Xu Hướng 12/2023 # Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Con Ong Làm Mật Yêu Hoa # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Con Ong Làm Mật Yêu Hoa được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cảm nhận những giá trị trong bài Tiếng ru

Con ong làm mật yêu hoa là câu thơ mở đầu cho Tiếng ru. Ở đây Tố Hữu muốn mượn hình ảnh thiên nhiên, các sự vật gần gũi để chuyển tải thông điệp của mình. Hoa cỏ, ong bướm bay lượn khắp cánh đồng đó cũng chính là nguồn sống. Còn bầu trời trong xanh chính là nơi những chú chim tung cánh. Và thật yên bình nhất là khung cảnh chim tìm về tổ mỗi hoàng hôn.

Mối quan hệ tự nhiên và sinh vật

Những câu thơ đầu tiên của bài thơ này, Tố Hữu đã chuyển tại một mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống. Bởi khi các loài vật bị tách ra khỏi môi trường sống thì chúng sẽ chết. Và đó cúng chính là quy luật tất yếu của tự nhiên. Rằng con cá không thể sống thiếu nước, con ong không thể sống thiếu hoa, con chim không thể cất cánh trong lồng hẹp. Và chỉ với những câu thơ ngắn mà Tố Hữu đã gợi lên trong lòng người đọc tình cảm yêu thương và gắn bó với môi trường sống của mỗi loài.

Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời

Triết lý về cuộc sống con người

Nêú như hai câu thơ đầu nói về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống thì những câu thơ sau lại khéo léo chuyển sang nói về cuộc sống của con người.

Con người muốn sống con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Chính lời thơ ngọt ngào, tình cảm tác giả đã khẳng định con người không thể sống cô đơn mà cần phải có tình yêu thương. Đó chính là tình đồng chí, tình anh em. Tình đồng chí tức là mối quan hệ gắn bó, luôn giúp đỡ yêu thương và che chở lẫn nhau như ruột thịt. Cũng như vậy khi giải nghĩa về tình anh em. Tình cảm ấy sâu nặng đối với mỗi con người chúng ta.

Tình đồng chí, tình anh em rất cần thiết, nó cũng giống như con ong cần hoa con cá cần nước, con chim cần bầu trời. Và sẽ thật bất hạnh khi con người ta sống thiếu tình yêu thương. Bởi như vật sẽ rất cô độc và phải vượt qua mọi khó khăn một mình. Và đó cũng chính là giá trị nhân văn mà tác phẩm muốn chuyển tải. Đó chính là hay sống để yêu thương. Và trong xã hội khi có tình yêu thương thì con người mới có thể có được hạnh phúc và có thể tồn tại.

Con Ong Làm Mật Yêu Hoa

Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người – đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

Tre già yêu lấy măng non Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày Mai sau con lớn hơn thày Các con ôm cả hai tay đất tròn.

Con ong làm mật yêu hoa là câu thơ mở đầu cho Tiếng ru. Ở đây Tố Hữu muốn mượn hình ảnh thiên nhiên, các sự vật gần gũi để chuyển tải thông điệp của mình. Hoa cỏ, ong bướm bay lượn khắp cánh đồng đó cũng chính là nguồn sống. Còn bầu trời trong xanh chính là nơi những chú chim tung cánh. Và thật yên bình nhất là khung cảnh chim tìm về tổ mỗi hoàng hôn.

Mối quan hệ tự nhiên và sinh vật

Những câu thơ đầu tiên của bài thơ này, Tố Hữu đã chuyển tại một mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống. Bởi khi các loài vật bị tách ra khỏi môi trường sống thì chúng sẽ chết. Và đó cúng chính là quy luật tất yếu của tự nhiên. Rằng con cá không thể sống thiếu nước, con ong không thể sống thiếu hoa, con chim không thể cất cánh trong lồng hẹp. Và chỉ với những câu thơ ngắn mà Tố Hữu đã gợi lên trong lòng người đọc tình cảm yêu thương và gắn bó với môi trường sống của mỗi loài.

Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời

Triết lý về cuộc sống con người

Nêú như hai câu thơ đầu nói về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống thì những câu thơ sau lại khéo léo chuyển sang nói về cuộc sống của con người.

Con người muốn sống con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Chính lời thơ ngọt ngào, tình cảm tác giả đã khẳng định con người không thể sống cô đơn mà cần phải có tình yêu thương. Đó chính là tình đồng chí, tình anh em. Tình đồng chí tức là mối quan hệ gắn bó, luôn giúp đỡ yêu thương và che chở lẫn nhau như ruột thịt. Cũng như vậy khi giải nghĩa về tình anh em. Tình cảm ấy sâu nặng đối với mỗi con người chúng ta.

Tình đồng chí, tình anh em rất cần thiết, nó cũng giống như con ong cần hoa con cá cần nước, con chim cần bầu trời. Và sẽ thật bất hạnh khi con người ta sống thiếu tình yêu thương. Bởi như vật sẽ rất cô độc và phải vượt qua mọi khó khăn một mình. Và đó cũng chính là giá trị nhân văn mà tác phẩm muốn chuyển tải. Đó chính là hay sống để yêu thương. Và trong xã hội khi có tình yêu thương thì con người mới có thể có được hạnh phúc và có thể tồn tại.

Con ong làm mật yêu hoa là một câu thơ mở đầu cho bài thơ Tiếng ru. Phải hiểu rằng tiếng ru ở đây không chỉ là tiếng ru cả mẹ mà còn là tiếng ru của nhân loại. Bởi bài thơ gợi nhắc các giá trị, triết lý nhân sinh cao cả. Mượng những hình ảnh đơn giản của tự nhiên Tố Hữu đã thành công trong việc khắc họa những điều đó. Đó chính là lời khuyên nhủ mọi người hãy sống yêu thương nhau. Và đó cũng chính là cách làm cho cuộc sống của chúng ta cnafg thêm ý nghĩa.

Con Ong Làm Mật Yêu Hoa – Câu Thơ Xuất Sắc Trong Bài Thơ Tiếng Ru Tố Hữu

Nội Dung

Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người – đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

Tre già yêu lấy măng non Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày Mai sau con lớn hơn thày Các con ôm cả hai tay đất tròn.

Con ong làm mật yêu hoa là câu thơ mở đầu cho Tiếng ru. Ở đây Tố Hữu muốn mượn hình ảnh thiên nhiên, các sự vật gần gũi để chuyển tải thông điệp của mình. Hoa cỏ, ong bướm bay lượn khắp cánh đồng đó cũng chính là nguồn sống. Còn bầu trời trong xanh chính là nơi những chú chim tung cánh. Và thật yên bình nhất là khung cảnh chim tìm về tổ mỗi hoàng hôn.

Những câu thơ đầu tiên của bài thơ này, Tố Hữu đã chuyển tại một mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống. Bởi khi các loài vật bị tách ra khỏi môi trường sống thì chúng sẽ chết. Và đó cúng chính là quy luật tất yếu của tự nhiên. Rằng con cá không thể sống thiếu nước, con ong không thể sống thiếu hoa, con chim không thể cất cánh trong lồng hẹp. Và chỉ với những câu thơ ngắn mà Tố Hữu đã gợi lên trong lòng người đọc tình cảm yêu thương và gắn bó với môi trường sống của mỗi loài.

Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời

Nêú như hai câu thơ đầu nói về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống thì những câu thơ sau lại khéo léo chuyển sang nói về cuộc sống của con người.

Con người muốn sống con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Chính lời thơ ngọt ngào, tình cảm tác giả đã khẳng định con người không thể sống cô đơn mà cần phải có tình yêu thương. Đó chính là tình đồng chí, tình anh em. Tình đồng chí tức là mối quan hệ gắn bó, luôn giúp đỡ yêu thương và che chở lẫn nhau như ruột thịt. Cũng như vậy khi giải nghĩa về tình anh em. Tình cảm ấy sâu nặng đối với mỗi con người chúng ta.

Tình đồng chí, tình anh em rất cần thiết, nó cũng giống như con ong cần hoa con cá cần nước, con chim cần bầu trời. Và sẽ thật bất hạnh khi con người ta sống thiếu tình yêu thương. Bởi như vật sẽ rất cô độc và phải vượt qua mọi khó khăn một mình. Và đó cũng chính là giá trị nhân văn mà tác phẩm muốn chuyển tải. Đó chính là hay sống để yêu thương. Và trong xã hội khi có tình yêu thương thì con người mới có thể có được hạnh phúc và có thể tồn tại.

Giải Thích Và Bình Luận: Nhà Thơ Như Con Ong Biến Trăm Hoa Thành Một Mật… (“Ong Và Mật”

(“Ong và mật” – Chế Lan Viên)

Ngoài kia cuộc đời tràn đầy sắc ngọt vị hương! Hoa nào cũng đẹp mà nụ nào cũng thơm! Yêu cuộc sống bao nhiêu thì người nghệ sĩ càng đong đầy những ý niệm của mình trong các vần thơ bấy nhiêu. Những rung động tinh tế, những trái tim ca hát của người nghệ sĩ lúc nào cũng bám riết, cũng đòi tinh chất mật ngọt của đời sống. Như đôi cánh ong chăm chỉ, Chế Lan Viên trong “Ong và mật” có viết:

Ý kiến trên của Chế Lan Viên với hình ảnh của con ong kiếm mật đã mở ra công việc, trách nhiệm và thiên chức của mỗi nhà thơ trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của mình.

Thơ là tình ca muôn đời của cuộc sống mến thương, Nhà thơ chính là người viết nhạc, người tạo lời cho bản đàn dạo suốt trăm phương. Cuộc sống thì mời mộc lắm, đáng yêu và quyến rũ lắm, nhà thơ không thể mong đứng bên ngoài khung trời ấy mà tạo nên được muôn câu thơ cho đời, Góp mình vào dòng thơ ca đó, Chế Lan Viên có những câu thơ viết về thơ rất tinh tế và sắc sảo. Với trải nghiệm của một nhà thơ lớn, Chế Lan Viên có những ý kiến rất xác đáng về thơ ca, nhà thơ cũng như quá trình hình thành nên tác phẩm. Rất nhiều bài thơ của Chế Lan Viên ẩn chứa quan niệm nghệ thuật. Những dòng thơ trong “Ong và mật” đã nói lên được thiên chức của nhà thơ, cũng như quá trình sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật văn chương. Ông ví nhà thơ như chú ong kia, cứ mải mê, miệt mài hút nhụy, hút mật, đắm mình vào với mật cuộc sống. Mật càng ngọt, càng tinh chất thì đôi cánh ong bay càng miệt mài, vất vả. Cũng như thơ càng cô đọng, hàm súc nao nhiêu thì những nặng nhọc đèo bong của nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật càng kì công, khổ hạnh bấy nhiêu. Không phải ngẫu nhiên Chế Lan Viên lại nhìn thấy hình ảnh các nhà thơ trong chú ong kiến mật chăm chỉ. Phải chăng ong và quá trình làm mật cùng chiếu ứng với nhà thơ và quá trình sáng tác. Nếu đặc tính của con ong là cần mẫn, chăm chỉ thì nhà thơ cũng vậy:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mậtMỗi giọt mật thành đôi vạn chuyến ong bay”

Chế Lan Viên đã nêu lên được yêu cầu trong sáng tạo của nhà thơ. Con ong chính là nhà thơ, “hoa” là hiện thực đời sống và “giọt mật” kia là tác phẩm, là bài thơ. Sự tương phản và đồng nhất giữa “trăm hoa” – “một mật” đã cho thấy được sự lâu dài, gian khổ bởi chính thơ là kết tinh của hiện thực đời sống. Những “biến”, “thành”, “đòi” hay là những yêu cầu cấp thiết để nhà thơ có thể thâu lấy hiện thực kia mà thêu mà dệt, mà chiết lấy những gì tinh túy nhất. Với một loạt các không gian “non Đoài”, “xứ Bắc”, “đồng bằng”, “miền Tây”. Những vùng miền ấy đều là những địa danh đẹp và thơ của Tổ quốc. Hay chăng trong thơm ngát của đồng nội xanh rì, cần hút nhụy, hút mật ở những nụ hoa đẹp nhất, thơm nhất và đầy vị ngọt lành nhất. “Ong và mật” hay là người nghệ sĩ với tác phẩm của mình, với mỗi vần thơ mình viết, mình tạo thành, và rung lên điệu hồn của cuộc sống trong ngọt ngào, ý vị và dư ba.

Pau-tốp-xki đã từng nói: “Nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. Nhà văn ấy, hay nhà thơ ấy phải là người đi tìm những vẻ đẹp trong cuộc đời này để rồi viết lên trang thơ. Nhà thơ chính là người kết lại những ngụy hoa. Những bông hoa sẽ héo khô thôi nếu một ngày kia ong chẳng đến. Cuộc đời sẽ phủ lớp bụi thời gian nếu không có nhà thơ nhọc công tìm kiếm. Một chút nắng qua thềm, một chút gió thổi lá rinh rung, tất cả sẽ rơi và quên lãng nếu trang viết các nhà thơ không khiến nó đẹp vô ngần. Chế Lan Viên khẳng định nhà thơ phải là người gắn bó sâu sắc với thực tế đời sống, đưa đời sống chân thực vào trang thơ. Hay phải chăng cuộc sống chính là nơi nhà thơ cần đắm mình vào để có được cho mình bao mặn mòi của đời sống. Nguyễn Du xưa cũng đã phải gió bụi truân chuyên để làm nên được bao kiệt tác văn chương. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Du sẽ không trở thành đại thi hào nếu không có mười năm gió bụi. Phải chăng không có quãng thời gian nhập mình vào đời sống của dân nghèo lam lũ thì sao Nguyễn Du thấu hiểu hết mọi đắng cay, mọi cơ cực của đời sống:

“Lạnh sơ đã khổ vì không áo,Chày vải nhà ai chiều nện đưa

(“Đêm thu” – II)

Không thấu nổi cảnh đói rét đó thì sao có một “Sở kiến hành” đầy nhức nhối:

Có lẽ người đã nhìn thấy cảnh khổ này trong cảnh khổ của mình. Nguyễn Du đã từng bôn ba mười năm trên đất Bắc, mười năm gió bụi ấy, người đã nếm trải nên khi gặp ba mẹ con đói khổ thì tâm trạng chạm đến tim, tâm khóc và tim nhỏ máu. Mười năm để thấu hiểu cuộc sống đã đem đến những hiểu biết sâu sắc, làm tiền đề cho chân dung nhà đại thi hào dân tộc.

Hồ Xuân Hương – một trong ba nữ kiệt của thơ ca Việt nam, đã có nhiều tác phẩm viết cho những người phụ nữ bình dân. Trong khi: những nhân vật phụ nữ của văn học giai đoạn này, hầu như tất cả đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Nhưng có lẽ, vì sống gắn bó với cuộc sống bình dân, hiểu sâu sắc bản chất xã hội nên Xuân Hương trở thành người đầu tiên và duy nhất đưa vào văn học giai đoạn này không phải là cô gái quý tộc, mà đích thực là cô gái bình dân, bình dân từ cốt cánh đến hình hài:

(“Bánh trôi nước”)

Nhân vật bình dân, hình ảnh bình dân và đến cả ngôn ngữ cũng bình dân nốt. Nếu không có cái vốn văn học, dân gian kia thì sao có một Hồ Xuân Hương “dân gian” đến thế. Không sống, không gắn bó mật thiết thì sao có thể đưa vào thơ vào thơ văn những lời ăn tiếng nói dung dị, những hình ảnh nhân vật bình dị nhất? Những cô gái lực lưỡng, thắt đáy lưng ong, hếm thắm hoa hiên, tóc bỏ đuôi gà, cứ trở về trong trang thơ bà chúa Thơ Nôm như dấu ấn vàng tươi của cuộc sống một thuở!

Lưu Trọng Lư trong “Một vài cảm nghĩ về thơ” đã viết: “Thơ là cuộc sống tập trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống. Đã đành là ngồi trong phòng không thể nặn ra thơ được, nhưng vào cuộc song, vơ tất cả một bó đem về, cố nhiên đó cũng chưa phải là thơ. Sự sống phải được ủ thành men và bốc lên trong tâm hồn thi sĩ.” Nhà thơ cần đúc rút và chiêm nghiệm thật nhiều từ cuộc sống. Cần đẩy tâm trạng cảm xúc đến một độ điển hình nào đó thì mới có được thơ. Nhà thơ cần đi đến trăm mảnh đời, thu vào lăng kính người nghệ sĩ vạn cuộc sống để kết tinh, để đúc thành tác phẩm văn chương. Cái tâm sức của nhà thơ là “mỗi giọt mật thành đời vạn chuyến ong bay”. Nhà thơ cần sống sâu sắc với đời sóng mới mong có được những câu thơ sâu sắc. Chế Lan Viên đã từng viết về quá trình sáng tạo của nhà thơ:

Quá trình sáng tạo của nhà thơ chính là quá trình tim về với chân dung cuộc sống, là cái lắng tai nghe những nhịp đập của cuộc đời. Chẳng thế mà Xuân Diệu đã từng ca ngân:

Thế Lữ thoát lên trên. Lưu Trọng Lư trốn trong trường tình, Huy Cận trở về nỗi buồn cùng quá khứ, Xuân Diệu là chú ong mật chốn trần gian mê mải. Mê mải quá giữa ngàn thanh âm sắc điệu mời mọc, lả lơi. Xuân Diệu “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”.

Đôi khi hiện thực chính là chất men say thôi thúc lòng nghệ sĩ thành thơ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đã gieo vào lòng những người trực tiếp cầm sung, thật sự xông vào nơi bom đạn viết về mình và đồng động. Giữa lúc đó, Phạm Tiến Duật xuất hiện, đem đến cho nền thơ hiện đại Việt Nam một tiếng nói mới.

Về một phương diện nào đó, có thể nói, chính cuộc đời kháng chiến chống Mỹ và đường Trường Sơn đã sinh ra và nuôi dưỡng thơ Phạm Tiến Duật. Chính Phạm Tiến Duật trong lời tự bạch đã khẳng định: “Nếu không có cuộc sống với những con người đa dạng ồn ào bao quanh với xô bồ chi tiết trôi chảy từng phút, từng giờ, thì hình như tôi không có thơ”. Không khí dữ dội, ác liệt của chiến trường ùa vào những trang thơ nóng bỏng của Phạm Tiến Duật mà sau này những dòng thơ ấy khó trở lại như những nguồn cảm xúc lớn của một thời một đi không trở lại. Không chỉ ngồi để chờ hiện thực đến với mình, các nhà thơ cần tìm hiện thực, đi để lấy tư liệu cho trang viết:

“Nay cành nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ BắcMật ngọt ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây”

Trong chuyến đi thực tế tại vùng biển Hạ Long, Huy Cận có “Đoàn thuyền đánh cá”. Nguyễn Thành Long cũng có cho văn chương một “Lặng lẽ Sa Pa”. Khi Chế Lan Viên không có dịp đi lên Tây Bắc nhưng lại có những vần thơ tuyệt hay trong “Tiếng hát con tàu”:

Trong thơ ca cũng có hiện tượng lạ. Nguyễn Chẩn đi viết hay, Bạch Cư Dị không đi viết lại hay hơn. Bài thơ “Con tàu xay” của Ranban được viết khi tác giả chưa đi biển. Ở đây cũng vậy, lúc làm “Tiếng hát con tàu”, Chế Lan Viên chưa lên Tây Bắc. Phải chăng làm thơ “chính là nói, là viết về cái điều tỏa ra trước thực tế chứ không phải chỉ bằng bản thân thực tế: không có thực tế thì không có cái tỏa ra đó” (Chế Lan Viên). Nhà thơ không những phải gắn quá trình sáng tạo với thực tế mà còn là với trí tưởng tượng càng sâu, càng đượm, càng hay!

Thơ là kết tinh của chủ thể sáng tạo và hiện tượng đời sống, cũng như để có đường mật còn có hai điều kiện: sự cần cù của ong và trăm ngàn bông hoa. Hay để được bài thơ theo nghĩa đích thực thì cần cả tài năng của nhà thơ và hiện thực cuộc sống muôn màu. Viễn Phương cho rằng: “Muốn có thơ hay cần có thơ hay cần có tài năng, lòng nhân ái, cái tâm trong sáng. Ngoài ra cần phải cắm sâu vào cuộc sống và lao động nghệ thuật cần cù…”. Hình ảnh con ong chăm chỉ cần mẫn cũng là hình ảnh lao động nghệ thuật của các nhà thơ. Một bài thơ ra đời là tinh chất của bao chữ, bao nghĩa, bao nhọc nhọc tìm kiếm. Hiện thực đời sống sẽ không nên hương nên sắc nếu nhà thơ lao động sáng tạo bằng chính tài năng và tâm huyết của mình. Có tài năng, có tâm huyết và khổ hạnh “phu chữ” cùng với hiện thực phong phú của đời sống là hai yếu tố làm nên một tác phẩm thơ hay đi vào lòng người đọc.

Quan niệm trên của Chế Lan Viên như một tuyên ngôn nhằm điều chỉnh lại những cách hiểu phiến diện: hoặc là quá đề cao tài năng nhà thơ, hoặc là quá đề cao hiện thực đời sống. Trong lịch sử văn học Việt Nam, đã có sự đối lập một thời giữa hai trường phái: nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Một bên quá đề cao những gì thuộc về hình thức, tài năng, còn một bên quá coi trọng về hiện thực đời sống. Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã dung hòa được điều đó. “Ong và mật” của Chế Lan Viên đã thực sự nói được mối quan hệ giữa nhà thơ và hiện thực đời sống, nó sâu sắc được quá trình sáng tạo của nhà thơ.

Lời nhận định của Chế Lan Viên đã mở ra hình ảnh công việc “hút mật” của người làm thơ. Mỗi nhà thơ là một chú ong chăm chỉ bay đến mọi vườn hoa trên khắp thế gian này, để mà hút nhụy, để mà làm hương, để nụ hoa này nối tiếp bông hoa kia, khoe sắc hương rực rỡ. Trăm đường ong bay rồi cũng tìm về với hoa, nhà thơ rồi cũng tìm về để sống, rồi ngụp lặn trong làn sữa mát của cuộc đời. Ý kiến của Chế Lan Viên khẳng định công việc đầy cao cả của mỗi nhà thơ: phát hiện ra trăm hoa trong vườn, rông rinh và tôn cao vẻ đẹp ấy lên cho vẻ đẹp ấy rực rỡ và tỏa sáng. Một chú ong mạt hay một nhà thơ đều yêu biết mấy cuộc sống yêu kiều này:

(Chế Lan Viên)

Bài thơ là kết tinh tuyệt diệu giữa “mùa” và “anh”, giữa hiện thực và vai trò của cảm hứng sáng tạo và trí tưởng tượng. Nhà thơ còn phải là người nâng được tâm hồn mình lên đến bậc nhất của những cung điệu trong một trí tưởng tượng khôn cùng. Bài thơ được chấm mực cuộc đời để viết nên bằng trải nghiệm của cả một đời thơ. Nhưng cảm hứng phải được bắt đầu từ hiện thực cuộc sống. Tâm hồn nhà thơ cần được rộng mở để đón gió bốn phương:

Mở rộng để đón mọi vang động của trần gian đập vào trái tim, thương cảm để mà đồng cảm. Nhận định của Chế Lan Viên không chỉ đúng với các nhà thơ mà còn rộng ra là cả với nhà văn, cả những người nghệ sĩ. Nghệ thuật là “để cho cái đẹp của trái đất, lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, niềm vui và tự do, cái cao rộng của tâm hồn người và sức mạnh của tri thức chiến thắng bóng tối như một mặt trời không bao giờ tắt” (C. Pauxtopxki). Chức năng của văn nghệ là nâng con người lên. Thơ ca chính là cách con người vượt lên chính mình (Ý của Bết-sơ). “Ong và mật” không chỉ là nhà thơ và tác phẩm thơ mà còn là nhà văn, nghệ sĩ với tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật ngôn từ. Cần tinh triết đến cô đọng, đến hàm súc để mỗi giọt mật là mỗi bụi quý mà người nghệ sĩ cóp nhặt, đãi cát tìm vàng để tạo nên cho đời này một “bông hồng vàng” vô giá của nghệ thuật. Những “bông hồng vàng” do muôn triệu con ong miệt mài hút ngụy làm hương cho đời!

Thơ ca, nghệ thuật là bao tế vi của cuộc sống góp tạo nên. Sự vi diệu của cuộc sống đã góp phần tạo nên vẻ đẹp vĩnh cửu của văn chương. Chế Lan Viên đã thay mặt cho bao nhiêu nghệ sĩ khác nói lên mối quan hệ giữa nhà thơ và đời sống, mà rộng ra là giữa nhà văn và tác phẩm nghệ thuật cùng quá trình sáng tạo đầy khổ nhọc và gian lao. Con ong kia cứ miệt mài đưa sắc cho đời, không như lũ bướm kia chỉ đem lại bao “sao ngữ”. Nghệ thuật được lên hương lên sắc, dậy ý dậy tình trong sâu thẳm mỗi tâm hồn con người. Cái đèo bòng vất vả ấy của nghệ sĩ khiến ta trân trọng thêm mỗi tác phẩm của họ, trân trọng thêm mỗi con đường đến với nghệ thuật chân chính. Yêu cuộc sống này bao nhiêu lại yêu bài ca về cuộc sống bấy nhiêu. Sâu sắc với mỗi tác phẩm bao nhiêu, lại để biết rằng: trăm đường ong bay mở ra trăm vùng núi non sông và đôi lần thấy cuộc sống đáng để chờ đợi biết bao!

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Con Cáo Và Tổ Ong

Tổ ong lủng lẳng trên cành,

Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay!

Cáo già nhè nhẹ lên cây,

Định rằng lấy được ăn ngay cho dòn.

Ong thấy cáo muốn cướp con,

Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta.

Châm đầu, châm mắt cáo già,

Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.

*

Ong kia yêu giống, yêu nòi,

Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi.

Bây giờ ta thử so bì,

Ong còn đoàn kết, huống chi là người!

Nhật, Tây áp bức giống nòi,

Ta nên đoàn kết để đòi tự do.

Kể Lại Bằng Văn Xuôi Câu Chuyện “Con Cáo Và Tổ Ong” Trong Bài Thơ Của Bác Hồ

Suốt ba tháng mùa đông lạnh lẽo, cây cối đã trụi cành, chim chóc đã lặng thôi ca hát. Mùa xuân như một cây đũa thần của bà Tiên gõ vào thiên nhiên khiến chúng tràn sức sống và tung bừng náo nhiệt hẳn lên.

Sau mấy ngày bệnh tật, nằm trong hang tăm tối và vắng lặng, Cáo già tập tễnh đi kiếm ăn.

Mắt Cáo sáng lên khi thấy bên bờ suối, giữa bãi cỏ non mượt một chú Thỏ vừa ăn vừa nhởn nhơ ngắm trời xanh và ca hát một mình. Cáo rón rén đến gần Thỏ, dùng hết sức lực của một con Cáo già chụp Thỏ, nhưng hụt rồi… Cả hai đuổi nhau, Thỏ hoảng hốt chạy liền một mạch không dám quay đầu lại.

Cáo nằm trên bãi cỏ thở dốc như sắp chết. Nó bứt vài cọng cỏ non đưa vào miệng. “Kì quái thật, không hiểu sao mà tụi Thỏ có thể ăn…” Cáo vừa nói thành tiếng vừa nhổ nước bọt xanh lè…

Nhưng… có tiếng gì ù ù như xay lúa? Trời mưa ư? Cáo thoáng nghĩ, không, thơm quá, chao ôi thơm, thơm đến cồn cào cả ruột gan, thơm đến mức mà mũi dài của Cáo cứ nghển lên. Và khả năng đánh hơi kì diệu của họ nhà Cáo không lừa nó: Tít tận trên cao, ở trong vòm cây cổ thụ, một tổ ong to bằng cái nồi đồng lớn, lủng lẳng đưa khe khẽ trong gió xuân. Mùi mật ong cứ ngào ngạt thơm phức trong nắng vàng như sáp, sánh như mật…

Cáo nhìn quanh, cả khu rừng đầy hoa. Lớp đất như một tấm chăn kẻ ô vuông xinh xinh bởi đủ thứ hoa rơi đầy trên đất. Những dây leo xung quanh cũng duyên dáng với những chấm đỏ xanh, chót vót trên cao những cành lá trĩu nặng hoa. Tiếng vo ve trong những tàn hoa man mát hương ấy.

Cáo tỉnh táo hẳn lại. Hắn quyết tâm phải ăn ngay tổ Ong này cho đỡ cơn thèm khát. Nhưng nó lưỡng lự: “Các loài vật trong rừng này thường nói: Khôn như Cáo”. Vậy mà mình lại hồ đồ. Miếng ăn đã ở trong tầm tay, không khéo lại tuột mất nữa… Ôi mình sẽ được một bữa thỏa thuê, từ nay phải chấm dứt những bữa đực, bữa cái đã qua…” Cáo liếm mép. Nó chui vào một hốc cây và nằm đợi buổi trưa, khi Ong mất cảnh giác thì mình sẽ hành động.

Mặt trời đã đúng ngọ, nóng hầm hập làm cả khu rừng này như say ngủ. Những chuyến bay của Ong cũng thưa thớt dần. Chắc có lẽ Ong đang kéo quân đi xa đến những bông hoa cách đây ngàn dặm.

Cáo nhẹ nhàng níu một dây leo và từ từ, vừa bò vừa vểnh tai nghe ngóng. Gần tới tổ Ong, nó bò chậm lại và thận trọng hơn.

Từ lúc Cáo rượt Thỏ, mấy con Ong trinh sát đã nhìn thấy Cáo. Chúng về báo với Ong Chúa. Và từ lúc ấy mọi nhất cử nhất động của Cáo không thể qua vòng kiểm soát của bầy Ong. Ong Chúa đã tổng báo động, khẩn cấp gọi các con Ong về. Bầy Ong đã chia từng tốp nhỏ bí mật từ các tán lá xanh bay về chuẩn bị.

Ong Chúa phát lệnh cho các cánh quân phục sẵn, chờ mệnh lệnh.

Cáo lại nhích lên, nhích lên…

Nhưng bất ngờ, cùng một lúc, bầy Ong túa ra đen đặc, tiếng của chúng phừng phừng rụng hết không đủ sức để chắn chẻ bầy Ong bám đầy thân Cáo mà đốt… Quân đội Ong cứ tăng dần lên, Cáo chỉ táp được vài chú Ong nhưng lưỡi bị sưng lên bởi những mũi chích… Cáo buông tay rơi bịch xuống mặt đất, gặp phai rễ cây, người Cáo văng tiếp ra va vào một hòn đá. Máu chảy lênh láng, nhưng Cáo vẫn đủ hiểu là phải mau chạy thoát thân. Nó chạy cuống cuồng và khống hiểu sao nó bị nhấc bổng lên và bay như một mũi tên rơi ùm xuống nước. Thì ra Cáo đã húc vào bác Gấu đang đi chơi, bị bác ném ra xa…

Cáo ngoi ngóp bò lên được bờ, cái đuôi vẫn còn buông thõng xuống mặt nước ướt sũng, mình đau ê ẩm nằm hấp hối…

Con Cáo Và Tổ Ong là một thi phẩm xuất sắc minh chứng rõ nhất cho ngòi bút của Hồ Chí Minh. Mượn câu chuyện cáo và tổ ong nhằm kêu gọi mọi người dân hợp sức, hợp lòng theo đuổi các mục tiêu làm cách mạng. Đến nay, bài thơ vẫn còn vẹn nguyên giá trị và được độc giả vô cùng quan tâm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi! Theo chúng tôi

Tả Con Ong Mật Văn Lớp 6

Ong mật sống tự nhiên trong rừng, cũng có thể nuôi trong vườn, trong nhà. Mỗi đàn ong có hàng nghìn con, gồm một ong chúa, vài trăm ong đực và hàng nghìn ong thợ. Ong thợ là ong cái nhưng không có khả năng sinh sản, nó chỉ bay đi lấy mật hoa, nhụy hoa và chăm sóc ong chúa, nuôi ong non. Ong thợ còn canh gác tổ và xây tổ. Tổ ong là một lâu đài bằng sáp có hàng trăm, hàng nghìn căn phòng hình 6 cạnh liền kề nhau.

Ong có bộ cánh kép, mỏng và trong suốt màu vàng mơ. Đầu miệng có lưỡi dài hút mật hoa, có hai râu dài như ra-đa để định hướng, dẫn ong đi tìm hoa và bay vể tổ. Mỗi con ong có ba đôi chân, mọc đều về hai phía. Chân ong có nhiều đốt và có lông. Thân ong có bốn, năm vòng ngang. Đuôi ong có ngòi, đốt rất đau.

Con ong tượng trưng cho đức tính chuyên cần và tích lũy. Con vật nhỏ bé mà có ích. Nó đem lại mật ong, sữa ong chúa và sáp ong. Nó còn giúp nhà nông thụ phấn cho cây trồng, hoa màu được bội thu.

Ong có nhiều loài: ong nghệ, ong gấu, ong bầu, ong đất, ong vò vẽ, ong ruồi, …và ong mật.

Ong mật có thể sống tự nhiên trong rừng, nhiều nhất là các rừng tràm vùng U Minh. Ong mật cũng có thể nuôi trong vườn nhà.

Ong mật sống theo đàn, mỗi đàn đông đến hàng ngàng con. Mỗi đàn ong có một ông chúa, hàng trăm con ong đực và hàng ngàn con ong thợ. Ong chúa như một nữ hoàng, chuyên đẻ trứng phát triển đàn ong. Ong thợ để xây tổ, lấy mật hoa và gây mật.

Mỗi con ong có cặp cánh mỏng, vàng thẫm, trong suốt, có 6 chân chia đều thành hai phía. Đầu ong có hai cái vòi nhỏ và đài. Miệng ong có lưỡi như một mũi kim.

Ong thợ có luwoix dài để hút mật hoa, chân có giỏ đựng phấn hoa, đầu có hạch sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng. Tuyến nước bọt ở ngực có chất luyện mật hoa thành mật ong; bụng có hạch tiết ra chất sáp làm nguyên liệu để xây tổ.

Mùa xuân, mùa hè có nhiều hoa cũng là mùa đàn ong phát triển. Nơi nào có hoa là ong bay đến tìm mật hoa, nhụy hoa. Ong có thể bay rât xa nhưng không bao giờ lạc đường về tổ; cứ chuyên cần đi đi, về về mang mật, mang nhụy hoa về tổ.

Con ong nhỏ bé nhưng rất có ích. Nó cho ta mật ong, sữa ong chúa, sáp ong. Nó thụ phấn làm tăng sản lượng cây trồng. Nó là biểu tượng của đặc tính chuyên cần, tích lũy, kết đoàn.

Nhà em có nuôi hai tổ ong mật. Tiếng ong rù rì từ sáng đến tối, nghe thật vui tai. Tháng hai, tháng ba, cây cam, cây chanh, cây bưởi ra nhiều hoa, em thường ra vườn ngắm ong hút mật và lấy nhụy hoa.

Là một loài côn trùng bé nhỏ nhưng ong rất chăm chỉ và có ích cho đời.

Hàng ngày, ong bay đi khắp mọi nơi để kiếm phấn hoa về làm thành mật ngọt giúp ích cho đời. Với thân hình bé nhỏ chỉ bằng ngón tay út, chúng có thể đậu lên những bông hoa nhỏ nhắn, nếu không cũng có thể dùng chiếc ống hút mật dài và nhỏ như đầu kim đâm sâu vào trong nhụy hoa và thậm chí chui tọt vào trong bông hoa và thoả sức hút mật. Ong có tới hàng nghìn con mắt nhỏ tí xíu xếp lại với nhau thành hai con mắt lớn chiếm hết diện tích hai bên đầu. Những con mắt xếp dày như lưới mắt cáo này giúp ong có thể xác định vị trí và màu sắc của các loại hoa mà chúng cần tìm đến. Thân hình của các giống ong không hoàn toàn giống nhau. Ong thợ khá eo ót trong khi ong mật lại béo múp míp, mình tròn trùng trục nổi rõ những vằn đen trên thân. Tuy thân hình béo gầy khác nhau nhưng đôi cánh mà chúng sở hữu lại giống nhau như đúc. Chúng đều mỏng tang, trong suốt và dường như rất yếu ớt. Vậy mà đôi cánh ấy lại giúp những chú ong di chuyển rất nhanh trong không khí, quả thật kì diệu.

Ong không chỉ là một người thợ làm mật chuyên nghiệp, nó còn là nhà thụ phấn tài ba. Nhờ những chiếc lông tơ nhỏ tí xíu trên thân và trên chân, ong đã mang phấn từ hoa đực sang hoa cái giúp cây có quả, tiếp tục phát triển giống nòi.

Chính vì ong rất có ích nên ngày nay, nước ta đã có những trang trại nuôi ong để lấy mật và góp phần thụ phấn cho cây.

Loài ong thông thường có nhiều loài khác nhau đó chính là ong nghệ, ong gấu, ong bầu, ong đất, ong thợ, ong vò vẽ, ong ruồi, …và trong đó em thích nhất là những chú ong thợ chăm chỉ, cần mẫn.

Ong thợ có thể sống theo đàn của minh lên đến hàng ngàng con. Mẹ em bảo rằng trong mỗi đàn ong có một ông chúa, hàng trăm con ong đực và phải có hàng ngàn con ong thợ. Trong tổ lúc này thì con ong chúa như một nữ hoàng, chuyên đẻ trứng phát triển đàn ong. Ong thợ lại đảm nhiệm chức năng đó chính là xây tổ, lấy mật hoa và gây mật để cho tổ ong lớn hơn nữa. Những sự chăm chỉ và cần mẫn của của bầu ong thợ luôn luôn để cho em học hỏi để có thể cố gắng hơn nữa trong học tập.

Mỗi con ong thợ em quan sát được chúng dường như lại có được những cặp cánh mỏng, vàng thẫm, trong suốt và thật là đẹp đẽ. Em như thấy được những chú ong lại như có 6 chân chia đều thành hai phía. Đầu của con ong thợ dường như lại có hai cái vòi nhỏ và đài. Miệng ong lúc này đây dường như lại có lưỡi như một mũi kim vậy. Hễ ai mà xâm phạm tổ chúng là cả đàn sẽ lao vào tấn công. Chúng thà chết để bảo vệ chính cái tổ cũng như các thành viên trong ngôi nhà chung của chính nó.

Ong thợ có được một biệt tài đó chính là có một chiếc vòi thật dài để hút mật hoa, chân có giỏ đựng phấn hoa, hơn nữa thì đầu chính có hạch sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng. Khi được học và tìm hiểu về loài ông em như phát hiện được thấy tuyến nước bọt ở ngực có chất luyện mật hoa thành mật ong. Còn chiếc bụng có hạch tiết ra chất sáp làm nguyên liệu để xây tổ.

Khi cứ vào mùa xuân, mùa hè thì đây là thời điểm mà có nhiều hoa cũng là mùa đàn ong phát triển. Khi mà nơi nào có hoa là ong bay đến tìm mật hoa, nhụy hoa. Những chú ong thợ có thể đi rất xa nhưng lại không bao giờ quên được đường về tổ của mình.Con ong như thật cần mẫn và đáng yêu biết bao nhiêu.

Em yêu những chú ong vì chúng đã tạo ra mật ngọt và khiến cho hoa có thể ra quả. Em cũng sẽ học tập tính kiên trì và cần mẫn của chú ong.

Em được biết rằng loài ong mật sống tự nhiên trong rừng, và cũng có khi là chính con người nuôi trong vườn, trong nhà. Ông mật thường là chú ong chăm chỉ cho nên em rất thích những chú ong mật này.

Trong mỗi đàn ong thì luôn luôn có hàng nghìn con, gồm một ong chúa, vài trăm ong đực và quan trọng hơn đó chính là có hàng nghìn ong thợ. Ong thợ cũng là ong mật được xem là những con ong cái nhưng chúng lại không có khả năng sinh sản. Ong thợ lúc này thì chỉ biết bay đi lấy mật hoa, nhụy hoa và quan trọng hơn tất cả việc chúng là để có thể chăm sóc ong chúa, nuôi ong non. Những con ong thợ dường như còn canh gác tổ và xây tổ. Tổ ong được xây dựng như là một tòa lâu đài bằng sáp có hàng trăm, hàng nghìn căn phòng có các hình 6 cạnh liền kề nhau nhìn thật đẹp mắt biết bao nhiêu.

Con ong thợ chăm chỉ lại có bộ cánh kép, mỏng và trong suốt màu vàng mơ thật là đẹp đẽ biết bao nhiêu. Thế rồi quan trọng hơn đó chính là ở đầu miệng có lưỡi dài hút mật hoa. Mỗi chú ong thợ chăm chỉ lại có hai râu dài. Chiếc râu dài này dường như để định hướng, dẫn ong đi tìm hoa và bay vể tổ cho chính xác nhất. Mỗi con ong có ba đôi chân, mọc đều về hai phía. Những chiếc chân của con ong thợ lại có nhiều đốt và có lông. Thân ong thợ lại như có bốn, năm vòng ngang. Đuôi ong có ngòi, đốt rất đau và ai ai cũng phải sợ.

Ong mật luôn luôn sống theo đàn. Và theo tìm hiểu em thấy được rằng hành trình của con ong dài hàng trăm dặm. Dường như cứ mỗi ngày ong bay đi bay về tìm mật hoa, nhụy hoa đem về tổ, chuyên cần từ tinh mơ đến chiều tối.

Con ong thợ chính là một tượng trưng cho đức tính chuyên cần và tích lũy. Con vật nhỏ bé mà có ích chính vì thế mà em rất thích những chú ong thợ chăm chỉ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Con Ong Làm Mật Yêu Hoa trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!