Bạn đang xem bài viết Đôi Điều Chia Sẻ Khi Dạy Và Học Truyện Cổ Tích được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Truyện cổ tích chia thành 3 loại là: cổ tích về loại vật, cổ tích sinh hoạt và cổ tích thần kì. Trong đó cổ tích thần kì thể loại mang đầy đủ những đặc trưng của cổ tích đồng thời cũng là loại truyện chiếm số lượng nhiều nhất. Truyện cổ tích thần kì là những hư cấu kì ảo về một hiện thực chỉ có trong mơ ước. Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện (Tiên, Bụt, sự biến hóa thần kì, những vật có phép màu…). Các yếu tố thần kì được sử dụng như sự trợ giúp cho người tốt có được hạnh phúc và kẻ xấu phải chịu sự trừng phạt. Chính yếu tố thần kì tạo nên sự hấp dẫn của thể loại cổ tích, đặc biệt là đối với trẻ thơ. Đề tựa tập truyện cổ tích “Nghìn lẻ một đêm” nhà xuất bản Viện hàn lâm Nga năm 1929, Macxim Gorki viết: “Công trình đan dệt bằng nghệ thuật ngôn từ này xuất hiện từ thời thượng cổ, những sợi tơ muôn màu của nó lan tỏa khắp bốn phương trời, phủ lên trái đất một tấm thảm ngôn ngữ đẹp lạ lùng.”
Không chỉ là tấm thảm ngôn ngữ đẹp tuyệt vời, cổ tích thần kì còn giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về hiện thực cuộc sống, vẻ đẹp tâm hồn và ước mơ của nhân dân ta trong thời kì xã hội phân chia giai cấp. Từ đó răn dạy chúng ta đạo lí làm người để có thể sống tốt đẹp hơn, nhân ái hơn.
Hiện thực cuộc sống khổ cực và đầy rẫy những bất công trong cổ tích.
Nhân vật chính của cổ tích là những người lao động nghèo khổ, “thấp cổ bé họng” trong xã hội. Họ luôn bị đẩy vào hoàn cảnh éo le phải chống chọi lại biết bao sóng gió của cuộc đời. Vì điều mà họ bị tước đoạt không chỉ là vật chất hay sức lao động mà là quyền dân chủ. Tấm, Thạch Sanh, Chử Đồng Tử đều bị đẩy vào hoàn cảnh tưởng chừng không lối thoát. Họ đều là những con người bị đè nén, áp bức phải chịu nhiều thua thiệt, oan ức. Đọc truyện cổ tích nếu chưa đến hồi kết thì dễ có cảm giác nghẹt thở nhưng kết thúc truyện bao giờ cũng có hậu.
Đời sống tâm hồn người lao động.
Trước hết đó là vẻ đẹp của một tâm hồn đầy bản lĩnh. Do đâu mà Tấm hồi sinh hết lần này đến lần khác? Do đâu mà Thạch Sanh thoát khỏi được hang sâu? Câu trả lời khá rõ ràng, đó là bản lĩnh sống của người lao động. Tấm hồi sinh hết lần này đến lần khác không phải do Bụt hiện lên giúp đỡ mà do sức sống của chính mình, tự mình hồi sinh để bảo vệ hạnh phúc, chống lại cái ác, giành lấy sự sống. Thạch Sanh thoát khỏi hang sâu, giết đại bàng, cứu công chúa đều ở sức mạnh của chính nghĩa và bản lĩnh của mình. Sọ Dừa thật sự là người có bản lĩnh tuyệt vời khi vượt qua những lời dị nghị về ngoại hình kì dị của mình, tự tin vào những phẩm chất mà mình có để cầu hôn con gái phú ông… Những nhân vật ấy luôn khiến ta cảm động vì họ là biểu tượng cho sức sống kiên cường, dẻo dai của người lao động, chịu đựng mọi va đập của cuộc sống, chống chọi lại thiên tai và nhân họa để tồn tại.
Cổ tích cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn lạc quan, luôn khát khao mơ ước của người lao động. Hiện thực cuộc sống trong xã hội xưa quá đen tối, nhìn đâu cũng thấy xấu xa. Nhưng người lao động không bi quan mà vẫn luôn ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp: “Nhưng lạ lùng thay nhân dân ta thông minh/ không tự lừa ta dù ca dao cổ tích/ Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật/ Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời/ Dẫu phải khi cay đắng dập vùi/ Rằng cô Tấm vẫn trở thành hoàng hậu/ Cây khế chua có đại bàng đến đậu/ Chim ăn rồi ngon ngọt trả cho ta” (thơ Nguyễn Khoa Điềm). Khao khát và ước mơ đã giúp cho người lao động vượt qua được những bi quan, hướng tới lẽ sống tốt đẹp, cao thượng.
Cổ tích thể hiện tình cảm yêu ghét rõ ràng của nhân dân. Người lao động luôn sống chân thực, thẳng thắn, yêu ghét rõ ràng: yêu người hiền lành lương thiện; ghét kẻ độc ác, tham lam. Nó hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, dạy con người biết đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng nó bắt rễ sâu xa từ hiện thực đời sống xã hội có giai cấp và từ đời sống tâm hồn của người lao động.
Triết lí “ở hiền gặp lành”.
Triết lí “ở hiền gặp lành” là cốt lõi trong đạo lí làm người của nhân dân lao động. Triết lí này đã đem đến cho người dân tư tưởng lạc quan, yêu đời, ham sống và thương yêu, quý trọng con người. Biểu hiện rõ nhất của triết lí “ở hiền gặp lành” là kết thúc có hậu của các truyện cổ tích. Cô Tấm trở thành hoàng hậu, Thạch Sanh lấy được công chúa và lên làm vua, Chử Đồng Tử kết duyên cùng công chúa và đắc đạo thành tiên, Sọ Dừa lấy được nàng Út và có cuộc sống hạnh phúc, anh Khoai lấy được con gái phú ông, người em trong truyện Cây khế có cuộc sống giàu có sung sướng… Với tinh thần đó, truyện cổ tích đã chiếu rọi ánh sáng vào cuộc sống của con người, đem lại cho họ niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tinh thần lạc quan của nhân dân trong truyện cổ tích gắn chặt với niềm tin vào con người, tin vào số mệnh của con người đồng thời dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực dù đó là hiện thực đen tối nhất. Không hiếm truyện cổ tích có kết thúc bi thảm như truyện Sự tích trầu cau, Sự tích đá vọng phu… trong đó nhân vật chính hoặc phải chết, hoặc ra đi biệt tích nhưng không đem lại không khí bi quan mà trái lại càng tăng thêm niềm tin vào phẩm chất cao đẹp của những con người chân chính.
Đạo lí của nhân dân trong cổ tích.
Ước mơ công lí của nhân dân trong truyện cổ tích.
Quan niệm “ở hiền gặp lành”, “ác giả, ác báo” vừa là triết lí sống vừa là đạo lí của nhân dân đồng thời cũng thể hiện ước mơ công lí. Về mặt hình thức của sự việc được phản ánh tuy trùng với thuyết nhân quả của đạo Phật nhưng về nội dung nó có tính nhân dân sâu sắc. Nhân dân hiểu nó theo quan niệm của mình, dù nhất thời “ở hiền chưa gặp lành” và cái ác chưa bị trừng phạt nhưng về lâu dài nhân dân vẫn giữ niềm tin vào chân lí đó.
Nhân vật chính trong truyện cổ tích luôn làm đúng bổn phận, đạo lí nhưng họ càng làm đúng bổn phận bao nhiêu thì càng phải chịu thiệt thòi oan ức bấy nhiêu: Tấm ngoan hiền chịu thương chịu khó nhưng lại bị tước đoạt hầu như tất cả những mình có, từ mảnh yếm đào, cá bống rồi đến cả hạnh phúc và tính mạng của cô; người em trong Cây khế bị anh chiếm đoạt hết tài sản chỉ được chia một cái cối đá và một cây khế chua vô giá trị; Thạch Sanh bị Lí Thông lừa gạt đi canh miếu, bị cướp công đẩy xuống hang sâu; anh Khoai trong Cây tre trăm đốt bị phú ông lừa phải đi làm không công suốt mấy năm trời… Bởi vì những kẻ bề trên trong xã hội luôn dựa vào đạo lí để khống chế kẻ bề dưới nhưng lại không bao giờ tôn trọng đạo lí. Trên thực tế cô Tấm không bao giờ có cơ hội để trở thành hoàng hậu, Thạch Sanh bị chết dưới hang sâu, anh Khoai phải chấp nhận người giàu có hơn cưới con gái phú ông còn mình chịu cảnh cô đơn suốt cuộc đời,… Nhưng nhân dân không chấp nhận hiện thực đen tối đó. Họ đã “chữa lại hiện thực” để nuôi giấc mơ về công bằng trong cuộc sống. Để làm được điều này, tác giả dân gian đã phải huy động đến trí tưởng tượng, sáng tạo ra những yếu tố hoang đường kì ảo như Bụt, Tiên, Phật… để “thưởng thiện phạt ác” và trợ giúp cho người lương thiện.
Trong nhiều truyện cổ tích, nhân vật chính trở thành vua, hoàng hậu vì theo quan niệm của dân gian vua là tượng trưng cho công bằng, lẽ phải, cũng là đỉnh cao mơ ước của mọi người. Trên thực tế, điều đó không bao giờ xảy ra vì nó đi ngược lại với trật tự của xã hội phong kiến. Nhân dân rất hiểu quy luật “Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa lại quét lá đa” nhưng vẫn để cho Thạch Sanh làm vua và cô Tấm làm hoàng hậu vì nó phản ánh ước mơ của nhân dân về một xã hội tốt đẹp, xã hội ấy phải có những con người như Tấm, Thạch Sanh, Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử đứng đầu.
Tác giả: Dương Khánh Toàn/THPT Quang Hà
Truyện Cổ Tích Andersen: Đôi Giầy Đỏ
Trong làng có một bà thợ giầy già. Thương cô bé, bà nhặt những mẩu da đỏ chắp vá cho cô bé một đôi giầy. Đôi giầy ấy chẳng lấy gì làm đẹp lắm vì bà lão phúc hậu ấy mắt đã kém, tay lại run, nhưng bà lão đã tặng vật ấy cho Karen với tấm lòng trìu mến. Cô bé thích quá.
Ngay ngày hôm ấy mẹ cô qua đời. Đúng ra, nhà có tang không được đi giầy đỏ. Nhưng vì không có đôi giầy nào khác nên cô bé đành phải đi giầy đỏ vậy. Cô bé vừa đi vừa khóc rũ rượi. Chợt có một cỗ xe ngựa lớn và cũ đi qua, trên có một bà quí phái già. Trông thấy cô bé mồ côi đang nức nở, bà động lòng thương, nói với cụ đạo hỏi xin cô bé. Bà nói:
– Cụ cho tôi xin cô bé này, tôi sẽ đem về nuôi nấng và chăm sóc cẩn thận.
Lúc đầu Karen cứ tưởng bà già lưu ý đến em vì em có đôi giầy đẹp, nhưng bà lại bảo đôi giầy xấu lắm phải vứt đi. Rồi bà cho em ăn mặc đẹp đẽ sạch sẽ, lại cho em học viết, học đọc, học may vá. Mọi người khen em đẹp và ngoan. Nhìn vào gương, gương cũng bảo em đẹp và ngoan.
Một hôm nhà vua, hoàng hậu và công chúa ngự giá đến thành phố gần đấy. Nhân dân nô nức kéo nhau đến chiêm ngưỡng long nhan. Cô bé Karen cũng theo người lớn đến xem. Cô trông thấy công chúa bận toàn xatanh trắng đứng trên bao lơn để cho mọi người dân trông thấy. Dưới chân công chúa đi đôi giầy da dê màu đỏ rất đẹp, khác hẳn đôi giầy bà cụ thợ giầy nghèo phúc hậu đã tặng Karen.
Đến ngày Karen chịu lễ thêm sức, bà quý phái may cho cô quần áo đẹp và dẫn cô đến nhà người thợ giầy giỏi nhất thành phố thuê đóng cho cô một đôi giầy. Đến nơi, Karen chìa đôi chân bé nhỏ cho bác thợ giầy đo. Cô nhìn chung quanh thấy trong tủ có một đôi giầy đỏ cũng đẹp như đôi giầy công chúa đi hôm trước. Karen reo lên: Đôi giầy mới đẹp làm sao! Cháu thích đôi giầy ấy lắm! Bác cho cháu đi thử nếu vừa thì bán cho cháu. Bác thợ giầy đưa cho bé thử và nói:
– Đôi giầy này là của con gái vị bá tước đặt, nhưng nhỏ quá đi chật không vừa nên tôi còn để đây.
– Giầy bằng da dê phải không, bà quý phái nói, trông bóng bẩy và đẹp quá!
– Thưa vâng, bằng da dê đấy ạ.
Đôi giầy Karen đi rất vừa nên bà quý phái mua ngay cho em. Nhưng bà không biết là màu đỏ, vì bà kém mắt; nếu biết màu đỏ, bà đã không để cho Karen đi vào ngày chịu lễ thêm sức.
Thấy Karen đi giầy đỏ vào nhà thờ mọi người lắc đầu. Khi đi qua ngưỡng cửa tất cả các bức tranh treo trên tường chằm chằm nhìn cô. Karen không những không ngượng mà còn hãnh diện. Cụ đạo nhắc nhở Karen về bổn phận của cô gái đến tuổi biết suy nghĩ và bước vào hàng ngũ con chiên. Đại phong cầm vang lên điệu nhạc thánh ca. Dàn hợp xướng nhi đồng cũng nổi lên bài hát cầu ngắm nghía đôi giầy đỏ đẹp như giầy của công chúa.
Chiều hôm ấy nghe mọi người xì xào bà quý phái mới biết. Bà bảo cô bé:
– Vào nhà thờ dự lễ, lại đi giầy đỏ như thế là ngạo nghễ. Từ nay đã bước chân đến nhà thờ phải đi giầy đen, dù cũ dù rách cũng phải đi.
Chủ nhật sau Karen phải đi chịu lễ ban thánh thế. Nhớ lời bà quý phái dặn, Karen đã đi giầy đen vào. Nhưng nhìn đi nhìn lại đôi giầy đỏ, thấy đẹp hơn, cô bé lại tháo giầy đen ra, đi giầy đỏ.
Hôm ấy trời đẹp. Muốn tận hưởng ánh nắng ấm áp, bà cụ quý phái dẫn Karen đi qua các con đường nhỏ rồi mới ra đường cái để đến nhà thờ. Họ phải đi qua con đường đầy bụi. Một ông cụ già thương binh chống gậy thấy hai người đi đến. Ông cụ xin bà già quý phái cho đánh giầy. Bà già đồng ý, Karen chìa đôi giày nhỏ nhắn cho ông cụ chải bụi.
– Chà đôi giầy khiêu vũ đẹp quá! Khi khiêu vũ cô phải cho giầy bám chặt vào chân kẻo rơi.
Bà quý phái cho ông lão tàn tật một đồng bạc rồi cùng Karen bước vào nhà thờ. Cả cử toạ trợn to mắt nhìn đôi giầy đỏ. Các bức chân dung treo trên tường cũng dán mắt vào đôi giầy. Còn Karen thì cứ mải nhìn đôi giầy quên cả cầu nguyện khi chịu ban lễ thánh thể, cô lơ đãng chỉ nghĩ đến đôi giầy đỏ dưới chân. Cô cứ tưởng chung quanh người ta ghen tị với cô vì đôi giầy đỏ.
Ở nhà thờ ra, bà quý phái lên chiếc xe đã chờ sẵn ngoài cửa. Karen cũng bước lên theo. Ông già tàn tật lúc này vẫn đang còn đấy. Trông thấy Karen, ông lại tấm tắc.
– Đôi giầy khiêu vũ đẹp thật!
Bỗng Karen thấy người như nhấc bổng lên, đôi chân nhún nhảy liên hồi, muốn ghìm không được.
…
Chia Sẻ Về Nghề Kế Toán
Và cách làm kế toán đúng nghĩa như sau:
1. Kế toán nhập liệu: như 1 add min. Chỉ cần biết phần mềm, máy tính là làm được. Vị trí này lương thấp. 2. Kế toán tổng hợp, kế toán trưởng cấp 1: hạch toán đúng, lên bctc có độ tin cậy cao. Vị trí này lương 8-10tr 3. Kế toán tổng hợp, ktt cấp 2: biết cách setup, lãnh đạo kế toán, phát hiện rủi ro của dn, xử lý các vấn đề đó. Lên báo cáo tc chính xác. Vị trí này 10-15tr. 4. Kế toán trưởng cấp 3: phát hiện rủi ro, đưa ra các quy trình để kiểm soát ngăn ngừa rủi ro. Lãnh đạo phòng kế toán… vị trí này lương 15-18tr 5. Kế toán trưởng cấp 4: là ngoài kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa rủi ro. Thì còn phải hoạch định kinh doanh bằng kế hoạch tài chính, kiểm soát dòng tiền.. nói chung là phác họa một bức tranh tương đối chính xác về công ty trong tương lai. Vị trí này lương 20-30tr 6. Kế toán trưởng cấp cao là một kế toán trưởng ngoài khả năng phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính như cấp 4 thì còn phải biết nhìn nhận về kinh tế vĩ mô, biến động thị trường… để điều chỉnh con đường doanh nghiệp đi theo hướng mình muốn. Vậy bạn thử nghĩ xem bạn đang ở vị trí nào??? Tại sao số 2,3 tôi để ktth, kt trưởng chung. Vì đối với vị trí đó chỉ cần ktth cứng là làm được. Còn để làm sao có tư duy kiểm soát, giữ tiền cho dn.??? Tôi sẽ chỉ cho các bạn vào một dịp khác. Các bạn đừng nghĩ học định khoản, lên bctc là to tác. Điều đó là căn bản và sơ khai của kt thôi bạn ah. Viết hơi dài: vì mình thấy đa phần các bạn đang hiểu kế toán đơn giản quá. Giống như các trung tâm nói về kế toán. Tôi thử hỏi các anh chị dạy kế toán có đủ khả năng làm 1 kế hoạch tài chính không? Những người giỏi thật thì như thế có bao giờ họ không live, đăng bài như các bạn đâu
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGẮN HẠN ABS
Địa chỉ: Số 05, Hoàng Văn Thái, Đại Phúc, Tp Băc Ninh. Điện thoại: 02226 53 2222Hotline: 0378 405 222 Website: chúng tôi
Truyện Cổ Tích Cậu Bé Tích Chu Và Những Bài Học Thú Vị
Tích Chu là câu chuyện cổ tích Việt Nam hay và ý nghĩa với nhiều bài học nhân văn sâu sắc.
Video Cậu Bé Tích Chu – Truyện cổ tích ý nghĩa
Câu chuyện “Cậu bé tích chu”
Ngày sửa ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất từ sớm, Tích Chu ở với Bà.
Hàng ngày Bà phải làm việc vất vả để có tiền nuôi Tích Chu, có đồ gì ngon Bà cũng để dành cho Tích Chu ăn. Vào ban đêm, khi Tích Chu đi ngủ thì Bà thức giấc để quạt. Thấy Bà thương Tích Chu vô cùng, có người bảo:
– Bà ơi! Lòng Bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn Bà đâu.
Thế nhưng khi lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương Bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi với bạn bè. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên Bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến Bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, Bà khát nước quá liền gọi:
– Tích Chu ơi, rót cho Bà xin ngụm nước. Bà khát khô cả cổ rồi!
Bà gọi một lần, hai lần,… rồi đến ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà để kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy Bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:
– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho Bà, Bà ơi!
– Cúc cu… cu! Cúc… cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, Bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, Bà không về nữa đâu!
Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo Bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:
– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho Bà, cháu sẽ giúp đỡ Bà, cháu sẽ không làm Bà buồn nữa!
– Cúc chúng tôi muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!
Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương Bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một Bà tiên hiện ra, Bà bảo Tích Chu:
– Nếu cháu muốn Bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho Bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Nghe Bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.
Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho Bà uống. Được uống nước suối Tiên, Bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.
Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc Bà.
Bài học từ truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu
Thông qua câu chuyện “Cậu Bé Tích Chu” ai cũng sẽ có một bài học của riêng mình
+ Bài học về tình yêu thương: Gia đình luôn là nơi để chúng ta gửi gắm tình yêu thương, không ai yêu chúng ta hơn những người thân yêu trong gia đình
+ Trân trọng những gì mình đang có.
+ Không có gì là quá muộn, nếu nhận thấy điều sai hãy dừng lại và thay đổi để trở lên tích cực hơn
Cập nhật thông tin chi tiết về Đôi Điều Chia Sẻ Khi Dạy Và Học Truyện Cổ Tích trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!