Xu Hướng 12/2023 # Đề Đọc Hiểu Văn Bản : Nói Với Em_ Vũ Quần Phương # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đề Đọc Hiểu Văn Bản : Nói Với Em_ Vũ Quần Phương được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia môn Văn. Tuyển tập đề đọc hiểu có đáp án Đọc văn bảnNói với em và trả lời câu hỏi:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

Câu1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong văn bản và nêu tác dụng. Câu 8: Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về bổn phận của con cái với cha mẹ. Đáp án : Câu 1: Phương thức biểu cảm. Câu 2: Nội dung chính của văn bản: – Nếu nhắm mắt trong khu vườn lộng gió để cảm, để nghe, em bé trong bài thơ có thể nghe được những tiếng chim ẩn chìm sâu lắng nhất. – Nếu biết lặng im nghe bà kể, em bé sẽ bắt gặp rất nhiều nhân vật huyền thoại đẹp đẽ kì diệu vô cùng, cả về con người và tâm tính. – Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, em bé sẽ thấy công lao nuôi nấng vất vả của đấng sinh thành. Câu 3: Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ nếu nhắm mắt .Tác dụng: Càng suy nghĩ, chúng ta càng thấy nhiều điều kì diệu trong xung quanh cuộc sống. Đó là cái đẹp từ thiên nhiên, lòng bao dung và công lao trời bể của cha mẹ. Câu 4: – Yêu cầu: Bổn phận của con cái với cha mẹ là: yêu thương, kính trọng, làm vui lòng cha mẹ bằng cách học hành chăm chỉ, lễ phép,… để báo hiếu cho công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Gợi ý viết đoạn : “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” (Ca dao). Công ơn cua cha mẹ đối với con cái như trời cao biển rộng. Phận làm con phải biết đền ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ bằng tình cảm yêu thương, kính trọng, làm vui lòng cha mẹ bằng cách học hành chăm chỉ, lễ phép, giúp đỡ việc nhà, chúng tôi nhiên, vẫn còn nhiều người tỏ ra vô lễ, coi thường cha mẹ, thật đáng trách. Người con hiếu thảo chính là những công dân tốt của xã hội sau này.

Phan Thế Hoài

Cao Thị Nhân An

Đề Đọc Hiểu : Mùa Xuân Nho Nhỏ

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.

( Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Đề Đọc Hiểu Truyện Cười Tam Đại Con Gà

Đề 1: Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì“. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: – Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: – Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: – Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: – Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? ( SGK Ngữ văn 10,Trang 78-79,Tập I, NXBGD 2006) 1/ Xác định các tình huống gây cười trong văn bản ? Các tình huống đó được bố trí như thế nào ? 2/ Thầy đồ trong văn bản đáng bị cười ở những điểm nào ? 3/ Chi tiết thầy đồ xin ba đài âm dương đạt hiệu quả như thế nào về nội dung và nghệ thuật của truyện ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện. Trả lời: 1/ Các tình huống gây cười trong văn bản : -Tình huống nhầm lẫn: ông bố tưởng anh học dốt ưa khoác lác kia là thầy đồ chính hiệu ; -Tình huống dốt nát: thầy đồ không đọc được chữ ( dù là chữ đơn giản nhất) -Tình huống mê tín dị đoan: bói chữ và tin vào quẻ bói ; -Tình huống bị bóc mẽ: ông bố chỉ ra chỗ thầy sai ; -Tình huống nguỵ biện: giải thích rằng thầy dạy Tam đại con gà ; Các tình huống đó được bố trí theo lối tăng cấp. Đỉnh điểm của sự tăng cấp ấy là lời nguỵ biện về ông tổ ba đời của con gà là …một loài vật không có trong thực tế. 2/ Thầy đồ trong văn bản đáng bị cười ở những điểm: -Xuất thân là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, làm ra vẻ ta đây uyên bác. Đó là thái độ không trung thực. -Không chịu học hỏi lại đi tin vào thổ công nhà chủ: bị cười ở tội mê tín. -Đã dốt không chịu nhận mà lại biến báo quanh co: bị cười ở cách bịa đặt láo toét 3.Chi tiết thầy đồ xin ba đài âm dương đạt hiệu quả về nội dung và nghệ thuật của truyện : a/ Về nội dung: chi tiết mở rộng phạm vi và đối tượng bị phê phán, chế giễu. Ngoài thầy đồ còn có thêm ông thổ công cũng dốt. b/ Về nghệ thuật: tuy là hư cấu nhưng chi tiết đã làm cho câu chuyện phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và độc đáo hơn. Nó khiến cho thầy đồ tin tưởng, từ chỗ bảo học trò đọc khẽ sang đọc to hơn câu Dủ dỉ là con dù dì, làm cho ông bố đang làm ngoài vườn nghe được cái chữ lạ đời ấy và chất vấn thầy đồ, dồn thầy đến chân tường, bộc lộ đầy đủ sự giấu dốt ngoan cố của mình. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung : thí sinh hiểu được tiếng cười trào phúng từ câu chuyện, qua đó rút ra bài học cho bản thân, đó là phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của mình, không nên sĩ diện hão.   Đề 2: Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì“. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: – Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: – Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: – Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: – Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? ( SGK Ngữ văn 10,Trang 78-79,Tập I, NXBGD 2006) 1/ Xác định nhân vật nào đáng bị cười trong văn bản ? Vì sao ? 2/ Những tình huống nào cho thấy thầy đồ rởm bị đặt vào thế bí ? 3/ Trong hai con dủ dỉ và dù dì, con nào là con bịa?Lập luận về Tam đại con gà ở cuối truyện có gì đáng cười ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa tiếng cười từ văn bản. Trả lời: 1/ Nhân vật nào đáng bị cười trong văn bản : Thầy dạy trẻ và bố bọn trẻ. Lí do :

Kẻ dốt nát lại dám nhận làm thầy dạy trẻ ;

Ông bố cả tin nên rước kẻ dốt nát ( dốt hơn cả ông ta vì thầy đồ không biết chữ kê(gà), còn ông bố thì biết) về làm thầy con mình.

2/ Những tình huống cho thấy thầy đồ rởm bị đặt vào thế bí : -Không đọc được chữ kê, bị học trò hỏi phải nói liều là dủ dỉ ;   -Ông bố chỉ ra chữ kê, thầy đồ rởm mới biết mình dạy sai ; -Ông bố hỏi về nghĩa của tam đại con gà. 3.Trong hai con dủ dỉ và dù dì, con dủ dỉ  là con bịa ; Lập luận về Tam đại con gà ở cuối truyện đáng cười ở chỗ : -Tam đại con gà bao gồm : dù dì(cụ hoặc cố)-dủ dỉ và công ( chị em với nhau, giữ vị trí ông)–con gà ; – Anh thầy đồ rởm, láu cá, lập luận vòng vo ; -Tuy có nhanh trí nhưng rốt cuộc vẫn lộ vẻ dốt nát, hổng kiến thức, bởi theo lập luận đó thì con gà không có bố mẹ mà chỉ có cụ và ông thôi.   4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung : Tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, hóm hỉnh, sâu sắc và mang đậm chất dân gian. Truyện cười có nói về chữ nghĩa nhưng không lỉnh kỉnh chữ nghĩa. Truyện có ý nghĩa đánh giá các hạng thầy trong xã hội phong kiến suy tàn, trong đó có thầy đồ dạy chữ. Mặt khác, truyện không chỉ phê phán các ông đồ phong kiến năm xưa mà còn nhắc nhở cảnh tỉnh những kẻ hôm nay cũng mắc bệnh ấy

Đề Đọc Hiểu Bài Thơ Trong Lời Mẹ Hát

Đề đọc hiểu môn Văn có đáp án. Đọc hiểu bài thơ Trong lời mẹ hát- Trương Nam Hương. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“ Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao

Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “ Con gà cục tác lá chanh”

… Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao

Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát, NXB Giáo dục, 2008) Câu 1: Trong bài thơ trên có hình ảnh trong lời hát được miêu tả. Đó là những hình ảnh nào, những hình ảnh đó gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Câụ 2: Nhân vật người mẹ được miêu tả là một người như thế nào? Câu 3: Chỉ ra nội dung của khổ’ thơ cuối. Câu 4: Hãy viết đoạn văn phân tích sắc thái chủ đạo trong bài thơ trên. HƯỚNG DẨN LÀM BÀI CHI TIẾT Câu 1: Trong lời mẹ hát có những hình ảnh sau: cánh cò trắng, cánh đồng, hoa mướp. Đó là những hình ảnh dung dị, đời thường của cuộc đời hằng ngày, cuộc đời ấy có sự gắn bó mật thiết với tuổi thơ của đứa trẻ. Khi nghe lời mẹ hát, cuộc đời như được thu nhỏ trong tầm mắt của đứa trẻ, trở thành nguồn tưới mát tâm hồn đứa trẻ, khiến đứa trẻ không thế nào quên được. Học sinh có thế trình bày suy nghĩ riêng của mình, tuy nhiên cần đảm bảo ngắn gọn, súc tích, trong sáng. Giáo viên linh hoạt cho điểm. Câu 2: Người mẹ được tái hiện trong đoạn trích là một người tần tảo nuôi con qua tháng năm, vượt qua những khó khăn của cuộc đời để nuôi con khôn lớn. Người mẹ được tái hiện qua những lời hát ru, qua hình dáng nhỏ nhắn, qua mái tóc bạc ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió. Những câu thơ như khắc ghi lại bóng dáng mẹ cao cả, suốt đời hi sinh cho người con của mình những điều tốt đẹp nhất. Khổ thơ cuối của đoạn trích là lời đúc kết của tác giả từ những tình cảm sâu nặng của người mẹ dành cho người con của minh. Khổ thơ dung dị như chính người mẹ vậy, thông qua lời mẹ  hát mà tác giả nhìn thấy cả cuộc đời của mình: Mẹ ơi, trong lời mẹ hát/ Có cả cuộc đời hiện ra. Cách nói ý vị đó cho thấy tấm lòng biết ơn sâu nặng mà tác giả gửi gắm, để từ đó tác giả hướng đến một lối sống tốt đẹp, vị tha: Lời ru chắp con cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa. Lời hứa hẹn đó như trở thành phương châm sống của tác giả luôn hướng vô tương lai với niềm hưng phấn ngọt ngào. Giáo viên linh hoạt cho điểm. Câu 4: Sắc thái chủ đạo của bài thơ là nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm thía. Học sinh phân tích đúng sắc thái này, triển khai thành đoạn văn với một phương thức xây dựng đoạn văn thích hợp.

Nguyễn Thế Hưng

Đề Đọc Hiểu Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

” Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao Thu ăn năng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.” ( Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)

2/ Xác định nhịp thơ ở câu thơ 1? Nêu hiệu quả nghệ thuật của nhịp thơ đó?

3/ Xác định phép đối trong câu thơ 3 và 4? Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép đối đó?

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lối sống đẹp trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.

2/ Nhịp thơ ở câu thơ 1 là 2/2/3. Hiệu quả nghệ thuật của nhịp thơ đó: cho thấy cái chủ động, sẵn sàng, thanh thản của cụ Trạng Trình với cuộc sống điền dã và còn như có chút ngông ngạo trước thói đời.

3/Phép đối trong câu thơ 3 và 4 : Ta dại-Người khôn ; tìm-đến ; nơi vắng vẻ-chốn lao xao

Hiệu quả nghệ thuật của phép đối đó: vừa để khẳng định sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả- chọn lối sống tĩnh tại, an nhàn, không trang giành, vừa thể hiện sắc thái trào lộng, mỉa mai đối với cách sống ham hố danh vọng, phú quý

Bản quyền bài viết này thuộc về https://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: từ quan niệm, cách xử thế trong lối sống Nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thí sinh suy nghĩ về lối sống đẹp trong cuộc sống hôm nay. Đó là lối sống hoà hợp, gắn bó với thiên nhiên. Đó là sống và cống hiến, tránh xa những mưu toan, bon chen, giành giật lợi danh. Phê phán lối sống ích kỉ, sống vì tiền tài, danh vọng mà trở nên suy thoái đạo đức. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(…) Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng đều hỏi ý kiến ông và ông đều có cách mách bảo kín đáo, nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc. Mặc dù về ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trịnh Tuyền hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập( khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi( khoảng trên 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. Nhàn là bài thơ Nôm trong Bạch Vân quốc ngữ thi(…)

( Trích Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)

1/ Nêu những ý chính của văn bản trên .

3/ Thế nào là người có học vấn uyên thâm ?

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) trả lời câu hỏi: bản thân em sẽ làm gì để có học vấn uyên thâm ?

1/ Những ý chính của văn bản trên: Đánh giá về học vấn và sự nghiệp văn học của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giới thiệu xuất xứ bài thơ Nhàn.

Đoạn 1 : Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm

Đoạn 2 : Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc.

Mỗi đoạn được triển khai bằng thao tác lập luận diễn dịch.

3/Người có học vấn uyên thâm là người có hiểu biết sâu rộng, có kiến thức sâu sắc về một lĩnh vực nào đó.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, lập luận chặt chẽ ;

-Nội dung: từ tài năng và trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thí sinh trả lời câu hỏi: bản thân em sẽ làm gì để có học vấn uyên thâm ? Cụ thể : siêng năng, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo trong học tập và rèn luyện. Có phương pháp học khoa học, tránh học vẹt, máy móc. Gắn học đi đôi với hành. Đam mê đọc sách. Có tinh thần vượt khó…

Đề Đọc Hiểu Bài Thơ Tỏ Lòng Và Cảm Hoài

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Phiên âm

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu NamTu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. nhi vị liễu công danh trái Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Dịch thơ

Bản quyền bài viết này thuộc về https://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn

( Tỏ lòng, Trang 115,116, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)

1/ Nêu ý chính của văn bản ?

2/ Chữ hoành trong bản phiên âm thuộc từ loại gì ? Nêu ý nghĩa của từ ” hoành ” trong văn bản ?

3/ Câu thơ Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu sử dụng biệp pháp nghệ thuật gì ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật đó.

4/ Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ những bài học được rút ra dành cho tuổi trẻ hôm nay.

1/ Ý chính của văn bản: Bài thơ thể hiện vóc dáng hùng dũng và khát vọng hào hùng của người tráng sĩ đời nhà Trần.

2/ Chữ hoành trong bản phiên âm thuộc từ loại động từ. Hiếm có bài thơ chữ Hán nào có từ mở đầu bài thơ bằng động từ. Dùng từ hoành ( cầm ngang), ngay từ đầu bài thơ đã hiện lên một tráng sĩ dọc ngang trời đất, xứng tầm với vũ trụ. Hình ảnh thơ trở nên kì vĩ, mạnh mẽ.

3/Câu thơ Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu sử dụng biệp pháp nghệ thuật : so sánh và khoa trương. Hiệu quả nghệ thuật : tác giả ca ngợi sức mạnh của quân dân nhà Trần, đồng nghĩa với việc tự hào về sức mạnh dân tộc, thể hiện khí thế của Hào khí Đông A( hào khí nhà Trần )

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

Đề 2:

-Nội dung: từ hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ, thí sinh suy nghĩ về các bài học như: tiếp tục lập công danh trong thời bình ; sống phải có hoài bão, ước mơ điều lớn lao; gắn khát vọng, lợi ích bản thân với lợi ích Tổ quốc…

(…) Hào khí Đông A là một cơn gió mạnh, một mặt nó là con đê chắn giữ cho vận nước vững bền( chống lại mọi kẻ thù xâm lược), một mặt nó khơi nguồn cho bao nhiêu tiềm lực tinh thần ẩn giấu. Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão như một hạt muối kết tinh từ nước biển và ánh sáng mặt trời của một thời đại vẻ vang trong lịch sử, một thời đại đặc sắc của thơ ca Việt Nam.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

( Trích Văn bản Ngữ văn 10, gợi ý đọc hiểu và lời bình, Vũ Dương Quỹ-Lê Bảo, trang 75, NXBGD 2006)

1/ Anh/ chị hiểu Hào khí Đông A là gì ?

2/ Cụm từ chống lại mọi kẻ thù xâm lược thuộc thành phần gì trong câu văn?

3/ Xác định biện pháp tu từ về từ trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó.

4/ Người viết tỏ thái độ như thế nào khi nhận xét về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão ?

1/ Hào khí Đông A là hào khí thời Trần, tức khí thế chống ngoại xâm của quân dân đời nhà Trần, vì chữ Trần có thể đọc theo lối chiết tự là Đông A.

–Thuật hoài – một hạt muối kết tinh từ nước biển và ánh sáng mặt trời Đề 3:

2/ Cụm từ chống lại mọi kẻ thù xâm lược thuộc thành phần chêm xen.

Cảm hoài (Đặng Dung) Thế sự du du nại lão hà? Vô cùng thiên địa nhập hàm ca. Thời lai đồ điếu thành công dị, Vận khứ anh hùng ẩm hận đa. Trí chủ hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà. Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma. Việc đời man mác, tuổi già thôi! Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi. Gặp gỡ thời cơ may những kẻ, Tan tành sự thế luống cay ai! Phò vua bụng những mong xoay đất, Gột giáp sông kia khó vạch trời. Đầu bạc giang san thù chửa trả, Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.

3/ Biện pháp tu từ về từ trong văn bản là so sánh. Cụ thể :

– Hào khí Đông A – một cơn gió mạnh – con đê chắn giữ

Hiệu quả nghệ thuật: tạo hình ảnh cụ thể, gợi sự liên tưởng phong phú trong tâm trí người đọc về vẻ đẹp của Hào khí Đông A và giá trị bài thơ Thuật Hoài.

4/ Người viết tỏ thái độ ca ngợi, đánh giá rất cao vị trí bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão trong văn mạch của dân tộc.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

2/ Ở 6 câu đầu, tác giả tự cảm nhận về mình qua những đặc điểm nào ?

3/ Xác định phép đối trong 2 câu thực và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép đối đó.

4/ Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) phân tích vẻ đẹp hình ảnh thanh gươm trong câu kết của bài thơ ?

1/Chủ đề của văn bản : Bài thơ giải bày nỗi lòng trước hoàn cảnh và thời cuộc, đồng thời thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của tác giả- người anh hùng thất thế.

2/ Ở 6 câu đầu, tác giả tự cảm nhận về mình qua những đặc điểm :

Một mặt, tác giả ý thức được giới hạn của mình : đã già rồi- thời gian không chờ đợi. Câu thơ mở đầu hình thức là câu hỏi nhưng mang âm hưởng của một tiếng than, một tiếng thở dài ngậm ngùi ;

Mặt khác, tác giả tự nhận mình là anh hùng, với chí khí lớn, có thể nâng trục đất ( phù địa trục)

Đó là hai nét tương phản nhau trong chân dung của Đặng Dung.

3/Phép đối trong 2 câu thực : đối lập giữa ” anh hùng” và ” đồ điếu”

Hiệu quả nghệ thuật của phép đối : Nhà thơ bày tỏ quan niệm của mình: Thời vận có ý nghĩa quan trọng, làm thay đổi thế sự, thay đổi sự nghiệp. Thời vận nằm ngoài khả năng của con người.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung : Vẻ đẹp hình ảnh thanh gươm trong câu kết của bài thơ: Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.Thanh gươm của nhà thơ, vì thời vận, không được vung lên để giết giặc cứu nước. Cũng như người tráng sĩ, thanh gươm của câu thơ hiện lên cô độc, âm thầm trong đêm. Nhưng hành động mài gươm dưới trăng thể hiện một tráng chí lẫm liệt, một ý chí quyết tâm đánh giặc từ khi còn trẻ, đến khi tóc đã bạc ; ngày đánh, đêm đánh. Đó là khát vọng về một ngày được vung gươm nơi chiến trường, làm cho bài thơ mang vẻ đẹp hùng tráng ngay trong giây phút bi thương nhất. Đó cũng là hào khí Đông A trong thơ Đặng Dung

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Đọc Hiểu Văn Bản : Nói Với Em_ Vũ Quần Phương trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!