. “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười hoạ hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không”. Trở lại bài thơ, ta thật thương nàng. Nàng chờ mong chồng nhưng người chồng không đến. Đây không chỉ một lần chờ mà nhiều lần như thế. Câu thơ thấm nỗi buồn tủi, phẫn uất. – Thật chua chát và đắng cay cho thân phận. Nó bộc lộ sự khao khát đến cháy bỏng về hạnh phúc và tuổi xuân. Câu thơ không chỉ là lời tự tình, kể nỗi lòng mình mà còn thương những người cùng cảnh ngộ, khiến nỗi sầu nhân thế đến rưng rưng. ý nghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo càng trở nên sâu sắc. Hai câu 3 và 4 Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn – Ngồi một mình cô đơn, độc ẩm dưới trăng lạnh lùng, ngắm trăng, ngẫm duyên phận mình, càng them buồn chán. Nàng mượn rượu để tiêu sầu dìm hồn trong đáy cốc. Song càng uống càng tỉnh, càng sầu. – Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế” diễn tả đêm sắp qua rồi mà niềm ân ái hạnh phúc vẫn không. Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế” còn diễn tả tuổi xuân qua đi mà hạnh phúc chưa có. Vầng trăng đã “xế” lại “khuyết” tức là thiếu. Vầng trăng xế, khuyết hẳn là chưa tròn. Không gian nghệ thuật đã tăng thêm sức hút của bài thơ. – Sử dụng từ ngữ rất tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. + Từ diễn tả không gian (đêm khuya) + Từ diễn tả âm thanh (văng vẳng trống canh dồn) + Từ diễn tả hình ảnh (vầng trăng bóng xế, khuyết, chưa tròn) – Sử dụng phép đối giữa câu 3 và 4 để làm rõ bi kịch giữa khát vọng hạnh phúc của tuổi xuân và sự thực phũ phàng. Chẳng lẽ con người cứ cam chịu mãi. Thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào, ta tìm hiểu 4 câu còn lại. 2. Thái độ của nhà thơ và sự thật phũ phàng (12’) Câu thơ 5 và 6 “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” – Xiên ngang, đâm toạc Cách đảo ngữ Rêu từng đám xiên ngang mặt đất xiên ngang mặt đất rêu từng đám, tương tự: Đá mấy hòn đâm toạc chân mây đâm toạc chân mây đá mấy hòn. Đảo ngữ đã tạo ra cách nói mạnh mẽ của thái độ không cam chịu. Phép đối của câu 5 và 6 giữa hai hình ảnh mặt đất /chân mây khẳng định thái độ xé trời, vạch đất cho thoả nỗi uất ức tủi hờn. Một tâm trạng bị dồn nén. Từ than thở đến tức tối, muốn đập phá, muốn giải thoát khỏi sự cô đơn, cảnh đời lẽ mọn. Đấy là nét độc đáo, táo bạo trong thơ nữ sĩ họ Hồ. Hai câu thơ cuối: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con” – Hai câu thơ cuối như một lời than thân, trách phận của người phụ nữ phải làm lẽ trong xã hội phong kiến bạc ác. Tự nhiên nó là tiếng nói đồng cảm với tất cả những ai cùng cảnh ngộ, cũng là tiếng nói bóc trần, kết tội xã hội tàn ác đã đè nặng lên kiếp sống người ta. Trong đầm đìa nước mắt vẫn pha một nụ cười giễu cợt, càng chua chát hơn. III. Tổng kết (3’) Nội dung: Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn, lẽ mọn, khao khát hạnh phúc tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bức phá, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng lại tuyệt vọng, buồn chán. Nghệ thuật: – Sử dụng từ ngữ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc, đường nét (dồn, trơ, sang, tỉnh, bóng xế, khuyết, xiên ngang, đâm toạc, mảnh, tí, con con). Tất cả nhằm diễn tả tâm trạng và thái độ, nỗi chán ngán về thân phận lẽ mọn. Giọng điệu bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. IV. Luyện tập (3’) Bài thơ: Tự tình I và Tự tình II với Tự tình III Giống nhau: – Đều là tiếng nói than thở của nhân vật trữ tình về duyên phận. – Trong than thân trách phận bộc lộ thái độ vùng vẫy, bức phá, không cam chịu. – Cả ba bài đều diễn tả bằng từ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc âm thanh. – Cả ba bài thơ đều rất giàu tâm trạng. Tả cảnh để ngụ tình. Khác nhau: + Bài Chiếc bánh là Tự tình III làm sau khi đã hai lần làm lẽ mà không hạnh phúc. Nó có dư âm của sự buông xuôi, phó mặc (mặc ai, thây kệ). + Bài Tự tình I nỗi lòng Xuân Hương ở vào thời điểm đêm khuya thì Tự tình II vào lúc gần sáng. Một bên là tiếng trống cầm canh còn một bên là tiếng gà báo sáng. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’) Bài cũ: Học thuộc bài thơ và nắm nội dung bài học. – Phân tích tâm trạng nhà thơ qua bài thơ Tự tình II 2. Bài mới: chuẩn bị bài Thu điếu (Câu cá mùa thu) * Yêu cầu: Đọc văn bản và nắm kiến thức cơ bản về tác giả, sự nghiệp văn học, chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.
Giáo Án Dạy Ngữ Văn 12 Tiết 42 Đọc Thêm: Bác Ơi
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
– Cảm nhận được tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
– Hiểu hơn về con người Hồ Chí Minh với đầy đủ những phẩm chất cao đẹp.
B. Phương tiện thực hiện:
– SGK 12, SGV 12,Thiết kế bài học.
C. Phương pháp tiến hành:
Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: – Cảm nhận được tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. – Hiểu hơn về con người Hồ Chí Minh với đầy đủ những phẩm chất cao đẹp. B. Phương tiện thực hiện: – SGK 12, SGV 12,Thiết kế bài học. C. Phương pháp tiến hành: Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu D. Tiến trình bài học: 1- Kiểm tra bài cũ 2- Giới thiệu bài mới 3-Tiến hành bài học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt * Hoạt Động 1: GV Hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Bác ơi” – Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? – GV nhận xét, chốt ý * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và chia bố cục. – Hướng dẫn HS đọc và chia bố cục. – GV nhận xét cách đọc và cách chia của HS, phân tích tính hợp lý của các ý kiến, thống nhất . *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu 4 khổ thơ đầu + Nỗi đau xót lớn lao khi Bác qua đời được thể hiện như thế nào? (Cảnh vật? Lòng người?) Giữa cảnh vật và con người có gì tương đồng? + Nhận xét, khái quát ý cho HS nắm *Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu 6 khổ tiếp theo +Hình tượng Bác Hồ được thể hiện như thế nào? (GV gợi mở: về tình thương yêu, lý tưởng, lẽ sống…) + Nhận xét, khái quát ý *Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu 3 khổ cuối + Hãy cho biết cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi? + Nhận xét, khái quát ý * Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tổng kết về tác phẩm đã học. Yêu cầu HS đọc lại bài thơ, tổng hợp kiến thức để đưa ra nhận xét chung – HS đọc tiểu dẫn SGK/167 và trả lời – 1 HS đọc bài thơ, các HS khác đọc thầm, theo dõi – HS căn cứ vào văn bản, chia bố cục, và nêu đại ý từng phần. -Các HS khác theo dõi và nêu cách chia của mình. – Trên cơ sở những gợi ý và phân công về nhà, dưới sự hướng dẫn của GV, trình bày ý kiến theo nhóm -Nhóm 1 cử người trình bày ý kiến Tiếp thu nhận xét của GV, thấy được chỗ được và chưa được trong trả lời của nhóm -HS nhóm 2 cử người trình bày ý kiến qua chuẩn bị đã được phân công – Nhóm 3 trình bày, bổ sung – Nhóm 4 trình bày – HS đọc, tổng kết bài học. I/ Hoàn cảnh ra đời: – Ngày 02/9/1969, Bác Hồ từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Bác ơi”. II/ Đọc – hiểu văn bản: 1- Bố cục: chia 3 phần: – Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót trước sự kiện Bác qua đời. – Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ. – Ba khổ cuối: Cảm nghĩ khi Bác qua đời 2- Tìm hiểu văn bản: a) Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời. – Lòng người: + Xót xa, đau đớn: chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác. + Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi” – Cảnh vật: + Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác (phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng…) + Thừa thải, cô đơn, không còn bóng dáng Người. – Không gian thiên nhiên và con người như có sự đồng điệu ” Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa”® Cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác Þ Nỗi đau xót lớn lao bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người. b) Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ. – Giàu tình yêu thương đối với mọi người. – Giàu đức hy sinh. – Lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn. Þ Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi c) Ba khổ cuối: Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi: – Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ – Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu. – Yêu Bác® quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp CM Þ Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam III/ Tổng kết: – Bài thơ là tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam – Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của thơ Tố Hữu IVCủng cố: Nêu những phẩm chất đáng quý của Hồ Chí Minh ? 4. Dặn dò: – Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung bài học – Soạn bài “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” 5. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
Giáo Án Ngữ Văn 11 Tiết 88+ 89: Từ Ấy (Tố Hữu)
-Thấy rõ niềm vui sưóng say mê mãnh liệt củaTố Hữu rtong buồi đầu gặp gỡ lý tưởng cách mạng, tác dụng kì diệu của lý tướng với cuộc đời nhà thơ.
– Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: Tứ thơ hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu trong việc làm nổi bật cái tôi trong thơ .
B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc và PT khổ đầu “Đõy Thụn Vĩ Dạ”
Ngày soạn: 21/02/2009 Từ ấy (Tố Hữu) A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh : -Thấy rõ niềm vui sưóng say mê mãnh liệt củaTố Hữu rtong buồi đầu gặp gỡ lý tưởng cách mạng, tác dụng kì diệu của lý tướng với cuộc đời nhà thơ. - Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: Tứ thơ hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu trong việc làm nổi bật cái tôi trong thơ . B.Các bước lên lớp: ổn định tổ chức: sĩ số Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc và PT khổ đầu "Đõy Thụn Vĩ Dạ" Bài mới: Hoạt động của T-H Nội dung (HS đọc tiểu dẫn SGK) - Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Học sinh đọc thơ và giáo viên hướng dẫn tìm hiểu chú thích SGK ? - Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu ý của mỗi đoạn nói gì? ( HS đọc bốn câu đầu ) - Thời gian được thể hiện qua từ ngữ nào? em có suy nghĩ gì? - Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh nào đáng chú ý. em hãy phân tích hình ảnh ấy. - Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa lý tưởng với cuộc sống cách mạng và thơ ca khi đọc khi đọc bốn câu thơ mở đầu bài thờ " Từ ấy". Học sinh đọc khổ 2-3 bài thơ. - Em hãy nêu nội dung khái quát của khổ thơ thứ 2. - Em hãy phân tích khổ thơ để làm rõ nhận thức mới về lẽ sống. -Em có cảm nhận gì về tình yêu thương con người trong khổ thơ này? - Lời tâm nguyện chân thành được thể hiện như thế nào ? Hãy nêu nội dung khái quát của khổ thơ này? -Em hãy phân tích đoạn thơ để chỉ ra sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của "Tố Hữu". - Em có cảm nhận gì về sự chuyển biến tâm trạng của " Tố Hữu" Em có nhận xét gì về phương diện nghệ thuật và nhịp điều của bài thơ? I.Tìm hiểu chung: -SGK giới thiệu vài nét về Tố Hữu và con đường thơ hoàn cảnh sáng tác và vị trí của bài thơ Từ ấy. 1.Tác giả: + Tố Hữu sinh năm 1920 ở làng Phú Lai Quảng Thọ , Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế trong một gia đình nhà nho nghèo. Song thân của Tố hữu ( cha mẹ ) rất say mê với việc sưu tầm ca dao, tục ngữ . Tố Hữu sinh ra ở mảnh đất rất giàu về truyền thống văn hoá ( những làn điệu dân ca, những điệu hò mái nì, mái dẩy- Nhạc cung đình) . Tất cả có ảnh howngr không nhỏ tới hồn thơ Tổ Hữu . + Năm 17 tuổi ( 1937 ) Tố Hữu đã giác ngộ cách mạng. Năm 1938 ( 18 tuổi ) được kết nạp vào Đảng cộng sản. Từ đó sự nghiệp thơ ca của ông gắn liên với sự nghiệp cách mạng dó cũng là chặng đường phát triển không ngừng vè tư tưởng, nghệ thuật của thơ Tố Hữu các tập thơ từ ấy, Việt Bác, Gió Lộng, ra trận, máu và hoa, Một tiếng đàn, Ta với ta . +Nội dung thơ Tố Hữu bám sát chặng đường cách mạng để phản ánh . Vì vậy thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn tình cảm lớn của người công dân, chiến sĩ cán bộ cách mạng đối với Đảng, Tổ quốc nhân dân, với Bác Hồ . +Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc. +Cảm hứng (tình cảm chủ yếu) của thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn kết hợp với khuynh hướng sử thi. Tố Hữu là hiện tượng đặc biệt của thơ ca cách mạng. Ông vừa hoạt động cách mạng giữ nhiểu chức quan trọng trong Trung ương Đảng và Chính phủ , vừa làm thơ. Ông dược tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Mình về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999 đến 1946 Bài thơ Từ ấy nằm trong phần " máu lửa" và được mang tiêu để của toàn bộ tập thơ . 2. văn bản : a.Xuất xứ: +Từ ấy Trích (tập thơ cùng tên)là tập thơ đầu của Tố Hữu . Tập thơ gồm ba phần" Máu lửă" " Xiềng xích " "Giải phóng " được sáng tác từ năm 1937. b. Bố cục - Bài thơ chia làm 3 đoạn +Đoạn 1 ,khổ thơ đầu: Niềm sau mê, náo nức của nhà thơ khi đón nhận lý tưởng Đảng . + Đoạn 2 khổ hai: Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lý tưởng Đảng. + Đoạn 3 khổ ba : Sự khẳng định của nàh thơ khi giác ngộ lý tưởng Đảng . (Khổ một: cơ bản, làm thay đổi nhận thức con người- khổ 2-3 là lời tâm nguyện) II. Đọc - hiểu : 1.Niềm say mê náo nức của tâm hồn nhà thơ khí đón nhận lý tưởng Đảng. -Hai tiếng " từ ấy" trong khổ thơ là thể hiện về thời gian. Thời gian nhiều khi lần ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời của con người. Với Tố Hữu hai tiếng " Từ ấy " như một dấu ấn quan trọng. Nó đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu. + Trước đó Tố Hữu còn băn khoăn đi tìm kiếm lẽ yêu đời cũng như nhiều thanh niên khác " Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn". + Từ ấy như điểm chốt của thời gian, không gian đã xác định từ bóng đêm của cuộc đời cũ, Tố Hữu dã dón nhận ánh sáng lý tưởng Đảng, lý tưởng Đảng dã chiếu rọi và làm bừng sáng về mặt trí tuệ , bồi dưỡng tìnnh cảm cho con người. Vì thế hai tiếng "Từ ấy" không chỉ là tiếng lòng riêng của Tố Hữu mà nó ngân nga với mọi cuộc đời chung. - Trong khổ thơ đầu có hai hình ảnh đáng chú ý. Hình ảnh thứ nhất " Mặt trời chân lý chói qua tim " +Mặt trời của mùa hạ vì nó tiếp với câu thơ mở đầu " Từ ấy" trong tôi bừng nắng hạ " Mặt trời toả ánh sáng rực rỡ chói chang nhà thơ đã chuyển hoá thành " mặt trời chân lý" , chân lý là những gì đúng đắn nhất được mọi người thừa nhận . Mặt trời chân lý là mặt trời toả ánh sáng đúng đắn nhất mạnh mẽ chói chang nhất , từ " bừng " chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột " chói" chỉ nguồn ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ . Tố Hữu đã từng ca ngợi lý tưởng c Đảng, Bác Hồ. Cụm từ " bừng nắng hạ" chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ, đột ngột. " chói diễn tả ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ. Lý tưởng Đảng đã xua tan nhận thức mờ tối , mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới. " Người rực rõ như mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người" " Mặt trời chân lý" cũng là " mặt trời cách mạng" Tố Hữu đã đón nhận lý tưởng Đảng lý tưởng cách mạng bằng trí tuệ. + Tố Hưũ không chỉ đón nhận lý tưởng Đảng bằng trí tuệ mà bằng cả tình cảm rạo dực, sau mê, nổi nhất, Điều ấy được thể hiện ở hình ản thứ hai. " Hồn tôi là một vườn hoa lá". Sự so sánh tu từ mang lại cảm xúc mà người đọc chấp nhận đựoc. Một cảnh vườn hoa lá chắc hẳn phải là mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống có lá có hoa lại ngọt ngào hương sắc, có chim hót rộn ràng . " Rất đậm hương và rộn tiếng chim " Mảnh vườn ấy được so sánh như tâm hồn, như thơ, phải chăng tâm hồn ấy tràn ngập niềm vui, niềm say mê, náo nức trẻ trung sôi nổi với cảm hứng lãng mạn tràn đầy trong buổi đầu tiếp nhận lý tưởng cộng sản. Tố Hữu sung sướng đón nhận lý tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời, lý tưởng cộng sản đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho con người. - Con người ta sống phải có lý tưởng không có lý tưởng con người biết về đâu, đi đâu cùng thời với Tố Hữu có những con người bần khoản tự hỏi mình. " Hỡi người bạn anh về đâu đấy nhỉ" Hoặc: " Lòng ôi! xa vắng mênh mông là buồn" Những câu thơ ấy của Thế Lữ là một thời đã tìm thấy biết bao tâm hồin tri ân để rồi dẫn đến sự buông xuôi phó mặc, những tiếng thở dài đến não ruột, não gan. Giữa lúc ấy lý tưởng cộng sản đã thắp sáng trong thơ Tố Hữu để rồi nó cất thành lời vừa da diết, vừa thôi thúc vẫy gọi: ' Hỡi những con khôn của giống nòi Những chàng trai quý gái yêu ơi! Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước Chọn một dòng hay để nước trôi' +Đó còn là mối qan hệ giữa cách mạng và thi ca. Cách mạng không hề đối lâp với nghệ thuật. Với Tố Hữu cách mạng và thơ là một. Cách mạng luôn luôn khơi nguồn mang lại cảm hứng sáng tạo của thơ ca. Những tập thơ nối tiếp ra đời của Tố Hữu đã chứng cho điều ấy. 2. Lời tâm nguyện , chân thành. - Khổ thơ thứ hai: - " Tôi buộc lòng tôi với mọi người. - Để tình trang trải với tam nơi. - Đề hồn tôi với bao hồn khổ. - Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời." Khổ thơ thứ hai trong bài Từ ấy của Tố Hữu đã thể hiện nhận thức mới về lối sống. Chủ nghĩa cá nhân luôn luôn đối lập với chủ nghĩa tập thể. Cái tôi nhỏ bé hoàn toàn đối lập với mọi người. Đó là biểu hiện cụ thể của lối sống giai cấp tư sản và tiểu tư sản trước cách mạng. Khi thực sự được giác ngộ tư tưởng cách mạng của giai cấp vô sản, Tố Hữu biểu hiện và khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là: +Sự gắn bó giữa cái tôi riêng và cái ta chung "Tôi buộc lòng tôi với mọi người" +Sự gắn bó đó hoàn toàn có tính tự nguyện vượt qua giới hạn của caí tôi để chan hoà với mọi người. Những động từ "buộc", "trang trải" là những hành động có tính tự nguyện. Ba trạng thái: "Lòng tôi". "tình", "hồn tôi" đều là ba trạng thái của tinh thần của ý thức tình cảm gắn liền với 'mọi người' , "trăm nơi" ,"bao hồn khổ". Tất cả diễn tả khả năng đồng cảm sâu xa của tấm lòng nhà thơ, tình yêu thương của con người nhà thơ. Đó là biểu hiện tình thương với những người nghèo khổ: + Hai tiếng "hồn khổ" giúp người đọc liên tưởng tới những quần chúng lao khổ. Giác ngộ lý tưởng cộng sản ở Tố Hữu nghĩ là giác ngộ lập trường giai cấp tiểu tư sản để hoà nhập với khối đời chung của nhân dân lao khổ. ..Hình ảnh quần chúng lúc này có phần chung chung và mờ nhạt. Dù sao quan niệm mới mẻ của tố Hữu đã chứng tỏ nhà thơ đã thoát khỏi cái tôi cô đơn bế tắc, gắn bó với giai cấp cần lao, tìm thấy niềm vui và sức mạnh ngay trong cuộc đời. đặc biệt, Tố Hữu khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa thơ nói riêng và văn học nói chung với cuộc sống. Nhất là cuộc sống của nhân dân lao khổ. Khổ thơ cuối của bài thơ Từ ấy: Đây là thể hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. Tố Hữu khẳng định mình là con người gần gũi thân thiết, là thành viên của đại gia đình lao khổ. Các từ "Đã là", "là con", "là em", "là anh", diễn tả tình cảm đầm ấm, thân thiết, gắn bó và gần gũi biết bao. đối tượng để nhà thơ gắn bó là ai? + Là vạn nhà - lực lượng đông đảo quần chúng lao khổ. + Là vạn kiếp phôi pha - những kiếp sống mòn mỏi đáng thương. Những con người sống cơ cực, dãi dầu sương gió. + Là vạn đầu em nhỏ sống lang thang bên xó chợ chân cầu. Những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp không nơi nương tựa" hai đứa trẻ" của " lão đầy tớ" " ngồi ăn trong góc xó" Cô gái sông Hương sống trong dâm ô mòn mỏi ề chề. Chuyến biến về tình cảm là biểu hiện cụ thể giác ngộ lý tưởng cộng sản của Tố Hữu. Nhà thơ đồng cảm yêu thương với những con người lao khổ bao nhiểu thì càng cảm giận trước những bất công ngang trái của cuộc đời bấy nhiêu. -Vì thế Từ ấy là khúc hát reo vui của một tâm hồn bừng nắng hạ khi đón nhận lý tưởng cộng sản , lý tưởng ấy đã thắp sáng trong tâm hồn nhà thơ, soi đường để nhà thơ tiếp trên con đường tranh đấu gian khổ gắn bó với quần chúng để giành thắng lợi. -Từ ấy là tiếng mở đầu cho hồn thơ cách mạng vô sản. Đó là nhận thức về mối quan hệ giữa cá nhân và quần chúng lao khổ, là tiếng nõi đầy tâm huyết, lòng dặn lòng đi theo Đảng của giai cấp vô sản. III.Tổng kết: - Về phương diện nghệ thuật: sử dụng nhiều ẩn dụ. + Mặt trời chân lý. + Vườn hoa lá. + Đậm hương, rộng tiếng chim. ẩn dụ tạo ra sự so sánh nhận ra niềm say mê náo mức khi đón nhận lý tưởng Đảng. - Sử dụng điệp từ mang tính khẳng định " đã là" "là con", "là em", " là anh". Và những từ ngữ thuộc trường nghĩa (gia đình) , con, em, anh, tất cả tạo nên sự gắn bó, đầm ấm, thân thiện giữa thơ và quần chúng lao khổ. - Nhịp điều của bài thơ: ở khổ thơ đầu là sự say mê, náo nức, sôi nổi , hào hứng điều này có được ở chuỗi hình ản ẩn dụ gây ấn tượng. ở hai khổ thơ sau là nhịp điệu da diết, sâu lắng tạo ra bởi những điệp từ. Củng cố: ghi nhớ Hướng dẫn học bài: Học thuộc lòng- Giá trị nghệ thuật của bài thơ. Rút kinh nghiệm :Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Dạy Ngữ Văn 11 Tiết 82: Tràng Giang trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!