Bạn đang xem bài viết Đọc Tập Thơ “Gió Heo May Ngày Nắng Gián Đoạn” Của Nhà Thơ Lê Thiếu Nhơn được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhận xét của bậc đàn anh trong nghề, có nghề, hiển nhiên là ý nghĩa. Tôi không có chủ ý đưa ra nhận xét của mình. Tôi là người yêu thích thơ. Hơn một lần tôi nói thơ là tiếng hát cất lên từ tâm hồn, trong sâu thẳm hồn vía mình thế nào thì tiếng hát ngân lên như thế, giống như trên gương mặt người, lòng dạ sao thì biểu cảm ra như thế, giấu cũng chả được. Tiếp cận một văn bản thơ, ở đây là “Gió heo may ngày nắng gián đoạn”, tôi chú trọng ba ý là giọng thơ, tư tưởng và lối biểu đạt, tóm lại cũng là trên căn bản nội dung và nghệ thuật. Về tư tưởng, tôi tán đồng nhận xét của Vũ Quần Phương, rằng giá trị phổ quát của “Gió heo may ngày nắng gián đoạn” là tinh thần trách nhiệm công dân, mong muốn thơ có ích cho cộng đồng. 42 bài thơ trong tập, dù là triết lý ( Giữa trang giấy trắng, Tạp cảm vần điệu, Đừng cạn lãng mạn, Nỗi lặng im khác, Gió heo may ngày nắng gián đoạn, Viết trước giao thừa, Khuất nẻo mây bay), hay suy tư, tình cảm ( Khúc chậm sông trôi, Tĩnh lặng lúc giao mùa, Bên sông mưa bụi, Đoán định bình minh, Gửi theo mùa xuân thơ ấu, Hồi âm cho thinh lặng,Ghi phía gió đông, Bản tụng ca khờ dại, Trên chuyến xe ngày tết), thảy đều toát ra cái chất trách nhiệm công dân ấy. Tóm lại, tư tưởng xuyên suốt và nhất quán của “Gió heo may ngày nắng gián đoạn” là trách nhiệm công dân, có ích cho cộng đồng. Thơ, hay bất cứ việc gì, nếu chẳng đem lại lợi ích cho cộng đồng, thì rốt lại chỉ là món trang sức đẹp lạnh lùng, chẳng thể bền lâu.
Trước khi chia sẻ về lối biểu đạt đồng thời làm rõ hơn luận điểm nhập thế chân trong chân ngoài, tôi xin dẫn ra đây hai khúc thơ. “Con tập bước đi mùa xuân thứ nhất/ buổi sáng lon ton giữa nắng và hoa/ mẹ gửi theo bận bịu miền hạnh phúc/ cha gửi theo phập phồng ước mong xa/ …chân cứng đá mềm, thôi đành hy vọng/ khi con lớn lên, người hát bên người/ những đổ vỡ ngổn ngang năm tháng cũ/ đã tan vào tiếng kẽo kẹt đưa nôi…” (Gửi theo mùa xuân thơ ấu – với cu Bell – Lê Thái Hiếu); “Chiếc lá tuổi nhỏ ngỡ ngủ yên khu vườn cổ tích/ mùa xuân bỗng gọi dậy bằng vạt nắng tha hương/tóc mẹ màu gì đi qua hoàng hôn bịn rịn/ tôi không dám nhìn thăm thẳm gió cuối đông/ thế giới đổi thay từng ngày, từng phút, từng giây/ điện thoại thông minh kết nối bao dang dở/ chỉ dáng mẹ ngồi còn nguyên năm tháng cũ/ tôi rong ruổi đường dài có một miền chở che!” (Bản tụng ca khờ dại). Về mặt tổng thể, hai khúc thơ tôi vừa dẫn, một nói về con và một nói về người mẹ, đều nhất quán theo mạch tập thơ, nhưng soi chiếu với những khúc thơ tôi dẫn ở các phần phía trên bài viết này thì thấy giữa chúng có sự khác biệt. Trong khi những khúc thơ đầu thiên về lý trí, gợi nhiều suy tư, đoán định, thì ở hai khúc viết về con và mẹ già, thơ hồn nhiên vô cùng mặc dù cái chất xã hội, tâm tư vẫn đầy ắp. Cái mà tôi cho là một hai chân nằm ở đây. Tôi rất tâm đắc với những bài viết theo lối này. Hai hình ảnh (cậu bé chạy lon ton và mẹ già ngồi nguyên dáng cũ) rất gợi, khiến người đọc xúc động. Còn theo lối ở trên, tức là lý trí đóng vai chủ đạo, phải nói là thơ rất được nhưng đôi lúc vẫn tạo cho người đọc cảm giác vẻ như bản năng thơ bị lý trí chèn ép. Câu thơ “khi con lớn lên, người hát bên người…” gần như thuần bản năng, chẳng chịu tí ti sức ép lý trí nào mà hay, chan chứa nhân tình. Ai dám bảo câu thơ thuần bản năng ấy là không lý trí.
Trong quan niệm của riêng tôi, cảnh giới có chuẩn của mình. Con người là một phần của vũ trụ. Sự lớn hay bé của một người xét cho cùng chẳng phải họ có bao nhiêu tiền của, đất cát, nhà lầu, xe hơi, mà ở chỗ họ làm gì hữu ích cho xã hội. Đối với một nhà thơ, thấu hiểu kiếp nhân sinh là ngưỡng cảnh giới lớn nhất. “Trăm năm trong cõi người ta/ chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” (Kiều-Nguyễn Du), hoặc “Ta đi trọn kiếp con người/ cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy) đều thuộc vào ngưỡng cảnh giới. Điều này lý giải tại sao giữa một rừng nhà thơ (xin nói thêm là ta tây như nhau cả, nhất là ở thời đại internet thơ mạng nở rực), quay qua quay lại chỉ còn đôi ba tên tuổi, số đông kia chết hết. Tôi trở lại với hai khúc thơ viết về con và về mẹ của Lê Thiếu Nhơn. Vẫn trong tinh thần nhập thế, nhưng tình yêu, lòng biết ơn của con đối với mẹ, kỳ vọng của cha đối với con đã ở sẵn trong máu thịt, chả cần phải nghĩ gì phí thời gian, chỉ chờ dịp thích hợp (ở đây là khi con một tuổi, là khi vệt nắng xuân đánh thức chiếc lá nhỏ trong khu vườn cổ tích) là thơ bộc ra, là bay vút lên. Tựu trung lại “Gió heo may ngày nắng gián đoạn” là một tác phẩm tốt, tích cực. Tác giả đã có rất nhiều trăn trở, tìm tòi trong hành trình sáng tạo. Bằng lối biểu đạt nghiêng về tư duy xã hội, nội hàm triết lý sâu, ngôn ngữ chắt lọc, tập thơ có tính cảnh báo cao, rất đáng đọc, suy ngẫm. Có thể coi đây là một thách thức với ai đủ trình bước đi trên con đường này.
7/4/2020
C.C
Đọc Tập Thơ Mưa Lá
Nhà thơ Duy Khoát quê Mão Điền (Thuận Thành) nhưng công tác và định cư tại Hà Nội từ năm 1962. Ông đến với thơ từ sớm, trở thành hội viên Hội nhà văn Hà Nội. Ông vừa in tập thơ thứ 5 trong tháng 10 này. Tập thơ “Mưa lá” (Nhà xuất bản Văn học) có 69 bài, chia làm 4 phần: Rượu ngày xuân, Hương đất quê, Tác phẩm bạn bè viết, vẽ tặng và phụ lục in bài viết về thi sĩ Xuân Diệu. Sống ở Hà Nội được gặp nhiều nhà thơ lớn, kết bạn nhiều nhà thơ tài danh, cập nhật thời sự văn học mới nhất nhưng Duy Khoát vẫn trầm lặng đi theo con đường thơ theo quan niệm của riêng mình. Đó là việc giải tỏa ẩn ức cá nhân và chia sẻ thân phận con người xã hội. Trong những bài thơ của “Rượu ngày xuân” Duy Khoát tỏ rõ là một hồn thơ nhạy cảm, tươi mới trong tình yêu, tình cảm. Ông quan
niệm cái đẹp phải là tài sản chung, tất cả phải cùng nâng niu, trân trọng chớ nảy sinh tư tưởng chiếm hữu cá nhân. Bởi cái đẹp ai cũng thích ấy mong manh lắm, nhìn thì còn, chiếm hữu thì tan vỡ mất. Đó là hình ảnh nàng trăng tắm nhưng khi chạm tay vớt thì trăng tan liền (Vầng trăng đáy nước). Con mắt nhà thơ luôn có sự liên tưởng kì lạ, nhìn trầu têm cánh phượng mà nghĩ ngay chuyện díu dan đôi lứa: “Cánh mùng con nhện chưa giăng/Mối tơ sao đã dùng dằng níu anh” (Trầu cánh phượng). Đi công tác miền núi, uống rượu cần với gái bản nhưng chưa uống đã say: “Nhìn mắt em sóng sánh/Bỗng liêu xiêu núi đồi”. Tàn cuộc rượu dù không biết thổi kèn môi mà vẫn cứ nâng kèn thổi làm lay đêm rừng hoa ban (Đêm rượu cần). Lại có khi lòng yêu chân thành nhưng chỉ là sự chân thành khờ khạo đến mức mất người yêu chỉ vì “Có lửa trên môi sao không đốt/Để mất em rồi mới tái tê” (Tiếc). Tuy nhiên tình yêu chân thành thì còn mãi mãi, bởi nhà thơ đã “ướp” hương vị tình yêu vào trong câu chữ cho người đọc cùng say và nên đôi lứa mới (Yêu từ kiếp trước).
Quê hương nhà thơ có chùa Dâu, ngôi cổ tự linh thiêng bậc nhất nước Nam. Thời xưa vua Lý Thánh Tông muộn sinh hoàng tử có về đây cầu Phật. Chuyến cầu ấy đức vua tìm được cô gái dựa gốc lan và nàng đã sinh được hoàng nam là vua Lý Nhân Tông sau này. Bao đôi lứa học theo cũng đến chùa cầu Phật nên duyên, nhưng lòng trần không như ý. Khiến cho chàng trai lỡ dở suốt đời: “Gánh tình toan đổ sông Dâu/Mà sông thì đã từ lâu cạn dòng/Để ta ôm nỗi đắng lòng/Đến giờ chưa hết long đong phận người” (Nhớ hội chùa Dâu). Nhà thơ còn nói hộ bao nỗi lòng người đang yêu thế này: “Lá bàng treo lửa trên cây/Đốt lòng anh suốt mấy ngày em xa” (Đêm đông). Em xa mới có mấy ngày mà đã sốt ruột như là mất nàng mãi mãi vậy. Trong phần “Rượu ngày xuân” này có mục thơ hai câu 9 thủ. Ngắn, mang dáng dấp ca dao và tài hoa: “Em bơi trên biển Hạ Long/Để bao con sóng vỗ cong cả chiều”, “Tóc ai nhờ gió vương sang/Đã thành sợi nhớ thắt ngang tim mình”. Còn nhiều nữa những câu thơ tài hoa nói về nỗi lòng yêu ở nhiều góc cạnh cảm xúc khác nhau. Nhưng nhà thơ còn là người luôn biết trải lòng mình ra cùng xã hội. Ở phần “Hương đất quê” tập trung những câu thơ như thế. Cảm thức về thời gian của nhà thơ thật tinh tế khi nói thay lòng những người tuổi đã sang phần xuống dốc. Mùa xuân đến người trẻ thì vui vì mỗi xuân mỗi lớn, mỗi trưởng thành nhưng họ thì lại thấy xuân là cô chủ nợ đòi thời gian của người (Xuân về). Hay bóc tờ lịch thì thấy đời ngắn đi một ngày và tâm trạng rất thật: “Lòng bần thần đưa tiễn/Xác thời gian trên tay” (Tờ lịch). Tuổi cao thì hay nghĩ về sự sống chết và sự bất tử. Đến thăm thành Cổ Loa thấy cây đa cổ thụ bị chết mà nhà thơ lại thấy “rỗng” cả không gian, thời gian và ông có một nhận xét bất ngờ: “Sống thì thiên hạ bỏ rơi/Chết rồi đắp tượng xây nơi phụng thờ” (Tượng cây đa ở Cổ Loa). Từ kinh đô Cổ Loa vào kinh đô Huế nhà thơ lại có một cái nhìn khác lạ hơi có ý phê phán về loại hình du lịch “làm vua”: “Tôn nghiêm xưa hóa trò chơi bây giờ”. Và nhân đó có nhận xét: “Cái còn mãi với non sông/Là tài đức với tấm lòng vì dân” (Mua vé làm vua). Nhà thơ Duy Khoát từng trải lòng với chị ô sin, người bán vé số, cô thợ cấy, cháu bé, bạn đồng nghiệp… nhưng bài “Mưa lá” lấy làm tên cho tập thơ thì sự trải lòng thật
sâu sắc. Lá vàng rơi trong nắng thu trong mắt nhà thơ rực lên màu nắng tạo cảm xúc chân thành về cái đẹp, sự luân hồi: “Như muôn mảnh nắng vàng gom từ mùa hạ/Lay hồn thơ run rẩy từng lời”. Cảm xúc về cái đẹp không có lỗi. Nhưng với người lao công vừa dọn xong con phố thì mưa lá vàng gom nắng ấy lại là một sự đọa đầy công việc, và mưa ấy chỉ đơn thuần là mưa rác mà thôi. Một xe rác đầy vừa dọn xong lại phải dọn lại từ đầu khiến chị phát bực đến trào nước mắt trách trời. Nhà thơ cảm thấy xấu hổ với người lao động và ghi lại thành câu chữ. Đối lập giữa cái đẹp và miếng cơm manh áo làm cho người đọc dư ba ám ảnh. Và chúng ta cùng cảm thấy sự cảm thông của nhà thơ với người lao động lớn hơn nhiều so với một lời nói sẻ chia lúc đó. Với tập thơ mới “Mưa lá” này, nhà thơ Duy Khoát cho thấy lao động nghệ thuật là không có tuổi. Nghệ thuật hướng về nhân sinh tự nó có tính tư tưởng để bạn đọc trân trọng.
Giáo Án Tập Đọc 4
1. Đọc trôi chảy, lưu loát 2 bài thơ.Đọc đúng nhịp thơ.
– Biết đọc diễn cảm 2 bài thơ với giọng đọc diễn cảm phù hợp: giọng ngân nga thể hiện tâm trạng ung dung, thư thái , hào hứng lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh.
2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài và nội dung hai bài thơ đó: Ca ngợi tinh thần lạc quan và yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác.
– Từ đó khâm phục, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn.
– Học thuộc lòng 2 bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG- DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Tập đọc Tiết 64: Ngắm trăng - không đề i. mục tiêu tiết học: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát 2 bài thơ.Đọc đúng nhịp thơ. - Biết đọc diễn cảm 2 bài thơ với giọng đọc diễn cảm phù hợp: giọng ngân nga thể hiện tâm trạng ung dung, thư thái , hào hứng lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh. 2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài và nội dung hai bài thơ đó: Ca ngợi tinh thần lạc quan và yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác. - Từ đó khâm phục, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn. - Học thuộc lòng 2 bài thơ. II. Đồ dùng- dạy học: III. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ. Vương quốc vắng nụ cười. - Gọi 4 học sinh đọc bài đọc và trả lời câu hỏi cuối bài theo cách phân vai và trả lời câu hỏi trong SGK. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. Gv giới thiệu và ghi tên bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. Bài 1: Ngắm trăng. a) Luyện đọc: Gọi Học sinh tiếp nối nhau đọc bài mỗi em đọc một lượt toàn bài.( khoảng 2 dãy) - GV nghe, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi. * Giải nghĩa từ: hững hờ - Gọi 1 học sinh đọc chú giải sau bài đọc về xuất xứ của bài thơ. Giáo viên giới thiệu thêm về tập thơ Nhật kí trong tù - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: giọng đọc ngân nga, thư thái. b) Tìm hiểu bài. Yêu cầu Học sinh đọc thành tiếng, đọc thầm bài thơ, trả lời các câu hỏi? - Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? ? Hình ảnh nào nói lên tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng? - Qua bài thơ, em học được điều gì ở bác Hồ? * Bài " Ngắm trăng" nói về tình cảm yêu trăng của Bác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Bị giam cầm trong ngục tù mà bác vẫn say mê ngắm trăng, thấy trăng như một người bạn tâm tình. Bài thơ cho thấy phẩm chất cao đẹp của Bác: luôn lạc quan, yêu đời ngay cả trong những hoàn cảnh tưởng chừng như không thể lạc quan được. c) Đọc diễn cảm. - Giáo viên đọc mẫu bài thơ. Giọng đọc ngân nga, thư thái, vui vẻ. Bài 2: Không đề a. Luyện đọc -Gọi Học sinh tiếp nối nhau đọc; mỗi học sinh đọc một lượt toàn bài.( khoảng 2 dãy) - GV nghe, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi.; Giải nghĩa thêm từ: Ngàn; rừng ( chim ngàn_ chim rừng). - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: giọng vui, ngân nga. b.Tìm hiểu bài: - Bác Hồ sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh như nào? từ ngữ nào cho biết điều đó? - Gv nói thêm về thời kỳ này. -Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. *Chú ý cách đọc ngắt giọng và nhấn giọng bài thơ. C. Củng cố- dặn dò: + Hai bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ? - Gv nhận xét tiết học. -Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng 2 bài thơ. - 4 học sinh đọc bài đọc và trả lời câu hỏi HS mở SGK Học sinh tiếp nối nhau đọc bài mỗi em đọc một lượt toàn bài. - 1 học sinh đọc - HS nghe. -HS trả lời - Nhiều học sinh luyệnđọc. - Học sinh thi học thuộc lòng bài thơ. -Học sinh tiếp nối nhau đọc -HS trả lời - HS nhẩm HTL bài thơ. - Thi đọc thuộc lòng bài thơ. Tập đọc Tiết 63: Vương quốc vắng nụ cười i. mục tiêu tiết học: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện ( người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua.). 2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung phần đầu câu chuyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. II- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ Đọc bài : Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 , nêu ý nghĩa của bài. + GV đánh giá, cho điểm. B.Bài mới: 1-Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm mới và bài học 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: + Đọc từng đoạn Có thể chia bài làm 3 đoạn để đọc. Đoạn 1: Từ đầu đến chuyên về môn cười Đoạn 2: Tiếp theo đến nhưng không vào. Đoạn 3: Còn lại + Gọi HS nối nhau đọc 3 đoạn cho đến hết bài. (3 lượt) GV nghe kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi Từ khó đọc: rầu rĩ, ỉu xìu, cười sằng sặc. + GV đọc mẫu toàn bài. c)Tìm hiểu bài Yêu cầu HS đọc thầm, TLCH -Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn . -Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy? - Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? Kết quả ra sao? + Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này? +Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó? + Câu chuyện muốn nói với em điều gì? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm -GV đọc diễn cảm bài văn: Đoạn 1,2 đọc chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ tả sự buồn chán của vương quốc vắng nụ cười, sự thất vọng của mọi người. + GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, /tâu lạy:// Muôn tâu bệ hạ,/ thần xin chịu tội.// Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.// Các quan nghe vậy ỉu xìu,/ còn nhà vua thì thở dài sườn sượt.// Không khí của triều đình thật ảo não.// Đúng lúc đó, / một vên thị vệ hớt hải chạy vào:// Tâu bệ hạ!// Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.// Dẫn nó vào! -GV cho điểm 2, 3 em đọc tiến bộ nhất để động viên. C.Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học + 2 HS đọc bài . Mỗi HS đọc một đoạn, lần lượt trả lời các câu hỏi. + Cả lớp nhận xét. HS mở SGK - HS đánh dấu SGK + HS nối nhau đọc 3 đoạn cho đến hết bài. - HS nghe + Mặt trời không muốn dậy. +Chim không muốn hót. +Hoa trong vườn chưa nở đã tàn. +Gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon. +Gió thở dài trên những mái nhà. Vì cư dân ở đó không ai biết cười). +Vua cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười cợt. + Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào.Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đinh trở nên ảo não. + Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường + Vua phấn khởi cho gọi người đó vào. - Vài HS phát biểu HS nghe, nêu cách đọc. + 2 HS đọc đoạn văn. + Nhiều HS đọc diễn cảm câu,đoạn văn. + Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên. + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.Giáo Án Tập Đọc Lớp 5
– Biết đọc diễn cảm bài thơ ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
– Hiểu nội dung và ý nghĩa : Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
– Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
– Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học :
– Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học :
Tuần 31 Tiết 62 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ tư, ngày 14 tháng 4 năm 2009 Môn : Tập đọc Bầm ơi KTKN : 48 SGK : 130 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết đọc diễn cảm bài thơ ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. - Hiểu nội dung và ý nghĩa : Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Học thuộc lòng bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra - Nhận xét-chấm điểm - 2 HS đọc bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : Bầm ơi 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - GV sửa lỗi (nếu HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp). - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ khó. - GV nhận xét - GV đọc toàn bài thơ. - 1 HS đọc cả bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài (lượt 1). - HS đọc lượt 2. - HS đọc thầm phần chú giải từ và giải nghĩa các từ ngữ đó. - HS đọc lượt 3. - HS luyện đọc theo cặp. - 1, 2 HS đọc cả bài. b. Tìm hiểu bài 1. Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ đến mẹ ? - Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ quê nhà. - Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ ? * Mùa đông mưa phùn gió bấc-thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh lòng nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn lúc gió mưa. - Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét. 2. Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng ? - Tình cảm của mẹ với con : Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần - Tình cảm của con với mẹ : Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu ! - Anh chiến sĩ dùng cách nói thế nào để mẹ yên lòng ? * Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ : mẹ đừng lo cho con nhiều, những việc con đang làm không thể sánh với vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà. - Dùng cách nói so sánh : Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi 4. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về mẹ của anh ? - Người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam điển hình : chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con, ... c. Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng - GV hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm : Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm ? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu - GV hướng dẫn HS nhận xét cách đọc của bạn mình. - Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn. - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài - HS đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu thơ, khổ thơ. - Nhiều HS luyện đọc diễn cảm. - HS thi đọc diễn cảm. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Chuẩn bị : Út Vịnh - Nhận xét tiết họcGiáo Án Tập Đọc 1: Vẽ Ngựa
TIẾNG VIỆT TẬP ĐỌC : VẼ NGỰA I . Mục tiêu: Kiến thức : hs đọc , trơn đúng , nhanh được cả bài : Vẽ ngựa ï .Đọc đúng các chữ có phụ âm đầu v , gi , s ; và từ ngữ : bây giờ , sao , bức tranh , ngựa . Bước đầu biết đọc truyện theo cách phân vai .Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm , dấu phẩy . Kĩ năng : hs tìm được tiếng và nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ưa , ua . Thái độ: giáo dục HS hiểu nội dung bài : hiểu được tính hài hước của câu chuyện : bé ngựa không ra hình ngựa khiến bà không nhận ra con vật gì . Khi bà hỏi thì bé ngây thơ tưởng rằng bà chưa bao giờ trông thấy con ngựa nên không nhận ra con ngựa trong tranh . II . Chuẩn bị : HS : sách giaó khoa , bộ chữ III . Các hoạt động : 1 . Khởi động :(1’) Hát 2 . Bài cũ : (5’ Từ 2 –3 hs đọc thuộc bài và trả lời câu hỏi bài : cái bống ï Gọi 2 HS lên viết bảng : mưa ròng , khéo sàng– nhận xét 3 . Bài mới :(1’) Hôm nay các em sẽ học một bài rất dễ thương : Vẽ ngựa Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : hướng dẫn hs luyện đọc 13’ PP: đàm thoại , trực quan GV đọc mẫu lần 1 Hướng dẫn hs luyện đọc Luyện đọc các tiếng , từ ngữ GV ghi : bao giờ , sao , bức tranh + phân tích tiếng GV chú ý hs những lỗi hay sai chính tả : chẳng , trông thấy, bức tranh , xem , vẽ Luyện đọc phân biệt các tiếng có âm vần , dấu thanh đối lập : l – n , t – c, an – ang Luyện từ câu : chú ý ngắt giọng đúng Luuyện đọc đoạn bài Thi đọc trơn Đọc đồng thanh cả lớp Nhận xét – chấm điểm NGHỈ GIẢI LAO 3’ Hoạt động 2 : ôn vần ưa , ua (15’) PP: luyện tập ,thực hành GV yêu cầu hs : Tìm tiếng , từ trong bài có vần ưa , ua – Tìm tiếng , từ ngoài bài có vần ưa , ua – Yêu cầu 1 hs đọc mẫu cả bài Gv tổ chức hs thi giữa các tổ đặt nhanh và đúng các câu có vần ưa , ua . Nhận xét , tính điểm thi đua GV nêu yêu cầu 3 : 2 hs nhìn tranh nói theo 2 câu mẫu trong sách giáo khoa Hs thi đua tiếp sức nói câu chứa vần ưa , ua 3 – 5 HS Đồng thanh –Phân tích tiếng khó ghép Cá nhân , đồng thanh Từng nhóm 3 hs đọc nối tiếp Mỗi tổ 1 hs Từ : ngựa , chưa , đưa Bữa cơm , cưa , dưa , rùa , đua Hs đọc lại Hs tham gia thi Trận mưa rất to . Mẹ mua bó hoa rất đẹp TIẾT 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài đọc và luyện nói 25’ PP: đàm thoại ,trực quan , thực hành Tìm hiểu bài đọc Gv đọc câu hỏi 1 1 hs đọc nối tiếp bài – GV hỏi : * Bạn nhỏ muốn vẽ con gì ? * Vì sao nhìn tranh bà không nhận ra đó là con gì? Cả lớp đọc thầm câu 3 : quan sát tranh điền :trông hay trông thấy vào chỗ trống Luyện đọc phân vai GV tổ chức cho hs luyện đọc phân vai : người dẫn chuyện , em bé , chị của bé Giọng người dẫn chuyện : vui, chậm rãi Giọng bé : hồn nhiên ,ngộ nghĩnh Giọng chị : ngạc nhiên Luyện nói: (hỏi nhau : bạn có thích vẽ không ? bạn thích vẽ gì ?) GV nêu yêu cầu của bài tập GV cho luyện nói nhiều em : thực hành hỏi đáp Hoạt động 2 : củng cố 5’ Yêu cầu hs đọc toàn bài – Gv cho điểm Cả lớp đọc thầm Bạn nhỏ vẽ con ngựa Vì bạn vẽ xấu Bà trông cháu Bà trông thấy con ngựa 2 – 3 hs thi đọc diễn cảm toàn bài -Bạn có thích vẽ không ? -Bạn thích vẽ người , vẽ vật hay vẽ con thú ,. 3, 4 hs 5. Tổng kết – dặn dò : (1’) – Ôn bài : Vẽ ngựa – Chuẩn bị : kể chuyện : Cô bé trùm khăn đỏ
Cập nhật thông tin chi tiết về Đọc Tập Thơ “Gió Heo May Ngày Nắng Gián Đoạn” Của Nhà Thơ Lê Thiếu Nhơn trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!