Bạn đang xem bài viết Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Thân Thể Ở Trong Lao được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm hiểu về nhà thơ Hồ Chí Minh
– Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.
– Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm
– Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào
-Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam di sản văn học có giá trị, gắn liền với tiến trình phát triển của cách mạng và đời sống tinh thần của dân tộc.
-Sinh thời, Bác Hồ không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và Người cũng không bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ hay nghệ sỹ mặc dù Bác rất yêu văn thơ và cũng rất đỗi tài hoa
-Quan điểm sáng tác nghệ thuật của Bác cũng rất đặc biệt. Người xem văn nghệ là vũ khí, nghệ sĩ là chiến sỹ vì văn chương phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất công ngang trái
-Theo Bác, văn chương phải phản ánh chân thực và hùng hồn cuộc sống và hiện thực cách mạng, chú ý noi gương người tốt việc tốt và uốn nắn phê bình cái xấu. Nhà văn cũng phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, hình thức của tác phẩm phải hấp dẫn, ngôn từ chọn lọc, bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt
Vô đề (I)
Thân thể tại ngục trung,
Tinh thần tại ngục ngoại.
Dục thành đại sự nghiệp,
Tinh thần cánh yếu đại.
Dịch nghĩa
Thân thể ở trong ngục,
Tinh thần ở ngoài ngục;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Những Bài Thơ Ngắn Hay Về Nghề Lao Công Xúc Động Mới Nhất
Em là cô bé chổi hoa
Màn đêm buông xuống em ra dạo đường
Múa màn công vũ thân thương
Tung bay gió thổi đẹp đường trần gian
Đêm đông gió buốt ngút ngàn
Tình em kết mãi nồng nàn lao công
Xòe tay tựa chiếc đuôi công
Nhẹ nhàng ve vuốt rác không nằm đường
Lao công cực nhọc vô nhường
Màn đêm buông xuống ra đường múa tay
Trưa hè nắng đổ gắt gay
Chân em thoăn thoắt nhanh tay quét đường
Để cho cuộc sống vô thường
Lá vàng rác bẩn vãi vương bụi trần
Tuy nghề vất vả gian truân
Để cho đời đẹp cực thân chẳng nề
Ai ai cũng có một nghề
Lao công cực nhọc em chê ai làm
Đường kia đẹp đẽ miên man
Công em múa chổi thế gian ghi lòng.
Tác giả miêu tả cảnh chị lao công quét rác đẹp tựa như chú công đang xòe đuôi. Bài thơ thể hiện sự trân trọng với nghề lao công. Đó là một nghề cực nhọc và cũng thật đẹp đẽ.
Gió đưa nhẹ cây rung xào xạc
Thương những người quét rác đêm đêm
Khi mọi người ngon giấc ngủ yên
Tay đưa chổi phố đường sạch sẽ
Trong âm thầm nhưng luôn vui vẻ
Dù mồ hôi chảy đẫm ướt lưng
Có bao giờ mệt mõi đôi chân
Thôi cứ cố đời người quét rác
Tiếng chổi tre đêm đêm vẫn hát
Bài tình ca khi phố lên đèn
Nhưng nào đâu nhận được lời khen
Thay vào đó cái nhìn vô cảm
Nếu là tôi chắc không can đảm
Nhận việc làm chẳng chút công danh
Đã quen rồi cuộc sống giành tranh
Giờ nhìn lại thấy người cao cả
Dòng đời trôi cứ trôi xối xả
Đôi khi ta chẳng nhận ra ta
Xin gửi lại tình cảm thiết tha
Bài tình ca những người quét rác.
Đêm đêm, người lao công âm thầm làm công việc của mình. Mồ hôi có chảy ướt đẫm lưng thì họ vẫn luôn vui vẻ. Công việc ấy vất vả nhưng lại chẳng có chút công danh nào vậy nên không phải ai cũng dám làm.
Bài thơ ngắn hay về nghề lao công: Chị lao công
Hai mươi, ngày của người ta
Tháng mười, tháng của quý Bà, quý Cô
Phố phường đông đúc xô bồ
Từng đôi, từng cặp bước vô nhà hàng
Đón đưa trên chiếc Xe sang
Quà tặng là những hộp xoàn, tay ga
Hoa tươi chật kín cả nhà
Váy quần lộng lẫy, nước hoa đắt tiền
Có chị Phụ Nữ trung niên
Cũng là Vợ đảm, Mẹ hiền, Dâu ngoan
Đêm sang Chị vẫn đi làm
Trên con Phố vắng, lổ loang rác đầy
Họ đã vứt lại nơi đây
Những bó hoa nát của ngày hai mươi
Chẳng biết vô ý, hay lười?
Mà không bỏ chúng vào nơi có thùng
Cũng là Công, Hạnh, Ngôn, Dung
Thế mà hành động lạ lùng thế sao?
Cố ngăn dòng lệ tuôn trào
Cũng là Phụ nữ, mà sao thiệt phần?
Hình ảnh những Chị công nhân
Thân thương gần gũi, trong ngần biết bao
Chúc Chị sức khỏe dồi dào
Gia đình hạnh phúc, ước ao sớm thành.
Chị lao công cũng là phụ nữ nhưng thay vì được nhận hoa vào ngày 20 – 10 chị lại vất vả đi dọn những góc mà người ta vô tình ném hoa ra. Các chị đã phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng có lẽ các chị cũng quen rồi.
Bài thơ ngắn hay về nghề lao công: Em ơi có lạnh không em
Em ơi có lạnh không em!?
Khi từng con phố ướt mềm sương rơi
Phố đêm chìm giấc ngủ rồi
Em còn đang vẽ nét đời lung linh
Trời vừa chuyển ánh bình minh
Trên từng con phố trở mình tinh khôi
Đêm dài cơn bấc xa xôi
Áo em lại thấm mồ hôi ướt dầm
Gieo đời những hạt từ tâm
Ngày qua tháng lại lặng thầm đêm trôi
Nụ cười luôn nở trên môi
Bàn tay tô điểm cuộc đời sắc hương
Từng con đường sạch tinh tươm
Thì em nếm đủ gió sương phong trần
Đêm dài mỗi lúc khuya dần
Mà em vẫn trải bước chân khắp đường
Lạnh không em những đêm trường!?
Con thơ đợi mẹ vầng dương bắt đầu.
Bài thơ bày tỏ sự xót thương cũng như lời cảm ơn đến các chị lao công. Màn đêm buông xuống, sương lạnh của vây nhưng các chị vẫn làm việc, dọn rác cho đường phố sạch tinh tươm.
Bài thơ ngắn hay về nghề lao công: Người quét rác
Cần cù quét rác chổi bằng tre
Sột soat vang vang giữa nắng hè
Đường phố quếnh quang chăm chú ngắm
Hàng cây xanh ngát rù rì nghe
Trẻ em tung tăng bước vào lớp
Người lớn vội vàng kịp chuyến xe
Giữ được sạch lề và đẹp lối
Văn minh lịch sự trên đường về.
Bài thơ miêu tả hành động của người lao công. Họ cần cù quét rác mỗi ngày, tiếng chổi che vang lên sột soạt. Nhờ có họ mà phố phường sạch đẹp nhưng dường như sự bận rộn của cuộc sống khiến mọi người quên gửi lời cảm ơn đến họ.
Bài thơ ngắn hay về nghề lao công: Tiếng chổi tre
Cứ mỗi sáng trên đường thể dục
Tiếng chổi tre quét lúc mờ sương
Dưới hàng hoa sữa ngát hương
Bóng người phụ nữ quét đường sớm nay
Có ai biết ai hay không nhỉ
Tiếng chổi khua từ chị vọng ra
Con đường để mọi người qua
Trẻ thơ đến lớp thật là sạch không
Buổi sáng sớm mênh mông trời đất
Chị lao công tất bật mưu sinh
Cần cù làm việc của mình
Cũng vì cuộc sống gia đình đấy thôi
Thời gian cứ nhẹ trôi dần mãi
Nhìn con đường sạch lại đẹp sao
Bốn mùa chẳng quản gian lao
Tôi nghe tiếng chổi quét vào thời gian.
Hình ảnh chị lao công mỗi buổi sớm trên đường tập thể dục đã trở nên quen thuộc với tác giả. Khi mọi người vừa mới thức dậy thì chị đã tất bật mưu sinh tự bao giờ. Nhìn con đường sạch đẹp chúng ta hãy gửi lời cảm ơn đến chị lao công.
Bài thơ ngắn hay về nghề lao công: Tiếng chổi tre
Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác…
Những đêm đông
Khi cơn dông
Vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác…
Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta
Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua.
Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!
Bài thơ miêu tả chị lao công như sắt, như đồng. Chị quét rác suốt đêm đông rồi lại suốt đêm hè. Dường như không có lúc nào ngơi nghỉ. Tác giả cũng khuyên mọi người phải biết cảm ơn chị bằng cách giữ sạch lề, đẹp lối.
Keng! Keng! Keng!
Tiếng kẻng rất quen
Của bác quét rác
Đó là bác nhắc
Tất cả mọi nhà
Mang hết rác ra
Cho bác đi đổ.
Tối nào cũng nhớ
Hể nghe tiếng keng
Vội cùng mẹ em
Đến bên xe rác
Mẹ cùng với bác
Chất rác lên xe.
Xe rác đầy ghê
Bác còng lưng đẩy
Và em nhìn thấy
Bác đẫm mồ hôi
Nhưng bác vẫn cười
Vì đường phố sạch.
Bài thơ là cảm xúc của một em nhỏ khi gặp bác quét rác. Hễ nghe thấy tiếng keng keng là biết bác đang đi thu gom rác. Nhìn bác ướt đẫm mồ hôi nhưng miệng vẫn cười tươi giúp em nhỏ biết giữ gìn môi trường hơn.
Bài thơ ngắn hay về nghề lao công: Cảm ơn
Cảm ơn chị gái lao công,
Ngày đêm dọn dẹp phố đông chật người.
Chị làm phố xá rạng ngời,
Xuân về sạch đẹp dạo chơi vui cười.
Xin đừng xả rác ai ơi,
Chị tôi cực quá cả đời lấm lem.
Rác thì xin bạn nhớ đem,
Bỏ vào thùng gọn nhìn xem đẹp này!
Chúng ta hãy góp một tay,
Phố phường thêm đẹp nắng mai rạng ngời.
Mùa xuân hoa lá xinh tươi,
Chung lòng gìn giữ nụ cười tốt hơn.
Đôi lời cạn tỏ nguồn cơn,
Nào cùng nhau giúp phố phường đẹp xinh.
Chúng ta hãy giữ vệ sinh,
An toàn sức khỏe ân tình đậm sâu.
Bài thơ là lời cảm ơn dành cho chị lao đông, người đã phải vất vả ngày đêm để dọn dẹp phố phường. Để cảm ơn chị không chỉ nói suông mà còn cần hành động. Hành động thiết thực nhất đó chính là giữ vệ sinh chung.
Bài thơ ngắn hay về nghề lao công: Tiếng chổi đêm
Đêm khuya văng vẳng từ xa
Tiếng em quét rác xót xa trong lòng
Có ai nhớ dến em không
Làm cho đường xá sạch trong mặt đường?
Thương em quét rác gió sương
Khi nào quét hết rác đường đây em?
Để không còn tiếng chổi đêm
Để không cực khổ cho em quét đường.
Bài thơ bày tỏ sự xót thương đối với những người làm nghề lao công. Dù đêm mù sương họ vẫn phải làm việc. Tác giả tự hỏi khi nào mới quét hết rác trên đường để chị lao công được nghỉ ngơi.
Bài thơ ngắn hay về nghề lao công: Tiếng chổi đêm
Mọi người ơi hãy xót thương,
Rác thời chớ vứt ra đường lung tung.
Cho em ban tối mịt mùng,
Gió sương sột soẹt quét cùng đèn đêm
Trời đông tuyết lạnh ngoài thềm,
Một thân đơn lẻ càng thêm não nùng.
Ai ơi xin nghĩ suy chung!
Người trong chăn ấm, kẻ cùng đường khuya.
Tác giả xót thương cho người lao công khi mà nhiều người được nằm trong chăn ấm thì chị phải một mình đối diện với gió sương để quét rác. Thương chị thì mọi người nhớ bỏ rác đúng nơi quy định.
Cho đường phố mãi đẹp xinh.
Tội cho các Chị với nghìn khổ ơi.
Đêm khuya còn mãi ngoài trời.
Âm thầm gom nhặt cái đời bỏ đi.
Chính các chị lao công là những người góp phần giúp cho đường phố mãi đẹp xinh. Các chị âm thầm làm việc dù là trong đêm khuya. Có gửi bao nhiêu lời cảm ơn đến các chị có lẽ cũng là không đủ.
Thu Thủy
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Thơ Lục Bát Về Thầy Cô Tri Ân Công Lao Hay Nhất Mới Nhất
Thơ Lục Bát về thầy cô – chùm thơ tri ân công lao ý nghĩa
Tôi về thăm mái trường xưa
Bao nhiêu kỷ niệm như vừa mới đây
Pha sương mái tóc cô thầy
Bảng đen phấn trắng…còn đây căn phòng
Con đò neo đậu bến sông
Đưa đàn em nhỏ ấm nồng yêu thương
Bằng lăng tím rụng cuối đường
Phượng buồn nỗi nhớ vấn vương níu hè
Ríu ran chim hót cành me
Cánh diều mơ ước ta về tuổi thơ
Bên trang giáo án từng giờ
Lặng thầm thầy vẫn đưa đò qua sông
Ngoài sân vương sợi nắng hồng
Chuyến đò tri thức mênh mông tình thầy.
(Thơ Bằng Lăng Tím)
Người thầy áo bạc sờn vai
Vẫn đưa thuyền đến tương lai vững vàng
Tình thầy con mãi nặng mang
Dù xa cách vẫn nồng nàn trong tim
Dù bao dâu bể nổi chìm
Thầy gò vai gánh chữ thêm cho đời
Đêm trường giấc ngủ chơi vơi
Ngày xiêu bóng nắng bời bời gió bay
Trường xưa in đậm dấu giày
Cỏ ơi nâng nhẹ thân gầy thầy tôi
Từng trò từng lớp xa xôi
Rừng hoang loang tím dáng ngôi trường nghèo
Đôi dòng ngăn cách trông theo
Còn đây chút phận bọt bèo nổi trôi
Chiều rơi nắng đã tắt rồi
Bên dòng suối ngọt bồi hồi nhớ nhung.
(Thơ Thái Yên Sa)
Làm sao quên được ơn thầy
Công người dạy dỗ có ngày hôm nay
Nét đầu thầy phải cầm tay
Rèn con chữ viết mới ngay thẳng hàng
Nhớ thầy nhớ chiếc đò ngang
Tay thầy chèo chống đưa sang bao người
Nhọc nhằn gian khổ vẫn vui
Vì đàn em nhỏ vì đời mai sau
Từng đoàn nối tiếp kề nhau
Dựng xây đất nước sớm mau bằng người
Non sông hùng vĩ đẹp tươi
Có công thầy đã tô bồi ngày qua.
(Thơ Nguyễn Văn Chiểu)
Trường xưa lớp học còn đây
Bảng đen phấn trắng bên thầy thân yêu
Vòng tay bè bạn sớm chiều
Con đò tri thức cùng điều gửi trao
Công thầy ơn tựa núi cao
Cho con mơ ước bay vào tương lai.
Thơ Lục Bát về thầy cô – chùm thơ chúc mừng 20-11 hay nhất
Thơ: Hương Vang
Gửi lời chúc tới thầy cô giáo
Người chèo thuyền chở Đạo sang sông
Bao năm chăm bón vườn hồng
Chờ ngày ra nụ trổ bông thơn lừng
Những bài thơ lục bát về thầy cô ngắn hấp dẫn nhất
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được, Thầy ơi!
Con viết về thầy, lại ‘phấn trắng’, ‘bảng đen’
Lại ‘kính mến’, lại ‘hy sinh thầm lặng’…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
Thưa thầy, bài học chiều nay
Con bỏ quên ngoài cửa lớp
Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót
Con hóa mình thành bướm và hoa
Thưa thầy bài tập hôm qua
Con bỏ vào ngăn khóa kín
Mải lượn lờ theo từng vòng sóng
Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin
Thưa thầy, bên ly cà phê đen
Con đốt thời gian bằng khói thuốc
Sống cho mình và không bao giờ mơ ước
Mình sẽ là ai? Tôi sẽ là ai?
Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay
Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng
Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng
Soạn bài trong tiếng ho khan
Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn
Sao con học hoài không thuộc
Để bây giờ khi con hiểu được
Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Mẹ Suốt
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Mẹ suốt
Tháng 11 năm 1965, nhà thơ Tố Hữu, lúc đó là Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, đến Đồng Hới, Quảng Bình. Sau khi nói chuyện với mẹ Suốt (4 tháng 11), nhà thơ đã sáng tác bài thơ nổi tiếng mang tên Mẹ Suốt. Ngay sau khi ra đời, bài thơ được đăng trên Báo Nhân dân và đã trở nên quen thuộc với công chúng, đặc biệt với hình ảnh bà mẹ Nguyễn Thị Suốt.
Cuối năm 1968, trong một lần đi ở bến đò Bảo Ninh, mẹ Suốt mất trong một trận bom bi oanh tạc Mỹ.
Năm 1980 để tưởng nhớ và thể hiện sự cảm kích về một người mẹ anh hùng của quê hương. Ủy ban Nhân dân thị xã Đồng Hới đã cho xây dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm bến đò, và bức tượng mẹ Suốt được đặt gần cầu Nhật Lệ, trên con đường mang tên Mẹ Suốt.
Lặng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình
Mẹ rằng: Quê mẹ Bảo Ninh
Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền
Sớm chiều, nước xuống triều lên
Cực thân từ thuở mới lên chín mười
Lớn đi ở bốn cửa người
Mười hai năm lẻ, một thời xuân qua
Lấy chồng, cũng khổ con ra
Tám lần đẻ, mấy lần sa, tội tình!
Nghĩ mà thương mẹ cha sinh
Thương chồng con lại thương mình xót xa
Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào
Bây giờ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân!
Ông nhà theo bạn “xuất quân”
Tui nay cũng được vô chân “sẵn sàng”
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ…
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc sớm trưa đưa đò…
Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra, ông cũng vui lòng
Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò:
“Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!”
Vui sao, câu chuyện ơn tình
Nắng trưa cồn cát Quảng Bình cũng say…
Cập nhật thông tin chi tiết về Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Thân Thể Ở Trong Lao trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!