Bạn đang xem bài viết Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Nhà Nàng Ở Cạnh Nhà Tôi Cách Nhau Cái Dậu được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn.
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có giậu mùng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng…
Có con bướm trắng thường sang bên này.
Bướm ơi, bướm hãy vào đây!
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi…
Chả bao giờ thấy nàng cười,
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên.
Mắt nàng đăm đắm trông lên…
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi!
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi,
Tôi buồn tự hỏi: Hay tôi yêu nàng?
Không, từ ân ái nhỡ nhàng,
Tình tôi than lạnh gio tàn làm sao!
Tơ hong nàng chả cất vào,
Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang.
Mấy hôm nay chẳng thấy nàng.
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong.
Cái gì như thể nhớ mong?
Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng!
Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng,
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa.
Tầm tầm giời cứ đổ mưa,
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm!
Cô đơn buồn lại thêm buồn…
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?
Hôm nay mưa đã tạnh rồi!
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang.
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng,
Rưng rưng… tôi gục xuống bàn rưng rưng…
Nhớ con bướm trắng lạ lùng!
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng.
Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng!
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!
Đêm qua nàng đã chết rồi,
Nghẹn ngào tôi khóc… Quả tôi yêu nàng.
Hồn trinh còn ở trần gian?
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này!
Lời bình bài thơ Người Hàng Xóm của Nguyễn Bính
Trong các nhà thơ nổi danh từ phong trào Thơ mới (1932-1945) thì Nguyễn Bính là người có nhiều tập thơ được xuất bản nhất và có lẽ, ông cũng là người đã sử dụng thể thơ lục bát nhiều nhất. Lục bát của Nguyễn Bính đạt đến sự bình dị, dân dã như ca dao. Phong cách độc đáo này đã tạo cho Nguyễn Bính một vị trí vững chắc trên thi đàn. Bài thơ Người hàng xóm được in trong tập thơ Tâm hồn tôi của Nguyễn Bính xuất bản năm 1940, lạ thay, nay đọc lại ta vẫn thấy xúc động… Mời các bạn thơ cùng chia sẻ với lời bình của nhà thơ trẻ Bùi Thanh Tuấn (Nhà thơ Lê Minh Quốc)
Bài thơ vừa khép lại, như tấm màn sân khấu vừa kéo xuống, khép lại một vở kịch thơ với chỉ 3 nhân vật “tôi”, “nàng” và chứng nhân là “con bướm trắng”, mà trong đó, chỉ có nhân vật “tôi” độc thoại với chính mình và cũng là người duy nhất còn tồn tại trong một kết thúc nửa thực, nửa mơ. Hai câu thơ mở đầu quen thuộc đến mức người đời sau dùng nó để làm cách nói ẩn dụ cho một mối tình vừa chớm nở:
” Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn”
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì có gì đáng nói? Dường như có điều gì khác lạ phía sau lời phỏng đoán:
” Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi?
Giá đừng có dậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng “
Dù chỉ là sự tỏ bày, nhưng cái vẻ “rào trước đón sau” ấy rồi cũng đến lúc phải thốt ra lời nói thật. Việc “đổ lỗi” cho dậu mùng tơi không đáng trách mà lại rất duyên và đáng yêu vô cùng! Hình ảnh người hàng xóm – một cô thôn nữ quay tơ nào đấy dễ đến phải xinh đẹp và duyên dáng lắm mới có thể khiến lòng chàng trai ngẩn ngơ đến vậy. Chàng ôm mối tương tư thầm kín vào giấc chiêm bao, và, thay vì tự hỏi lòng, chàng đã bắt gặp nhân vật thứ ba – chứng nhân của mối tình câm lặng:
” Bướm ơi, bướm hãy vào đây
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi
Chả bao giờ thấy nàng cười
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên
Mắt nàng đăm đắm trông lên…”
Cái khoảnh khắc đôi mắt đăm đắm trông lên mới thi vị làm sao! Một giấc mơ đẹp, oái oăm thay, thường kết thúc ở lúc… đẹp nhất, như một “trêu ngươi” của mộng mị dành cho những kẻ mộng mơ. Câu trả lời bởi thế mà vẫn còn treo lơ lửng, vì thật dễ hiểu:
” Con bươm bướm trắng đã về bên ấy rồi…
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng?”
Một chút xao xuyến, hồ nghi đánh động trái tim lỗi nhịp, để rồi cũng chính chàng trai cả quyết:
” Không từ ân ái nhỡ nhàng
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao”
Thì ra, chàng trai không phải chỉ mới yêu lần đầu. Sự thành thật đến tội nghiệp liệu có giúp gì cho trái tim ngỡ đã hóa đá, nhưng thực ra đang muốn yếu lòng thêm lần nữa? Chàng nhiều lần dặn lòng thôi đừng mộng mơ, đừng nhớ nữa, nhưng càng như thế, tình cảm thầm kín của chàng lại dần hiện rõ hơn. Chàng đã phải lòng cô hàng xóm mất rồi:
” Cái gì như thể nhớ mong Nhớ nàng?
Không, quyết là không nhớ nàng!”
Không phải lòng sao được khi sự vắng bóng của người con gái bên kia dậu mùng tơi đã khiến chàng thơ thẩn đếm thời gian trên nỗi trông đợi mỏi mòn:
” Tầm tầm trời cứ đổ mưa
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm
Cô đơn buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?”
Mưa rồi cũng tạnh, nhưng niềm hy vọng gặp lại đã không xảy ra, và, chàng trai đã khóc, khóc như một lời thú nhận:
” Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng tôi gục xuống bàn rưng rưng…”
Sự yếu đuối trong tình yêu ở những hoàn cảnh cụ thể, hiểu theo một nghĩa nào đó, là điều cần thiết. Nó xảy đến vào lúc người ta muốn được sống thật với lòng mình. Hơn nữa, trách và ngăn làm sao được những giọt nước mắt kia khi kết cục của giấc mơ, hay của câu chuyện tình lại chẳng thể nào buồn hơn được nữa:
” Đêm qua nàng chết thật rồi
Nghẹn ngào tôi khóc: quả tôi yêu nàng
Hồn trinh còn ở trần gian
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này.”
Như một niềm xác tín – dẫu muộn – về một tình yêu thầm lặng, những câu thơ cuối cùng là tiếng lòng thổn thức của chàng trai quê, mà cũng chính là nỗi lòng của chính nhà thơ Nguyễn Bính. Qua nhiều năm tháng, những chuyện tình lãng mạn như thế cứ thưa dần. Hôm nay nhắc lại bài thơ Người hàng xóm, ôn lại những kỷ niệm về nhà thơ Nguyễn Bính để thêm lần nữa, chúng ta tưởng nhớ và tri ân đến một thi sĩ tài hoa đã có nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà.
Nhà Nàng Ở Cạnh Nhà Tôi Cách Nhau Cái Dậu
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn. Hai người sống giữa cô đơn, Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi. Giá đừng có giậu mùng tơi, Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng. Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng… Có con bướm trắng thường sang bên này. Bướm ơi, bướm hãy vào đây! Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi… Chả bao giờ thấy nàng cười, Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên. Mắt nàng đăm đắm trông lên… Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi! Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi, Tôi buồn tự hỏi: Hay tôi yêu nàng? Không, từ ân ái nhỡ nhàng, Tình tôi than lạnh gio tàn làm sao! Tơ hong nàng chả cất vào, Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang. Mấy hôm nay chẳng thấy nàng. Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong. Cái gì như thể nhớ mong? Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng! Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng, Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa. Tầm tầm giời cứ đổ mưa, Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm! Cô đơn buồn lại thêm buồn… Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi? Hôm nay mưa đã tạnh rồi! Tơ không hong nữa, bướm lười không sang. Bên hiên vẫn vắng bóng nàng, Rưng rưng… tôi gục xuống bàn rưng rưng… Nhớ con bướm trắng lạ lùng! Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng. Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng! Mau về mà chịu tang nàng đi thôi! Đêm qua nàng đã chết rồi, Nghẹn ngào tôi khóc… Quả tôi yêu nàng. Hồn trinh còn ở trần gian? Nhập vào bướm trắng mà sang bên này!
Trong các nhà thơ nổi danh từ phong trào Thơ mới (1932-1945) thì Nguyễn Bính là người có nhiều tập thơ được xuất bản nhất và có lẽ, ông cũng là người đã sử dụng thể thơ lục bát nhiều nhất. Lục bát của Nguyễn Bính đạt đến sự bình dị, dân dã như ca dao. Phong cách độc đáo này đã tạo cho Nguyễn Bính một vị trí vững chắc trên thi đàn. Bài thơ Người hàng xóm được in trong tập thơ Tâm hồn tôi của Nguyễn Bính xuất bản năm 1940, lạ thay, nay đọc lại ta vẫn thấy xúc động… Mời các bạn thơ cùng chia sẻ với lời bình của nhà thơ trẻ Bùi Thanh Tuấn (Nhà thơ Lê Minh Quốc)
Bài thơ vừa khép lại, như tấm màn sân khấu vừa kéo xuống, khép lại một vở kịch thơ với chỉ 3 nhân vật “tôi”, “nàng” và chứng nhân là “con bướm trắng”, mà trong đó, chỉ có nhân vật “tôi” độc thoại với chính mình và cũng là người duy nhất còn tồn tại trong một kết thúc nửa thực, nửa mơ. Hai câu thơ mở đầu quen thuộc đến mức người đời sau dùng nó để làm cách nói ẩn dụ cho một mối tình vừa chớm nở:
” Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn”
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì có gì đáng nói? Dường như có điều gì khác lạ phía sau lời phỏng đoán:
” Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi?
Giá đừng có dậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng “
Dù chỉ là sự tỏ bày, nhưng cái vẻ “rào trước đón sau” ấy rồi cũng đến lúc phải thốt ra lời nói thật. Việc “đổ lỗi” cho dậu mùng tơi không đáng trách mà lại rất duyên và đáng yêu vô cùng! Hình ảnh người hàng xóm – một cô thôn nữ quay tơ nào đấy dễ đến phải xinh đẹp và duyên dáng lắm mới có thể khiến lòng chàng trai ngẩn ngơ đến vậy. Chàng ôm mối tương tư thầm kín vào giấc chiêm bao, và, thay vì tự hỏi lòng, chàng đã bắt gặp nhân vật thứ ba – chứng nhân của mối tình câm lặng:
” Bướm ơi, bướm hãy vào đây
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi
Chả bao giờ thấy nàng cười
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên
Mắt nàng đăm đắm trông lên…”
Cái khoảnh khắc đôi mắt đăm đắm trông lên mới thi vị làm sao! Một giấc mơ đẹp, oái oăm thay, thường kết thúc ở lúc… đẹp nhất, như một “trêu ngươi” của mộng mị dành cho những kẻ mộng mơ. Câu trả lời bởi thế mà vẫn còn treo lơ lửng, vì thật dễ hiểu:
” Con bươm bướm trắng đã về bên ấy rồi…
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng?”
Một chút xao xuyến, hồ nghi đánh động trái tim lỗi nhịp, để rồi cũng chính chàng trai cả quyết:
” Không từ ân ái nhỡ nhàng
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao”
Thì ra, chàng trai không phải chỉ mới yêu lần đầu. Sự thành thật đến tội nghiệp liệu có giúp gì cho trái tim ngỡ đã hóa đá, nhưng thực ra đang muốn yếu lòng thêm lần nữa? Chàng nhiều lần dặn lòng thôi đừng mộng mơ, đừng nhớ nữa, nhưng càng như thế, tình cảm thầm kín của chàng lại dần hiện rõ hơn. Chàng đã phải lòng cô hàng xóm mất rồi:
” Cái gì như thể nhớ mong Nhớ nàng?
Không, quyết là không nhớ nàng!”
Không phải lòng sao được khi sự vắng bóng của người con gái bên kia dậu mùng tơi đã khiến chàng thơ thẩn đếm thời gian trên nỗi trông đợi mỏi mòn:
” Tầm tầm trời cứ đổ mưa
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm
Cô đơn buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?”
Mưa rồi cũng tạnh, nhưng niềm hy vọng gặp lại đã không xảy ra, và, chàng trai đã khóc, khóc như một lời thú nhận:
” Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng tôi gục xuống bàn rưng rưng…”
Sự yếu đuối trong tình yêu ở những hoàn cảnh cụ thể, hiểu theo một nghĩa nào đó, là điều cần thiết. Nó xảy đến vào lúc người ta muốn được sống thật với lòng mình. Hơn nữa, trách và ngăn làm sao được những giọt nước mắt kia khi kết cục của giấc mơ, hay của câu chuyện tình lại chẳng thể nào buồn hơn được nữa:
” Đêm qua nàng chết thật rồi
Nghẹn ngào tôi khóc: quả tôi yêu nàng
Hồn trinh còn ở trần gian
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này.”
Như một niềm xác tín – dẫu muộn – về một tình yêu thầm lặng, những câu thơ cuối cùng là tiếng lòng thổn thức của chàng trai quê, mà cũng chính là nỗi lòng của chính nhà thơ Nguyễn Bính. Qua nhiều năm tháng, những chuyện tình lãng mạn như thế cứ thưa dần. Hôm nay nhắc lại bài thơ Người hàng xóm, ôn lại những kỷ niệm về nhà thơ Nguyễn Bính để thêm lần nữa, chúng ta tưởng nhớ và tri ân đến một thi sĩ tài hoa đã có nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà.
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Cảm Nhận Bài Ca Mùa Xuân 1961 Của Nhà Thơ Tố Hữu Mới Nhất
Bài ca mùa xuân 1961
***
Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy
Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy
Như buổi đầu hò hẹn, say mê
Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: “Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu…”
Em xấu hổ: “Thế cũng nhiều anh nhỉ!”
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay
Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!
***
Ôi tiếng hót vui say con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng
Xuân ơi xuân, vui tới mông mênh
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
Thơ đã hát, mát trong lời chúc:
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh
Tam Đảo, Ba Vì vui núi xuân xanh…
Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu!
Trải qua một cuộc bể dâu
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều!
Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng…
Ôi tiếng của cha ông thuở trước
Xin hát mừng non nước hôm nay:
Một vùng trời đất trong tay
Dẫu chưa toàn vẹn, cũng bay cờ hồng!
Việt Nam, dân tộc anh hùng
Tay không mà đã thành công nên người!
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
Đảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!
***
***
Ồ thích thật, bài thơ miền Bắc
Rất tự do nên tươi nhạc, tươi vần
Cả không gian như xích lại gần
Thời gian cũng quên tuần quên tháng.
Đời trẻ lại. Tất cả đều cách mạng!
Rũ sạch cô đơn, riêng lẻ, bần cùng
Quê hương ta rộn rã cuộc vui chung
Người hợp tác nên lúa dày thêm đó.
Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ
Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm
Xuân ơi Xuân, em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
Như hôm nay, giữa công trường đỏ bụi
Những đoàn xe vận tải nối nhau đi
Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, Việt Trì
Tên đất nước reo vui bao tiếng gọi…
***
***
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Nhà Thơ Nguyễn Duy Và Tập Thơ Mẹ Và Em (1987) Phần 1 Mới Nhất
Xa hun hút một con đường
bạn bè lận đận tận phương trời nào
Quê nhà ở phía ngôi sao
qua sông mượn khúc ca dao làm cầu
Một thời xa vắng chia nhau
nhớ thương vương lại đằng sau còn dài
Một thời xa vắng chia hai
dấu chân mãi mãi chụm ngoài bờ đê
Cũng từ độ ấy xa quê
hương bồ kết cứ đi về đêm đêm
Cũng từ độ ấy xa em
môi em thắm cứ tươi nguyên một đời
Có gì lạ quá đi thôi
khi gần thì mất… xa xôi lại còn…
Kính tặng quê hương tôi
Từ dòng sông ấy
tôi đi
giọt nước từ nguồn ra biển cả
Mát suốt đời tôi gió nồm sông Mạ
mẹ và em sinh thành ở đó
quê nhà và tình yêu của tôi
*
Điệp khúc sông uốn lượn trong lòng
bè mảng ào ao lao gành đá
tre nứa về xuôi măng lại mọc lên rừng
Người đi ngậm ngải tìm trầm
hiện hồn trong tiếng cọp gầm
lạnh lưng
Thời gian sông cuồn cuộn không ngừng
bàn chân Giao Chỉ miết mòn mỏi
lóc cóc kiếp đá cuội
Gươm đao thuở nào khua rợn núi
tiếng reo hò dấy binh thác dội
nhạc ngựa về bên suối còn rung
Tiếp tiếp người xuôi ngược dòng sông
Thượng Lào… Sầm Nưa… Luông Pha Băng…
tráng ca Tây Tiến bi hùng lắm
Nước độc Hồi Xuân ma thiêng La Hán
đường Điện Biên gót chân sỏi sạn
đuốc dân công cháy rạn góc trời
*
Điệp khúc sông uốn lượn trong lòng
đò dọc đò ngang lênh đênh cõi nhớ
mùa vải đỏ tu hú về Châu Tử
Lách cách mõ thuyền chài khua cá
cô gái chèo xuống bằng hai chân như múa
Đỉnh Chum Vàng trăng lu trăng tỏ
dô khoan dô huầy nghiêng ngả sông đêm
nhịp đập chân dậm dật sạp thuyền
Cầu ván ai nhún nhẩy bến Lèn
mắt thuyền gỗ thao láo nhìn lũ nhóc
người hóp đò say ngất nghểu áo vắt vai
đầu sào đúc bánh dày góc ngực
Vụng Ông Lão nuốt người… vực Tôm sôi ùng ục
chúa lêu lổng là anh chàng Từ Thức
những bến sông chưa biết đã thuộc lòng
Chợ Bồng… Cẩm Thuỷ… Ngã Ba Bông
Bà tôi lặn lội bên sông
lả lá chè xanh xuống đò lên chợ
mẹ tôi gồng gánh thay chồng
da bánh mật mòn tre bánh tẻ
Cha tôi mải mê lang bạt kỳ hồ
xây rồi bán nếp nhà không văn tự
phủi tay về đẩy xe thồ
ngán ngẩm những con đường mệt lử
Chú tôi nướng nửa đời biệt xứ
nước mã hồi xin tí đất cắm dùi
cóc chết ba năm quay đầu về núi
khệnh khạng hát câu xin lỗi chân trời
*
Điệp khúc sông uốn lượn trong lòng
bảy tuổi tôi xúc tôm câu cá
mười tuổi bơi ngược dòng nước đổ
bêu nắng bờ này tắm mát bãi bờ kia
Mười bảy tuổi ngó trộm em rồi đó
lặn xuống dòm em tắm dưới vòm si
Mười tám tuổi ra đi
bước thứ nhất đặt bàn chân vào lửa
đường chiến tranh biết chỗ nào dừng
Dằng dặc đạn bom cày xới xóm làng
bến sông xưa đò đắm máu loang
cầu Hàm Rồng vặn vênh vỏ đỗ
những chuyến tàu vẫn ra bắc vào nam
Những lứa con sông Mạ vẫn lên đường
nhận mặt họ hàng ngoài mặt trận
ríu rít anh em ngã ba binh trạm
Đèn pin… bật lửa… chia quà tặng
bỏ thư thằng bạn gửi ra quê
– Lần này đi… có thể không về…
Chằng chịt ngách sông rối rắm mạng đường mòn
lại xe thồ Thanh Hoá… lại thuyền nan
lại thình thịch bàn chân bè toẽ ngón
lại dân công và thanh niên xung phong
lại nghĩa trang con gái chưa chồng
Đối cực cuộc đời bồi lở đôi bờ sông
sống và chết
tình yêu và chiến tranh
Tôi nhập cuộc giữa dòng nước xiết
dù tới đâu dù dạt bến nào
thấy hạt cát có cái gì bất diệt
*
Điệp khúc sông uốn lượn trong lòng
giọt nước trôi qua quãng đời tóc úa
mẹ mất rồi… may phúc vẫn còn em
Sum họp lớn nhiều bạn tôi không có
trang trọng từng phút giây vất vả
không tan nát qua thác và qua lửa
Lòng tĩnh hơn… gian khổ nhẹ nhàng đi
thương nhớ dòng sông chia làm hai nửa
nửa đắng mang theo còn nửa ngọt gửi về
*
Sông Mạ ơi
hạt cát dạt bến nào
điệp khúc sông trong lòng nguyên vẹn
Giọt nước có biệt tăm ngoài biển
ngày ngày
làm mây bay về nguồn…
Đường Thanh Hoá… đường Nghệ An…
tới đâu cũng gặp những gian hầm kèo
hứng bom đỡ đạn đã nhiều
vẫn lặng thinh với cỏ rêu bên đường
Lặng thinh như một lẽ thường
ai cần che máu che xương thì vào
dễ cầm nước mắt được sao
bao căn hầm ấy có bao cột kèo
Thương ai dỡ những mái nghèo
dựng căn hầm vẫn dựng theo dáng nhà
nhà dân che nắng mưa sa
chắn che cái chết cũng là nhà dân
Cần chi ở tháng ở năm
trú thân một lát hay nằm một đêm
một đời không thể nào quên
lòng dân – chiếc mộc vững bền cho ta
Ngả lưng trong hầm chữ A
nhìn lên lại thấy mái nhà lợp tranh…
Nơi ấy
mẹ ta nhễ nhại mồ hôi
đàn con lóc nhóc khóc cười
buổi nhá nhem len lén mò cơm nguội
bảy sắc cầu vồng trong xó xỉnh lọ lem
Nơi ấy
ta nướng khoai lùi sắn
xoa xít hít hà… thơm bùi cháy họng
lấm tấm đầy đầu bụi bồ hóng
lép bép lửa tàu cau
râu tôm nấu với ruột bầu
húp suông
Nơi ấy vùng ta còn đun rạ đun rơm
cơm nếp cứ thơm canh cua cứ ngọt
con cá kho dưa quả cà kho tép
việc vặt giúp bà ta từng quen tay
gạo chiêm ghế ngô gạo mùa độn khoai
bà dạy ta chữa khê chữa nhão
ngọn lửa giữ qua đêm dai trong trấu
âm ỉ lòng ta đến bao giờ
Nơi ấy
nhá nhem giữa quên và nhớ
đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ
mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
Mặt trận dời vào sâu
ngày mai ta dừng chân nơi nào
khoảng trống phía trước vẫn bỏ ngỏ
đâu biết những gì chờ ta đằng kia
chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy…
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người
Thắng rồi – trận đánh thọc sâu
Lại về với mái tăng – bầu trời vuông
Sục sôi bom lửa chiến trường
Tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng
Khoái nào bằng phút ngả lưng
Mở trang thư dưới bóng rừng đung đưa
Trời tròn còn lúc rơi mưa
Trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh
Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
Thức là ngày, ngủ là đêm
Nghiêng nghiêng hai mái – hai miền quê xa
Ở đây là tấm lòng ta
Sông dài núi rộng cũng là ở đây
Vuông vuông chỉ một chút này
Mà che tròn vẹn ngàn ngày quân đi
Lam Sơn
Hình người khuất, bóng người còn ở lại
bia Vĩnh Lăng mưa gió có mòn đi
giáo với giáp đã hoà thành liềm hái
ngựa đá ngẩn ngơ không ăn cỏ bồ đề
Côn Sơn
Về viếng Ức Trai, ngày đã muộn
rêu hoàng hôn leo lét dưới chân thềm
mắt thì cứ đăm đăm nhìn bia đá
ruột gan thì để ở Lệ-Chi-Viên
Tiên Điền
Thương Kiều tìm gặp Nguyễn Du
có gì đâu… một nấm mồ cỏ xanh
lẫn trong thập loại chúng sinh
người như thế mới tài tình làm sao
Lăng vua
Lá đổ, rêu phong, đâu cũng Vạn Niên thành
thăm lăng vua, đối mặt triều Nguyễn mạt
thắp nén nhang vái cô hồn lang bạt
máu xương xưa… thắng cảnh bây giờ
Lăng Ông
Tiền bạc xỉa, mua xăm và bán quẻ
nơi tôn nghiêm sao hoá chốn lọc lừa?
Ông có linh thiêng thì xin vật chết
những kẻ nào buôn bán cả người xưa!
Dang tay ngang mặt thảo nguyên
dang chân ta ngủ mình bên côn trùng
ngỡ bay lên khoảng vô cùng
lại dầm xuống cỏ giữa vùng hoang vu
Địa cầu mải miết suy tư
cho râu tóc cỏ rối bù trong đêm
tóc người chạm tóc cỏ êm
chợt nghe đất tối dâng lên tiếng kèn
Kèn đồng giun đất thân quen
giọng chàng ca sĩ dế mèn du dương
sao long lanh như giọt sương
nhìn ta và cỏ thèm thuồng không sao?
Giá sao xuống được đây nào
mà xem sự sống biết bao diệu kỳ
mà cùng ta sống mê si
yêu thương hết cả còn gì nữa đâu
Chia mình cho mọi buồn đau
tan mình trong mỗi sắc màu vui tươi
những mong có ích cho người
dẫu làm thân cỏ dập vùi… xá chi
Bò bê ơi gặm ta đi
thịt da ta lại xanh rì bao la
bàn chân ơi đạp lên ta
mà sang cuối đất mà qua cùng trời
Rồi khi ta rũ xuống rồi
hoá thân bùn mục đắp bồi mai sau
trái tim ta rất mỡ màu
bao nhiêu là cỏ theo nhau bật mầm
Bao nhiêu là bóng siêu nhân
khuất trong bóng cỏ giữa trần gian thôi…
Gửi Huế – Bốn chiếc cầu bắc ngang sông Hương
Em đưa tôi qua Bạch Hổ, Tràng Tiền
vô cớ đứng tần ngần trên cầu Mới
sông Hương mùa này trong thấy đáy
nước về xuôi gió lại ngược lên ngàn
Em đánh số cho cầu theo tuổi nó
số một
số hai…
số ba chen vào giữa
Xin em đếm lại
bốn, ba, hai…
không lẽ em quên chiếc cầu số một
chiếc cầu treo cổ nhất
chiếc cầu dải yếm bắc từ xưa!…
Gửi Huế – Đi qua Thành Nội
Gió đi ù ù ngang họng súng thần công
tiếng chuông chùa đi thủng thỉnh trong không
áo em trắng đi từ xa vẳng lại
thời gian đi xám mặt đỉnh đồng
Vừa xa mà đã nghe lâu
hỏi thăm áo tím qua cầu có bay
ớt Đông Ba có còn cay
gạo de An Cựu độ này còn thơm
Hỏi thăm hoa phượng bên đường
sông Hương mấy bữa mưa nguồn còn trong
quán cơm Âm Phủ còn không
cô gì hôm ấy… lấy chồng hay chưa?
Tôi về xứ Huế mưa sa
em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa
tôi về xứ Huế chiều mưa
em ơi áo trắng bây giờ ở đâu
Bến Tuần loáng thoáng hàng dâu
em xa vườn lựu từ lâu lắm rồi
lối mòn đá cuội rong chơi
lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơ
Lan báo hỉ nở tình cờ
bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương Giang
chợ chiều Bến Ngự chưa tan
ai đi ngược dốc Phú Cam một mình
Cảm Nhận Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà
Trung tâm dạy kèm tiếng anh tại nhà tphcm cho rằng hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi người có lẽ là tìm được một người tri âm tri kỉ, san sẻ từng niềm vui nỗi buồn. Vì thế, đề tài tình bạn trong thơ cổ được thể hiện rất phong phú, đa dạng. Với “Bạn đến chơi nhà”, Nguyễn Khuyến đã tạo nên một tiếng thơ riêng mới mẻ về tình bạn vượt lên vật chất và mọi quy chuẩn đời thường để trở nên tha thiết, sâu sắc hơn bao giờ hết.
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà
… Bác đến chơi đây ta với ta.”
Bài thơ được viết nhân sự việc bạn đến thăm nhà thơ trong những ngày ông ở ẩn. Ngay từ câu thơ đầu xuất hiện tình huống đặc biệt. Bạn lâu ngày đến chơi nhà là điều quý, đáng lẽ gia chủ phải thật cung kính, lo lắng chu đáo. Phong tục người Việt mến khách thường phải lấy trà nước, quà bánh và thậm chí làm cơm để thiết đãi bạn. Thế nhưng, nhà thơ lại ở vào tình huống thật trớ trêu, nhà thơ không có điều kiện để tiếp đãi bạn tử tế. Phải ở vào tình huống bất ngờ, đầy kịch tính như thế mới thấy được Nguyễn Khuyến là con người chu đáo với bạn bè. Hoàn cảnh éo le được diễn đạt theo chiều hướng ngày một tăng. Sơn hào hải vị đã đành không mơ tưởng. Những món sang trọng có thể bỏ qua, vì chợ xa lại không có người đi chợ. Những món ăn có sẵn tại nhà cũng không thể làm đãi khách: “Ao sâu nước cả không chài cá/ Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.” Đến rau quả cũng chưa đến kì thu hoạch: “Cải chửa ra cây, cà mới nụ/ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa.” Tiết tấu câu thơ 4/3 tạo âm điệu nhịp nhàng, chậm rãi khiến sắc thái câu thơ như lời giải thích, phân bua: chính điều kiện khách quan không cho phép ông tiếp đãi bạn bè.
Gia sư dạy kèm tại nhà nhận ra sự thiếu thốn về vật chất đạt đến mức điển hình: tất cả đều không. Thực ra cuộc sống cáo quan về quê ở ẩn của cụ tam nguyên có đạm bạc đến đâu cũng không đến mức không lo nỗi bữa cơm dưa muối để mời bạn. Đây là cách nói trào lộng, đùa vui để nâng cao một tình cảm: cái quý trong tình bạn chính là tấm lòng. Tác giả phóng đại sự thiếu thốn về vật chất để làm nổi bật sự giàu có về tấm lòng. Nêu lên một tình huống éo le: trẻ đi vắng, chợ thời xa, nhà không có thức ăn… cũng là để thử thách tấm lòng trong tình bạn. Thử thách bạn và thử thách chính mình. Nếu nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh ấy cứ loay hoay đi gọi trẻ, chợ búa, cơm nước thì sao có thể tiếp đãi bạn một cách chân tình nhất ? Và nếu bạn quá câu nệ vài sự tiếp đón vật chất thì nghĩa là bạn đến với mình bữa cơm chứ không phải thật lòng. Cả chủ và khách đều vượt lên sự thử thách về vật chất ấy để đối đãi với nhau bằng tấm lòng chân thành. Hai từ “ta” nối liền bằng liên từ “với” trong câu thơ cuối thật tha thiết, quấn quít, chân tình và cảm động. Không có “miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhưng với câu thơ cuối ai cũng hiểu cuộc hàn huyên giữa khách và chủ rất đậm đà. Tưởng như thấy được nụ cười đôn hậu, hóm hỉnh, lạc quan của cụ Tam nguyên qua câu thơ:
“Bác đến chơi đây ta với ta.”
Trung tâm dạy kèm tại nhà nhận thấy giữa chủ và khách không còn khoảng cách, chỉ có “ta với ta”. “Tôi” và “bác” hai người đã là một. Thiếu vật chất nhưng gian nhà nhỏ được đong đầy bằng tấm lòng. “Tình bầu bạn tự nó cũng là một bữa tiệc tinh thần” (Xuân Diệu). Chính vì coi trọng tấm lòng mà tình bạn của Nguyễn Khuyến đã vượt qua thử thách của thời gian, của thế sự, mãi mãi thủy chung, trong sáng. Đây là nét đẹp đạo đức truyền thống, nét đẹp cốt cách của nhà nho, đồng thời là tiếng nói nhân văn cao quý. Bài thơ giúp ta hiểu về tấm lòng, giá trị tinh thần mà nhà thơ trân trọng.
Gia sư tại nhà cho rằng thông qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn của Nguyễn Khuyến thể hiện chân thành, mộc mạc. Mộc mạc, dân dã trong hình ảnh: ao cá, vườn rau, giàn bầu, giàn mướp… Ngôn ngữ mang tính chất khẩu ngữ: “đã bấy lâu nay, thời, khôn, chửa…” Bài thơ là sự hòa quyện giữa nội dung cảm xúc chân thành và hình thức diễn đạt giản dị. Phải chăng đây là lí do để bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mãi là viên ngọc sáng trong những sáng tác viết về tình bạn.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
cảm nhận bài thơ bạn đến chơi nhà
dàn ý cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà
cảm nghĩ vè bài bạn đến chơi nhà
đoạn văn cảm nghĩ về bài bạn đến chơi nhà
viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà
viết đoạn văn ngắn về tình bạn trong bài thơ bạn đến chơi nhà
cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà ngắn gọn nhất
phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ bạn đến chơi nhà
Các bài viết khác…
Cập nhật thông tin chi tiết về Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Nhà Nàng Ở Cạnh Nhà Tôi Cách Nhau Cái Dậu trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!