Bạn đang xem bài viết Đề Đọc Hiểu Truyện Cười Tam Đại Con Gà được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đề 1: Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì“. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: – Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: – Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: – Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: – Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? ( SGK Ngữ văn 10,Trang 78-79,Tập I, NXBGD 2006) 1/ Xác định các tình huống gây cười trong văn bản ? Các tình huống đó được bố trí như thế nào ? 2/ Thầy đồ trong văn bản đáng bị cười ở những điểm nào ? 3/ Chi tiết thầy đồ xin ba đài âm dương đạt hiệu quả như thế nào về nội dung và nghệ thuật của truyện ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện. Trả lời: 1/ Các tình huống gây cười trong văn bản : -Tình huống nhầm lẫn: ông bố tưởng anh học dốt ưa khoác lác kia là thầy đồ chính hiệu ; -Tình huống dốt nát: thầy đồ không đọc được chữ ( dù là chữ đơn giản nhất) -Tình huống mê tín dị đoan: bói chữ và tin vào quẻ bói ; -Tình huống bị bóc mẽ: ông bố chỉ ra chỗ thầy sai ; -Tình huống nguỵ biện: giải thích rằng thầy dạy Tam đại con gà ; Các tình huống đó được bố trí theo lối tăng cấp. Đỉnh điểm của sự tăng cấp ấy là lời nguỵ biện về ông tổ ba đời của con gà là …một loài vật không có trong thực tế. 2/ Thầy đồ trong văn bản đáng bị cười ở những điểm: -Xuất thân là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, làm ra vẻ ta đây uyên bác. Đó là thái độ không trung thực. -Không chịu học hỏi lại đi tin vào thổ công nhà chủ: bị cười ở tội mê tín. -Đã dốt không chịu nhận mà lại biến báo quanh co: bị cười ở cách bịa đặt láo toét 3.Chi tiết thầy đồ xin ba đài âm dương đạt hiệu quả về nội dung và nghệ thuật của truyện : a/ Về nội dung: chi tiết mở rộng phạm vi và đối tượng bị phê phán, chế giễu. Ngoài thầy đồ còn có thêm ông thổ công cũng dốt. b/ Về nghệ thuật: tuy là hư cấu nhưng chi tiết đã làm cho câu chuyện phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và độc đáo hơn. Nó khiến cho thầy đồ tin tưởng, từ chỗ bảo học trò đọc khẽ sang đọc to hơn câu Dủ dỉ là con dù dì, làm cho ông bố đang làm ngoài vườn nghe được cái chữ lạ đời ấy và chất vấn thầy đồ, dồn thầy đến chân tường, bộc lộ đầy đủ sự giấu dốt ngoan cố của mình. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung : thí sinh hiểu được tiếng cười trào phúng từ câu chuyện, qua đó rút ra bài học cho bản thân, đó là phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của mình, không nên sĩ diện hão. Đề 2: Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì“. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: – Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: – Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: – Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: – Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? ( SGK Ngữ văn 10,Trang 78-79,Tập I, NXBGD 2006) 1/ Xác định nhân vật nào đáng bị cười trong văn bản ? Vì sao ? 2/ Những tình huống nào cho thấy thầy đồ rởm bị đặt vào thế bí ? 3/ Trong hai con dủ dỉ và dù dì, con nào là con bịa?Lập luận về Tam đại con gà ở cuối truyện có gì đáng cười ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa tiếng cười từ văn bản. Trả lời: 1/ Nhân vật nào đáng bị cười trong văn bản : Thầy dạy trẻ và bố bọn trẻ. Lí do :
Kẻ dốt nát lại dám nhận làm thầy dạy trẻ ;
Ông bố cả tin nên rước kẻ dốt nát ( dốt hơn cả ông ta vì thầy đồ không biết chữ kê(gà), còn ông bố thì biết) về làm thầy con mình.
2/ Những tình huống cho thấy thầy đồ rởm bị đặt vào thế bí : -Không đọc được chữ kê, bị học trò hỏi phải nói liều là dủ dỉ ; -Ông bố chỉ ra chữ kê, thầy đồ rởm mới biết mình dạy sai ; -Ông bố hỏi về nghĩa của tam đại con gà. 3.Trong hai con dủ dỉ và dù dì, con dủ dỉ là con bịa ; Lập luận về Tam đại con gà ở cuối truyện đáng cười ở chỗ : -Tam đại con gà bao gồm : dù dì(cụ hoặc cố)-dủ dỉ và công ( chị em với nhau, giữ vị trí ông)–con gà ; – Anh thầy đồ rởm, láu cá, lập luận vòng vo ; -Tuy có nhanh trí nhưng rốt cuộc vẫn lộ vẻ dốt nát, hổng kiến thức, bởi theo lập luận đó thì con gà không có bố mẹ mà chỉ có cụ và ông thôi. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung : Tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, hóm hỉnh, sâu sắc và mang đậm chất dân gian. Truyện cười có nói về chữ nghĩa nhưng không lỉnh kỉnh chữ nghĩa. Truyện có ý nghĩa đánh giá các hạng thầy trong xã hội phong kiến suy tàn, trong đó có thầy đồ dạy chữ. Mặt khác, truyện không chỉ phê phán các ông đồ phong kiến năm xưa mà còn nhắc nhở cảnh tỉnh những kẻ hôm nay cũng mắc bệnh ấy
Đề Đọc Hiểu Văn Bản : Nói Với Em_ Vũ Quần Phương
Bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia môn Văn. Tuyển tập đề đọc hiểu có đáp án Đọc văn bảnNói với em và trả lời câu hỏi:
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
Câu1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong văn bản và nêu tác dụng. Câu 8: Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về bổn phận của con cái với cha mẹ. Đáp án : Câu 1: Phương thức biểu cảm. Câu 2: Nội dung chính của văn bản: – Nếu nhắm mắt trong khu vườn lộng gió để cảm, để nghe, em bé trong bài thơ có thể nghe được những tiếng chim ẩn chìm sâu lắng nhất. – Nếu biết lặng im nghe bà kể, em bé sẽ bắt gặp rất nhiều nhân vật huyền thoại đẹp đẽ kì diệu vô cùng, cả về con người và tâm tính. – Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, em bé sẽ thấy công lao nuôi nấng vất vả của đấng sinh thành. Câu 3: Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ nếu nhắm mắt .Tác dụng: Càng suy nghĩ, chúng ta càng thấy nhiều điều kì diệu trong xung quanh cuộc sống. Đó là cái đẹp từ thiên nhiên, lòng bao dung và công lao trời bể của cha mẹ. Câu 4: – Yêu cầu: Bổn phận của con cái với cha mẹ là: yêu thương, kính trọng, làm vui lòng cha mẹ bằng cách học hành chăm chỉ, lễ phép,… để báo hiếu cho công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Gợi ý viết đoạn : “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” (Ca dao). Công ơn cua cha mẹ đối với con cái như trời cao biển rộng. Phận làm con phải biết đền ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ bằng tình cảm yêu thương, kính trọng, làm vui lòng cha mẹ bằng cách học hành chăm chỉ, lễ phép, giúp đỡ việc nhà, chúng tôi nhiên, vẫn còn nhiều người tỏ ra vô lễ, coi thường cha mẹ, thật đáng trách. Người con hiếu thảo chính là những công dân tốt của xã hội sau này.
Phan Thế Hoài
Cao Thị Nhân An
Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Cảnh Ngày Hè Của Nguyễn Trãi
Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Rồi hóng mát thuở ngày trườngHoè lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hươngLao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tịch dươngDẽ có Ngu cầm đàn một tiếngDân giàu đủ khắp đòi phương.”
( Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào?
2/ Các từ đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc miêu tả cảnh ngày hè?
3/ Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản có gì lạ so với số tiếng quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Câu thơ kết thúc bài thơ thể hiện tư tưởng gì của nhà thơ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.
1/ Văn bản trên có 3 ý chính: Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên- Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người- Niềm khát khao cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi.
2/ Các từ đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc miêu tả cảnh ngày hè : tác giả đã sử dụng các động từ, tính từ, từ láy giàu sức gợi hình tượng và cảm giác. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra ; từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu tiễn (ngát, nức) gợi tả sức lan toả của hương sen ; từ lao xao, dắng dỏi đảo lên trước chợ cá, cầm ve làm nổi bật âm sắc rộn ràng, râm ran rất riêng của mùa hè. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự đồng cảm, chia sẻ với nỗi vất vả của người dân lao động nghèo.
“Rồi hóng mát thuở ngày trườngHoè lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hươngLao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tch dươngDẽ có Ngu cầm đàn một tiếngDân giàu đủ khắp đòi phương.”
3/Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản lạ so với số tiếng quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật là đều dùng 6 tiếng ( câu lục ngôn). Đó là sự sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Trãi khi Việt hoá thơ Đường.
Bản quyền bài viết này thuộc về https://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
Câu thơ kết thúc bài thơ Dân giàu đủ khắp đòi phương thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của nhà thơ Nguyễn Trãi.
“Rồi hóng mát thuở ngày trườngHoè lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hươngLao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tch dươngDẽ có Ngu cầm đàn một tiếngDân giàu đủ khắp đòi phương.”
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: từ niềm khát khao dân giàu của Nguyễn Trãi, thí sinh suy nghĩ về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay. Cần làm rõ các ý: lấy dân làm gốc là gì ? Tại sao phải lấy dân làm gốc ? Ý nghĩa của việc lấy dân làm gốc ? Bài học nhận thức và hành động ?
Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
( Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Xác định thể thơ và ngôn ngữ của văn bản trên .
2/ Tìm những động từ diễn tả trạng thái cảnh vật trong câu thơ 2 và 3 ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của những động từ đó ?
3/ Xác định nhịp thơ trong câu thơ 3 và 4 so với nhịp thơ được quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Nhịp thơ đó đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
4/ So sánh với hình ảnh hoa lựu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du : Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông, cách miêu tả hoa lựu của Nguyễn Trãi có gì khác ?
1/ Xác định thể thơ : thất ngôn bát cú Đường luật ( xen lục ngôn). Ngôn ngữ : chữ Nôm
2/ Những động từ diễn tả trạng thái cảnh vật trong câu thơ 2 và 3 : đùn đùn, giương, phun. Hiệu quả nghệ thuật : các động từ giàu sức gợi hình và tồn tại trong tư thế đang chuyển động, tiếp diễn : một sức sống không kìm nén được, phải trồi ra( đùn đùn), bật lên ( giương), trào ra hết lớp này đến lớp khác ( phun). Từ đó, bức tranh thiên nhiên mùa hè hiện lên đầy sức sống, phong phú, đa dạng.
3/Nhịp thơ trong câu thơ 3 và 4 là nhịp 3/4 ( thơ Đường : nhịp 4/3)
Nhịp thơ đó đạt hiệu quả nghệ thuật : thể hiện sự sáng tạo của nhà thơ, nhấn mạnh đến cảnh vật, gây sự chú ý lớn ở người đọc.
4/ Hình ảnh hoa lựu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chủ yếu được nhấn mạnh ở hình sắc của hoa, còn thơ Nguyễn Trãi nhấn mạnh sức sống của hoa.
Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
( Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Xác định chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng cho mùa hè trong văn bản trên. Nêu nhận xét chung về những chi tiết đó ?
2/ Những động từ giương, đùn đùn, phun làm cho bức tranh phong cảnh mùa hè có gì đặc biệt?
3/ Nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ láy lao xao, dắng dỏi ?
4/ Xác định những câu thơ lục ngôn trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của những câu lục ngôn đó.
1/ Chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng cho mùa hè trong văn bản :
Sắc hồng của hoa thạch lựu : Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Màu xanh của tán hoè : Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Tiếng ve : cầm ve
– Sắc hương đã thưa thoảng và dần mất của hoa sen : Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Nhận xét chung: Những chi tiết nói trên mang đậm màu sắc của Việt Nam, không vay mượn những thi liệu điển tích từ Trung Quốc
2/ Những động từ giương, đùn đùn, phun làm cho bức tranh phong cảnh mùa hè có điểm đặc biệt :
Động từ giương khiến cho sức sống của cây hoè càng thêm sinh sôi, nảy nở trong không gian ;
Động từ đùn đùn, phun làm cho màu sắc hiện lên tầng tầng lớp lớp. Dường như có một sự thôi thúc từ bên trong khiến hệ thống màu sắc như tràn ra, lan toả.
Qua đó, ta thấy Nguyễn Trãi không chỉ tả ngoại cảnh mà còn nhập vào được cái hồn bên trong của cảnh vật, thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
3/Hiệu quả nghệ thuật của các từ láy lao xao, dắng dỏi
Lao xao là từ láy tả âm thanh từ xa vọng lại. Đó là âm thanh của chợ cá, không ồn ào náo nhiệt mà chỉ là những xáo động, đủ để gợi lên một cuộc sống thanh bình. Đây là âm thanh duy nhất thuộc về thế giới con người trong bài thơ. Nó làm nên chất thơ của cuộc sống nhân sinh.
Dắng dỏi cũng là từ láy gợi lên âm thanh như muốn ngân lên không dứt của bản đàn tiếng ve. Chính điều này khiến cho ánh tịch dương trong câu thơ không còn đem lại cái buồn bàng bạc mà đã làm cho ánh nắng chiều bừng lên, ấm áp, thơ mộng.
4/ Những câu thơ lục ngôn trong văn bản :
Rồi hóng mát thuở ngày trường. Hiệu quả nghệ thuật : hiện lên con người thi nhân hướng về phía tạo vật ;
Dân giàu đủ khắp đòi phương.Hiệu quả nghệ thuật : thể hiện tấm lòng của một nhà tư tưởng, nhà chính trị và nhà nhân đạo hướng về phía cuộc sống nhân dân.
Đọc Truyện Đồn Đại Hại Chết Người Ta
Đồn Đại Hại Chết Người Ta
Tác giả : Nhĩ Nhã  
Ngoại Truyện 2: Nỗi Phiền Muộn Của Bạch Phu Tử
/
39
  Xuống cuối
Hôm nay là tròn một năm ngày thư viện Hiểu Phong mở cửa.
Một trong những hoạt động trào mừng long trọng nhất chính là: kỳ thi cuối năm! Tài tử giai nhân trong thư viện Hiểu Phong mặc dù còn bận yêu đương, hoàng tử hoàng tôn còn mải tranh hoàng vị, nhưng dưới sự chỉ đạo nghiêm khắc của đệ nhất đại tài tử, sự nghiệp học hành vẫn có thành tích… đương nhiên, ngoại trừ Sách La Định.
Bạch Hiểu Phong nhìn bài thi đầy chữ xiêu vẹo như “cua bò” của Sách La Định, thở dài lần thứ 101.
Bạch Hiểu Phong tự thấy yêu cầu của mình đối với Sách La Định không cao, cứ tưởng hắn học một năm rồi, tốt xấu gì cũng phải có chút tiến bộ chứ? Nào ngờ, một chút cũng không! Vốn dĩ, Bạch Hiểu Phong cảm thấy cũng chẳng quan trọng, nhưng vừa nghĩ đến đồ vô dụng này là em rể mình, lại nhìn bài thi của tiểu muội, hắn không khỏi tức đến giậm chân – Quá hời cho Sách La Định rồi! Bạch Hiểu Phong đang vận khí điều tiết lại tâm trạng thì nghe thấy một giọng nói êm tai: “Sao vậy? Bài thi này tốt lắm sao? Chàng xem đến ngây người cơ à?”.
Bạch Hiểu Phong bất lực ngẩng đầu, thấy Đường Nguyệt Nhữ bưng bát canh đứng bên cạnh đang cười mình.
Nàng đặt bát canh xuống trước mặt hắn, nói: “Chàng dùng chút đi”.
Bạch Hiểu Phong mở ra nhìn, gà hầm tam thất, bất lực nhìn Đường Nguyệt Nhữ: “Ta đang ôm một bụng tức giận mà nàng còn cho ta ăn canh gà hầm?”.
“Haizz, Sách La Định là võ tướng, chàng không nên yêu cầu quá cao, qua được là tốt rồi”.
Đường Nguyệt Nhữ ngồi xuống, hờ hững nói: “Hơn nữa, văn có Bạch Hiểu Nguyệt, võ có Sách La Định, văn võ kết hợp chẳng phải rất tốt sao?”.
“Tốt cái gì mà tốt, nhà ta nhiều đời là môn đệ thư hương…”.
Bạch Hiểu Phong chưa nói xong, một tiểu nha đầu đã chạy đến: “Thiếu gia, lão gia đến rồi!”.
Nàng không hiểu.
“Giấu đi!”.
Bạch Hiểu Phong đứng lên đi ra ngoài, dặn nàng: “Đừng để cha ta nhìn thấy…”.
“Hiểu Phong…”.
Bạch thừa tướng đi vào.
“Cha”.
Bạch Hiểu Phong ra cửa nghênh đón.
Đường Nguyệt Nhữ cũng bước ra chào hỏi.
“Ô, công chúa cũng ở đây à!”.
Bạch thừa tướng thấy hai người nói chuyện riêng ở trong phòng, nghĩ mình đến không đúng lúc, liền cười ha ha, khoát tay: “Hai đứa nói chuyện tiếp đi, ta đi tìm con rể…”.
Nói xong liền quay người đi tìm Sách La Định.
Bạch Hiểu Phong thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng Bạch thừa tướng vừa đi được vài bước, chợt nhớ ra điều gì, quay đầu hỏi Bạch Hiểu Phong: “Nghe nói mấy hôm nay thư viện tổ chức kỳ thi cuối năm à?”.
“Ờ…”.
Bạch Hiểu Phong há miệng.
“Con rể ta thi thế nào? Có tiến bộ gì không?”.
Bạch thừa tướng đầy kỳ vọng, trước đây Bạch Hiểu Nguyệt hay khoe với ông ta, nói gần đây Sách La Định học hành tiến bộ, chữ viết cũng ngày càng đẹp.
“Ờ…” Bạch Hiểu Phong lại há miệng.
“Lấy bài thi của nó ra đây cho ta xem”.
Bạch thừa tướng cười ha ha: “Tý nữa gặp ta còn khen nó vài lời”.
Đường Nguyệt Nhữ đứng bên cạnh sắp bật cười thành tiếng.
Bạch Hiểu Phong phong lưu phóng khoáng thường ngày, hôm nay lại học vịt kêu, cứ mở miệng ra lại “ờ”.
“Ờ…”.
“Ngươi ờ cái gì?”.
Bạch thừa tướng nghiêm mặt, hỏi: “Hay là nó thi không tốt?”.
“Ờ…”.
Lần này Bạch thừa tướng không đợi Bạch Hiểu Phong “ờ” xong liền bước thẳng vào thư phòng, nhìn thấy một tập bài thi trên bàn, lật tìm: “Của Sách La Định đâu?”.
Bạch Hiểu Phong vô thức nhìn Đường Nguyệt Nhữ.
“Được được, công chúa đi thong thả”.
Bạch thừa tướng tiễn nàng ra ngoài.
Đường Nguyệt Nhữ cầm sách, nói với Bạch Hiểu Phong: “Cho ta mượn quyển sách này, xem xong ta gửi trả Bạch Hiểu Nguyệt sau”.
Bạch Hiểu Phong hiểu ý gật đầu.
Đường Nguyệt Nhữ ra khỏi cửa liền vội vàng đi về phía tiểu viện của Bạch Hiểu Nguyệt.
Bạch thừa tướng tìm hồi lâu vẫn không thấy bài thi của Sách La Định đâu, khó hiểu hỏi Bạch Hiểu Phong: “Sao thế? Sách La Định chưa thi à?”.
“Thi rồi ạ”.
Bạch Hiểu Phong nói: “Bài thi của hắn Hiểu Nguyệt cầm đi rồi, nói muốn xem trước”.
“Ồ…”.
Bạch thừa tướng gật đầu tỏ vẻ thấu hiểu.
“Cha, hay là cha cứ tìm Sách La Định uống vài chén trước đi, lát Hiểu Nguyệt xem xong, con sẽ mang đến cho cha”.
Bạch Hiểu Phong dối lòng: “Sách La Định thi khá tốt, quả thực có tiến bộ”.
“Khà khà!”.
Bạch thừa tướng vừa lòng vuốt râu, xoay người ra cửa tìm Sách La Định uống rượu.
Bạch Hiểu Phong thở phào, trở về phòng lấy giấy bút ra, định viết luôn một bài thi mới cho Sách La Định, lát sẽ đưa cho Bạch Hiểu Nguyệt để nàng đưa cho cha xem.
Để cha đọc được bài thi vừa nãy thể nào cha cũng bực bội cho xem.
Hắn vừa ngồi xuống, đằng sau lại có tiếng hỏi: “Ngươi giấu giếm như vậy cũng không phải cách hay đâu, giấy không bọc được lửa!”.
Bạch Hiểu Phong giật mình, quay đầu nhìn, quả nhiên Trình Tử Khiêm đang đứng phía sau ghi chép cái gì đó.
Bạch Hiểu Phong có chút tò mò hỏi: “Có cách nào làm cho chữ viết của Sách La Định đẹp lên không?”.
Trình Tử Khiêm lắc đầu: “Tư thế cầm bút của lão Sách chẳng khác tư thế cầm đao là mấy, muốn viết đẹp quả thực rất khó”.
Bạch Hiểu Phong bất lực, viết bằng tay trái, cố gắng viết thật xấu.
“Ngươi làm vậy, nhỡ Bạch thừa tướng thật sự cho rằng lão Sách tài hoa phong lưu rồi đưa hắn ra ngoài để hắn thể hiện thì sao?”.
Trình Tử Khiêm nhắc nhở Bạch Hiểu Phong: “Với mức độ hài lòng của thừa tướng với lão Sách, rất có thể thừa tướng sẽ làm như thế”.
Bạch Hiểu Phong nhíu mày: “Vậy làm thế nào? Dù sao không sớm thì muộn cũng sẽ tức chết, vậy nên sống được ngày nào hay ngày đó!”.
Trình Tử Khiêm bất lực lắc đầu.
Đường Nguyệt Nhữ vội vàng chạy đến tiểu viện của Bạch Hiểu Nguyệt, thấy nàng đang bận chọn vải, liền hỏi: “Bận à?”.
“Nguyệt Nhữ tỷ tỷ, tỷ đến thật đúng lúc, muội đang muốn chọn vài miếng vải may đồ cho Sách La Định.
Tỷ giúp muội chọn đi”.
Bạch Hiểu Nguyệt cười híp mắt chào Đường Nguyệt Nhữ.
“Đừng chọn nữa, có chuyện gấp…”.
Đường Nguyệt Nhữ nói rồi giở quyển sách ra, định đưa bài thi kia cho Bạch Hiểu Nguyệt để nàng nghĩ cách.
Nhưng Đường Nguyệt Nhữ tìm mãi không thấy đâu.
“Ối?”.
Đường Nguyệt Nhữ lật qua lật lại: “Bài thi đâu rồi?”.
“Bài thi nào?”.
Bạch Hiểu Nguyệt sáp lại ngó.
398 Đường Nguyệt Nhữ ngẫm nghĩ rồi bụm miệng nói: “Chết rồi…
Nói xong, nàng xoay người cúi đầu chạy ra ngoài tìm.
Bạch Hiểu Nguyệt cũng hiếu kỳ đi theo, vẫn băn khoăn – Sao vậy nhỉ? Sách La Định ăn trưa xong liền chạy đi câu cá.
Xách hai con cá chép to chạy về định giao cho đại nương nhà bếp làm món cá chua ngọt để nhắm rượu.
Đi qua sân viện, nhìn thấy một tờ giấy, hắn cúi xuống nhặt lên, vừa mở ra xem liền trề môi: “Chữ tên khốn nào mà như cua bò vậy? Thư viện Hiểu Phong vẫn còn loại vô dụng như vậy sao?”.
Hắn đang dè bỉu thì Bạch thừa tướng đi đến: “A Sách à!”.
Sách La Định ngẩng đầu lên.
Ồ! Nhạc phụ đại nhân đến rồi.
Mặc dù hắn và Bạch Hiểu Nguyệt vẫn chưa thành thân, nhưng Hoàng thượng đã ban hôn rồi, hai người coi như đã đính hôn, chỉ còn đợi đến ngày hoàng đạo để bày rượu mừng nữa thôi.
Bởi vậy Sách La Định cũng không khách sáo với Bạch thừa tướng, mở miệng là nhạc phụ.
“Đúng lúc đang muốn tìm ngươi”.
Bạch thừa tướng thấy hắn cầm hai con cá lớn, cười hỏi: “Đi câu cá về à?”.
Sách La Định vẫn không phân biệt lớn nhỏ, đưa tay khoác vai Bạch từa tướng.
“Ta cũng muốn uống vài chén, hợ…”.
Bạch thừa tướng định nói thêm gì đó, nhìn thấy tờ bài thi trong tay Sách La Định thì giật mình: “Đây là cái gì?”.
“Ai biết chứ”.
Sách La Định thuận tay ném đi: “Chữ như gà bới ấy…
hắt…
hắt xì!”.
“Bị cảm sao?”.
Bạch thừa tướng liếc qua mấy chữ, đúng là chữ gà bới! Lại nghĩ, chàng rể nhà mình năm ngoái viết còn xấu hơn, thế mà giờ biết cười chê người khác, có thể thấy là tiến bộ rõ rệt! Lão thừa tướng hài lòng cùng Sách La Định đi uống rượu.
Tờ bài thi bị Sách La Định tiện tay ném đi kia bị một trận gió thổi bay từ sân viện của thư viện Hiểu Phong ra ngoài.
Nó bay, bay… bay đến nơi xa xôi nào đó.
Cả buổi chiều, Bạch Hiểu Phong hết tay trái lại đến tay phải viết gần hai mươi bài thi.
Viết được tờ nào liền đưa cho Trình Tử Khiêm xem, hắn đều lắc đầu: “Nhìn cái là biết ngay không phải do lão Sách viết”.
Bạch Hiểu Phong sắp cởi giày dùng chân viết đến nơi rồi.
399 Ở bên kia, Đường Nguyệt Nhữ và Bạch Hiểu Nguyệt tìm khắp thư viện Hiểu Phong vẫn không thấy bài thi.
Bạch Hiểu Phong cuối cùng mới viết được một tờ vừa ý, lúc mang đến tìm Bạch Hiểu Nguyệt thì nàng và Đường Nguyệt Nhữ đã mệt đến độ không đi nổi nữa.
Ba người cầm bài thi giả đến tiểu viện của Sách La Định, lúc này hắn đang ngồi xỉa răng, lại còn hát nghêu ngao.
“Cha ta đâu?”.
Bạch Hiểu Phong hỏi.
“Đi rồi”.
Sách La Định chớp chớp mắt, có chút không hiểu: “Tâm tình nhạc phụ hôm nay rất tốt, còn khen ta tiến bộ một ngày ngàn dặm(1)…
Mà, một ngày ngàn dặm nghĩa là sao? Thoạt nghe giống như truyện sắc dục gì đó”.
“Phụt….”.
Trình Tử Khiêm ngồi ngoài cửa không nhịn nổi mà phun ngụm trà trong miệng ra, vội vàng ghi chép lại.
Bạch Hiểu Nguyệt và Đường Nguyệt Nhữ thẹn đỏ mặt chạy đi.
Bạch Hiểu Phong nhìn Sách La Định ung dung bước ra ngoài dắt chó đi dạo tiện thể tiêu cơm bằng ánh mắt ghét bỏ – Hận đến nghiến răng nghiến lợi.
/
39
  Lên đầu
196009
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Đọc Hiểu Truyện Cười Tam Đại Con Gà trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!