Bạn đang xem bài viết Đọc Và Cảm Thụ Bài Thơ “Mẹ Ốm” được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mẹ ốm
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Khắp người đau buốt nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào đưa hương
Cả đời đi gió về sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…
Trần Đăng Khoa
” Mẹ ốm” là bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đọc lên nghe thật cảm động. Bài thơ là tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.
Mọi hôm, mẹ thích vui cười. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Kiều. Thế mà hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười được nữa. Lá trầu, trang Kiều cũng trở nên cô đơn buồn thương:
“Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay”
Mẹ nằm liệt giường, liệt chiếu. Ruộng vườn nhớ mong mẹ sớm trưa:
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Con thương mẹ ngã bệnh ” đau buốt, nóng ran”. Bà con xóm làng, anh y sĩ…tất cả đến thăm hỏi ân cần chăm sóc. Tình nghĩa anh em bà con như bát nước đầy:
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào
Đứa con khi nhìn mẹ ” lần giường tập đi” mà thương mẹ, người mẹ tần tảo, vất vả cả đời đi gió về sương, người mẹ đã dành tất cả cho đàn con thơ:
Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Với con thơ, mẹ là cuộc đời, mẹ là hạnh phúc, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:
Mẹ là đất nước tháng ngày của con
Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ/ Bài thơ “Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời.
Cảm Thụ Văn Học Lớp 5
a. Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì?…)
b. Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn ) hay đoạn trích được nêu trong bài (Dựa vào yêu cầu cụ thê của bài tập để tìm hiểu, ví dụ: cách dùng từ đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc).
c. Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5-7 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài. (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cầnnêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng, có htể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ)
Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ , ta thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Những câu thơ kết thúc bài ” Tre Việt Nam ” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh ) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
Đoạn thơ cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Đó là cuộc sống gần gũi với tất cả mọi người như trời đất của ta, cuộc sống tràn đầy tình yêu thương đến từng ngọn lúa, mỗi cành hoa. Cảm động nhất là cuộc sống của Bác luôn vì hạnh phúc của con người. Bác hi sinh cả đời mình vì cuộc sống đấu tranh giành độc lập, tự do cho mỗi vì niềm vui cho tất cả mọi người (” Sữa để em thơ, lụa tặng già “).
Hai câu ca dao đã ghúp ta hiểu được ý nghĩa đẹp đẽ của lao động trong cuộc sống của con người. Câu ca dao thứ nhất khuyên người nông dân hãy chăm chỉ cày cấy, trồng trọt, đừng bỏ ruộng hoang. Bởi vì, mỗi có giá trị như ( “Bao nhiêu tấc đất,tấc vàng bấy nhiêu”). Câu ca dao thứ hai cũng là lời nhắn gửi người nông dân hãy cần cù lao động. Bởi vì, công việc đi cấy đi cày hôm nay tuy vất vả, nhưng sẽ đem lại cuộc sống no đủ, sung túc cho ngày mai (” Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu”).
Qua hình ảnh tác giả muốn ca ngợi người công dân làm đường cho mọi người đi lại. Những phẩm chất tốt đẹp của xe lu cũng chính là những phẩm chất đánh kính trọng của người công nhân làm đường. Họ đã lao động với tinh thần nhiệt tình và trách nhiệm cao: con đường mới đắp,con đường rải nhựa, mặc cho ” Trời nóng như lửa thiêu” hay ” Trời lạnh như ướp đá” vẫn làm việc miệt mài. hay chính là người công nhân đã làm nên những con đường, đem niềm vui đến cho mọi người đi trên con đường đó.
Hình ảnh người mẹ chiến sĩ được gợi tả qua hai khổ thơ của nhà thơ Bằng Việt thật cảm động. Mẹ thương anh chiến sĩ thương binh như thương đứa con ruột thịt, mẹ chăm sóc anh “ân cần mà lặng lẽ”. Căn nhà “yên ắng” chỉ có ” tiếng chân đI rất nhẹ” của mẹ như giữ gìn, nâng nui giấc ngủ cho “con”. Mẹ đem đến cho ” con” tráI bưởi đào , canh tôm nấu khế để “con” đỡ ” xót lòng, nhạt miệng”. Mẹ làm cho “con” bởi hương vị của khoai nướng, ngô bung đậm đà tình quê hương, khiến cho mỗi sớm mai trong nhà vấn vương làn khói ấm. Có thể nói: Hình ảnh người chiến sĩ trong bài của nhà thơ Bằng Việt chính là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương thân yêu.
-Công việc của người thợ rèn thật và thể hiện qua các chi tiết: làm việc trong mùa hè thì ” Quai một trận, nước tu ừng ực ” (quai búa nặng nhọc), “Hai vai trần, bóng nhẫy mồ hôi”, có những lúc mệt đến mức “” (ý nói rất mệt).
-Mặc dù công việc nặng nhọc và vất vả nhưng những người thợ rèn vẫn lạc quan, yêu đời vì họ rất yêu công việc của mình. Họ vui như “diễn kịch ” vì thấy mặt mũi ai nom cũng ngộ (” Râu bằng than, mọc lên bằng thích “), tính tình ai cũng hồn nhiên, vui nhộn (” Nghịch ở đây già trẻ như nhau “). Cho nên “” luôn nở trên môi những người thợ rèn (” Nên nụ cười nào có tắt đâu”) , khiến họ thêm đẹp đẽ, đáng yêu.
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Thơ 20
Tác giả: Hoàng Thanh Tâm
Tháng mười một nắng vàng quanh lối cũ Tôi về trường lưu luyến kỷ niệm xưa Thầy cô xưa bây chừ đã già nua Còn mấy người đứng giảng bài giáo án.
BÀI THƠ: MỘT THƯỞ SÂN TRƯỜNG
Tác giả: Hoa Cúc Vàng Anh
Phượng già đứng gác bên sân trường, Đông về có mấy nhánh yêu thương. Đong đưa mời gọi người xa cách, Hãy trở về đây..gợi vấn vương!
BÀI THƠ: NGÀY HIẾN CHƯƠNG
Tác giả: Ho Nhu
Cũng là một kiếp nhân sinh Yêu thầy nhớ giữ cho mình thanh tao.
BÀI THƠ: ƠN THẦY
Tác giả: Diệp Thúy
Dạy dỗ đầu xanh chí phải bền Ơn thầy chẳng một phút nào quên Công dày mãi dặn lòng ghi khắc Nghĩa cả hoài nuôi dạ đáp đền Dẫu mệt chưa từng ngơi chấm điểm Tuy buồn đã cố vội dò tên Mơ về kỷ niệm nhiều năm trước Hỏi trống trường xưa vẫn giục rền?
BÀI THƠ: NHỚ THẦY
Tác giả: Phi Bằng
Đò đưa nước cạn phải gan bền Một thuở ơn thầy há dễ quên? Dẫu khổ vun trồng không hậu đáp Dù nan dạy bảo chớ tiên đền. Ân tình rộng lớn lòng ghi sổ Nghĩa cử cao dày dạ khắc tên … Đến cổng trường xưa giờ tĩnh lặng Còn đâu nữa trống điểm vang rền?
THƠ TẶNG THẦY CÔ
Tác giả: Cẩm Chi Châu
Viết tặng thày cô một bài thơ dang dở Viết nửa câu rồi vẫn trăn trở vào ra Định tặng thày cô dù chỉ một nhành hoa Cũng cảm thấy vui vì làm tròn chữ hiếu
BÀI THƠ TẶNG CÔ NHÂN NGÀY 20-11
Tác giả: Thu An
BÀI THƠ: NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN
Tác giả: Thu An
Ở nhà bao việc nhỏ to Cùng mẹ gánh vác cha lo từng ngày Dạy con học hành hăng sayChăm chỉ, ngoan ngoãn lời này khắc ghi.
THƠ TÔN VINH NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
Tác giả: Ngô Đăng Hội
Người đi xa khắp muôn phương Nhớ ngày nhà giáo tìm đường về đây Thầy trò tay nắm bàn tay Bao nhiêu kỉ niệm đong đây cuộn dâng
Nay ngày xã hội tôn vinh Từng đoàn,từng tốp cựu sinh kéo về Bờ mi giọt lệ cận kề Bao nhiêu kí ước theo về hôm nay
Công việc đâu có khó khăn Hay là dấu ấn lộn lăn thương trường Dù rằng Nam- Bắc muôn phương Chúng em luôn nhớ mái trường, thầy cô.
THƠ TẶNG CÔ GIÁO VÙNG CAO
Tác giả: Bằng Giang
BÀI THƠ: MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Tác giả: Lê Hoàng Công
Mười tám năm trưởng thành từ đó Ai cũng lớn khôn có vợ con Nhưng trong tâm trí vẫn còn Thầy cô cha mẹ của con muôn đời.
THƠ THĂM LẠI TRƯỜNG XƯA
Tác giả: Hoàng Lan
Sân buồn quạnh vắng nắng lưa thưa Kỷ niệm thân thương ngỡ mới vừa Ký ức êm đềm như vẫy gọi Bên thềm ngắm lại mái trường xưa.
Theo chúng tôi
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Mẹ Suốt
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Mẹ suốt
Tháng 11 năm 1965, nhà thơ Tố Hữu, lúc đó là Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, đến Đồng Hới, Quảng Bình. Sau khi nói chuyện với mẹ Suốt (4 tháng 11), nhà thơ đã sáng tác bài thơ nổi tiếng mang tên Mẹ Suốt. Ngay sau khi ra đời, bài thơ được đăng trên Báo Nhân dân và đã trở nên quen thuộc với công chúng, đặc biệt với hình ảnh bà mẹ Nguyễn Thị Suốt.
Cuối năm 1968, trong một lần đi ở bến đò Bảo Ninh, mẹ Suốt mất trong một trận bom bi oanh tạc Mỹ.
Năm 1980 để tưởng nhớ và thể hiện sự cảm kích về một người mẹ anh hùng của quê hương. Ủy ban Nhân dân thị xã Đồng Hới đã cho xây dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm bến đò, và bức tượng mẹ Suốt được đặt gần cầu Nhật Lệ, trên con đường mang tên Mẹ Suốt.
Lặng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình
Mẹ rằng: Quê mẹ Bảo Ninh
Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền
Sớm chiều, nước xuống triều lên
Cực thân từ thuở mới lên chín mười
Lớn đi ở bốn cửa người
Mười hai năm lẻ, một thời xuân qua
Lấy chồng, cũng khổ con ra
Tám lần đẻ, mấy lần sa, tội tình!
Nghĩ mà thương mẹ cha sinh
Thương chồng con lại thương mình xót xa
Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào
Bây giờ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân!
Ông nhà theo bạn “xuất quân”
Tui nay cũng được vô chân “sẵn sàng”
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ…
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc sớm trưa đưa đò…
Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra, ông cũng vui lòng
Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò:
“Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!”
Vui sao, câu chuyện ơn tình
Nắng trưa cồn cát Quảng Bình cũng say…
Cập nhật thông tin chi tiết về Đọc Và Cảm Thụ Bài Thơ “Mẹ Ốm” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!