Xu Hướng 12/2023 # Đoạn Thơ Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Là Một Trong Những Đoạn Tả Cảnh Ngụ Tình Đặc Sắc Nhất Trong Truyện Kiều. Hãy Chứng Minh Điều Đó Qua Tám Câu Thơ Sau Đây: “Buồn Trông Cửa Bể Chiều Hôm,… Ầm Ầm Tiếng Sóng Kêu Quanh Ghế Ngồi” # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đoạn Thơ Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Là Một Trong Những Đoạn Tả Cảnh Ngụ Tình Đặc Sắc Nhất Trong Truyện Kiều. Hãy Chứng Minh Điều Đó Qua Tám Câu Thơ Sau Đây: “Buồn Trông Cửa Bể Chiều Hôm,… Ầm Ầm Tiếng Sóng Kêu Quanh Ghế Ngồi” được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường. Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc Và lò trầm đêm ấy tỏa bay hương… (Đọc Kiều – Chế Lan Viên)

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ hay nhất của Truyện Kiều, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Những vần thơ buồn thương mênh mang đã gieo vào lòng người đọc nhiều xót xa khôn nguôi về những kiếp người bạc mệnh ngày xưa. Sau khi bị lừa, bị thất thân với Mã Giám Sinh, rồi lại bị Tú Bà làm nhục, Kiều dùng dao tự vẫn. Nghiệp chướng còn dài, nợ đời còn nặng – nàng đã được cứu sống. Tú Bà lập mưu mới, dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích.

Thân gái nơi đất khách quê người, lo âu bơ vơ. Những ngày bão tố, hãi hùng vừa qua. Chặng đường phía trước mịt mờ, đầy cạm bẫy. Nàng cay đắng và vô cùng đau khổ. Giờ đây, nàng sống một mình trong lầu Ngưng Bích với bao tâm trạng bẽ bàng, chán ngán. Biết lấy ai, cùng ai tâm sự? Nỗi nhớ thương như lớp lớp sóng dâng lên trong lòng. Kiều nhớ thương cha mẹ già yếu, không ai đỡ đần nương tựa quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Nàng nhớ chàng Kim: Bên trời góc bể bơ vơ – Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?

Sau nỗi nhớ là nỗi đau buồn tê tái, sự hoang mang và lo sợ triền miên… Nỗi đau buồn như xé tâm can, cứ xiết chặt lấy hồn nàng. Đoạn thơ tám câu đầy ắp tâm trạng. Nhà thơ đã lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho sự vận động nội tâm của nhân vật trữ tình. Còn đâu nữa cảnh vật thân quen ở vườn Thúy? Tất cả đều một cánh hoa trôi man mác, nội cỏ dầu dầu, màu xanh xanh của mặt đất, chân mây, gió cuốn và tiếng sóng vỗ ầm ầm…. Chính những cảnh vật ấy, âm thanh ấy đã góp phần đặc tả tâm trạng Kiều; một bi kịch đang giày vò tan nát lòng nàng suốt đêm ngày.

Mỗi một hình ảnh, một ngôn từ xuất hiện lại gợi ra trong tâm hồn người đọc một trường liên tưởng chua xót về nỗi đau và số kiếp bạc mệnh của người con gái đầu lòng của Vương Viên, ngoại. Mỗi một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho nỗi lo âu và sợ hãi của Kiều. Cánh buồm xa xa thấp thoáng trên cửa bể chiều hôm như gợi ra một hành trình lưu lạc, mờ mịt:

Buồn trông cửa bề chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Cánh hoa trôi man mác dồi lên dồi xuống giữa ngọn nước mới sa bao la, cũng là tâm trạng lo âu cho thân phận nhỏ bé trôi dạt trên dòng đời vô định: Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Nội cỏ dầu dầu vàng úa hiện lên giữa màu xanh chân mây mặt đất nơi mờ mịt xa xăm đó là vũ trụ hay là cuộc đời tàn úa của nàng:

Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Và biển trời dữ dội ầm ầm tiếng sóng đang vỗ, đang kêu đang bủa vây, như nói lên sự lo âu, sợ hãi, nỗi khiếp sợ của Kiều:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Mỗi câu thơ mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và số phận đen tối của môt kiếp người trong bể trầm luân. Một hệ thông từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm – tạo nên âm điệu hiu hắt, trầm buồn, ghê sợ. Ở vị trí đầu dòng thơ, điệp ngữ buồn trông bốn lần cất lên như một tiếng ai oán, não nùng kêu thương, diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thuý Kiều làm cho người đọc vô cùng xúc động:

Buồn trông cửa bể chiều hôm… Buồn trông ngọn nước mới sa… Buồn trông nội cỏ dầu dầu… Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ kì diệu. Một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm trạng khắc họa nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong mười lăm năm trời lưu lạc với thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, có lửa nồng, có âm thanh, cười ra tiếng khóc, khóc nên trận cười…

Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta những xót thương về con người tài sắc bạc mệnh. Một thái độ yêu thương, một tấm lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ đốì với nỗi đau của Thuý Kiều đã để lại- ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc qua hàng thế kỉ nay. Như Tố Hữu đã viết: Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều.

Bình Giảng Đoạn Thơ Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Trích Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Trong khoảng đời lưu lạc của Kiều, Nguyễn Du luôn theo sát bước chân của nàng để cùng thông cảm, chia sẻ với nàng. Ngay từ đoạn đầu đời của bước đường lưu lạc “trước lầu Ngưng Bích”, nàng phải đối diện với chính mình trong nỗi đau bi kịch. Bi kịch nội tâm của phép tả cảnh ngụ tình. Kiều ở lầu Ngưng Bích là một thành tựu đặc sắc của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

Thúy Kiều thông minh, nhạy cảm, tài sắc, đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rũ màn che”. Nhưng bất ngờ tai vạ lại ập đến với gia đình nàng. Nàng buộc phải bán mình chuộc cha, trao cả cuộc đời cho Mã Giám Sinh lưu manh, và rồi lại rơi vào chốn lầu xanh của Mụ Tú, cái lầu Ngưng Bích mà mụ dành cho Kiều ở thật ra là cái cạm bẫy để rồi đưa nàng vào cuộc đời của một cô gái lầu xanh. Tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích là dự cảm về những đắng cay mà nàng sắp sửa phải gánh chịu.

Đoạn thơ trích là một bức tranh buồn, một nỗi buồn xót xa của thân gái dặm trường phải đối với bao nghiệt ngã ở chính mình – một nỗi buồn xa xót, thê lương, buồn từ lòng người thấm vào cảnh vật, buồn từ cảnh vật xoáy vào lòng người; một nồi buồn của con người hoàn toàn cô đơn giữa khung cảnh thiên nhiên vắng lặng.

Mở đầu đoạn thơ là khung cảnh bi kịch nội tâm Thúy Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung. Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Chỉ vài nét chấm phá của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã gợi lên một tâm trạng cô đơn, trơ trọi của Thúy Kiều trước không gian mênh mông vắng lặng. Từ lầu cao ngước mắt xa trông, nàng chỉ thấy trong tầm mắt dáng núi mờ xa và một mảnh trăng gần. Bức tranh thiên nhiên thì đẹp, nhưng lòng người thì buồn, nên cảnh cùng đeo sầu. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nhìn xuống mặt đất thì cảnh vật bốn về xa trông bát ngát, bên thì “cát vàng cồn nọ” nhấp nhô, lượn sóng, bên thì “bụi hồng dặm kia” thưa thớt thoáng hiện dưới ánh trăng vàng. Bức tranh thiên nhiên dù nên thơ, thoáng đãng, nhưng lại rất tĩnh – cái tình lặng gần như tuyệt đối ấy, cái mênh mông vắng lặng ấy lại càng khắc sâu thêm nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của nàng. Để rồi nỗi cô đơn ấy lại càng đấy lên đến mức tuyệt đối:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.

Hình ánh “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian và không gian hãm con người nơi đất lạ, miền xa. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “mây sớm đèn khuya” để mà tự thổn thức, tự hoài niệm. Thật oái oăm cho cảnh, “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Một nửa là tâm sự của Thúy Kiều và nửa kia là cảnh vật trước lầu Ngưng Bích. Hai nỗi ấy đan xen vào nhau, làm choáng ngợp lòng Kiều, khiến Kiều đau đớn bơn, tan tác hơn. Nàng đắm chìm trong nỗi buồn cô đơn, tuyệt vọng.

Trong nỗi buồn cô quạnh đó, hình ảnh người thân lại hiện về. Nàng nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được Nguyễn Du miêu tá thật xúc động và sâu sắc trong lời độc thoại nội tâm.

Nàng tưởng nhớ đến Kim Trọng, nhớ về mối tình trong sáng, đẹp đẽ. Hình ảnh ánh trăng gợi nhớ lại một đêm trăng mới ngày nào họ cùng nhau thề nguyền kết tóc xe tơ, nàng thương Kim Trọng vẫn tháng ngày mong chờ, không biết nàng ở tận góc bể chân trời nào:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương xuống những rày trông mai chờ.

Hai câu thơ là lời độc thoại, nội tâm của trái tim yêu thương. Và giờ đây, nàng càng đau đớn xót xa hơn:

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Trong tình yêu, không biết bao giờ nàng mới thôi nhớ Kim Trọng. Chắc mải mãi là không bao giờ phai nhạt được. Lòng Kiều là một “tấm son” một tấm lòng son sắt thủy chung với Kim Trọng. Về sau, trong suốt mười lăm năm lưu lạc, hình bóng Kim Trọng lúc nào cũng khắc sâu trong tâm trí của Kiều. Câu thơ “tấm son gột rửa bao giờ cho phai” cũng có thể hiếu theo cách khác. Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố, biết bao giờ gột rửa được. Dù là hiểu câu thơ theo cách nào đi nữa, thì ta vẫn thấy nỗi trăn trở của Kiều là nỗi đau về mối tình tan vỡ, một nỗi đau về thân phận, về cuộc đời mà nàng đã phải chấp nhận.

Cánh ngộ của Kiều lại càng éo le hơn, khi nghi về cha mẹ:

Xót người tựa cửa hôm nay, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc từ đã vừa người ôm.

Kiêu “xót” vì hình dung cha mẹ vẫn sớm hôm tựa cửa ngóng trông tin tức của nàng. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi về nổi không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng cha mẹ đang ngày một già nua đau yếu. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điển cố “sân Lai”, “gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều.

Nàng nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau, còn là sự thế hiện một cách tinh tế của Nguyễn Du trong việc khắc họa một cách khách quan tâm trạng của Thúy Kiều. Là người đặc biệt biêu thảo như Kiều, Nguyễn Du đã thấy và thông cảm với những đổ vở, tan nát của một mối tình mà trái tim Kiều lúc nào cũng như chảy máu vì đau thương và hối hận. Chính vì vậy mà khi viết về tâm trạng của Thúy Kiều, ông đã đặt tình trước hiếu, đảo ngược trật tự đạo lí phong kiến, để Kiều nhớ đến người yêu trước. Mặt khác, đối với cha mẹ, Kiều đã bán mình chuộc cha, ơn sinh thành đã có phần đền đáp. Còn đối với người yêu, Kiều vẫn coi mình là người có tội bạc tình. Trong tâm trạng như vậy, khi một mình một bóng, Nguyễn Du đã để Kiều trước hết nghĩ tới người yêu thì thật là một nhà thơ tâm lí bậc thầy khó lần với bất cứ ai.

Trong tâm trạng ngổn ngang những nỗi đau dằn xé của nàng, nàng ngoảnh mặt trông bốn phương trời, đâu đâu cũng thấy buồn.

Bốn cặp câu cuối đoạn là bốn bức tranh mà Kiều nhìn đến được Nguyễn Du miêu tả bằng điệp khúc “buồn trông”. Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, trong đó khung cảnh thiên nhiên luôn là khung cảnh tâm trạng, biểu đạt hoạt động nội tâm của Thúy Kiều.

Cảnh thứ nhất là cảnh chiều hôm trên cửa biển với cánh buồm thấp thoáng khi tỏ khi mờ:

Buồn trông cửa hể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồm xa xa.

Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa trong buổi chiều tà gợi lên ở nàng một nỗi buồn day dứt về quê nhà xa cách, về thân phận lẻ loi, cô đơn, hiu hắt đến khốn cùng!

Bức tranh thứ hai hiện ra trước mắt là hình ảnh:

Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Một cánh “hoa trôi man mác” giữa dòng nước mênh mông đủ để chiếm thực tại ở nàng. Hình ảnh “hoa trôi” gợi lên nỗi buồn về thân phận lênh đênh, vô định của nàng. Nàng thực sự cảm nhận được số phận trôi nổi về sau của mình.

Càng buồn, cảnh vật càng thấm nỗi đau và gần như càng xa lạ đối với nàng:

Buồn trông nội cỏ dầu dầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Hình ảnh “nội cỏ dầu dầu” giữa “chân mây mặt đất” trong cái màu xanh xanh, mùa xa tít tắp ấy, là một nỗi bi thương vô vọng, kéo dài không biết đến tự bao giờ!

Lòng Kiều buồn, nỗi buồn tràn ngập cả bốn phương trời như bao phủ lấy nàng, ôm chặt nàng, lòng nàng cảm thấy cô đơn hơn, hãi hùng hơn. Nhưng có lẽ điều đã làm nàng khiếp sợ nhất là tiếng sóng:

Buồn trông gió cuốn mặt dềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tiếng sóng âm vang vây chặt lấy Kiều, ầm vang trong lòng Kiều. Tiếng sóng gào thét giận dữ như báo hiệu bão tố đang rình rập như chụp xuống đời nàng.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh phong phú và sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Với những nét phác họa có chọn lọc về cảnh vật thiên nhiên, về ngôn ngữ độc thoại và hề thống ngôn ngữ dân tộc là chủ yếu, Nguyễn Du đã miêu tả những diễn biến tâm trạng nhân vật một cách sinh động, tạo được ấn tượng mạnh mẻ đối với người đọc.

Với một trái tim nhân đạo, giàu tính nhân văn sâu sắc, kết hợp với bút lực tài hoa, Nguyễn Du đã tạo nên một đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều.

*****

Nguồn: chúng tôi

Phân Tích Tám Câu Thơ Cuối Trong Đoanh Trích ” Kiều Ở Lầu Ngưng Bích”

Phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc là danh nhân văn hóa thế giới. Nhắc đến ông, người ta kể đến ” Truyện Kiều”– một tác phẩm đã nâng Tiếng Việt lên thành ngôn ngữ dân tộc. Đọc truyện, ta cảm nhận được trái tim nhân hậu, đa cảm đối với con người của nhà thơ. Như Mông Liên Tưởng chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều đã viết ” Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, day dứt đến đứt ruột”. Và có đọc tám câu thơ cuối của đoạn ” Kiều ở lầu Ngưng Bích” ta mới cả m nhận được nét tinh tế, được cái hay, cái đẹp của bút pháp tài ba của Nguyễn Du, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

” Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Những dòng thơ sinh động, dưới cái tài miểu tả nội dung nhân vật của tác giả làm hiện lên một bức tranh vừa gợi tả cảnh thiên nhiên vừa gợi nỗi lòng của nàng Kiều. Một mình bơ vơ, chơ chọi giữa không gian mênh mông, nỗi nhớ nhà quê hương bỗng trỗi dậy trong lòng Kiều.

” Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng, cánh buồm xa xa”

Cửa bể là không gian biển khơi mênh mang,rợn ngợp vô cùng, đặt trong thời gian chiều tà, gợi nỗi buòn vắng da diết. Câu thơ của Nguyễn Du khiến người đọc nghĩ tới hình ảnh người con gái lấy chồng xa quê nhìn về quê vào mỗi chiều tà trong câu ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Nhớ vềquê mẹ ruột đau chín chiều.

Trong thơ, cảnh chiều hôm giữa không gian bao la ấy có một cánh buồm lẻ loi, lạc lõng lúc ẩn lúc hiện ” thấp thoáng” đã gợi lên cho ta sự lưu lạc tha hương cùng với nỗi buồn da diết về cha mẹ của đứa con nơi ” đất khách quê người”, câu thơ từ từ ngân lên như một niềm khao khát , hoài bão, ngóng trông, nhưng hiện tại, nơi gác bể chân trời, Kiều vẫn lẻ loi một mình đối đầu với sóng gió cuộc đời, rồi thân phận kiều sẽ lênh đênh, trôi dạt về phương trời nào?

Tâm trạng sợ hãi, lo lắng của Kiều giữa biển trời vô định khiến người đọc phải xót thương, nơi xa kia Kiều nhìn thấy cánh hoa trôi và nghĩ đến thân phận mình:

” Buồn trông ngọn nước mới sa” Hoa trời man mác biết là về đâu”

“Ngọn nước mới sa” chứa đựng một sức mạnh của tự nhiên có thể vùi dập, cuốn trôi, hủy diệt những gì nhỏ bé. Giờ đây, không gian không chỉ mênh mông rợn ngợp mà nó còn mạnh mẽ dữ dội, hình ảnh hoa lìa cội, lìa cành nổi trôi trên sóng nước bị dập vùi cũng chính là cuộc đời Kiều trôi nổi giữa dòng đời, Kiều bất lực và mặc thác cho số phận xô đẩy. Đau xót thay khi Kiều giờ đây như một con chim lạc bầy đang bay trong giông tố.

Đọc hai câu thơ tiếp theo, tâm trạng sợ hãi, lo lắng của Kiều đã nâng lên thành tâm trạng tuyệt vọng, bế tắc khi Kiều còn nhìn thấy ngon cỏ rầu rầu:

” Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

Cảnh khá ấn tượng không phải là ” cỏ nên xanh tận chân trời” của ngày xuân đầy sức sống mà là “nội cỏ rầu rầu” héo úa, tàn lụi, chết chóc càng làm cho Thúy Kiều thêm chán ngán, vô vọng. Màu ” xanh xanh” làm cho cả cổ cây không còn tươi tắn, cảnh vật thêm ảm đạm, như màu cỏ trên mộ Đảm Tiên”

” Sè sè nấm đất bên đường Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”

Hai câu thơ cuối có thể coi là bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến đỉnh điểm. Sóng gió âm thanh dữ dội duy nhất xuất hiện gắn liền với sự mạnh mẽ tượng trưng cho sức mạnh phong kiến rình rập bủa vây cuộc đời Thúy Kiều.

” Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Chiều đã muộn, cảnh không còn hiện rõ nữa, âm thanh dội lên mạnh hơn. Kiều nhìn thấy ” gió cuốn” từng đợt sóng trào dâng, nghe ” sóng kêu” vang dội bỗng thấy kinh hãi, lo sợ đến hãi hùng, Kiều chơi vơi như rơi vào vực thẳm một cách bất lực, và cũng chính lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng yếu đuối nhất. Vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh, để rồi dấn thân vào cuộc đời ” thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”

Không chỉ vậy, bốn câu lục bát được liên kết bằng điệp ngữ ” buồn trông” gợi nỗi buồn điệp trùng, triền miên, tạo âm hưởng của một bản nhạc buồn với điệp khúc tâm trạng. ” Buồn trông” ở đây là buồn mà nhìn xa trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ thay đổi hiện tại nhưng càng trông càng vô vọng.

Điệp ngữ ” buồn trông” kết hợp với nhiều từ láy ” thấp thoáng” , ” xa xa” ” man mác” “rầu rầu” ” xanh xanh” ” ầm ầm” đứng ở cuối câu tạo nên nhịp điệu trầm và đã diễn tả sâu sắc tâm trạng đau thương, buồn thảm của Kiều. Đồng thời với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thành từ tĩnh đến động và tâm trạng từ tuyệt vọng cô đơn đến lo lắng, hoang mang.

Tóm lại, ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích” không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Đoạn trích thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong tả cảnh ngụ tình, trong đó, tám câu thơ cuối đã gieo vào lòng người nỗi buồn thương cùng Kiều và tình yêu thương, thấu hiểu với thân phận người đàn bà của Nguyễn Du.

Từ khóa tìm kiếm:

kiều ở lầu ngưng bích lớp 9, kiều ở lầu ngưng bích truyện kiều, kiều ở lầu ngưng bích trích truyện kiều, kiều ở lầu ngưng bích ngữ văn 9, kiều ở lầu ngưng bích học văn lớp 9, kiều ở lầu ngưng bích bài giảng, cảm nhận bài kiều ở lầu ngưng bích, kiều ở lầu ngưng bích 8 câu thơ cuối, nội dung kiều ở lầu ngưng bích, 8 câu cuối kiều ở lầu ngưng bích, 8 câu cuối của bài kiều ở lầu ngưng bích, 8 câu cuối trong bài kiều ở lầu ngưng bích, nghị luận 8 câu cuối kiều ở lầu ngưng bích.

Nguồn: Phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích ” Kiều ở Lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du

Những Câu Thơ Hay Trong Truyện Kiều

Để giúp các bạn trẻ thời nay vì quá bận rộn với kinh tế thị trường, không có đủ thời gian đọc hết toàn bộ “Truyện Kiều”, tôi xin chọn 50 cặp lục bát mà tôi cho là hay nhất, để trong một quãng thời gian ngắn, bạn đọc có thể tiếp cận với những câu Kiều đặc sắc, đồng thời với các bạn đang yêu, may chăng từ những câu Kiều này, có thể “hoạt ngôn” hơn trong những trạng thái khó xử của cuộc sống.

Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Sống làm vợ khắp người ta Hại thay thác xuống làm ma không chồng.

Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không.

Ngổn ngang trăm mối bên lòng Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình.

Một mình lưỡng lự canh chầy Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.

Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

Mành tương phất phất gió đàn Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình.

Gió chiều như giục cơn sầu Vi lô hiu hắt như mầu khơi trêu.

Rằng: trăm năm, kể từ đây Của tin gọi một chút này làm ghi.

Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao.

Gìn vàng giữ ngọc cho hay Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.

Trăng thề còn đó trơ trơ Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng.

Ông tơ ghét bỏ chi nhau Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi.

Đau lòng tử biệt sinh ly Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên.

Phận sao đành vậy cũng vầy Cầm như chẳng đỗ những ngày còn xanh.

Trong tay đã sẵn đồng tiền Dù lòng đổi trắng thay đen khó gì.

Đau lòng kẻ ở người đi Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.

Biết thân đến bước lạc loài Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.

Miếng ngon kề đến tận nơi Vốn nhà cũng tiếc, của trời cũng tham.

Đoạn trường thay lúc phân kỳ Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.

Thôi con còn nói chi con Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người.

Từ đây góc bể bên trời Nắng mưa thui thủi quê người một thân.

Vi lô san sát hơi may Một trời thu để riêng ai một người.

Dặm khuya ngất tạnh, mù khơi Thấy trăng mà thẹn những lời non sông.

Thoắt trông nhờn nhợt màu da Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao.

Thương ôi tài sắc bậc này Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần.

Cũng liều nhắm mắt đưa chân Mà xem con tạo xoay vần đến đâu.

Đêm thu khắc lậu, canh tàn Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương.

Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.

Vui là vui gượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai.

Đã đày vào kiếp phong trần Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên.

Thương sao cho trọn thì thương Tính sao cho vẹn mọi đường thì vâng.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi ửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.

Bước vào phòng cũ lầu thơ Tro than một đống, nắng mưa bốn tường.

Bốn phương mây trắng một màu Trông vời cố quốc biết đâu là nhà.

Bề ngoài thơn thớt nói cười Mà trong nham hiểm giết người không dao.

Nhẹ như bấc, nặng như chì Gỡ cho ra nợ còn gì là duyên.

Phận bèo bao quản nước sa Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.

Biết thân tránh chẳng khỏi trời Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.

Đến bây giờ mới thấy đây Mà lòng đã chắc những ngày một hai.

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.

Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan.

Phong trần mài một lưỡi gươm Những phường giá áo túi cơm sá gì.

Chọc trời khuấy nước mặc dầu Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.

Một cung gió thảm mưa sầu Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay.

Đánh tranh chụm nóc thảo đường Một gian nước biếc mây vàng chia hai.

Thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao.

Tưởng bây giờ là bao giờ Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao.

Phân Tích Đoạn Thơ Nỗi Thương Mình Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nội dung chính của đoạn trích là Tâm trạng Thuý Kiều dày vò đau khổ trong bi kịch thứ hai: bi kịch về nhân phẩm. Là người trọng danh dự, phẩm tiết, thế mà phải tự giày xéo cái cao quí đó, đau khổ biết bao khi tự mình chán ghét mình.

Cảnh thật mà người giả:

Mở đoạn là cảnh thanh lâu: người ra vào tấp nập, gái trai dập dìu, ngả nghiêng trong tiếng nhạc, ánh mắt đưa tình, ngập ngụa trong cơn say, cười nói như điên dại. Cuộc sống lấy đêm làm ngày, phấn son nhớp nhúa.

Nguyễn Du tả cảnh tế nhị này bằng những hình ảnh ước lệ: bướm ong, dùng điển tích, điển cô”: lá gió cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh nên tránh cho người đọc khỏi phải chứng kiến trực tiếp cảnh xấu xa, đồi bại, nhưng cảnh vẫn hiện lên rất thực, sống động. Bằng những từ láy: lả lơi, dập dìu và biện pháp thậm xưng: Cuộc say đầy thảng, trận cười suốt đèm, Nguyễn Du đã dựng dược toàn bộ không khí của chốn lầu xanh. Nguyễn Du không chỉ có tài tả cảnh thiên nhiên mà còn có tài tả cảnh sinh hoạt.

Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?

Trong cảnh rất phản cảm ấy, người đọc thấy hiện lên nhân vật Kiều phải say, phải cười, phải ngả nghiêng, lơi lả, phải dìu bước, gắng gượng vào ra… nghĩa là phải làm tất cả như cái máy để quên. Đó là một Kiều giả – Kiều kĩ nữ. Nguyễn Du dã truyền đến người đọc nỗi xót đau trước cánh hoa tươi bị dập nát trong chốn bùn dơ, niềm căm phẫn trước bọn ác nhân: Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà…

Cảnh lùi xa, Kiều còn lại một mình, trơ ra con người thật:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Thao thức trong đêm vắng canh dài, Kiều hình dung lại cảnh sống ê chề nên càng xót xa tiếc nuôi thời vàng son nhung lụa đã mất:

Cảnh thật đối chọi tương phản giữa xưa và nay. Quá khứ êm đẹp chỉ nhắc lại một câu còn là ba câu nói đến thực tại phũ phàng, bao trùm đè nặng chôn lấp quá khứ, Kiều càng đau đớn hơn. Hàng loạt câu hỏi tu từ và điệp từ sao cho thấy giọng điệu vừa đau xót vừa đay nghiến. Mặt sao… Thân sao… là lời Kiều tự đay nghiến mình, tự chán mình. Thật đau xót biết bao khi phải tự ruồng bỏ chính mình. Đây là bi kịch tự thân, diễn ra trong nội tâm nhân vật khi ý thức nhân phẩm trỗi dậy. Con người tự đau cho mình cũng như tự nhận thức giá trị bản thân là điểm mới trong văn chương trung đại. (Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn / Trơ cái hồng nhan với nước non – Hồ Xuân Hương).

Cách kết cấu chêm xen thành ngữ đầy sáng tạo: bướm lả ong lơi, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường đã tạo ra giọng thơ nhấn nhá diễn tả tâm trạng bị dày vò đau đớn. Giọng nhân vật trùng với giọng kể chuyện đã thể hiện niềm đồng cảm đau xót sâu xa của nhà thơ.

Bôn câu thơ đầu là người đọc đau cho Kiều, bốn câu tiếp theo là cùng đau với Kiều.

Cuối cùng là cảm nghĩ của Kiều về cảnh sống hiện tại:

Thi liệu thơ mang tính ước lệ, cách điệu: mưa Sở, mây Tần, xuân, gió tựa hoa kề, tuyết, trăng, cầm kì thi hoạ nên nhìn bề ngoài có vẻ thanh tao, trang nhã nhưng kì thực là một cảnh nhơ nhớp nên lòng buồn mênh mông vô hạn.

Có bốn câu nói về cảnh thiên nhiên, bốn câu nói về cảnh sinh hoạt. Cấu trúc tám câu thơ cuôl đoạn rất nhịp nhàng đăng đối: thiên nhiên lạnh lẽo trống vắng, còn sinh hoạt nhạt nhẽo rời rạc. Tất cả đều góp phần thể hiện cảnh sống lạnh lẽo, cô quạnh, tâm trạng nàng Kiều cô đơn, thẫn thờ, vô cảm buông trôi.

Đoạn thơ có nhiều câu tiểu đối, hoặc đối giữa câu lục với câu bát rất nhịp nhàng, khi thì diễn tả sự đối lập, khi thì cho thấy sự liên tục, kéo dài của sự việc… để thấy nỗi đau đớn hay nỗi buồn mênh mông. 

Nhờ xúc cảm da diết và sâu lắng nên Nguyễn Du đã viết những câu thơ đẹp nhất, mang tính phổ quát cao, đầy chiêm nghiệm triết lí:

Đoạn thơ thấp thoáng ẩn hiện cuộc sống lầu xanh và diễn tả chồng chất nỗi đau đớn xót xa trong bi kịch nhân phẩm của nàng Kiều. Đau xót vì cái đẹp bị vùi dập là biểu hiện của tinh thần nhân văn cao đẹp trong đoạn trích.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lý Nhân Vật Trong Đoạn Trích “Trao Duyên” Truyện Kiều

“Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Chỉ hai câu thơ mà Nguyễn Du đã dựng lên đượ cmootj không khí, một cảnh ngộ đặc biệt. Lời nói cảu Kiều với Vân không còn là ngôn ngữ thông thường của chị nói với em trong một gia đình gia giáo nền nếp nữa. Những chứ “cậy” chứ không phải “nhờ” đặc biệt là sự khẩn khoản em “ngồi lên” cho chị “Lạy rồi sẽ thưa” đã tạo nên một không khí trang trọng đặc biệt mở đầu cho một tình huống tâm lsy hết sức phức tạp. Bằng những lời lẽ vừa khẩn khoản vừa thiết tha, Kiều đã tự hạ mình xuống tư thế của người luỵ phiền, van lơn cầu khản chính đứa em ruột của mình.

Kiều hiểu được gánh nặng Kiều sắp trao cho em và càng hiểu sâu sắc hơn tình thế khó xử của Vân.

Cái điều mà Kiều muốn thưa với Vân chính là bi kịch tình yêu tan vỡ của mình và tha thiết cầu khẩn Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng. Lời tâm sự cảu Kiều không dài dòng nhưng đã nói được đầy đủ cả sự việc, cả lý kẽ và tình cảm của mình, nhằm cái mục đích chủ yếu là dọn một con đường của trái tim đến với trái tim. Kiều đã lay đông ở Vân tình cảm chị em máu mủ, ruột thịt:

“Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ, thay lời nước non”

Kiều còn việc cả cái chết của mình ra để nói lên sự toại nguyện nếu được Vân nhận lời thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:

“Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.

Lời thỉnh cầu của Kiều vừa chân thành, vừa thuyết phục, vừa thiết tha vừa ràng buộc đưa Vân đến tình thế mặc nhiên phải chấp nhận. Nàng Kiều của Nguyễn Du tỏ ra sắc sảo mặn mà cả trong bi kịch đau đớn nhất của mình.

Song, nàng Kiều trong đoạn Trao duyên cũng như trong suốt Truyện Kiều không giản đơn chỉ là một con người hành động vì một mục đích nào đó. Nàng Kiều của Nguyễn Du còn luôn luôn sống với những tâm tư, tình cảm thầm kín của mình. Nguyễn Du đã thâm nhập vào thâm cung nội tâm của nhân vật, miêu tả nàng Kiều với tất cả những trạng thái tình cảm phong phú, phức tạp như là một con người có thật ở ngoài đời. Kiều khẩn thiết nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng cũng không thể giấu giếm nỗi đau không cùng (Giữa đường đứt gánh tương tư) của mình, không che giấu tình cảm sâu nặng của mình đối với Chàng Kim (‘Kể từ khi gặp Chàng Kim – Khi ngày quạt ước khi đêm hẹn thề”)

Mượn cả đến cái chết để nói lên sự thanh thản của mình nếu như Vân nhận lời nối duyên với Chàng Kim, vậy mà khi trao những kỷ vật cho Vân, Kiều lại thấy mình mất mát to lớn không gì bù đắp nổi. Tay Kiều trao mà lòng Kiều như còn cố níu kéo giữ lại một chút gì cho mình:”Chiếc thoa với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung”

Biết bao giằng xé đau đớn, chua chát trong hai chữ “của chung” đầy phi lý ấy. Khẩn khoản van nài em nhận lời trao duyên của mình, vậy mà Kiều lại thấy mình như kẻ bị mất người, coi mình như người mệnh bạc. Tất cả những tình cảm mâu thuẫn ấy càng làm cho tấn bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiểu thêm đau đớn.

Giở những kỷ vật trao cho Vân, Kiều như sống lại với những kỷ niệm cũ. Sự hiện diện của những kỷ vật càng gợi lên sự tương phản giữa hạnh phúc rực rỡ trong quá khứ với sự chia li đau đớn trong hiện tại. Lời hẹn ước thế bôi mới hôm nào, thoắt cái đã thành chuyện của ngày xưa, của quá vãng. Sự cảm nhận của thời gian có màu sắc tâm lý ấy đã tô đậm thêm nỗi đau đớn của nàng Kiều khi ý thức sâu sắc được sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại.

Cố níu giữ tình yêu khi trao kỷ vật trong thế giới hiện tại chưa đủ, Kiều còn cố níu một lần nữa trong tương lai ở thế giới bên kia. Song, cái thế giới của mai sau, của linh hồn cũng không hơn gì thế giới của hôm nay, của cuộc đời thực. Vẫn là lời của Kiều tâm sự, cầu khẩn với Vân tưởng như những lời từ thế giới bên kia vọng về, mà sao vẫn thấm đầy nước mắt.

“Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai Dạ đài cách mặt, khuất lời Rảy xin chén nước cho người thác oan”

Dẫu đã sang thế giới bên kia nhưng linh hồn Kiều vẫn còn mang nặng lời thề, vẫn còn mong muốn, khao khát qua những làn gió nhẹ, hiu hiu trở về gặp lại người yêu. Vẫn khao khát nhận được sự đồng cảm của con người nơi trần thế. Từ lúc tâm sự, giãi bày thuyết phục Vân nhận lời trao duyên đến lúc trao kỷ vật rồi đến khi sống trong thế giới của hồn oan, Kiều càng ngày càng đau xót nhưng cũng ngày càng quyết liệt cố giữ tình yêu của mình bằng mọi cách. Thật quả là: “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” Bản chất thuỷ chung son sắt với tình yêu đã làm cho nàng Kiều, ngay cả khi đã hoá thân vào hồn oan cũng tỏ ra rất người, rất trần thế.

Nguyễn Du, bằng cảm quan hiện thực của mình đã không trình bày cảnh trao duyên một cách đơn giản, sự việc này tiếp nối sự việc kia, mà biết dừng lại ở cái ” bây giờ” cái cá biệt, không lặp lại của thời gian và không gian để khám phá thế giới nội tâm của nhân vật. Nàng Kiều, cuối cùng, quay lại về với chính lòng mình, tột cùng đau đớn khi ý thức sâu sắc về bi kịch trong hiện tại của mình. Sự tan vỡ tình yêu là có thật, là không có gì cứu vãn nổi. Dồn dập những hình ảnh, những từ ngữ: “Trâm gẫy bình tan”, “Tơ duyên ngắn ngủi”, “nước chảy hoa trôi”, “phận bạc như vôi” đã nói lên thật thấm thía, đầy xót xa thương về nỗi đau nàng Kiều. Bi kịch của nàng Kiều lại càng sâu sắc khi trước hiện tại,nàng vẫn không thôi khao khát hạnh phúc tình yêu.

“Bây giờ trâm gẫy bình tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ai ân”

Đến đoạn cuối, Kiều như quên hẳng là đang nói với Vân mà như đang nói với chính mình. Bi kịch tình yêu tan vỡ lên tới tột đỉnh, Kiều thốt lên những tiếng kêu xé lòng:

“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chành từ đây!”

Tên Chàng Kim vang lên hai lần trong một câu thơ, vừa tha thiết, vừa xiết bao trân trọng. Câu thơ cuối là một lời than, lời tự trách mình. Bước ngoặt tâm lý này thật bất ngờ nhưng lại rất hợp lý, bị quy địn bởi chính logic tính cách của Kiều. Nàng Kiều sống hết mình trong nỗi đau tột cùng của mình, nhưng trước sau vẫn là con người giàu lòng vị tha. Kiều ân cần, chu đáo với chằng Kim nhưng vẫn cho rằn mình là người đã phụ chàng. Kiều quên nỗi bất hạnh của mình để cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của người khác. Kiều thương Chàng Kim hơn cả chính mình. Kiều không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận trách nhiệm về mình. Có thể nói, chỉ một chữ “phụ” thôi mà đã làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách cao thượng, giàu lòng vị tha của nàng Kiều.

Đoạn Trao duyên về hình thức được trình bày như là lời tâm sự, giãi bày của Kiều với Vân, tứ là bằng ngôn ngữ đối thoại. Hình thức đối thoại ấy, rõ nhất là ở mấy câu thơ đầu, nhưng càng ngày cành mờ nhạt dần. Sự thật, cả đoạn thơ chỉ thấy ngôn ngữ của Kiều, không thấy lời đáp lại của Vân. Hình thức đối thoại được dần dần chuyển thành hình thức độc thoại nội tâm. Ngòi bút bậc thầy câm lý của Nguyễn Du đã niêu tả tâm lý Thuý Kiều trong hoàn cảnh trao duyên như là một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ của mình, tự bộc lộ, tự phơi bày tâm tư, tình cảm và khát vọng sâu kín của mình. Và chính vì thế, người đọc như được chứng kiến tận amwts cảnh trao duyên chứ không phải được nghe thuật lại cảnh này.

Vanhoc365.com

1/ Tín Hiệu Thẩm Mỹ “Hoa” Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du

2/ Hồ Xuân Hương – Mời Trầu: Tấm Lòng Son Giữa Dòng Đời Đen Bạc

3/ Vẻ Đẹp Cổ Điển Và Tinh Thần Hiện Đại Của Bài Thơ Chiều Tối _ Hồ Chí Minh

Cập nhật thông tin chi tiết về Đoạn Thơ Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Là Một Trong Những Đoạn Tả Cảnh Ngụ Tình Đặc Sắc Nhất Trong Truyện Kiều. Hãy Chứng Minh Điều Đó Qua Tám Câu Thơ Sau Đây: “Buồn Trông Cửa Bể Chiều Hôm,… Ầm Ầm Tiếng Sóng Kêu Quanh Ghế Ngồi” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!