Bạn đang xem bài viết Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Vịnh Quả Mít (Hồ Xuân Hương) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay
Bản khắc 1922
Câu 3: Quân tử có yêu thì đóng nõ
Câu 4: Xin đừng mân mó nhựa ra tay
Bản Quốc văn tùng ký
Câu 3: Quân tử có thương thì đóng cọc
Câu 4: Xin đừng mân mó nhựa ra tay
Bản Xuân Hương thi sao
Tựa đề: Vịnh quả mít
Câu 1: Của tôi như quả mít trên cây
Câu 3: Quân tử có yêu thì đóng cọc
Câu 4: Xin đừng mân mó nhựa ra tay
Bản Quế Sơn thi tập
Tựa đề: Ba la mật
Câu 1: Dái này hẳn ở chạc ba cây
Câu 3: Quân tử có say xin đóng cọc
Câu 4: Chớ đừng mân mó nhựa ra tay
Hình ảnh quả mít trong thơ Hồ Xuân HươngBài thơ Vịnh quả mít tự phần ngôn từ của nó không thanh cao nhưng nó cũng không tục tĩu mà nhìn chung là do cảm nhận của người đọc. Bài thơ này được mở đầu bằng công thức thân em rất nhã nhặn, nhún nhường. Và nó cũng chính là mô típ chung của các bài ca nói chung khi viết về người phụ nữ.
Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quả mít trông vẻ ngoài có vẻ nhàm chán, xù xì nhưng nó lại có múi dày và ngọt, và nó cũng ngọt đậm hơn một số quả khác. Thêm vào đó nó có cái hương vị của người phụ nữ thôn quê vất vả và dân dã. Và có lẽ cũng vì thế mà họ tủi cho thân phận của mình nên đã cầu xin nhưng đấng nam tử.
Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay
Đóng cọc cũng coc nghĩa là quả mít đang non cần đóng vào phần đầu cuống để chảy bớt nhựa và mau chín. Nó còn có nghĩa là đóng cái cuộc đời của mình, bằng thứ tình cảm chân thành giản dị. Và cũng đừng mân mê quả mít, và cũng đừng coi tình cảm của người phụ nữ như là một nét thoáng qua để rồi diễu cợt họ. Nó cũng chính là cái phẩm giá của người phụ nữ và đừng làm họ thêm khổ đau. Có như vậy mới đáng mặt nam nhi.
Vịnh Quả Mít (Hồ Xuân Hương) – Dân Dã Về Ngôn Từ, Thâm Thúy Về Ý Thơ
Thân em như quả mít trên cây Da nó xù xì múi nó dày Quân tử có yêu xin đóng cọc Đừng mân mó nữa nhựa ra tay
Bản khắc 1922 Câu 3: Quân tử có yêu thì đóng nõ Câu 4: Xin đừng mân mó nhựa ra tay
Bản Quốc văn tùng ký Câu 3: Quân tử có thương thì đóng cọc Câu 4: Xin đừng mân mó nhựa ra tay
Bản Xuân Hương thi sao Tựa đề: Vịnh quả mít Câu 1: Của tôi như quả mít trên cây Câu 3: Quân tử có yêu thì đóng cọc Câu 4: Xin đừng mân mó nhựa ra tay
Bản Quế Sơn thi tập Tựa đề: Ba la mật Câu 1: Dái này hẳn ở chạc ba cây Câu 3: Quân tử có say xin đóng cọc Câu 4: Chớ đừng mân mó nhựa ra tay
Bài thơ Vịnh quả mít tự phần ngôn từ của nó không thanh cao nhưng nó cũng không tục tĩu mà nhìn chung là do cảm nhận của người đọc. Bài thơ này được mở đầu bằng công thức thân em rất nhã nhặn, nhún nhường. Và nó cũng chính là mô típ chung của các bài ca nói chung khi viết về người phụ nữ.
Thân em như quả mít trên cây Da nó xù xì múi nó dày
Quả mít trông vẻ ngoài có vẻ nhàm chán, xù xì nhưng nó lại có múi dày và ngọt, và nó cũng ngọt đậm hơn một số quả khác. Thêm vào đó nó có cái hương vị của người phụ nữ thôn quê vất vả và dân dã. Và có lẽ cũng vì thế mà họ tủi cho thân phận của mình nên đã cầu xin nhưng đấng nam tử.
Quân tử có yêu xin đóng cọc Đừng mân mó nữa nhựa ra tay
Đóng cọc cũng coc nghĩa là quả mít đang non cần đóng vào phần đầu cuống để chảy bớt nhựa và mau chín. Nó còn có nghĩa là đóng cái cuộc đời của mình, bằng thứ tình cảm chân thành giản dị. Và cũng đừng mân mê quả mít, và cũng đừng coi tình cảm của người phụ nữ như là một nét thoáng qua để rồi diễu cợt họ. Nó cũng chính là cái phẩm giá của người phụ nữ và đừng làm họ thêm khổ đau. Có như vậy mới đáng mặt nam nhi.
“Nước Cờ” Và “Quả Mít” Của Hồ Xuân Hương
“Thân em như quả mít trên cây, Da nó xù xì múi nó dầy, Quân tử có thương thì đóng cọc, Xin đừng mân mó nhựa ra tay”, chắc chắn không cần phải quá dụng công thì cũng rất rất nhiều người Việt, tư duy bằng tiếng Việt, đọc và viết tiếng Việt thuộc bài thơ “Quả mít” của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Thuộc để rồi thỉnh thoảng lẩm nhẩm trong trí óc, thoáng cười nụ, hoặc giả như kiểu nhân vật Hoàng trong truyện ngắn “Đôi mắt” của nhà văn Nam Cao, vỗ đùi đánh đét cảm thán: Đàn bà mà sao… tài thế…
Hồ Xuân Hương sống và thành danh vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, bà đã làm diễm lệ hóa thứ tiếng Việt bình dân bất chấp cả lễ giáo hà khắc trong giai đoạn chế độ phong kiến bắt đầu hành trình suy tàn. Trớ trêu thay, giải dụ Hồ Xuân Hương xuất hiện ở thời điểm này, thời điểm mà thế kỷ 21 đã đi được 1/2 thập niên thứ 2, có thể bà đã bị dập vùi, bị ăn đòn hội đồng không thương tiếc, bị khép tội “chết” bởi đã dám “dung tục, phản cảm”, dám cả gan ám chỉ đến bộ phận cơ thể của người (phụ nữ).
Tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng chứng kiến cảnh một bộ phận truyền thông nhân danh dư luận dồn dập “ném đá” chương trình hài “Chết cười” phát sóng vào 20h thứ bẩy hàng tuần trên VTV3 không hiểu sao người viết bài này lại mường tượng về bài thơ “Quả mít” của Hồ Xuân Hương.
“Chết cười” với bản gốc “Anything Goes” có độ “hot” hàng đầu trên thế giới, ngay trong buổi đầu ra mắt (20h ngày 17-1-2023) đã bị bắt lỗi bởi câu đố của MC, nghệ sỹ Đức Hải: “Cái gì càng chơi càng ra nước”. Cả một chương trình dài, tuy nhiên những tiếng nói chê bai phê phán hầu như chỉ đồng loạt tóm lấy lời dẫn của Đức Hải mà ỉ ôi phản đối, thậm chí gán cho những tội danh tày đình.
Chương trình “Chết cười” lên sóng vào mỗi thứ 7 hàng tuần
Tương tự “Quả mít” nhất mực tài hoa, “Cái gì càng chơi càng ra nước” cũng một kiểu “đố tục giảng thanh”, cách mà các cụ kị, cha ông chúng ta coi là thú chơi tao nhã, một trò giễu nhại dân gian thâm sâu hài ước từ thuở chúng ta còn là hạt bụi vô định trong vũ trụ.
Những người phản đối câu đố của nghệ sĩ Đức Hải có lẽ đã quá nhạy cảm, quá (xiên xẹo) nhanh nhẩu đoảng để suy diễn sang một trò (chơi) khác vốn riêng tư ở chốn phòng the trong khi đáp án đơn giản chỉ là “Đánh cờ”. Đánh cờ đúng là càng chơi càng phải toét óc nghĩ đường đi nước bước, nếu không muốn bị chiếu tướng mất hậu để rồi chấp nhận thua cuộc. Họ dập vùi “Chết cười” cũng có thể vì đó là chương trình của VTV, một chương trình xã hội hóa như VTV bấy lây nay vẫn làm. Đang trong một cơn lên đồng rủa sả VTV, bất kỳ lỗi, sơ xuất, sai sót nào cũng được (bị) đem ra “nhậu” tập thể và cao giọng dạy đời.
Sân khấu kịch Idecaf của “ông bầu” nổi danh Huỳnh Anh Tuấn và nghệ sĩ tài năng Thành Lộc trước đây có cách làm truyền thông khá khác với các sân khấu miền Bắc. Ra mắt vở mới, Idecaf không bao giờ mời báo chí, phải đến khi các nghệ sỹ diễn trôi chảy nhuần nhuyễn rồi, qua rất nhiều buổi diễn rồi Idecaf mới rộng cửa đón tiếp truyền thông bởi “kịch vừa diễn, nghệ sỹ chưa kịp nhập tâm chưa quá thuần thục, báo chí xem về phản ánh sẽ thiếu khách quan, thiệt thòi cho cả ê kíp và cuối cùng là khán giả”.
Đối tượng quan trọng nhất có thẩm quyền khen chê một chương trình truyền hình nên và cần thiết phải là công chúng. Hãy để công chúng bày tỏ thái độ bằng cách ngồi dán mắt trước màn hình hay cầm remote chuyển nhanh qua kênh khác, chứ không chỉ là một bộ phận truyền thông quen kiểu phán xét thiên kiến, nhanh nhẩu đoảng…
PV
Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình Của Hồ Xuân Hương
Cảm nhận về bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Câu thơ gợi nên sự vắng lặng, tĩnh mịch của đêm khuya trong âm điệu buồn thương. Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian. Trong thời gian và không gian đó, tác giả cay đắng nhận ra sự bẽ bàng của thân phận, được thể hiện qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ tinh tế, độc đáo. Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” đặc trưng cho phong cách nghệ thuật vừa trữu tình vừa trào phúng của tác giả, gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận. Bi kịch về tâm trạng càng được xoáy sâu thêm. Câu thơ: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” vừa miêu tả ngoại cảnh vừa diễn tả tâm cảnh, thể hiện sự thống nhất giữa thiên nhiên và con người. “Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn, thậm chí chỉ là sự dang dở.
Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá. “Rêu” và “đá” là những sinh vật vô tri vô giác, bé nhỏ nhưng vẫn không chịu khuất phục mà vẫn hiên ngang tồn tại một cách mạnh mẽ: “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”. Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu đã làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây, cũng chính là ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả. Nữ sĩ tuy nhận ra sự ngang trái, éo le của phận mình nhưng không hề cam chịu mà luôn muốn vùng vẫy, vượt lên trên hoàn cảnh bằng những hành động phản kháng.
Bài thơ mở đầu bằng cảm thức về thời gian: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”, và kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Hai câu thơ tiếp tục thể hiện tài năng trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả. “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm. Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân. Mùa xuân của đất trời luôn lặp đi lặp lại theo quy luật tuần hoàn: xuân, hạ, thu, đông nhưng với con người thì tuổi xuân chỉ đến một lần duy nhất, và không bao giờ trở lại. Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại. Tất cả đã làm nổi bật ý thức sâu sắc về bi kịch của bản thân và nỗi chán chường khi phải sống trong cuộc sống eo le, ngang trái.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ “Mảnh tình- san sẻ- tí- con con” nhấn mạnh bi kịch tình duyên éo le của nhân vật trữ tình. Mảnh tình vốn nhỏ bé lại còn không trọn vẹn, thậm chí là phải “san sẻ”. Câu thơ đã gợi lên hoàn cảnh đầy ngang trái của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa khi phải sống trong cảnh chung chồng, và mang thân đi làm lẽ.
Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữa vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.
Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Đánh Đu Của Hồ Xuân Hương
Cảm nhận của em về bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương
‘Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông.
Trai du gối hạc khom khom cật,
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá,
Cọc nhổ đi rồi, lố bỏ không!’
…Trong các lễ hội làng quê, đặc biệt trong dịp Tết mừng xuân, trò chơi đánh đu của trai gái diễn ra tưng bừng náo nhiệt nhất. Hai câu đề thể hiện một cái nhìn thú vị trước cột đu và một tiếng khen thầm buột ra, khi nhà thơ đi qua bãi chơi đu đầu làng, cuối xóm:
‘Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông’
Hai chữ ‘khéo khéo’ làm cho lời thơ, tình thơ trở nên đậm đà. Ai đã ‘khéo khéo trồng’ cây đu, ai đã nghĩ ra trò chơi đu mà vui thế: ‘Người thì lên đánh, ke’ ngồi trông’. Tâm hồn nữ sĩ hòa nhập với niềm vui của trai gái đang chơi đu, mà nghĩ về một trò chơi, một mĩ tục dân gian lâu đời rất đáng tự hào. Các động từ ‘lên
đánh’và ‘ngồi trông’ hô ứng nhau, gợi tả không khí chơi đu vừa nhịp nhàng vừa vui nhộn, tập nập.
Đánh đu có cảnh đánh đơn nam, đơn nữ, có cảnh đánh đôi nữ, đôi nam, lại có cảnh nam nữ cùng đánh đôi. Hai câu thực tả cảnh đánh đôi nam, nữ. Hình ảnh ‘trai du’ và ‘gái uốn’ gợi tả động tác rất mềm dẻo, uyển chuyển, Tư thế ‘khom khom cật’ rất mạnh mẽ, hào hứng. Động tác ‘ngửa ngửa lòng’ gợi lên một dáng bay nhẹ nhàng, thích thú. Trong cái tài đã có cái tình của trai gái lúc đánh đu. Cảnh đánh đu rất đẹp như đang diễn ra trước mắt chúng ta một sức xuân phơi phới. Gối hạc và lưng ong là hai ẩn dụ đặc tả vẻ đẹp thanh tân của trai gái làng quê trên cánh đu đang tung bay trong gió xuân:
‘Trai du gối hạc khom khom cật,
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng’
Cánh đu mỗi lúc lại tung bay cao hơn, nhịp nhàng hơn, ‘kẻ ngồi trông’ cảm thấy không nhìn rõ khuôn mặt, dáng hình của đôi trai gái đang đánh đu nữa. Chỉ còn nhìn thấy ‘Bốn mảnh quẩn hồng bay phấp phới’. Chỉ còn biết dõi theo và tấm tắc ‘Hai hàng chân ngọc duỗi song song’. Cảnh châm lấm tay bùn, màu quần thâm áo nâu đời thường đã biến mất. Trong hội xuân, trẽn cánh đu chỉ có ‘quần hồng bay phấp phới’ và chỉ còn có ‘chân ngọc duỗi song song’. Đó là sắc xuân, nét xuân và dáng xuân của làng quê trong lễ hội. Và đó cũng là vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời của đất nước và con người, của lễ hội mùa xuân và nền văn hóa dân gian Việt Nam giàu đẹp.
Mùa xuân đẹp mãi với dáng xuân, sắc xuân tung bay:
‘Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song’
Xuân tàn, hội tan, biết bao tiếc nuối bàng khuâng trong lòng người. Nhìn bãi đu sau ngày hội tan mà ngẩn ngơ, luyến tiếc:
‘Chơi xuân đã biết xuân chăng tá,
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!’
Có yêu đời, yêu cái đẹp trong cuộc đời, trong lễ hội mùa xuân, nữ sĩ mới có niềm luyến tiếc, ngẩn ngơ ấy.
Mùa xuân trôi qua. Và bao giờ mùa xuân trở lại?
‘Đánh đu’cho thấy tính sáng tạo trong thi ca của ‘Bà chúa thơ Nôm’. Ngôn từ nhất khí, liền mạch. Giọng thơ hồn nhiên, hóm hỉnh. Một cách nhìn sắc sảo, yêu đời. Một cách cảm rất tài hoa đầy tính nhân văn.
Bài thơ ‘Đánh đu’âã làm sống lại trong lòng ta một nét đẹp lễ hội dân gian mùa xuân đáng yêu vô cùng.
Nguồn: Vietvanhoctro.com
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Giang Nam
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích…
***
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên – (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…
***
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa…
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng…
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi…
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi
1960
Bài thơ được sáng tác năm 1960 tại khu căn cứ bí mật Tỉnh uỷ Khánh Hoà ( dưới chân núi Hòn Dù )sau khi nghe tin người vợ thân yêu đang hoạt động nội thành bị giặc bắt tra tấn và hi sinh trong tù. Trong giây phút đau đớn lặng người ông đã viết liền một mạch thơ như trải nỗi đau mình lên trang giấy
Cảm nhận về bài thơ Quê hương của nhà thơ Giang NamQuê hương, chỉ hai từ thôi nhưng vô cùng thân thương đến lạ. Quê hương, nơi mình sinh ra, nơi mình lớn lên, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ. Khi nhắc đến quê hương ai cũng cảm thấy tự hào, đó là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao cả.
Và với bài thơ Quê hương của nhà thơ Giang Nam cũng thế. Quê hương, dòng chảy bất tận của ký ức, quê hương là nơi ta tìm về sau những phong ba của cuộc đời.
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi.
Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ về tuổi thơ, là niềm thương nhớ và yêu quê hương từ thuở “cắp sách tới trường” từ thuở “chăn trâu cắt cỏ”. Không gian thơ mở ra với bàng bạc nỗi nhớ về thuở ấu thơ, với những trò nghịch ngợm của trẻ thơ đó là “trốn học”, “đuổi bướm…Những vần thơ mộc mạc, giản dị càng đọc càng thấm thía về một quê hương tuổi thơ trong kỉ niệm.
Dòng thời gian trôi mãi, tuổi thơ rồi lớn lên, đất nước kêu gọi, cậu bé ngày ấy nay đã trưởng thành, lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Thật bất ngờ, “cô bé nhà bên” ngày xưa ấy cũng trở thành đồng chí:
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kì
Quê tôi đầy bóng giặc.
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên – (có ai ngờ)
Cũng vào du kích.
Tình bạn trẻ thơ giờ đã trưởng thành thêm một bậc, sự trưởng thành này phù hợp với hoàn cảnh xã hội chung lúc bấy giờ, như một điều tất yếu.
Chính vì có được nền tảng là tình bạn từ những ngày ấu thơ nên khi bất chợt gặp nhau trên giữa đường hành quân, dẫu “mưa đầy trời” nhưng chàng trai vẫn thấy “lòng tôi ấm mãi” bởi nụ cười khúc khích và cảm xúc “thương thương quá đi thôi” đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
Chiến tranh, kẻ thù xâm lược dẫu tàn ác cũng không xóa bỏ được nét trong trẻo trong tâm hồn của những chàng trai cô gái một thời. Họ vượt lên trên sự tàn ác của kẻ thù bằng chính sự thiện lương, trong trẻo được nuôi dưỡng bởi chiều sâu văn hóa, tình người của dân tộc. Điều này Nguyễn Đình Thi đã từng thể hiện:
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không ngăn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà (Nguyễn Đình Thi – Đất nước).
Bởi thế mà dù trải qua bao thăng trầm, bao súng đạn, bao chiến trường, ngày gặp lại, cô gái ngày xưa ấy vẫn
“Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)”.
Điệu cười khúc khích như điệp khúc, như từng đợt sóng lòng trùng điệp mà đợt sau cao hơn đợt trước; để rồi chàng trai không cầm lòng được mà:
“Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng…”
Tình yêu thời chiến đến thật nhẹ nhàng như một điều hiển nhiên. Tình yêu đôi lứa ấy được đặt trên nền tảng vững chắc của tình bạn thuở ấu thơ và tình đồng chí, cùng chung lí tưởng của khi trưởng thành.
Chính điều này làm cho tình yêu lứa đôi hòa vào tình yêu quê hương đất nước, cái riêng đã hòa vào cái chung khiến cho tình yêu chung cho quê hương thêm sâu sắc mà cũng khiến cho tình cảm riêng càng trở nên rộng lớn, bền vững hơn.
Ít ai biết bài thơ có một nguyên mẫu trong đời thực: “cô bé nhà bên” chính là người vợ, người bạn đời của tác giả. Hoàn cảnh bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh khá đặt biệt: Năm 1960, nhà thơ nhận được tin vợ và con mình bị giặc giết hại trong nhà tù Phú Lợi; cảm xúc cuộn lên chất ngất, ngay trong đêm bài thơ được ra đời, những câu thơ cứ ùa về cùng với nỗi đau không thể kìm nén:
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh chết nửa con người.
Nỗi đau xót đến tê tái, đến chết lịm người khi nghe tin “em” bị “giặc bắn em rôi quăng mất xác” tình cảm càng bền vững, càng nên thơ khi mất càng gây đau đớn. Từ cô bạn ấu thơ, rồi đồng đội đồng chí, đến người yêu, giờ “giặc bắn em rồi quăng mất xác” càng đau đớn, càng xót xa và tố cáo tội ác của giặc xâm lược.
Tình yêu quê hương bây giờ đã khác:
Xưa yêu quê hương vì có hoa có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Tình riêng giờ hòa vào tình chung, không chỉ là ở nghĩa biểu tượng mà ở nghĩa thực của nó. Quê hương không chỉ là khái niệm chung chung mà gắn với người con gái ta yêu, là một phần của cuộc đời, một phần không thể tách rời của thân thể.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Vịnh Quả Mít (Hồ Xuân Hương) trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!