Xu Hướng 3/2023 # Đọc Bài Thơ Hương Dương Cầm # Top 12 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đọc Bài Thơ Hương Dương Cầm # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Đọc Bài Thơ Hương Dương Cầm được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mưa vừa đủ cho hàng cây nhỏ giọt

Như giọt cafe trắng trong

Gió vừa đủ cho mưa rơi nghiêng

Hòa tiếng dương cầm ru trong đêm

Tiếng dương cầm lan xa hương

Nghìn mắt lá, nghìn ánh đèn đọng mưa chơm chớp

Tiếng dương cầm loang loáng ướt

Bên kia sông Hồng mưa có rơi

Tiếng dương cầm có cùng hạt mưa thấm vào lòng đất

Phia bên này năm cưa ô thao thức

Hay đang mơ giấc nhạc dương cầm

Hà Nội đêm tỏa hương dương cầm

Hương vừa đủ cho đời tự cho là đủ

Hương lan xa đến đâu tự mình thấu tỏ

Trong thế giới bao la riêng một hương mình.

Mở đầu bài thơ là giọng thơ thiền, ngộ đạo thường thấy của nhà thơ: Lặng lẽ quan sát, lặng lẽ chiêm nghiệm để lặng lẽ rút ra những kinh nghiệm sống trong cõi tạm của đời người:

Mưa vừa đủ cho hàng cây nhỏ giọt

Như giọt cafe trắng trong

Gió vừa đủ cho mưa rơi nghiêng

Hòa tiếng dương cầm ru trong đêm

Ở đây, ở khổ thơ này, tất cả sự vật, hiện tượng như cây cối, mưa, gió… đều vừa vặn, vừa đủ để tạo nên một không gian đẹp, một khung cảnh thơ mộng, ấn tượng, rất Hà Nội, mà cũng đậm chất triết lý Á Đông. Tuy là thế, người đọc vẫn sẽ thắc mắc sự phi lý khi đọc đến câu: “Như giọt cafe trắng trong” bởi thường thì người ta nói giọt cafe đen, giọt cafe nâu… chứ chưa nghe ai nói”giọt cafe trắng trong” như nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm đã viết. Phi lý như thế nhưng lại rất có lý, bởi giọt cafe mà ông lặng lẽ quan sát là giọt cafe của trời, của thiên nhiên, chứ không phải giọt cafe đen hay nâu của trần tục. Chính giọt mưa đang tí tách nhỏ giọt trên cây kia khiến ông liên tưởng tới giọt cafe, và với sự liên tưởng “ảo của thơ” ấy đã khiến giọt mưa trong thơ Nguyễn Thanh Lâm thơ hơn, đẹp hơn trong mắt người cảm thụ. Phải quan sát thật kỹ, thật tỉnh thì ông mới đưa được ra “nhận xét” độc đáo, chính xác, tinh tế như thế, và mới có được những câu: “Mưa vừa đủ cho hàng cây nhỏ giọt”/ “Gió vừa đủ cho mưa rơi nghiêng”, đấy không chỉ là những câu thơ mà còn là những chiêm nghiệm, những triết lý của cuộc sống, những ngộ thức về đạo của đời người. Vâng! Tôi rất tán đồng với những điều ông viết nhưng thưa nhà thơ, biết cân đong đo đếm thế nào cho vừa vặn, cho đủ đây? Thật khó, nào có dễ, thưa nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm!

Khổ 2, là khổ thơ tôi thích nhất bởi tình yêu của tác giả dành cho Hà Nội được nhà thơ nâng niu, chắt lọc trong từng câu chữ, hình ảnh:

Tiếng dương cầm lan xa hương

Nghìn mắt lá, nghìn ánh đèn đọng mưa chơm chớp

Tiếng dương cầm loang loáng ướt

Cái hay ở đây là sự cảm của nhà thơ về mưa đêm Hà Nội. Nhà thơ không chỉ nghe mà còn “ngửi” được, “nhìn” được hương mưa đêm dìu dịu của Hà Nội qua bảng lảng, dìu dặt của tiếng dương cầm. Nhà thơ dùng: “Tiếng dương cầm lan xa hương”, rất sáng tạo để dụ người đọc nhẹ nhàng bước vào cõi nhớ thương rất riêng của ông, với những “Thơm thơm mùi nhớ/ Vương vương dặm tình”, chỉ có thể tìm thấy trong thơ Nguyễn Thanh Lâm.

Hà Nội đã thẩm thấu vào con người ông, thành máu thịt của ông đến độ khi tiếng dương cầm dìu dặt ngân lên đã khiến ông rạo rực về Hà Nội, khiến những nét vẽ của ông về Hà Nội trong mưa đêm cựa quậy, trở nên huyền ảo, lung linh, đẹp đến liêu trai:

Nghìn mắt lá, nghìn ánh đèn đọng mưa chơm chớp

Tiếng dương cầm loang loáng ướt

Tiếng dương cầm trong thơ của Nguyễn Thanh Lâm không còn là tiếng âm thanh của nhạc cụ, mà thành hương của lòng, thành hồn của nhà thơ đã ôm lấy, quyện lấy Hà Nội, để vẽ nên một Hà Nội gợi cảm, mềm mại. Câu thơ: “Nghìn mắt lá, nghìn ánh đèn đọng mưa chơm chớp” đã hay, đã đẹp nhưng có thể sẽ có ai đó nghĩ được, viết được giống thế nhưng để cảm được “Tiếng dương cầm loang loáng ướt/ Ngập ngừng rơi” sống động đến mê hoặc như Nguyễn Thanh Lâm thì thật khó, thật hiếm. Riêng khổ thơ thứ 2 này đã là một bài thơ hay, hoàn chỉnh về Hương Dương Cầm trong mưa đêm Hà nội. Bài thơ hay và đứng được trong tâm trí người đọc chính ở khổ thơ này!

Hai khổ cuối của bài thơ là nỗi lòng trăn trở, thắc thỏm của nhà thơ với tình yêu của ông dành cho Hà Nội, cho “người Hà Nội” của ông:

Bên kia sông Hồng mưa có rơi

Tiếng dương cầm có cùng hạt mưa thấm vào lòng đất

Phia bên này năm cửa ô thao thức

Hay đang mơ giấc nhạc dương cầm

Hà Nội đêm tỏa hương dương cầm

Hương vừa đủ cho đời tự cho là đủ

Hương lan xa đến đâu tự mình thấu tỏ

Trong thế giới bao la riêng một hương mình.

Nhịp thơ chậm lại, giọng thơ trầm, lắng, dung dị và mộc mạc của ngôn ngữ đời thường, như thủ thỉ tâm sự, nói chuyện để trải lòng. Nếu ở khổ thứ 2 là những hình ảnh liêu trai, đẹp đến ma mị, được diễn đạt bằng cách nhìn nhận của tư duy phóng khoáng, hiện đại thì ở 2 khổ thơ này, cách nhìn nhận và diễn đạt hình ảnh, lại bằng suy nghĩ, triết lý rất phương Đông. Chất thiền đặc trưng của thơ ông ở khổ thơ 3 và 4 lại khiến người đọc tò mò, thích thú vì thấy cảm được thơ ông, hiểu được thơ ông nhưng lại khó diễn đạt cho ra ý thành lời, đọc thơ mà như có cảm giác đang chơi trò thách đố diễn đạt câu chữ với nhà thơ. Phải chăng vì điều đó mà thơ Nguyễn Thanh Lâm kén bạn đọc!

Kết thúc bài thơ là quan điểm của nhà thơ về cuộc sống: “Hương vừa đủ cho đời tự cho là đủ/ Hương lan xa đến đâu tự mình thấu tỏ”, đượm triết lý phương Đông, triết lý của Lão Tử.

Tôi mãi phân vân về câu kết của bài thơ vì 20 năm chơi với ông, tôi hiểu ông là người tự trọng, khiêm nhường, sống trọng tình trọng nghĩa nhưng câu “Trong thế giới bao la riêng một hương mình” thì rất dễ bị hiểu lầm là cao ngạo, coi mình là riêng một vũ trụ nên tôi đã lướt qua, cố tình không đả động đến. Thế nhưng, trước khi đưa bài lên trang, tôi lại phân vân, rồi tự trách: Nguyễn Thanh Lâm đâu có cao ngạo? Ông ung dung điềm đạm nhìn đời đấy chứ! Hương Dương Cầm đã là hương “riêng của Hà Nội” chứ đâu còn là của riêng của Nguyễn Thanh Lâm mà bảo ông là người kiêu căng! Lần nữa, tôi lại tán đồng với quan điểm thấm đẫm triết lý phương Đông của ông về cuộc sống: “Hương vừa đủ cho đời tự cho là đủ/ Hương lan xa đến đâu tự mình thấu tỏ”.

Tôi không có ý định bình thơ vì không có khiếu bình thơ nhưng vì đọc Hương Dương Cầm thấy hay quá, buộc lòng cầm bút để ghi lại vài dòng.

Bài Thơ “Bài Thơ Về Hạnh Phúc” Của Nhà Thơ Dương Hương Ly

IThôi em nằm lạiVới đất lành Duy XuyênTrên mồ em có mùa xuân ở mãiTrời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên.

Trời chiến trường không một phút bình yênSúng nổ gấp. Anh lên đường đuổi giặcLấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biênBước truy kích đạp trăm rào gai sắcÔi mũi lê này hôm nay sao sáng quắcAnh mất em như mất nửa cuộc đờiNỗi đau anh không thể nói bằng lờiMột ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháyNhững viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáyAnh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơiNhư bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc.Nhưng em ạ, giây phút này chính lúcAnh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thườngNhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vươngAnh nổ súng.

IIHạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túngHỏi nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn chưa raCho đến ngày cất bước đi xaMiền Nam gọi, hai chúng mình có mặt.

Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay đói quắtMỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừngEm xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưngMôi tái ngắt, mái tóc mềm đẫm ướtBao giốc cao em cần cù đã vượtVà mỗi lần ngồi nghỉ, em nhìn anhEm nói tới tương lai tươi thắm ngọt lànhEm nói tới những điều em định viếtGiữa hai cơn đau em ngồi ghi chépCon sông Giàng gầm réo miên manNước lũ về… Trang giấy nhỏ mưa chanEm vẫn viết: lòng dạt dào cảm xúc.

Và em gọi đó là hạnh phúc…

Nhớ chăng em, ngày mở màn chiến dịch Đông XuânEm lên đường phơi phới bước chânB.52 bom nghìn tấn dộiKìa dáng em băng rừng bước vộiVẫn nụ cười tươi tắn ấy trên môi.Thôn 6 Bình Dương bãi cát sóng dồiNắng long lanh trong mắt người bám biểnGiặc mới lui càn khi em vừa đếnBà mẹ già kể chuyện chặn xe tăngQuanh những bờ dương bị giặc san bằngĐã lại mở những chiến hào gai gócNhững em bé, dưới mưa bom, vẫn đi làm đi họcNhững vồng khoai ruộng lúa vẫn xanh trànTrong một góc vườn cháy khét lửa Na-panEm sửng sốt gặp một nhành hoa cúc.

Và em gọi đó là hạnh phúc…

Như chồi biếc gặp mưa xuân, như chim én say trờiEm mải mê, đi giữa bao ngườiXuyên Thọ, Xuyên Châu, Xuyên Hòa, Xuyên Phú…Những mảnh đất anh hùng quyến rũPhút giây đầu đã ràng buộc đời emNhư tự lọt lòng từng biết mấy thân quenEm nhỏ giao liên, mẹ hiền trụ bámCô du kích dịu dàng dũng cảmSông Thu Bồn hằng xao động tâm tưCó tiếng hò như thực như hưEm đã đến, tắm mình trong sóng nướcSông kể em nghe chuyện đôi bờ thủa trướcEm mở mắt nhìn kinh ngạc những làng thônVà kêu lên khi được thấy cội nguồnMỗi sự tích trên đất này thắng Mỹ.Em đã gặp bao anh hùng dũng sĩĐã cùng họ sẻ chiaCọng rau lang bên miệng hố bom đìaPhút căng thẳng khi vòng vây giặc siếtNỗi thống khổ ngút ngàn không kể hếtCủa một thời nô lệ đau thươngEm lớn lên bên họ can trườngGiữa bom gào đạn réoEm đã thấy những tâm hồn tuyệt vời trong trẻoNhững con người như ánh sáng lung linhMỗi đêm ra đi giản dị hiến mìnhĐể làm nên buổi mai đầy nắngEm bối rối, em sững sờ đứng lặngVẻ đẹp này em chưa biết đặt tênThức dậy bao điều mới mẻ trong emNơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc.

Và em gọi đó là hạnh phúc…

IIIEm ra đi chẳng để lại gìNgoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng miVà anh biết khi bất thần trúng đạnEm đã ra đi với mắt cười thanh thảnBởi được góp mình làm ánh sáng ban maiBởi biết mình có mặt ở tương lai.Anh sẽ sống đẹp những ngày em chưa kịp sốngSẽ yêu trọn những gì em chưa kịp yêuEm trong anh là mùa xuân náo độngTừ phút này càng rực rỡ bao nhiêu.

Bình Giảng Bài Thơ Đất Quê Ta Mênh Mông (Dương Hương Ly)

Những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã qua lâu. Nhưng những dấu ấn của thời đại ấy vẫn ghi lại đầy đủ trong tâm trí bao lớp người. Chất thơ của một thời hùng vĩ, cao cả dường như kết tinh trong hình tượng người mẹ, để cho các nhà thơ, nhạc sĩ ngợi ca. Có một bài thơ đã ra đời trong những ngày tháng ấy,được phổ nhạc để vút lên âm điệu đầy xúc động về người mẹ: Đất quê ta mênh mông của Dương Hương Ly. Cái hay của bài thơ chính là ở tình cảm xúc động và giản dị. Không phải ngẫu nhiên khi nhan đề bài thơ là “Đất quê ta mênh mông” nhưng hình tượng xuyên suốt bài thơ lại là Bà mẹ đào hầm. Nhà thơ có sự liên tưởng từ thực tế công việc của mẹ nhưng cảm hứng này cũng gắn liền cảm hứng trữ tình công dân của thi ca chống Mỹ. Tố Hữu từng viết:Việt Nam ôi Tổ quốc thương yêuTrong khổ đau người đẹp hơn nhiềuNhư bà mẹ sớm chiều gánh nặngNhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng Dương Hương Lylà nhà thơ – chiến sĩ hoạt động trên chiến trường miền Trung – Tây Nguyên, là người trực tiếp chứng kiến và chịu ơn sự hy sinh lặng thầm của những người mẹ nên có lẽ cảm hứng về Đất nước giàu ấn tượng từ người mẹ cũng là điều dĩ nhiên.Người Mẹ bình thường nhưng vĩ đại đã hiện lên trong những dòng thơ đầy ám ảnh,kết tinh vẻ đẹp của cả một thời đại chống Mỹ. Bài thơ bắt đầu từ một câu chuyện được kể lại ngắn gọn, giản dị:Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanhNay mẹ đã phơ phơ đầu bạcMẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bácBao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh Giản đơn là vậy, việc đào hầm của mẹ! Nhưng có sự bất bình thường ở chỗ nhà thơ xâu chuỗi hai khoảng thời gian “tóc còn xanh” đến khi “phơ phơ đầu bạc”. Công việc diễn ra thật âm thầm lặng lẽ, hòa cùng không gian của bóng đêm, bền bỉ miệt màikhông ngừng nghỉ. “Bao đêm rồi…”, lời thơ như một câu hỏi vọng lên để nhà thơ bày tỏ lòng kính phục sự kiên trì nhẫn nại của mẹ. Hai âm thanh được diễn tả thật khác nhau: một bên là “đại bác”, một bên là “tiếng cuốc vọng năm canh”.Hóa ra việc đào hầm ấy không hề đơn giản vì đã đối mặt, thách thức sự hủy diệt của kẻ thù. “Tiếng cuốc vọng năm canh” là âm vang tấm lòng người mẹ, để những đứa con dưới hầm bí mật và nhà thơ nhận ra một ý nghĩa thật lớn lao:Đất nước mình hai mươi năm chiến tranhTiếng cuốc năm canh nặng tình đất nướcHầm mẹ giăng như lũy như thànhChe chở mỗi bước chân con bước Hai mươi năm -đủ để một thế hệ lớn lên, hai mươi năm – cũng là thời gian cả dân tộc phải đốiđầu với sự hủy diệt của kẻ thù để bảo vệ nền độc lập tự do. Có một điều nhà thơ không nói rõ nhưng người đọc có thể nhận ra: đó cũng là thời gian đằng đẵngnhuộm mái tóc xanh của mẹ thành “phơ phơ đầu bạc” – một thời xuân sắc đã điqua. Niềm vui của mẹ, tình yêu đời mẹ nằm trong “tiếng cuốc năm canh” đều đều như nhịp tim thôi thúc. Dương Hương Ly dồn hết tình cảm vào câu thơ ngợi catình mẹ – “nặng tình đất nước”. Câu thơ không phải cách so sánh thông thường màchứa đựng niềm cảm phục kính yêu của những đứa con chiến sĩ. Thành quả của mẹ, công sức của mẹ là ở những chiếc hầm bí mật “giăng như lũy như thành”. Sức vócmảnh mai của người mẹ “phơ phơ đầu bạc” vụt lớn lao thành sức mạnh Nhân Dân. Từ niềm vuisứơng, biết ơn của một đứa con được bao bọc, chở che trong tình yêu của mẹ, nhàthơ chợt phát hiện ra một điều tưởng như nghịch lý:Đất quê ta mênh môngQuân thù không xăm hết đượcLòng mẹ rộng vô cùngĐủ giấu cả hàng sư đoàn dưới đấtNơi hầm tối lại là nơi sáng nhấtNơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam Như một chân lý giản đơn, khi thế trận của lòng dân “giăng như lũy như thành”, kẻ thù phải bó tay, bất lực. Tác giả lại đưa ra một liên tưởng đầy ấn tượng từ “lòng mẹ” đến “lòng đất mẹ”. Xưa có câu chuyện mẹ Âu Cơ bọc lũ con trong bọc trăm trứng,nay người mẹ đào hầm bao bọc “cả hàng sư đoàn”. Phải chăng tác giả cũng đangnghĩ về một mẹ Âu Cơ của thời đại chống Mỹ? Duy có một điều khác chăng là ngườimẹ ở đây không bước ra từ huyền thoại mà bằng xương bằng thịt, bằng tất cả sựbao dung của tình yêu nước lớn lao. Đó cũng là cơ sở để nhà thơ nhận ra “sức mạnh Việt Nam” từ một nghịch lý “Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất”. Sức mạnh của dân tộc tạo nên từ ơn sinh thành của người mẹ, sức mạnh ấy hội tụ cả lòng nhân ái và chủ nghĩa anh hùng. Từ cảm nhận này của Dương Hương Ly, ta chợt nhớ đến một lời ca ngợi của đại văn hào Nga M.Gorki : “Không có Người Mẹ thì cả anh hùng, cả nhà thơ đều không có. Sức mạnh Việt Nam – dân tộc anh hùng và nghệ sĩ- đã bắt nguồn từ người mẹ bình thường mà vô cùng vĩ đại, có lẽ đó là đều nhà thơ phát hiện được từ công việc âm thầm của mẹ. Cuộc sinh nởnào mà chẳng đớn đau! Nhưng nỗi đau của mẹ lại gắn với những trận đòn thù của bầy giặc Mỹ điên cuồng, hèn hạ và bất lực. Có thể tác giả đã hơi tham lam khi đưa thêm vào chi tiết để tố cáo tội ác của kẻ thù cũng như để ngợi ca ý chí kiên cường của mẹ. Không một người mẹ bình thường nào lại không sẵn sàng chịu đau vì những đứa con mình. Sự lặng yên của mẹ là cái lặng im của đất. Ta có thể nhận ra ở đây nỗi đau đớn xót xa của những đứa con chiến sĩ cũng như quyện chặt vào cùng đất mẹ, như chờ phút bùng lên rửa hận. Còn mẹ thì vẫn thế:Trên mình mẹ mang nhiều thương tậtTóc mẹ bạc rồi lại bạc thêmNhưng đêm đêmTiếng nhát cuốc vẫn xóay vào ruột đất Trong tiếng cuốc của mẹ, có cả nỗi đau xoáy ruột của cả những đứa con. Tiếng cuốc như thôi thúc, như giục giã lòng con quyết sống mái với kẻ thù. Để rồi sức mạnh của mẹ truyền cả cho những đứa con:Có những đoàn quân từ lòng đất xông lênQuân thù bạt víaXung quanh chúng đâu cũng là trận địaĐất quê ta mênh môngLòng mẹ rộng vô cùng “Diệt Mỹ là cao cả của tình yêu”, chỉ có chiến đấu tiêu diệt kẻ thù mới là sự đáp lại đầy đủ nhất tình mẹ dành cho những người chiến sĩ. Sự che chở âm thầm, sự hy sinhlớn lao của mẹ dành cho những đứa con dưới hầm bí mật đã góp thêm sức mạnh khiến “quân thù bạt vía”. Một lần nữa điệp khúc “Đất quê ta mênh mông – Lòng mẹ rộng vô cùng” lại cất lên như một vĩ thanh để người đọc nhận ra ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu chống Mỹ, vì Đất quê ta, vì Mẹ, vì những tình cảm lớn lao.Và một lần nữa, vóc dáng của Mẹ đã lớn mênh mông ngang tầm Đất Nước. “Đất quê ta mênh mông” của Dương Hương Ly chỉ là một cảm nhận rất riêng của nhà thơ về sứcmạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thời đại chống Mỹ qua hình tượng Người Mẹ đào hầm. Nhưng hình tượng bất tử của Mẹ đã vượt qua thời gian để lưu lại mãitrong những lời ca dạt dào về mẹ. Đó cũng là nguồn cảm hứng về một thời đại giàu chất sử thi mà sau này một lần nữa ta còn gặp trong lời ca về mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Mẹ về đứng dưới mưa, che từng căn hầm nhỏ…”. Hình tượng người mẹ – đất nước trong thời đại chống Mỹ sẽ mãi còn là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận. Hiểu bài thơ để chúng ta hiểu hơn về một thời đại hào hùng của dân tộc. Ta cũng hiểu tấm lòng rất đẹp của một nhà thơ – chiến sĩ dành cho mẹ, cho Tổ quốc. Từ tình yêu của mẹ, ta hiểu vì sao đất nước đối với ta lớn lao nhưng gần gũi thân thương vôcùng. Giờ đây, mỗi khi giai điệu bài ca về người mẹ đào hầm vang lên trên sóng phát thanh, đài truyền hình, vang lên đâu đó giữa đời thường bộn bề toan lo hối hả, hình ảnh mẹ “phơ phơ đầu bạc” trong bài thơ Dương Hương Ly lại hiện lên lồng lộng trong tâm trí, như một lời nhắc nhớ mỗi chúng ta…Qui Nhơn, 2006 – 2010 Trần Hà Nam

Lối Đi Tâm Linh Trong Thơ Hoàng Cầm

Chỉ có “Trường thơ Loạn” và nhóm “Xuân thu nhã tập” trước năm 1945 là hai thi phái hiện đại duy nhất ở Việt Nam có những quan tâm thật sự về tâm linh trong thơ, tâm linh theo nghĩa là một thứ “linh khí” của sáng tạo. Tâm linh trong thơ ca của người Việt vẫn còn là mảnh đất tiếp tục mới.

Tâm linh và văn học vốn được xem là một mối quan hệ phức tạp, đa nghĩa, “dễ phiền toái”, “gây hệ lụy” nên cả người viết lẫn người đọc đều không có khuynh hướng mổ xẻ, giãi bày nó làm gì. Hơn nữa, “tâm linh” (xét như một tính chất của tác phẩm văn học) là một trong số những từ ngữ khó xác định nội hàm nhất. Đức tin, hồn ma, mộng mị, thần thánh, ảo giác huyền hồ, ân oán trả đền, kiếp trước kiếp sau, tiên cảm tiên tri,… có phải tất cả đều là tâm linh, là cái mà lý trí thông thường khó chấp nhận? Sẽ giải thích thế nào trước một thực tế: Kinh Thánh Thiên Chúa giáo là suối nguồn vô tận cho những đỉnh cao văn học châu Âu, Kinh Thi, Đạo đức Kinh, Nam hoa Kinh của Trung Hoa đã làm nên biết bao tượng đài thơ ca châu Á, Kinh Veda của Ấn Độ, hệ thống Kinh điển Phật giáo Đại thừa Đông Á đã “hiến tế” cho nhân loại những nghệ sĩ thượng thặng. Trong sâu xa, cảm hứng “nói bằng sự kính tin” và “nói với đấng kính tin” có lẽ là cội nguồn miên mật của ngôn ngữ tôn giáo và cuộc sáng tạo bất tận của văn chương.

Bởi vậy, những thiên tài văn chương qua nhiều thế kỷ của nhân loại thường được ca tụng là “nhà tiên tri”, “kẻ thấu thị”, “người có con mắt trông thấu sáu cõi”, “tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”… Tâm linh là những phần suy tư sâu sắc nhất được chưng cất mãnh liệt của con người về những cảm nghiệm sống, vượt qua nhiều giới hạn không gian và thời gian. Tâm linh là một giá trị của văn học.

Để có thể nói được những điều sâu kín mà phổ quát nhất, tác phẩm chắc chắn cần đến một bệ đỡ là những suy tư tâm linh mà sau đó sẽ biến thành quả ngọt sáng tạo. Không thể có những tiếng nói đa thanh đa nghĩa đến cốt tủy nếu tác giả của những tiếng nói ấy lại là người sơ sài về “khả năng tâm linh”.

Đương nhiên, cũng không có nguyên tắc nào để khẳng định chỉ có văn học tâm linh mới là đáng giá. Nhưng tâm linh trong văn học và văn học tâm linh là hai chuyện khác nhau, và cũng thật khó tin rằng những tác phẩm đã bỏ mặc tiếng gọi của tâm linh sâu xa mà vẫn có thể đạt tới những giá trị lớn.

Honoré de Balzac, bậc thầy chủ nghĩa hiện thực châu Âu, cũng là tác giả của “Miếng da lừa” huyền hoặc – một phúng dụ cay đắng về giá trị con người trong thử thách của xã hội đồng tiền, một huyền thoại giàu ý nghĩa tâm linh bổ sung vào cái nền hiện thực tàn bạo và đáng chán.

Từ bấy đến nay, câu chuyện thơ ca và tâm linh vẫn còn là mối dở dang. May thay, có một người gợi cho tôi niềm tin mạnh mẽ về một thứ văn nghệ “biết đến tâm linh” và “biết đến cái đẹp của tâm linh”. Người ấy là nhà thơ Hoàng Cầm.

Một sớm du xuân về Thuận Thành, đứng ở chùa Dâu, rồi ngồi giữa đồng cạnh chùa Bút Tháp, tôi thấy hồn thơ Hoàng Cầm trở về không dứt. Quả không phải chỉ Hoàng Cầm “về Kinh Bắc”. Sẽ còn nhiều độc giả tiếp tục cuộc trở về ấy, không phải chỉ vì lời dụ gọi của những làn điệu quan họ mà hẳn còn vì họ muốn nhìn thấy muôn nghìn Kinh Bắc khác nữa, qua người dẫn đường kỳ lạ, người kể chuyện độc nhất vô nhị, người được Kinh Bắc sinh ra và sinh ra “Kinh Bắc”: Hoàng Cầm.

Nếu đem đặt chất thôn quê bình dị của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính với “hồn quê Việt” của Hoàng Cầm thì chẳng có gì sai, nhưng cách ấy không khéo rất dễ làm mờ tan ít nhiều phong vị ám ảnh từ âm ba cây đàn lia mà chàng hoàng tử bé xứ Bắc Ninh xưa gẩy lên mê hoặc. Vẫn cảnh quang và dải yếm quê mùa của cư dân vùng đồng bằng sông Hồng, song, cốt cách Hoàng Cầm vẫn không thể chia sẻ với giọng quê truyền thống. Ông là một đối thoại rất khác biệt với truyền thống.

1. Cảm hứng hồi tưởng – tâm linh hóa ký ức

Thơ Hoàng Cầm là tiếng nói của hồi tưởng. Nhà thơ Hoàng Hưng có một bài viết lấy nhan đề Hoàng Cầm – Một đời nhớ tiếc, một đời “níu xuân xanh”. Nỗi nhớ tiếc trong thơ Hoàng Cầm nhiều đến mức tạo nên “điệu nhớ” dai dẳng, và cũng giúp ta cắt nghĩa được nhiều nỗi đa đoan trong nội tâm phong phú, u huyền của thi sĩ. Nhớ và tiếc triền miên – đó là điệu thơ của người không bao giờ chịu già nua trong cảm xúc và ước mong.

Nếu anh còn trẻ như năm ấy

Quyết đón em về sống với anh

Những khoảng chiều buồn phơ phất lại

Anh đàn em hát níu xuân xanh

Nhưng thuyền em buộc sai duyên kiếp

Anh lụy đời quên bến khói sương

Năm tháng năm dây chùng phím nguyệt

Bao giờ em hết nợ Tầm Dương (…)[2]

Bài thơ được viết năm 1941. Câu chuyện một mối tình buồn ở những bước đầu của sự nghiệp thơ ca đã sớm ghi dấu một khả năng dẫn dắt trường từ ngữ đến gần cửa ngõ tâm linh, qua cách nói: khoảng chiều buồn phơ phất/ níu xuân xanh/ sai duyên kiếp/ bến khói sương/ nợ Tầm Dương.

Một vài bài thơ trước 1954 của Hoàng Cầm, dù đi giữa những quan tâm lớn lao về cuộc kháng chiến chống Pháp, vẫn hé lộ một hướng tư duy, một hứng thú viết, một thiên bẩm về sự kiến tạo chiều sâu tâm linh cho thơ, ví dụ như những câu: cõi đời nghiêng ngửa giấc u minh (Lại gặp), ngọn gió điên rồ trên đất lạ/ là mắt em hay thần mộng anh linh/ nước sâu gạn đục, ánh giăng nhiệm màu (Sám hối), từ trên nguồn thơ dại/ em chải tóc rừng xanh (Tiếng hát sông Lô).

Bài thơ Bên kia sông Đuống (4-1948) của Hoàng Cầm là một trong những hồi tưởng lớn và thiêng liêng nhất của Hoàng Cầm. Điều lạ là cái cách nói của bài thơ này, nỗi nhớ của nó, không có nhiều nét chung với bức tranh thơ ca kháng chiến hồi ấy (thậm chí khó mà được lòng cái “đại chúng” mơ hồ và quyết liệt của một thời) nhưng nó vẫn được yêu mến, được truyền tụng, được “chính thức hóa” (từng được đưa vào chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông, trở thành đề thi đại học nhiều năm). Được như thế có phải vì sức thuyết phục của một dòng chảy tâm thức thơ đạt tới mức “hoạt hóa cõi siêu thức”, đi thẳng vào tâm linh người đọc, bất chấp mọi “húy kị” chăng?

Chất giọng thanh tao pha lẫn nỗi mê sảng và cách đặc tả sang trọng đầy sức vẫy gọi đâu có dễ hiểu dễ cảm.

Ai về bên kia sông Đuống

Cho ta gửi tấm the đen

Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên

Những hội hè đình đám

Trên núi Thiên Thai

Trong chùa Bút Tháp

giữa huyện Lang Tài

Gửi về may áo cho ai

Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu

Thần thái Bên kia sông Đuống có lẽ nằm ở những tia sáng ẩn khuất của tâm linh hiện ra trong bài thơ. Trong nỗi nhớ tiếc cuồng dại và thắm thiết, nhà thơ đã mở hoàn toàn cánh cửa tâm linh cho ký ức được trở về trong chiếc bóng khác. Nó không còn là cảm xúc, tâm lý. Nó vượt qua kỷ niệm để trở thành tưởng niệm, vượt qua hình ảnh để trở thành ám ảnh, vượt qua không gian địa lý để trở thành không gian tâm cảm. Ký ức trở thành tâm linh là một trong nhiều sở trường của tư duy nghệ thuật Hoàng Cầm.

Nỗi nhớ chỉ dừng ở cảm xúc cũng có thể sản sinh ra cái đẹp. Nhưng nỗi nhớ đã thành tâm linh thì chính nó là cái đẹp. Quang Dũng từng có câu thơ “thần sầu”:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

(Tây Tiến)

Đâu còn là nhớ Tây Tiến, đâu còn là chuyện một chiến sĩ nhớ một vùng đất, một nhiệm vụ, một thời. Đó là sự sống nhớ cái chết, thần hứng nhớ địa linh.

Nỗi nhớ có màu sắc tâm linh đã biến “tấm the đen” của thi sĩ Hoàng Cầm thành một dải lụa kì bí mở ra một trời quá khứ cố hương. Cụm từ “thấp thoáng mộng” không chỉ hô ứng với “tấm the đen” phía trước mà còn gọi được cả những thứ “linh phù” phía sau: Thiên Thai, Bút Tháp, áo, ai, chuông chùa, ở đâu. Nếu quả có một thế giới khác thực sự đã hiện ra sau tấm the đen mờ ảo kia thì tôi tin hồn vía đoạn thơ đã nhập cả vào không gian Thuận Thành xứ Dâu Keo. Đó không phải là tâm linh thì biết gọi là gì?

Hoàng Cầm kể lại cái thế giới sống trong hồi ức ấy: Con cò trắng bay vùn vụt/ Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu…; Lá đa lác đác trước lều/ vài ba vết máu loang chiều mùa đông/ Đêm buông xuống dòng sông Đuống / Con là ai – con ở đâu về; Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng/ ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể/ những chuyện muôn đời không nói năng; Em đi trảy hội non sông/ cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh. “Viết như đang chiêm bao” thế này, “nói như tiếng mơ hồ” thế này, về sau, trong bài Đi tìm ẩn ngữ thơ Hoàng Cầm (tìm hiểu tập Về Kinh Bắc), Đỗ Lai Thúy đã cắt nghĩa thành thủ pháp của “giấc mơ với những liên tưởng đứt đoạn, những hình ảnh rời rạc và rất nhiều khoảng trắng, các dấu lặng… Tất cả trôi đi trong một nhịp điệu thôi miên” và thế giới thơ ông là “một thực tại siêu thực trong vô thức”. Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng, cái “khoảng trắng”, “dấu lặng” được nhắc đến đó chính là lối đi của một thứ tâm linh nhạy bén trong bản năng thơ của Hoàng Cầm. Một nhà thơ dân dã, bình dị, đầy chật những quan niệm Nho gia buổi giao thời như Nguyễn Đình Chiểu cũng có lúc buột ra một câu thơ sâu thẳm: “Ba nghìn thế giới ta là vô danh”. Thơ ca gắn với tâm linh như là bản mệnh. Một nhà thơ trong một đời thơ cũng ít nhiều “buột ra” những câu thơ đi vào vĩnh cửu bởi sự hội tụ tâm linh đạt tới mức lấp lánh. Nhưng Hoàng Cầm không thuộc kiểu thi sĩ đôi khi buột ra hiếm hoi theo cách ấy. Ông tư duy trên tâm linh. Bản năng thi sĩ của ông nằm ở đó. Thành tựu của thơ ông chảy từ nguồn đó.

Những mảng hồi ức hóa tâm linh còn len lỏi tinh tế trong những bài thơ cắm sâu vào lòng người đọc như Lá diêu bông, Chùa Hương, Cây tam cúc, Cỏ Bồng Thi, Hội yếm bay… Đó là những: Buồn pha lê thiên không nức nở/ mù xanh thủng đáy chúa tiên rơi; Em cầm chiếc lá/ đi đầu non cuối bể/ gió quê vi vút gọi/ Diêu Bông hời…; ù ù gió thổi/ e vọng ai đâu mà hóa đá; thả tịnh vàng cưới Chị võng mây trôi/ Em đứng nhìn theo Em gọi đôi… Đã có nhiều bút mực của công chúng yêu thơ cho thế giới “siêu nghiệm” của Hoàng Cầm. Điều làm người đọc phải suy tư nhiều chính là ở khả năng tâm linh hóa những biến cố tinh thần, tình cảm ở nhà thơ. Có phải vì khả năng ấy mà những câu chuyện tình dị thường, diễm lệ, buồn đau riêng của ông cũng trở thành “điển cố” cho chính ông, ở lại trong lòng người đọc một cách lâu bền bởi những ngôn từ “tha tâm thông” (thấu lòng người) một cách tự nhiên.

2. Lằn ranh nhục cảm và tâm linh

Niềm sung sướng không cưỡng được của người đọc khi nhẩn nha những câu thơ “đầm đìa sắc dục” của Hoàng Cầm xuất phát từ chỗ nó vẫn không ngừng dính líu với vẻ đẹp nguyên sơ của tinh thần. Đó là một thứ khoái cảm chính đáng và hiếm hoi.

Thuở ấy Chị chưa về thơ Anh

Áo tơ dính chặt bó khuôn hình

Đến khi xé lụa bừng da thịt

Ngửa mặt phù du khép gió xanh

Rung suốt dây si nhịp quá mê

Nghe nghìn thế giới trượt ghềnh V

Lung liêng hồn liệng quỳ khe núi

Van suối trần tâm khép nép về

(Dâng thơ)

Cách riêng của Hoàng Cầm là trút hết cái nhấn nhá tài hoa của xứ sở “mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên” vào dáng vẻ nhục cảm. Trong ngòi bút của nhà thơ, hồn đất hồn người hồn quê hồn nước nhập hết làm một, tràn vào mỗi hình tượng, cảm xúc, biến tất cả những trạng thái tính giao thành những cuộc cung hiến nồng nhiệt ở cõi thanh cao. Trong tâm điểm cung hiến, Hoàng Cầm đã “thiên thai hóa” mọi niềm vui của cuộc đời hạn hẹp, kéo nó thành vô hạn và cao sang: sau “xé lụa bừng da thịt” thì sẽ là “ngửa mặt”, “khép gió xanh”, “nghìn thế giới”, “trượt ghềnh V”, “hồn liệng”, “quỳ khe núi”, “van”, “suối trần”, “khép”. Những từ ngữ này càng mang vẻ thiêng liêng bao nhiêu thì càng “lồ lộ” một cuộc “mây mưa” bấy nhiêu. Đó là bức tranh cuộn vẽ thiên nhiên đang cơn lạc thú, một thiên nhiên có thần thức của con người.

Nếu lọc ra những từ ngữ “kì dị” của thi sĩ xứ Kinh Bắc, người ta càng sửng sốt, ví dụ từ “chắp” trong câu: Hai người chợt tiếc mùa xuân/ Vội chắp lại đêm xuân thứ nhất/ Nhờ đó tôi ra đời (Tôi người làng quan họ); “sấp ngửa”, “ổ rơm thơm” trong câu: Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa/ Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì (Cây tam cúc); “tính”, “nhẵn nhụi”, “tròn lăn” trong câu: Quân cờ chí chát đêm Kinh Bắc/ Mấy ngón tay tính nước vào ra/ Vân vê nhẵn nhụi cạnh ngà/ Tròn lăn cung cấm trẻ con chơi (Hội đền Tám vua triều Lý); “chảy”, “nhún” trong câu: Luồn tay ôm say/ Giấc bay lay đỉnh núi/ Tuột hàng khuy lơi yếm tóc buông mành/ Đùi chảy búp dài thon nhún vội/ Bàng hoàng tia chớp liệng nghiêng xanh (Thi đánh đu). Thật chẳng thua gì bà chúa thơ Nôm ngày trước, những là “giọt nước hữu tình”, “con thuyền vô trạo”, “nhảy ngựa”, “vén phứa”, “đầy phè”…

Thơ Hoàng Cầm ở những khúc đoạn “nhạy cảm” thường không tinh nghịch đến cùng. Điều ấy giữ cho thơ ông một màu sắc ẩn nhã dù chẳng xa niềm chăn gối. Tâm linh đã làm công việc đó, xoay xở cho những thú vui nghìn đời kia của loài người trở thành những lời khấn bằng thể xác. Mỗi cử động, mỗi xúc động là một khấn nguyện trước hư vô. Bởi vậy mới có những câu thơ:

Yếm may ba ngày mẹ vá lại

Khuya nghe buồng động bóng đêm rằm

(Đêm Mộc)

Chuông chiều cởi yếm

Chuông sớm đội khăn

Gió ra hồng da trinh nữ

Lụa sồng nén nghẹn búp thanh xuân

Tờ kinh đắp mặt ru bươm bướm

(Đêm Thủy)

Hỗn mang mê vô cùng

Địa đàng say tới tấp

Không giờ không

Thăm thẳm nguyện cầu hơi em nồng

(Hội chen Nga Hoàng)

Hỗn mang, địa đàng, thăm thẳm, “không”, đó là những tên gọi khác của cuộc giao hòa cùng tận.

Đỗ Lai Thúy bình: “Mưa là một phiếm thể, dễ thay hình đổi dạng (mưa ngâu, mưa xuân, đi lối mưa, thềm hong mưa, lun phun mưa, mưa hoa nhài, mưa nằm, mưa ngồi, ao mưa nhòe nắng, mắt nhìn như mưa trắng…). Mưa là biểu tượng của tinh dịch Trời ban xuống cho Đất. Mưa trong thơ Hoàng Cầm, bởi vậy, mang màu sắc tính dục đậm”[4]. Nền tảng mỹ học và triết học phương Tây cho phép người đọc thấm thía đến mức ấy những câu thơ mơ sảng của Hoàng Cầm. Đọc lại mấy Mưa Thuận Thành mới thấy quả đúng thế:

Nhớ mưa Thuận Thành

long lanh mắt ướt

là mưa ái phi

tơ tằm óng chuốt

Ngón tay trắng nuột

nâng bồng Thiên Thai

(…)

Phủ Chúa mưa lơi

Cung Vua mưa chơi

lên ngôi hoàng hậu

… Lách qua cửa hẹp

Mưa càng chứa chan

mưa nằm lẳng lặng

hỏi gì xin thưa

nhớ lụa mưa lùa

sồi non yếm tơ

……………….

Thuận Thành đang mưa…

…………………

(Mưa Thuận Thành)

Có cái gì đó như là tất yếu khi đất chùa Dâu sinh ra thi sĩ Hoàng Cầm. Từ đầu công nguyên, Bắc Ninh đã là một xứ Phật, được biết đến với cái tên “trung tâm Phật giáo Luy Lâu”. Mọi câu chuyện kỳ diệu của huyền sử, lịch sử, không khí thiền đạo, tinh túy văn nghệ, các bậc tầng văn hóa cổ truyền… đều xoay xung quanh mảnh đất này. Bởi vậy, viết về Kinh Bắc mà thiếu tâm linh thì làm cách nào để người ta cảm nhận được Kinh Bắc? Khí chất tâm linh, khả năng “siêu cảm” là vốn trời cho ở Hoàng Cầm. Tâm linh ở đây không chỉ là câu chuyện của tôn giáo, tín ngưỡng. Tâm linh gắn với một nền tảng “vô thức tập thể” mà những nghệ sĩ lớn đời nào cũng tìm ra con đường để “hoạt hóa”. Hoàng Cầm được sinh ra và làm thơ để làm sống dậy hình hài Kinh Bắc trong tất cả những thăng trầm của nó. Cái dáng nằm “nghiêng nghiêng” của sông Đuống là kỳ quan tinh thần của nhà thơ để lại cho đời hơn là một phát hiện mang tính địa lý. Chiếc yếm bay không có mấy chiều sâu nếu nó không được khắc vào trong những câu thơ “nguồn sống tuôn thơm nhựa ứa đầy/ một chiều hoảng sợ mấy chiều say”; “Hương ngát em lồng kín cõi – anh/ Yếm đào trút lại phía vô linh/ đung đưa gác lửng nghênh xuân ấy/ đôi núm hồng em nở hết mình” (Hội yếm bay).

Không khí tâm linh trong thơ Hoàng Cầm mang hơi hướng “cứu chuộc” những cái bị cho là thô xấu, tội lỗi. “Dâng hiến” và “cứu chuộc” là bản chất sâu xa của mọi niềm tin tôn giáo. Đó là những khái niệm không còn là khái niệm. Dâng hiến và yêu thương là một. Làm cho đẹp cũng là cứu chuộc. Hình ảnh nhục cảm mà gợi nên những sự đẹp đẽ thì chính nó đã cứu chuộc cho những ý nghĩ thấp tối về nó. Bài Cầu Phật của Hoàng Cầm chứng tỏ kiểu thơ tâm linh ấy:

Ngủ quỳ chân Phật thức thâu đêm

Nghìn mắt không soi tỏ nỗi niềm

Mảnh lá run xanh khe suối nép

Nghìn tay sao nỡ thắt y xiêm

Chế Lan Viên, một đối chọi về phong cách với Hoàng Cầm, từng viết: “Phật trăm tay anh giấu mình vào cánh tay thứ mấy/ Nhiều tay chi thêm bối rối trước đời”. Lời than vãn thông minh này là một triết lý nho nhỏ nhưng rất sâu, gợi ra hình ảnh một con người suy tưởng. Còn vị Bồ Tát Chuẩn đề của Hoàng Cầm lại hiện lên theo cách khác, không phải trong hình dung của lý trí bảo ban, mà như một lời thốt, lời van đa đoan: “sao nỡ thắt y xiêm”; điều đó có nghĩa rằng: những cánh tay cứu chuộc kia có thể nào đóng lại vĩnh viễn những khát khao cùng tận thể xác của con người? khép lại mọi nhục dục của con người? Có thể nào như thế không? …

Xứ Phật nghìn năm vẫn làm rơi ra những câu thơ táo bạo và “liều lĩnh” bực ấy. Nhà thơ của những sợi cỏ Bồng Thi vẫn tiếp tục liều lĩnh với đám thơ nửa tiên nửa tục:

Cởi xiêm y mà thành cởi cả bóng chiều:

Trăng đêm qua chẳng nhớ về

Áo mong manh cởi chiều mê mải sầu

(Đi bên em)

Những “chạm”, “đau”, “khát”, “phun” đa nghĩa:

Ngón tay chạm hờ

Sợi cỏ đau điếng

Khát em đầy miệng

Bập bồng phun mưa

(Mưa chiều nắng chếch)

Những “vùng khe sâu”, “ngồi”, “đứng”, “chìm”, “nổi” vừa tạo hình thủy mặc thanh nhã vừa gợi những ẩn tình…

Em lấy cõi mưa nhung

Miên miên tơ óng xuôi vùng khe sâu

Em ngồi đâu chị đứng đâu

bỗng dưng hai đứa hai đầu hư không…

Em chìm chưa Chị nổi chưa

bỗng dưng hai đứa hai bờ tháng năm

(Gọi đôi)

Trộn lẫn “đỉnh”, “ngực” vào tiếng chuông xuất thế:

Ôm em đỉnh núi sao buông thấp

hai ngực hòa tan một tiếng chuông

(Chùa Hương)

Đẩy những trụi trần vào chốn âm dương huyền vi:

Tình cờ đâu triệu triệu năm

Bỗng nằm

bỗng thắm

bỗng chằm hai thân

Bỗng âm dương toát mình trần

Để sinh chi chit mắt ngần chớp mi

Để thành em của huyền vi

Âm vang khối sét cành si khuấy trời

Vỡ anh bừng tiếng kêu thầm

Vũng mê nũng gối nguyệt cầm gọi đôi

Đứng lên tiếng

gợn anh linh

suối mê động cửa khép mình thương sao

(Thèm)

Hoàng Cầm đánh bẫy người đọc bằng kiểu viết hoa của ông. Nhất là hai nhân vật trữ tình thuộc loại đáo để nhất là Chị và Em, khiến người ta hay có xu hướng cảm nhận đó là ám ảnh duy nhất của thơ ông. Nhưng ông còn viết hoa cả chữ Anh nữa. Vậy đâu phải trong ông chỉ có niềm ám ảnh tình “chị chị em em” sến sẩm. Trong thế giới được tâm linh hóa đến từng cử chỉ, từng ước vọng đa tình, mỗi đại biểu đa tình ấy đều được nhà thơ viết hoa. Con người hiện ra như một sinh thể linh thiêng, thế giới hiện ra như một khối linh thiêng, cuộc giao hoan hiện ra như một nghi lễ linh thiêng. Đó là sự cô đặc đến kiệt cùng một lối tư duy chọn tâm linh làm nơi giải mã mọi bi hoan của đời.

3. Nghĩ về một “mỹ cảm linh hóa” trong thơ Hoàng Cầm

Rất nhiều nhà thơ vẫn là đỉnh cao dù họ chỉ xuất hiện một vài lần với một vài bài thơ hoặc một vài câu thơ trứ danh. Một vài lần đáng giá ấy cho thấy họ được sinh ra từ một nền mỹ học nào đó, kết quả của một đợt “kết tụ” thầm lặng nào đó những giá trị mỹ học mà họ đã dung hóa được. Còn một số ít nhà thơ khác thì ngược lại, chính họ sinh ra mỹ học bởi khối trước tác khổng lồ về nhiều mặt của họ. Nguyễn Du là một thi hào đẻ ra mỹ học cho truyện thơ Nôm, cho lục bát, cũng như Hồ Xuân Hương đẻ ra mỹ học cho một kiểu thơ Nôm dạn dày phồn thực . Ở thời hiện đại, những nhà thơ biết đẻ ra một mỹ học cho mình không phải nhiều. Tất nhiên “mỹ học” ấy là một cách nói đứng từ góc độ thưởng thức hơn là từ quan niệm khoa học. Trong con số ít ỏi đó có Hoàng Cầm.

Thơ Hoàng Cầm gợi cho tôi ý nghĩ về một “mỹ cảm linh hóa”.

Tránh từ “thiêng hóa” vì trong thế đối trọng sẽ có từ “giải thiêng”. Hoàng Cầm không phải là người thiêng hóa rồi giải thiêng. Không có cuộc lật đổ nào trong thơ ông cả. Thế giới đó linh thiêng từ đầu đến cuối.

Nụ cười của nàng hàng xén phải là “mùa thu tỏa nắng”, chiếc yếm cổ truyền dù bị “phanh” ra, “quăng” hết nhưng phải là “yếm đào trút lại phía vô linh”, lá rơi thì không phải “vèo qua” mà phải là “rơi trên bờ lạnh thuở hồng hoang”, còn ngày gặp lại em thì “Bao giờ Anh xế về Em/ Ôm cây cỏ đắng ủ men cuối đời/ Cung đàn hoàng tử ngậm ngùi/ nghĩ sao thuở ấy hé cười ánh trăng”, lên chùa Hương chẳng giản đơn mà “Em trẩy chùa Hương phía giải oan”, “Anh trẩy chùa Hương phía xót thương” để rồi “Cầm tay em lạnh đưa đi mãi/ mê mải rừng mai thấp thoáng hương”… Không nỡ để bất kỳ một hiện hữu nào thiếu đi bóng tâm linh, thơ Hoàng Cầm khiến người đọc không yên, hiểu ít hiểu nhiều cũng đều không yên, bởi những phấp phỏng rất thật và rất lạ trong mỗi bài thơ. Cũng vì thế, mỗi câu thơ đắc địa của Hoàng Cầm đều mở ra những chân trời thăm thẳm. Suy cho cùng, tâm linh cũng là một quyền lực. Trong một bài phỏng vấn, Hoàng Cầm trả lời rất trong sáng: “Thần linh đọc Diêu Bông, tôi chép Diêu Bông”. Không, có lẽ không phải thần tiên giáng bút đâu. Ông nâng niu cảm hứng của mình, đặt cho nó cái tên là Thần linh. Linh hóa chính cảm hứng của mình, điều ấy sẽ dắt đưa ông đến những bờ thơ ít người lai vãng, nhưng âm vang của nó lại xuyên biết bao không gian thời gian. Dịch thơ Hoàng Cầm ra tiếng nước ngoài hẳn là rất khó, vì phần hồn ảo diệu mơ hồ trong đó quá nhiều. Dịch ngôn từ thì sao khó bằng dịch hồn. Mà hồn thì có cách nào dịch được?

Trường hợp Hoàng Cầm là cả một sự mâu thuẫn: viết như ông ít người hiểu, ít người bắt chước được, nhưng viết như ông thì được công chúng yêu mến “điên cuồng”. Những ý thơ như: “Anh đàn em hát níu xuân xanh”, “yếm rách còn ngăn được gió – tình em dang dở yếm nào che”, “diêu bông hỡi diêu bông”… đều đã sống tươi tắn trong những giai điệu đẹp của nền nhạc nhẹ Việt Nam.

Bấy nhiêu tên tuổi ở ngay buổi đương đại này cũng là những “đảm bảo” đáng giá cho sức sống của một tài thơ. Thơ khó đọc mà chọn được cả người đọc, chọn được cả công phu và sở trường của người đọc là rất hiếm. Hoàng Cầm, người thơ xứ Thuận Thành, người mãi ham mê “vớt mắt em về bến hóa sinh” đã làm được việc ấy. Hoàng Cầm đánh thức tinh hoa của những người chịu đọc ông. Tôi cho rằng đó là vinh dự lớn hơn hết của một đời thơ; dường như hơn cả niềm vinh dự “được tuổi trẻ hoan nghênh” như chàng Xuân Diệu năm xưa.

Hà Nội, ngõ Trần Cao Vân, 2. 2014

Cập nhật thông tin chi tiết về Đọc Bài Thơ Hương Dương Cầm trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!