Bạn đang xem bài viết Dịch Thơ Cao Bá Quát. Uống Rượu Tiêu Sầu được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
UỐNG RƯỢU TIÊU SẦU ( 2 )
Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Đem mộng sự đọ với chân nhân thì cũng hệt
Duy giang thượng chi thanh phong
Dữ sơn gian chi minh nguyệt
Kho Trời chung mà vô tận của mình riêng
Cuộc vuông tròn phó mặc khuông thiêng
Ai thành thị , ai vui miền lâm tẩu
Gõ nhịp lấy đọc câu ” Trương tiến tửu “
” Hoàng hà chi thuỷ thiên thượng lai “
” Bôn lưu đáo hải bất phục hồi “
Làm chi cho mệt một đời !
NGUYỄN THỊ VINH. DỊCH. UỐNG RƯỢU TIÊU SẦU
Hỏi làm chi thế sự mất hay còn
Chỉ biết sông sâu có người câu cá
Tay trên trán ngẫm chuyện đời đâu tá
Đem mộng so mình giống hệt như nhau
Giòng sông kia gió lồng lộng trên cao
Trong rừng sâu trăng dát vàng thung lũng
Của Trời Đất nghiễm nhiên là vô tận
Mặc cao xanh định đoạt cuộc vuông tròn
Ai lục lâm , ai gác tía lầu son
Xin Lý Bạch một câu ” Trương tiến tửu ”
Chẳng biết Hoàng Hà từ Trời cao chẩy lại
Đổ biển Đông rồi không thấy quay về
Nghĩ làm chi cho mệt một đời . Hề !
Tổng Hợp Những Bài Thơ Uống Rượu Tâm Trạng Nhất
Người ta thường nói thưởng trà không nên quá 3 người vì sẽ không cảm nhận được cái ngon của trà, cái hay của câu chuyện người nói. Còn thưởng rượu thì cần phải từ 4 người trở lên thì cuộc vui mới dài mới lâu. Thế nhưng, có những cuộc rượu “độc ẩm” một mình của nhà thơ. Ấy thế mà say, mà đau mà buồn mà tràn đầy cảm xúc xuyến sao khó có thể “tỉnh”ngay được.
BÀI THƠ: ĐỘC ẨM
Tác giả: Hoàng Thanh Tâm
Lang thang một bước một mình
Đèn vàng phố vắng bóng hình cô liêu
Nhà tranh trống vắng đìu hiu
Không em không trẻ buồn thiu tiếng cười.
Một mình một chén rượu vơi
Không ai đối ẩm chia lời ủi an
Sương đêm mờ mịt giăng màn
Nuốt vào giọt đắng trái ngang phận người.
Trắng đen nhân thế ở đời
Nghèo khinh giàu trọng thói đời éo le
Hơn thua trân tráo ngựa xe
Đồng tiền tờ bạc tréo ngoe đắng lòng.
Long đong cho kiếp má hồng
Tấm chồng nghèo mạt đèo bồng với ai
Bỏ tình chối nghĩa đắng cay
Ra đi vứt áo mặc ai oán hờn.
BÀI THƠ: RƯỢU MỘT MÌNH
Tác giả: Hoàng Trọng Lợi
Mình ta uống cạn ly này
Nâng lên hạ xuống vơi đầy tình ta
Nhìn sâu trong đáy nhạt nhòa
Đắng cay cay đắng mình ta với đời
Chơi vơi sóng sánh men cay
Quyện vào khói thuốc nhẹ bay vào hồn
Môi hôn miệng chén nồng say
Vàng tay khói thuốc ngất ngây nhớ người
Nụ cười ánh mắt bờ môi
Hình bóng em mãi rạng ngời đáy ly
Làm gì uống hết được đây
Đầy vơi ly rượu vẫn đây bóng hình
Ngước nhìn khói thuốc lung linh
Nụ cười em mãi đẹp xinh rạng ngời
Chơi vơi nỗi nhớ cuồng quay
Say em say mãi anh say một đời.
BÀI THƠ: RƯỢU SẦU
Tác giả: Thủy Tiên
Chén rượu vơi dần sao vẫn tỉnh
Men đời đắng ngắt chẳng làm say
Người ơi hãy rót đầy hơn nữa
Uống cạn rồi quên nỗi khổ này.
Chủ quán! Thêm nào, cho chén nữa…
Say rồi…chẳng nhớ được người đâu
Tình yêu vỗ cánh bay đi khỏi
Ngất ngưởng tàn canh đổ bóng sầu.
Rót nữa! Ly này không đủ rượu
Ai người cụng chén sẻ buồn vui
Nàng đi chẳng nói câu nào cả
Nốc cạn ngàn chung lại khóc vùi.
Bài thơ: SAY
Đêm say ta lạc chốn hư không Tửu sắc say mê giấc mộng hồng Lả lơi cung đàn trong tiếng hát Ấm lòng lạnh giá tiết trời đông Nâng yếm dùm em, kìa quân tử Phấn son mê muội cõi tiên bồng Chân em mỏi rồi cho em tựa Thân chàng em gối có được không?
Đêm nay lạnh giá chỉ nàng – ta Mùi hương thoang thoảng ở làn da Bàn tay nho nhỏ trông xinh quá Trao hết nàng đây, hỡi ngọc ngà Bỗng gà đâu gáy chưa tròn giấc Giật mình mới ngộ giấc mơ tan Phòng hoang gió lạnh tựa núi ngàn Ta tiếc vô vàn, ơi nàng ơi
Em biết uống từ khi nào em nhỉ ? Chẳng lẽ đời anh lại quá vô tư ? Cuộc tình em có bao nỗi suy tư Nên chìm đắm trong nem say làm bạn
Uống đi em , uống một ly cho cạn Và kêu khà, một tiếng hết nỗi đau Cuộc đời ai mà chẳng có cần nhau Lúc hoạn nan và mỗi khi đau yếu
Ta Hẹn Em Uống Rượu Ngắm Trăng
Tôi luôn cảm thấy mình còn mắc nợ một bài viết về thơ Lâm Cúc. Không phải nợ Lâm Cúc mà nợ chính mình.Tôi bắt đầu đọc Lâm Cúc từ bên BlogViet. Khi cả làng di cư sang vnweblogs năm 2007, tôi tiếp tục đọc nàng. Rồi tôi vượt mấy ngàn cây số, lên tận Đức Linh – Bình Thuận tìm gặp nhà thơ, ăn bữa cơm canh cá với Lâm Cúc và vài người bạn, xin được một cuốn Đãi Trăng kèm theo lời thì thầm của tác giả: “Em chỉ còn có một cuốn này thôi…”Bên cạnh Phạm Dạ Thủy nữ tính theo kiểu truyền thống, Võ Kim Ngân đằm thắm thiết tha, Vũ Thanh Hoa bùng nổ đam mê, Huỳnh Thuý Kiều mới lạ đâm chồi, Tóc Nguyệt đa mang suy tưởng, Hoàng Thanh Trang đột phá tìm tòi, Mắt nâu chân dài thổn thức yêu đương, Đặng Mỹ Duyên tơ vò đắm đuối…cùng nhiều cây viết nữ bloggers khác, Lâm Cúc là một hiện tượng khác biệt.
Lâm Cúc làm thơ như người đàn bà sinh nở. Đớn đau quằn quại. Chính vì thế mà thơ nàng không nhiều, cho đến nay mới xuất bản vỏn vẹn có mỗi một tập Đãi trăng không dày dặn. Một người bạn yêu thơ Lâm Cúc nói rằng thơ in ra hình như nhiều chỗ bị sửa, không hay bằng nguyên bản.
Lâm Cúc không cãi. Nàng không thuộc thơ mình. Việc thuộc thơ Lâm Cúc là dành cho người khác.
Các nhà thơ nữ thường viết thơ yêu. Yêu và được yêu. Hết yêu hoặc hết được yêu. Nồng nàn thắm thiết vụng dại đắm đuối si mê… Có thể có đau nhưng là cái đau của tình yêu nam nữ. Nhưng chưa ai viết thơ đau như Lâm Cúc.
Trong bài “Lòng ta”, Lâm Cúc tự bạch:
Có những lúc ta ngồi như đá núi Trầm mặc trăm năm, cô quạnh ngàn đời Lòng thương ta, lòng khe khẽ nói Ồn ào ngoài kia cũng là chốn không lời.
Ta vỗ về lòng, Đừng đau nữa lòng ơi !
Nàng thừa nhận là mình đau. Vì sau đau? Đó là vì:
Mồ côi
Vinh hạnh được là người Tôi mang nỗi nhục không thành người!
Lột bỏ mọi vỏ bọc Trầy trụa một hồn tôi!
Tôi ôm hồn ngồi khóc Chợt hiểu hồn mồ côi!
Cái đau của Lâm Cúc là cái đau khi thấy nhiều người không muốn hoặc muốn mà không được sống làm người với đầy đủ ý nghĩa của hai từ làm người. Nàng lấy mình ra để nói thiên hạ.
Thậm chí trước cảnh một đôi nam nữ hẹn hò, họ đang ngập tràn hạnh phúc mà Lâm Cúc vẫn sợ một nỗi đau sẽ đến với họ:
Người ta hẹn hò, mà lòng tôi cứ rưng rưng Mà đứng ngồi cứ vô hồi xao xuyến Liệu người ta có buồn lúc đưa tiễn? Liệu người ta có đau lắm! Liệu người ta…
(Vô cớ)
Lâm Cúc ít khi viết dài. Nhiều bài thơ ngắn hoặc rất ngắn.
Nó ngắn như một cái dằm, cứ cắm vào da thịt người đọc, làm người ta cứ đau hoài, day dứt.
Xuân Diệu, Xuân Quỳnh và rất nhiều nhà thơ khác viết về biển. Họ ví đôi tình nhân như bờ với biển, như thuyền với biển. Biển hùng vĩ và bao la luôn là đề tài bất tận của các thi nhân. Lâm Cúc cũng viết về biển, nhưng rất ngắn và không giống ai:
Kìa biển Bao la Xanh thẳm Rạt rào
Sẽ ra sao Một mai anh khát Biển dường kia Không uống được giọt nào?
Một logic bất ngờ. Một cách thể hiện tình yêu rất lạ. Yêu anh và lo cho anh một ngày nào đó sẽ khao khát vô vọng. Tứ thơ rất đàn bà và rất Lâm Cúc.
Lâm Cúc có bài thơ “Để khoe cho hết”
Khi yêu thương bỏ ta đi Nhân gian hóa thạch những gì đang hương
Đóng đinh lên vách linh hồn Treo trong thân xác nỗi buồn váng rêu
Đục lòng cho rỗng để kêu Bùm, beng chiêng trống. Người theo chân người
Nhe răng ra đếm nụ cười Để khoe cho hết, một đời rỗng không.
Câu thơ “Đục lòng cho rỗng để kêu” là một câu thơ đau tuyệt vời!
Còn:
Nhe răng ra đếm nụ cười
Thì quả là đỉnh điểm của chua chát?
Nghệ thuật thơ Lâm Cúc là nghệ thuật hình ảnh của ngôn từ. Ngôn từ đậm đặc. Hình ảnh dữ dội.
Tối rất thích bài “Tháng ba”:
Tháng ba Núi vã mồ hôi Hổn hà hổn hển Cõng trời oằn lưng
Gió chướng như bầy ngựa rừng Rùng rùng tung vó, hú lưng chừng đèo.
Nắng quạt lửa dọc đường chiều Nướng cong cả giấc mơ nghèo, dòng sông.
Mỗi câu là một hình ảnh. Ngoài sự dữ dội, nó còn rất khoáng đạt. Thật bất ngờ khi gặp sự khoáng đạt nơi một nhà thơ nữ.
Đau cho mình, đau cho đời, Lâm Cúc thể hiện nỗi đau đó trong thơ. Nhưng ở ngoài đời sống thực, nàng cô đơn. Nàng phải tìm đến trăng để giải bày tâm sự:
Đãi Trăng
Hôm nay nhàn, ta mở tiệc mời Trăng Để thỏa thích bưng dòng sông ra uống!
Rót lặng thinh vào vô biên độ lượng Đêm giang tay trên thập tự mênh mông.
Này Trăng Ta cũng có một tấm lòng… Để tha thứ và để đau nông nổi Trăng có gì riêng mà trầm tư chẳng nói? Cứ xa xăm, cứ lẳng lặng bên trời.
Sông có vơi cũng mặc Say thì say, nhưng đừng khóc Dẫu thế nao vẫn cứ ngả nghiêng cười.
Bứt ra khỏi hiện thực, nhà thơ vẫy vùng trong mơ. Nàng cho phép mình đại ngôn, mang cả dòng sông ra để uống. Nhưng vẫn thấy đêm chỉ là một cái thập tự mênh mông!
Tưởng là đãi trăng, nào ngờ nàng thổn thức:
Ta cũng có một tấm lòng… Để tha thứ và để đau nông nổi
Khi phải thốt lên “Ta cũng có một tấm lòng”, thi sỹ khóc nhiều hơn là cười?
Nhưng vẫn cười:
Say thì say, nhưng đừng khóc Dẫu thế nao vẫn cứ ngả nghiêng cười
Ta gặp lại ở Lâm Cúc bóng dáng những nhà thơ – nhà nho bất đắc chí, khóc với đời, khóc cho đời và cất lên tiếng cười ngạo mạn. Đời này có mấy ai biết khóc như ta?
Ai quen Lâm Cúc hẳn đều luôn được nghe tiếng cười “ha ha” của nàng qua điện thoại. Nghe tiếng cười đó, không ai nghĩ Lâm Cúc là một nhà thơ đau.
Thơ Lâm Cúc không rơi vào cái tầm thường nhi nữ, không sụt sùi nhớ nhớ thương thương, không oán giận hờn ghen vun vặt.
Nàng lặng lẽ “đảo chính” trong thơ. Thơ nàng muốn vuơn đến những giá trị mới, phủ định những cái sáo mòn cũ kỹ, vô vị.
Nhưng không phải lúc nào Lâm Cúc cũng đau. Có những lúc nàng thanh thoát, tự nhiên, nhẹ nhàng như chính bản chất con người nàng, như chính cái điều mà nàng khao khát:
Chiều quá buồn
Chút nữa e là mưa
Cây nhớ người
Cành lá rũ ngẩn ngơ
Dáng ai giờ
Bụi sương giăng mờ che
Áo thu
Trời
khoác cả sang hè.
(Cây nhớ người)
Bài thơ giàu nhạc điệu. Hồn thi sĩ trải rộng, hòa quyện với thiên nhiên mùa thu.
Tôi yêu quý nhiều nhà thơ nữ mà tôi quen biết. Lâm Cúc, người đang sống và làm việc ở một huyện miền núi xa lắc của Bình Thuận, có một vị trí rất đặc biệt trong số họ.
Lâm Cúc viết không nhiều. Nhưng bài thơ nào của nàng cũng thuộc loại “chết người”!
Ngày đầu năm 2011, tôi loay hoay viết bài này. Viết xong vẫn không biết mình đã trả được món nợ mấy năm rồi hay chưa?
Nguồn: Phan Chí Thắng viết về Nguyễn Lâm Cúc
Video yêu thích:
Relaxation: Waterfalls Rainforest – Endless Emotion – The Most Popular Relaxation http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter
Nguyệt Hạ Độc Chước (Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình)
Lý-Bạch “Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình”
Thi-Tiên Lý-Bạch (李白) là Nhà Thơ nổi-tiếng ở Trung-Hoa, thời thịnh Đường (Lý-Long-Cơ 618-907).
I. Vài Hàng Tiểu-Sử:
Lý-Bạch sinh năm 701, tự Thái-Bạch, hiệu Thanh-Liên cư-sĩ, sinh tại Lũng-Tây, huyện Thiên-Thủy. Ông nổi-tiếng uống rượu, làm thơ và yêu trăng. Ông mất năm 762.
Lý-Bạch đã sáng-tác hơn 20.000 bài thơ, nhưng ông không giữ bài nào. Thơ của ông được biết tới là nhờ dân-gian truyền-tụng. Đến khi ông mất (762), người ta mới gom-góp lại được 1.800 bài, nhưng đến nay chỉ còn khoảng một ngàn bài.
Lý-Bạch sáng-tác về mọi đề-tài. Thơ của ông nhẹ-nhàng, phóng-khoáng, tự-nhiên, không bàn đến thế-sự, lại lãng-mạn và ít dùng điển-tích như các nhà thơ Trung-Hoa khác.
II. Bài Thơ “Nguyệt Hạ Độc Chước”:
1. Hán:
月下 獨 酌
花間一壺酒 獨酌無相親 舉杯邀明月 對影成三人 月既不解飲 影徒隨我身 暫伴月將影 行樂須及春 我歌月徘徊 我舞影零亂 醒時同交歡 醉後各分散永結無情遊 相期邈雲漢
2. Hán-Việt:
Nguyệt Hạ Độc Chước
Hoa gian nhất hồ tửu,Độc chước vô tương thân.Cử bôi yêu minh nguyệt,Đối ảnh thành tam nhân.Nguyệt ký bất giải ẩm,Ảnh đồ tùy ngã thân.Tạm bạn nguyệt tương ảnh,Hành lạc tu cập xuân.Ngã ca nguyệt bồi hồi;Ngã vũ ảnh linh loạn.Tỉnh thì đồng giao hoan,Túy hậu các phân tán.Vĩnh kết vô tình du,Tương kỳ diểu Vân Hán.
3. Bản-dịch:
Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình
Rượu ngon ta uống một mìnhBên hoa, trăng sáng lung-linh ánh vàngTrăng ơi, trăng uống đi trăngVới ta, trăng, bóng là thành bộ baTrăng không biết uống trăng-tàSao bóng luẩn-quẩn bên ta thế nàyTrăng theo bóng ngả về đâyChơi xuân cho kịp những ngày có xuânTa ca, trăng cũng tần-ngầnTa múa, bóng cũng thêm phần lung-linhKhi tỉnh, cùng thắm-thiết tìnhKhi say, phân-tán muôn hình muôn nơiBiết nhau trên đoạn đường đờiGặp nhau Vân-Hán cho vơi nỗi-buồn.
Hà Việt Hùng
Rượu, trăng và thơ là những người bạn tri-kỷ thân-thiết nhất của Lý-Bạch. Có một đêm Lý-Bạch say rượu ở sông Thái-Trạch, huyện Đang-Đồ, ông chèo thuyền ra giữa sông. Ông nhìn thấy trăng ở dưới đáy sông, nhẩy xuống với ý-định vớt trăng lên, nhưng bị chết đuối. Từ nơi đó, người ta xây một cái đài để tưởng-niệm ông, gọi là Tróc Nguyệt Đài, có nghĩa là đài bắt trăng. Chuyện ông chết đuối có phần tưởng-tượng thêm, nhưng điều đó càng làm thơ ông hay hơn.
III. Tham-Khảo:
– Các websites liên-quan.– Wikipedia.
Hà-Việt-HùngViết xong 12/2013
Cập nhật thông tin chi tiết về Dịch Thơ Cao Bá Quát. Uống Rượu Tiêu Sầu trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!