Bạn đang xem bài viết Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Top 10 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Trần Đăng Khoa được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài thơ: Hạt gạo làng taHạt gạo làng ta
Kính tặng chú Xuân Diệu Thơ Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông… Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta… 1969 Nguồn: 1. Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999 2. SGK Văn 5 (tập 2), NXB Giáo dục, 1989
Bài thơ: Trăng ơi… từ đâu đếnTrăng ơi… từ đâu đến
Thơ Trần Đăng Khoa
Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân
1968
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999
Bài thơ: Ảnh BácẢnh Bác
Thơ Trần Đăng Khoa
Nhà em treo ảnh Bác Hồ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi Ngày ngày Bác mỉm miệng cười Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà Ngoài sân có mấy con gà Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi Em nghe như Bác dạy lời Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa Trồng rau, quét bếp, đuổi gà Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi * Bác lo bao việc trên đời Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em… 1966 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999
Bài thơ: Mẹ ốmMẹ ốm
Thơ Trần Đăng Khoa
1970 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hoá dân tộc, 1999
Bài thơ: Cây dừaCây dừa
Thơ Trần Đăng Khoa
Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
1967
Bài thơ: MưaMưa
Thơ Trần Đăng Khoa
1967 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hoá dân tộc, 1999
Bài thơ: Buổi sáng nhà emBuổi sáng nhà em
Thơ Trần Đăng Khoa
Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mụ gà cục tác như điên Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi Cái na đã tỉnh giấc rồi Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao! Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương Bác nồi đồng hát bùng boong Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
1967
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999
Bài thơ: Đám ma bác giunĐám ma bác giun
Thơ Trần Đăng Khoa
1967
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999
Bài thơ: Sao không về Vàng ơi?Sao không về Vàng ơi
Thơ Trần Đăng Khoa
1967 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hoá dân tộc, 1999
Bài thơ: Kể cho bé ngheKể cho bé nghe
Thơ Trần Đăng Khoa
1969
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999
Thơ Trần Đăng Khoa đặc biệt là những bài thơ viết khi ông còn nhỏ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Thơ ông luôn nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ.
Theo chúng tôi
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Top 10 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Nguyễn Bính Mới Nhất
Bài thơ: Chân quê
Chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh! Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều 1936 Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trung Đức phổ nhạc thành bài hát cùng tên, và nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc thành bài hát Hương đồng gió nội. Nguồn: 1. Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 2. Nguyễn Bính Hồng Cầu, Nguyễn Bính toàn tập (tập 1), NXB Hội Nhà văn, 2023
Bài thơ: Lỡ bước sang ngangLỡ bước sang ngang
Tặng chị Trúc thân yêu 1
Bài thơ: Mưa xuân (I)Mưa xuân (I)
Em là con gái trong khung cửi
Bài thơ: Tương tưTương tư
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Bài thơ: GhenGhen
Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Bài thơ: Những bóng người trên sân gaNhững bóng người trên sân ga
Những cuộc chia lìa khởi từ đây
Cây đàn sum họp đứt từng dây Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc Lần lượt theo nhau suốt tối ngày. Có lần tôi thấy hai cô gái Sát má vào nhau khóc sụt sùi Hai bóng chung lưng thành một bóng “Đường về nhà chị chắc xa xôi?” Có lần tôi thấy một người yêu Tiễn một người yêu một buổi chiều Ở một ga nào xa vắng lắm Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu. Hai người bạn cũ tiễn chân nhau Kẻ ở sân toa kẻ dưới tàu Họ giục nhau về ba bốn bận Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu. Có lần tôi thấy vợ chồng ai Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài Chị mở khăn giầu anh thắt lại: “Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!” Có lần tôi thấy một bà già Đưa tiễn con đi trấn ải xa Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng Lưng còng đổ bóng xuống sân ga Có lần tôi thấy một người đi Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì Chân bước hững hờ theo bóng lẻ Một mình làm cả cuộc phân ly. Những chiếc khăn màu thổn thức bay Những bàn tay vẫy những bàn tay Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt, Buồn ở đâu hơn ở chốn này? Tôi đã từng chờ những chuyến xe Đã từng đưa đón kẻ đi về Sao nhà ga ấy sân ga ấy Chỉ để cho lòng dấu biệt ly? Hà Nội, 1937 Nguồn: 1. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1968 2. Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003
Bài thơ: Cô hái mơCô hái mơ
Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
Bài thơ: Cô lái đòCô lái đò
Xuân đã đem mong nhớ trở về,
Bài thơ: Viếng hồn trinh nữViếng hồn trinh nữ
Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh,
Bài thơ: Hôn nhau lần cuốiHôn nhau lần cuối
Cầm tay, anh khẽ nói:
– Khóc lóc mà làm chi? Hôn nhau một lần cuối, Em về đi, anh đi.
Rồi một, hai, ba năm,
Danh thành anh trở lại. Với em, anh chăn tằm, Với em, anh dệt vải.
Ta sẽ là vợ chồng.
Sẽ yêu nhau mãi mãi. Sẽ se sợi chỉ hồng, Sẽ hát câu ân ái.
Anh và em sẽ sống,
Trong một mái nhà tranh. Lấy trúc thưa làm cổng, Lấy tơ liễu làm mành.
Nghe lời anh, em hỡi!
Khóc lóc mà làm chi? Hôn nhau một lần cuối, Em về đi, anh đi…
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Văn Phụng phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003
Thơ Nguyễn Bính “chân quê”, giản dị, mộc mạc, nhẹ nhàng, trong sáng, và hồn nhiên như ca dao trữ tình. Ông viết về làng quê qua lăng kính tình cảm lãng mạn, biểu lộ một tình quê, một hồn quê chân tình và gần gũi.
Theo chúng tôi
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Bài Thơ Mẹ Ốm Trần Đăng Khoa
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…
Bài thơ Mẹ ốm được viết dưới góc nhìn của một em bé khi ấy còn rất nhỏ nên trong đó nó chứa đựng sự hồn nhiên và vui tươi của lứa tuổi ấy. Bên cạnh đó khắc họa trong bài thơ chính là tình cảm gia đình ấm áp, là những yêu thương mà con dành cho mẹ. Để rồi qua bài thơ này ta cảm nhận được tình cảm của bản thân dành cho mẹ của mình.
Câu kể ngây thơ của em béBài thơ Mẹ ốm được mở đầu bằng một câu kể đầy hồn nhiên và ngây thơ. Đó cũng chính là một câu so sánh mà em bé dành cho mẹ của mình. Nó mang ý nghĩa như là một câu nói đùa. Bởi ở lứa tuổi trẻ con các em bé thích khám phá sự mới mẻ nên cũng nghĩ rằng những người lớn cũng có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên đó cũng chính là một cách nhìn nhận về sự đau ốm của mẹ.
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Khi mẹ ốm mẹ cũng sẽ không têm trầu và để trầu khô. Và mẹ cũng không còn kể Truyện Kiều cho bé nghe. Đó là những suy nghĩ rất hồn nhiên và ngây ngio của một đứa trẻ. Trong tiềm thức của đứa bé ấy cũng chỉ là việc không được nghe mẹ kể chuyện mà thôi.
Ở khổ tiếp theo em bé đã suy nghĩ về những ngày tháng bất vả và sư hy sinh của mẹ. Mẹ đã không quản nắng mưa mà vẫn làm mọi thứ, từ sáng cho tới tối. Đó là một sự suy nghĩ sâu sắc mà không phải đứa bé nào ở độ tuổi ấy cũng có thể làm được. Đó là ý thức về những chịu đựng vất vả của mẹ làm người đọc không khỏi xót xa.
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào
Mẹ cũng là một người được hàng xóm quan tâm chăm sóc. Đó cũng chính là lời động viên dể mẹ nhnah khỏi bệnh. Điều này cũng chứng tỏ bình thường mẹ sống rất tốt với hàng xóm nên ho đến và cho mẹ qà. và qua đó bé cũng thấu hiểu được những điều vất vả của mẹ thông qua những ngày mẹ bị ốm.
Bởi mẹ vất vả và hy sinh vì các con. Dù nắng mưa mẹ vẫn làm việc và đã cho con một cuộc sống ấm no hơn. Qua các hình ảnh đó ta cảm nhận được tác giả là một người rất yêu thương mẹ mình. Cũng chính vì điều đó nên đã thúc đầy mong muốn làm điều gì đó cho mẹ nhanh khỏe.
Đọc những vần thơ tiếp theo ta không khỏi xót xa. Bởi lẽ mẹ vất vả cũng là vì bản thân mình. Và sự vất vả ấy in hằn trên khuôn mặt mẹ. Điều này cũng bởi vì mẹ yêu thương con mình và mong muốn cho con có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Và cũng chính sự yêu thương làm con người ta có thể cảm nhận được những vần thơ mà tác giả viết lên rất xúc động. Đó cũng chính là lời cảm ơn mà tác giả dành cho mẹ của mình. Đó cũng chính là tấm lòng và là tình cảm của người con.
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Ở câu kết của bài thơ tác giả đã ví mẹ mình như là đất nước. Qua đó ta cảm nhận được tình cảm và sự biết ơn. đÓ cũng chính là tình yêu thương gia đình và rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước.
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Top 10 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Xuân Diệu Mới Nhất
Bài thơ: Yêu
Yêu
Yêu, là chết ở trong lòng một ít, Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu? Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu: Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết. Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt. Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu, Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu! – Yêu, là chết ở trong lòng một ít. Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt, Những người si theo dõi dấu chân yêu; Và cảnh đời là sa mạc cô liêu. Và tình ái là sợi dây vấn vít Yêu, là chết ở trong lòng một ít. Nguồn: Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004
Bài thơ: Vội vàngVội vàng
Bai thơ: Dại khờDại khờ
Bài thơ: Đây mùa thu tớiĐây mùa thu tới
Tặng Nhất Linh Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; Đây mùa thu tới – mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng. Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh; Những luồng run rẩy rung rinh lá… Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ… Non xa khởi sự nhạt sương mờ… Đã nghe rét mướt luồn trong gió… Đã vắng người sang những chuyến đò… Mây vẩn từng không, chim bay đi, Khí trời u uất hận chia ly. Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì. Trong Lời đưa duyên giới thiệu tập Thơ thơ, tác giả viết: “Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân và đây là tuổi xuân của tôi, và đây là sự sống của tôi nữa (…). Tập thơ bắt đầu của tôi đây, bạn chớ bắt chước những người khôn ngoan, họ không biết quý phần ngon nhất của đời: tình yêu và tuổi trẻ (…). Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng!” Bài thơ này từng được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, nhưng đã được lược bỏ trong SGK Ngữ văn 11 từ 2007. Nguồn: 1. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007
Bài thơ: “Vì sao”“Vì sao”
Tặng Đoàn Phú Tứ Bữa trước giêng hai dưới nắng đào, Nhìn tôi cô muốn hỏi “vì sao?” Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp Một thoáng cười yêu thoả khát khao. – Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên, Tôi đã đày thân giữa xứ phiền, Không thể vô tình qua trước cửa, Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên? – Ai đem phân chất một mùi hương Hay bản cầm ca! Tôi chỉ thương, Chỉ lặng chuồi theo giòng xảm xúc Như thuyền ngư phủ lạc trong sương Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu… Cô hãy là nơi mấy khóm dừa Dầm chân trong nước, đứng say sưa, Để tôi là kẻ qua sa mạc Tạm lánh hè gay; – thế cũng vừa. Rồi một ngày mai tôi sẽ đi. Vì sao, ai nỡ bỏ làm chi! Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì. Nguồn: Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004
Bài thơ: Nụ cười xuânNụ cười xuân
Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời Sao buổi đầu xuân êm ái thế! Cánh hồng kết những nụ cười tươi Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao Cây vàng rung nắng lá xôn xao Gió thơm phơ phất bay vô ý Đem đụng cành mai sát nhánh đào Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều Bên màu hoa mới thắm như kêu Nỗi gì âu yếm qua không khí Như thoảng đưa mùi hương mến yêu Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe Nhạc thầm lên tiếng hát say mêMùa xuân chín ửng trên đôi má Xui khiến lòng ai thấy nặng nề… Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người Chưa từng hẹn đến – giữa xuân tươi Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười Nguồn: Xuân Diệu, Thơ thơ, Nxb Sống mới – Saigon, 1971
Bài thơ: ChiềuChiều
Tặng Nguyễn Khắc Hiếu Hôm nay, trời nhẹ lên cao, Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn… Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn, Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương. Phất phơ hồn của bông hường, Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng. Nghe chừng gió nhớ qua sông, E bên lau lách thuyền không vắng bờ. – Không gian như có dây tơ, Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu. Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều, Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn… Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát Mộ khúc.
Bài thơ: Tương tư chiềuTương tư chiều
Bài thơ: BiểnBiển
Bài thơ: Tình thứ nhấtTình thứ nhất
Xuân Diệu không còn nữa nhưng cây tình yêu trên mảnh đất này có hư hao đi chút nào màu xanh muôn thuở? Trong khi nhà thơ, ở một cõi khác, có thể đang ôm ấp những hồn ma xinh đẹp nào đó, thì ở trên thế giới này, những chàng trai, những cô gái, những cặp tình nhân, những cặp vợ chồng vẫn đang sống, đang cảm xúc, và hưởng thụ tình yêu sống động và bất tuyệt!
Theo chúng tôi
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Cảm Nhận Về Bài Thơ Trăng Ơi … Từ Đâu Đến (Trần Đăng Khoa) Mới Nhất
Trăng Ơi Từ Đâu Đến
1968
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999
Cảm nhận về bài thơ Trăng Ơi … Từ đâu đếnBài thơ Trăng Ơi … từ đâu đến là một bài thơ hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa, bài thơ với nội dung miêu tả ánh trăng vô cùng gần gũi, rất giàu trí tưởng tượng.
Bài thơ tác giả đã sử dụng điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” từ khổ thơ đầu đến khổ thơ cuối của bài thơ. Điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” như là một câu hỏi, gợi lên bao cảm xúc thật bâng khuâng và mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: “Hay từ cánh đồng xa”, “Hay biển xanh diệu kì”, “Hay từ một sân chơi”, “Hay từ lời mẹ ru” Hay từ đường hành quân”, hay “Trăng đi khắp mọi miền”, ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ đã không còn không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc… nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
“Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”.
Hai chữ “lửng lơ” gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên “trước nhà” thật gần gũi thân thương. Đối với lứa tuổi trẻ em ở vùng nông thôn thì vầng trăng khi nào cũng thật đẹp, thật gần gũi
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá “chẳng bao giờ chớp mi” là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
“Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”.
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được “Bạn nào đá lên trời”. Thật hóm hỉnh!
Trăng từ lời ru của mẹ: “Chú Cuội ngồi gác cây da – Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời….” đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:
“Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”.
Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
“Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân”.
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:
“Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em”.
Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.
“Trăng ơi… từ đâu đến?” là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một phần nhỏ trong tâm hồn của tuổi thơ mỗi người.
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Top 10 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Hoàng Trung Thông Mới Nhất
Bài thơ
Anh chủ nhiệm
Nắng chiều thấp thoáng ngọn cây tre Sóng lúa mênh mông cuộn đổ về Anh cùng tôi bước trên đê nhỏ Áo nâu bạc màu bay với gió Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh Vẽ cả ngày mai thành bức tranh Kìa dòng mương chảy cầu đương bắc Lò gạch xây cao, đường thẳng tắp Nơi đây kho thóc nhà chăn nuôi Tiền đã lo xong đất cắm rồi Chân vẫn bước đều miệng vẫn nói Phơi phới lòng anh như gió thổi
Anh làm chủ nhiệm đã ba năm Ba năm vật lộn cùng khó khăn Có mùa mạ cháy đồng khô cạn Mười bậc nước leo lên ruộng hạn Có mùa lúa chín lụt tràn qua Lại phải nghiêng đồng hắt nước ra Người nhiều, ruộng ít trâu bò ít Chạy ngược chạy xuôi lo rối rít Ngoài ba mươi tuổi máu đương sôi Không chịu khoanh tay đứng ngó trời Xoay mùa, chuyển vụ, tăng năng suất Thiếu đất lên rừng tay vỡ đất Còn nhiều nếp cũ thói riêng tây Trăm miệng, trăm người, trăm cái gay Hõm mắt thâu đêm lo việc xã Gió rét đường trơn, chân bấm đá Hết làng, hết ruộng thôi đi về Miệng nói, tay làm, tai lắng nghe Cùng bao đồng chí, anh đi trước Đứng mũi chịu sào đầu gió ngược Có đêm nằm nghĩ cảnh gieo neo Vợ yếu, con đông, chưa hết nghèo Nhưng rồi thấy rõ đường đi tới Nước nổi lo chi bèo chẳng nổi Lại lao vào việc lòng say sưa Hết sớm thôi chiều nắng lại mưa “Ơi anh củ nhiệm! Anh chủ nhiệm” Bao tiếng thân thương, lời cảm mến Tay anh nắm chặt tay xã viên Xốc cả phong trào vững tiến lên
4-1962
Bài thơBài ca vỡ đất
Chúng ta đoàn áo vải Sống cuộc đời rừng núi bấy nay. Ðồng xanh ta thiếu đất cày. Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng Tháng ngày ta góp sức chung. Vun từng luống đất cuốc từng gốc cây.
Bàn tay lao động Ta gieo sự sống Trên từng đất khô. Bàn tay cần cù. Mặc dù nắng cháy Khoai trồng thắm rẫy Lúa cấy xanh rừng. Hết khoai ta lại gieo vừng. Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta.
Suối chảy quanh ta Tiếng suối ngân nga Hòa theo gió núi Ta đào mương mở suối Tuổi ta là những tuổi đấu tranh Cho dù bạc áo nông binh Vẫn còn vỡ đất cấy xanh núi đèo.
Chim reo trong lá. Hòn đá cheo leo. Chúng ta một lớp người nghèo. Giữa chiều nắng gió. Ðào cây cuốc cỏ Tỉa đỗ trồng khoai.
Ngày còn dài Còn dai sức trẻ. Cuốc càng khỏe. Càng dễ cày sâu. Hát lên! ta cuộc cho mau Nhanh tay ta cuốc ta đào đất lên. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Máu ai nhuộm thắm sao vàng. Mồ hôi ta đổ xuống hàng rau tươi.
Rừng xanh xanh cả máu người. Còn màu lúa tốt còn tươi áo chàm.
1948
Trích đoạn bài thơ này được sử dụng trong sách giáo khoa tập đọc trong nhiều năm.
Bài thơ: Những cánh buồmNhững cánh buồm
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, Sẽ có cây, có cửa, có nhà Vẫn là đất nước của ta Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”
Bài thơ: Bao giờ trở lạiBao giờ trở lại
Các anh đi Ngày ấy đã lâu rồi Xóm làng tôi còn nhớ mãi Các anh đi Bao giờ trở lại Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong Làng tôi nghèo Nho nhỏ bên sông Gió bấc lạnh lùng Thổi vào mái rạ Làng tôi nghèo Gió mưa tơi tả Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi Các anh về mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ Các anh về tưng bừng trước ngõ Lớp đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về Từ lưng đèo Dốc núi mù che Các anh về Xôn xao làng tôi bé nhỏ Nhà lá đơn sơ Nhưng tấm lòng rộng mở Nồi cơm nấu dở Bát nước chè xanh Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau Anh giờ đánh giặc nơi đâu Chiềng Vàng, Vụ Bản, hay vào Trị Thiên Làng tôi thắng lợi vụ chiêm Lúa thêm xanh ngọn, khoai lên thắm vồng Giảm tô hai vụ vừa xong Đêm đêm ánh đuốc dân công rực đường Dẫu rằng núi gió đèo sương So anh máu nhuộm chiến trường thấm chi
Bấm tay tính buổi anh đi Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về? Lúa xanh xanh ngắt chân đê Anh đi là để giữ quê quán mình Cây đa, bến nước, sân đình Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường Hoa cau thơm ngát đầu nương Anh đi là giữ tình thương dạt dào
Các anh đi Khi nào trở lại Xóm làng tôi Trai gái vẫn chờ mong Chờ mong chiến dịch thành công Xác thù chất núi bên sông đỏ cờ Anh đi chín đợi mười chờ Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?
Trích đoạn bài thơ này đã được sử dụng trong sách giáo khoa tập đọc cấp I trong nhiều năm.
Bao Giờ Trở Lại – Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Hoàng Trung Thông
Bài thơ: Đọc thơ BácĐọc thơ Bác
Ngục tối, trái tim càng cháy lửa Xích xiềng không khóa nổi lời ca Trăm sông nghìn núi chân không ngã Yêu nước yêu người yêu cỏ hoa. Đọc lời thơ Bác tâm hồn Bác Một tấm gương trong chẳng bụi mờ Bóng cây đại thụ trùm xanh mát Cánh rộng chim bằng bay tự do. Tự do! Gươm súng nào ngăn được Biển rộng sông dài ý chí cao Thân ở trong tù, lòng ở Nước Bay quanh hồn mộng ánh vàng sao. Khi chim rừng ca rộn núi Khi nhìn khóm chuối ánh trăng soi Lao lung vẫn giữ lòng thư thái Nắm chắc trong tay cả cuộc đời. Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. 5-1960 Nguồn: Đường chúng ta đi, NXB Văn học, 1960
Bài thơ: Trên hồ Ba Bể Bài thơ: Tiếng sáoTiếng sáo
Đàn trâu đi mồm nhai cỏ xanh Mấy con chim nhảy nhót trên cành Mặt trời lên bờ tre sương lóng lánh Tiếng sáo em đánh thức cả bình minh.
1962
Theo: NXB Kim Đồng
Bài thơ: Gió biểnGió biển
Bấy lâu bụi phủ trong phòng nhỏ Lấy cánh quạt trần làm cánh gióBây giờ biển thổi gió bao la Lảo đảo thuyền tim chừng muốn vỡ.
1960
Nguồn: Đường chúng ta đi, NXB Văn học, 1960
Bài thơNếu tôi chết
Nếu tôi chết Đừng có ai Khóc lóc làm gì Thế là hết Đừng có ai bi
Nằm dưới mồ Tôi ngượng ngùng Chỉ nhớ khúc tình si Nếu tôi chết Đắp điếm ngôi mồ tôi Và anh hay chị sẽ viết Giữ lòng trong suốt đời
Theo: NXB Kim Đồng
Bài thơ: Chiều đến Bình CaChiều đến Bình ca
Chiều đến Bình – ca không tiếng hát Chỉ nghe rào rạc tiếng sông Lô Dòng sông chảy biếc trời man mác Một chuyến phà sang sóng vỗ bờ. Phải chăng anh người lái phà năm trước Ánh đèn đêm soi bóng nước lăn tăn. Phà xưa chở xe ta đi chiến dịch, Nay chở đầy máy kéo xe lăn. Tôi đứng bên sông chiều gió lạnh Tưởng như còn đứng gọi đò đêm. Núi cao ngửa mặt nhìn mây trắng Bè nứa xuôi về, thuyền ngược lên. Phải chăng anh người lái phà năm trước Chờ suốt đêm dài xe nối xe… 4 – 1961
Trong các thi sĩ Việt Nam Thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ. Nhà nghiên cứu – giáo sư Phan Ngọc đã từng viết về ông: “Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé” và “Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông”.
Mời các bạn đọc giả thưởng thức những bài thơ hay, những bài thơ tình hay được ban biên tập tổng hợp và chia sẻ tới cộng đồng những người yêu thơ văn.
Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Top 10 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Trần Đăng Khoa trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!