Bạn đang xem bài viết Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Bài Thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh sau khi đăng tải đã mang lại cho tác giả của nó vô vàn những rắc rối. Cụ thể, bài thơ này là một sáng tác của cô giáo Trần Thị Lam – giáo viên của trường THPT Chuyên Hà Tĩnh. Đây là một cô giáo giỏi và là tổ trưởng tổ Văn của trường. Sau khi đăng tải, dưới sức ép của dư luận cô đã xóa bài thơ và tự khóa Facebook cá nhân của mình.
Với bài thơ này cô giáo cũng đã giải thích đây là một bài thơ được sáng tác theo cảm hứng chứ không có mục đích nào khác. Và theo hiệu trưởng của nhà trường, nhà trường không xử lý kỷ luật với cô giáo Lam. Bởi việc sáng tác thơ là quyền tự do cá nhân và riêng tư nên trường không can thiệp. Tuy nhiên cô giáo cũng được nhắc nhở là không nên phát tán bởi nó tạo hiệu ứng xấu cho xã hội. Và cơ quan công an tôn trọng quyền sinh hoạt riêng từ của cô nên cũng không có chuyện tập hay xử lý hình sự.
Cảm nhận Bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Về cơ bản bài thơ này được viết theo thể thơ mới trường thiên gồm có 5 đoạn và mỗi đoạn 4 câu. Bài thơ này nói về chữ “ngộ” đó là 4000 tuổi mà không chịu lớn. Bởi theo cô giáo người Việt Nam dẫu chịu bất công mà không biết kêu đòi. Đó là những lời nhẹ nhàng nhưng cũng chạm tới trái tim của nhiều người.
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Những phần tiếp theo cô giáo đề cập đâu là những bất công. Tức là xem sinh mạng chỉ là cái móng tay nhưng lại vung tiền vào các dự án nghìn tỉ không có thực và cũng không có ích cho nhân dân. Rồi tài nguyên quốc gia đã cạn kiệt bởi một phần khai thác phí phạm đã cho vào túi của quan chức. Chưa kể đó là các khoản nợ nần và chắc chắn khoản nợ ấy sẽ dè lên lưng của con cháu chúng ta.
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Có lẽ với nhiều người yêu thơ, điểm ấn tượng của bài thơ này chính là ở câu thơ cuối: Đất nước rồi sẽ về đâu?/ Đó là câu hỏi dành cho các thế hệ người Việt Nam. Và câu hỏi ấy vẫn chưa tìm được hồi đáp.
Đôi Dòng Về Bài Thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh?”
ĐÔI DÒNG VỀ BÀI THƠ “ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?”
Cho phép tôi cúi đầu kính phục cô TRẦN THI LAM- giáo viên dạy văn trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, tác giả bài thơ “ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?” đăng lên FB vào 20h ngày 25.4.2016, tới 23h ngày 26.4.2016 đã có hơn 2000 lượt chia sẻ. Vì lý do “tế nhị” FB của cô đã bị khóa lại, nhưng bài thơ của cô đã lan tỏa rộng rãi và đi vào lòng người…
Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…?
TRẦN THI LAM (Hà Tĩnh)
Một bài thơ để đời, và rất khó để có một bài thứ hai có thể thu gọn hiện thực và viễn cảnh của cả đất nước, có sức lan tỏa chỉ trong vòng mấy câu thơ
Mở đầu:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Những kẻ phản đối, quy chụp, lăng nhục tác giả đã vin vào 3 câu thơ đầu để cho rằng bài thơ báng bổ, phủ nhận cả lịch sử 4000 năm của cha ông. Họ không hiểu (do lười suy nghĩ?), hoặc ngu dốt, thậm chí là cố tình không hiểu khi tách rời 3 câu đầu ra khỏi câu cuối. Đất nước 4000 năm với lịch sử hào hùng chống ngoại xâm, một bề dày văn hóa đặc trưng- sao bổng giật mình nhận ra là “dân không chịu lớn”, “vẫn còn bú mớm”? Đơn giản VÌ- một chữ VÌ:
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Tố Hữu có câu: “Người ta lớn bởi vì ta cúi xuống”. Chưa bao giờ đất nước chịu hèn nhục, o ép trước ngoại bang như hiện nay. Chưa bao giờ bất công xã hội trên mọi lĩnh vực nặng nề như hiện nay. Người dân vẫn cứ mãi cam chịu, “vẫn không biết kêu đòi”, vậy thì “lớn” cái nỗi gì? Cụ Tản Đà từng viết cách đây cả trăm năm: ” Dân hai lăm triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”. Không ai dám phê phán Cụ coi thường, phủ nhận lịch sử, truyền thống cha ông… này nọ như cô Lam, bởi Cụ viết trong ngữ cảnh phê phán hiện thực xã hội đầy rẫy bất công, con người yếu hèn, vô cảm trước cường quyền thời bấy giờ. Mà xã hội bây giờ cũng có không ít sự tương đồng.
Vì sao nên nỗi??? Ta đọc khổ thơ tiếp:
Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Một sự so sánh khái quát giữa VẬT và NGƯỜI, và có kỳ lạ không khi một đất nước lại xem trọng hình thái vật chất, tâm linh giả tạo hơn cả tính mạng của con người? 8.000 lễ hội mỗi năm- trung bình mỗi ngày có đến 22 lễ hội; có nghĩa lý gì khi đạo đức xã hội, tình người ngày càng xuống cấp tệ hại? Những chiếc bánh chưng được làm “vô cùng kỳ vĩ, những dự án và tượng đài nghìn tỉ” thì khắp nơi trong khi tính mạng con người Việt Nam chỉ nhỏ bằng “cái móng tay”. Nhiều người vẫn bảo đất nước này rất an bình, rất ổn định, không bạo loạn, không khủng bố… nhưng tại sao mỗi ngày trung bình có 30 người ra khỏi nhà mà không trở về, có 205 người chết vì ung thư, 10 người là nạn nhân của cướp giật? Rồi bao nhiêu điều bất công khác? Con người trở thành nhỏ nhoi, không được tôn trọng thì trách sao những thứ vô giá đã ngàn vạn năm SONG HÀNH CÙNG đất nước: rừng vàng, biển bạc, đồng xanh lúa biếc…cũng đội nón ra đi
Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đoạn tiếp theo tả chân hiện trạng đất nước đang nợ nần, đang đứng trước nguy cơ phải cúi đầu với năm châu… Phát triển nóng, hào nhoáng bề ngoài nhưng thiếu đi nền móng bền vững, để rồi tất tật hậu quả đổ cho thế hệ con cháu mai sau:
Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Di sản cho mai sau có gì? còn gì? Ý tại ngôn ngoại, bài thơ chỉ cần tạo ra vài điểm nhấn để người đọc tự liên tưởng đến những vấn đề bức bối khác. Cuối cùng với toàn cảnh thì đáp án bài thơ bỏ ngỏ, để tất cả chúng ta cùng cảm nhận đau đớn, dằn vặt bởi câu hỏi…”rồi sẽ về đâu?”
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…?
Ai, ai trả lời dùm… câu hỏi thực ra chẳng dành cho ai cả, mà cho chính mỗi người chúng ta. Sự thức tỉnh có thể là muộn màng nhưng- không-bao-giờ- là vô ích…
Bài Thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh ” Của Trần Thị Lam (Bình Thơ 2) Nhà Văn Mai Tú Ân
Bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh của Trần Thị Lam.
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi Trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Bài thơ của cô giáoTrần Thị Lam xuất hiện đúng lúc với đề tài mang tính thời sự đang còn nóng bỏng , kỹ thuật thơ vững vàng lại viết bằng tấm lòng chân thật, ngập tràn những cảm xúc nên mau chóng được bạn đọc yêu thơ cùng người đọc khắp nơi nồng nhiệt đón chào. Một bài thơ dạng nghiệp dư nhưng lại hoàn toàn chuyên nghiệp bởi cách xử lý ngôn từ, dàn dựng dẫn dắt toàn bài thơ theo một phong cách cổ điển, với những câu hỏi đau đáu của một nội tâm không an toàn trước sự không an toàn của thế giới chung quanh.
Những bài thơ như thế, xuất hiện trong bối cảnh chính trị đang sôi sùng sục của người dân trong vụ cá chết, đã có sức mạnh như của một đoàn quân ra trận. Bài thơ như một quả bom nổ tung trước sự ngỡ ngàng của tất cả chúng ta bởi sự công phá tâm cang của nó. Sự thâm hậu, bén sắc nhưng cũng vô cùng giản dị bởi ngôn từ đơn giản, dễ nhớ, dễ nhập tâm. Và bài thơ này sẽ là một trong những bài thơ hay nhất chỉ sau lần đọc đầu tiên.
Văn chương, thơ ca luôn và mãi là một thứt vũ khí sắc bén dành cho đối lập, phản biện, cho đấu tranh chống cường quyền. Một bài thơ chưa hẳn là hay nhưng phải giàu cảm xúc, ngùn ngụt tính phổ cập thời sự, mang hơi hướng mãnh liệt của một cuộc sống nổi sôi, dấn thân thì thường dễ đi vào lòng người, dễ rung động lòng người và ở lại lòng người. Những con người đồng cảm với bài thơ về mặt nào đó và được bài thơ dẫn dắt cảm xúc, và ru người đọc trong điệu ca thăng giáng trầm bổng của thi ca. Đây là một bài thơ không phải thơ tình mà là thơ lãng mạn cách mạng, hay hiện thực xã hội, như người ta thường nói. Nhưng trong nó là chan chứa tình yêu, hoài niệm, nuối tiếc..
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Bài thơ được viết theo thể thơ lung tung, chẳng có Niệm Luật, mà dường như để cho cảm xúc nơi tác giả dẫn dắt xuất thành lời thơ. Với những câu chữ lộn xộn 8, 9 thậm chí đến 10 chữ trong một câu, nhưng ta sẽ dễ dàng nhận biết được bài thơ được viết trên nền của thể thơ tự do, 8 chữ. Thể thơ tự do, 8 chữ là thể thơ mới, phóng khoáng với không có nhiều qui luật gò bó nên có thể bay bổng thanh thoát từng câu chữ, chứ không gò bó, không Niêm Luật, Đối…như thể thơ 7 chữ, hoặc 7 chữ trong luật (Thất Ngôn Bát Cú). Có thể nói bài thơ của cô giáo Lam là một bài thơ tự do, 8 chữ phá cách. Và là bài thơ một mạch nguồn cảm xúc, đi suốt từ đầu đến cuối nên những phá cách không gây hại đáng kể. Thật sự nếu cô giáo Lam sửa thành bài thơ 8 chữ thì tuyệt vời hơn cho một bài thơ tuyệt vời.
Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ,
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,
Thuyền ơi thuyền…Xin ghé bến hoang sơ.
Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt,
Treo buồm cao cùng cao tiếng hò khoan.
Gió đã nổi nhịp trăng chiều hiu hắt,
Thuyền ơi thuyền… Theo gió hãy cho ngoan…
Vũ Hoàng Chương
Bài thơ của cô giáo Lam cũng vậy. Chỉ là nỗi ưu tư, lo lắng cho số phận đất nước con người, nỗi lo thuộc về người phụ nữ, của một người phụ nữ nên nó bình thường, đằm thắm cũng như pha chút con trẻ, dại khờ…
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Bài thơ như một câu hỏi đau đáu, một cơn giằn vặt lương tâm của một người bình thường nhưng chân chính. Một nỗi thỏa mãn bay cao vượt khỏi không gian của một người phụ nữ viết gửi tới anh, là người thân yêu. Gửi tới đất, tới nước, tới Trời Xanh bao la bát ngát những câu hỏi có cánh như những con chim mơ ước bay tới khoảng trời cao mênh mông. Rằng chúng ta có trả lời câu hỏi miên man ấy được không khi tất cả chúng ta, ít hay nhiều thì cũng đều mang nợ đất nước này…
Và những câu hỏi bay bổng trong bài thơ luôn không có câu trả lời, nên nó vẫn cứ mãi lửng lơ, im lìm và không siêu thoát…
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH.
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
TRẦN THỊ LAM
Bài Thơ Đất Nước: “Đất Nước Mình Không Phải Vậy Đâu Em!”
Bài thơ hay “Đất nước mình không phải vậy đâu em” được tác giả Kỳ Tâm cảm tác từ bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam.
Tiếng thở dài của lớp người ra trận
Chẳng phải ngàn năm thêm mãi ngàn lần
Sao em nỡ thấy gần rồi sâu hận Gây đau buồn để giận giữ đời sau Chắc là em không một vết thương đau Cũng đúng thôi em nuông chiều giàu có Đâu có biết trong gian nan cùng khó Để bây giờ ngực da đỏ hồng căng Em nghĩ suy cho thấu đáo công bằng Ai nằm xuống để bây giờ lăng mạ Nước Việt này là tất cả con tim Hàng triệu người ôm đất mẹ lặng im
Cũng vì để các em tìm độc lập
Cũng vì để không xích xiềng đánh đập Sống cuộc đời trong độc lập tự do Hòa bình rồi ta đứng giữa tàn tro Xây tổ quốc ấm no và giàu mạnh Xóa cho đời những nỗi niềm bất hạnh Đến bây giờ ta hãnh diện lắm thay Đổi mới từ từ đâu phải được ngay Ta phải mượn phải vay nhiều bè bạn Xây đất nước cho ngày thêm sáng lạng Em có nhìn thấy sáng phía hừng đông Tránh khỏi sao những món nợ chất chồng Nhưng đâu phải vay mà không trả được Chống tham nhũng cần có thêm biệt dược Em có ý gì xin được hiến dân Đừng viết thơ hay từ những câu vần Nhưng sáo rỗng rồi vân vân chấm phẩy Anh tin em không phải người như vậy Nếu quá lời xin được hãy cảm thông Lời sẻ chia người nếm trải xiềng gông
Xin được gửi nỗi lòng cho hậu duệ
Cảm tác từ bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bạn đang mất phương hướng trong cuộc sống hay chưa thể tìm được hướng đi cho cuộc sống hoặc chưa đạt được mục tiêu mà mình mong muốn vậy hãy đến với chúng tôi chuyên cập nhật những câu nói tạo động lực trong cuộc sống, bài học thành công, câu chuyện thành công, những câu trích dẫn hay, quote tiếng anh hay, quote hay. Hãy đến với chúng tôi và chọn cho mình một danh ngôn sống làm kim chỉ nang cho mình
Cùng Nội Dung:
Liên Quan Khác
Cập nhật thông tin chi tiết về Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Bài Thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!