Bạn đang xem bài viết Đề Tài Nỗi Ám Ảnh Về Thời Gian Trong Thơ Xuân Diệu được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lôøi môû ñaàâu 3 A.Cuoäc ñôøi vaø söï nghieäp 4 1. Vaøi neùt veà tieåu söû vaø con ngöôøi 4 2. Söï nghieäp vaên hoïc 4 B. Noãi aùm aûnh veà thôøi gian trong thô Xuaân Dieäu 11 Thôøi gian laø gì? Thôøi gian trong ngheä thuaät laø gì? 11 Quan nieäm veà thôøi gian trong thô Xuaân Dieäu 12 Nguyeân nhaân noãi aùm aûnh thôøi gian 16 Bieåu hieän cuûa noãi aùm aûnh thôøi gian trong noäi dung thô Xuaân Dieäu 17 Bieåu hieän noãi aùm aûnh thôøi gian trong noäi dung thô Xuaân Dieäu 17 Thôøi gian ñöôïc taùc giaû caûm nhaän vui 17 Thời gian ñöôïc taùc giaû caûm nhaän buoàn 20 Thôøi gian ñöôïct aùc gæa caûm nhaän löu luyeán, baâng khuaâng 21 Thời gian được taùc giaû caûm nhaän moat caùch nhôù tieác 23 Thôøi gian ñöôïc taùc gæa caûm nhaän moat caùch maïnh mẽ 25 Thôøi gian ñöôïc taùc giaû caûm nhaän moat caùch giuïc giaõ, voäi vaøng 26 Bieåu hieän cuûa noåi aùm aûnh thôøig ian trong ngheä thuaät thô Xuaân Dieäu 28 Hình töôïng mang tính bieåu tröng 28 Keát caáu trong thô 32 Theå thô 33 Ngoân ngöõ thô 36 YÙ nghóa cuûa noãi aùm aûnh thôøi gian ñoái vôùi Xuaân Dieäu 38 Söï khaùc bieät veà quan nieäm thôøi gian cuûa Xuaân Dieäu so vôùi caùc nhaø thô 38 C. Ñaùnh giaù chung 40 D. Baøi tham khaûo 41 Caùc nguoàn tham khaûo 48 Nhaän xeùt cuûa giaùo vieân 49 LỜI MỞ ĐẦU Trải qua hơn bốn ngàn năm văn hiến, nền văn hóa dân tộc Việt Nam ta được tô điểm bởi nhiều bậc hiền tài, đi cùng với sự phát triển ấy, chúng ta không thể quên nhắc đến sự đóng góp to lớn của nền văn học. Giá trị văn học mang đến cho văn hóa nước nhà nói riêng và văn minh nhân loại nói chung là vô tận, không thể thẩm định hết. Từ thuở trung đại, văn học nước ta đã phát triển cực thịnh với những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương, Đến thời hiện đại, văn học vẫn không ngừng phát triển nhờ sự đóng góp của những tác giả tài ba: Nam Cao, Tô Hoài, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Riêng về mảng thi ca, cây bút nổi tiếng trong thi đàn Việt Nam (đặc biệt là Thơ Mới) với nhiều tác phẩm xuất sắc chính là Xuân Diệu- người được mệnh danh là “nhà Thơ Mới nhất trong những nhà Thơ Mới” hay “ông hoàng thơ tình”.Thơ của ông mang những nét riêng, không thể lẫn với bất kì nhà thơ nào chính bởi phong cách độc đáo, đậm chất phương Tây.Thơ Xuân Diệu luôn chất chứa niềm yêu đời thiết tha, nhưng cũng đượm chút buồn, tiếc nuối vì quy luật hữu hạn của vạn vật trên đời. Đến với chuyên đề về người thi sĩ lãng mạn này, chúng tôi xin phép được trình bày về một nét đặc trưng của thơ ông: “NỖI ÁM ẢNH VỀ THỜI GIAN TRONG THƠ XUÂN DIỆU”. A)- CUỘC ĐỜI – SỰ NGHIỆP 1. Vài nét về tiểu sử và con người : Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu; sinh ngày 02/02/1916 tại Tùng Giản, Tuy Phước, Bình Định. Quê quán: Đại Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Xuân Diệu học tiểu học ở Quy Nhơn, sau đó ra học trung học ở Hà Nội và Huế. Năm 1940, ông thi đỗ Tham tá thương chính và vào làm việc tại Mĩ Tho. Một thời gian sau ông xin thôi việc ra Hà Nội kết bạn thơ với Huy Cận. Xuân Diệu tham gia cách mạng từ năm 1944. Sau Cách mạng tháng Tám, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc, thư kí tòa soạn Tạp chí Tiên phong. Ông là đại biểu Quốc hội khóa I; năm 1948 là Uûy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ 1957 cho đến khi qua đời, Xuân Diệu luôn được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Ông được kết nạp vào Đảng năm 1949. Năm 1983, ông được công nhận là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức. Năm 1985, Xuân Diệu lâm trọng bệnh và qua đời. 2. Sự nghiệp văn học : Di sản văn học đồ sộ với nhiều thể loại: - Trước Cách mạng tháng Tám: Trước Cách mạng tháng Tám, ông là nhà thơ được xem là “mới nhất trong các nhà Thơ Mới” (Hoài Thanh), là “người mang đến cho Thơ Mới nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan), ở thời kì này ông viết cả thơ lẫn văn xuôi. Trong đó đáng chú ý là: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Phấn thông ràng (1939), Trường ca (1945). Thơ ông giai đoạn này mang đến một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới và bao trùm là một thứ Thơ Mới thực sự mới.Những cách tân của Xuân Diệu và phong trào Thơ Mới đã góp phần đổi mới thơ ca Việt Nam, thực sự đưa thơ ca Việt Nam chuyển sang phạm trù hiện đại. Xuân Diệu cũng là nhà thơ tình yêu với những cung bậc nồng nàn và tha thiết.. - Sau Cách mạng tháng Tám: Sau Cách mạng tháng Tám, năng lực sáng tạo của Xuân Diệu không chỉ thể hiện ở thơ ca mà còn được bộc lộ ở nhiều thể loại văn học khác như bút kí, tiểu luận phê bình… ở thời kì này ông có nhiều tập thơ tiêu biểu như Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau – cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982)… Cũng như thơ ca ta trong giai đoạn này, thơ Xuân Diệu ca ngợi nhân dân đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ. Ông viết nhiều về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh thống nhất nước nhà v.v… Nếu ngày xưa thơ ông bộc lộ lòng ham sống một cách thiết tha, một tình yêu rạo rực, thì ở giai đoạn này thơ ông vẫn là “sự sống chẳng bao giờ chán nản” của một hồn thơ gắn bó với nhân dân, đất nước. Xuân Diệu cũng là người để lại nhiều công trình nghiên cứu và phê bình văn học có giá trị. Ông viết về hầu hết các nhà thơ cổ điển Việt Nam với những tiểu luận văn học đặc sắc. Ông viết về Nguyễn Trãi. Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương, Tản Đà, Trần Tuấn Khải… Viết về ai ông cũng có cái nhìn mới, khám phá ra nhiều cái hay mà người trước chưa đề cập đến. Ông cũng viết nhiều về công việc làm thơ, về thơ của các nhà thơ trẻ, về những hiểu biết của ông về ca dao, dân ca. + Thơ : Ngọn quốc kì (1945), Hội nghị non sông (1946), Dưới vàng sao (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau- Cầm tay ( 1962), Khối hồng(1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982). + Văn xuôi, tiểu luận, phê bình : Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng (1958), Ba thi hào dân tộc (1959), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966), Đi trên đường lớn (1968), Và cây dời mãi mãi xanh tươi (1971), Mài sắt nên kim (1977), Lượng thông tin và những kĩ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ( hai tập; 1981& 1982). + Dịch và giới thiệu thơ nước ngoài của các nhà thơ như : Targo, Puskin, Maiacốpxki, Đimitrôva,… Tóm lại: Xuân Diệu là nhà thơ lớn của dân tộc, ông luôn là tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai, giàu sức sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu lớn trong sáng tác. Xuân Diệu là người giới thiệu, phê bình thơ rất tinh tế và sắc bén. Ông có được những thành công lớn không chỉ ở việc giới thiệu, phê bình thơ cổ điển, thơ ca hiện đại, mà còn ở cả thơ ca nước ngoài. Ông thường chỉ ra được cái hay, sự độc đáo ở mỗi nhà thơ qua tác phẩm của họ. Cuộc đời và thơ của Xuân Diệu gắn với quê hương đất nước. Ông có khát vọng hiến dâng sức lực và trí tuệ của mình cho dân tộc, ông không ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái, nhiệt tình, đi khắp mọi nẻo đường Tổ quốc để phục vụ nhân dân Chính vì lẽ đó, Xuân Diệu được tất cả độc giả trong nước yêu mến, ngưỡng mộ không chỉ ở thơ, mà còn ở tấm lòng say sưa và chân thành của ông trước cuộc đời. Xuân Diệu và thơ Xem xét hiệu ứng của thơ trong đời sống, những ấn tượng Xuân Diệu để lại trong lòng người không ai có thể bì kịp. Thay cho công thức “gương mặt tiêu biểu” đã mòn tôi muốn nói Xuân Diệu là hiện thân của Thơ Mới. Nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong Thơ Mới thôi thì gần như tất cả sẽ gọi Xuân Diệu. * Xuân Diệu và Thơ Mới Xuân Diệu thường nói ông mang trong mình quê hương thống nhất. “Cha đàng ngoài má ở đàng trong” - cái lý của ông thật cụ thể. Mượn cách nói ấy khi xem xét sang lĩnh vực thơ tôi cũng muốn nói rằng ông mang trong mình nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Nửa đầu thế kỷ thơ Việt có chuyển đổi về mặt cơ cấu từ mô hình kiểu trung đại chuyển sang một mô hình hiện đại. Khi thơ như một cơ cấu đã ổn định từ sau 1945 cái định hướng rõ nhất là chuyển đổi chức năng để phục vụ xã hội. Trong cả hai cuộc vận động người ta đều thấy Xuân Diệu là một trong những tên tuổi được nhắc nhở nhiều nhất. Trong phạm vi Thơ Mới ông không có những bài thơ coi là mở đầu như Phan Khôi. Ông không có vai trò người khai phá đầy tài năng như Thế Lữ, không có những tác phẩm chín như Huy Cận. Song nói đến thời đại này là phải nói đến ông. Qua ông thấy cả sự vận động của Thơ Mới. Tuy cùng nằm trong khuôn khổ hiện đại hóa văn học song những gì diễn ra trong thơ tiền chiến khác hẳn trong văn xuôi. Với văn xuôi các nhà văn của ta bằng lòng làm người học trò nhỏ của văn học Pháp. Thơ thì khác. Ban đầu người ta không chịu. Theo Phạm Quỳnh kể có những ông đồ tự hỏi: “Bên Tây cũng có thơ à?” Quan niệm như vậy cho nên trong thực tế đồ thị vận động cũng khác nhau. Ở văn xuôi mọi chuyện từ từ không có đột biến. Thơ cũ sau một hồi chống chọi như là xảy ra tình trạng “vỡ trận”. Kết quả là có Thơ Mới náo động một thời. Có thể tìm thấy bóng dáng cuộc vận động này trong bước đi của Xuân Diệu. Ông đến trong tư thế khẳng định. Ban đầu Thơ Mới làm cho người ta ngỡ ngàng? Thì Xuân Diệu làm cho chúng ta ngỡ ngàng. Rồi cuối cùng chúng ta thấy Thơ Mới gần với ta? Thì Xuân Diệu đã được cả một thời say đắm. Xuân Diệu là tất cả cái hay cái dở của Thơ Mới. Là sự cởi mở và tham vọng của con người đương thời. Là hào hứng đi ra với thế giới. Nhưng cũng là nông nổi cạn cợt là nhanh chóng chán chường và bế tắc. Nếu cần nói gọn một câu về vai trò của Xuân Diệu trong Thơ Mới thì nên nói gì? Hoài Thanh là người đầu tiên cho rằng “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà Thơ Mới”. Ở Sài Gòn năm 1967 trong tập Bản lược đồ của văn học Việt Nam (Ba thế hệ của nền văn học mới) Thanh Lãng cũng viết một câu tương tự. Cho đến nay công thức đó vẫn được nhiều người nhắc lại. Giữa các phong cách của Thơ Mới Xuân Diệu là một cái gì vừa phải hợp lý ông vốn có cái dễ dàng để đến với đám đông trong văn chương cũng như trong cuộc đời. Thế Lữ hơi cổ. Trong thơ Thế Lữ người ta vẫn cảm thấy một cái gì hơi già hơi cũ mắt nhìn về cái mới chứ chân chưa đặt tới cái miền mới mẻ đó. Mong muốn kéo nhà thơ này đi tới nhưng con người ông không theo kịp. Lưu Trọng Lư cũng vậy mà lại ngả sang mơ mộng xa xôi. Huy Cận chậm rãi khoan thai đậm chất văn hóa và Huy Cận như già trước tuổi nữa. Về độ chín của thơ Xuân Diệu không bằng Huy Cận. Song sự trẻ trung làm cho Xuân Diệu có sự hấp dẫn hơn phổ biến hơn nhiều. Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên ăn nhiều ở sự hướng thượng suy tư độc đáo. Các ông có cái gì đó mà người bình thường khó với tới. Họ nhìn theo các ông mà ngại. Xét về ảnh hưởng với các thế hệ sau vai trò của Xuân Diệu cũng rất lớn. Như ở thế hệ những người sinh khoảng 40 của thế kỷ trước, những Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Phạm Tiến Duật. Nếu đặt ra một hàng những Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử thì trong sự khác nhau rất rõ họ vẫn gần với Xuân Diệu hơn cả số … niềm “bâng khuân”, “tiếc cả đất trời” để làm nên một cuộc chia li bi tráng với mùa xuân: Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi đếu than thầm tiễn biệt Con gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa Chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ nữa. Những cuộc chia li nổi tiếng trong lịch sử văn chương cổ kim có lẽ cũng chỉ bùi ngùi đến vậy. Nước sông Dịch lạnh theo nỗi niềm thái tử Đan đưa tiễn Kinh Kha sang sông hành thích bạo chúa, người chinh phụ đưa chồng ra chiến trận “nhủ rồi nhủ lại cầm tay- bước đi một bước giây giây lại dừng” (Chinh phụ ngâm), tất cả đều cảm động lưu luyến nhưng đó là cảnh chia li giữa người với người. Tản Đà mượn lời “thề non nước”, “tống biệt”, “cảm thu, tiễn thu” cũng chỉ là mượn cảnh nói người, cảm xúc man mác lặng lẽ. Còn Xuân Diệu đã diễn tả đầy đủ đến từng chi tiết cụ thể không khí của cuộc chia li, từ thời gian “tháng năm”, không gian “sông núi than” đến “cơn gió xinh hờn tủi”, chim “đứt tiếng” Cảm quan lãng mạn cùng hoà với suy tư về bản thân đã khắc hoạ độc đáo cảm giác tinh tế của nhà thơ. Khung cảnh “rớm vị chia phôi” như san sẻ nỗi niềm của thi nhân, bật thành tiếng than não nuột “chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa”, tiếc thương cho vẻ đẹp mùa xuân, tuổi trẻ, sự sống một đi không trở lại. Từ cảnh “trong gặp gỡ đã có mầm li biệt” này. trước nỗi lo âu, linh cảm về sự tàn phai cùng dòng chảy thời gian, có một giao điểm hội tụ tình cảm và lí trí củanhà thơ, trở thành một niềm thôi thúc cháy bỏng: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm Đó là lời kêu gọi của tình yêu, của đam mê và khát khao vượt ra thực tại đáng buồn để tìm đến mùa xuân. Chính vào lúc tưởng như rợn ngợp trong sự hoang mang, nhà thơ đã vượt lên để thể hiện rõ chất Người cao đẹp – tìm về ý nghĩa của sự sống. Không quay về quá khứ để hoài niệm, không tìm kiếm một ngày mai vô vọng, con người ở đây sống cùng thực tại mãnh liệt, dường như cùng với các động tác vội vàng cuống quít kia là sự cuồng nhiệt với đời: Ta muốn ôm! Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước và mây và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi hương cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi – Hỡi Xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Tưởng chừng những cái “ta muốn” là sự lặp lại cảm xúc đầu bài thơ. Nhưng đi liền với các cảm giác và hành động ôm, riết, say, thâu, hôn, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn, cảm xúc đã phát triển đầy đủ, trẻ trung trong trạng thái ngây ngất. Từ thái độ ban đầu còn có chút e dè đến thái độ vồ vập vội vàng, có chút tham lam là cả một sự chuyển hướng của suy tư. Xuân Diệu không chờ đợi mà muốn chiếm lĩnh sự sống, thâu vào đầy đủ vẻ đẹp cuộc sống, sống thành thật với chính mình, sống hết mình. Thái độ sống ấy đã được nhà thơ tuân thủ suốt cuộc đời mình và ông đã tìm ra ý nghĩa của sự sống trước ranh giới của mất mát, tàn phai và cái chết, chiến thắng nỗi sợ hãi hư vô. Khát khao được sống, được yêu, được giao cảm cùng vũ trụ và cuộc đời, Xuân Diệu đã chiến thắng thời gian, vẫn vẹn nguyên sức sống dồi dào của tuổi hai mươi: Trong hơi thở chót dâng trời đất Cũng vẫn si tình đến ngất ngư (Không đề – 1983) Bài thơ Vội vàng đã thể hiện tinh tế những giác quan bén nhạy của hồn thơ Xuân Diệu trước mùa xuân, gắn với quan niệm sống của ông về ý nghĩa sự sống đời người. Con Người, với những tính cách và cảm xúc độc đáo hiện diện trong từng câu chữ, mang nét đặc trưng của cảm quan lãng mạn. Bài thơ còn đưa ra một quan niệm sống tích cực: phải biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời. Hiểu một cách đúng đắn quan niệm này có nghĩa là mỗi người cần phải sống hết mình với cuộc sống hôm nay, sôi nổi châ nthành và thiết tha với đời. Chính vẻ đẹp của con người sẽ làm nên vẻ đẹp bất tử cho cuộc đời. Lời nhắn nhủ trong Vội vàng cũng là tâm niệm suốt đời của nhà thơ, đã làm ta hiểu hơn về “tấm lòng trần gian” của một người thơ. 2)Hình tượng thời gian trong bài Vội vàng của Xuân Diệu (Phạm Ngọc Hiền) Thời gian là hình thức vận động và tồn tại của thế giới, tất cả vạn vật đều được sinh ra và mất đi theo dòng thời gian. Xuân Diệu rất quý thời gian và khát khao giao cảm mãnh liệt với đời nên ông muốn còn mãi thời tươi trẻ để tận hưởng thanh sắc của Nàng Xuân. Cảm thức thời gian của Xuân Diệu được bộc lộ khá rõ nét trong bài thơ Vội vàng. Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, Xuân Diệu rất thích mùa xuân vì nó đẹp nhất. Cũng như trong bốn chặng tuổi đời: trẻ thơ, thanh niên, trung niên, già lão, Xuân Diệu thích nhất tuổi thanh niên bởi nó có sức sống mạnh mẽ. Mùa xuân của thiên nhiên tương ứng với tuổi thanh niên của con người. Thật là một sự viên mãn khi tuổi thanh xuân được sống hết mình trong mùa xuân ! Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã chọn mùa xuân làm hình tượng chính của bài thơ. Thời gian nghệ thuật ở đây mang đậm triết lý nhân sinh của tác giả, gọi là thời gian mang tính quan niệm. Thời gian mùa xuân được nhìn qua lăng kính của chàng thi sĩ đa tình nên mang vẻ đẹp quyến rũ của một nàng thiếu nữ. Thi nhân đã tận dụng hết tất cả các giác quan để thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của Nàng Xuân. Hình tượng thời gian cũng có hình hài sống động như một con người. Thời gian mùa xuân cũng có mùi, đó là “mùi tháng năm”, “mùi thơm” ngan ngát, quyến rũ lòng người. Sợ gió sẽ làm vơi bớt mùi hương, thi nhân muốn “buộc gió lại / Cho hương đừng bay đi”. “Tháng giêng ngon” còn có vị ngọt ngào của “mật”, tha hồ hút “no nê”. Mùa xuân có âm thanh quyến rũ, chim hót “khúc tình si” say đắm lòng người. Mỗi sáng sớm có âm thanh gõ cửa báo tin vui, mỗi ngày nhận một niềm vui sướng, cuộc đời thật tuyệt vời ! Thời gian mùa xuân cũng rực rỡ sắc màu. Con người được tắm mình trong một miền nắng đẹp, “đầy ánh sáng”, “ánh sáng chớp hàng mi”. Sợ màu nắng nhạt mất, thi nhân muốn “tắt nắng đi” để còn lưu lại mãi vẻ đẹp lung linh của nó. Ta thử hình dung một khung cảnh rất thơ mộng, một đôi uyên ương đang hưởng “tuần tháng mật”, nhởn nhơ trên “đồng nội xanh rì”, đầy hoa thơm “cỏ rạng”, “lá biếc”, “cành tơ phơ phất”, “ong bướm” rập rờn tình tứ, trên trời “mây đưa”, “gió lượn”… Còn gì vui sướng hơn khi được sống, được yêu trong cảnh “non nước” hữu tình như thế ! Thi nhân không chỉ dừng lại ở việc thưởng thức Nàng Xuân qua các giác quan: mũi, miệng, tai, mắt. Chàng muốn thiết thực hơn: trực tiếp cọ xát với da thịt của người đẹp. Chàng đã hôn Nàng say đắm để nhận ra rằng Nàng thật là “ngon”. Nhưng chỉ dừng lại ở việc hôn nhau thôi cũng chưa đủ chiếm lĩnh toàn bộ thể xác bạn tình. Chàng tiến tới một bước nữa với những hành động mạnh mẽ hơn: “ôm”, “riết”, “thâu”… Và chàng đã “say”, “chuếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê”… Nhưng rồi, với một niềm đam mê sắc dục quá mạnh mẽ, chàng thấy vẫn chưa đủ. Trai gái làm tình khi đạt tới cao trào thì “cắn” vào nhau, chàng cũng vậy, đã “cắn” vào người tình lúc đạt đỉnh cao của sự hòa trộn thể xác. Chỉ khác là, chàng không cắn vào một hình hài cụ thể nào mà cắn vào… “xuân hồng”, tức là cắn vào mùa xuân mơn mởn, hồng hào, đầy quyến rũ như thiếu nữ mới lớn. Nói cách khác, chàng trai trẻ đa tình đã chiếm đoạt hình hài của mùa xuân. Và thời gian non tươi đã dâng hiến cho thi nhân những gì đẹp nhất của mình. Thời gian sự kiện trong bài thơ là tháng giêng, khởi đầu cho một năm cho nên “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. Hình tượng mùa xuân không tĩnh tại mà sống động, cây cối đang đâm chồi nảy lộc, đầy sức sống, ong bướm bay rập rờn, chim thi nhau hót, mây đưa, gió lượn… Bản thân thời gian không chỉ vận động trong thời hiện tại mà nó còn tiến tới tương lai. Bởi vậy, trong khi thi sĩ tận dụng hết các giác quan hiện hữu như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác để tận hưởng thú vui địa đàng thì giác quan thứ sáu mách bảo với chàng rằng: Nàng Xuân rồi sẽ ra đi. Xuân Diệu vốn rất nhạy cảm với sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian nên đang tháng giêng đã than tiếc sợ hết xuân. “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân / Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già / Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”. Vốn có con mắt tinh đời, Xuân Diệu đã nhìn thấy tính hai mặt của thời gian. Ông vừa nhìn nàng xuân trong tay mình, đã thấy nàng tuột mất khỏi tay mình. Đang nhìn thấy nàng dậy thì đã nhìn thấy nàng già cỗi. Đang thấy xuân vui chợt đã thấy xuân buồn… Lúc vạn vật đang gặp gỡ, giao hòa thì đã mang mầm móng của sự chia ly. “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi / Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt… / Con gió xinh thì thào trong lá biếc / Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ? / Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi / Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?”. Hình tượng mùa xuân trong bài thơ thật trẻ trung, xinh đẹp và sống động. Nó cho thấy giá trị đích thực của của cuộc sống thiên đường trên mặt đất. Xuân Diệu là người thiết thực, muốn vội vàng tận hưởng ngay những “thanh sắc của thời tươi” trong hiện tại. Bài thơ đã toát lên nhân sinh quan tiến bộ của tác giả: hãy quý trọng thời gian và sống hết mình trong hời tuổi rẻ. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. 2. 123doc.org › … › Văn học – Ngôn ngữ học 3. thptso2tuyphuoc.edu.vn/index.php?…gian…trong-tho… 4. https://mocvansong.wordpress.com/2014/07/26/xuan-dieu-noi-am-anh-thoi-gian/ 5. 6. “Ba đỉnh cao thơ Mới” – Trần Đình Sử 7. “Thi nhân Việt Nam” 8. 9. 10. Suốt quãng đời của mình, nhà thơ tình xuất sắc đã không ngừng cống hiến tài năng văn học cộng hưởng với tình yêu cuộc sống mãnh liệt, đóng góp cho đời những tiếng thơ căng tràn sức sống. Đã yêu say tất cả vẻ đẹp của vạn vật trên đời, ắt hẳn Xuân Diệu phải cảm thấy đau đớn, dằn xé biết bao khi chứng kiến sự vật, con người tàn úa theo thời gian. Như chúng ta đã biết, những bài thơ hay thường là những bài thơ buồn. Hồn thơ Xuân Diệu tuy tươi vui, hiện đại nhưng vẫn không thiếu những từ ngữ, hình ảnh thấm đượm nỗi buồn của người thi sĩ trước quy luật của thời gian.Nếu sự vui tươi, hồn nhiên làm từ nét hiện đại, đậm chất Tây học của nhà thơ giúp khẳng định phong cách rất riêng trong thơ ông thì nỗi buồn trước quy luật tuyến tính của đời người mang đến sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.Tuy nhiên, đó không phải là hồn thơ ủy mị, tiêu cực, sầu não, chính nỗi buồn ấy hối thúc con người biết trân trọng từng phút giây đang sống, không lãng phí thời gian và biết yêu quý mọi vẻ đẹp trên đời. Dù là tình yêu tha thiết với cuộc sống hay nỗi buồn trước sự hữu hạn của đời người, đó vẫn là sự sáng tạo của riêng Xuân Diệu, toát lên ngay từ chính con người, cá tính của ông. Để phát huy tối đa những thông điệp quý giá mà nhà thơ muốn truyền tải, chúng ta phải biết khai thác ý nghĩa tích cực và đánh giá khách quan hồn thơ Xuân Diệu, trân trọng, giữ gìn tất cả các tác phẩm người thi sĩ dày công sáng tạo và biết phát huy giá trị thiết thực được gửi gắm qua các bài thơ. Thời gian trôi qua, chàng thi sĩ đã không thể đi ngược quy luật của thời gian để sống mãi, nhưng vẻ đẹp của thơ ông vẫn sẽ mãi trường tồn trong lòng những người yêu thơ, yêu cái đẹp và biết quý trọng cuộc sống. Điểm
Bài Thơ Tình Xuân Diệu “Sống” Mãi Cùng Thời Gian
Đọc những vần thơ tình yêu đôi lứa của Xuân Diệu – “Ông Hoàng Thơ Tình” ta cảm thấy được trái tim, tâm hồn luôn khao khát một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu cháy bỏng.
TOP những bài thơ tình Xuân Diệu ngắn nhưng sâu sắc
Chắc hẳn chúng ta, những thế hệ trẻ chẳng ai mà không một lần đọc thơ tình yêu đôi lứa của Xuân Diệu. Những vần thơ tình yêu ngọt ngào đến cháy bỏng, đê mê, buồn đau đến tê tái cõi lòng… Tất cả những cảm xúc trong tình yêu được Xuân Diệu hòa quyện vào nhau và chắt lọc thành những vần thơ tình thật đẹp, thật hay và thật ý nghĩa.
Vội vàng
Tặng Vũ Đình Liên
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.
Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ, Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần; Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân, Đem chim bướm thả trong vườn tình ái. Em phải nói, phải nói, và phải nói: Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày, Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say, Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết, Bằng im lặng, bằng chi anh có biết! Cốt nhất là em chớ lạnh như đông, Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng, Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ.
Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ.
Chiều
Vô biên
Giã từ thân thể…
Hư vô
TẬP thơ tình Xuân Diệu thả thính “cực dính”
Biển
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng Như lặng lẽ mơ màng Suốt ngàn năm bên sóng…
4-4-1962
CHÙM thơ tình đơn phương của Xuân Diệu chất chứa nỗi buồn
Anh đã giết em
Anh thương em ngủ
Dối trá
Nói chi nữa tiếng buồn ghê gớm ấy Để lòng tôi sung sướng muốn tiêu tan ? Tất cả tôi rung rẩy tựa dây đàn Nghe thỏ thẻ chính điều tôi giấu kỹ, Sợ đôi mắt điềm nhiên và diễm lệ Vâng, nói chi để khiêu lại nguồn sầu Toi ngỡ đà cạn hẳn trong bấy lâu, Để lại nhóm cho cháy thêm ngọn lửa Tưởng gần tàn.-Yêu ? yêu nhau ? làm chi nữa ! Tôi vẫn biết rằng tôi chẳng xứng người; Mùa xuân tôi chưa hề có hoa tươi; Tôi như chiếc thuyềnhư, hư, không bến đỗ; Tôi là một con chim không tổ,
Lòng cô đơn hơn một đứa mồ côi, Nhặt nụ cười của thiên hạ, than ôi, Để tự nhủ : “ta được yêu đấy chứ”. Tôi chỉ sống để hoài hoài tưởng nhớ Mãi mãi yêu, nhưng giấu giếm luôn luôn; Mà người thì,lơ đãng, dậm trên buồn, Bân đi hái những cành vui xanh thắm. Tôi biếtt lắm, trời ơi, tôi biết lắm ! Hỡi lòng dạ xâu xa như vực thẳm ! Tôi biết rằng người nói-vậy cười-chơi, Tiếng đã làm tôi tê tái cả người,
Tim ngừng đập, để thu hồn nghe lắng, Máu ngừng chạy, để cho lòng bớt nặng. Tôi biết rằng, chỉ cách một ngày sau, Cây bên đường sẽ trông thấy tôi sầu, Đi thất thểu, đi lang thang, đi quạnh quẽ. Vì vội đến kiếm tìm nhau, tôi sẽ Chỉ thấy người thương nhưng chẳng thấy tình thương. Và như màu theo nắng nhạt, như hương Theo gió mất, tình người đành tản mác. Tôi sẽ trốn, thẫn thờ, ngơ ngác, Trái tim buồn như một bãi tha ma, Gượng mỉm cười : “Người quên nghĩ rằng ta Sẽ đau đớn bởi một lời nói vội”.
Biệt ly êm ái
Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu, Sương bám hồn, gió cắn mặt buồn rầụ
Giờ biệt ly cứ đến gần từng phút, Chúng tôi thấy đã xa nhau một chút…
Người lặng im, và tôi nói bâng quơ, Chúng tôi ngồi ở giữa một bài thơ,
Một bài thơ mênh mông như vũ tru, Đầy khói hương xưa, tràn ân ái cũ.
Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu, Tay trong tay, đầu tựa sát bên đầụ
Tình yêu bảo : “Thôi các ngươi đừng khóc, Các ngươi sẽ đoàn viên trong mộng ngọc !! “
Cứ nhìn nhau rồi lại vẫn nhìn nhau, Hạnh phúc ngừng giữa đôi trái tim đaụ
Chậm chậm đừng quên…
Xuân rụng
Chùm thơ tình Xuân Diệu với vô vàn những cảm xúc trong tình yêu, đọc thơ Xuân Diệu ta thấy được tâm hồn thơ luôn khát khao tình yêu, luôn hết mình vì tình yêu, sống là để yêu. Những vần thơ tình của Xuân Diệu thật hay, thật đẹp, thật ngọt ngào và thật lãng mạn khiến ai đọc cũng yêu, cũng thích. Thơ Hay – Tags: thơ Xuân Diệu
Quan Niệm Thời Gian Trong Bài Thơ Vội Vàng
Gia sư luyện thi đại học tphcm cho rằng Xuân Diệu được biết đến là nhà thơ của mùa xuân và tuổi trẻ. Đây là một nhà thơ có giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Ông là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ và là người có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Diệu nổi tiếng với nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại. Về thơ, ông có các tập thơ như: Thơ Thơ, Gửi hương cho gió, Riêng chung, Mũi Cà Mau- Cầm tay. Về văn xuôi thì có: Phấn thông vàng, Trường Ca. Về tiểu luận, phê bình thì có “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Theo Hoài Thanh thì “Xuân Diệu được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” – một nhận định đủ để cho chúng ta biết vị trí của ông quan trọng như thế nào. Ông là người có quan niệm sống mới mẻ và những cách tân nghệ thuật táo bạo. Thời gian tự nhiên, thời gian khách quan thì ngàn năm đều như nhau.
Nhưng quan niệm về thời gian, sự cảm nhận về thời gian thì mỗi thời đại, mỗi giai đoạn, mỗi cá nhân chắc chắn sẽ khác nhau.Đặc biệt, với quan niệm thời gian hiện đại thì nhà thơ Xuân Diệu đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng nhất định. Quan niệm về thời gian ấy thể hiện chủ yếu qua đoạn thơ:
“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm thấy ở đoạn thơ này, giọng thơ mạnh mang tính chất suy tưởng và có điểm nhấn. Nhà văn sử dụng hàng loạt hình ảnh đối lập: đương tới- đương qua; còn non- sẽ già; rộng- chật; tuần hoàn- thắm lại đã thể hiện một điều chắc chắn rằng thời gian thì vô tình trôi đi không trở lại còn con người thì bất lực. Do ý thức sâu sắc về sự trôi chảy quá nhanh chóng, thời gian trôi theo đường một chiều, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. Qua đó, tác giả hô hào nhắc nhở mọi người phải tận dụng và trân quý khoảng thời gian ít ỏi của đời người. Nhà văn có đặt hàng loạt giả thiết bằng các từ: “nói làm chi”, “nếu”, “phải chăng” nhằm thể hiện sự tranh luận vô cùng quyết liệt để khẳng định tính chất đúng đắn triết lí của tác giả rằng thời gian là một đường thẳng. Cũng trong đoạn thơ này, nhà thơ đã đưa ra tính chất hai mặt của cảnh vật.
Trung tâm dạy kèm tiếng anh tại nhà tphcm thấy nhà thơ chỉ rõ trong niềm vui của mùa xuân thì: xuân còn non, con gió xinh, chim rộn ràng. Nhưng ẩn chứa nỗi buồn của sự tàn tạ: xuân sẽ già, đều rớm vị chia phôi, than thầm tiễn biệt, phải bay đi, đứt tiếng reo thi, độ phai tàn sắp sửa. Cách cảm nhận về thời gian như vậy, xét đến cùng là do sự nhận thức sâu sắc về “cái tôi” cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, nâng niu trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Xuân Diệu là người nhạy cảm trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian, ông đã lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của đời người, thậm chí lấy khoảng thời gian quý giá nhất của mỗi cá nhân là tuổi trẻ để làm thước đo thời gian. Đoạn thơ như tạo tiền đề để mười câu cuối cùng nói lên trọn vẹn ý nghĩa của nhan đề.
Gia sư dạy kèm tại nhà thấy đây quả thực là một đoạn thơ hay và vô cùng sâu sắc. Với sự quan sát tinh tế về cuộc sống xung quanh đã đủ để nói lên được quan niệm thời gian vô cùng thiết thực. Bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu được xem như là lời thúc giục hãy sống mãnh liệt và sống hết mình. Hãy trân trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Điều quan trọng hơn mà chúng ta có thể nhìn thấy đó là niềm yêu đời gắn bó với sự sống của một nhà thơ đa tài.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
quan niệm thời gian trong bài thơ vội vàng
dàn ý quan niệm về thời gian trong bài thơ vội vàng
cảm thức thời gian trong vội vàng
cảm nhận của em về đoạn thơ thứ 2 trong bài vội vàng
quan niệm về tuổi trẻ trong bài thơ vội vàng
nỗi ám ảnh thời gian trong vội vàng
cảm nhận 16 câu giữa bài thơ vội vàng
cảm nhận 16 câu tiếp bài vội vàng
Các bài viết khác…
Phân Tích Nỗi Niềm Người Kỹ Nữ Trong Bài Thơ Lời Kỹ Nữ Của Xuân Diệu
Phân tích nỗi niềm người kỹ nữ trong bài thơ Lời Kỹ Nữ của Xuân Diệu
Nhưng ít ai nghĩ rằng cũng chàng trai trẻ ấy, chàng đi trên đường thơ, nhả nhựa sông cho vườn hoa trăm nghìn hương sắc, lại phải nấc lên trước một mảnh đời bọt bèo dang dở, tôi muôn nói đến bài Lời kỹ nữ của chàng thơ Xuân Diệu.
Lời kỹ nữ là một bài thơ hay. Cái hay của những câu chữ giăng mắc khẽ khàng và cái hay của cả một tâm lòng. Giữa dòng chảy của cuộc sông, ngày ngày có bao nhiêu người kỹ nữ đi qua trước mặt ta, có biết bao nhiêu ánh mắt xoi mói, tật nguyền lướt qua họ, chỉ bằng nửa ánh nhìn, và liệu còn có ai đó cúi xuống vớt những mảnh đời ấy lên – những mảnh đời khôn khổ. Cứu sống một linh hồn là việc làm cao cả, nhân đức. Tố Hữu đã ngã lòng mình, chìa bàn tay thần thánh để vớt cô gái giữa dòng sông đời, gột sạch những bùn dơ dã vấy bẩn lên người phụ nữ tội nghiệp. Xuân Diệu lại bắt gặp người kỹ nữ ở cái khát khao kiếm tìm một tình yêu chân chính, trung thực trong một tâm hồn mà người đời cho là “rách nát”. Cuộc đời của những cô gái “bán hoa”, những cô gái làm “ca kỹ” cũng chỉ là những chuỗi ngày mời gọi, níu giữ, van lơn rồi tuyệt vọng… Xuân Diệu mở lời cho người kỹ nữ bằng một giọng điệu thật nồng nàn tha thiết – Cái nồng nàn tha thiết của một kẻ bị cuộc đời rũ bỏ.
Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa Vội vàng chi trăng sáng quá khách ơi.
Một cô gái ở hội làng chơi tưởng như ngôn ngữ sẽ kệch cỡm biết chừng nào, nhưng nàng rất “văn hóa”. Một lời chào mời như thế hẳn là giữ được khách, vậy mà không, bao nhiêu năm học được cái nghề này nhưng giữ chân được một người đàn ông ở lại không phải dễ. Cái kiểu đàn ông đến với nàng chỉ là kiểu “chơi hoa cho rữa nhụy dần mới thôi”. Nàng còn chờ đợi gì? Ây mà họ vẫn chối bỏ nàng. Cái chìm lấp trong câu thơ, cái gợi tứ cho câu thơ, đấy là sự đối lập giữa cái giục giã tha thiết của cô gái muôn giữ người khách ở lại với cái gấp gáp của vị khách làng chơi, hôi hả ra đi. Làm cái nghề “đưa người cửa trước, rước người cửa sau”, nàng còn dám nghĩ gì hai từ vinh nhục, miễn sao giữ được khách ở lại đó là thành công của nàng. Xuân Diệu đã rất tài tình vì khi đọc câu thơ lên, người đọc không thấy nàng đáng giận mà chỉ thấy hiện lên đôi mắt thèm khát cuộc sông đến bỏng cháy của nàng.
Đêm nay rằm yến tiệc sáng trên trời Khách không ở lòng em cô độc quá.
Nàng vẫn sợ cô độc. Một cô gái tưởng chừng như không còn màng đến danh lợi của cuộc đời, khi cuộc đời đã nhấn chìm nàng, nàng vẫn cô thoi thóp, hình như nàng vẫn còn luyến tiếc, nàng đang cố lần tìm một chút tình người còn sót lại giữa nhân gian. Ở đây, Xuân Diệu không nói đến “trăng” mà là “rằm”, không phải “sao sáng” mà “yến tiệc” sáng, tát cả chỉ làm cho lòng nàng đơn độc, chới với thêm. Nàng cần có một người để sẻ chia chỉ trong đêm nay thôi, liệu khách có ở lại cùng nàng? Câu thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhân bản sâu sắc. Có cái lả lơi của một lời mời gọi tình tứ tắm đẫm màu sắc lãng mạn, có cả cái xót xa chua chát đến trụi trần của một tâm hồn khao khát được hiến dâng cho đời mà chỉ được đời trả lại toàn cay đắng.
Người kỹ nữ của Xuân Diệu luôn sống trong tâm trạng khắc khoải, đợi chờ, nàng vẫn ước mong có một tấm lòng sưởi ấm tâm hồn nàng. Cái mạnh dạn của nàng, mạnh dạn có lúc đến như là trơ trẽn ấy, thật ra lại thể hiện một nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong: đó là sức sống của tuổi trẻ, của khát khao và thèm muốn một tình yêu chân chính. Khi hạnh phúc bị chối từ, thì khát khao ấy bùng lên dữ dội. Một cô kỹ nữ thì cần gì phải ý tứ, nàng cứ mặc sức mà mời gọi, chắc là có lúc nàng đã nghĩ như thế. Và đây, nàng đã lại lả lơi bởi đó là nghề của nàng. Xưa nay nàng chưa thấy một cô gái giang hồ nào phải nghiêm mặt với khách làng chơi cả.
Chẳng còn gì để cho thêm, một vòng tay, li rượu nồng và cả tâm hồn của nàng đó là những gì nàng có, đó là gia tài của nàng, nàng dám đánh đổi tất cả chỉ cầu mong cuộc đời đừng bạc bẽo với nàng.
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.
Trước tâm lòng cao cả của người kỹ nữ, Xuân Diệu đã hạ một câu thơ thật thần tiên có cánh. Vẫn là “em” nhưng “khách” không còn là “khách” nữa. Đại từ nhân xưng đã được thay thế, không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu làm như vậy. Khoảng cách giữa kỹ nữ và khách đã xích lại gần nhau hơn. “Cung kính” từ ngữ được dùng rất đắt, khi tôn trọng người có nghĩa nàng đang tôn trọng mình, tôn trọng cuộc sống, tôn trọng tình yêu tuổi trẻ. Một người ở chôn gió trăng mà có được điều đó có lẽ cũng chỉ ở những tấm lòng như tấm lòng Xuân Diệu mới thấu được, hiểu được. Cả một tâm hồn mà lại kính cẩn đặt dưới gót chân, điều đó có gì mâu thuẫn không? Có gì là thóa mạ, nhục nhã đối với nàng không? Nàng đang xem. thường mình đấy chăng, hình như nàng đang quỳ gối cầu xin một chút tình yêu thì phải? Nếu như cuộc đời ruồng rẫy nàng, người đời rũ bỏ nàng mà nàng lại tha thiết với cuộc sống đến thế, có khi nàng cũng đành liều vậy. Nhưng gót chân mà nàng tìm đến không phải là gót chân của một kẻ làng chơi mà là gót chân của hoàng tử – nơi ấy xứng đáng để nàng trao gửi số phận mình lắm chứ! Câu thơ tạo nên được cái hư, thực. Gót chân đó có khi chỉ là mơ ước mà nàng mong muốn, nhưng có bao giờ ước mơ ấy lại hiện thực với nàng. Trước mắt nàng giờ đây là bóng dáng của một chàng hoàng tử hào hoa, lịch thiệp, câu thơ đắm mình trong dâng hiến, một sự hiến dâng không vụ lợi toan tính. Nàng đem trao tặng cả khôi tình của mình, chỉ cầu xin một chút tình đáp lại cũng thỏa lòng. Nàng mạnh dạn, táo bao rồi lại run rẩy tưởng chừng như khẩn thiết van lơn, có nghĩa nàng đã ý thức rất rõ việc nàng làm. Có gì đau đớn hơn khi chính mình biết được đấy là điều không nên mà cứ dấn thân vào, bởi thế mà cuộc sông trỏ nên chát chúa với nàng.
Cuộc đời vô tình vò xé và nghiến nát những mộng ước đẹp đẽ của nàng. Lời thơ như khẩn khoản van xin. “Chớ đạp hồn em” điệu thơ da diết đến xé lòng. Nàng còn nước mắt để thương cho mình nữa không? Nỗi buồn của nàng đã chuyển thành cả một biển sầu lớn, mà mỗi lần nghĩ đến nàng rùng mình rờn rợn. Đại dương sâu bao nhiêu nỗi sầu của nàng cũng hun hút đến nhường ấy. Lòng người và biển cả cái gì thâm sâu hơn? Một hình ảnh so sánh thật gần gũi mà có sức gợi lớn. Cuộc đời của nàng cứ chìm nổi lênh đênh theo từng đợt sóng của thời gian, ngày này qua tháng nọ và rất có thể là cả một đời người rồi sẽ như thế mãi. Nếu như trong Đoạn trường tân thanh đó không có một tấm lòng cứu vớt nàng ra khỏi vùng ô nhục ấy, nàng sẽ lại quẩn quanh với những lời mời gọi. Rồi thì một ngày kia nhan sắc nàng đã rũ bụi phong trần, nàng không đủ sức để quyến rũ phường ong bướm, cuộc đời vốn dĩ đã ghẻ lạnh với nàng nay lại càng cay nghiệt hơn. Nàng đau đớn sợ hãi cho một thảm cảnh tiêu điều.
Nàng phát hoảng khi phải đối diện với lòng mình, đó là lúc nàng thấy khó khăn nhất. Chớ – gặp, cặp từ ấy sóng đôi đi bên nhau trong một câu thơ nhưng lại loại trừ nhau. Nàng sợ lắm khi phải đôi diện với sự thật. Không! Nàng không dám gặp riêng chính mình, nàng khấn nguyện hãy để cho nàng được yên, được sông, cuộc sông quên di bao tháng ngày, quên đi cảnh tượng trớ trêu mà nàng đang chịu đựng, nàng sẽ tha hồ, mặc sức mà chiều chuộng những người khách qua đường. Nàng đã làm gì – điều đó nàng không cần biết, chỉ biết rằng đừng bao giờ để nàng phải bắt gặp lòng mình. Đừng bao giờ để nàng đơn độc với phòng không bóng lẻ. Trước đây trong Cung oán ngâm khúc Nguyễn Gia Thiều cũng đã làm nổi bật được cái cô độc đến rợn ngợp của người cung nữ. Người cung nữ và người kỹ nữ có chỗ giông nhau và khác nhau: nàng cung nữ có lúc còn được ngẩng cao đầu để mà kiêu hãnh còn nàng kỹ nữ của Xuân Diệu không mảy may có được một lần đăng quang trong cuộc đời, dẩu đó chỉ là một vài phút giây thoáng qua để làm ấm lòng nàng. Nàng bị chối bỏ và khước từ tất cả, dù nàng đã sống hết mình cho cuộc sông. Chính vì vậy mà nàng kinh hãi khi phải phán xét chính mình, nàng lầm lũi đi trong bóng đêm ghẻ lạnh, cuộc đời vẫn cắn xé thân phận nàng. Những lần đón đưa mời mọc môi cười mà nước mắt vẫn rơi đấy thôi, những giọt nước mắt lặn sâu tận đáy lòng, đắng cay, tủi hận. Xót xa thay trần thế tàn nhẫn với nàng, mà nàng vẫn khao khát với đời.
Tay ái ân du khách hãy làm rèm Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng Đẩy hộ hồn em triền miên trên sóng Trôi phiêu du không đợi bến hay ghềnh Vì mình em không được quấn chân anh Tóc không phải sợi dây tình vướng víu Ngày tháng bập bềnh trôi, nàng ngụp lặn giữa những cuộc truy hoan. Nàng không cầu mong gì tìm kiếm lại cuộc sông giản dị giữa đời thường, giờ này nàng chỉ ao ước được sông hết những ngày còn lại bằng những gì nàng đã sông. Nàng đâm liều và không còn biết đến ngày mai, thân phận nàng làm gì có bến đỗ. Nàng bỗng nhận ra một điều: tất cả những gì nàng có không thể nào níu giữ được nữa rồi, nàng chỉ giữ khách lại trong chôh lát, không giữ được cả cuộc đời. Cuộc tình của nàng đã vỡ. Cái sợ hãi này đến sợ hãi khác cứ bủa vây lấy nàng. Cái mà nàng không thế chiến thắng nổi đó là sự cô độc. Nàng run lên và thảng thốt giật mình khi phải nghĩ đến điều đó.
Nàng đi giữa cuộc đời và thấy cuộc đời hoang lạnh với chính mình. Mọi thứ tan hoang đổ vỡ, nàng chỉ như một con đò chở khách sang sông – sang sông rồi thuyền vẫn đợi mà người thì không trở về. Cả một đời làm kỹ nữ mà nàng vẫn khờ khạo, khi nhận ra chân tướng của vị khách tình si, nàng mới hiểu đó chỉ là cuộc tình trăng gió, đấy không phải là một vị hoàng tử mà nàng từng cung kính, cũng chẳng phải là người đến để cứu rỗi linh hồn nàng như nàng từng mộng tưởng.
Người kỹ nữ trong thơ Xuân Diệu không tìm quên mình ở dòng sông Tiền Đường mà ngày trước nàng Kiều đã hò hẹn. Nàng Kiều yêu cuộc sông một cách đằm sâu, người kỹ nữ muôn trụ lại với đời vì cái khát khao cuồng vọng: thèm sông, thèm yêu, thèm được trân trọng của con người sông trong thời đại – cái thời đại đã xa rồi, những bức trường thành phong kiến kiên cô’. Vậy mà nàng càng quẫy lại càng sày vảy. Những người đàn ông đi qua đời nàng chỉ như những cơn gió thoảng qua, chao lượn như những bóng ma dật dờ, rồi nàng không còn gặp lại trong đời nữa. Chúng đến với nàng âu yếm ngọt ngào với nàng rồi khi những giây phút nồng nàn qua đi, chúng hốt hoảng trôn chạy khỏi cuộc đời nàng. Thế mà nàng vẫn hi vọng một vòng tay cứu vớt, bởi nàng không thể “tắt lửa lòng” đi được. Chính điều này đã đay nghiến, làm nàng phải khổ sở. Những bàn tay đen đúa vẫn cấu xé vắt kiệt sức sống của nàng, rồi lại vứt nàng chới với giữa dòng đời xuôi ngược. Đó là cách đối xử với người kỹ nữ đã bao đời, sao vẫn thấy nặng lòng vì tình đời đắng chát!
Hiếm khi ta thây Xuân Diệu nhắc đến chuyện nhân tình thế thái, thế nhưng “lời kỹ nữ” đã nói với chúng ta bao điều nghĩa lí ở đời. Nhà thơ nghẹn ngào khóc một tiếng khóc cao cả cho cuộc đời người kỹ nữ – khóc cho con người mà người đời xua đuổi, chối bỏ.
Cái mờ nhòa nhập nhòe trước mặt người kỹ nữ là một dòng sông đời đang cuộn trôi, tôi có cảm giác người kỹ nữ ngồi dấy bất động như không còn tha thiết điều gì nữa. Hai chữ “run mờ” không làm cho câu thơ lạc điệu mà chỉ nhấn thêm một nô”t nhấn thê thảm trong chuỗi đời buồn bã của nàng. Câu thơ gợi cảm giác ớn lạnh, rưng rức một nỗi niềm khó diễn đạt thành lời. Đấy không phải là đôi mắt nhòe nhoẹt nước, cũng chẳng phải là đôi mắt ráo hoảnh của một kẻ không biết đau là gì, mà là đôi mắt của một cô gái đã mệt mỏi vì bụi bặm của cuộc đời. Nàng cảm nhận được rất rõ số phận của nàng cũng chẳng khác gì một khúc sông nước chảy thì bèo trôi và thuyền ai cứ lỡ làng. Nàng không muốn buông xuôi cũng đành buông xuôi vậy, bởi sei phận đã an bài nàng ra thế. Câu thơ cuối làm chùng cả bài thơ, lời thơ êm vì số vần bằng nhiều mà vẫn trĩu nặng một nỗi buồn đau đáu. Cách ngắt nhịp ba / hai / một / hai, làm bẻ yụn cả câu thơ, giai điệu vừa dứt khoát khẳng định lại vừa nhùng nhằng luyến tiếc. Khẳng định cái vội vã của người đi và cái luyến lưu của người ở lại, đã tạo thành một khoảng lặng có thần cho bài thơ. Câu thơ khép cả một đời người mà lại mở ra rất nhiều điều trong suy tưởng của người đọc. Điệp từ “du khách” được nhấn lại hai lần càng làm bật rõ tính chất của bước chân ra đi ấy là tất yếu. Bởi lẽ chính đó là những kẻ qua đường, tạm ghé chân trong giây lát, sáng ra họ lại phải “gỡ dây vướng để theo lời gió nước”. Cuộc đời người kỹ nữ là vậy, đón khách trong bóng đêm và nhiều lúc là không rõ cả mặt người. Xuân Diệu đã khơi được nỗi buồn sâu xa nhất, thầm kín nhất và cũng chân thật nhất của những sô” phận lỡ làng.
Ngày trước ỏ đời Đường, Bạch Cư Dị cũng đã khóc thương cho thân phận của người kỹ nữ, cảm thông những nỗi khổ đau mà nàng gánh chịu. Khóc thương và cứu vớt họ đã có nhiều nhà thơ làm được điều đó, thế nhưng không ở đâu ta thấy đứợc cái khát khao sông mãnh liệt muôn được cho và nhận như ở người kỹ nữ của Xuân Diệu. Chính cái ước vọng đó đã làm cho cuộc đời nàng trở nên bi kịch.
Bài thơ được viết trong cảm hứng lãng mạn mà lại giàu chất hiện thực đến nghẹn lòng. Giữa bước chân hôi hả đời thường đang xô đẩy nhau trên đường phố còn có bao nhiêu cô gái bán hoa, bao nhiêu tiếng nấc của người kỹ nữ? Tôi đi giữa thành phố – phố phường sáng rực lên vì hoa và điện, nhốn nháo những cô gái “bán hoa”, trong số đó những ai đã buông thả bản thân mình, những ai đă từng một lần lầm lỡ và những ai đã bị cuộc đời đẩy xô? Tôi rùng mình nghĩ tới lời thơ Xuân Diệu và biết đâu họ cũng đang đau nỗi đau của nàng kỹ nữ, dẫu sao họ là những người đáng thương hơn là đáng giận, vẫn những ánh mắt đời thường kiêu bạc ném về phía họ. Tôi muôn hét to giữa thành phố’ đông người “xin đừng thờ ơ với nỗi đau của người khác.” Bài thơ Lời kỹ nữ lại vang dội trong tôi, có ai hiểu được nỗi niềm của họ – nỗi niềm người kỹ nữ.
Nguồn: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Nỗi Ám Ảnh Về Thời Gian Trong Thơ Xuân Diệu trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!