Xu Hướng 6/2023 # Em Hãy Trình Bày Suy Nghĩ Của Mình Về Việc Cho Và Nhận Thông Qua Câu Chuyện Cười “Cứu Người Chết Đuối” # Top 9 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Em Hãy Trình Bày Suy Nghĩ Của Mình Về Việc Cho Và Nhận Thông Qua Câu Chuyện Cười “Cứu Người Chết Đuối” # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Em Hãy Trình Bày Suy Nghĩ Của Mình Về Việc Cho Và Nhận Thông Qua Câu Chuyện Cười “Cứu Người Chết Đuối” được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đề bài: Đọc truyện cười sau, từ đó phát biểu những suy nghĩ của anh (chị) về việc cho và nhận: Cứu người chết đuối

Hướng dẫn

Mở bài: Giới thiệu về việc cho và nhận thông qua câu chuyện cười “Cứu người chết đuối”

Trong cuộc sống của con người sẽ xảy đến rất nhiều những biến cố, những điều không may khiến cho con người cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là ngã gục, những lúc như vậy chúng ta rất cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh, đó có thể là sự giúp đỡ về vật chất, đôi khi cũng chỉ là một lời động viên thăm hỏi cũng khiến cho chúng ta có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống. Nhắc đến việc giúp đỡ, ta có thể bàn luận thêm về vấn đề cho và nhận, ta nên hiểu như thế nào, ứng xử ra sao trước việc cho đi và nhận lại.

Thân bài: Trình bày suy nghĩ của mình về việc cho và nhận thông qua câu chuyện cười “Cứu người chết đuối”

Nói về việc “cho” và “nhận” trong cuộc sống cũng đã có rất nhiều câu truyện thể hiện bằng những nội dung, hình thức đặc biệt. Một trong số đó có thể kể đến, đó chính là câu chuyện “Cứu người chết đuối”. Câu chuyện có nội dung như sau: Ngày xưa có một anh chàng nhà giàu nhưng tính tình keo kẹt, chi li, một hôm anh ta đi trên một chuyến đò không may trượt chân mà ngã xuống nước. Thấy vậy, người lái đò vội đưa tay cho anh ta và nói:

“Đưa tay cho tôi”, tuy nghe thấy nhưng chàng trai hà tiện kiên quyết không chịu đưa tay lên. Thấy vậy người lái đò lấy làm lạ lắm, lúc chưa biết phải làm sao thì có một người đàn ông quen biết chàng trai hà tiện kia, anh ta vội vã đưa tay và nói:

“Nắm lấy tay tôi”, chấp chới giữa dòng nước, nghe được từ nắm lấy thì anh ta vội vàng đưa tay lên và được kéo lên bờ. Người lái đò nói ra những thắc mắc của mình thì được người đàn ông đáp lại rằng, chàng trai hà tiện kia vốn không muốn đưa cái gì của mình cho ai, bởi vậy mà khi người lái đò đề nghị thì sống chết anh ta cũng không chịu đưa. Còn người đàn ông vì đã quá hiểu tính tình kẹt xỉn, hà tiện nên mới nói nắm lấy tay tôi. Khi được đề nghị nắm lấy tức là được nhận, xác định mình không bị mất cái gì thì anh ta mới yên tâm nhận sự giúp đỡ.

Câu chuyện cười phê phán thói hà tiện một cách thái quá của chàng trai, dù đang chơi vơi giữa dòng nước nhưng chỉ vì sợ mất đi thứ gì đó của mình thì anh dù chấp nhận cái chết chứ không chịu đưa. Câu chuyện phê phán thói hà tiện, ham vật chất một cách nực cười, nó khiến cho con người trở nên tính toán, thực dụng, từ một lời đề nghị giúp đỡ đầy chân thành, nhưng vào tai của một người hà tiện thì nó lại trở thành một cuộc giao dịch gây bất lợi cho anh ta.

Sự mù quáng của anh chàng đã gây tiếng cười cho câu chuyện. Cái hay của các truyện cười, đó chính là sau những tiếng cười là một bài học triết lí cần phải suy ngẫm, đó là cho đi và nhận lại. Con người chúng ta đôi khi cũng bị trăn trở bởi những lợi ích, đắn đo, tính toán khi cho đi và dự đoán những thứ được nhận lại nếu như đồng ý làm một điều gì đó cho người khác. Về bản chất, việc ham những thứ vật chất, sống thực dụng là không xấu, bởi nó là một trong những nhu cầu chính đáng của con người, nhưng khi nó biểu hiện ra bên ngoài một cách thái quá thì cần phải phê phán.

Cho đi và nhận lại là hai phạm trù chỉ thái độ và hành động của con người. “Cho đi” là hành động ta cho đi một thứ gì đó thuộc quyền sở hữu của chúng ta cho người khác. Hiểu một cách rộng hơn, cho đi còn là những hành động giúp đỡ, chia sẻ cho người khác, đây có thể là những hành động mang ý nghĩa tinh thần. Khi biết cho đi là khi ta có tấm lòng rộng lượng, có tình thương đối với những người xung quanh ta. Và điều kiện để ta có thể cho đi, đó chính là ta phải có vốn vật chất, tinh thần hơn người cần chúng ta giúp đỡ.

Chẳng hạn, ta giúp đỡ những người nghèo khó vùng sâu vùng xa bằng cách quyên góp những đồ dùng, vật dụng cũ không dùng đến nữa. Vậy điều khiến cho chúng ta quyết định quyên góp, trước hết phải xuất phát từ tấm lòng yêu thương, cảm thông với những người có cuộc sống khó khăn hơn mình. Và một điều kiện nữa, đó chính là ta có thứ để cho đi, ta không thể cho đi nếu như chính bản thân của mình cũng không có.

“Cho đi” chỉ thực sự giá trị khi nó xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện của ta, bởi nếu như ta cho đi mà không xuất phát từ sự tự nguyện thì nó lại mang nghĩa cưỡng ép, hành động giúp đỡ cũng trở thành sự thương hại, bố thí đối với những người cần giúp đỡ. Điều mà những người cần giúp đỡ ở đây là những tấm lòng chân thành, tự nguyện, mọi sự cưỡng ép đều mang lại hiệu quả trái ngược, họ sẽ thêm tổn thương và mặc cảm về mình, thành thử sự giúp đỡ lại là làm cho họ đáng thương hơn.

“Nhận lại” là sự đón nhận một thứ gì đó mà người khác mang lại cho mình. Nhận lại tức là trước đó ta đã mang thứ thuộc sở hữu của mình cho người khác, nhận lại ở đây là sự hoàn lại, là sự báo đáp của người được nhận trước đó cho người từng cho đi, là chúng ta. Ta cũng có thể hiểu từ nhận lại ở đây với nhiều hàm nghĩa khác nhau. Đó chính là thành quả mà chúng ta xứng đáng nhận lại sau khi đã nhiệt tình giúp đỡ một ai đó trong quá khứ, điều này đúng với câu nói “Ở hiền thì gặp lành”.

Tuy nhiên, nhận lại ở đây sẽ mang ý nghĩa thực dụng nếu người nhận đã từng giúp đỡ người trả trong quá khứ với mục đích vụ lợi chứ không phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện. Tùy từng hoàn cảnh khác nhau mà “nhận lại” mang những ý nghĩa khác nhau. Giữa cho đi và nhận lại có mối quan hệ bổ sung cho nhau, đó có thể là quan hệ nhân quả, học cách cho đi ắt sẽ nhận lại những sự giúp đỡ từ người đó. Tuy nhiên, sự nhận lại này không phải nhanh chóng, tức thời mà nó có thể xảy đến bất kì lúc nào.

Cho đi và nhận lại cũng có thể là quan hệ lợi dụng, cho đi để nhận lại, cho đi vì muốn nhận lại những điều mà mình mong muốn. Chẳng hạn, một người không có tài đức nhưng muốn thăng tiến nhanh trên đường công danh đã dùng tiền bạc và những lời ngon ngọt để dụ dỗ, mua chuộc cấp trên, mong có được một chức vụ mà mình mong muốn. Người cấp trên vì ham tiền bạc, vật chất mà đáp ứng lời đề nghị của người “cho”. Bởi vậy mà sự cho đi ở đây chính là sự thực dụng, lợi dụng lẫn nhau. Cho đi và nhận lại ở đây mang tính chất của một cuộc trao đổi không hơn.

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn, hãy mở rộng tấm lòng để giúp đỡ họ, dù không giúp được gì nhiều thì cũng hãy cho đi một cách chân thành, tự nguyện. Bởi những hành động nhỏ ấy cũng đã tiếp thêm sức mạnh để họ vươn lên trong cuộc sống. Khi ta giúp đỡ người khác thì ắt sẽ có người giúp đỡ chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn, đây là quy luật của nhân quả, vì vậy hãy cho đi một cách chân thành, cho đi mà không cần nhận lại như trong những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:

“Nếu là con chim chiếc lá

Chim phải hót, lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là để cho đây chỉ nhận riêng mình”

Kết bài: Bài văn trình bày suy nghĩ của mình về việc cho và nhận thông qua câu chuyện cười “Cứu người chết đuối”

Cuộc sống của con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi con người trong xã hội biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Sự giúp đỡ sẽ tạo ra sợi dây liên kết giữa con người với con người. Nếu ta chân thành giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại tấm lòng yêu thương của người giúp đỡ, và một lúc nào đấy ta gặp khó khăn thì họ cũng sẵn sàng giúp đỡ lại.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CHO VÀ NHẬN

CHO VA NHAN

CHO ĐI

NHẬN LẠI

CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI

Truyện Cười Cứu Người Chết Đuối

Truyện cười cứu người chết đuối

Truyện cười cứu người chết đuối

Có thể bạn đã đọc ở đâu đó rồi nhưng tôi vẫn muốn kể với các bạn câu chuyện khá “hài” này:

Một anh chàng nọ, tính tình keo kiệt. Một hôm đi đò chẳng may anh ta lộn cổ xuống sông. Trong lúc nguy nan, một người ngồi bên cạnh hét lớn: ” Đưa tay cho tôi!“

Anh chàng dưới sông vẫn ngụp lặn không chịu đưa tay ra.

Một người khác, có vẻ quen biết người bị nạn, chạy lại và nói: ” Cầm lấy tay tôi!“

Tức thì anh chàng ở dưới sông vội đưa ngay cả hai tay và được kéo lên.

Anh ta thoát chết.

Mọi người rất ngạc nhiên. Người vừa kéo anh ta lên giải thích: ” Sở dĩ tôi nói thế là biết tính anh ta muốn “cầm lấy” của người khác chứ không bao giờ chịu ‘‘đưa” cái gì cho mọi người.” ” Cho và nhận” là những quy luật của tự nhiên của vũ trụ như hoa nhận màu mỡ của đất đai, của nắng gió thì hoa phải đem lại cho thiên nhiên sự rực rờ của sắc màu và hương thơm, mật ngọt

Trong cuộc đời không ít những kẻ tham lam, chỉ muốn ” nhận“, muốn ” vay“, không muốn ” cho“, muốn ” trả ” cuộc đời sẽ trở nên tầm thường, vô vị.

Đôi khi bạn lại cảm thấy cuộc đời này thật bất công! Bạn đã cho đi quá nhiều mà không nhận lại được bao nhiêu…

Vấn đề thực ra rất đơn giản. Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được. “Cho” chằng phức tạp như bạn nghĩ, đó có thể là nụ cười, là cử chỉ yêu thường dành cho những người xung quanh.

Cứ thử đi! Bạn sẽ thấy bình yên trong tâm hồn đấy!

Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không có sự bất công nào đối với bạn ở đây hết, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn với bạn mà thôi và cái quan trọng là bạn có mở rộng lòng mình để nhận nó hay không!

Hi vọng bạn thấy câu truyện thú vị và giúp bạn vui vẻ đôi chút.

Vì sự hiệu quả trong công việc của bạn!

Mấy Suy Nghĩ Về Thơ Qua Tác Phẩm ” Bài Thơ Của Một Người Yêu Nước Mình “

“TÔI YÊU ĐẤT NƯỚC NÀY CHÂN THẬT”

Chúng ta ai cũng biết “Thơ lấy tình làm gốc, lời làm chồi, tiếng làm hoa, nghĩa làm quả” (Bạch Cư Dị), và cũng bởi thơ lấy nhiệt tình sống động mà truyền đạt chân thành chân lí của lòng người nên thơ thiêng liêng cao quý… là vì thế. Tôi vẫn văng vẳng bên tai lời của nhà văn Nam Cao: “Nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”, nghệ thuật dang tay đón lấy tất cả những ba động, va đập của cuộc đời để tạo ra chính nó. Tôi thì rất sợ thứ thơ ca (nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu) “tráng lên một lớp men “trữ tình” hơi dày, cho nên ngắm nó thấy mỏng mảnh, bé bỏng và óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực”. Thật khó để nuốt trôi được thứ thơ thớ lợ, cố tô vẽ tu từ, lên giọng bằng thứ “hịch, cáo” gượng gạo, ca tụng nhạt phèo, đánh lừa người thưởng thức và đám đông tầm thấp…Người cầm bút chân chính, hẳn phải hiểu trách nhiệm thiêng liêng: “Khi chúng ta ngồi viết những câu văn thì bố mẹ và anh chị em ta đang đổ mồ hôi và vắt óc nghĩ cách đánh giặc (…). Lẽ nào có thể viết những câu văn trái với nhiều người xung quanh hiện đang phải lo nghĩ để chiến thắng giặc” (Nguyễn Minh Châu). Tôi cũng đã từng tập tọe viết thơ nhưng đó là những năm tháng còn dạy ở một nơi hẻo lánh, hun hút những miền xa, “không điện, không đường, không trường, không trạm”. Chính nhờ cái “tứ không” trong veo, ngần ngận đó mà tôi còn/có viết được…. Và giờ đây thì không viết nổi một câu thơ nào nữa…, và nếu có viết, hẳn tôi sẽ chỉ có thể viết được bằng một thứ “thơ khác” xưa, khác 17 năm về trước… Chạng vạng trời đêm sâu và tĩnh, tôi trở mình, dậy đọc Bài thơ của một người yêu nước mình, viết vài dòng nghĩ, nó gợi lòng tôi về nhiều thứ, suy tư vừa ở chiều dài vừa ở bề rộng của số phận mỗi con người và số phận đất nước mình…

Câu thơ “Tôi yêu đất nước này chân thật” hẳn có gì thơ lắm đâu, dầu sao cũng chỉ là lời tâm tình như một lời nói ta bắt gặp ở đâu đó trong những bề bộn hằng thường, ai không hiểu có khi còn cho rằng người nói câu này có phần cao ngạo, phờ phỉnh; chỉ mình “chân thật” thôi sao, còn người khác thì giả dối?. Thiết tưởng chẳng ai nghĩ theo chiều hướng nghịch đối đó để hoạch họe, nên chăng hiểu rằng, tác giả phải là người đã đi dọc hết những hành trình của nông nỗi tâm hồn, đi dọc hết những rộng dài của tình yêu đất nước, đủ suy tư chiêm nghiệm chín chắn thì vỡ òa một cách đầy chân thành và bản lĩnh để thốt lên hai tiếng “chân thật” như một sự xác tín cho tình cảm của chính mình và nói hộ tâm tình của tất cả con người Việt Nam, hôm qua, hôm nay và mai sau…

Không phải đợi đến đêm nay mà đã bao lần tôi trầm ngâm, đọc đi đọc lại Bài thơ của một người yêu nước mình (một nhan đề khá dài nhưng lại gợi được chất trữ tình của niềm kiêu hãnh, tự hào và những minh định đầy xác tín) của Trần Vàng Sao, cũng sau ngần ấy lần, tôi ngậm ngùi, lòng không sao ghìm được niềm rưng rưng, xót buốt bởi tình cảm chân thực, xúc động mãnh liệt, trong suốt đến tận cùng những nông nỗi, nhục nhằn, đắng cay cùng những tình yêu cao khiết của tác giả Trần Vàng Sao đã giãi bày, đã trần tình. Bài thơ tự do, dài 155 câu được khai triển bởi hai dòng mạch xuyên thấm nhau, dòng mạch về gia đình, mẹ và em, dòng mạch về những đau thương mất mát của đất nước. Tất cả những dòng mạch đó nương tựa, đan bện vào nhau, quấn quyện, neo đậu vào dòng tự sự dài hơi, triền miên, ngập tràn hồi ức và kỉ niệm, ngập tràn chiêm nghiệm và suy tư. Hình tượng Tổ quốc, hình tượng mẹ cứ thế tỏ dần trong niềm chập chờn và ám ảnh…

Khổ 1,2,3 là cảm xúc ngọt êm lắng đọng trong không gian làng quê, đẹp và thơm, thanh mát và say sưa, ngất ngây. Đó là một “buổi sáng tôi mặc áo đi giầy ra đứng ngoài đường” để cảm nhận và hứng trọn luồng gió quê “thổi những bông mía trắng bên sông”; đó là hương lúa quyện vào mùi tóc, là “bầy chim sẻ đậu trước sân nhà” trong ánh nhìn ngấp nghé, thơ ngây của những đứa trẻ. Tất cả, đã vẽ lên một bức họa đồng quê tuyệt diệu, một bức họa có tĩnh có động, có hình ảnh đường nét, có cảm xúc trong trẻo, nơi ấy tuổi thơ con người được hả hê, hồn nhiên ngụp lặn trong niềm “sống, ăn” và “thở” như mọi lẽ bình thường. Không gian ấy đủ để thanh tẩy, làm phong phú, thanh thỏa và dịu êm cho tâm hồn con người. Và “Tôi yêu đất nước này như thế”, yêu những điều giản dị và bình an, yêu những điều thiêng liêng và cao quý. Nếu Tế Hanh vắt trong ngần ngận, rượi mát trong những vần thơ: “Tâm hồn tôi là những buổi trưa hè. Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng” ( Nhớ con sông quê hương); nếu Giang Nam bắt đầu tình yêu bằng “Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường. Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” ( Quê hương) thì Trần Vàng Sao lại được sống thao thức trong mỗi buổi mai đầy chim sẻ, đầy gió mát và trong, đầy “cỏ may và muộng chuộng”. Thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu là nơi chốn nâng đỡ, chắp cánh cho những yêu thương mộng mơ của tuổi nhỏ, chắp cánh cho ước mơ khát vọng vươn xa….

Đến khổ 4 hình tượng mẹ hiện ra trong bao nỗi nhọc nhằn cùng đất nước. Hoàn cảnh riêng hòa vào hoàn cảnh chung của dân tộc trong những năm đánh Mĩ ác liệt. Ngoài năm mươi, mẹ đã sống mười mấy năm trong cảnh ” chồng chết”, lúc con mới “i tờ”. Những trang tự ức chợt chầm chậm hiện về như những thước phim ghi lại cuộc đời “tảo tần, thức khuya dậy sớm, nước sông gạo chợ” của mẹ, những hình ảnh cuộc đời được tác giả tận dụng tối đa để phác họa, tô đậm tính chân thực, khiến người đọc nao nao lòng trắc ẩn. Ai đã từng trải qua cảnh mẹ góa, con côi hỏi không đau, không xót cảnh ” nhất tội nhì nợ” của hai mẹ con: “Nhà hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ”. Chỉ là câu kể thôi, mà sao lê thê nỗi buồn tủi, xoáy vào tâm can người đọc. Căn nhà, nơi ấp ủ tình thương, thời gian là thứ giúp làm dịu đi những vết thương lòng, sao cả thời gian và không gian ấy lại ám ảnh, bủa vây bằng tiếng “người đòi nợ”. Tuổi thơ của mỗi người là khúc đoạn mà ở đó thường găm trong đó những ấn tượng khó quên, nhất là ở vào những hoàn cảnh éo le, đáng thương. Tuổi thơ của Bằng Việt là những năm tháng “đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”, là “năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” ( Bếp lửa); của bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là tình yêu thương ba trong niềm đau thương, mất mát, éo le của chiến tranh. Kì lạ thay, mỗi đau thương của số phận con người lại được chiu chắt, gom nhặt để dệt thêu nên hình tượng đất nước, chính bởi thế mà nhà thơ Thanh Hải đã khái quát hóa rất sâu sắc: “Đất nước bốn ngàn năm. Vất vả và gian lao”. Nhà thơ Trần Vàng Sao đau đớn, thấm thía cái “nghiến răng, ít khi cười, một mình ngồi hay khóc, thở dài thương con không nói ra” của mẹ mình. Đó là cái “Hẩm hiu côi cút” của con so với chúng bạn, còn nỗi đau đớn nào lớn hơn khi nó lại được diễn tả bằng một kết hợp từ đảo ngữ “hẩm hiu” với “côi cút”, gợi cảm giác mong manh, tô đậm ấn tượng cảm thương cho số phận thua thiệt, kém may mắn của con người…

Đầu bài thơ, tác giả viết “Tôi yêu đất nước này như thế”, bởi nó tươi đẹp trong sáng vô ngần, và rồi phút giây ấy qua nhanh, tác giả phải sống trong cảnh đơn côi, tình yêu ấy bỗng nhiên kết tụ, chuyển sang thành nỗi “xót xa”, niềm “cay đắng”: “Tôi yêu đất nước này xót xa”;

“Tôi yêu đất nước này cay đắng”;

“Tôi yêu đất nước này khôn nguôi”;

“Tôi yêu đất nước này những buổi mai”;

“Tôi yêu đất nước này áo rách”;

“Tôi yêu đất nước này như thế”;

“Tôi yêu đất nước này và tôi yêu em”;

“Tôi yêu đất nước này rau cháo”;

“Tôi yêu đất nước này lầm than”;

“Tôi yêu đất nước này chân thật”.

Tình thực, tôi chưa thấy có nhà thơ nào lại da diết, thiết tha nhắc đi nhắc lại mười một lần tình yêu thiêng liêng vĩnh hằng của mình dành cho đất nước bằng một cảm xúc tuôn trào như thác đổ và vô vàn những cung bậc như thế. Cứ mỗi câu thơ đầu của mỗi khổ lại mở ra một khúc đoạn, một không gian nghệ thuật của những khoảnh khắc gian khổ, nỗi niềm đau đáu về đất nước, về mẹ; khi tỉ mỉ đi vào từng chi tiết, hình ảnh rất cụ thể, giản dị mộc mạc, khi có sức khái quát hóa cao độ mang đậm tính sử thi, đầy hào sảng về đất nước, dân tộc theo chiều dài lịch sử dựng nước và cứu nước.

Hình ảnh người mẹ cứ hiện dần, hiện dần trong dòng kể đầy xót xa. Thương con, mẹ mười mấy năm ở vậy nuôi con trong khó khăn, tủi nhục:

“Những đứa nhà giàu hàng ngày chửi bới

Chúng cho mẹ con tôi áo quần tiền bạc như cho một đứa hủi

Ngày kị cha, họ hàng không ai tới”.

Đó là sự thật, sự thật ấy hiện lên như một bản cáo trạng đanh thép cho sự bạc bẽo của tình đời, tình người trước cảnh mẹ góa con côi. Mẹ chịu đựng trong niềm tủi nhục, uất nghẹn để nuôi con, cầu mong con “nên người, cất mặt với đời”. Người con sau này, trong “Những đêm dài thắp đuốc đi đêm” vẫn thấy “Dĩ vãng đè trên lưng thấm nặng”.

Tình yêu đất nước và tình yêu mẹ luôn gắn bó chặt chẽ, luôn được đặt trong mối tương quan đầy lao khổ, mẹ quên cả bản thân mình bởi những khó khăn chất chồng:

“Tôi yêu đất nước này khôn nguôi

Chẳng khi nào nhớ tuổi mình bao nhiêu”.

Những câu hỏi cứ vang lên thảng thốt, cầu khẩn, van vỉ chứa chan:

Lòng vẫn thương mẹ, nhớ cha

Hai hàng nước mắt chảy ra…”

Tình yêu đất nước hiện hình trong nó là bao gian khó, đói nghèo mà vẫn đặn đầy tình thương cây nhớ cội; vẫn lạc quan hi vọng, trông ngóng, đợi chờ về một ngày mai tươi sáng hơn:

“Tôi yêu đất nước này áo rách

Căn nhà dột phên không ngăn nổi gió

Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở

Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài

Thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai”.

Xuyên suốt cả bài thơ là giọng giãi bày, tâm tình chia sẻ, nó tựa như một nhắc nhở thấm thía, một sự tổng kết từ quá khứ với những đau thương phận người, với những ẩn ức khôn nguôi nhức nhối, với những tấm tình ám ảnh, những tình yêu đằm sâu thăm thẳm chảy cuộn về hiện tại với những chiêm nghiệm ước ao, những khát vọng về một đất nước ngày mai, dẫu còn chua xót, vẫn trông ngày được thấy hòa bình, thống nhất, Bắc Nam sum họp, anh em một nhà, cho không còn những cách ngăn…

Yêu nhau là hòa hợp, không còn để những cách ngăn…Yêu nước với nhà thơ phải là thương nước, đau cho nỗi đau chung của đất nước. Bởi vậy, tình yêu đất nước luôn chan hòa, xoắn xuýt, hòa quyện, bện chặt vào nhau trong niềm vui rộng mở của tình yêu mẹ, yêu em, yêu nụ hôn ngọt (thứ tưởng chẳng dễ gì có được trong những năm tháng chiến tranh đâu), và hơn hết là yêu mình “biết làm người”, biết lẽ sống cao đẹp, đó cũng là giá trị thánh thiện, phổ quát nhất của con người:

“Đất nước này còn chua xót Nên trông ngày thống nhất Cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam Cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc Lòng vui hôm nay không thấy chật Tôi yêu đất nước này chân thật Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi Và yêu tôi đã biết làm người Cứ trông đất nước mình thống nhất”.

Đọc xong bài thơ, cấu trúc, tứ thơ, ảnh thơ cứ mãi vang ngân, trằn trọc, day dứt, lẩn khuất, chìm vào trong những dòng tâm tư suy cảm và hoài niệm. Những hình ảnh mẹ, quê hương, ngôi nhà, dòng sông, trẻ thơ…sẽ mãi là ngọn nguồn chân cảm tỏa sáng cho một tình yêu thiêng liêng, bất biệt: TÌNH YÊU ĐẤT NƯỚC VÔ BỜ!Thật chí lý khi nhà thơ Hồ Thế Hà kết luận, mỗi tác phẩm của Trần Vàng Sao để lại dấu ấn thi pháp độc đáo, đặc biệt ở việc xây dựng tứ thơ và kiến trúc bài thơ, ở hình ảnh và sức liên tưởng bất ngờ. Thơ viết từ nỗi đau chân thật, thành kính bao giờ cũng lay động và có sức sống riêng của nó, có lẽ thế mà chúng tôi tin rằng, bài thơ sẽ mãi là niềm an ủi, nâng đỡ ta trên mỗi bước đường đi của đất nước, nhất ở những thời đoạn cam go, thử thách…/.

Nhân Tiến, mùa dịch Covid-19, đêm 16/3/2020.

Nhân Tiến, giữa mùa dịch Covid, 3h đêm, 16/3/2020. Nhà giáo Nguyễn Văn Nhượng

Lỗi Chết Người Của Việc Viết Không Dấu

–( 0–0 )– Thanh niên 28 tuổi, độc thân vui tính, khoẻ mạnh không rượu chè bài bạc chích choác, yêu màu tím, tôn thờ sự thủy chung, hơi lãng mạn, có khả năng tự chăm sóc bản thân và người khác, ăn ngủ luôn đúng giờ giấc, sống rất kỷ luật. Không lang thang trên mạng, chít chát hay chơi game trực tuyến. Đã sống theo đúng thời khoá biểu trên 2 năm và sẽ tiếp tục như thế cho đến hết cuộc đời còn lại. Muốn quen biết các cô gái dịu hiền, đẹp, có lòng vị tha… Ai mến xin thư về cho: songnhitkh@yahoo.com,hỏi thăm anh Trường khu biệt giam án tù chung thân, trại Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

–( 0–0 )–

Thu yêu! Từ ngày làm chồng em, anh hạnh phúc tuyệt vời và cũng đau khổ khôn cùng. Hạnh phúc và đau khổ quấn lấy nhau như một thách thức đời người. Cơn đau hành hạnh phúc. Hạnh phúc dịu cơn đau.Tình yêu em dành cho anh giống như những sợi tơ trời, gió cuốn miên man, quằn quại trong không gian mà chẳng biết sẽ trôi về đâu. Anh ném tung nỗi khổ đau vào hư vô gọi buồn trong đỉnh cao hạnh phúc nồng nàn. Và cuối cùng anh mãi mãi yêu em như chưa từng thấy khổ bao giờ

–( 0–0 )–

Toàn thể anh em ta khi mới sinh ra ( dù sinh từ mẹ ta , bà già ta , u ta , bầm ta , …… hay vợ của bố chúng ta ) chúng ta đều có những quyền được tự do và bình đẳng như : tự do ngắm gái , tán gái , được quyền 2 tuần tắm một lần , quyền được mặc quần đùi ra đường chúng tôi em chúng ta ko phải chịu áp bức bởi bất kì một thế lực nào cả . Vậy mà hàng trăm năm qua , bọn thực dân đàn bà đã cướp đi cái quyền đó của chúng ta . Chúng ngang nhiên áp bức bóc lột của chúng ta từ 500 đến 1000 đồng để ăn quà vặt . Chúng tự cho mình cái quyền giật vở của thằng khác để lấy giấy kiểm tra 15 phút.

–( 0–0 )–

Đại hiệp rớt xuống giếng và tìm được 1 quyển bi kíp Uất Ức thần Chưởng, thích chí lật ra xem, trang đầu tiên ghi : muốn luyện võ công này phải tự …thiến, đại hiệp liền rút kiếm ra …rẹt rẹt…., sau khi. … xong, đại hiệp lật sang trang thứ 2, có một dòng chữ nhỏ ghi như sau: không thiến cũng không sao !!!! đại hiệp quá uất ức, lên máu lăn ra chết tại chỗ

–( 0–0 )–

Đằng sau nụ cười là nước mắt… Đằng sau nước mắt là niềm đau… Đằng sau tình đầu là tan vỡ… Đằng sau nỗi nhớ là tình yêu… Đằng sau lời yêu là dối trá… Đằng sau lạnh giá là khát khao… Đằng sau chiêm bao là vỡ mộng… Đằng sau biển rộng là bão giông… Đằng sau cảm thông là thương hại… Đằng sau khép lại là mở ra… Đằng sau chúng ta là quá khứ… Đằng sau quá khứ là…… Mệt wá… nói túm lại là phải coi chừng sau lưng

–( 0–0 )–

Lúc bé , nghỉ học là chuyện lạ. Lớn lên mới biết, chuyện lạ là đi học… Lúc bé, tưởng đến trường là phải học. Lớn lên mới biết, đến trường còn được … ngủ . Lúc bé, tưởng thi xong là hết. Lớn lên mới biết , sau thi còn có thi lại… Lúc bé, tưởng gặp lại thầy cô là ở nhà. Lớn lên mới biết, còn có thể gặp lại thầy cô ở trường nhiều lần… Lúc bé , tưởng điểm 10 mới là giỏi. Lớn lên mới biết, chỉ 5 thôi đã quý lắm rồi… Lúc bé, tưởng càng học càng giỏi. Lớn lên mới biết, càng học càng ngu

–( 0–0 )–

Đã rất nhiều lần tôi muốn bỏ rượu và bia, nhưng tôi lại cảm thấy xấu hổ. Mỗi lần nhìn ly bia, tôi lại nghĩ về những người công nhân cực khổ đã làm ra nó. Họ đều có vợ con phải chăm sóc, con cái họ đều có những giấc mơ phải thực hiện. Nếu tôi không uống, có thể họ sẽ mất việc và những giấc mơ của con họ sẽ mãi tan biến. Tôi không thể ích kỷ chỉ lo cho sức khỏe của mình. Tôi uống để biến giấc mơ của rất nhiều người thành sự thật. Đừng vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến những người khác các bạn nhé. Nào chúng hãy nâng ly!Dzô

–( 0–0 )–

–( 0–0 )–

Trong 1 chuyến xe trở về cố hương, có 1 vị Cha cố ngồi bên cạnh 1 thiếu nữ yêu kiều. Có thể vô tình hoặc không, chỉ biết răng, sau khi Cha cố đặt tay lên đùi người thiếu nữ thì cô ấy hỏi Cha cố rằng: – Cha có nhớ rằng, trong kinh thánh, trang 98, dòng 13 từ dưới lên nói gì không? Giật cả mình, Cha cố vội rụt tay lại và nói: – Xin lỗi, tôi đang học làm Cha cố. Thực lòng, cha cố cũng chưa biết cái dòng ấy nói về điều gì. Khi về đến nhà, mở kinh thánh thấy ghi rõ: Con hãy cố lên! Còn chút xíu nữa là đụng đến thiên đường rồi đấy!

–( 0–0 )–

Ta thường nghe:Việc ăn nhậu cốt ở uống say. Uống ít nhiều cũng tùy từng địa điểm. Như chúng ta từ trước. Vốn xưng hùng xưng bá đã lâu Chuối hột, phao câu và rượu đế. Phong cách nhậu đôi khi cũng khác. Từ mắt trâu, li chấm đến tô. Bao lần vào rồi ra hết. Cùng cút chiên, mì tôm và cóc ổi, mỗi em hùng cứ một hôm. Tuy kỹ thuật ăn nhậu có khác nhau, Nhưng sâu rượu thì thời nào cũng có.

–( 0–0 )–

Đã là người thì trên ko sợ ruồi, dưới ko sợ kiến, trái ko sợ muỗi, phải chẳng kiêng ve, tóm lại gặp côn trùng là phải đánh, gặp thằng mạnh thì đi về, gặp người yêu thì ra vẻ, gặp bồ cũ thì xếp re, gặp nhóc con thì trấn lột, gặp cốt đột thì nộp tiền, tóm lại: gặp thằng nhỏ thì bỏ vào bô, gặp thằng đô thì quỳ mà xưng cháu, ấy là cái đạo làm người

–( 0–0 )–

Băng đua thuyền bị tóm gọn tại Hà Lội: 4h30 sáng 08/05 tổ tuần tra cơ động của CATP Hà Nội đã bắt được một vụ đua thuyền trên phố Lạc Long Quân, thu giữ hơn 20 phương tiện ghe thuyền gắn máy, trong đó có 5 ghe loại công suất lớn và 1 thuyền thúng kẹp ba lạng lách đánh võng cổ vũ … tất cả những người tham gia đều không đội mũ bảo hiểm theo quy định và không xuất trình giấy tờ không có giấy phép lái phương tiện .. Ngày 08.05.2009 CATP HN vửa tóm gọn một ổ thuê bè chuối ra giữa đường Xuân La, Tây Hồ, HN để lắc điên cuồng, hiện Cảnh sát đang mò tang vật Năm nay mưa to nên thành phố biến thành sông, đua thuyền thay cho đua xe

–( 0–0 )–

Có những lúc anh chạy thật nhanh về, chỉ mong đc gặp em. Trong em, anh luôn tìm thấy sự thoải mái mà không đâu có được. Hạnh phúc – là khi em xuất hiện những khi anh cần, thế thôi! Ừ,Em là nơi anh lấy lại niềm tin, sau những khi gục ngã vì hơi men. Ân tình giữa anh và em, thật khó mà nói hết bằng lời! Nơi duy nhất để anh tìm lại được chính mình, chính là bên em! Tuy không muốn, nhưng lý trí buộc anh phải gõ cửa trái tim em, dù trong em đang có bóng dáng ai kia. Anh không thể sống xa em … dù chỉ vài ngày! Tóm lại, anh ko thể sống thiếu em…. Toilet à

–( 0–0 )–

Đừng đọc cái này. Đọc cái này làm gì? Có cái gì đâu mà đọc. Vẫn đang đọc đấy à. Đã bảo là ko có cái gì rồi cứ cố tình đọc là thế nào nhờ Còn đọc nữa ko đấy? Vẫn à Thôi đừng đọc nữa. Bảo là đừng đọc nữa cơ mà Thôi chưa đấy? Muốn đọc nữa ko? Muốn à? Đúng là dai như đỉa

–( 0–0 )–

Nước VN của chúng ta là nước XHCN, là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân. Vì thế mới có Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ Ban Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Toà Án Nhân Dân, Viện Kiểm Sát Nhân Dân, Bệnh Viện Nhân Dân..v.v. Tất cả đều có chữ Nhân Dân mọi chủ trương chính sách đều do Dân, vì Dân…Nhưng Kho Bạc lại là Kho Bạc Nhà Nước…

–( 0–0 )–

Nhân dịp mới đi bệnh viện về, cơ thể của ông lão 70 tuổi mới tổ chức 1 cuộc họp mừng tai qua nạn khỏi. Tổng giám đốc não nói: – ai có ý kiến gì cứ nói. Tim phát biểu: Tôi làm việc liên tục 70 năm qua tôi xin về hưu. – Không được, tim mà về hưu thì là chết rồi – các bộ phận phản đối Tim gan phèo phổi tranh cãi mãi cuối cùng không thằng nào được về hưu cả. Bỗng ở phía dưới có tiếng nói vọng lên. – Tôi yếu quá rồi xin về hưu. Mọi người ngó nghiêng mãi không biết ai nói. Não đập bàn quát: – Thằng nào nói đứng lên xem nào. Phía dưới có tiếng phều phào: – Bố mày mà đứng lên được bố mày đã không xin về hưu.

–( 0–0 )–

Theo nghiên cứu của chúng tôi, lúc đang tắm, não bộ và các cơ sẽ đi vào trạng thái nghỉ ngơi tận hưởng, phản ứng tự vệ giảm xuống rất thấp, hơn nữa không có quần áo, mấy em nhà mình gần như mất hoàn toàn khả năng hành động. Khi em này đang trong phòng tắm, bạn có thể nổi lửa đốt trụi căn hộ, hoặc thuê đội phá hủy công trình đến đập nát bét tường nhà, và ngay lập tức bạn phải nhảy vào, lôi em gái đang trần như nhộng thoát khỏi cái chết. Sau khi em này đã an toàn, bạn ôm chặt em gái , thủ thỉ vào tai: Anh cứ tưởng đã mất em rồi

–( 0–0 )–

Vào ngày 28/12/1999 đã xảy ra 1 vụ lừa đảo làm xôn xao cả truyền hình thế giới như CNN,BBC,Fox News,…và các chính phủ đã hợp tác mời những nhà điều tra tầm cỡ thế giới của các nước như Sơ-lốc-hôm (Anh), Bao Công (Trung Quốc),Shinichi Cu Đô (Nhật) và các đội đặc nhiệm tinh nhuệ nhất như SWAT,S.A.S,OMOH , Lady Ranger ,Siêu nhân Deka, Gao Rangers,Siêu nhân Vũ Trụ ,Siêu nhân Cuồng Điên , Siêu nhân Sấm Sét , …. Sau 10 năm tìm kiếm chứng cứ , họ đều kết luận 1 điều như nhau : Nạn nhân là những thằng ngu ngồi đọc nãy giờ !

–( 0–0 )–

Ông bố dạy con trai mới lớn về tình dục : Khi nào con thấy đứa con gái mắt rực sáng, đôi môi nóng bỏng và toàn thân run rẩy thì con ngay lập tực phải… tránh xa nó ra, vì nó đang bị sốt cao đấy !

–( 0–0 )–

Hỡi toàn thể spammer, chúng ta muốn spam pro, chúng ta phải sáng tạo. Nhưng chúng ta càng spam nhiều, thì các topic càng loãng , vì chúng ta đã spam quá ư vô tội vạ . KHÔNG ! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không để các topic nhàm chán , nhất định không để đọc giả ngồi ngáp khi xem các bài viết của chúng ta ! Chúng ta phải đứng lên ! Bất kì spammer nào, dù nam hay nữ, dù giỏi hay đần, không phân biệt mập gầy cao thấp, hễ làm spammer là phải làm mọi cách để lôi kéo người đọc . Ai có sức: dùng sức. Ai có đầu: dùng đầu. Không có sức, có đầu thì Ctrl C và Ctrl V từ người khác hoặc tài liệu . Ai cũng phải ra sức sáng tạo để nâng cao tầm vóc chúng ta lên 1 tầm cao mới ( cả về lượng và chất )

–( 0–0 )–

Sao phải đợi một nụ cười mới trở nên thật xinh tươi? Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn? Sao phải đợi được yêu rồi mới đem lòng yêu người ? Sao phải đợi có một chỗ làm tốt mới bắt đầu công việc? Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia sẻ một chút? Sao phải đợi thất bại mới nhớ đến một lời khuyên? Sao phải đợi một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện? Sao phải đợi có thời gian mới đem sức mình ra phục vụ? Bạn ơi, sao phải đợi? Bởi có thể rằng bạn không biết bạn sẽ phải đợi đến bao lâu… Sao phải đợi có chồng mới có con?

–( 0–0 )–

Chương trình khuyến mãi mới: Nhanh tay gọi tới số 113 và nhập mật khẩu : Ta là ăn cướp đây và điền đầy đủ thông tin cho nhân viên đó của Tổng đài để tham gia chương trình là 1 trong những người may mắn nhất có cơ hội trúng : + 1 bộ vòng tay số 8 = thép hợp kim không rỉ (Đẹp óng ánh) + 1 bộ Bijama Trắng Sọc Đen rất ư là xì tin theo phong cách Nhật Bản + 1 căn hộ được xây 100% theo phong cách Tiền Sử (100% làm bằng Đá nguyên chất), đem lại cho bạn cảm giác Thiên Nhiên êm đềm của 65tr năm về trước Và với hệ thống An ninh bảo vệ tối tân nhất. Nhanh tay lên – Số lượng vô hạn ….

–( 0–0 )–

Khi quyết định không tấn công nàng nữa, không phải vì chàng không có duyên, không có năng khiếu, không đào hoa, không kiên trì, có đối thủ nặng ký… mà bởi một lý do đơn giản: một bông hồng Đà Lạt giá 20.000 đồng!

–( 0–0 )–

–( 0–0 )–

Trong một cuộc họp. Một vị giáo sư chuẩn bị thuyết trình thì ở dưới ồn ào quá. Ông không chịu được bèn nói: – Mả cha các đồng chí… Hội trường bắt đầu im ắng một chút nhưng vẫn khá ồn. Ông nói tiếp: – Mả ông các đồng chí… Hội trường im ắng dần. Còn một số người vẫn tiếp tục nói như không nghe thấy gì. Ông lại tiếp: – Mả cụ các đồng chí… Cuối cùng thì toàn bộ hội trường im phăng phắc. Thấy vậy ông mới đủng đỉnh nói: – … đều bị bọn giặc giày xéo trong chiến tranh …Hôm nay chúng ta trao đổi về tội ác của bọn giặc trong chiến tranh

–( 0–0 )–

Có một người phụ nữ dẫn con đi lên xe buýt. họ ngồi gần ông tài xế. Ông tài thấy đưa bé liền chê: -tôi chưa từng thấy đứa bé nào xấu thế này! người phụ nữ kia tức lắm bèn bỏ xuống dưới ngồi gần một người đàn ông nọ và kể hết nỗi bực dọc cho người kia nghe. Nghe xong người đàn ông có vẻ phẫn uất: -đồ vô liêm sỉ! lão này phải xử mới được. chị cứ lên trút giận vào lão, đánh cho lão một trận cho thoả cơn tức đi. còn con khỉ này cứ để tôi canh cho…!

–( 0–0 )–

Nhiều người hỏi tôi tại sao lớn rồi mà chưa có bạn gái, nghĩ tuy tủi nhưng trên đường tình thì cũng đã có ko ít thành tích đáng nể rồi. Đã từng có 3 cô gái vì tôi mà hy sinh. Lần đầu tiên biết yêu, đã từng có một cô gái vì tôi mà chêt… Nếu anh còn bám theo tôi, tôi sẽ chết cho anh xem !. Trong tuổi thanh xuân của tôi Có một cô gái sẵn sàng đợi tôi ở kiếp sau Muốn làm bạn trai chị hả? Kiếp sau đi cưng ! . Thậm chí lúc tôi túng quẫn nhất cũng đã từng có cô gái nguyện được chết cùng tôi Nếu mày ko trả tiền cho bà…bà sẽ sống chết với mày !!!

–( 0–0 )–

Trẹo lưỡi với những câu nói nhanh 1. Ông bụt ở chùa bùi cầm bùa đuổi chuột 2. Ông Lê nin lên núi lấy nước nấu lòng 3. Buổi trưa ăn bưởi chua 4. Con lươn nó luồn qua lườn 5. Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch 6. Lúa nếp là lúa nếp non; Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng 7. Lúa nếp là lúa nếp làng; Lúa lên lớp lớp làm lợn no nê 8. Luộc hột vịt lộn, luộc lộn hột vịt lạc, ăn lộn hột vịt lạc, luộc lại hột vịt lộn lại lộn hột vịt lạc 9. Lúc nào lên núi lấy nứa về làm lán nên lưu ý nước lũ

–( 0–0 )–

Mặt trời lủng lẳng – Anh nằm thẳng cẳng – Trên chiếc giường tây – Anh cầm cây bút – Chấm chấm mút mút – Viết thư cho em – Hỡi em yêu dấu – Từ ngày em đi – Ở nhà vắng vẻ – Con chó nó đẻ – Được những 4 con – Mặt nó to tròn – Giống em như đúc – Anh lấy tên em – Đặt tên cho chó – Mỗi lần gọi nó – Anh nhớ đến em …

–( 0–0 )–

Mẹo tỏ tình mới, hiệu quả không ngờ. Đầu tiên hãy dẫn nàng đi ăn tối trện sân thượng khách sạn 32 tầng (cao nữa càng tốt). Ăn xong cùng nàng ra ngoài ban công ngắm sao… …. Xong rồi túm chặt 2 vai nàng và thổ lộ Anh thích em, mới dẫn em lên đây….bây giờ em muốn làm người yêu anh hay muốn làm siêu nhân

–( 0–0 )–

Hai vợ chồng nhà nọ hay gây gổ và đánh lộn như cơm bữa. Một buổi chiều ăn cơm xong hai vợ chồng lại đánh nhau một trận tơi bời khói lửạ. Buổi tối, ngưòi ta nghe thấy chị vợ thì thào trong bóng đêm. – Cái tay này hồi chiều đấm bà, xê ra ! – … – Cái chân này hồi chiều đá bà, xê ra ! – … – Cái mồm này hồi chiều cắn bà, chửi bà, xê ra ! – … – Còn cái này thì được. Cái này hồi chiều chẳng làm gì với bà hết.

–( 0–0 )–

Cô giáo đọc chính tả cho học sinh chép: Cô giáo dẫn anh bộ đội về làng … ( ngừng 1 lúc ) xong chửa ?

–( 0–0 )–

–( 0–0 )–

Tại sao đàn ông sau khi cưới vợ thường béo hơn lúc còn độc thân ? Lúc độc thân, người đàn ông về nhà buổi tối, chạy vào bếp mở tủ lạnh nhìn, chán nản leo lên giường ngủ. – Sau khi có vợ, người đàn ông về nhà buổi tối, nhìn lên giường ngủ, chán nản chạy ra bếp lục tủ lạnh.

–( 0–0 )–

Trước cửa hiệu thuốc tây, người xếp hàng dài dằng dặc, nhẫn nại nhích lên từng bước một. Bỗng 1 người đàn ông xuất hiện, bộ dạng hớt hải, quần áo xộc xệch chen lên phía trước, miệng liên tục nói: Xin lỗi, cho tôi qua, gấp lắm rồi, người nhà đang nằm chờ. Mọi người tỏ vẻ thông cảm và dạt ra để ông ta lên trước. Đến nơi, ông này hổn hển nói với cô bán thuốc: Chị làm ơn bán gấp cho tôi hai…bao cao su..

–( 0–0 )–

Em yêu !!Anh yêu em như yêu đế chế – Dáng em gầy như dáng những hươu nai – Em biết không mái tóc em dài – Anh chỉ ước quân anh nhiều đến thế – Và những lúc nghe giọng em nhỏ nhẹ – Anh mơ màng nghe như tiếng Áiii Ôôô – Và đôi khi chợt bất thình lình – Sư tử cắn và khi em nổi giận – Em biết không trước giờ xuất trận – Lúc bo thành anh luôn nghĩ về em – Có những khi bán xứ tha hương – Tìm hoa quả và săn hươu đời bốn – Khắp mỏ vàng nơi anh chạy trốn – Có kẻ thù sục xạo khắp nơi nơi – Nhưng trong anh vẫn thấy rất yêu đời – Mỏ gỗ mỏ vàng vẫn có em đứng đợi – Một ngày kia khi quân anh trở lại – Đón em về nhà chính của chúng ta

–( 0–0 )–

–( 0–0 )–

–( 0–0 )–

Anh chỉ ước một thảo nguyên đầy chó. Một nông trường bát ngát lá mơ xanh. Một dãy Trường Sơn trồng đầy sả ớt. Một dòng sông chứa đầy rượu Gremy. Ðể nơi ấy tháng ngày anh tu luyện. Xa bụi trần và quên lãng bóng hình em

–( 0–0 )–

–( 0–0 )–

Cô gái đang tắm thì có tiếng gõ cửa. – Có ai ở nhà không? – Ai đó? – Anh mù hàng xóm đây. Cô gái nghĩ thôi khỏi mặc đồ, dù sao anh ta cũng mù mà. Cô gái ra mở cửa và hỏi: – Tìm tôi chi vậy? – Cô chúc mừng tôi đi! – Vì sao? – Tôi đi mổ mắt và đã thành công, giờ thì mắt tui sáng rồi.

–( 0–0 )–

Ba người bạn, Mỹ, Pháp và VN, ngồi uống cafe ở một quán Cafê nọ, hết đề tài để nói, bỗng một anh hỏi : – Theo mấy anh định nghĩa thì thế nào là một NGƯỜI BÌNH TĨNH ? Anh Mỹ lên tiếng: Tôi đi làm về, bước vào phòng ngủ, thấy vợ tôi đang nằm với một người đàn ông lạ. Tôi rút súng ra. NGƯỜI BÌNH TĨNH là tôi không bắn đôi gian phu dâm phụ đó. Anh Pháp: Tôi đi làm về, bước vào phòng ngủ, thấy vợ tôi đang nằm với một người đàn ông lạ. Tôi rút súng ra. NGƯỜI BÌNH TĨNH là tôi không bắn đôi gian phu dâm phụ đó và nói, xin lỗi ông bà, ông bà cứ tiếp tục. Anh người VN: “Theo tôi thì: Tôi đi làm về, bước vào phòng ngủ, thấy vợ tôi đang nằm với một người đàn ông lạ. Tôi rút súng ra, tôi không bắn đôi gian phu dâm phụ đó và nói, xin lỗi ông bà, ông bà cứ tiếp tục. Mà cái thằng đó còn tiếp tục được thì NÓ mới là NGƯỜI BÌNH TĨNH.

–( 0–0 )–

–( 0–0 )–

–( 0–0 )–

–( 0–0 )–

Nhiều bạn bè hỏi tôi: ” Mới 37t thôi mà sao 1 năm đã mua nhiều đất thế ??? Đi làm lương cao lắm à “ Có đợt cứ vài tháng là tôi lại đi mua đất khiến nhiều người đồn tôi trúng Vietlott. Tính tôi không thích khoe khoang, nhưng thôi cũng chia sẻ chút kinh nghiệm dành cho những ai quan tâm. Trong 3 năm qua, tôi đã mua được khá nhiều đất, chủ yếu ở các vùng đất ven đô. Nhiều người khi mua đất hay chọn những tiêu chí như: Cơ sở hạ tầng xung quanh, hướng phát triển của khu vực trong tương lai, những nơi có giá đất tăng đều…Riêng tôi ưu tiên mua gần nhà. Tôi khá bận nên xem xét và giao dịch rất nhanh gọn, ko cân nhắc nhiều về giá cả. Một sự thật gần như ai cũng biết mà hay hiểu nhầm, đó là giá đất khá ổn định, chứ không phải “bong bóng” như báo đài đưa tin. Chỗ tôi mua mấy năm qua vẫn ở mức 45.000 đồng/bao. Tôi mua về đổ thùng xốp trồng rau mỗi khi có thời gian rỗi. Tích tiểu thành đại nên giờ cũng có kha khá.Giờ tôi làm cả vườn rau các loại rau – củ – quả ăn quanh năm.

–( 0–0 )– Vì điện thoại hư, John đành mượn máy của bạn thân gọi điện cho vợ. Kết thúc cuộc gọi, John mỉm cười ngọt ngào, quay sang cậu bạn khoe: – Cậu không biết đâu! Lúc nãy, cô ấy vừa bắt máy liền trả lời là ‘Chào cục cưng!’. – Thật ư? – cậu bạn mặt xanh mét. – Ừ! – John trả lời với ánh mắt mơ màng – Cô ấy nhận ra tôi thậm chí khi tôi còn chưa lên tiếng nữa. Tình yêu quả thật quá diệu kỳ! – !?!

–( 0–0 )–

Người chồng vừa trở về nhà liền khoe với vợ: – Vừa nãy, anh đã quyên góp đồng hồ, điện thoại và cả 500 đô la cho một người vô gia cư. – Anh điên rồi à? – người vợ gào lên – Anh nghĩ cái quái gì khi bỏ một đống tiền ra cho người ta thế? – Ồ, em yêu! Em sẽ không thể nào tưởng tượng được việc anh cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm, xúc động, hạnh phúc đến nhường nào khi gã cất con dao vào lại trong túi đâu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Em Hãy Trình Bày Suy Nghĩ Của Mình Về Việc Cho Và Nhận Thông Qua Câu Chuyện Cười “Cứu Người Chết Đuối” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!