Bạn đang xem bài viết Đừng Trách Chi Những Phút Xao Lòng được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhìn chung con người ta có hai cuộc sống trong cuộc sống vợ chồng. Khi ta có hôn nhân hạnh phúc, thì ta cũng nhớ về một thời quá khứ, về khúc hát say mê một thời thiếu nữ. Điều đó đã đành. Nhưng khi bất hạnh, ta muộn phiền thì những kỉ niệm cũ cũng thường hiện về. và không ít người, vì “những phút xao lòng”, vì “tình cũ không rủ cũng đến” mà đánh mất hạnh phúc đang có.
Mời bạn thường thức bài thơ “Nhưng phút xao lòng” để ngẫm nghĩ về tình yêu, về hạnh phúc, về kỉ niệm.
Có thể vợ mình ngày xưa cũng có một người yêu
Người ấy gọi vợ mình là “người yêu cũ”
Cũng như mình thôi, ngày xưa cũng thế.
Yêu một cô – giờ cô ấy đã có chồng.
Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng
Nên giấu kín những suy tư không kể về giấc mộng.
Người yêu cũ vợ mình có những điều mà mình không có được,
Cô ấy không nói ra, vì sợ mình buồn.
Mình cũng có những phút xao lòng
Khi gặp lại người yêu xưa với những điều vợ mình không có được.
Nghĩ về cái đã qua, nhiều khi như tiếc nuối.
Mình không nói ra, vì sợ vợ buồn.
Sau những lần nghĩ đâu đâu mình thương vợ mình hơn.
Và cảm thấy như người có lỗi.
( Chắc cô ấy hiểu điều mình không nói
Nên thương yêu và chăm sóc mình hơn)
Đừng trách chi những phút xao lòng
Ai cũng có một thời để yêu, một thời để nhớ.
Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ
Đừng trách chi những phút xao lòng.
Thưa các bạn, trong bài thơ luôn luôn vang lên cái điệp ngữ “có thể vợ mình…”, “cũng như mình thôi…” và khổ cuối cùng của bài thơ cả hai điệp ngữ ấy được dồn nén thành một thông điệp chung mới “Ai cũng có…”. Thế là đã rõ. Chuyện tình cũ là chuyện của muôn người. Song cách ứng xử với tình cũ thì rất khác nhau.
Lời bài hát
Ở nơi đây em nhớ thương mình anh Từ ngày anh đi chiếc lá thu tàn phai Những buổi Chiều không nắng nghe xót xa trong lòng Sao anh ra đi không trở về Đắng cay nhiều mới thấu hiểu được nhau Cuộc tình cho em không giống như màu hồng Ánh trăng vàng đêm nay sao lẻ loi một mình Nước mắt em cứ lăn dài Em với anh ngày hôm qua có nhau nếm đắng cay trong cuộc đời Nhưng đêm nay vì một phút sao lòng Anh đã mất em trong đời. Dẫu biết rằng đã mất nhau , dẫu biết rằng đã không còn Nhưng em vẫn mơ, nhưng em vẫn tin vì em yêu không giống như người ta Vẫn biết rằng anh dối gian, vẫn biết rằng anh không thật. Nhưng đêm từng đêm em vẫn không quên được anh
Ở nơi đây em nhớ thương mình anh Từ ngày anh đi chiếc lá thu tàn phai Những buổi Chiều không nắng nghe xót xa trong lòng Sau anh ra đi không trở về Đắng cay nhiều mới thấu hiểu được nhau Cuộc tình cho em không giống như màu hồng Ánh trăng vàng đêm nay sau lẻ loi một mình Nước mắt em cứ lăn dài Em với anh ngày hôm qua có nhau nếm đắng cau trong cuộc đời Nhưng đêm nay vì một phút sao lòng Anh đã mất em trong đời Dẫu biết rằng đã mất nhau , dẫu biết rằng đã không còn Nhưng em vẫn mơ,nhưng em vẫn tin vì em yêu không giống như người ta Vẫn biết rằng anh dối gian,vẫn biết rằng anh không thật Nhưng đêm từng đêm em vẫn không quên được anh
Dẫu biết rằng đã mất nhau , dẫu biết rằng đã không còn Nhưng em vẫn mơ,nhưng em vẫn tin vì em yêu không giống như người ta Vẫn biết rằng anh dối gian,vẫn biết rằng anh không thật Nhưng đêm từng đêm em vẫn không quên được anh.
Phạm Duy Tuấn @ 15:23 09/01/2011 Số lượt xem: 641
Thơ Chọn Lời Bình “Những Phút Xao Lòng”
Quốc tế Phụ Nữ 8/3 là ngày những người phụ nữ trên thế giới được cả nhân loại tôn vinh. Nhân ngày lễ đặc biệt này, Văn nghệ Hà tĩnh hân hạnh giới thiệu bài thơ ” Những phút xao lòng” của nhà thơ Thuận Hữu qua lời bình của tác giả Nguyễn Ngọc Phú.
NHỮNG PHÚT XAO LÒNG
Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu (Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ) Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế Yêu một cô, giờ cô ấy đã lấy chồng Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng Nên giấu kín những suy tư, không kể về giấc mộng Người yêu cũ vợ mình có những điều mình không có được Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng Khi gặp người yêu xưa với những điều vợ mình không có được Nghĩ về cái đã qua nhiều khi như tiếc nuối Mình cũng chắng nói ra vì sợ vợ buồn Sau những lần nghĩ đâu đâu mình thương vợ mình hơn Và cảm thấy mình như người có lỗi ( Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói Cô ấy cũng thương yêu và chăm chút mình hơn) Mà có trách chi những phút xao lòng Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ Đừng có trách chi những phút xao lòng!
Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ
Có lẽ sức truyền cảm của bài thơ chính là cái “giọng”. Một giọng điệu tâm tình, rủ rỉ; một lối nói nhiều đồng cảm và chia sẻ với đại từ nhân xưng “mình” thật hợp lí. Ở đó nhà thơ có cơ hội bộc bạch một chút tự vấn, một chút tự thú thật chân thành và tin cậy. Với ” Những phút xao lòng” nếu không có lối nói ấy thì dễ sa vào lối tự biện, giáo huấn, sự cảm thông sẽ hạn chế đi nhiều. Viết về những tình huống tình cảm này thật khó, cứ như người làm xiếc đi chênh vênh trên dây. Cái sự thăng bằng nhất làm điểm tựa chính là nhờ ở cái lối nói hơi “vòng vo” cũng là một đặc trưng đáng yêu của người Việt ngỡ như tưng tửng này lại là một vòng tròn đồng tâm để chạm vào cái lõi hạt nhân cơ bản: “Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ – ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ – Đừng có trách chi những phút xao lòng”. Để có được những “ đáp án” bất ngờ tâm trạng ấy nhà thơ đã đưa ra nhiều dự đoán: ” Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu“. “Cách lập trình” như thế là hợp lí bởi tứ của bài thơ chính là sự vận động cảm xúc của tác giả. Ở đây nhà thơ phát hiện thật tinh tế, một sự thú nhận rất hồn nhiên đầy tính thuyết phục: ” Người yêu cũ vợ mình có những điều mình không có được” cũng như “Khi gặp người yêu xưa với những điều vợ mình không có được”. Đây là một sự thật phổ biến ta đã từng trải qua, đã từng chứng kiến. Vì thế khi đọc ” Những phút xao lòng” của nhà thơ Thuận Hữu người đọc dễ được chia sẻ, được cảm thông, được đồng điệu. Đó chính là sự bí mật, bí ẩn diệu kì của thơ khó mà “giải mã”. Và chính sức lay đọng của thi ca cũng bắt đầu từ tâm hồn của một người đến với mọi người. Những năng lượng tinh thần khi được “giải tỏa” sẽ có sự cộng hưởng bắt đầu từ những vòng sóng giao thoa của “Những phút xao lòng“. Tính nhân văn cao cả của tứ thơ được tập trung cô đọng ở ứng xử bất ngờ mà có sức lan tỏa lay thức: “Sau những lần nghỉ đâu đâu mình thương vợ mình hơn – Và cảm thông mình như người có lỗi – ( Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói – Cô ấy cũng thương mình và chăm chút mình hơn) “. Tôi rất thích cái định tính thời gian: “Những phút” và định lượng của tâm trạng: “ Xao lòng”. Tất cả đều ở mức độ ở cái ” ngưỡng” giới hạn cân bằng vừa phải hợp với cái “tạng” của người viết – một nhà báo tài hoa rất cẩn trọng nhưng cũng có những phút giây thăng hoa thật thi sĩ hết mình. Cái chất thi sĩ nằm ở phía sau sự xao động của những con chữ thật bình dị mà ấm nóng tình người. Thơ hay cũng bắt đầu từ đó. Ở đây tác giả quên mình đang làm thơ mà chính là đang “nhập” vào thơ và nhờ thơ chuyển tải một thông điệp: Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo, và tình yêu chính là tìm đến cái “nửa” của người kia bù đắp lại cho mình để hoàn thiện mình. Đó cũng chính là qui luật của tạo hóa. Nhà thơ Hữu Thỉnh thật có lí khi quan niệm: “ Thơ chính là kinh nghiệm sống” Với ” Những phút xao lòng” nhà thơ Thuận Hữu đã đưa đến cho người đọc một sự nhẩn nha “sống chậm thời @” để thanh lọc, để đối diện với mình khao khát sẻ chia. “Những phút xao lòng” chính là cân bằng tĩnh tại tâm thế con người trước một tốc độ đời sống chóng mặt xô bồ như hiện nay…
. . . . .
Phút Trải Lòng Hiếm Hoi Của Tác Giả Bài Thơ “Đôi Dép”
Sau những “tam sao thất bản” quanh bản quyền tác giả bài thơ Đôi dép, chúng tôi có dịp gặp mặt cha đẻ của món ăn tinh thần nổi tiếng ấy.
Trước mắt chúng tôi vẫn còn nguyên sự khắc khổ của một người thợ cơ khí. Hai từ nhà thơ đối với anh là thứ gì đó quá xa xỉ bởi anh tự nhận mình sinh ra chỉ để làm một người lao động bình thường. Một người thuộc lớp bình dân theo đúng nghĩa nhất của từ này. Anh là Nguyễn Trung Kiên, tác giả bài thơ Đôi dép.
Chuyện đời của “nhà thơ” bất đắc dĩ
Ngôi nhà nhỏ không mấy sáng sủa của gia đình Nguyễn Trung Kiên vẫn còn ngổn ngang sắt thép, những ô cửa lớn bé đang chờ anh thợ cơ khí hoàn thành để giao cho gia chủ. Chúng tôi thật sự ngạc nhiên bởi con người của một “nhà thơ” từng gây tiếng vang lớn trong diễn đàn tuổi mới lớn về bài thơ Đôi dép. Anh không nhận mình là nhà thơ mà cũng phải thôi vì thơ văn đối với anh chỉ là những giây phút ngẫu hứng sáng tác, suy ngẫm sự đời.
Kiên theo mẹ vào Sài Gòn lập nghiệp khi anh vừa học xong lớp 11. Gia đình khiếm khuyết của anh như con tàu trước giông bão phải lặn ngúanginh tồn với cuộc sống chốn thị thành đầy mới mẻ. Rồi Kiên cũng tìm cho mình những công việc chân tay nặng nhọc như phụ hồ, quét sơn, sửa chữa… đủ nuôi sống bản thân.
Vốn tâm hồn đa sầu đa cảm, những khi rảnh rỗi, Kiên thường ngâm nga thơ mà thơ của anh đều xuất phát từ thực tế công việc và cuộc sống vất vả, bon chen, ganh đua của người đời. Mỗi tuần một buổi, Kiên tham gia sinh hoạt trong Câu lạc bộ thơ văn của Nhà văn hóa Thanh niên. Tại đây, anh có cơ hội được tiếp xúc với nhiều bạn trẻ đa số đều là sinh viên, họ sinh hoạt vui vẻ, trao đổi thơ văn, đúc rút kinh nghiệm… khiến anh quên đi những mệt mỏi, buồn phiền của công việc. Kiên hăng say tham gia sáng tác được các bạn trong Câu lạc bộ tín nhiệm bầu giữ chức Phó chủ nhiệm.
Một hôm, anh và một cô bạn có cuộc tranh luận nảy lửa về đôi dép. Cô bạn hỏi Kiên rằng một đôi dép thì cái nào mòn trước. Nhiều ý kiến trái ngược nhau, không bên nào chịu nghe bên nào. Sau buổi sinh hoạt đó, về nhà, Kiên ôm đầu suy nghĩ về đôi dép kể cả đi làm, anh cũng nghĩ mông lung và bắt đầu hình thành những vần thơ nói về đôi dép. Tuy nhiên, một ý tưởng mới được hình thành, Kiên muợn hình ảnh của tình yêu để nói về đôi dép. Buổi sinh hoạt lần sau, anh đã mang bài thơ lên tặng “bạn cãi” hôm nọ và đọc cho cả Câu lạc bộ nghe. Mọi người truyền tay nhau tâm đắc bài thơ thật dung dị mà trần đầy ý nghĩa của anh:
“Bài thơ đầu anh viết tặng em/ Là bài thơ anh kể về đôi dép/ Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết/ Những vật tầm thường cũng biến thành thơ…”.
Trung Kiên cho biết, anh sáng tác bài thơ này vào năm 1995 khi đó anh 22 tuổi nhưng vẫn chưa có mối tình nào cũng chỉ mới manh nha thích thích, mến mến nhau thôi. Nhiều người nói, anh sáng tác để tặng người yêu nhưng thực chất, cô gái kia chỉ là bạn cùng sinh hoạt trong Câu lạc bộ. Bản thân Trung Kiên là người rất nhạy cảm, anh bảo, tình duyên của anh đến rất muộn không phải vì anh không biết yêu mà vì anh không dám yêu. Anh mặc cảm vì bản thân chỉ là thằng con trai lang bạt xứ người, công danh sự nghiệp chưa có nhưng tâm hồn anh lại tràn đầy lý tưởng về một tình yêu thủy chung, son sắc.
Lại nói đến Câu lạc bộ, Kiên là phó chủ nhiệm duy nhất và cũng là thành viên duy nhất không phải là sinh viên. Trong môi trường sinh hoạt của giới tri thức thì kẻ yêu người ghét anh đều có. Anh trân trọng, cảm ơn những người bạn đã cảm thông, thấu hiểu cho hoàn cảnh của anh còn những người ghét anh, cũng chỉ vì học vấn của anh không bằng ai, anh chỉ là người công nhân ham mê thơ văn mà tham gia sinh hoạt. Có những lời nặng nề đến tai anh rằng, “một người không có học vấn mà cũng làm Phó chủ nhiệm hẳn nhiều người không phục”. Bị xúc phạm và ức chế, Kiên quyết định sẽ đăng kí thi vào đại học để chứng tỏ rằng: Sinh viên và không sinh viên chỉ hơn nhau ở kì thi mà thôi.
Cuộc thách đấu nghiệt ngã với số phận
Nung nấu ý định sẽ thi vào đại học để chứng tỏ bản lĩnh không thua kém bất cứ một sinh viên nào, Kiên đã làm một việc táo bạo. Do anh chưa có bằng tú tài nên đánh liều muợn bằng của một người bạn sau đó chỉnh sửa thông tin để đăng kí dự thi. Với trí nhớ tuyệt vời cùng vốn kiến thức nền vững chắc, Kiên không hề trải qua một ngày ôn luyện nào mà ngay trong kì thi đó, Kiên đã thi đậu Đại học Sư phạm với số điểm cao. Trước khi thi, Kiên không hề có ý định theo học nhưng rồi sự lôi cuốn của giảng đường đại học khiến anh không thể khước từ.
Theo học được gần một năm thì sự việc vỡ lở, anh đành ngậm ngùi chia tay thầy cô, chia tay giảng đường để quay về làm một người lao động. Thầy cô, bạn bè khuyên anh nên học bổ túc thêm một năm nữa rồi thi lại, với kiến thức và trình độ như anh thì cánh cổng đại học luôn mở rộng chào đón. Nhưng, Kiên đã quyết định từ bỏ sự học, anh tâm sự: “Tôi không có duyên với con đường học vấn, đó chỉ là trò chơi số phận của tôi thôi nhưng tôi đã chứng tỏ cho mọi người biết, tôi không phải là thằng thất học, tôi từng là một sinh viên văn khoa. Tôi sinh ra là để làm công nhân”.
Trở lại bài thơ Đôi dép, vừa đậu trường Đại học Sư phạm, ngay lập tức bài thơ của anh được đăng trên tạp chí Thế giới mới và một số trang mạng đã ăn theo dư âm của bài thơ. Trong khi “tiếng tăm” của Đôi dép không ngừng lan truyền khắp nơi thì tác giả lại lặng bóng. Suốt một thời gian dài, Đôi dép bị “tam sao thất bản” ở cả nội dung và tên tác giả. Báo chí và lực lượng hùng hậu “fan” của bài thơ đã tốn bao nhiêu giấy mực và công sức để đi tìm người cha đẻ của Đôi dép mà vẫn không hề có phản hồi. Sau hơn 10 năm sống ẩn dật với gia đình riêng, một ngày gần đây, Trung Kiên xuất hiện và đã lên tiếng về bài thơ do mình sáng tác.
Tuy nhiên, điều mà chúng tôi ngạc nhiên là anh không có phản ứng nhiều khi nhắc đến bài thơ Đôi dép kể cả bị người đời ngộ nhận. Anh tâm sự: “Cái gì đã qua rồi cứ để qua đi, tôi không muốn nhắc đến nữa, đó là thời kì khủng hoảng nhất về tinh thần của tôi, Đôi dép cho tôi chút ít danh tiếng nhưng gắn liền với vết thương về con đường học vấn. Tôi cũng biết là một số người đã tự nhận bài thơ đó là của họ nhưng tôi không buồn bởi bài thơ của tôi hay, độc mới có người nhận miễn sao họ đừng nói xấu tôi, đừng vẽ rắn, vẽ rồng thêm vào bài thơ sẽ làm mất đi ý nghĩa dung dị của nó”.
Nguyễn Trung Kiên bây giờ hầu như không quan tâm đến chuyện thơ văn nữa, công việc của người thợ cơ khí cùng những nhọc nhằn lo toan cho gia đình thời buổi kinh tế khó khăn đã chiếm hết hồn thơ trong tim anh.
Đôi dép
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng biến thành thơ
Hai chiếc dép gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau
Cùng bước mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.
Nguyễn Trung Kiên sưu tầm
Đừng Gọi Anh Bằng Chú Em Ơi !
Xin hoạ bài ” Thơ Tình Cho Chú – 3 ” của THN
Đừng trông mặt già mà gọi anh bằng chú vì cực khổ nên tóc bạc tuổi đôi mươi (lẻ chút) chứ thật ra anh cũng thật trẻ người gặp bác Mạc anh vẫn xưng là cháu .
Gặp bác Châu cuối đầu nghe dạy bảo chuyện yêu đương chưa biết phải làm sao hỏi bác Dân Chu , lắc đầu , không được rồi qua sang bác Quách , lại nói là còn bé .
Đời đã bạc , thêm kiếp đời buồn tẻ các bác già không chịu giúp thì thôi nỡ lòng nào đem nhử như con mồi rồi lại xúi em kêu anh bằng chú .
Còn ác nào hơn bao nhiêu câu , bao nhiêu chữ một tiếng gọi anh có mất mát gì đâu mà các bác và em làm tội tình (rầu) để anh phải mang ai-đi (ID) mà đính chính
Tại cực khổ nên trán nhăn hơi sớm và cực khổ nên kiếp còn cô đơn viết cho em không phải để giận hờn nhưng mà sao lòng anh đau quá …
( đừng nghe ngừ ta nữa , hãy nghe anh trước đã )
——————– Thơ Tình Cho Chú – 3
Cô bé ơi, đừng gọi anh bằng chú Mùa hạ này anh mới đủ năm mươi (Tính cho kỹ mới có nửa đời người) Hễ gặp mặt em cứ thưa – dạ – cháu
Cô bé ạ, không nghe người ta bảo “Ngũ thập tri thiên mệnh” hay sao ? Tuổi của anh trời đã định sẵn rồi Tình yêu cũng rơi vào tay cô bé
Mà nè, để ý chi ba chuyện lẻ tẻ Tại lưng còng nên chống gậy ấy thôi Xưa khổ cực giờ da mọc đồi mồi Chứ già đâu mà miệng luôn gọi chú
Thôi lời mượn vần, thơ đành mượn chữ Chỉ một ngày em không keo kiệt lắm đâu Thơ viết cho anh hay chú cũng tình Đặng mai còn ý làm thơ mà đính chính
Khuya thứ bảy phố phường đi ngủ sớm Chỉ còn em ngồi gõ nhịp cô đơn Viết cho chú với những nét giận hờn Thật đáng ghét con số năm mươi quá
THN Sat Mar 17, 2007 9:05 pm
Cập nhật thông tin chi tiết về Đừng Trách Chi Những Phút Xao Lòng trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!